You are on page 1of 124

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI GIÁO ÁN DẠY LÝ THUYẾT

TRƯỜNG THPT FPT MÔN HỌC: TIN HỌC 11

Lớp dạy: 11A1, 11A4, 11A5, 11A7


Giáo viên: Vũ Thế Anh

CHỦ ĐỀ 6. THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 19. THỰC HÀNH TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ CÁC BẢNG


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết tạo mới một CSDL, thực hiện thông qua giao diện phần mềm khách quản trị
CSDL HeidiSQL
- Tạo được các bảng không có khóa ngoài, chỉ định được khóa cho mỗi bảng, khóa
cấm trùng lặp cho những trường không được có giá trị trùng lặp.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng
nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực hoạt động thực hành làm
các bài tập
- Năng lực hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm
2.2. Năng lực Tin học
- Hình thành và phát triển được năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin và truyền thông: HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
thông qua việc tạo lập một số CSDL trong thực tế.
3. Về phẩm chất
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời các câu hỏi, làm tốt các bài tập.
Phầm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, lắng nghe, học tập nghiêm túc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy tính, ti vi, phiếu học tập, phòng máy.
- Học liệu:
+ Học sinh: SGK Tin học 11
+ Giáo viên: Sách giáo khoa, sách GV, Kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử,
Chương trình minh họa (quản lí HS: GV biên soạn), tranh ảnh chụp sẵn.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 1
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu
Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b. Nội dung
Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm
Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện.
Chuyển - GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh để trả lời
giao nhiệm câu hỏi:
vụ Ở bài trước các em đã thực hành xây dựng cấu trúc dữ liệu CSDL
website âm nhạc bao gồm 4 bảng với các tên bảng, tên trường, kiểu dữ
liệu của từng trường, xác định tất cả các trường khóa.
CH1: Em hãy chỉ ra những lợi ích có được khi tổ chức CSDL âm nhạc
với các bảng trong bài 18
Thực hiện - Học sinh suy nghĩ cá nhân, chia sẻ với bạn bên cạnh, đưa ra câu trả
nhiệm vụ lời.
*Lợi ích:
+ Hạn chế tối đa dư thừa dữ liệu
+ Tiết kiệm không gian lưu trữ dữ liệu
+ Tránh trùng lặp dữ liệu
+ Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
+ Dễ thay đổi chỉnh sửa
+ Hạn chế sai sót
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Báo cáo, - GV mời đại diện HS lên bảng trình bày.
thảo luận - HS dưới lớp chú ý theo dõi, đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.
Kết luận, - GV đưa ra nhận xét, kết luận và đánh giá học sinh bằng điểm số.
nhận định - Dẫn dắt học sinh vào nội dung bài học.
Bài học trước ta đã phân tích CSDL âm nhạc gồm các bảng như trên.
Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách dùng phần mềm HediSQL để
tạo ra một CSDL như thế nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)
Hoạt động 1: TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU
a. Mục tiêu
Học sinh sử dụng HediSQL để tạo ra một CSDL Mymusic trên MySQL
b. Nội dung
Sử dụng HediSQL để tạo ra một CSDL, đặt tên CSDL là Mymusic
c. Sản phẩm

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 2
CSDL Mymusic được tạo trên HediSQL

d. Tổ chức thực hiện

Chuyển giao GV: Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK.
nhiệm vụ HS: Quan sát GV hướng dẫn dùng HediSQL để tạo ra một CSDL
trên MySQL.
Thực hiện HS: Thực hiện lại các thao tác dùng HediSQL để tạo ra một CSDL
nhiệm vụ trên MySQ, đặt tên CSDL, mặc định bảng mã kí tự..

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.


Báo cáo, thảo - Gv yêu cầu 1 vài nhóm trình chiếu sản phẩm của nhóm mình
luận - Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét
Kết luận, GV: Kiểm tra thao tác, tiến độ của từng học sinh, sửa lỗi thao tác.
nhận định Lưu ý: Giống như các biến trong lập trình, tên CSDL không được
chứa kí tự đặc biệt, bao gồm kí tự trống và kí tự tiếng việt.

Hoạt động 2. TẠO LẬP BẢNG


a. Mục tiêu
- Khai báo tạo lập được bảng, các trường và kiểu dữ liệu
- Khai báo được khóa
b. Nội dung
- Các bước để tạo được bảng nhacsi, chỉ định kiểu dữ liệu
- Các bước để tạo khóa
- Lưu kết quả
c. Sản phẩm
Bảng nhacsi gồm các trường (idNhacsi, tenNhacsi)
d. Tổ chức thực hiện

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 3
Chuyển giao GV: Hướng dẫn thao tác để tạo cấu trúc bảng, cách chọn kiểu dữ
nhiệm vụ liệu cho các trường; Cách tạo khóa
HS: Quan sát, lắng nghe GV hướng dẫn
Chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hành
Thực hiện HS: Thực hành theo nhóm nhỏ để thực hiện các thao tác tạo cấu trúc
nhiệm vụ bảng
a) Các bước tạo bảng
- Nháy chuột phải vào tên CSDL nhacsi\ chọn thẻ tạo mới\chọn
bảng\ nhập tên nhacsi\chọn thêm mới

- Gõ tên idNhacsi, kiểu dữ liệu INT, bỏ dấu tích đánh dấu ô Allow
NULL; phần mặc định chọn AUTO_INCREMENT,

- Thêm trường tenNhacsi (bấm Ctrl+Insert), nhập tenNhacsi, chọn


kiểu dữ liệu VARCHAR, độ dài 255, giá trị mặc định kí tự rỗng.

b) Khai báo khóa:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 4
Chọn trường idNhacsi là khóa chính, nháy nút chuột phải chọn
dòng Create new index, chọn PRIMARY

(Bổ sung thêm)

Để sửa khóa chính đã khai báo nhầm(giả sử khai báo nhầm


tenNhacsi làm khóa chính) ta thực hiện như sau:
Nháy đúp chuột vào trường tenNhacsi/chọn tab indexes/ phía
dưới mục PRIMARY KEY tại trường tenNhacsi ta nháy đúp chuột
chọn lại thành trường IdNhacs
c) Lưu kết quả:
Chọn Lưu (để lưu lại khai báo bảng nhacsi)

Báo cáo, thảo HS: Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, các nhóm khác lắng
luận nghe, nhận xét cho nhóm bạn
GV: Nhận xét, nhấn mạnh một thao tác để tạo bảng, kiểu dữ liệu,
khóa…
Kết luận, GV: Kiểm tra thao tác, tiến độ của từng học sinh, sửa lỗi thao tác.
nhận định Lưu ý: Tên các bảng và các trường không được chứa kí tự đặc biệt,
bao gồm ký tự trống và kí tự tiếng Việt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 25 phút)


a. Mục tiêu:
- Khai báo, tạo lập bảng casi trong bài 18
b. Nội dung
- Tạo cấu trúc bảng gồm 2 trường idCasi, tenCasi
- Chọn kiểu dữ liệu

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 5
- Chọn và tạo khóa cho trường idCasi
- Lưu bảng
c. Sản phẩm
Bảng Casi gồm 2 trường idCasi, tenCasi
d. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ
nhiệm vụ Yêu cầu: Tạo lập bảng casi trong bài 18
Thực hiện Thực hành theo nhóm tạo lập bảng casi
nhiệm vụ - Nháy chuột phải vào tên CSDL\ chọn thẻ tạo mới\chọn bảng\
nhập tên casi\chọn thêm mới
- Gõ tên idNhacsi, kiểu dữ liệu INT, bỏ dấu tích đánh dấu ô Allow
NULL; phần mặc định chọn AUTO_INCREMENT,

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 6
- Thêm trường tenCasi (ấm Ctrl+Insert), nhập tenCasi, chọn kiểu
dữ liệu VARCHAR, độ dài 255, giá trị mặc định kí tự rỗng.

b) Khai báo khóa:


Chọn trường idCasi là khóa chính, nháy nút chuột phải chọn dòng
Create new index, chọn PRIMARY
c) Lưu kết quả:
Báo cáo, thảo - GV yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình
luận bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản
biện.
Kết luận, - GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ
nhận định năng hoạt động nhóm của HS.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG ( 20 phút)


a. Mục tiêu:
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn.
b. Nội dung
- HS làm việc nhóm tạo CSDL tinhhuyen và tạo cấu trúc bảng tinh
c. Sản phẩm
- CSDL tinhhuyen được tạo từ HediSQL

d. Tổ chức thực hiện

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 7
Chuyển giao GV: Chia lớp thành các nhóm nhỏ
nhiệm vụ Yêu cầu: Tạo lập CSDL tinhhuyen, tạo bảng tinh gồm 2 trường
idTinh, tenTinh
Thực hiện HS: Thực hiện lại các thao tác dùng HediSQL để tạo ra một CSDL
nhiệm vụ tinhhuyen trên MySQ
- Tạo cấu trúc bảng gồm 2 trường idTinh, tenTinh
- Chọn kiểu dữ liệu
- Chọn và tạo khóa cho trường idTinh
- Lưu bảng
Báo cáo, thảo - GV yêu cầu đại diện nhóm hoàn thành nhanh nhất lên bảng trình
luận bày và trả lời các câu hỏi phản biện.
- HS các nhóm quan sát, lắng nghe, nhận xét và nêu câu hỏi phản
biện.
Kết luận, nhận - GV nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành, thái độ học tập và kĩ
định năng hoạt động nhóm của HS.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 8
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 20. THỰC HÀNH TẠO LẬP CÁC BẢNG CÓ KHÓA NGOÀI
Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Biết được cách tạo mới các bảng có khóa ngoài.
- Chỉ định được khóa chính cho mỗi bảng, khóa cấm trùng lặp cho những trường
không được có giá trị trùng lặp.
2. Về năng lực:
2.1 Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống
khác
 Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp
với yêu cầu và nhiệm vụ.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải
pháp để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được tình huống, đề xuất và
lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
2.2 Năng lực tin học:
 NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông):
HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc thiết kế cơ sở
dữ liệu.
3. Về phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Đối với GV:
- Máy tính hoặc laptop đã cài đặt sẵn chương trình HediSQL, máy chiếu hoặc tivi.
- Bài giảng điện tử, kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa tin học 11, sách giáo viên,
phiếu học tập
2. Đối với HS:
- Sách giáo khoa tin học 11, vở ghi bài học.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động Mở đầu
a) Mục tiêu:
Nhắc lại một số khái niệm về khai báo tạo lập bảng, tạo trường, chọn kiểu dữ liệu,
khai báo khóa chính, khóa ngoài và khóa cấm trùng lặp.
b) Nội dung hoạt động:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 9
Câu hỏi Trả lời
Câu hỏi 1: Phân biệt Khóa chính Khóa ngoài
khóa chính và khóa Mỗi bảng mà giá trị xác định Là một trường trong bảng và
ngoài? duy nhất một bản ghi là khóa chính trong một bảng
khác.
Không chấp nhận các giá trị Có thể chấp nhận nhiều giá
rỗng. trị trùng lặp
Mặc định, khoá chính là chỉ Khóa ngoài không tự động
mục được nhóm và dữ liệu tạo ra một chỉ mục, nhóm
trong bảng cơ sở dữ liệu hoặc không nhóm. Bạn có
được tổ chức theo thứ tự của thể tự tạo một chỉ mục trên
dãy chỉ mục nhóm. khoá ngoài.
Chỉ có thể có một khóa chính Có thể có nhiều khoá ngoài
trong một bảng. trong một bảng.
Câu 1:
Câu hỏi 2: HS thực hành Câu 2: HS thực hành trên máy tính
khởi động PM HediSQL
và mở lại CSDL
mymusic.
Câu hỏi 3: Khóa ngoài có Qua câu hỏi 3 giáo viên dẫn dắt vào bài mới, bắt đầu nội dung
tác dụng liên kết dữ liệu thực hành.
giữa các bảng. Khi tạo
bảng có khóa ngoài, việc
thiết lập khóa ngoài được
thực hiện như thế nào?
c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận
Thực hiện nhiệm nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1
Báo cáo, thảo HS: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 10
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhận nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm
tốt hoàn thành nhiệm vụ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


2.1. Khai báo bảng bannhac với các trường idBannhac, tenbannhac
a. Mục tiêu:
- HS nhớ lại kiến thức thực hiện khai báo được các thao tác tạo bảng trong phần
mềm HeidiSQL cho việc khai báo tên trường và kiểu dữ liệu.
b. Nội dung:
- Học sinh mở lại CSDL mymusic và bảng nhacsi. Khai báo bảng bannhac với các
trường idBannhac, tenBannhac.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Câu hỏi Trả lời


Câu hỏi 1: Nêu cách để tạo 1. Cách tạo bảng: Nhấp phải chuột vào tên CSDL
bảng bannhac? mymusic chọn Tạo mới  chọn Table  Đặt tên
bannhac
Câu hỏi 2: Nêu cách để tạo
trường idBannhac và chọn 2. Cách tạo trường:
kiểu dữ liệu INT Nhấn nút Thêm mới  gõ tên trường idBannhac vào ô
có chữ Column1, chọn kiểu dữ liệu INT, đánh dấu ô
Câu hỏi 3: Nêu cách để thêm Allow NULL, nháy chuột vào ô No default để chọn giá
một trường tiếp theo là trị mặc định là AUTO_INCREMENT
tenBannhac và chọn kiểu dữ 3. Cách tạo thêm trường:
liệu VARCHAR, độ dài 255, - Nhấn Ctrl+Insert hoặc nháy chuột phải vào dòng
giá trị mặc định là kí tự rỗng”. idBannhac chọn Add column hoặc nhấn chuột vào nút
Thêm mới
- Gõ tên trường tenBannhac, chọn kiểu dl VARCHAR,
độ dài 255, giá trị mặc định là kí tự rỗng ”.
c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 11
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
nhiệm vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 2
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
nhận định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm
tốt hoàn thành nhiệm vụ.
2.2. Khai báo các trường là khóa ngoài
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết rõ được vai trò của các trường là khóa ngoài khi tham chiếu đến một
trường khóa chính của bảng khác.
- Xác định được các trường khóa ngoài trong các bảng khác nhau có thể là khác
nhau
b. Nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
BẢNG Trường xác định khóa ngoài Giá trị mặc định
bannhac - nhacsi
banthuam – casi
banthuam - bannhac
c. Sản phẩm
Các trường là khóa ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường khóa
chính của một bảng khác vì vậy cần được khai báo giá trị mặc định phù hợp với giá trị
tương ứng của khóa chính.
BẢNG Trường xác đinh khóa ngoài Giá trị mặc định
bannhac - nhacsi idNhacsi của bảng nhacsi Số nguyên
banthuam – casi idCasi của bảng casi Số nguyên
banthuam - bannhac idBannhac của bảng bannhac Số nguyên

d. Tổ chức thực hiện:


Nhiệm vụ Cách thức tổ chức

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 12
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện nhiệm luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.
vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 3
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhận nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa
làm tốt hoàn thành nhiệm vụ.
2.3. Khai báo các trường khóa
a. Mục tiêu:
- Sử dụng phần mềm HediSqL để tạo lập các trường khóa cho CSDL Mymusic.
b. Nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu hỏi 1: Thực hiện nhanh thao tác: mở lần lượt các bảng casi, nhacsi, bannhac kiểm
tra các trường trong các bảng về kiểu dữ liệu, khóa chính cho mỗi bảng.
Câu hỏi 2: Với các bảng trong CSDL Mymusic, hãy thực hiện:
 Tạo khóa chính cho các bảng (nếu chưa có)
 Khai báo khóa chống trùng lặp cho các bảng trong CSDL vừa mở (nếu có)
 Tạo khóa ngoài cho các bảng
Yêu cầu: Các nhóm đọc tài liệu và thực hành
Thông tin đầy đủ trong các bảng được thể hiện trong phụ lục phía dưới.
c. Sản phẩm
 Với bảng bannhac, cách chọn khóa chính như sau:
B1: Mở bảng bannhac
B2: nháy nút phải chuột vào ô idBannhac, chọn Creat new index, chọn Primary
 Khai báo khóa chống trùng lặp:
B1: mở bảng có các bảng cần khai báo.
B2: Lựa chọn các trường cần khai báo
B3: Nháy chuột phải, chọn Create new index  UNIQUE
 Tạo khóa ngoài:
B1: Mở bảng có các trường cần tạo khóa
B2. Chọn thẻ Foreign keys
B2.1. Cột Columns chọn trường cần tạo khóa sau đó nhấn OK

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 13
B2.2. Cột Foreign table chọn bảng tham chiếu tương ứng sau đó nhấn OK
B2.3. Cột Foreign columns chọn trường tham chiếu tương ứng, sau đó nhấn OK
B3. Nhấn Save để thực hiện lưu thay đổi.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao nhiệm GV trình chiếu phiếu học tập số 4 và yêu cầu học sinh thực hiện
vụ các nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ HS ngồi theo nhóm để thực hành trên máy tính, thực hiện theo
các bước hướng dẫn trong SGK trang 95, 96 để hoàn thành 2
nhiệm vụ.
GV: Làm mẫu trực tiếp thực hiện các thao tác khai báo khóa
chính, khóa chống trùng lặp, khóa ngoài để học sinh quan sát và
làm theo.
GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. Trong quá
trình quan sát học sinh thực hành, nhận diện các vấn đề cần lưu
ý và lựa chọn nhóm HS báo cáo kết quả (nhóm có kết quả đã đạt
được theo mục tiêu, nhóm có vấn đề cần lưu ý,...)
Báo cáo, thảo luận GV: Lựa chọn ngẫu nhiên học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo
cách thực hiện
Kết luận, nhận định GV: Nhận xét, cho điểm đánh giá và chốt lại kiến thức.
HS: Ghi nhớ và hoàn thiện nội dung phần thực hành
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
Tạo được các khóa chính, khóa ngoài, khóa chống trùng lặp trong bảng banthuam của
CSDL mymusic
b. Nội dung: Hãy tạo lập bảng banthuam.
Tạo các khóa cho bảng banthuam với các bảng khác trong CSDL mymusic
Khóa chính Khóa ngoài Khóa chống trùng lặp Ghi chú
idBanthuam idBannhac
idCasi
c. Sản phẩm
Học sinh tạo ra sản phẩm hoàn thiện như hình sau:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 14
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao nhiệm GV yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung phần Luyện tập trong
vụ sách giáo khoa trang 99
Thực hiện nhiệm HS ngồi theo nhóm để thực hành trên máy tính
vụ GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. Trong quá trình
quan sát học sinh thực hành, nhận diện các vấn đề cần lưu ý và lựa
chọn nhóm HS báo cáo kết quả (nhóm có kết quả đã đạt được theo
mục tiêu, nhóm có vấn đề cần lưu ý,...)
Báo cáo, thảo luận GV: Lựa chọn ngẫu nhiên học sinh hoặc nhóm học sinh báo cáo cách
thực hiện. Làm mẫu để các nhóm khác quan sát.
Kết luận, nhận GV: Nhận xét, cho điểm đánh giá và chốt lại kiến thức.
định HS: Ghi nhớ và hoàn thiện nội dung phần thực hành

4. Hoạt động 4: Vận dụng


a. Mục tiêu
- Tạo lập và hoàn thiện được đầy đủ các bảng dùng để lưu trữ thông tin quận/
huyện trong CSDL QLĐVHC đã thực hành từ các buổi trước.
b. Nội dung
Hãy tạo lập bảng quận/ huyện trong CSDL quản lí tên Quận / Huyện, Tỉnh / Thành phố

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 15
c. Sản phẩm

d. Tổ chức thực hiện


Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu học sinh tự thực hiện nội dung phần Vận dụng trong
nhiệm vụ SGK trang 99.
Thực hiện HS thực hành theo nhóm.
nhiệm vụ GV: Quan sát hỗ trợ học sinh
Báo cáo, Có thể yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm bằng bản mềm cho giáo
thảo luận viên nếu không đủ thời gian
Kết luận, Tổng kết và cho điểm học sinh/ nhóm học sinh thực hành tốt.
nhận định

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


BÀI 20: THỰC HÀNH TẠO LẬP CÁC BẢNG CÓ KHÓA NGOÀI
Câu 1 (NB): Trong một CSDL, khóa chính của một bảng là:
A. khóa có thể chấp nhận nhiều giá trị giống nhau
B. khóa có thể chấp nhận nhiều giá trị rỗng
C. khóa dùng để xác định duy nhất một bản ghi trong bảng
D. khóa không có tác dụng ràng buộc dữ liệu giữa các bảng
Câu 2 (H): Chọn câu trả lời sai khi phát biểu về khóa ngoài của một bảng trong
CSDL:
A. Khóa ngoài của một bảng là các trường tham chiếu đến một trường khóa chính của
một bảng khác.
B. Khóa ngoài có thể chấp nhận nhiều giá trị rỗng
C. Trường được xác định là khóa ngoài không thể chấp nhận nhiều giá trị giống nhau
trong một bảng

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 16
D. Chỉ có thể tạo duy nhất một khóa ngoài trong một bảng
Câu 3(B): Từ khóa nào để biểu thị một khóa trong bảng được đánh dấu là không
trùng lặp?
A. NOT NULL
B. UNIQUE
C. PRIMARY KEY
D. FOREIGN KEY
Câu 4(B): Trong CSDL HeidiSQL, để khai báo một trường làm khóa chính ta có thể
thực hiện:
A. Chọn PRIMARY KEY
B. Chọn Create new index  chọn PRIMARY KEY
C. Chọn trường cần chỉ định là khóa chính  Chọn Create new index  chọn
PRIMARY KEY
D. Nháy chuột phải vào trường cần chỉ định  Chọn Create new index  chọn
PRIMARY KEY
Câu 5(B): Trong CSDL HeidiSQL, để khai báo nhiều trường không được trùng lặp
giá trị ta có thể thực hiện:
A. Chọn các trường cần chỉ định  Nháy nút phải chuột tai đó  chọn Create new index
 KEY
B. Chọn các trường cần chỉ định  Nháy nút phải chuột tai đó  chọn Create new index
 UNIQUE
C. Chọn các trường cần chỉ định  Nháy nút phải chuột tai đó  chọn Create new index
 FULLTEXT
D. Chọn các trường cần chỉ định  Nháy nút phải chuột tai đó  chọn Create new index
 SPATIAL
Câu 6(B): Trong CSDL HeidiSQL, để khai báo khóa ngoài của một trường ta chọn
thẻ:
A. Indexs
B. Foreign key
C. Check constraint
D. Basic
Câu 7(H): Ô Reference table trong khi khai báo khóa ngoài của bảng có tác dụng:
A. Chọn bảng để tham chiếu
B. Chọn hàng để tham chiếu
C. Chọn trường để tham chiếu
D. Không có tác dụng gì cả
Câu 8(H). Nếu kiểu khai báo của trường idNhacsi trong bảng bannhac khác với kiểu
của trường idNhacsi trong bảng Nhacsi thì:
A. Không thể tạo được khóa chính
B. Không thể tạo được cặp khóa chống trùng lặp

