You are on page 1of 8

Luật sư Nguyễn Hồng Chung – chuyên gia chính sách đầu tư – Chủ tịch HĐQT DVL Group

PHƯƠNG ÁN ĐỔI MỚI SẮP XẾP LẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP BÀ RỊA VŨNG TÀU
THEO HÌNH THỨC CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG TY TNHH 2 TV TRỞ LÊN
I. Cơ sở pháp lý:
1. Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2014 tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp do ban chấp hành trung ương
ban hành
“B. Phương hướng
2- Công ty lâm nghiệp
d) Thành lập công ty lâm nghiệp trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên nhằm gắn
kết phát triển vùng nguyên liệu của công ty và của người dân trong vùng với phát
triển công nghiệp chế biến lâm sản và thị trường. Công ty thực hiện thuê đất theo
quy định của pháp luật để tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định của
pháp luật để tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -
xã hội và quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.”
2. Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng
cao hiệu quả hoạt động của Công ty Nông, Lâm nghiệp;
“Điều 10. Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trên cơ sở sắp xếp, đổi
mới công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhằm thực hiện gắn kết
phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến
và thị trường; phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch sử dụng đất của địa phương và bảo đảm quyền lợi của người lao động.”
3. Thông tư số 51/2015/TT- BTC ngày 17/4/2015 hướng dẫn về xử lý tài chính khi sắp
xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Nông, Lâm
nghiệp;
“Điều 9. Hình thức chuyển đổi
Việc sắp xếp, chuyển đổi công ty nông, lâm nghiệp (bao gồm cả công ty nông, lâm
nghiệp là doanh nghiệp thành viên của tập đoàn, tổng công ty) thành công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo các hình thức quy định tại các
văn bản pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định tại Thông tư này, cụ thể:

1
1. Chuyển nhượng một phần vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
2. Tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của tổ chức hoặc cá nhân
khác.”
“Điều 10. Phương thức và nguyên tắc chuyển đổi
1. Việc xác định phần vốn nhà nước khi chuyển đổi thực hiện thông qua tổ chức có chức
năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá phải đảm bảo nguyên
tắc xác định đầy đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm cả giá
trị được tạo bởi giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ
(nếu có) của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tại thời điểm chuyển đổi.
Việc xác định phần vốn nhà nước nêu trên là căn cứ để xác định giá khởi điểm đối với
phần vốn nhà nước trước khi tổ chức bán đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trong
trường hợp chuyển nhượng vốn và căn cứ để xác định phần vốn nhà nước góp vào công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp huy động vốn.
2. Việc chuyển nhượng một phần vốn hoặc huy động thêm vốn góp của tổ chức hoặc cá
nhân khác thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 8 của Thông tư số 220/2013/TT-
BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 71/2013/NĐ-CP .
3. Khi thực hiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
phải xây dựng phương án chuyển đổi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Phương
án chuyển đổi gồm các nội dung sau:
- Cơ sở pháp lý, mục đích chuyển đổi;
- Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định phần vốn nhà nước để chuyển đổi; kết
quả xác định phần vốn nhà nước và những vấn đề cần xử lý;
- Đánh giá lợi ích thu được và ảnh hưởng của việc chuyển đổi;
- Hình thức chuyển đổi (chuyển nhượng vốn, huy động thêm vốn góp);
- Cơ cấu vốn điều lệ;
- Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
trở lên theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành;
- Phương án sắp xếp lại lao động;
- Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo;
- Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”

2
4. Thông tư 220/2013/TT – BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (hết hiệu lực vào
15/2/2016);
“2. Chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để trở
thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
a) Chuyển nhượng một phần vốn nhà nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ phải theo phương án sắp xếp, đổi mới doanh
nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Chuyển nhượng vốn theo hình thức đấu giá công khai hoặc thỏa thuận trực tiếp:
- Đấu giá công khai khi chuyển nhượng vốn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên thực hiện tại
Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn có giá trị dưới 10 tỷ
đồng thì có thể thuê tổ chức tài chính trung gian bán đấu giá, tự tổ chức đấu giá tại
doanh nghiệp, hoặc thực hiện đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán.
- Bán thỏa thuận trực tiếp giữa chủ sở hữu vốn (hoặc cơ quan chức năng được chủ sở
hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản) với nhà đầu tư trong trường hợp chỉ có một
nhà đầu tư đăng ký mua hoặc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép bán thỏa
thuận trực tiếp.
Khi chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận trực tiếp thì người có thẩm quyền
quyết định chuyển nhượng vốn không được quyết định chuyển nhượng cho doanh nghiệp
trong đó có vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột là
người quản lý doanh nghiệp này và không được quyết định chuyển nhượng cho các cá
nhân là người có quan hệ như trên.
- Việc xác định giá khởi điểm đối với phần vốn nhà nước trước khi tổ chức bán đấu giá
công khai hoặc thỏa thuận được thực hiện thông qua tổ chức có chức năng thẩm định
giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá phải đảm bảo nguyên tắc xác định đầy
đủ giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm cả giá trị được tạo bởi
giá trị quyền sử dụng đất giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp
theo quy định của pháp luật về đất đai và giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (nếu có) của
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, tại thời điểm chuyển nhượng vốn.”
“Điều 10. Huy động vốn của doanh nghiệp
1. Việc huy động vốn của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị
định số 71/2013/NĐ-CP.”