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 17
C. Không thể thiết lập thành công khai báo khóa ngoài
D. Không có vấn đề gì cả.
Câu 9(VDC). Cho bảng quận/ huyện với các trường như sau: idHuyen, TenHuyen,
IdTinh. Khóa chính, khóa ngoài của bảng này là:
A. idHuyen, IdTinh
B. TenHuyen, IdTinh
C. IdTinh, IdHuyen
D. IdHuyen, TenHuyen
Câu 10(VDC). Cho bảng quận/ huyện với các trường như sau: idHuyen, TenHuyen,
IdTinh, ghichu. Cặp khóa chống trùng lặp cho bảng này là:
A. IdHuyen, IdTinh
B. IdHuyen, TenHuyen
C. IdTinh, TenHuyen
D. IdHuyen, TenHuyen, IdTinh

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 18
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SƠ DỮ LIỆU

BÀI 21: THỰC HÀNH CẬP NHẬT VÀ TRUY XUẤT DỮ LIỆU CÁC BẢNG
Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được các thao tác để cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng không có khóa
ngoài
- Thực hành, vận dụng được cách cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng không có
khóa ngoài.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: HS Khai thác được các dịch vụ tra cứu và trao đổi thông
tin, các nguồn học liệu mở để tìm hiểu kiến thức về cập nhật và truy xuất dữ liệu giữa
các bảng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp hiệu quả
trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng máy tính và phần mềm để thực
hành cập nhật và truy xuất dữ liệu giữa các bảng
2.2 Năng lực tin học
- Biết và thực hành được các thao tác trên phần mềm để cập nhật và truy xuất dữ liệu
giữa các bảng
- Nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, sáng tạo, trung thực
- Có ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận trong công việc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, phòng máy tính cài đặt hệ QT CSDL
- Học liệu SGK, CSDL Mymusic
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về cách tạo lập CSDL và các bảng
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS đứng tạo chỗ trả lời
- Nhắc lại cách tạo CSDL, tạo bảng, thêm trường và chỉ định khóa chính cho bảng?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Tạo CSDL: Nháy nút phải chuột tại vùng ds CSDL đã có  Tạo mới  Cơ sở dữ
liệu  Nhập tên: CSDL mới ok
+ Tạo bảng:
- Nháy nút phải chuột tại vùng ds CSDL đã có  Tạo mới  bảng  Nhập tên: bảng

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 19
mới (Chọn thêm mới (thêm trường), chọn kiểu của trường...)
- Để thêm các trường tiếp theo, nhấn CTRL +Insert hoặc nháy chuột phải vào dưới
dòng của trường phía trên  Add Column.
- Chỉ định khóa chính: Nháy chuột phải vào tên trường chọn làm kháo chính 
Create new index  PRIMARY
- Lưu kết quả
(HS kiểm tra trên máy tính, nếu không có CSDL mymusic, và các bảng của CSDL này
như bảng nhacsi, thì yêu cầu HS tạo nhanh để phục vụ thực hành cho tiết học hôm nay).
d. Tổ chức thực hiện
Bước Nội dung
Chuyển giao Câu 1: Hãy tạo lập CSDL mymusic
nhiệm vụ Câu 2: Hãy tạo bảng nhacsi có cấu trúc như sau
nhacsi (idNhacsi, tenNhacsi); chỉ định khóa chính là trường
idNhacsi
Thực hiện nhiệm 2 HS 1 máy tính, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ
vụ
Báo cáo, thảo Giáo viên kiểm tra phần thực hành của một số bạn học sinh
luận
Kết luận, nhận Giáo viên nhận xét phần thực hành của các nhóm học sinh và
định cho điểm, nhấn mạnh lại kiến thức cần ghi nhớ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Tìm hiểu các thao tác cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng
a. Mục tiêu
- Trình bày được các thao tác cập nhật: thêm dữ liệu mới, chỉnh sửa dữ liệu, xóa dòng dữ
liệu cho bảng
- Biết được 2 cách truy xuất dữ liệu từ bảng
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc sgk để hoàn thành Phiếu học tập

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 20
PHIẾU HỌC TẬP
1. Thao tác cập nhật dữ liệu cho bảng
Thêm mới dữ liệu Chỉnh sửa dữ liệu Xóa dòng dữ liệu

2. Truy xuất dữ liệu từ bảng


a. Cách 1: Thông qua giao diện đồ họa
Truy xuất đơn giản Truy xuất và sắp xếp Tìm kiếm
kết quả theo thứ tự

b. Cách 2: Thông qua câu truy vấn SQL


Cấu trúc Giải thích ý nghĩa Ví dụ

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 21
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS trên PHT

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 22
PHIẾU HỌC TẬP
1. Thao tác cập nhật dữ liệu cho bảng
Thêm mới dữ liệu Chỉnh sửa dữ liệu Xóa dòng dữ liệu
C1: Nhấn phím Insert Nháy đúp chuột vào từng B1: Chọn dòng (hoặc
C2: Nháy vào biểu tượng ô cần sửa và nhập lại nhiều dòng) cần xóa
B2: Nhấn CTRL + Delete
C3: Nháy chuột phải lên hoặc nháy vào biểu tượng
vùng dữ liệu  Chèn
hàng B3: Chọn OK nếu chắc
Sau đó nháy đúp vào từng chắn muốn xóa
ô để thêm / nhập dữ liệu

2. Truy xuất dữ liệu từ bảng


a. Cách 1: Thông qua giao diện đồ họa
Truy xuất đơn giản Truy xuất và sắp xếp Tìm kiếm
kết quả theo thứ tự
B1: Chọn bảng Nháy chuột vào hình tam B1: Nháy chuột phải vào
B2: Chọn thẻ dữ liệu giác màu đen trong cùng dữ liệu của cột 
danh sách dữ liệu đã kết Quick Filter Nhập điều
xuất để xem dữ liệu theo kiện ok
thứ tự tăng dần hoặc giảm B2: Để xóa bộ lọc: nhấn
dần dọn dẹp và lọc

b. Cách 2: Thông qua câu truy vấn SQL


Cấu trúc Ví dụ

Giải thích ý nghĩa


- Danh-sách_các_trường: Liệt kê các trường, cách nhau 1 dấu phẩy, nếu lấy hêt các
trường ta dùng kí tự *
- Tên_bảng: tên các bảng cần truy vấn. Nếu nhiều CSDL thì phải viết rõ <tên
CSDL>.<Tên bảng>
-Biểu_thức_điều_kiện: là biểu thwucs Logic xác lập các điều kiện với các giá trị của
trường dữ liệu (Có thể có hoặc không có phần này)
+ ASC/DESC: tăng dần/Giảm dần
- Ý nghĩa: Lấy tất cả các dong dữ liệu của Danh_sách_các_trường trong Tên_bảng
04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 23
d. Tổ chức thực hiện
Bước Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ GV phát PHT cho các nhóm HS
- Yêu cầu HS đọc sgk để hoàn thành Phiếu học tập
Thực hiện nhiệm vụ 2 HS 1 máy tính / 1 nhóm thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận HS làm bài trên PHT
- GV chiếu một số sản phẩm của HS trên máy chiếu
Kết luận, nhận định - GV chữa bài, nhận xét, chốt kiến thức về cách cập nhật
và truy vấn dữ liệu các bảng

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thực hành cập nhật và truy vấn dữ liệu các bảng
b. Nội dung: HS thực hành trên máy theo các yêu cầu: Thêm mới dữ liệu; Chỉnh sửa dữ
liệu; Xoá dữ liệu; Sắp xếp dữ liệu; Truy vấn dữ liệu theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hành trên máy
d. Tổ chức thực hiện
Bước Nội dung
Chuyển giao NV1: Thực hành các yêu cầu về cập nhật và truy vấn dữ liệu của
nhiệm vụ bảng nhacsi như trong sgk 100-103
NV2: GV yêu cầu HS thực hành theo yêu cầu phần luyện tập sgk
- Thêm các dòng dữ liệu vào bảng casi(idCasi, tenCasi)
- Tìm các ca sĩ có chữ Thị trong tên
- Tìm ca sĩ có tên Hoa
- Tìm ca sĩ có họ và tên là Lê Hoa
Thực hiện HS hoạt động nhóm 2 HS/máy tính thực hành hoàn thành nhiệm vụ
nhiệm vụ
Báo cáo, thảo - Đại diện một số HS nêu lại cách làm
luận - Nhóm chuyên gia đến trợ giúp các bạn
Kết luận, GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của HS, cho điểm các
nhận định nhóm làm nhanh, làm tốt và sáng tạo.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG


a. Mục tiêu: HS vận dụng các thao tác đã học để tạo CSDL mới;
b. Nội dung: Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu bảng Tỉnh/Thành phố trong CSDL
quản lý danh sách tên Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố
c. Sản phẩm: Gợi ý: Bài thực hành của học sinh

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 24
- Tạo CSDL + đặt tên CSDL đó
- Tạo bảng tỉnh/thành phố: tinh(idTinh,tenTinh)
- Thực hiện các thao tác hoàn toàn tương tự như cập nhật, truy xuất bảng casi
+ Thêm dữ liệu mới (ít nhất 5 tỉnh/thành phố bất kì)
+ Tìm tên 1 tỉnh/thành phố bất kì
+ Sắp xếp dữ liệu giảm giảm dần theo tên tỉnh/thành phố
d. Tổ chức thực hiện
Bước Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ GV nêu NV học tập như phần vận dụng SGK-104
- Y/c Hs nêu sơ lược cách làm?
Thực hiện nhiệm vụ Cá nhân học sinh thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo, thảo luận - HS đứng tại chỗ trả lời: Cách làm:
+ Tạo CSDL + đặt tên CSDL đó
+ Tạo bảng tỉnh/thành phố: tinh(idTinh,tenTinh)
+ Thực hiện các thao tác hoàn toàn tương tự như cập
nhật, truy xuất bảng casi
- HS hoàn thành NV ở nhà
- HS nộp sản phẩm cho GV qua email hoặc các phương
tiện khác
Kết luận, nhận định - GV chấm bài, cho điểm HS
- Nhận xét kết quả bài làm của HS vào tiết học sau

-----------------------o0o-----------------------

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 25
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SƠ DỮ LIỆU

BÀI 22: THỰC HÀNH CẬP NHẬT BẢNG DỮ LIỆU CÓ THAM CHIẾU
Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Biết được cách thức nhật dữ liệu đối với các bảng có trường khóa ngoài – trường
tham chiếu đến một khóa chính của bảng khác.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
o Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào
các tình huống khác
o Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
o Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa
chọn giải pháp để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được
tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm
trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Năng lực tin học:
o NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền
thông): HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua
việc học lập trình
3. Về phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công
việc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
Thiết bị dạy học: Máy tính hoặc Laptop, máy chiếu
Học liệu: kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử, SGK, SGV
Tài liệu (giáo viên đã chuẩn bị trước).
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (mở đầu)
a) Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho học sinh
b) Nội dung hoạt động: Học sinh dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi lên Tivi hoặc máy chiếu để học sinh xem và
chuẩn bị các câu trả lời
Chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 26
Phiếu học tập số 1:

Câu hỏi Trả lời


Câu hỏi 1: Với mỗi bảng có Khi cập nhật một bảng có khóa ngoài, dữ liệu của
khóa ngoài tham chiếu đến trường khóa ngoài phải là dữ liệu tham chiếu được đến
khóa chính của một bảng một trường khóa chính của một bảng tham chiếu thì là
khác đòi hỏi khóa ngoài phải hợp lệ.
hợp lệ (có giá trị trong khóa
chính của bảng tham chiếu).
Làm thế nào để biết nhập dữ
liệu cho khóa ngoài là hợp
lệ?
Câu hỏi 2: HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát việc cập nhật dữ liệu của
HeidiSQL có hỗ trợ gì không? trường khóa ngoài bằng cách đảm bảo rằng giá trị của
trường khóa ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một
trường khóa chính của bảng tham chiếu.

c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
nhiệm vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
nhận định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm
tốt hoàn thành nhiệm vụ.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 27
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Nhiệm vụ 1
a. Mục tiêu: Hiểu được các thao tác cập nhật bảng bannhac
b. Nội dung: Cập nhật bảng bannhac
GV: Trong các bài thực hành trước chúng ta đã tạo ra CSDL mymusic cùng với các bảng
của nó và chúng ta cũng đã cập nhật 2 bảng trong CSDL này đó là bảng nhacsi và bảng
casi. Bài thực hành này chúng ta cũng sẽ tiếp tục sử dụng phần mềm HeidiSQL để cập
nhật cho 2 bảng còn lại của CSDL mymusic đó là bảng bannhac và bảng banthuam. Hai
bảng này có đặc điểm là có khóa ngoài trong đó. Vậy bảng có khóa ngoài có gì khác so
với bảng không có khóa ngoài thì trong bài thực hành chúng ta sẽ biết.
Giao nhiệm vụ cho cả lớp thực hiện các thao tác cập nhật bảng bannhac
HS: thực hành cập nhật bảng bannhac

Yêu cầu thực hành Hướng dẫn


Yêu cầu 1. Thêm mới Chọn bảng bannhac, nháy chuột chọn thẻ Dữ liệu, bảng dữ
dữ liệu vào bảng liệu có các trường idBannhac, tenBannhac, idNhacsi nhưng
bannhac chưa có dữ liệu.

Thực hiện nhập dữ liệu


Trường idNhacsi có kiểu INT, AUTO_INCREMENT nên
không cần nhập dữ liệu cho trường này. Nháy đúp chuột vào
ô ở trường tenBannhac để nhập tên bản nhạc.

Thao thác sửa chữa dữ liệu trong bảng bannhac nếu phát hiện

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 28
có sai sót tương tự như đã được giới thiệu ở Bài 21, chỉ cần
cháy đúp chuột vào ô dữ liệu muốn sửa.
Sửa dữ liệu trường idNhacsi ở dòng số 2

Yêu cầu 2. Sửa chữa, Trường idNhacsi là trường khóa ngoài, đã được khai báo
cập nhật dữ liệu trong tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi, vì vậy để
bảng bannhac đảm báo tính nhất quán, giá trị hợp lệ chỉ có thể lấy từ các giá
trị của idNhacsi có trong bảng nhacsi. Nháy đúp chuột vào ô
nhập trường idNhacsi và chọn tên nhạc sĩ trong hộp danh
sách.

Yêu cầu 3. Xóa dữ liệu Thực hiện tương tự các bước ở Bài 21 để xóa các dòng dữ
trong bảng bannhac liệu trong bảng bannhac
Yêu cầu 4. Xóa dữ liệu Chú ý rằng bây giờ bảng nhacsi đã có dữ liệu với trường
trong bảng nhacsi idNhacsi tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 29
Do vậy, ta sẽ không thể tùy tiện xóa các dòng của bảng
nhacsi. MySQL sẽ kiểm tra và ngăn chặn việc xóa các dòng
trong bảng nhacsi mà giá trị trường idNhacsi đã có trong
trường idNhacsi của bảng bannhac.
Ví dụ: idNhacsi của nhạc sĩ Văn Cao là 2 đã có trong các bản
nhạc Trường ca sông Lô, Tiến về Hà Nội ở bảng bannhac.
MySQL sẽ ngăn chặn xóa dòng tương ứng với nhạc sĩ Văn
Cao ở bảng nhacsi.

Nếu chọn Ok, thông báo lỗi sẽ xuất hiện như Hình 22.6

Chú ý: Hệ QTCSDL chỉ có thể ngăn chặn được các lỗi theo
logic đã được khai báo (Ví dụ:logic tham chiếu khóa ngoài),
Nó không thể ngăn chặn được các lỗi không liên quan đến
logic nào.Ví dụ: Chọn tên nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Hà Nội
niềm tin và hi vọng là Phan Nhân hay Đỗ Nhuận thì không
sai về logic. Nếu nhập sai tên bản nhạc, tên người (tên nhạc
sĩ, ca sĩ) thì lỗi này sẽ xuất hiện ở tất cả các danh sách kết
xuất liên quan như bản nhạc, bản thu âm. Vì vậy người làm
việc với CSDL luôn phải có sự cẩn thận trong công việc của
mình.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 30
Yêu cầu 5. Truy xuất Việc truy xuất dữ liệu trong bảng bannhac là hoàn toàn tương
dữ liệu trong bảng tự như truy xuất dữ liệu trong bảng nhacsi ở Bài 21.
bannhac

c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành các yêu cầu thực hành cập nhật bảng bannhac.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thực hành để hoàn thành các yêu cầu cập nhật bảng bannhac
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan,
Thực hiện nhiệm thực hành để hoàn thành các yêu cầu cập nhật bảng bannhac
vụ GV quan sát học sinh thực hành, trợ giúp kịp thời khi các em cần
hỗ trợ.
GV: Gọi 1 HS trình bày các bước thực hiện các yêu cầu thực hành
cập nhật bảng bannhac
Báo cáo, thảo
HS báo cáo kết quả thực hành
luận
GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhận nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
định - Cử 1 HS làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm tốt hoàn
thành nhiệm vụ.

2.2. Nhiệm vụ 2
a. Mục tiêu: Hiểu một chức năng của phần mềm ứng dụng Quản lí dữ liệu âm nhạc
b. Nội dung:
- GV chia lớp làm 4 nhóm và chỉ dẫn HS đọc phần giới thiệu về một phần mềm ứng dụng
quản lí dữ liệu âm nhạc. Phần mềm này cũng giống như HeidiSQL, hoạt động như một
chương trình khác của MySQL, nhưng được thiết kế chuyên biệt cho bài toán quản lí dữ
liệu âm nhạc.
- HS quan sát SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập số 2 của GV.

Phiếu bài tập số 2


Câu hỏi Trả lời
Câu hỏi 1. Giao diện của phần Giao diện thể hiện các chức năng nhập mới, sửa
mềm ứng dụng Quản lí dữ liệu có chữa, xóa, tìm kiếm được tích hợp vào một giao
dễ sử dụng không? diện nên nó dễ sử dụng.
Câu hỏi 2. Giao diện của phần Giao diện được thiết kế hướng vào những nghiệp
mềm ứng dụng Quản lí dữ liệu có vụ mà người quản lí thường phải làm hằng ngày

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 31
hướng vào nghiệp vụ hằng ngày (không phải giao diện hướng vào từng bảng dữ
của người quản lí website âm liệu)
nhạc không?
Câu hỏi 3. Có hỗ trợ nhập dữ liệu Có hỗ trợ nhập dữ liệu vào trường khóa ngoài theo
vào trường khóa ngoài theo tham tham chiếu đến bảng nhacsi
chiếu đến bảng nhacsi không?
Câu hỏi 4. Người sử dụng phần Người sử dụng phần mềm không cần đến cấu trúc
mềm có cấn biết đến cấu trúc của của các bảng dữ liệu.
các bảng dữ liệu không?

c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
nhiệm vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các
em cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 2
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những
Kết luận, nhận nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa
làm tốt hoàn thành nhiệm vụ.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức và luyện tập các thao tác vừa học
b) Nội dung:
- Câu 1. Cập nhật dữ liệu vào bảng banthuam.
- Câu 2. Truy xuất dữ liệu bảng banthuam theo các tiêu chí khác nhau.
c) Sản phẩm: Bài làm thực hành của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi trong phần luyện tập của SGK

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 32
- HS: đọc SGK và thực hành trên máy
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và thực hành được các thao tác cập nhật bảng dữ liệu có
tham chiếu
b. Nội dung:
Bài tập: Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu bảng Tỉnh/Thành phố trong CSDL quản
lí danh sách tên Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố.
c. Sản phẩm
Bài thực hành của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Học sinh thực hiện ở nhà sau đó gửi kết quả qua thư điện tử
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1 (TH): Khi cập nhật một bảng có khoá ngoài, dữ liệu của trường khoá ngoài phải
là?
A. Biểu thức logic một bảng khác
B. Biểu thức kí tự liên kết với một ô trong bảng
C. Dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham
chiếu
D. Biểu thức số học của một bảng khác
Câu 2 (TH): Để chỉnh sửa dữ liệu trong bảng ta thực hiện?
A. Nháy đúp chuột vào ô dữ liệu muốn sửa
B. Nháy nút trái chuột vào ô dữ liệu muốn sửa
C. Nhấn và giữ nút phải chuột vào ô dữ liệu muốn sửa
D. Nháy nút chuột phải vào ô dữ liệu muốn sửa
Câu 3 (NB): HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát việc cập nhật dữ liệu của trường khoá ngoài
bằng cách?
A. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá chính phải là giá trị tham chiếu đến một
trường khoá chính của bảng tham chiếu
B. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một
bảng khác
C. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến
một trường khoá chính của bảng tham chiếu
D. Đảm bảo rằng giá trị của trường khóa chính phải là giá trị của một trường khóa
chính của bảng tham chiếu
Câu 4 (VD): Trường idNhacsi là trường khóa ngoài đã được khai báo tham chiếu đến
trường idNhacsi của bảng nhacsi, để đảm bảo giá trị nhất quán giá trị hợp lệ chỉ có thể lấy
từ các giá trị của ?
A. idNhacsi có trong bảng tenBannhac
B. nhacsi có trong bảng idNhacsi

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 33
C. idNhacsi có trong bảng nhacsi
D. nhacsi có trong bảng bannhac
Câu 5 (VDC): Để truy xuất dữ liệu từ bảng "banthuam" với điều kiện cụ thể trên trường
"idbannhac" ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM banthuam;
B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC;
C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1; -- Giả sử giá trị
idbannhac cần tìm là 1

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 34
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH VÀ KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU

BÀI 23: THỰC HÀNH TRUY XUẤT DỮ LIỆU QUA LIÊN KẾT CÁC BẢNG
Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được cách truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng.
2. Về năng lực
2.1 Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu thao tác, tiếp nhận kiến thức, vận dụng vào giải
quyết các yêu cầu về truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng khi làm việc với CSDL.
- Giao tiếp và hợp tác: HS trao đổi theo nhóm, hỗ trợ bạn khi thực hiện thao tác trên
máy.
2.2 Năng lực tin học
- NLa và NLc: Biết tổ chức lưu trữ, khai thác được dữ liệu phục vụ bài toán quản lí đơn
giản trong thực tế. Sử dụng được một số chức năng cơ bản của phần mềm quản lí dự án.
3. Về phẩm chất
- Trung thực: HS trung thực báo cáo kết quả hoạt động khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: HS chủ động tiếp nhận nhiệm vụ, tích cực thực hiện.
- Chăm chỉ: Có ý thức chủ động tìm tòi, tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Tài liệu Tin học, kế hoạch bài dạy, bài giảng điện tử.
- Máy chiếu, máy tính (máy tính để bàn, xách tay (laptop), máy tính bảng) đã cài đặt
sẵn trình duyệt web, có kết nối Internet.
- Máy tính đã cài đặt sẵn các chương trình (phần mềm) quản lí cơ sở dữ liệu (CSDL),
MySQL, HeidiSQL, ...
2. Đối với HS:
- Tham khảo trước bài ở nhà.
- SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (Thời gian: 10 phút)
a. Mục tiêu:
- Học sinh xác định được nhu cầu cần thiết học cách truy xuất dữ liệu qua liên kết các
bảng.
b. Nội dung:
- HS đưa ra các ví dụ cần lấy dữ liệu từ nhiều bảng trong CSDL mymusic.
c. Sản phẩm:
- Các câu trả lời của các nhóm HS.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 35
Sản phẩm dự kiến:
Khi làm việc với các CSDL, chúng ta có nhu cầu tổng hợp thông tin từ nhiều bảng.
Chẳng hạn, với CSDL Mymusic ta cần lập các danh sách:
- Lập danh sách các bản nhạc với tên bản nhạc và tên tác giả.
- Lập danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi từ tất cả các bản nhạc có
trong bảng bannhac.
- Lập danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac từ tất cả các bản nhạc của một nhạc sĩ
nào đó trong bảng bannhac.
….
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu câu hỏi. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Nội dung tìm hiểu:
o Câu hỏi 1: Theo em chúng ta có nhu cầu lập danh sách chứa thông tin được
lấy ra từ nhiều bảng hay không, lấy ví dụ cần lấy dữ liệu từ nhiều bảng trong
CSDL mymusic.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi nhóm với bạn, đưa ra các câu trả lời. Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng, 1 thư
ký, nhóm trưởng quản lý và điều khiển nhóm, các học sinh sử dụng máy tính điền câu trả
lời vào padlet.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Mời ngẫu nhiên 2 bạn trong 2 nhóm bất kì trình bày. HS được mời trình bày ý kiến đã
trao đổi trong nhóm. GV trình chiếu padlet các câu trả lời của các HS trong các nhóm.
HS đặt câu hỏi cho nhóm trình bày.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét nội dung trình bày của các nhóm.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian: 50 phút)
Hoạt động 1. Thực hiện nhiệm vụ 1 lập danh sách các bản nhạc với tên bản nhạc và
tên tác giả (Thời gian: 20 phút)
a. Mục tiêu
- Thực hiện được thao tác truy xuất dữ liệu từ các bảng bannhac và nhacsi
b. Nội dung
- GV nêu yêu cầu, HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và thực hành trên máy
nhiệm vụ 1.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS, bài làm của HS trên máy.
Sản phẩm dự kiến:
+ Lập danh sách các bản nhạc với tên bản nhạc và tên tác giả:
SELECT bannhac.tenbannhac, nhacsi.tennhacsi
FROM nhacsi INNER JOIN bannhac

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 36
ON bannhac.idNhacsi=nhacsi.idNhacsi

+ Lập danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi từ tất cả các bản nhạc có
trong bảng bannhac.
SELECT bannhac.idBannhac,bannhac.tenbannhac, nhacsi.tennhacsi
FROM nhacsi INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idNhacsi=nhacsi.idNhacsi

+ Danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac từ tất cả các bản nhạc của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận có trong bảng bannhac:
SELECT bannhac.idBannhac,bannhac.tenbannhac, nhacsi.tennhacsi
FROM nhacsi INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idNhacsi=nhacsi.idNhacsi

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 37
WHERE nhacsi.tennhacsi="Đỗ Nhuận"

d. Tổ chức hoạt động


Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu nội dung và yêu cầu của hoạt động: HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tìm
hiểu về cách thực hiện, thực hiện yêu cầu trên máy tính:
+ Tạo danh sách các bản nhạc với tên bản nhạc và tên tác giả.
+ Lập danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi từ tất cả các bản
nhạc có trong bảng bannhac.
+ Lập danh sách bao gồm idBannhac, tenBannhac từ tất cả các bản nhạc của nhạc
sĩ Đỗ Nhuận có trong bảng bannhac.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK, tìm hiểu cách truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng và thực hành trên máy
các yêu cầu.
GV bao quát quan sát HS, hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Mời 3 HS xung phong trình chiếu màn hình máy, trình bày các bước và thực hiện cho cả
lớp quan sát. Yêu cầu những HS còn lại quan sát, nhận xét cách bạn thực hiện, góp ý bổ
sung. GV mời 4 HS khá giỏi trong lớp, phân công từng khu vực để quan sát kết quả thực
hiện của các bạn để báo cáo lại cho GV.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét quá trình hoạt động của lớp. GV nhấn mạnh những lỗi nhiều HS mắc phải
trong quá trình thực hành.
Hoạt động 2. Thực hiện nhiệm vụ 2 lập danh sách các bản thu âm với đủ các thông
tin (Thời gian: 15 phút)
a. Mục tiêu
- Thực hiện được thao tác truy xuất dữ liệu từ các bảng bannhac và nhacsi
b. Nội dung

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 38
- GV nêu yêu cầu, HS hoạt động cá nhân nghiên cứu tài liệu và thực hành trên máy
để tạo các danh sách lấy thông tin từ 3 bảng trong CSDL mymusic
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh, bài làm của HS trên máy.
- Sản phẩm dự kiến
SELECT banthuam.idBanthuam,bannhac.tenbannhac, casi.tencasi
FROM banthuam
INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idBannhac=banthuam.idBannhac
INNER JOIN casi
ON casi.idCasi=banthuam.idCasi

d. Tổ chức hoạt động


Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu nội dung và yêu cầu của hoạt động: HS hoạt động nhóm nghiên cứu tìm
hiểu về cách truy xuất dữ liệu từ 3 bảng, sau đó mỗi thành viên thực hiện yêu cầu trên
máy tính, các thành viên hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm tìm hiểu cách truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng, thực
hành trên máy lập danh sách các bản thu âm với đủ các thông tin.
GV bao quát quan sát HS, hỗ trợ những HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Mời 2 HS đại diện 2 nhóm trình bày cách truy xuất dữ liệu từ 3 bảng, mời 2 HS trình
chiếu màn hình máy, trình bày lại các bước và thực hiện cho cả lớp quan sát. Yêu cầu
những HS còn lại quan sát, nhận xét cách bạn thực hiện, góp ý bổ sung. GV mời 4 nhóm
trưởng báo cáo kết quả thực hiện của các bạn để báo cáo lại cho GV.
Bước 4. Kết luận, nhận định

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 39
GV nhận xét quá trình hoạt động của lớp. GV nhấn mạnh những lỗi nhiều HS mắc phải
trong quá trình thực hành.
Hoạt động 3. Tìm hiểu một chức năng của ứng dụng Quản lý dữ liệu âm nhạc (Thời
gian: 15 phút)
a. Mục tiêu
- HS biết giao diện làm việc thuận lợi với ứng dụng Quản lý dữ liệu âm nhạc giúp
người dùng sử dụng dễ dàng, nhất quán dữ liệu.
b. Nội dung
- GV trình chiếu giao diện quản lý danh sách các bản thu âm, yêu cầu HS quan sát,
trả lời câu hỏi theo nhóm.
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời của các nhóm học sinh trên padlet.
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, giới thiệu nội dung và yêu cầu của hoạt động: HS hoạt động
nhóm quan sát giao diện quản lý, trả lời các câu hỏi:
+ Người sử dụng có cần biết, nhớ cấu trúc của bảng trong CSDL không?
+ Giao diện trên có dễ hiểu, dễ sử dụng không?
+ Hình thức nhập dữ liệu như vậy có hỗ trợ tính nhất quán dữ liệu không?
Yêu cầu các học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi trên padlet theo nhóm.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi. GV bao quát quan sát HS, hỗ trợ những
nhóm HS gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV trình chiếu câu trả lời của các nhóm, GV mời 2 HS bất kì trong 2 nhóm lên trình bày
câu trả lời của nhóm mình, những HS còn lại quan sát, nhận xét góp ý bổ sung. GV mời 4
nhóm trưởng chấm chéo kết quả thảo luận của các nhóm.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét quá trình hoạt động của lớp, cho điểm cộng 2 nhóm hoàn thành nhiệm vụ
tốt nhất.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 20 phút)
a . Mục tiêu
- HS được củng cố kiến thức vừa học
- HS thực hành lại các thao tác truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng.
b. Nội dung
- GV nêu yêu cầu, HS hoạt động cá nhân thực hành trên máy để thực hiện các yêu
cầu.
c. Sản phẩm
- Bài làm của HS trên máy.
d. Tổ chức hoạt động

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 40
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu của hoạt động cá nhân thực hành trên máy các yêu cầu:
+ Lấy danh sách các bản thu âm với đầy đủ các thông tin idBanthuam,
tenBannhac, tenTheloai, tenNhacsi, tenCasi
SELECT banthuam.idBanthuam,bannhac.tenbannhac, nhacsi.tenNhacsi,casi.tencasi
FROM banthuam
INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idBannhac=banthuam.idBannhac
INNER JOIN casi
ON casi.idCasi=banthuam.idCasi
INNER JOIN nhacsi
ON nhacsi.idNhacsi=bannhac.idNhacsi

+ Lấy danh sách các bản thu âm với các thông tin idBanthuam, tenBannhac,
tenTheloai, tenCasi các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao.
SELECT banthuam.idBanthuam,bannhac.tenbannhac, casi.tencasi
FROM banthuam
INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idBannhac=banthuam.idBannhac
INNER JOIN casi
ON casi.idCasi=banthuam.idCasi
INNER JOIN nhacsi
ON nhacsi.idNhacsi=bannhac.idNhacsi
WHERE nhacsi.tenNhacsi='Văn Cao'

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 41
+ Lấy danh sách các bản thu âm với các thông tin idBanthuam, tenBannhac,
tenTheloai, tenNhacsi các bản nhạc ca sĩ Lê Dung thể hiện.
+ Lấy danh sách các bản thu âm với các thông tin idBanthuam, tenBannhac,
tenTheloai, tenNhacsi, tenCasi các bản nhạc ca sĩ Lê Dung.
SELECT banthuam.idBanthuam,bannhac.tenbannhac, nhacsi.tennhacsi
FROM banthuam
INNER JOIN bannhac
ON bannhac.idBannhac=banthuam.idBannhac
INNER JOIN casi
ON casi.idCasi=banthuam.idCasi
INNER JOIN nhacsi
ON nhacsi.idNhacsi=bannhac.idNhacsi
WHERE casi.tencasi='Lê Dung'

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 42
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hành cá nhân trên máy. GV bao quát quan sát HS, hỗ trợ những nhóm HS gặp
khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV dùng phần mềm quay ngẫu nhiên để chọn 4 bạn, lần lượt mỗi bạn trình chiếu và trình
bày cách tạo các danh sách theo các yêu cầu.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét quá trình hoạt động của lớp, cho điểm cộng 4 HS trình bày. Nhấn mạnh
những lỗi dễ mắc phải khi thực hành các yêu cầu trên.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Thời gian: 10 phút)
a. Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc
sống.
b. Nội dung
- HS thực hành truy xuất dữ liệu bảng trong CSDL quản lí danh sách tên
Quận/Huyện, Tỉnh/Thành Phố.
c. Sản phẩm
- Bài làm của HS trên máy.
Sản phẩm dự kiến:
SELECT tinh.tenTinh,huyen.tenHuyen
FROM tinh
INNER JOIN huyen
ON tinh.idTinh=huyen.idTinh
d. Tổ chức hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu của hoạt động cá nhân thực hành trên máy các yêu cầu:
+ Thực hành truy xuất bảng Quận/Huyện qua liên kết với bảng Tỉnh/Thành phố.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hành cá nhân trên máy .GV bao quát quan sát HS, hỗ trợ những nhóm HS gặp
khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV dùng phần mềm quay ngẫu nhiên để chọn 5 bạn, lần lượt mỗi bạn trình chiếu và trình
bày cách tạo các danh sách theo yêu cầu.
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét quá trình hoạt động của lớp, cho điểm cộng 5 HS trình bày. Nhấn mạnh
những lỗi dễ mắc phải khi thực hành các yêu cầu trên.

====== Hết Bài======

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 43
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VÀ BÀI THỰC HÀNH VẬN DỤNG
Mức 1. NHẬN BIẾT
Câu 1. Để truy vấn hai bảng qua liên kết khóa ta dùng mệnh đề nào sau đây
A. JOIN
B. ON
C. WHERE
D. SELECT
Câu 2. Câu lệnh
SELECT bannhac.tenBannhac, nhacsi.tenNhacsi
FROM bannhac INNER JOIN nhacsi
ON bannhac.idNhacsi=nhacsi.idNhacsi;
Thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng bannhac
B. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng nhacsi
C. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng bannhac và nhacsi
D. Lấy danh sách gồm tenBannhac, tenNhacsi thông qua idNhacsi
Câu 3. Để truy vấn được nhiều hơn hai bảng theo liên kết khóa ngoài ta dùng cách nào
sau đây:
A. Lặp lại mệnh đề SELECT.
B. Lặp lại mệnh đề JOIN.
C. Lặp lại mệnh đề ODER BY.
D. Lặp lại mệnh đề WHERE.
Câu 4. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của giao diện quản lý được tạo bằng
HeidiSQL?
A. Người dùng không cần biết, nhớ cấu trúc của bảng trong CSDL
B. Giao diện dễ sử dụng.
C. Đảm bảo tính nhất quán dữ liệu
D. Mất quá nhiều thời gian của người dùng.
Câu 5. Để lấy ra danh sách các bản nhạc gồm tenBannhac, tenNhacsi từ 2 bảng bannhac
và nhacsi, trong phần mềm HeidiSQL ta chọn thẻ:
A. Truy vấn.
B. Tìm kiếm.
C. Chỉnh sửa.
D. Tập tin.
Mức 2. THÔNG HIỂU
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng?
A. Để truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng ta chọn thẻ truy vấn và nhập câu lệnh truy
vấn và nhấn vào biểu tượng F4.
B. Chỉ có thể truy xuất dữ liệu từ 2 bảng.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 44
C. Truy vấn dữ liệu có thể thực hiện chức năng tổng hợp thông tin từ nhiều bảng và lọc ra
danh sách thỏa mãn yêu cầu nào đó.
D. Để liên kết bảng A và bảng B câu lệnh mệnh đề JOIN được viết như sau:
FROM tên_bảng_A,tên_trường_a=tên_bảng_B,tên_trường_b
Câu 7. Cho cơ sở dữ liệu gồm các bảng sau:
1. Sách (Mã sách, Tên sách, Mã tác giả, Mã thể loại, Mã NXB, Năm xuất bản)
2. Tác giả (Mã tác giả, Tên tác giả, website, Ghi chú)
3. Thể loại (Mã thể loại, Tên thể loại)
4. Nhà xuất bản (Mã NXB, Tên NXB, Địa chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
Câu lệnh
SELECT Sách.tên sách, Thể loại.tên thể loại
FROM sach INNER JOIN theloai
ON Sách.Mã thể loại= Thể loại.Mã thể loại
Thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Sách.
B. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Thể loại.
C. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Sách, Thể loại.
D. Lấy danh sách gồm tên sách, tên thể loại thông qua Mã thể loại.
Mức 3,4 : VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO
Cho cơ sở dữ liệu gồm các bảng sau:
1. Sách (Mã sách, Tên sách, Mã tác giả, Mã thể loại, Mã NXB, Năm xuất bản)
2. Tác giả (Mã tác giả, Tên tác giả, website, Ghi chú)
3. Thể loại (Mã thể loại, Tên thể loại)
5. Nhà xuất bản (Mã NXB, Tên NXB, Địa chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
Câu 8. Lập danh sách gồm tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.
Câu 9. Lập danh sách gồm tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản các cuốn sách do nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam xuất bản.
Câu 10. Lập danh sách gồm mã sách, tên sách, tên tác giả của những cuốn sách được
xuất bản từ năm 2022 đến nay.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 45
CHỦ ĐỀ 6: THỰC HÀNH TẠO VÀ KHAI THÁC CƠ SƠ DỮ LIỆU

BÀI 24: THỰC HÀNH SAO LƯU DỮ LIỆU


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Biết được cách sao lưu và phục hồi dữ liệu
- Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính, phần mềm.
2. Về năng lực:
 Năng lực chung:
o Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào
các tình huống khác
o Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
o Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa
chọn giải pháp để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được
tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm
trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 Năng lực tin học:
o Hình thành phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề sao lưu và phục hồi
CSDL trong công tác đảm bảo an toàn CSDL.
3. Về phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công
việc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
GV: Các thiết bị dạy học thông thường, phòng máy tính có máy chiếu. Tất cả các
máy thực hành đều có CSDL mymusic với đầy đủ các bảng dữ liệu
Học sinh: Đọc trước bài học.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
- Nêu được sự cần thiết của việc sao lưu Cơ sở dữ liệu.
b) Nội dung hoạt động:
- Giáo viên chiếu hệ thống câu hỏi lên Tivi hoặc máy chiếu để học sinh xem và
chuẩn bị các câu trả lời
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1:
Câu hỏi Trả lời

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 46
Dựa vào kiến thức an toàn
- Dữ liệu bị mất/ hỏng vì các lý do: sự cố điện,
dữ liệu ở bài 15. Em hãy nêu
do virus, tấn công mạng, hư hỏng vật lý của
lý do cần thiết phải sao lưu
thiết bị lưu trữ
Cơ Sở Dữ Liệu?
c. Sản phẩm:
- Để tổ chức đảm bảo an toàn CSDL phục vụ công tác quản lý của một tổ chức, cần xây
dựng chính sách an toàn dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các Phương án sự cố có thể
xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục. Chính sách an toàn dữ liệu cũng phải bao gồm
những quy định về ý thức, trách nhiệm đối với những người vận hành hệ thống. Về giải
pháp phần mềm, các hệ QTCSDL đều có chức năng hổ trợ sao lưu dữ liệu dự phòng một
cách thường xuyên theo quy định và phục hồi dữ liệu khi có sự cố.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV yêu cầu HS:
nhiệm vụ - Thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
nhiệm vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.

Báo cáo, thảo GV: Gọi đại diện 1 vài học sinh trình bày nội dung phiếu học tập số 1
luận

Kết luận, - GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh:
nhận định - Cho điểm những nhóm học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ 1 SGK/113
- Mục Tiêu: + Thực hiện được thao tác sao lưu toàn bộ CSDL và sao lưu một phần
CSDL
- Nội dung: HS quan sát clip giáo viên thực hành mẫu để ghi nhận lại thao tác thực hiện
- Sản phẩm: Hs hoàn thành phiếu học tập số 2 thao tác sao lưu CSDL và thực hành sao
lưu toàn bộ CSDL mymusic cũng như sao lưu 2 bản banthuam và bannhac của CSDL
mymusic.
- Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phiếu học tập số 2: *‌‌Bước‌‌1:‌‌Chuyển‌‌giao‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌
1. Thao tác Sao lưu toàn bộ CSDL: GV: Yêu cầu học sinh theo dõi giáo viên
- Chọn menu Các công cụ thực hành sao lưu CSDL

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 47
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
- Chọn Xuất cơ sở dữ liệu dưới dạng SQL HS: Quan sát, ghi nhận bước làm
- Đánh dấu CSDL cần sao lưu. *‌‌Bước‌‌2:‌‌Thực‌‌hiện‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌‌
- Database: chọn Drop và Create ‌+‌‌HS:‌Ghi nhận và trình bày các bước ‌
- Table: chọn Drop và Create +‌‌GV:‌‌Nhận xét, bổ sung
- Data: chọn Delete + insert + HS: Thực hành trên máy
- Tên tệp: đặt tên cho tệp tin sao lưu và + GV: Theo dõi, điều chỉnh thao tác thực
chọn thư mục lưu tệp tin. Đuôi mặc định là hành cho hs.
sql. *‌‌Bước‌‌3:‌‌Báo‌‌cáo,‌‌thảo‌‌luận:‌‌‌
- Chọn Export để thực hiện sao lưu. Lưu +‌‌HS:‌Báo cáo công việc thực hiện đã lưu trữ
tệp sao lưu. được CSDL mymusic thành file.‌‌‌
2. Thao tác Sao lưu một phần CSDL: *‌‌Bước‌‌4:‌‌Kết‌‌luận,‌‌nhận‌‌định:‌‌GV‌‌chính‌‌
- Chọn menu Các công cụ xác‌‌hóa‌‌và‌‌gọi‌‌1‌‌học‌‌sinh‌‌nhắc‌‌lại‌‌kiến‌‌thức‌‌
- Chọn Xuất cơ sở dữ liệu dưới dạng SQL
- Đánh dấu các bảng cần sao lưu của CSDL
- Database: chọn Create
- Table: chọn Create
- Data: chọn Delete + insert
- Tên tệp: đặt tên cho tệp tin sao lưu và
chọn thư mục lưu tệp tin. Đuôi mặc định là
sql.
- Chọn Export để thực hiện sao lưu. Lưu
tệp sao lưu.
Hoạt động 2: Thực hiện nhiệm vụ 2 SGK/114
a) Mục tiêu: Thực hiện được thao tác phục hồi CSDL
b) Nội dung: HS quan sát clip giáo viên thực hành mẫu để ghi nhận lại thao tác thực hiện
c) Sản phẩm: Hs hoàn thành phiếu học tập số 3 thao tác phục hồi CSDL và thực hành
phục hồi CSDL mymusic.
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phiếu học tập số 3: *‌‌Bước‌‌1:‌‌Chuyển‌‌giao‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌
Thao tác phục hồi CSDL mymusic GV: Yêu cầu học sinh theo dõi giáo viên
- Chọn Menu Tệp tin thực hành phục hồi CSDL
- Chọn Load SQL file HS: Quan sát, ghi nhận bước làm
- Chọn tệp tin sao lưu *‌‌Bước‌‌2:‌‌Thực‌‌hiện‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌‌
- Chọn Thực hiện truy vấn (F9) ‌+‌‌HS:‌Ghi nhận và trình bày các bước ‌
- Nháy chuột phải vào phiên kết nối và +‌‌GV:‌‌Nhận xét, bổ sung
chọn Làm mới (F5) + HS: Thực hành trên máy
+ GV: Theo dõi, điều chỉnh thao tác thực
hành cho hs.
*‌‌Bước‌‌3:‌‌Báo‌‌cáo,‌‌thảo‌‌luận:‌‌‌