3
Nghị định 71/2013/NĐ-CP đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (hết hiệu lực
vào ngày 01/12/2015)
“Điều 15. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp

2. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển
nhượng vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do mình quyết định đầu tư thành lập
theo phương thức cổ phần hóa; bán doanh nghiệp hoặc chuyển thành công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên theo phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quyết định việc chuyển nhượng cổ phần, vốn góp
tại các doanh nghiệp khác do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở
hữu vốn sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.”
Điều 18. Vốn điều lệ
2. Các doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu tăng vốn điều lệ: Căn cứ vào mục tiêu,
nhiệm vụ, chiến lược phát triển và mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc
thù hoạt động của mỗi loại hình doanh nghiệp, chủ sở hữu phê duyệt tăng vốn điều lệ
cho doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng thêm được xác định tối thiểu cho 3
năm kể từ năm quyết định điều chỉnh vốn điều lệ.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp
do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.
4. Quyền, trách nhiệm bổ sung vốn điều lệ:
a) Các doanh nghiệp sử dụng nguồn Quỹ đầu tư phát triển để tự bổ sung vốn điều lệ
phần còn thiếu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mức vốn điều lệ. Trường hợp
sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của công ty mẹ (nếu có) để bổ sung vốn điều
lệ phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.”
“Điều 19. Huy động vốn
1. Hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu; vay vốn của các tổ chức tín dụng, các
tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao
động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật.”
5. Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng
thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP về

4
sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm
nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
“Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, Bộ,
ngành chủ quản
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng Đề án. Thành lập hội đồng thẩm định và
tổ chức thẩm định theo quy định tại Thông tư này.
2. Lập Phương án, Tờ trình Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đúng Phương án được phê duyệt.
4. Phê duyệt Đề án của các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc theo thẩm quyền.
5. Tổng hợp, đánh giá định kỳ, hằng năm về kết quả sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm
nghiệp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính
phủ.
Điều 11. Trách nhiệm của các công ty nông, lâm nghiệp
Xây dựng Đề án; tổ chức thực hiện theo Đề án đã được phê duyệt đúng quy định của
pháp luật.”
6. Luật doanh nghiệp 2014
“Điều 87. Thay đổi vốn điều lệ
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu
công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở
hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác,
công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội
dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi
vốn điều lệ;”
7. Luật số 69/2014/QH13 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại Doanh nghiệp;
8. Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn NN và DN và quản lý, sử
dụng vốn, tài sản tại Doanh nghiệp;
9. Thông tư 219/2015/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn
Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

5
Sửa đổi bổ sung tại Thông tư 59/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư 219/2015/TT-BTC về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý,
sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

6
II. TRÌNH TỰ
1. Các công việc đã thực hiện

STT Nội dung công việc Trách


Căn cứ
nhiệm

(1) (2) (3) (4)


Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới Công Tờ trình 184/TTr-UBND
ty Lâm nghiệp BRVT ngày 28/12/2015 của UBND
tỉnh BRVT
Báo cáo thẩm định Phương án tổng thể Công văn số 823/BNN-
sắp xếp, đổi mới Công ty Lâm nghiệp QLDN ngày 29/01/2016
BRVT của Bộ NN &PTNT

Ý kiến phê duyệt tại văn bản số 329/TTg- văn bản số 329/TTg-ĐMDN
ĐMDN ngày 21/3/2016 của Thủ tướng ngày 21/3/2016 của Thủ
Chính phủ về phương án tổng thể sắp xếp, tướng Chính
đổi mới công ty lâm nghiệp Bà Rịa –
Vũng Tàu

 Thẩm quyền thực hiện các công việc tiếp theo thuộc về Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo quy định tại Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Thông tư
số 02/2015/TT-BNN&PTNT
2. Xây dựng phương án chuyển đổi:
- Công ty Lâm nghiệp rà soát lại đề án và phương án đã được Bộ NN thẩm định và trình
Thủ tướng CP phê duyệt năm 2016;
- Thuê tư vấn định gía xác định phần vốn Nhà nước khi thực hiện chuyển đổi phù hợp với
Điều 10 Thông tư số 51/2015/TT- BTC ;
- Xây dựng đề án phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư 02/2015/TT-BNNPTNT
3. Lựa chọn đối tác tham gia góp vốn thành lập Công ty TNHH 2 TV trở lên:
- UBND tỉnh BR-VT có trách nhiệm rà soát lựa chọn đối tác tham gia góp vốn thành lập
công ty TNHH 2 thành viên trở lên, quyết định và chịu trách nhiệm, chỉ đạo thực thiện
theo đúng quy định của pháp luật theo đúng công văn 329/TTg-ĐMDN ngày
02/03/2016.

7
- Xây dựng tiêu chí lựa chọn đối tác tham khảo khoản 3 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-
CP của Chính phủ
“- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
- Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất
tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;
- Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư
chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:
+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ
phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư
chiến lược.
Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc
gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời
gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính
và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công
ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động
theo Luật doanh nghiệp.
+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ
mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung
ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo
thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà
đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.”
- Tổ chức lựa chọn đối tác;
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên theo phương án, đề án chuyển đổi đã được duyệt
và tuân thủ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn
Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Doanh nghiệp.

You might also like