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 48
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
+‌‌HS:‌Báo cáo công việc thực hiện đã phục
hồi được CSDL mymusic
*‌‌Bước‌‌4:‌‌Kết‌‌luận,‌‌nhận‌‌định:‌‌GV‌‌chính‌
‌xác‌‌hóa‌‌và‌‌gọi‌‌1‌‌học‌‌sinh‌‌nhắc‌‌lại‌‌kiến‌
‌thức‌‌
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thực hiện được sao lưu và phục hồi CSDL theo yêu cầu
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu sao lưu và phục hồi bảng banthuam của CSDL
mymusic
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
+ GV: Yêu cầu hs thực hiện sao lưu và phục hồi bảng banthuam cũa CSDL
mymusic
+ HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của sao lưu CSDL ở máy tính này để phục hồi trên
chính máy đó hoặc máy khác có cài đặt cùng hệ QTCSDL
b. Nội dung:
Giả sử cần di chuyển một CSDL từ máy tính này sang máy tính khác, em sẽ làm thế nào?
c. Sản phẩm:
Di chuyển CSDL X từ máy tính A sang máy tính B:
• Sao lưu dữ liệu toàn bộ CSDL X trên máy tính A sang tệp tin X
• Sao chép tệp tin sao lưu X sang máy tính B (dùng ổ cứng ngoài, lưu trên đám mây
và tải về máy tính B, …)
• Dùng tệp tin sao lưu X để phục hồi CSDL X trên máy tính B (máy tính B phải cài
cùng Hệ QTCSDL với máy A)
d. Tổ chức thực hiện:
*‌‌Bước‌‌1:‌‌Chuyển‌‌giao‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌
GV: Yêu cầu đưa câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
HS: Quan sát, ghi nhận bước làm
*‌‌Bước‌‌2:‌‌Thực‌‌hiện‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌‌
‌+‌‌HS:‌Thảo luận theo nhóm theo yêu cầu GV ‌
*‌‌Bước‌‌3:‌‌Báo‌‌cáo,‌‌thảo‌‌luận:‌‌‌
+‌‌GV:‌‌Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
*‌‌Bước‌‌4:‌‌Kết‌‌luận,‌‌nhận‌‌định:‌‌
+ GV‌‌chính‌‌xác‌‌hóa‌‌và‌‌gọi‌‌1‌‌học‌‌sinh‌‌nhắc‌‌lại‌‌kiến‌‌thức‌‌

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 49
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Để tổ chức đảm bảo an toàn CSDL phục vụ công tác quản lí của một tổ chức,
cần?
A. Xây dựng chính sách truy cập dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các phương án
sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục
B. Xây dựng chính sách bảo vệ người dùng với những kế hoạch về tất cả các phương
án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục
C. Xây dựng chính sách an toàn dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các
phương án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 2: Chính sách an toàn dữ liệu phải bao gồm?
A. Những quy định về ý thức đối với những người vận hành hệ thống
B. Những quy định về trách nhiệm đối với những người vận hành hệ thống
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 3: Kiểm tra và đánh giá tính hoạt động của sao lưu dữ liệu dự phòng bằng cách?
A. Thực hiện các kiểm tra tính khả thi của dữ liệu đã sao lưu
B. Thực hiện các kiểm tra tính chính xác của dữ liệu đã sao lưu
C. Thực hiện các kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu đã sao lưu
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Bạn có thể chọn các tùy chọn sao lưu dữ liệu ở trong cửa sổ nào?
A. "File"
B. "New Session"
C. "Export Database"
D. "Select All"
Câu 5: Để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu ta nhấn vào nút?
A. New Session
B. Export Database
C. Export
D. Đáp án khác
Câu 6: Để di chuyển một cơ sở dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác, cần?
A. Sao lưu cơ sở dữ liệu từ máy tính nguồn
B. Chuyển file sao lưu dữ liệu sang máy tính đích
C. Phục hồi cơ sở dữ liệu trên máy tính đích
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 7: Sao lưu cơ sở dữ liệu từ máy tính nguồn bằng cách?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 50
A. Sử dụng công cụ sao lưu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng
trên máy tính nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu
B. Có thể sử dụng các phương tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ chia
sẻ file để chuyển file sao lưu dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính đích
C. Trên máy tính đích, sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên máy tính đích
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Phục hồi cơ sở dữ liệu trên máy tính đích bằng cách?
A. Sử dụng công cụ sao lưu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng trên máy tính
nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu
B. Có thể sử dụng các phương tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ chia
sẻ file để chuyển file sao lưu dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính đích
C. Trên máy tính đích, sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở
dữ liệu tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên
máy tính đích
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Chuyển file sao lưu dữ liệu sang máy tính đích bằng cách?
A. Sử dụng công cụ sao lưu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng trên máy tính
nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu
B. Có thể sử dụng các phương tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ
chia sẻ file để chuyển file sao lưu dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính
đích
C. Trên máy tính đích, sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu
tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên máy tính đích
D. Tất cả đều đúng

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 51
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 25. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được thành phần màu trong hệ màu RGB và ý nghĩa cũng như cách
thay đổi để chỉnh sửa màu theo mong muốn.
- Biết được cách tạo vùng chọn đơn giản để chỉnh sửa từng vùng trên ảnh.
- Thực hiện được tạo vùng chọn.
- Thực hiện được một số lệnh căn chỉnh màu đơn giản.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Hình thành, phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công
nghệ thông tin và truyền thông và giải quyết vấn đề với sự hổ trợ của công
nghệ thông tin và truyền thông.
- Kiên trì, tỉ mỉ và thẩm mĩ tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- GV: SGK, tài liệu giảng dạy, máy vi tính, tivi (máy chiếu).
- HS: Vở ghi, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a. Mục tiêu: Giới thiệu cho HS thấy mức độ phổ biến của các ứng dụng chỉnh
sửa ảnh trong thực tế. Biết một số phần mềm chỉnh sửa ảnh miễn phí và
phần mềm chỉnh sửa ảnh thương mại.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận để chỉ ra một số
phần mềm chỉnh sửa ảnh mà HS biết.
c. Sản phẩm: Dựa vào hiểu biết của HS về những phần mềm chỉnh sửa ảnh
mà HS biết để trả lời như: Photoshop, GIMP,…
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chiếu 2 bức ảnh trước và sau khi được chỉnh sửa yêu cầu HS nhận xét.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: vì sao ta cần sử dụng phần mềm chỉnh sửa
ảnh? Kể tên một số phần mềm chỉnh sửa ảnh mà em biết?
- - GV chia nhóm mỗi nhóm từ 4-6 HS thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: GV gọi đại diện HS trả
lời, nhóm khác nhận xét bổ sung:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 52
- Phần mềm chỉnh sửa ảnh rất hữu ích vì nó cung cấp cho người dùng nhiều
công cụ và tính năng để cải thiện và tùy chỉnh hình ảnh: cải thiện chất
lượng hình ảnh, tạo hiệu ứng,…
- Photoshop (PM thương mại có tính phí), GIMP (phần mềm nguồn mở miễn
phí),…
Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện: GV đánh giá kết quả HS, trên cơ sở
dẫn dắt HS vào bài học mới – Bài 25: Phần mềm chỉnh sửa ảnh.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
Hoạt động 1: Giới thiệu ảnh số
a. Mục tiêu: Giới thiệu cho HS biết về ảnh số
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi cho HS trao đổi, thảo luận về Megapixel là
gì? khi nghe giới thiệu về điện thoại thông minh
c. Sản phẩm: Dựa vào kiến thức của bản thân HS, HS thực hiện yêu cầu của
GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
SẢN PHẨM DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA
GV VÀ HS
1. Tìm hiểu về đặc điểm của ảnh số (digital image): là Bước 1: GV chuyển
hình ảnh được tạo từ các điểm ảnh. giao nhiệm vụ:
- Ảnh bitmap: loại ảnh số phổ biến với nhiều định dạng khác Chia nhóm 5-6 HS
nhau như: bmp, jpge, png,… mỗi nhóm thảo luận
- Điểm ảnh (pixel): có dạng hình vuông nhỏ xác định bởi cặp một vấn đề: Ảnh số,
(x,y) tương ứng với vị trí của điểm trên ảnh và được gán một bộ ảnh bitmap, điểm ảnh
giá trị để biểu thị màu sắc và cường độ. (pixel), độ phân giải,
- Độ phân giải: xác định bởi số điểm điểm ảnh trên 1 inch (dip số lượng điểm ảnh.
– dots per inch hay ppi – pixels per inch). Độ phân giải càng Bước 2: Thực hiện
cao thì ảnh càng rõ nét nhiệm vụ: ‌
+‌‌HS:‌‌Suy‌‌nghĩ,‌‌tham‌‌
khảo‌‌sgk‌‌trả‌‌lời‌‌câu‌
‌hỏi‌‌
+‌ ‌GV:‌ ‌quan‌ ‌sát‌ ‌và‌ ‌trợ‌
‌giúp‌ các nhóm.‌‌‌Bước
3: Báo cáo, thảo luận:
gọi từng nhóm trình
bày phần mình tìm
hiểu và nhóm khác
góp ý.
Bước 4: GV chốt lại
kiến thức.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 53
-Số lượng điểm ảnh: Một cách khác để thể hiện độ phân giải của
ảnh là số điểm ảnh của bức ảnh:

Độ phân giải 16x16 (pixel) = 256 (pixel)


Ví dụ: Camera chụp ảnh có kích thước 2560x1920 (pixel) có
4.915.200 (gần 5 triệu) điểm ảnh được gọi là camera 5MP ( 5
megapixel)

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 54
Hoạt động 2: Phần mềm chỉnh sửa ảnh:
a. Mục tiêu:
. Biết giao diện phần mềm chỉnh sửa ảnh GIMP (GNU Image Manipulation
Program), cách tải và cài đặt.
. Thực hiện được một số thao tác cơ bản với ảnh: phóng to, thu nhỏ, xoay,
cắt ảnh.
b. Nội dung: GV giới thiệu phần mềm GIMP, hướng dẫn HS cách tài và cài
đặt, giới thiệu giao diện của phần mềm GIMP và một số thao tác cơ bản với
ảnh.
c. Sản phẩm: HS biết sử dụng phần mềm GIMP và thực hiện được một số
thao tác cơ bản với ảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
SẢN PHẨM DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG
CỦA GV VÀ
HS
a. Giao diện phần mềm GIMP Bước 1: GV
giới thiệu giao
diện phần mềm
chỉnh sửa ảnh
GIMP
Bước 2: HS
quan sát ghi
chép vào vở

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 55
b. Một số thao tác cơ bản: Bước 1: GV
-Mở tệp ảnh trong GIMP: File -> Open hoặc kéo thả tệp ảnh vào thực hiện một
màn hình GIMP. số thao tác cơ
-Phóng to hay thu nhỏ ảnh: Chọn nút lệnh Zoom trong bảng bản với phần
công cụ rồi nháy chuột vào vị trí muốn phóng to hay thu nhỏ. Em mềm GIMP.
cũng có thể nhấn Ctrl và lăn cuộn của chuột để phóng to hay thu Bước 2: HS
nhỏ tại vị trí của con trỏ. quan sát và thực
-Cắt ảnh: Chọn nút lệnh Crop .Kéo thả chuột để chọn phần ảnh hiện theo.
được giữ lại. Phần ảnh cắt sẽ được hiển thị mờ đi. Kéo thả chuột
tại các điểm trên viền khung để di chuyển ảnh gốc. Nhấn Enter để
thực hiện cắt ảnh. Nhấn Esc để bỏ chọn ảnh.
-Xoay ảnh: Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift +
R. Có thể nhập góc xoay và tâm xoay hoặc kéo thả chuột trực tiếp
trên ảnh.
Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu: Thực hiện được một số thao tác cơ bản với ảnh.
b. Nội dung: HS thực hiện theo nhiệm vụ trong SGK.
c. Sản phẩm: HS thực hiện được một số thao tác cơ bản với ảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
SẢN PHẨM DỰ KIẾN HOẠT
ĐỘNG
CỦA GV
VÀ HS
*Nhiệm vụ 1: Mở tệp, quan sát, phóng to, thu nhỏ ảnh trên màn hình: GV quan
sát hổ trợ
HS thực
hiện
nhiệm vụ

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 56
*Nhiệm vụ 2: Thay đổi kích thước và độ phân giải của ảnh:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 57
Nhiệm vụ 3: Thực hiện xoay ảnh, cắt ảnh, xuất ra tệp tin ảnh JPG

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 58
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hướng dẫn

Hướng dẫn

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 59
300 dpi: 10 x 10 inch -> 3000 x 3000 pixel
600 dpi: 5 x 5 inch - > 3000 x 3000 pixel
 Như vậy ta cần phải tăng độ phân giải khi in ở kích thước 5 x 5 inch tức là độ
phân giải phải cao hơn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


 Ghi nhớ kiến thức bài.
 Hoàn thành các bài tập (nếu có)
 Chuẩn bị bài mới Bài 26 – Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 60
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

Bài 26. CÔNG CỤ TINH CHỈNH MÀU SẮC VÀ CÔNG CỤ CHỌN


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Biết được thành phần màu trong hệ màu RGB và ý nghĩa cũng như cách thay đổi
để chỉnh sửa màu theo mong muốn.
- Biết được cách tạo vùng chọn đơn giản để chỉnh sửa từng phẩn trên ảnh.
- Thực hiện tạo vùng chọn.
- Thực hiện đuợc một số lệnh căn chỉnh màu đơn gian.
2. Về năng lực:
− Năng lực chung:
o Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của
bản thân trong quá trình theo dõi bài giảng, rút kinh nghiệm để có thể vận
dụng vào các bài tập khác
o Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô
phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.
o Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa
chọn giải pháp để giải quyết các trường hợp do giáo viên đặt ra, lựa chọn
cách thực hiện để tạo ra những sản phẩm đẹp có tính sáng tạo và thẩm mỹ
cao.
− Năng lực tin học:
o Hình thành, phát triển các năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện
công nghệ thông tin và truyển thông và giải quyết vấn để với sự hỗ trợ máy
tính.
o HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề

3. Về phẩm chất:
o Kiên trì, tỉ mỉ, thẩm mĩ tốt, kỹ năng quan sát đánh giá lựa chọn hướng giải
quyết vấn đề một cách cẩn thận.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.


- GV: Thiết bị dạy học:
 Máy tính cá nhân
 Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử.
 Học liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 61
 Tài liệu một số hình ảnh chụp và hình hỉnh in ra để HS quan sát
 Các ảnh đuợc sử dụng trong hoạt động thực hành
 Một vài ảnh quá tối hoặc quá sáng....để HS phân tích.
 Bảng, phấn.
-HS:Vở ghi, SGK

III. Tiến trình dạy học.


1. Hoạt động 1: Khởi động: Phân biệt được 2 hệ màu cơ bản
a) Mục tiêu:
Gợi sự chú ý của HS về sự khác nhau giữa màu sắc của ảnh hiển thị trên máy tính
và ảnh sau khi được in
Giới thiệu được 2 hệ màu phổ biến để biểu diễn màu sắc (GV có thể giải thích 2 hệ màu
nếu có thời gian)
1. Hệ màu RGB (Red, Green, Blue): Hệ màu này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị
điện tử và truyền thông số, như màn hình máy tính, camera kỹ thuật số, và đèn LED. Hệ
màu RGB sử dụng ba màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá cây (Green), và xanh dương (Blue)
để tạo ra mọi màu sắc khác nhau. Khi các màu cơ bản này được kết hợp với nhau với các
cường độ khác nhau, chúng tạo thành hình ảnh màu sắc
2. Hệ màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black): Hệ màu này được sử dụng chủ yếu
trong in ấn và thiết kế đồ họa. Hệ màu CMYK sử dụng ba màu cơ bản là xanh lam
(Cyan), đỏ đậm (Magenta), và vàng (Yellow), cùng với màu đen (Black) để tạo ra màu
sắc. Bằng cách kết hợp các màu cơ bản này với các cường độ khác nhau, hệ màu CMYK
tạo ra các màu sắc khác nhau trên giấy khi in ấn. Khi in ấn, hệ màu phổ biến được sử
dụng là hệ màu CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black). Hệ màu CMYK được sử dụng
để tạo ra màu sắc trên giấy bằng cách kết hợp các màu cơ bản này trong quá trình in ấn.
Màu đen (Black) cũng được sử dụng trong hệ màu CMYK để cung cấp màu sắc tối đa và
đảm bảo sự độc lập của màu đen
Hệ màu CMYK đảm bảo rằng các màu sắc in được tái tạo chính xác và tương đương với
màu sắc gốc trên màn hình hoặc trong thiết kế. Khi bạn chuẩn bị file in hoặc gửi file in
đến dịch vụ in ấn, nó thường yêu cầu chuyển đổi các màu sắc trong file sang hệ màu
CMYK để đảm bảo chất lượng in tốt nhất
b) Nội dung hoạt động:
- Giáo viên: chiếu hệ thống câu hỏi lên Tivi hoặc máy chiếu
- Học sinh : Quan sát và chuẩn bị các câu trả lời
c. Sản phẩm:
- HS đều đưa ra được câu trả lời:
+ Ảnh được in ra chất lượng không tốt
+ Màu sắc mờ nhạt, độ sắc nét của ảnh in ra kém hơn ảnh trong máy tính hoặc
điện thoại
d. Tổ chức thực hiện:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 62
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm
* Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Đưa ra câu hỏi lần lượt theo thứ tự 1,2: (chiếu hình
ảnh lên ti vi hoặc máy chiếu)
Câu hỏi 1: Em hãy quan sát 2 bức ảnh sau và nhận xét
gì về 2 ảnh đó? ( 1 bức ảnh trên máy tính và 1 bức ảnh
in ra giấy)
Câu hỏi 2: Em có bao giờ thắc mắc ảnh in ra không
sắc nét và màu sắc không sáng như ảnh trong máy tính
không?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi (2 hs 1 bàn là 1
nhóm)
* Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Cùng quan sát và đưa ra ý kiến nhận xét về sự khác
biệt giữa ảnh trong máy tính và ảnh sau khi in ra
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV gọi 1 đại diện 1 nhóm đưa ra ý kiến nhận xét, 1
đại diện 1 nhóm bổ sung và nhận xét nhóm vừa trình
bày + Ảnh được in ra không rõ
nét, mờ nhòe, màu sắc không
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học giống trong máy tính
tập:
- giáo viên "chốt"
+ Ảnh in ra kém rực rỡ hơn
+ Màu sắc mờ nhạt, độ sắc nét của ảnh in ra kém hơn
ảnh trong máy tính hoặc điện thoại
Để có được những bức ảnh đẹp khi in ra thì chúng ta
phải làm gì?
Sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh trong phần mềm
GIMP

2. Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức: Màu sắc của ảnh
a.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết các nhược điểm thường xuất hiện khi chụp ảnh.
- HS đánh giá các chỉnh sửa liên quan đến màu sắc có thể làm bức ánh đẹp hơn.
Luu ý: Ngoài bức ảnh vườn hoa được sử dụng trong TH, GV có thể sử dụng thêm
các ảnh chụp khác để minh hoạ cho các nhược điểm khi chụp.
b.Nội dung:
- GV: chiếu các ảnh có màu sắc, ánh sáng kém lên tivi hoặc máy chiếu và mời học sinh
đưa ra nhận xét

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 63
- HS: Làm việc theo nhóm 2 HS 1 nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV
GV : Đưa ra nhận xét, đánh giá, cho điểm và chuẩn hóa kiến thức
Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về bức ảnh được chụp trong SGK hình 26.1 về màu sắc, độ
sáng ? Cần làm gì để ảnh đẹp hơn?
Gợi ý trả lời:
- Ảnh tối, mờ, màu sắc không tươi
- Độ phơi sáng: kém
- Cần chỉnh sửa ảnh bằng các công cụ hỗ trợ trong phần mềm GIMP, photoshop…
- GV đưa ra kết luận và chuẩn hóa kiến thức và nội dung ghi chép vào vở
c. Sản phẩm:
- Đưa ra ý kiến về nhận xét về bức ảnh do GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm


* Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chiếu 2 bức ảnh lên máy và Y/C HS quan sát và trả lời
câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về bức ảnh được chụp
trong SGK hình 26.1 về màu sắc, độ sáng ? Cần làm gì
để ảnh đẹp hơn?
* Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS (theo nhóm 2 HS) quan sát và đưa ra câu trả lời
- GV bao quát lớp và trợ giúp HS
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- GV có thể chỉ 1-2 nhóm trình bày.
- HS: báo cáo kết quả

HS đưa ra được nhận xét:


- Ảnh tối, mờ, màu sắc
kém
- Độ sáng: kém
- Cần chỉnh sửa ảnh …

* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học


tập:
- GV chốt:
+ Ảnh tối, mờ, màu sắc không tươi
+ Độ phơi sáng: kém

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 64
+ Cần chỉnh sửa ảnh bằng các công cụ hỗ trợ trong phần
mềm GIMP, photoshop…
GV dẫn dắt vào bài mục 1:
HS nghe quan sát ghi chép bài
1. Công cụ tinh chỉnh màu sắc:
a. Công cụ chỉnh độ sáng và độ tương phản:
(Brightness-contrast)
- Chọn Colors\ Brightness-contrast
- Tăng/ giảm giá trị trong Brightnes để chỉnh độ sáng
tương ứng
- Tăng/ giảm giá trị trong Contrast để chỉnh độ tương
phản
b. Công cụ cân bằng màu: (Color Balance) Dùng để
hiệu chỉnh các màu nổi trội
- Chọn Colors\ Balance
- Shadows: chỉnh các điểm ảnh tối
- Midtones: chỉnh các điểm ảnh trung bình
- Highlights: chỉnh các điểm ảnh sáng
c. Công cụ chỉnh màu sắc ( Hue-Sturation)
Dùng để hiệu chỉnh tông màu, độ bão hòa và độ sáng
cho từng mảng màu hay trên 1 lớp 1 vùng ảnh đang
được chọn.
- Chọn Colors\ Hue-Saturation
+ Hue: đổi tông màu trên vòng tròn màu
+ Lightness: đổi độ sáng
+ Saturation: đổi độ bão hòa của màu đang chọn
- 3 màu cơ bản (RGB): Red-Green-Blue
- 3 màu in cơ bản (CMYK): cyan-xanh lơ

- 3 màu cơ bản (RGB): Red-Green-Blue


- 3 màu in cơ bản (CMYK): cyan-xanh lơ, magenta-
hồng, yelow-vàng)
- Master: tất cả các màu đều được thay đổi
GV đưa ra phần lưu ý :
- Nhấn Preview để xem trước kết quả
- Khi chỉnh nên cân bằng màu sắc để bức ảnh không
bị quá sáng hoặc tối (không thật)
GV đưa ra câu hỏi để củng cố kiến thức :
? Nếu em muốn làm màu của các bông hoa thược
dược đỏ hơn thì dùng công cụ gì?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 65
- HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét và giải thích vì sao lựa chọn:
Sử dụng Hue-Saturation vì chức năng này cho sửa từng
mảng màu, không ảnh hưởng đến thân và lá cây

Sử dụng Hue-Saturation

3. Hoạt động 3 : Hình thành kiến thức: Tìm hiểu vùng chọn
a.Mục tiêu:
- Nhấn mạnh tầm quan trong của vùng chọn trong việc xử lí ảnh.
- Minh họa về cách chỉnh sửa một phẩn của bức ảnh.
b. Nội dung:
- GV đưa ra đưa ra câu hỏi trong SGK để hướng HS đến vai trò, ý nghĩa của vùng chọn,
nhận xét kết luận và nêu tầm quan trọng của việc thiết lập vùng chọn
Lưu ý:
- Khi làm mẫu cho HS vể cách tạo vùng chọn có hình chọn tuỳ ý, GV hướng dẫn
HS phóng to hình (nên dùng phím tắt) để việc chọn điểm dễ dàng hơn với những hình
nhiểu chi tiết nhỏ.
- GV chỉ cho HS ứng dụng của vùng chọn không chỉ để chỉnh sửa phẩn ảnh trong
vùng chọn mà còn dùng để vẽ (ví dụ: vẽ hình chữ nhật bằng cách tạo một vùng chọn hình
chữnhât rôi dùng công cụ Bucket Fill đổ màu để tô màu cho vùng chọn.Từ đó thu được
một hình chữ nhật).
- Nếu còn thời gian, GV giới thiệu cho HS vể công cụ chọn vùng màu tương tự
(Fuzzy select ).

c. Sản phẩm:
- HS: Đưa ra ý kiến về nhận xét về câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm


* Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chiếu 2 bức ảnh quả táo lên máy và Y/C HS quan sát và
trả lời câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Em hãy nghĩ ra cách chỉnh màu trên toàn
ảnh (hình 26.3a) để thu được trái táo gồm 2 nửa với
màu sắc khác nhau ( SGK hình 26.3b) không?
* Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 66
- HS quan sát và đưa ra câu trả lời
- GV gọi 1 HS trả lời
* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- 1 HS trả lời câu hỏi các HS khác theo dõi và bổ sung
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học HS: Không thể tạo ra quá táo
tập: như trong hình nếu thực hiện
- GV đưa ra nhận xét và kết luận: Chỉ có thể tạo ra quả chỉnh màu trên toàn ảnh
táo như hình nếu ta tách riêng phần hình ảnh đó để
chỉnh sửa
- GV dẫn dắt vào mục 2:
- HS nghe quan sát ghi chép bài
2. Vai trò, ý nghĩa và cách thiết lập vùng chọn:
- Vùng chọn cho phép ta chia nhỏ bức ảnh để thực hiện
các tác vụ khác nhau trên từng vùng đuợc chọn.,
- Các công cụ dùng để thiết lập vùng chọn
- Rectangle Select Tool: Tạo 1 vùng chọn hình chữ
nhật (phím tắt R)
- Elipse Select Tool: Tạo 1 vùng chọn hình elip (phím
tắt E)
- Free Select Tool: Tạo 1 vùng chọn hình dạng tùy ý
GV: làm mẫu cả 3 cách (kéo/thả để thiết lập vùng chọn)
- Nhấn giữ phím Alt+Ctrl và kéo thả vùng chọn để cắt
và di chuyển vùng chọn đến vị trí mới
- Nhấn giữ phím Alt+Shift và kéo thả vùng chọn để sao
chép và di chuyển vùng chọn đến vị trí mới
- Với công cụ chọn hình chữ nhật hoặc elip nhấn thêm
Shift để mở rộng vùng chọn đang có. Nhấn Ctrl vùng
chọn thu hẹp bớt kích thước
- GV đưa ra câu hỏi củng cố:
?Nếu có 1 chiếc đĩa hình tròn, em dùng công cụ nào để
chọn chiếc đĩa đó. Sử dụng pím tắt nào?
- HS trả lời:
- GV: đưa ra nhận xét và đáp án
Ta nên dùng công cụ chọn hình Elip, phím tát: E.
GV đưa ra phần lưu ý :
- Nhấn Preview để xem trước kết quả
- Khi chỉnh nên cân bằng màu sắc để bức ảnh không
bị quá sáng hoặc tối (không thật)
HS : dùng công cụ chọn
hình Elip, phím tát: E.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 67
4. Hoạt động 4: Thực hành: Nhiệm vụ 1,2 SGK (dành cho tiết thực hành)
a.Mục tiêu:
- HS thực hiện được các chỉnh sửa đơn giản trên ảnh để điểu chỉnh độ sáng và màu
sắc trên toàn bộ ảnh.
-Thực hiện chỉnh sửa chi tiết hơn bằng cách tạo các vùng chọn trên ảnh và sửa
từng vùng.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ và làm mẫu;
- HS TH trên máy
c. Sản phẩm:
- HS: làm được các thao tác theo hướng dẫn của GV
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

*Nhiệm vụ 1:
+ Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV mở file ảnh lưu trên máy và hướng dẫn các thao
tác trực tiếp trên máy GV:
Các bước thực hiện như B1,2,3,4 SGK
+ Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát và thực hiện
- GV gọi 1 HS bất kỳ thao tác trên máy GV
+ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- 1 HS hoàn thành chỉnh sửa 1 bức ảnh theo YC
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập:
- GV: Quan sát và chấm điểm HS lựa chọn hững HS có - Hoàn thành nhiệm vụ 1
kết quả nhanh nhất để tuyên dương
*Nhiệm vụ 2:
+ Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV mở file ảnh lưu trên máy ảnh vườn hoa (Hình
26.1) và hướng dẫn các thao tác trực tiếp trên máy GV:
Các bước thực hiện như B1,2,3,4,5 theo SGK
Khi tạo vùng chọn, GV làm mẫu việc phóng to ảnh (giữ
phím Ctrl và nút cuộn chuột) để thực hiện việc tạo vùng
chọn chi tiết dễ dàng hơn.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 68
+ Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát và thực hiện
- GV gọi 1 HS bất kỳ thao tác trên máy GV
+ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- 1 HS hoàn thành chỉnh sửa 1 bức ảnh theo YC
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập:
- GV: Quan sát và chấm điểm HS lựa chọn hững HS có - Hoàn thành nhiệm vụ 2
kết quả nhanh nhất để tuyên dương

5. Hoạt động 5: Luyện tập


a. Mục tiêu:
- Giúp HS lựa chọn được các công cụ thích hợp khi cần chỉnh sửa ảnh, nắm vững các
thao tác hơn
- Rèn luyện khả năng quan sát, và tính thẩm mỹ cho quá trình hiệu chỉnh ảnh
b) Nội dung:
Sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh để tạo được hình quả táo từ 26.3a26.3b Chinh
được hình quả táo như hình 26.3 SGK
c) Sản phẩm:
Chinh được hình quả táo như hình 26.3 SGK
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm

+ Bước 1: GV Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


- GV yêu cầu HS mở file ảnh quả táo hình 26.3a và
thực hiện các thao tác chỉnh sửa để có được hình
26.3b
+ Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thực hiện trên máy HS
+ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:
- 1 HS hoàn thành chỉnh sửa 1 bức ảnh theo YC
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập:
- GV: Quan sát và chấm điểm 5-10 HS

- Hoàn thành nhiệm vụ

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 69
6. Hoạt động 6: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu rõ và so sánh, lựa chọn được các công cụ thích hợp khi cần chỉnh sửa
ảnh, thao tác hiệu quả hơn
- Rèn luyện khả năng quan sát, và tính thẩm mỹ cho quá trình hiệu chỉnh ảnh
b. Nội dung: (có thể giao về nhà)
GV lấy một số ảnh phong cảnh mẫu, các ảnh này có thể chụp bị tối, mờ, xỉn
màu,... Phân tích cho HS các nhược điểm trên ảnh và xác định các bước thao tác để làm
cho ảnh rõ nét hon. Ðiển hình là viêc chinh Brightness-Constrast để ảnh trông sắc nét
hơn. Sau đó thực hiện tới nhóm thao tác chỉnh màu (có thể trên toàn ảnh hoặc trên một
phần) đê xem các tác động của mình có làm ảnh thay đổi như mong muốn không.
c. Sản phẩm
Hoàn thiện 1 bức ảnh theo YC
d. Tổ chức thực hiện:
Giao thành bài tập về nhà
- Câu hỏi trắc nghiệm
(sau khi kết thúc bài học)
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao. Ví dụ:
Câu 1 (NB): Để chỉnh độ sáng và độ tương phản ta chọn cách nào trong các cách sau?
A. Chọn Colors\ Hue-Saturation
B. Chọn Colors\ Balance
C. Chọn Colors\ Brightness-contrast
D. Chọn Colors\ Staturation
Câu 2 (TH): Để chọn vùng trong phần ảnh bị chụp tối màu không có hình dạng cụ thể
em sử dụng công cụ chọn nào sau đây?
A. Rectangle Select Tool hoặc phím tắt R
B. Elipse Select Tool hoặc phím tắt E
C. Không thể chọn vùng cho trường hợp này
D. Free Select Tool: Tạo 1 vùng chọn hình dạng tùy ý

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 70
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 27: CÔNG CỤ VẼ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm lớp ảnh.
- Biết một số công cụ vẽ đơn giản.
- Thực hiện được một số ứng dụng để tẩy, làm sạch và xóa các vết xước trên ảnh.
- Vẽ thêm các chi tiết đơn giản
2. Kỹ năng:
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
3. Phẩm chất: Kiên trì, tỉ mỉ, thẩm mỹ tốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Sgk, Sbt, giáo án.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm: Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:
Khi chỉnh sửa ảnh em muốn thực hiện những việc gì? Em đã dùng những phần
mềm chỉnh sửa ảnh nào?
Hs: Trả lời
Khi chỉnh sửa ảnh, em muốn thực hiện các việc sau:
Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản, tinh chỉnh màu sắc, tăng cường độ sắc nét.
Có thể sử dụng nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh khác nhau tùy theo sở thích và nhu
cầu của mình. Các phổ biến nhất là Adobe Photoshop, Lightroom, GIMP, và Capture
One. Mỗi phần mềm có những tính năng và công cụ riêng để chỉnh sửa ảnh theo ý thích
của mỗi người.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nền xanh để làm gì?
- Mục Tiêu:
+ Giới thiệu với HS về lớp ảnh
+ Chỉ ra cho HS thấy sự cần thiết của việc chỉnh sửa ảnh trên các lớp khác nhau
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 71
- Sản phẩm: Hs hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV & HS
1. GIỚI THIỆU VỀ LỚP ẢNH *‌‌Bước‌‌1:‌
Lớp ảnh (Layer) đóng vai trò quan trọng trong ‌Chuyển‌‌giao‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌
chỉnh sửa ảnh. Mỗi lớp ảnh chứa một số đối tượng GV: Nêu đặt câu hỏi
của ảnh để có thể xử lí riêng biệt. Thứ tự sắp xếp
của các lớp quyết định ảnh sản phẩm thu được cuối
cùng.
Lưu ý:
- Tạo một lớp ảnh mới: New Layer HS: Thảo luận, HS trả lời:
- Xóa lớp ảnh được chọn: Delete Layer Nền màu xanh (hoặc màu xanh lá
- Tạo bản sao của lớp ảnh được chọn: Duplicate cây) thường được sử dụng trong
Layer trường quay vì nó có độ tương phản
- Gộp lớp ảnh: Merge Down cao và ít gây nhiễu với các đối tượng
và người mẫu trong cảnh quay. Nền
màu xanh cũng không phải là màu sắc
phổ biến trong các đối tượng hoặc
trang phục của diễn viên, giúp dễ dàng
phân tách nền và đối tượng.
*‌‌Bước‌‌2:‌‌Thực‌‌hiện‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌‌
‌+‌‌HS:‌‌Suy‌‌nghĩ,‌‌tham‌‌khảo‌‌sgk‌‌trả‌‌lời‌
‌câu‌‌hỏi‌‌
+‌‌GV:‌‌quan‌‌sát‌‌và‌‌trợ‌‌giúp‌‌các‌‌cặp.‌‌
*‌‌Bước‌‌3:‌‌Báo‌‌cáo,‌‌thảo‌‌luận:‌‌‌
+‌‌HS:‌‌Lắng‌‌nghe,‌‌ghi‌‌chú,‌‌một‌‌HS
‌phát‌biểu‌‌lại‌‌các‌‌tính‌‌chất.‌‌‌
+‌‌Các‌‌nhóm‌‌nhận‌‌xét,‌‌bổ‌‌sung‌‌cho‌‌
nhau.‌‌‌
*‌‌Bước‌‌4:‌‌Kết‌‌luận,‌‌nhận‌‌định:‌
‌GV‌‌chính‌‌xác‌‌hóa‌‌và‌‌gọi‌‌1‌‌học‌
‌sinh‌‌nhắc‌‌lại‌‌kiến‌‌thức‌‌
Câu hỏi:
Trong Hình 27.2, lớp nào được hiển
thị, lớp nào không?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 72
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của GV & HS

HS trả lời:
Lớp ORG không hiển thị
Lớp LSC, SK hiển thị
Hoạt động 2: Chỉnh sửa ảnh thời xưa
a) Mục tiêu:
- Hướng dẫn Hs thiết lập các thông số liên quan đến kiểu cọ và kích thước…
- Minh họa về việc sử dụng công cụ tẩy và màu nền của lớp tương ứng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG CỤ VẼ *‌‌Bước‌‌1:‌‌Chuyển‌‌giao‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌
Công cụ vẽ GV:

HS: Thảo luận, trả lời: Không thể tạo ra


quả táo như trong hình nếu thực hiện chỉnh
màu trên toàn ảnh.
Lưu ý:
GV kết luận: Chỉ có thể tạo ra quả táo như
- Nhấn ALT+CTRL và kéo thả vùng chọn: Để cắt
trên hình nếu ta tách riêng được phần hình
và di chuyển vùng chọn tới vị trí mới.
ảnh đó để thực hiện chỉnh sửa.
- Nhấn ALT+SHIFT và kéo thả vùng chọn: Để
*‌‌Bước‌‌2:‌‌Thực‌‌hiện‌‌nhiệm‌‌vụ:‌‌‌
sao chép và di chuyển vùng chọn tới vị trí mới.
‌+‌‌HS:‌‌Suy‌‌nghĩ,‌‌tham‌‌khảo‌‌sgk‌‌trả‌‌lời‌‌câu‌
- Nhấn giữ Shift: Mở rộng thêm vùng chọn
‌hỏi‌‌
- Nhấn giữ Ctrl: Trừ bớt vùng chọn
+‌‌GV:‌‌quan‌‌sát‌‌và‌‌trợ‌‌giúp‌‌các‌‌cặp.‌‌‌
*‌‌Bước‌‌3:‌‌Báo‌‌cáo,‌‌thảo‌‌luận:‌‌‌
+‌‌HS:‌‌Lắng‌‌nghe,‌‌ghi‌‌chú,‌quan sát Gv thực
hành. ‌Một‌‌HS‌‌thực hiện ‌lại‌‌các‌‌thao tác.‌‌‌
+‌‌Các‌‌nhóm‌‌nhận‌‌xét,‌‌bổ‌‌sung‌‌cho‌‌nhau.‌‌‌
*‌‌Bước‌‌4:‌‌Kết‌‌luận,‌‌nhận‌‌định:‌‌GV‌‌chính‌

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 73
Sản phẩm dự kiến Hoạt động của giáo viên và học sinh
‌xác‌‌hóa‌‌và‌‌gọi‌‌1‌‌học‌‌sinh‌‌nhắc‌‌lại‌‌kiến‌
‌thức‌.
GV đặt câu hỏi:
Nếu ảnh có hình một chiếc đĩa hình tròn,
em dùng công cụ nào để chọn chiếc đĩa đó?
Phím tắt chọn công cụ đó là gì?
HS suy nghĩ trả lời: Ta dùng công cụ chọn
hình Elip, phím tắt là E.

3. THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Chỉnh độ sáng, độ tương phản và màu sắc cho ảnh trong hình 26.4.

a. Mục tiêu:
- HS thực hiện được các chỉnh sửa đơn giản trên ảnh để điều chỉnh độ sáng và màu sắc
trên toàn bộ ảnh.
- Thực hiện chỉnh sửa chi tiết hơn bằng cách tạo các vùng chọn trên ảnh và sửa từng
vùng.
b) Nội dung:
Giáo viên chiếu yêu cầu nhiệm vụ 1 trang 125 SGK lên Tivi, sau đó làm mẫu cho HS
quan sát, Hs thực hành trên máy.
GV hướng dẫn:
Bước 1: Chọn Color → Brightness-Contrast
Bước 2: Thay đổi giá trị trong 2 ô Brightness và Contrast (Hình 26.6) cho đến khi thu
được kết quả hợp lí.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 74
Bước 3: Chọn Color → Color Balance
Bước 4: Trong hộp thoại Color Balance thay đổi các giá trị như sau: Red (3), Green (-11),
Blue (10).
b) Sản phẩm: Hs thực hành chỉnh sửa được như hình 26.7 sau:

d) Tổ chức thực hiện


Học sinh thực hành tại máy tính của mình
Nhiệm vụ 2. Thực hành tạo vùng chọn và thực hiện các lệnh chỉnh độ sắc nét và cân
bằng màu cho vùng đã chọn cho ảnh hoạt động 1.

a) Mục tiêu:
- HS thực hiện được các chỉnh sửa đơn giản trên ảnh để điều chỉnh độ sáng và màu sắc
trên toàn bộ ảnh.
- Thực hiện chỉnh sửa chi tiết hơn bằng cách tạo các vùng chọn trên ảnh và sửa từng
vùng.
b) Nội dung:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 75
Giáo viên chiếu yêu cầu nhiệm vụ 2 trang 126 SGK lên Tivi, sau đó làm mẫu cho HS
quan sát, Hs thực hành trên máy.
GV hướng dẫn:
Bước 1: Chọn công cụ Brightness-Contrast
Bước 2: Chọn công cụ Rectangle Select Tool (hoặc nhấn phím R) tạo vùng chọn hoa
thược dược.
Bước 3: Chọn Colors → Hue-Saturation, Trong ô màu Green chỉnh Lightness: 16;
Saturation: 16.

Bước 4: Chọn công cụ Free Select Tool → tạo vùng chọn hoa Violet.
Bước 5: Chọn Colors → Color Balance, chỉnh dải Midtones của màu Blue đậm hơn →
OK

c) Sản phẩm: Hs thực hành chỉnh sửa được


d) Tổ chức thực hiện
Học sinh thực hành tại máy tính của mình
4. LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học, áp dụng giải quyết các vấn đề trong học tập và
thực tiễn.
b. Nội dung:.Chiếu 2 câu hỏi lên Tivi cho HS suy nghĩ và thực hành
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa 2 câu hỏi:
Câu hỏi 1: Em hãy thực hiện thay đổi các giá trị điều khiển của mỗi công cụ trong bài và
ghi lại tác động của các tham số đó.
Câu hỏi 2: Thực hiện chỉnh ảnh chụp quả táo để có kết quả là trái táo như hình 26.3b
trong hoạt động 3.
5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề trong học tập và thực
tiễn.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 76
b. Nội dung: Chiếu 2 câu hỏi lên Tivi cho HS suy nghĩ và về nhà thực hành
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Gv đưa câu hỏi cho HS về nhà thực hành:
Chọn một bức ảnh phong cảnh em đã chụp trong điều kiện ánh sáng kém. Thực hiện
chỉnh sửa cần thiết để bức ảnh đẹp và sống động hơn.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Hướng dẫn học bài cũ: Ôn lại bài cũ
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo.

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI 27


Câu 1: Khi em đi in ảnh, có nhiều khi ảnh nhận được trông rất xỉn màu, khác xa tấm hình
mà em đã chọn. Lí do có thể là?
a) Độ phân giải của ảnh
b) Chế độ màu sắc
c) Cả hai đáp án trên đều đúng
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 2: Nếu ảnh ban đầu có độ phân giải thấp, khi in ảnh lớn hơn hoặc zoom in để in thì?
a) Chất lượng của ảnh có thể bị giảm đi
b) Chất lượng của ảnh được tăng lên đi
c) Cả hai đáp án trên đều đúng
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 3: Theo em bức ảnh này gặp vấn đề gì?

a) Bức ảnh có ánh sáng mạnh


b) Bức ảnh có ánh sáng yếu
c) Bức ảnh có quá nhiều đối tượng
d) Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Cần làm gì để ảnh đẹp hơn?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 77
a) Phóng to bức ảnh
b) Thu nhỏ bức ảnh
c) Chỉnh sửa ánh sáng và cân bằng màu
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 5: Nếu em muốn bông hoa thược dược đỏ hơn thì dùng công cụ gì trong phần mềm
GIMP?
a) "Curves"
b) "Levels"
c) Cả hai đáp án trên đều đúng
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Trong cửa sổ điều chỉnh Curves hoặc Levels, bạn có thể
a) Phóng to bức ảnh
b) Thay đổi giá trị của các kênh màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương để điều chỉnh
màu sắc
c) Thay đổi số điểm ảnh
d) Đáp án khác
Câu 7: Công cụ "Hue-Saturation" dùng để?
a) Thay đổi giá trị của các kênh màu
b) Chỉnh màu trên toàn bộ ảnh
c) Tăng độ bão hòa
d) Đáp án khác
Câu 8: Công cụ "Split Tone" dùng để?
a) Tách màu
b) Thay đổi giá trị của các kênh màu
c) Chỉnh màu trên toàn bộ ảnh
d) Tăng độ bão hòa
Câu 9: Trong cửa sổ điều chỉnh Split Tone, bạn có thể?
a) Thay đổi màu sắc của Highlights (Điểm sáng)
b) Thay đổi màu sắc của Shadows (Bóng)

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 78
c) Cả hai đáp án trên đều đúng
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 10: Trong cửa sổ điều chỉnh Split Tone, bạn có thể thay đổi màu sắc của Highlights
(Điểm sáng) và Shadows (Bóng) bằng cách?
a) Chọn màu trong bảng màu
b) Nhập giá trị mã màu RGB
c) Cả hai đáp án trên đều đúng
d) Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 11: Để tạo hiệu ứng trái táo gồm hai nửa với màu sắc khác nhau, ta thực hiện?
a) Thay đổi số lượng điểm ảnh
b) Sử dụng các kênh màu phù hợp
c) Chọn màu khác nhau cho Highlights và Shadows
d) Đáp án khác
Câu 12: Nếu ảnh có hình một chiếc đĩa hình tròn, em dùng công cụ nào để chọn chiếc
đĩa đó?
a) "Hue-Saturation"
b) "Curves"
c) "Elliptical Select Tool"
d) "Split Tone"
Câu 13: "Elliptical Select Tool" dùng để?
a) Công cụ lựa chọn hình ellip
b) Thay đổi giá trị của các kênh màu
c) Chỉnh màu trên toàn bộ ảnh
d) Tăng độ bão hòa
Câu 14: Khi đã có vùng chọn hình tròn, bạn có thể thực hiện các thao tác nào?
a) Cắt
b) Sao chép
c) Dán
d) Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Công cụ "Rectangle Select Tool" là?
a) Công cụ lựa chọn tự do
b) Công cụ lựa chọn hình ellip
c) Công cụ lựa chọn hình chữ nhật
d) Công cụ lựa chọn theo màu sắc
Câu 16: Công cụ "Elliptical Select Tool" là?
a) Công cụ lựa chọn tự do
b) Công cụ lựa chọn hình ellip
c) Công cụ lựa chọn hình chữ nhật
d) Công cụ lựa chọn theo màu sắc
Câu 17: Công cụ "Free Select Tool là?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 79
a) Công cụ lựa chọn tự do
b) Công cụ lựa chọn hình ellip
c) Công cụ lựa chọn hình chữ nhật
d) Công cụ lựa chọn theo màu sắc
Câu 18: Công cụ "Select by Color Tool" là?
a) Công cụ lựa chọn tự do
b) Công cụ lựa chọn hình ellip
c) Công cụ lựa chọn hình chữ nhật
d) Công cụ lựa chọn theo màu sắc
Câu 19: Công cụ "Fuzzy Select Tool" là?
a) Công cụ lựa chọn tự do
b) Công cụ lựa chọn hình ellip
c) Công cụ lựa chọn theo mờ
d) Công cụ lựa chọn theo màu sắc
Câu 20: "Feather edges" (Đường viền mờ) dùng để?
a) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn tự do
b) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình ellip
c) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình chữ nhật
d) Điều chỉnh ngưỡng của màu sắc để lựa chọn vùng tương tự
Câu 21: "Rectangle Select Tool" dùng để?
a) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn tự do
b) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình ellip
c) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình chữ nhật
d) Điều chỉnh ngưỡng của màu sắc để lựa chọn vùng tương tự
Câu 22: "Threshold" (Ngưỡng) dùng để?
a) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn tự do
b) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình ellip
c) Điều chỉnh độ mờ của đường viền của vùng chọn hình chữ nhật
d) Điều chỉnh ngưỡng của màu sắc để lựa chọn vùng tương tự
Câu 23: Có thể điều chỉnh màu sắc của hai nửa táo bằng cách sử dụng các công cụ chỉnh
sửa màu sắc như?
a) "Colors" > "Brightness-Contrast"
b) "Colors" > "Hue-Saturation"
c) "Colors" > "Color Balance"
d) Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 24: Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của ảnh bằng cách sử dụng công cụ?
a) "Colors" > "Brightness-Contrast"
b) "Colors" > "Hue-Saturation"
c) "Colors" > "Color Balance"
d) Cả ba đáp án trên đều đúng

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 80
Câu 25: Sử dụng công cụ "Levels" (Mức độ) để?
a) Điều chỉnh độ sáng
b) Điều chỉnh độ tương phản
c) Điều chỉnh màu sắc của ảnh
d) Cả ba đáp án trên đều đúng

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 81
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 28. TẠO ẢNH ĐỘNG


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Hiểu về mô hình ảnh động.
- Nêu các thành phần cần điều chỉnh khi tạo ảnh động.
- Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động từ mô hình lớp ảnh.
2. Về năng lực:
 Năng lực chung:
o Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân
trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác
o Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ.
o Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn giải pháp
để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa
chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
 Năng lực tin học:
o NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): HS được
rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc học.
3. Về phẩm chất:
- Hình thành phát triển các năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ
thông tin và truyền thông. Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và
truyền thông.
- Sáng tạo, linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
Thiết bị dạy học:
Máy tính hoặc Laptop
Học liệu, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử.
Học liệu:
Sách giáo khoa, Sách giáo viên
Tài liệu (giáo viên đã chuẩn bị trước).
Một vài ảnh động ngắn.
Ảnh hoàn thiện trong Bài 12, câu 2 phần vận dụng và các ảnh khác.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu các ứng dụng của ảnh động trong thực tế, từ đó hứng thú
với việc tự tạo ảnh động.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 82
b. Nội dung hoạt động: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài
? Em đã từng nhìn thấy hình ảnh chuyển động (nhưng không phải là đoạn phim) chưa?
Nếu có thì xuất hiện ở đâu?
HS trả lời: Hình ảnh vòng quay, đồng hồ, đồng hồ cát,... Chúng thường xuất hiện khi
chờ mở một trang nào đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Các thao tác xử lí trên lớp ảnh
a. Mục tiêu:
Giới thiệu hao tác làm việc với lớp ảnh để có thể thực hiện các thao tác trên nhiều lớp
một cách nhanh hơn.
b. Nội dung:
Giới thiệu các thao tác chính thường dùng:
+ Mở một hay nhiều tệp làm lớp ảnh mới
+ Khóa lớp
+ Gom cụm
+ Gộp lớp
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiều kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
Sản phẩm Hoạt động của giáo viên và học sinh
Mở một hay nhiều tệp làm ảnh mới:
Vào File  Open as Layers, chọn - GV đặt vấn đề về các khái niệm: Mở tệp làm
đường dẫn đến thư mục chứa ảnh, ảnh mới, khóa lớp, gom cụm, gộp lớp.
chọn và kéo ảnh vào màn hình làm - HS xem sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành
việc của GIMP. sản phẩm.
Khóa lớp: - GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ
Nháy chuột vào lớp muốn khóa, sau giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
đó nháy chọn thuộc tính muốn khóa. HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã
thống nhất trong nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gom cụm: HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn.
Thực hiện một thao tác trên nhiều - GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học
lớp, nháy chuột vào ô vuông thứ hai sinh, cho điểm những nhóm học sinh hoàn
(hình dây xích) bên trái của các lớp. thành nhanh và chính xác.
Gộp lớp: - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn,
Nháy phải chuột vào tên lớp, chọn giúp đỡ các bạn chưa làm tốt hoàn thành
Merge Down để gộp với lớp dưới. nhiệm vụ.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 83
Chỉ có lớp trên cùng có thể Merge
Down vì:
- Lớp thứ 2 và thứ 4 không được hiển ? Có 4 lớp ảnh như sau:
thị.
- Lớp thứ 3 không có lớp hiển thị
dưới nó.

Lớp nào có thể thực hiện lệnh Merge Down?


Vì sao các lớp khác không thực hiện được?

Hoạt động 2: Thiết lập ảnh động từ lớp ảnh


a. Mục tiêu: HS xác định các khung hình cần dùng và sự thay đổi giữa các hình để tại ra
hình ảnh trong như chuyển động.
b. Nội dung: Cách tạo ra một ảnh động từ các lớp ảnh.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiều kiến thức, sau đó báo cáo.
d) Tổ chức thực hiện
Sản phẩm Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tạo ảnh động từ các lớp ảnh bằng
lệnh Filters  Animation  - GV chiếu một ảnh động và giải thích về thiết
Playblack. lập ảnh động từ các lớp ảnh.
- Thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi
lớp. - HS xem sgk, thảo luận nhóm để hoàn thành
- Xuất tệp ảnh động: File  Export As sản phẩm.
 gõ tên tệp  Export. Hiển thị hộp
thoại với tính năng như sau: - GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ
giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Nhóm cử HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm
vụ đã thống nhất.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ


sung.

- HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn.

- As Animation: tạo ảnh động. - GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học
- Loop forever: Lặp lại chu kỳ ảnh. sinh, cho điểm những nhóm học sinh hoàn
- Deplay between frames where thành nhanh và chính xác.
unspecified: Giá trị trong ô này xác
định thời gian dừng giữa các khung - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn,

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 84
chưa đặt thời gian. giúp đỡ các bạn chưa làm tốt hoàn thành
Để hiệu ứng sinh động hơn, em có thể nhiệm vụ.
vào Filters  Animation và chọn các
hiệu ứng có sẵn.
Ví dụ hiệu ứng Blend (mờ dần):

Làm mờ dần các lớp ảnh.


Cách tổ chức thực hiện chung cho hai hoạt động hình thành kiến thức như sau:
GV: Phân nhóm và giao nhiệm vụ học sinh
Nhiệm vụ 1: Hãy nêu nội dung các thao tác thường được thực hiện cho các lớp ảnh khác
nhau? Trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động 1?
Nhiệm vụ 2: Em hãy nêu nội dung các bước thực hiện tạo một ảnh động trên GIMP? Trả
lời các câu hỏi liên quan dến hoạt động 2?
HS: Thực hiện nhiệm vụ cá nhân, hoạt động thảo luận nhóm, thống nhất nội dung trình
bày, cử đại diện trình bày.
GV+HS: Đánh giá kết quả trình bày của các nhóm và tổng hợp kiến thức cho mỗi hoạt
động
GV: Tổng đánh giá cuối cùng.
3. Thực hành
Hoạt động thực hành: Nhiệm vụ 1 và 2
a. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức.
- HS tạo được một ảnh động đơn giản, sử dụng các ảnh có sẵn.
b. Nội dung: HS đọc SGK và làm theo hướng dẫn có sự hỗ trợ của GV.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS, kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Vẽ hình tròn tạo bởi các nét (Hình 28.4)
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1: File  New. Trong 2 ô Width và Height nhập 500, nhấn OK.
Bước 2: Chọn màu trắng cho màu nổi, tô màu cho lớp vừa tạo.
Bước 3: Nháy phải chuột vào lớp đó, chọn New Layer, đặt tên Layer 1.
Bước 4: Chọn màu xám nhạt cho màu nổi, xám đậm cho màu nền.
Hình 28.4

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 85
Bước 5: Vào công cụ Rectangle Select Tool vẽ một vùng chọn.
Trong phần tùy chọn công cụ, nháy chọn Rounded corners,
đặt Radius là 30; Position 235, 0; Size 30, 90.
Bước 6: Nhấn tổ hợp Shift+B để tô màu cho vùng vừa tạo (Hình 28.6a).
Bước 7: Chọn Duplicate layer trên Layer 1.
Bước 8: Chọn lớp ảnh mới (Layer 1 copy) rồi chọn Flip, chọn Vertical, rồi nháy chuột
vào lớp Layer 1 copy (Hình 28.6b).
Bước 9: Nháy phải chuột vào Layer 1 và chọn Merge Down.
Bước 10: Chọn Duplicate layer trên Layer 1.

Bước 11: Chọn lệnh Unified Transform Tool , tiến hành quay hình 450 rồi nháy
nút Transform (Hình 28.6c).
Bước 12: Nháy phải chuột vào Layer 1 copy và chọn Merge Down.
Bước 13: Thực hiện các bước 10, 11, 12 với góc quay 900 để có được phần còn lại (Hình
28.6d)

Nhiệm vụ 2: Tạo ảnh động biểu tượng chờ dùng hình trong Nhiệm vụ 1
Hướng dẫn thực hiện:
Bước 1: Chọn Duplicate layer trên Layer 1.

Bước 2: Chọn công cụ Fuzzy Select Tool , nháy vào nét gạch ở vị trí 12 giờ. Toàn
bộ nét gạch được chọn.
Bước 3: Nhấn tổ hợp Shift+B để tô màu.
Bước 4: Chọn Duplicate layer trên Layer 1.
Bước 5: Nháy chuột vào lớp vừa tạo và kéo lên trên cùng.
Bước 6: Nhấn phím U và nháy chuột vào nét vị trí 1 giờ.
Bước 7: Nhấn tổ hợp Shift+B, di chuột lên vùng vừa chọn và nháy chuột.
Bước 8: Lặp các bước 4, 5, 6, 7 thêm 6 lần, mỗi lần tô 1 gạch theo thứ tự như hình 28.7.

Hình 28.7
Bước 9: Xóa lớp Layer 1.
Bước 10: Vào File  Export As, nhập tên và xuất ảnh.
Lưu ý: Xem vị trí lưu ảnh: Filter  Animation  Playback, nháy vào tam giác để xem.
4. Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề.
b. Nội dung: HS đọc và làm các bài tập trong SGK và trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 86
d) Tổ chức thực hiện
d1.Tự luận:
GV đưa ra câu hỏi:
1. Thay đổi thời gian xuất hiện của khung hình trong một tệp ảnh động, em thực hiện thế
nào?
2. Một tệp ảnh trong GIMP có 5 lớp ảnh. Nếu dùng hiệu ứng Blend với số khung hình
trung gian là 5 thì số lượng khung hình do GIMP tạo ra để làm trung gian là bao nhiêu?
GV hướng dẫn:
1. Ta có thể thêm giá trị thời gian tính theo mili giây vào sau tên lớp tương ứng với
khung hình cần thay đổi, hoặc có thể thay đổi giá trị Deplay between frames where
unspecified để thay đổi thời gian xuất hiện cho những khung hình chưa được thiết lập
thời gian
2. Lớp dưới cùng là lớp nền. Giữa mỗi cặp 2 lớp phía trên có 5 hình trung gian. Có 3 vị
trí như vậy. Vậy tổng cộng có 5 x 3 = 15 hình trung gian.
d2. Tắc nghiệm (có năm câu hỏi thực hiện trên Quizzi)
Câu 1. Để mở một lớp ảnh trên GIMP ta thực hiện thao tác:
A. File  Open..
B. File  Open as Layers  chọn đường dẫn  Open
C. File  Open as Layers  chọn đường dẫn  chọn ảnh  nháy Open
D. File  Open as Layers  Open
Câu 2: Các thao tác thực hiện trên các lớp ảnh được mở bao gồm:
A. Mở một hay nhiều lớp ảnh mới
B. Mở một hay nhiều lớp ảnh ,khóa lớp, gom cụm, gộp lớp
C. gom cụm, gộp lớp
D. Mở một hay nhiều lớp ảnh, khóa lớp, gom cụm, xóa lớp.
Câu 3: Các bước thực hiện tạo một ảnh động được sắp xếp như sau đúng hay sai?
B1. Mở nhiều lớp ảnh cần tạo ảnh động: File  Open as Layers
B2. Chọn Filters  Animation  Playback
B3. Thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình: Xms (mili giây)
B4. Xuất tệp ảnh động: File  Export As gõ tên(gì)  chọn Export
B5. Nhập và thiết lập tham số: As animation; nháy chọn Loop forever
B6. Nhập giá trị Mili giây (ô màu xanh) để thiết lập thời gian giữa các khung hình 
Export.
B7. Chỉnh sửa ảnh động (nếu cần)  Lưu lại
A Đúng B. Sai
Câu 4. Các lớp ảnh sau đây có thể gộp lại với nhau được không?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 87
A. Có B. Không
Câu 5: Nếu em tạo ảnh động với các lớp như hình sau:

Với giá trị Delay between frames where unspecified là 2000 thì thời gian xuất hiện mỗi
khung hình là bao nhiêu?
A. Mỗi Khung hình xuất hiện 2 giây
B. Mỗi khung hình xuất hiện 1 giây
C. Khung hình 1, 4, 6 xuất hiện 2 giây; 2 xuất hiện 1 giây, 3 xuất hiện 0,5 giây; 5
xuất hiện 10 giây.
D. Mỗi khung hình xuất hiện 20 giây.
5. Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS đọc và làm các bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm: HS tạo được hình ảnh theo kiến thức và kỹ năng đã học để hoàn thành sản
phẩm.
d) Tổ chức thực hiện
GV đưa bài tập: Tạo ảnh động hình quả bóng đang nảy trên mặt đất.
GV hướng dẫn:
Để vẽ quả bóng nảy, ta vẽ một số hình quả bóng (tạo vùng chọn hình tròn và đổ màu) với
vị trí trên cao và dịch dần xuống, mỗi hình trên một lớp. Phía dưới cùng vẽ một đoạn
thẳng nằm ngang tương ứng mặt đất. (Lưu ý: Hình quả bóng thấp nhất vẽ hình elip).

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 88
04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 89
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 29: KHÁM PHÁ PHẦN MỀM LÀM PHIM


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Tạo được các đoạn phim, nhập tư liệu từ ảnh và video có sẵn, biên tập được đoạn
phim phục vụ học tập và giải trí.
2. Về năng lực:
− Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình
huống khác.
+ Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa
chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và
thực hiện tạo một đoạn phim từ tư liệu ảnh và video có sẵn.
− Năng lực tin học:
+ NLa: Sử dụng và quản lý các phương tiện CNTT và truyền thông: Sử dụng
máy tính có cài đặt một phần mềm làm phim để tạo một đoạn phim.
+ NLb: Nhận thức, ứng xử đúng đắn và có hiểu biết ban đầu về nghề nghiệp
trong bối cảnh CMCN4.0.
+ NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền
thông): HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc
học cách tạo các đoạn phim từ tư liệu có sẵn.
3. Về phẩm chất:
+ Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng, trung thực, trách
nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy tính hoặc laptop có cài đặt phần mềm VideoPad, máy chiếu,
tivi…
- Học liệu:
+ Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử, sách giáo khoa Tin học
11, Sách giáo viên Tin học 11.
+ Ảnh, video có sẵn, đoạn phim làm mẫu.
III. Tiến trình dạy học.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 90
1. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu: Tạo hứng thú cho HS khám phá
phần mềm làm phim.
a) Mục tiêu: Giúp HS hình dung về một đoạn phim được tạo ra bởi cách ảnh và
video clip.
b) Nội dung hoạt động:
- GV cho HS quan sát trên Tivi hoặc máy chiếu một đoạn video mẫu về kì nghỉ hè
của Nam để HS xem và chuẩn bị trả lời câu hỏi GV đưa ra
- HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
Câu hỏi Trả lời
Câu hỏi 1: Nội dung đoạn phim em vừa - Ảnh, video mà Nam đã chụp, quay
xem được sử dụng các tư liệu gì? trong kì nghỉ hè.

Câu hỏi 2: Em có mong muốn làm một - Có


đọan video như vậy không?
Câu hỏi 3: Em có biết phần mềm nào để - HS trả lời theo hiểu biết
làm ra những đoạn phim tương tự

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS


d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ Cách thức tổ chức


Chuyển giao
GV nêu câu hỏi, HS lắng nghe.
nhiệm vụ

HS bằng các kiến thức đã học liên quan, đã biết trong thực tế, thảo luận
Thực hiện
nhóm đôi, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
nhiệm vụ
GV quan sát học sinh tự học, thảo luận.

GV:
Báo cáo, thảo
- Gọi từng HS trả lời câu hỏi
luận
- HS khác nhận xét, góp ý bổ sung câu trả lời của bạn

- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh.


Kết luận,
- GV dẫn dắt vào bài: Giới thiệu về một phần mềm làm phim để HS thực
nhận định
hiện tạo một video giống như bạn Nam.

2. Hình thành kiến thức


Hoạt động 1: Khám phá phần mềm làm phim
a. Mục tiêu:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 91
+ HS biết được phần mềm làm phim VideoPad và các tính năng cơ bản của phần
mềm làm phim.
+ HS biết được giao diện của phần mềm làm phim VideoPad.
b. Nội dung:
Nhiệm vụ 1:
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1 và số 2.
- HS thảo luận nhóm, sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối Internet,
nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1:

Câu hỏi Trả lời


Câu hỏi 1: Liệt kê một số phần Câu 1: Videopad, Windows Movie Maker, Apple
mềm làm phim (truy cập Internet) iMovie, Adobe Premiere Elements,Nero Video,
Corel VideoStudio, Filmora…
Câu hỏi 2: Nêu một số tính năng
cơ bản của phần mềm làm phim. Câu 2:
- Cho phép tạo ra các phân cảnh phim từ các tư liệu
đầu vào: video, ảnh..
- Thiết lập thời lượng các phân cảnh trên phim
Câu hỏi 3: Trình bày giao diện - Thiết lập hiệu ứng chuyển cảnh, ghép âm thanh
chung của một phần mềm làm nhạc nền, lồng tiếng hay phụ đề…
phim Videopad Câu 3: Giao diện của một phần mềm làm phim
thường gồm:
- Thanh công cụ
- Ngăn tư liệu
- Ngăn xem trước
- Con trỏ thời điểm
- Ngăn tiến trình
Câu hỏi 4: Quan sát hình 29.3 + Hiển thị theo phân cảnh (Story Board)
SGK, nêu các lớp của đoạn phim + Hiển thị theo dòng thời gian (Timeline)
xuất hiện trong ngăn tiến trình, ý Câu 4: Đoạn phim hình 29.3 có 2 lớp:
nghĩa của con trỏ thời điểm. - Video track 1: Gồm các ảnh và các video clip
- Audio track 1: Gồm các đoạn âm thanh được sử
dụng làm nhạc nền cho phim.
Tại mỗi thời điểm, đoạn phim sẽ thể hiện đồng thời
các lớp đối tượng này

Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu HS đọc SGK trang 139, làm bài tập củng cố ra phiếu học tập số 2:
- HS: Nghiên cứu SGK, làm bài tập.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 92
Phiếu học tập số 2:
Phân cảnh 1 2 3 4 5 6
a) Ảnh sử dụng Ảnh 2. Ảnh 1. Ảnh 4. Ảnh 5. Video 1
jpg jpg jpg jpg
b) Thời lượng (s) 7 3 3 3 2 8
c) Tổng thời lượng 26 s
c. Sản phẩm:
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1, số 2.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS quan sát SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1
Chuyển giao - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
nhiệm vụ Nhiệm vụ 2:
- GV yêu cầu HS đọc phần bài tập củng cố trong SGK và hoàn thành
phiếu học tập số 2

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Thực hiện
- GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
nhiệm vụ
cần hỗ trợ.

- GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung các phiếu học tập
Báo cáo, thảo - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm
học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
+ GV giải thích rõ từng phần để HS hiểu được giao diện chung của một
phần mềm làm phim
Kết luận,
+ GV giải thích kĩ về ngăn tiến trình, phân biệt hai chế độ như SGK đã
nhận định
mô tả.
+ GV phân tích kĩ về các lớp, thảo luận về con trỏ thời điểm.
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm tốt
hoàn thành nhiệm vụ.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 93
Hoạt động 2: Thực hành tạo và biên tập một đoạn phim từ tư liệu ảnh và video có
sẵn.
a. Mục tiêu: HS tạo và biên tập một đoạn phim từ tư liệu ảnh và video có sẵn.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị tư liệu và kịch bản phim
- GV hướng dẫn để học sinh chuẩn bị đúng đủ tư liệu. Lưu trữ trên máy một cách
khoa học: Khoảng 5 ảnh và 1 video clip.
- GV hướng dẫn HS xây dựng ý tưởng, kịch bản phim, xác định thứ tự các phân
đoạn. Đặt tên các tư liệu theo thứ tự phân đoạn dự kiến, chẳng hạn Ảnh 1, Ảnh 2…Video
1, Video 2…
- HS chuẩn bị trước khi đến lớp.
+ Nhiệm vụ 2: Tạo đoạn phim từ tư liệu đã chuẩn bị
- GV yêu cầu HS sử dụng máy tính có cài đặt phần mềm VideoPad, đọc kĩ SGK và
làm theo từng bước đã được hướng dẫn trong SGK.
- HS sử dụng máy tính, tạo đoạn phim từ tư liệu đã chuẩn bị ở nhiệm vụ 1, theo các
bước trong SGK.
c) Sản phẩm: HS xuất bản được đoạn video clip đầu tiên bằng phần mềm VideoPad
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Nhiệm vụ 1:
- GV yêu cầu HS chuẩn bị ảnh, video clip tại nhà
Chuyển giao
Nhiệm vụ 2:
nhiệm vụ
- GV hướng dẫn học sinh tạo đoạn phim từ tư liệu đã chuẩn bị theo SGK
trang 139, 140, 141, 142

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Thực hiện
- GV quan sát HS thực hành, giải đáp thắc mắc, yêu cầu HS tự thảo luận
nhiệm vụ
để tìm cách khắc phục nếu gặp khó khăn trước khi GV giúp HS.

- GV: Quan sát kết quả thực hành của các nhóm
Báo cáo, thảo
- GV gọi 1 số HS lên thực hành trên máy chiếu để cả lớp quan sát.
luận
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm
Kết luận, học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
nhận định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm tốt
hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết các trang trong ngăn tư liệu và danh sách tư liệu trong các
trang đó để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn phim.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 94
b) Nội dung:
- HS làm việc theo nhóm đã chia, thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV yêu cầu HS mở tệp dự án phim vừa tạo ở phần thực hành, GV hướng dẫn HS
mở các trang trên ngăn tư liệu: Sequences, Video Files, Audio Files, Images. Yêu cầu HS
quan sát danh sách tư liệu tại mỗi trang đó, lập bảng nhận xét theo mẫu:
T Trang Lưu trữ tư liệu gồm
T
1 Sequences 3 chuỗi phân cảnh chính: (1) đoạn phim mở đầu, (2) Đoạn phim
chính, (3) Đoạn phim kết thúc
2 Video Files
3 Audio Files
4 Images

- HS lập bảng như GV yêu cầu.


c) Sản phẩm: Bảng nhận xét theo mẫu:
T Trang Lưu trữ tư liệu gồm
T
1 Sequences 3 chuỗi phân cảnh chính: (1) đoạn phim mở đầu, (2) Đoạn phim
chính, (3) Đoạn phim kết thúc
2 Video Files Tệp video mà HS đưa vào ở bước 3.1
3 Audio Files Tệp âm thanh mà HS đưa vào ở bước 3.2
4 Images Các ảnh mà HS đưa vào ở bước 3.1

d) Tổ chức thực hiện


Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao
GV yêu cầu HS hoàn thành phần luyện tập trong SGK
nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm, thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên
Thực hiện
- GV hướng dẫn HS cách mở các trang trên ngăn tư liệu để HS đỡ lúng
nhiệm vụ
túng.
- GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày đáp án phần luyện tập
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
Kết luận, - GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm
nhận định học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 95
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các bạn chưa làm tốt
hoàn thành nhiệm vụ.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
Giúp HS thành thạo các bước xây dựng một đoạn phim, vận dụng kiến thức đã
học xây dựng một đoạn phim theo sở thích
b. Nội dung:
HS tạo các đoạn phim theo ý thích của mình bằng kiến thức và kĩ năng đã học
GV khuyến khích HS sáng tạo, chia sẻ với các bạn sản phẩm của mình
c. Sản phẩm:
Một đoạn phim hoàn chỉnh
d. Tổ chức thực hiện:
Học sinh thực hiện ở nhà sau đó gửi kết quả qua thư điện tử của giáo viên

TRẮC NGHIỆM
Câu 1(NB): Trong các phần mềm sau, phần mềm nào là phần mềm làm phim:
a. VideoPad
b. Microsoft Office
c. Inkscape
d. Avast Antivirus
Câu 2 (NB): Giao diện của một phần mềm làm phim thường có bố cục với mấy thành
phần chính là:
a. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 3 (NB): VideoPad là gì?
a. Phần mềm chỉnh sửa ảnh
b. Phần mềm làm phim
c. Phần mềm chỉnh sửa âm thanh
d. Phần mềm chỉnh sửa văn bản
Câu 4 (NB): VideoPad có thể tải về miễn phí hay không?
a. Bắt buộc phải ghi nợ nội địa
b. Không
c. Mất phí duy trì mỗi tháng
d. Có
Câu 5 (NB): VideoPad có thể xuất video ở định dạng HD không?
a. Chỉ ở dạng 4K
b. Không
c. Chỉ ở dạng Full HD
d. Có
Câu 6 (NB): Thanh công cụ là nơi?

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 96
a. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim
b. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim
c. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước
d. Thời điểm
Câu 7 (NB): Ngăn tư liệu là nơi?
a. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim
b. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim
c. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước
d. Thời điểm
Câu 8 (NB): Ngăn xem trước là nơi?
a. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim
b. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim
c. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước
d. Thời điểm
Câu 9 (NB): Con trỏ là?
a. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim
b. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim
c. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước
d. Thời điểm
Câu 10 (NB): Ngăn tiến trình là?
a. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim
b. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim
c. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước
d. Khu vực giúp theo dõi, quản lý toàn bộ trình tự cũng như thành phần của phim
Câu 11 (TH): Chọn phát biểu SAI trong các phát biểu sau về phần mềm làm phim
VideoPad:
a. Thanh công cụ chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh
sửa phim.
b. Ngăn tiến trình có thể hiển thị theo phân cảnh và dòng thời gian
c. Trong ngăn tiến trình của mỗi đoạn phim chỉ có 2 lớp đối tượng là Video track 1
và Audio track 1
d. Ngăn tư liệu chứa các tư liệu đầu vào cho phim

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 97
Câu 12 (TH): Hiển thị theo phân cảnh là chế độ?
a. Hiển thị đơn giản, giúp quan sát trực quan chuỗi các phân cảnh trong phim
b. Hiển thị toàn bộ các thành phần của đoạn phim dưới dạng các lớp theo đúng trình
tự thời gian của phim
c. Hiển thị đơn giản các lớp theo trình tự thời gian
d. Hiển thị một phần các thành phần của đoạn phim theo trình tự thời gian
Câu 13 (TH): Hiển thị theo Dòng thời gian là chế độ?
a. Hiển thị đơn giản, giúp quan sát trực quan chuỗi các phân cảnh trong phim
b. Hiển thị toàn bộ các thành phần của đoạn phim dưới dạng các lớp theo đúng trình
tự thời gian của phim
c. Hiển thị đơn giản các lớp theo trình tự thời gian
d. Hiển thị một phần các thành phần của đoạn phim theo trình tự thời gian

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 98
Câu 14 (TH): Trong chế độ hiển thị theo phân cảnh thì mỗi phân cảnh có thể là?
a. Mỗi đoạn phim có nhiều lớp
b. Mỗi ảnh hoặc một video clip
c. Một đoạn phim
d. Nhiều đoạn phim
Câu 15 (TH): Trong chế độ hiển thị theo phân cảnh thì con số chỉ thời lượng dưới
mỗi phân cảnh thể hiện?
a. Số lớp
b. Màu sắc
c. Thời gian
d. Độ trễ
Câu 16 (VD): Để thêm tư liệu đầu vào cho đoạn phim ta nháy chuột vào nút lệnh nào:

a. AddContent
b. AddFiles
c. Cancel
d. Next

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 99
Câu 17 (VD): Để chọn đường dẫn tới thư mục lưu đoạn phim, ta chọn mục nào?

a. Save to Folder
b. Create
c. File Format
d. Preset.
Câu 18 (VD): Audio files lưu trữ tư liệu nào?
a. Video cho đoạn phim mở đầu
b. Ảnh cho đoạn phim mở đầu
c. File nhạc cho đoạn phim
d. Đoạn phim mở đầu

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 100
Câu 19 (VD): Trong hình sau thì thời lượng của mỗi phân cảnh là?

a. 7.5 phút
b. 1.5 phút
c. 0.5 phút
d. 2.0 phút
Câu 20 (VD): Trong hình sau thì thời lượng của mỗi phân cảnh là?

a. 7.5 phút
b. 1.5 phút
c. 0.5 phút
d. 2.0 phút

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 101
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 30. BIÊN TẬP PHIM


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim: Chỉnh sửa hình ảnh, âm
thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân trong quá trình học tập, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực làm việc theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống, đề xuất và lựa chọn
giải pháp để giải quyết các vấn đề do giáo viên đặt ra. Phân tích được tình huống, đề xuất
và lựa chọn giải pháp để chọn được phương án nhằm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
- Năng lực tin học:
- NLc HS được rèn luyện, bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
3. Về phẩm chất:
- Nghiêm túc, tập trung, tích cực chủ động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Thiết bị dạy học: Máy tính hoặc Laptop cài đặt sẵn phần mềm làm phim, máy
chiếu.
- Học liệu, kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, bài giảng điện tử.
- Học liệu: Sách giáo khoa, Sách giáo viên, SBT
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động ( mở đầu)
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú học tập, tạo động lực cho học sinh mong muốn tìm hiểu các công cụ
biên tập phim để có thể tạo cho mình một đoạn phim ngắn phục vụ học tập, giải trí…
b) Nội dung hoạt động:
Hs dựa vào hiểu biết, kiến thức đã học ở tiết trước (bài 29) để trả lời câu hỏi của
GV.
c. Sản phẩm:
Từ yêu cầu Hs vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện:
Chiếu cho HS xem một video của các nhóm học sinh đã thực hành ở phần thực hành
trước (bài 29).

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 102
Câu hỏi: Các em cho biết các em đã hài lòng về đoạn video này không. Đoạn video đã đủ
hấp dẫn, thẩm mỹ chưa. Để đoạn phim trên trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn cần làm
gì?

Nhiệm vụ Cách thức tổ chức


Chia lớp thành 04 nhóm, Chiếu 1 hoặc 2 đoạn video đã được học sinh
Chuyển giao
biên tập ở tiết thực hành bài 29. Yêu cầu các nhóm quan sát và trả lời
nhiệm vụ
câu hỏi GV đưa ra.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận
Thực hiện
nhóm trả lời câu hỏi của GV.
nhiệm vụ
GV quan sát, hs thảo luận.

GV: Gọi đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi.


Báo cáo, thảo
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
luận
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn

- GV nhận xét.
Kết luận,
- Các em có muốn tìm hiểu thêm các công cụ để chỉnh sửa cho đoạn
nhận định
phim đó trở nên hấp dẫn hơn không?

2. Hình thành kiến thức.


Hoạt động. Tìm hiểu các công cụ, tính năng biên tập của phần mềm làm phim.
a. Mục tiêu:
- Nắm được các công cụ cơ bản biên tập phim: Chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề,
tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
- Sử dụng được các công cụ cơ bản biên tập phim để thực hiện biên tập được đoạn phim
hấp dẫn, chuyên nghiệp phục vụ học tập, công việc hoặc giải trí.
b. Nội dung hoạt động:
- Chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký của nhóm.
- HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV; Chiếu video
mẫu GV chuẩn bị trước (video của 1 nhóm HS thực hiện trong phần thực hành bài thực
hành 29). HS quan sát video mẫu.
- Hoàn thiện phiếu học tập.
- GV thực hiện các thao tác biên tập video có sử dụng các công cụ biên tập để học sinh
quan sát.
Câu hỏi: SGK

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 103
PHIẾU HỌC TẬP

Câu hỏi Trả lời


Câu 1: Em hãy đề xuất các nội GV yêu cầu HS:
dung cần chỉnh sửa/chèn thêm - Quan sát đoạn phim đã được biên tập sẵn. Phát
( hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng, phiếu học tập.
phụ đề) để đoạn phim thêm hấp - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
dẫn và chuyên nghiệp.
Câu 2: Kể tên các công cụ phần Các công cụ biên tập của phần mềm làm phim:
mềm làm phim cung cấp để có thể - Chỉnh sửa hình ảnh
biên tập những đoạn phim chuyên - Chỉnh sửa âm thanh
nghiệp, hấp dẫn. - Tạo các hiệu ứng chuyển cảnh
- Căn chỉnh thời gian
- Tạo phụ đề.
Câu 3: Những hình ảnh hoặc Chú ý về bản quyền của sản phẩm là hình ảnh hoặc
video ngắn tải về từ mạng Internet video tải về trên mạng Internet. Nếu các video hoặc
để đưa vào video có vi phạm bản hình ảnh mang tính bản quyền thì không được phép
quyền hay không. sử dụng khi chưa được phép của tác giả.

c. Sản phẩm:
- Hoàn thiện phiếu học tập theo yêu cầu. Trả lời câu hỏi SGK.
- HS nắm được các công cụ, tính năng biên tập của phần mềm làm phim: Chỉnh sửa hình
ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
d. Tổ chức thực hiện:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 104
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
GV yêu cầu HS:
Chuyển giao - Quan sát đoạn video. Phát phiếu học tập.
nhiệm vụ - Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập
- Trả lời câu hỏi SGK.

HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo luận
Thực hiện
nhóm hoàn thành phiếu học tập.
nhiệm vụ
GV quan sát học sinh thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.

GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập.
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
Báo cáo, thảo
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
luận
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn
- Trả lời câu hỏi Sgk
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho học sinh, cho điểm những nhóm
học sinh hoàn thành nhanh và chính xác.
- GV thực hiện lại các thao tác biên tập phim để học sinh quan sát trên
máy chiếu hoặc tivi.
Kết luận,
+ Chỉnh sửa hình ảnh
nhận định
+ Chỉnh sửa âm thanh
+ Tạo các hiệu ứng chuyển cảnh
+ Căn chỉnh thời gian
+ Tạo phụ đề.

c. Sản phẩm:
- Hoàn thiện phiếu học tập
- Nắm được các tính năng biên tập của phần mềm làm phim
- Trả lời câu hỏi SGK.
3. Hoạt động luyện tập.
a. Mục tiêu:
Củng cố kiến thức vừa học và rèn luyện kỹ năng sử dụng các công cụ làm phim.
b) Nội dung:
- HS đọc SGK thực hiện thực hành theo yêu cầu.
c) Sản phẩm:
Bài làm thực hành của học sinh với yêu cầu:
- Số lượng tư liệu đầu vào phù hợp với kịch bản.
- Phim có hiệu ứng chuyển cảnh và thời lượng phù hợp với phụ đề để người xem dễ dàng
theo dõi đủ cả kênh hình lẫn kênh chữ.
- Có âm thanh và nhạc nền hay, hấp dẫn phù hợp với nội dung đoạn phim.
d) Tổ chức thực hiện

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 105
Thực hành:
* Nhiệm vụ chung: Biên tập đoạn phim đã thực hiện ở phần thực hành bài 29.
Hướng dẫn:
Bước 1: Khởi động phần mềm videoPad.
Bước 2: Mở dự án phim đã thực hiện ở phần thực hành bài 29.
Bước 3: Lưu dự án với tên mới <tên phim>.<Ngày tạo>.vpj
- Nhiệm vụ 1: Chỉnh sửa ảnh
HS: Thực hành thay thế một ảnh trong phim bằng ảnh mới.
HS: xác định ảnh cần thay thế là ảnh nào và ảnh thay thế là ảnh nào, sau đó thực hiện
theo hướng dẫn.
Hướng dẫn:
Bước 1. Nháy chuột phải vào ảnh 5 tại trang Images của ngăn
tư liệu. Khi bảng lệnh hiện ra (hình 30.1) chọn lệnh Replace
file…
Bước 2: Chọn đường dẫn tới tệp ảnh mới sẽ dùng thay thế cho
ảnh 5.
Sau bước này, ảnh mới sẽ đưa vào ngăn tư liệu, thay thế cho
ảnh 5 cũ. Khi đó, phân cảnh sử dụng ảnh 5 cũ trong đoạn phim
cũng sẽ thay đổi theo.
Bước 3. Chọn nút Play trong ngăn xem trước để kiểm tra
kết quả thay thế ảnh vừa thực hiện.
Lưu ý: Cũng trong ngăn tiến trình này, em có thể thay đổi vị
trí các phân cảnh bằng cách kéo thả. Hãy thử thực hành để
khám phá tính năng này cũng như các tính năng chỉnh sửa ảnh
khác trong bảng lệnh tại Hình 30.1.
GV: quan sát, giải đáp thắc mắc nếu có, khuyến khích các em
khám phá các tính năng chỉnh sửa ảnh khác có trong bảng lệnh
ở hình 30.1.
Nhiệm vụ 2: Chỉnh sửa âm thanh.
GV: chiếu lên máy chiếu một vài video mẫu có âm thanh nhỏ dần về cuối phim để học
sinh quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước chỉnh sửa âm thanh.
HS: Thực hiện theo hướng dẫn để điều chỉnh âm thanh trong đoạn phim của nhóm.
GV: quan sát, giải đáp thắc mắc nếu có.
Hướng dẫn:
- Việc điều chỉnh âm lượng của âm thanh cần thực hiện tại ngăn tiến trình, ở chế độ hiển
thị theo dòng thời gian (Timeline)
Bước 1. Tại ngăn tiến trình, nháy chuột vào hộp chọn
Storyboard, trong bảng chọn hiện ra, nháy chọn Timeline để
mở chế độ Dòng thời gian trong ngăn tiến trình.
Bước 2.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 106
Bước 3. Hộp thoại Fade Out hiện ra cho phép thiết lập các thông số để điều chỉnh âm
lượng nhỏ dần về cuối phim.

Quan sát hình ảnh minh hoa đoạn âm thanh trên lớp Audio track 1, ta sẽ thấy ở vị trí 2
giây cuối cùng, đường kẻ giữa màu xanh (biểu thị âm lượng) có chiều đi xuống (hình
30.3). Điều đó có nghĩa là trong vòng 2 giây cuối, âm lượng nhạc nền sẽ nhỏ dần cho đến
hết đoạn phim.
Nhiệm vụ 3: Tạo hiệu ứng chuyển cảnh
GV: Chiếu cho HS xem một số hiệu ứng chuyển cảnh trong video chuẩn bị trước. Hướng
dẫn học sinh thực hiện từng bước trên máy chiếu.
HS: thực hành từng bước theo hướng dẫn. HS chọn một hiệu ứng bất kỳ và khám phá các
hiệu ứng khác. Chọn hiệu ứng phù hợp.
GV: quan sát các nhóm thực hành và trợ giúp nếu cần.
Hướng dẫn:
Bước 1: Mở chế độ hiển thị Story Board trên ngăn
tiến trình

Bước 2: Nháy chọn lệnh tại phân cảnh muốn


thực hiện hiệu ứng chuyển cảnh.
Bước 3: Tạo danh sách các hiệu ứng mở ra (Hình
30.4), chọn một hiệu ứng bất kì.
Bước 4: Xem đoạn phim ở ngăn xem trước để
theo dõi hiệu ứng chuyển cảnh vừa thiết lập. Có
thể thực hiện lại bước 3 để đổi lại hiệu ứng khác
nếu muốn.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 107
Nhiệm vụ 4: Căn chỉnh thời gian các phân cảnh trong phim
GV: Hướng dẫn học sinh làm từng bước. Lưu ý: khi chọn phân cảnh nào nhớ chọn xem
lại phân cảnh đó trong ngăn xem trước, rồi mới tiến hành chỉnh sửa thời gian.
HS: thực hành theo hướng dẫn.
GV: quan sát, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc nếu có.
Hướng dẫn:
Trong đoạn phim của em, phần mềm đã mặc định sẵn thời lượng của mỗi phân cảnh, con
số này thể hiện trong ngăn tiến trình ở chế độ Storyboad. Để thay đổi thời lượng, em thực
hiện như sau:
Bước 1: Bật chế độ hiển thị dạng Storyboad cho ngăn tiến trình
Bước 2. Nháy chọn phân cảnh cần căn chỉnh thời gian, giả sử phân cảnh 2. Phân cảnh
này sẽ được hiện ra ở ngăn xem trước.
Bước 3. Gõ vào thời lượng mong muống tại ô Duration trong dãy lệnh ở ngăn xem trước
(Hình 30.2) rồi nhấn phím Enter.
Bước 4. Xem lại đoạn phim để theo dõi sự thay đổi thời lượng phân cảnh vừa điều chỉnh.
Có thể quay lại Bước 3 để chỉnh lại thời lượng nếu cần.
Thực hiện tương tự với các phân cảnh khác để đoạn phim có thời lượng như em mong
muốn.
Nhiệm vụ 5: Tạo phụ đề để chú thích cho các ảnh trong đoạn phim.
GV: Chiếu đoạn video có phụ đề để học sinh quan sát trên máy chiếu, hướng dẫn học
sinh thực hiện từng bước.
HS: thực hành tạo phụ đề cho đoạn phim theo hướng dẫn
GV: quan sát, hướng dẫn, giải đáp, khuyến khích các em chuyển đoạn phim sau khi thực
hành cho nhau để xem và nhận xét, bổ sung cho nhau để hoàn chỉnh hơn đoạn phim.
Hướng dẫn:
Bước 1. Mở hộp thoại tạo phụ đề bằng cách: trên dải lệnh, chọn lệnh Sequence, tiếp theo
chọn lệnh Subtitles.

Bước 2. Khi hộp thoại Subtitles hiện ra, lần lượt thực hiện theo các chỉ dẫn trong hình
30.6.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 108
Sau khi tạo xong các phụ đề khớp với các phân cảnh, chọn Apply để đóng hộp thoại và
lưu lại các phụ đề vừa tạo.
Bước 3. Xem lại toàn bộ đoạn phim để kiểm tra. Thực hiện lại các bước trên để điều
chỉnh nếu cần.
GV: Sau khi
4. Hoạt động Vận dụng:
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. Sử dụng được
các công cụ biên tập phim, biên tập được các đoạn video ngắn phục vụ học tập, công việc
và giải trí.
b. Nội dung:
Thực hành, khám phá, để được đoạn phim thêm hấp dẫn hơn, em hãy thực hành thực
hiện các thao tác sau:
- Bổ sung thêm hình ảnh hoặc video clip
- Thay thế nhạc nền bằng bài hát em yêu thích
- Căn chỉnh thời lượng của mỗi phân cảnh trong chế độ dòng thời gian, thay vì ở chế độ
băng hình như đã thực hiện ở nhiệm vụ 4.
c. Sản phẩm
- Đoạn phim hoàn chỉnh, hấp dẫn…

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 109
d. Tổ chức thực hiện:
Học sinh thực hiện ở nhà sau đó gửi kết quả qua hòm thư điện tử của giáo viên.

====================================================

Câu hỏi trắc nghiệm củng cố: (sau khi kết thúc bài học)
Câu 1 (NB): Để biên tập đoạn phim bằng phần mềm videoPad, sau khi nháy chuột phải
vào một tư liệu bất kỳ tại trang Images như ảnh hoặc video thì bảng các lệnh trong ngăn
tư liệu hiện ra. Ta chọn lệnh Replace file…để thực hiện công việc nào sau đây?
A. Chỉnh sửa ảnh B. Chỉnh sửa âm thanh
C. Tạo hiệu ứng chuyển cảnh D. Căn chỉnh thời gian các phân cảnh.
ĐA: A
Câu 2 (NB): Biên tập đoạn phim bằng phần mềm videoPad. Để đưa các tệp âm thanh vào
đoạn phim, ghép nối, thay đổi độ dài, âm lượng. Ta chọn công cụ nào sau đây?
A. Công cụ tạo phụ đề B. Công cụ chỉnh sửa âm thanh
C. Công cụ căn chỉnh thời gian D. Công cụ tạo phụ đề
ĐA: B
Câu 3 (NB): Biên tập đoạn phim bằng phần mềm videoPad. Tại ngăn tiến trình ta có thể
thực hiện được những thao tác biên tập phim nào sau đây?
A. Chỉnh sửa ảnh
B. Chỉnh sửa âm thanh, tạo hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian các phân cảnh
C. Chỉnh sửa ảnh và tạo phụ đề
D. Tạo phụ đề, thêm ảnh, thêm âm thanh
ĐA: B

Câu 4 (VD): Biên tập đoạn phim bằng phần mềm videoPad. Để tạo phụ đề cuối phim
như sau: “Hết phim, cảm ơn các bạn đã theo dõi”. Trong các công cụ sau ta chọn công
cụ nào để thực hiện:
(1) Công cụ tạo phụ đề
(2) Công cụ chỉnh sửa âm thanh
(3) Công cụ căn chỉnh thời gian
A. (1) và (2) B. (2) và (3)
C. (1) và (3) C. Cả 3 công cụ trên.
ĐA: C

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 110
CHỦ ĐỀ 7. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH VÀ LÀM VIDEO

BÀI 31: THỰC HÀNH TẠO PHIM HOẠT HÌNH


Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Nắm được các bước cần thực hiện để tạo được một đoạn phim hoạt hình.
- Tạo được đoạn phim hoạt hình từ hình ảnh, có hiện được các đoạn hội thoại giữa
các nhân vật, có âm thanh, phụ đề.
2. Về năng lực:
− Năng lực chung:
o HS tự mình xây dựng được các phương án xử lý một tình huống cụ thể khi
gặp phải.
o Phối hợp được với các bạn khác để tìm hiểu kiến thức, hoàn thành các
nhiệm vụ học tập được giao.
− Năng lực tin học:
o Tích lũy kiến thức, kĩ năng trong quá trình tìm kiếm, xử lí hình ảnh cần
thiết.
o Xây dựng dựng được kịch bản, lựa chọn được các hình ảnh cần thiết để
hoàn thành một đoạn phim hoạt hình theo một chủ đề nhất định.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo và vận dụng các kiến thức đã
học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
Thiết bị dạy học:
Máy tính, máy chiếu, phần mềm VideoPad.
Học liệu:
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án.
Hình ảnh, âm thanh, kịch bản của một đoạn phim hoạt hình.
Tài liệu hướng dẫn thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh nắm bắt được nội dung, nhiệm vụ của buổi học.
- HS nắm được các bước chính cần thực hiện khi muốn làm một đoạn phim hoạt
hình.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 111
b) Nội dung hoạt động:
- Giáo viên trao đổi, thảo luận cùng học sinh để chỉ ra một số bước chính, thứ tự các
bước cần thực hiện để xây dựng hoàn chỉnh đoạn phim hoạt hình.
Phiếu học tập số 1:
Câu hỏi Trả lời
Câu hỏi 1: Để xây dựng một
đoạn phim hoạt hình, ta phải
thực hiện những công việc 1.Xây dựng kịch bản
nào? 2.Chuẩn bị tư liệu
3.Tạo đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản
Câu hỏi 2: Hãy sắp xếp các 4.Thêm phụ đề, hội thoại
công việc trên theo thứ tự để
có thể hoàn thành đoạn phim
hoạt hình.

c) Sản phẩm:
- HS hoàn thành được phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
GV: Trong buổi thực hành trước, các em đã tạo được một đoạn phim
hoàn chỉnh theo 1 chủ đề mà các em lựa chọn. Hôm nay, chúng ta tiến
Chuyển giao hành làm một đoạn phim hoạt hình để đưa vào đầu đoạn phim buổi
nhiệm vụ hôm trước.
Các em sẽ thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 4 bạn để hoàn thành phiếu
học tập số 1.
HS tiếp nhận nhiệm vụ, ôn lại các kiến thức đã học liên quan, thảo
Thực hiện luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1.
nhiệm vụ GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em
cần hỗ trợ.
GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày nội dung phiếu học tập số 1
Báo cáo, thảo HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nhận xét, góp ý bổ sung bài của bạn.
- GV phân tích câu trả lời của các nhóm, thống nhất các bước chính để
cả lớp sẽ thực hiện.
Kết luận,
1. Xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu.
nhận định
2.Tạo đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản.
3.Bổ sung phụ đề và hội thoại.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 112
Nhiệm vụ 1: Xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu
a.Mục tiêu:
- Xây dựng được kịch bản chi tiết của đoạn phim hoạt hình sẽ thực hiện.
- Chuẩn bị được đầy đủ tư liệu cho đoạn phim hoạt hình sẽ thực hiện.
b.Nội dung:
- Giáo viên phân tích, giải thích, minh chứng để học sinh thấy được tầm quan trọng
của việc xây dựng kịch bản của đoạn phim.
- Giáo viên minh hoạt một số thao tác chính, hướng dẫn cơ bản để học sinh có thể
xây dựng kịch bản hoàn chỉnh, tìm được tư liệu đầy đủ cho đoạn phim sẽ tạo.
c. Sản phẩm:
- Kịch bản chi tiết của đoạn phim hoạt hình.
- Tư liệu hình ảnh đầy đủ của đoạn phim hoạt hình theo kịch bản.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
GV: Để tạo được một đoạn phim hoạt hình, đầu tiên chúng ta cần xây
dựng kịch bản. Kịch bản phải được xây dựng sao cho khả thi, phù hợp
với các tính năng sẵn có của phần mềm làm phim đang sử dụng, cũng
như phù hợp với kiến thức, kĩ năng mà chúng ta đã biết.
GV: Quan sát hình 31.1 trang 148 chúng ta thấy có 4 phân cảnh, vậy
các em sẽ phải xây dựng kịch bản chi tiết cho đoạn phim theo bảng
Chuyển giao
31.1 cuối trang 148.
nhiệm vụ
GV: Để xây dựng được kịch bản và chuẩn bị tư liệu cho đoạn phim,
các em sẽ chia nhóm, mỗi nhóm 4 bạn và thực hiện 3 yêu cầu trang
149, xây dựng kịch bản có tứ 5-7 phân cảnh.
Lưu ý: Lựa chọn 1 trong các chủ đề theo gợi ý.
GV: Sử dụng kịch bản mẫu đã chuẩn bị, hướng dẫn học sinh cách tìm
kiếm tư liệu phù hợp.

Thực hiện
HS: Chia mỗi nhóm 4 bạn, thực hiện 3 yêu cầu trang 149.
nhiệm vụ

GV: Gọi đại diện 1 nhóm trình bày kịch bản, tư liệu mình đã chuẩn bị.
Báo cáo, thảo HS: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã thống nhất trong nhóm
luận GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: nhận xét, góp ý bổ sung bài của nhóm bạn
- GV nhận xét, góp ý về kịch bản, tư liệu của các nhóm đã xây dựng.
Kết luận,
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm còn
nhận định
chưa hoàn chỉnh.

Nhiệm vụ 2: Tạo đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 113
a.Mục tiêu:
- Xây dựng được đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản đã chuẩn bị
trước đó.
b.Nội dung:
- GV sử dụng kịch bản, tư liệu mẫu đã chuẩn bị để minh họa các thao tác thực hiện
trên phần mềm VideoPad để tạo đoạn phim hoạt hình.
c. Sản phẩm:
- Đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu đã chuẩn bị.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
GV yêu cầu học sinh quan sát phần hướng dẫn thực hiện đoạn phim.
Từ các kiến thức và tư liệu mà nhóm đã chuẩn bị, GV yêu cầu HS mở
Chuyển giao
phần mềm VideoPad và bắt đầu xây dựng đoạn phim hoạt hình.
nhiệm vụ
Tùy vào số lượng máy vi tính, GV cho các em thực hành theo nhóm
hoặc cá nhân.

Thực hiện
HS: Mở phần mềm VideoPad và thực hiện
nhiệm vụ

GV: Gọi đại diện 1-2 nhóm trình chiếu sản phẩm để cả lớp quan sát
Báo cáo, thảo HS: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
luận GV: yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS: nhận xét, góp ý bổ sung bài của nhóm bạn
- GV nhận xét, góp ý về đoạn phim mà nhóm đã xây dựng, khen ngợi
Kết luận, các nhóm có phần thực hiện tốt.
nhận định - Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm còn
chưa hoàn chỉnh.

Nhiệm vụ 3: Bổ sung phụ đề và hội thoại


a.Mục tiêu:
- Xây dựng hoàn chỉnh đoạn phim hoạt hình theo kịch bản đã xây dựng
b.Nội dung:
- GV sử dụng đoạn phim hoạt hình mẫu đã chuẩn bị để minh họa các thao tác thực
hiện phần phụ đề và hội thoại bằng phần mềm VideoPad.
c. Sản phẩm:
- Đoạn phim hoạt hình hoàn chỉnh phần phụ đề, hội thoại theo kịch bản.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV: Sau khi đã có đoạn phim hoạt hình, chúng ta sẽ tiến hành tạo
nhiệm vụ phụ đề, hội thoại để đoạn phim trở nên sinh động, rõ ràng và dễ hiểu

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 114
hơn với người xem.
GV yêu cầu học sinh quan sát phần minh họa phụ đề và hội thoại.
Lưu ý: Hướng dẫn cả 2 cách (phụ đề bằng chữ và phụ đề bằng việc
ghi âm). HS sẽ thực hành tạo phụ đề bằng chữ.
GV: Từ đoạn phim và kịch bản mà các em đã xây dựng, các em thực
hiện tạo phụ đề và hội thoại theo kịch bản.

Thực hiện HS: Thực hiện tạo phụ đề, hội thoại cho đoạn phim hoạt hình theo
nhiệm vụ kịch bản đã xây dựng.

GV: Gọi đại diện 1-2 nhóm trình chiếu đoạn phim hoạt hình hoàn
chỉnh mà mình đã thực hiện.
Báo cáo,
HS: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
thảo luận
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có
HS: nhận xét, góp ý bổ sung bài của nhóm bạn nếu có
- GV nhận xét, góp ý về đoạn phim hoàn chỉnh của các nhóm.
Kết luận,
- Cử đại diện các nhóm làm tốt hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm còn
nhận định
chưa hoàn chỉnh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a) Mục tiêu:
- Học sinh có thể chia sẻ về video sản phẩm và các kỹ thuật sử dụng trong quá trình
thực hiện video.
b) Nội dung:
- Gọi 1-2 nhóm học sinh chia sẻ về sản phẩm.
c) Sản phẩm:
- Kiến thức, kỹ thuật sử dụng trong quá trình học sinh trình bày sản phẩm của mình.
d) Tổ chức thực hiện
- GV: Cho các nhóm xung phong hoặc gọi ngẫu nhiên lên trình bày sản phẩm hoàn
chỉnh.
- Học sinh chia sẽ sản phẩm, trình bày các kỹ thuật sử dụng trong video của mình.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Học sinh hoàn thiện sản phẩm của mình dựa trên các kỹ thuật, kinh nghiệp được
các bạn chia sẻ.
b. Nội dung:
- Học sinh chỉnh sửa hoàn thiện sản phẩm của mình.
- Xuất bản thành file video.
c. Sản phẩm
- Video phim hoạt hình hoàn chỉnh.
d. Tổ chức thực hiện:

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 115
- GV: Đưa ra thời gian để các em hoàn chỉnh video dựa trên các phần chia sẻ của
các nhóm trước. Xuất video gửi GV đánh giá, chấm điểm.
- HS: Hoàn chỉnh video phim hoạt hình, xuất file và gửi GV.

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH


Nhiệm vụ 1: Xây dựng kịch bản, chuẩn bị tư liệu
1. Xây dựng kịch bản
Phâ Hình Lời thoại/Âm thanh Phụ đề
n ảnh
cảnh
1 Tú và Tú: Chào Nam! Sao giờ này cậu mới tới? Trưa thứ 7, tại hành
Lan lang câu lạc bộ
ngoại khóa
2 Nam Nam: Ừ! Vì tớ mãi làm một món quà bất ngờ để
đem tới cho các bạn.
3 Nhân Nhân: Chào các bạn! món quà bất ngờ gì vậy
Nam?
4 Nam Nam: Chào Nhân! Tớ đang làm một video về kỳ
hè vừa rồi.
Nam: Các bạn cùng đến xem này.
2. Chuẩn bị tư liệu:
 Hình nền: Vào công cụ tìm kiếm google.com, gõ từ khóa: background Inside
Corridor Cartoon và lựa chọn hình ảnh phù hợp để tải về.
 Nhân vật: Vào công cụ tìm kiếm google.com, gõ từ khóa: person png cartoon và
lựa chọn hình ảnh phù hợp để tải về.
Tip: Có thể tìm các tập tin ảnh .gif để có các chuyển động sinh động hơn.

Nhiệm vụ 2: Tạo ra đoạn phim hoạt hình từ các tư liệu theo kịch bản
 B1: Khởi động VideoPad/ Chọn New Project
 B2: Chọn Add File(s)/Tìm và add các tư liệu đã chuẩn bị ở nhiệm vụ 1 vào.

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 116
 B3: Phân cảnh 1:
B3.1: Đưa hình nền, nhân vật Tú, Lan theo phân cảnh 1 vào Timeline

B3.2: Cân chỉnh kích thước, vị trí, xóa nền của các nhân vật cho phù hợp.
Nháy phải chuột vào Video track của nhân vật/Add effect/(Scale hoặc Green screen)

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 117
B3.3: Thiết lập thời gian hiễn thị của tất cả hình nền là 20 giây, nhân vật Tú, Lan là 5
giây.

 B4: Phân cảnh 2.


B4.1: Đưa nhân vật Nam theo phân cảnh 2 vào Timeline

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 118
B4.2: Cân chỉnh kích thước, vị trí, xóa nền của các nhân vật cho phù hợp.
B4.3: Thiết lập thời gian hiễn thị của nhân vật trong 4 giây.
 B5: Phân cảnh 3.
B5.1: Đưa nhân vật Tú theo phân cảnh 3 vào Timeline
B5.2: Cân chỉnh kích thước, vị trí, xóa nền của các nhân vật cho phù hợp.
B5.3: Thiết lập thời gian hiễn thị của tất cả hình nền, nhân vật trong 4 giây.

 B6: Phân cảnh 4.


B6.1: Đưa nhân vật Nam theo phân cảnh 3 vào Timeline
B6.2: Cân chỉnh kích thước, vị trí, xóa nền của các nhân vật cho phù hợp.
B6.3: Thiết lập thời gian hiễn thị của nhân vật trong 4 giây.

Nhiệm vụ 3: Bổ sung phụ đề và hội thoại

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 119
B1: Nháy vào Subtitles
B2: Nhập vào phụ đề, hội thoại theo thứ tự.
B3: Vào menu format để định dạng
B4: Chọn từng đoạn hoại thoại, set start và set end để xác định thời gian bắt đầu, kết thúc.
B5: Nháy nút Apply để kết thúc

Mở rộng:
Thêm nhạc nền cho video
B1: Lên trang tìm kiếm google.com tìm 1 đoạn nhạc phù hợp tải về.
B2: Add audio vào VideoPad
B3: Cắt đoạn nhạc cho phù hợp độ dài video
Xuất bản video
Vào menu Export/Video file/Chọn các tùy chọn phù hợp/Create

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 120
04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 121
BÀI 31: ÔN TẬP
Môn học: Tin học lớp 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Tạo lập một cơ sở dữ liệu bằng phần mềm heidi.
- Xử lý hình ảnh hoàn chỉnh ở mức cơ bản.
- Biên tập hình ảnh, phim.
2. Về năng lực:
− Năng lực chung:
o HS tự mình xây dựng được các phương án xử lý một tình huống cụ thể khi
gặp phải.
o Phối hợp được với các bạn khác để tìm hiểu kiến thức, hoàn thành các
nhiệm vụ học tập.
− Năng lực tin học:
o Tích lũy kiến thức, kĩ năng trong quá trình tìm kiếm, xử lí.
o Xây dựng dựng được kịch bản, lựa chọn được các hình ảnh cần thiết để
hoàn thành một đoạn phim hoạt hình theo một chủ đề nhất định.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo và vận dụng các kiến thức đã
học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
Thiết bị dạy học:
Máy tính, máy chiếu.
Học liệu:
Sách giáo khoa, Sách giáo viên, giáo án.
Tài liệu hướng dẫn thực hành.
III. Tiến trình dạy học.
Nhiệm vụ 1: Tạo lập một cơ sở dữ liệu
a.Mục tiêu:
- HS tạo một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, tạo csdl, xác định kiểu dữ liệu cho các
trường của các bảng, ràng buộc bảng và thêm dữ liệu cho bảng.
b.Nội dung:
- Giáo viên phân tích, giải thích, minh chứng để học sinh biết các tạo csdl.
c. Sản phẩm:
- Cơ sở dữ liệu do học sinh tạo
d. Tổ chức thực hiện

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 122
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
GV: Cho csdl gồm các bảng sau
chamcong

danhmuccongtrinh
Chuyển giao
nhiệm vụ

nhancong

Em hãy chọn kiểu dữ liệu phụ hợp cho các trường, xác định khóa
chính, khóa ngoài
Tạo ràng buộc cho các bảng và nhập dữ liệu cho các bảng

Thực hiện
HS: Thực hiện tạo csdl
nhiệm vụ

Báo cáo, GV: Kiểm tra qua trình thực hiện của HS, sửa lỗi cho HS.
thảo luận

Kết luận,
- GV nhận xét góp ý cho HS
nhận định

Nhiệm vụ 2: Thực hành tạo một đoạn phim lồng nhạc


a.Mục tiêu:
- HS hoàn thành một sản phẩm là đoạn phim có nội dung nhất định.
b.Nội dung:
- Giáo viên phân tích, giải thích, cách làm cho học sinh.
c. Sản phẩm:
- Đoạn phim hoàn thiện.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ Cách thức tổ chức
Chuyển giao GV: Em hãy tìm kiếm từ 10 đến 15 hình ảnh trên Internet với chủ đề

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 123
các loài hoa, thực hiện chỉnh sửa, cắt xén với kích thước thích hợp
nhiệm vụ sau đó biên tập thành phim bằng phần mềm video pad, có đầy đủ các
hiệu ứng chuyển cảnh, có lồng bài hát, có intro và outtro.

Thực hiện
HS: Thực hiện tìm kiếm các hình ảnh và biên tập
nhiệm vụ

Báo cáo,
GV: Kiểm tra qua trình thực hiện của HS, sửa lỗi cho HS
thảo luận

Kết luận,
- GV nhận xét góp ý cho HS
nhận định

BAN GIÁM HIỆU PHÊ DUYỆT Hà Nội, ngày .…. tháng ….. năm 2024
TỔ TRƯỞNG

Đã duyệt Đã duyệt
Nguyễn Thị Tân Phạm Quốc Toàn

04.07BM//ĐT/HDCV/FEFSC 124

You might also like