You are on page 1of 3

Đầu tư vốn nhà nước mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp:

Nguyên tắc khi thực hiện đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp:

Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với
các trường hợp quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Phương án mua lại một phần vốn của doanh nghiệp khác phải đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước đầu
tư tại doanh nghiệp khác đủ để thực hiện quyền quyết định các vấn đề của doanh nghiệp khác tại Đại
hội đồng cổ đông hoặc Hội nghị thành viên. Theo luật doanh nghiệp năm 2014, nghị quyết của Hội đồng
thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp:

+ Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán
thành, trừ trường quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được
ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại
Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty thì số phiếu đại diện ít nhất
75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành.

Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp phải có đề án được
cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt chủ trương theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý, sử
dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ sở hữu đã đầu tư tại các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các chủ trương quyết định đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp:

Theo luật về đầu tư công

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước có tiêu chí tương đương đối với
dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định của Luật đầu tư công. (điều 7)

+ Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước có tiêu chí tương đương
với dự án nhóm B, dự án nhóm C theo quy định của Luật đầu tư công.

Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì lập phương án đầu tư vốn nhà nước phối hợp với cơ quan
tài chính cùng cấp thẩm định và hoàn thiện phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định hoặc quyết định đầu tư vốn. Nội dung phương án gồm:

+ Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc đầu tư vốn nhà nước để mua
lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

+ Mức vốn đầu tư.

+ Đề xuất nguồn vốn đầu tư: Gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và
phát triển doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Cơ quan tài chính cùng cấp:


+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và phương án đầu tư vốn nhà
nước cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thẩm định các nội dung của phương án và có ý kiến bằng văn
bản gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu.

+ Trường hợp phương án chưa bảo đảm nội dung quy định, CQTC gửi văn bản cho CQĐDCSH để
kiểm tra và hoàn thiện trong thời hạn 7 ngày.

Trình tự, thủ tục cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp:

Cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị và gửi phương án đầu tư mua lại một phần
hoặc toàn bộ doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 17 Nghị định
này đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện thủ tục cấp vốn thanh toán cho người bán để mua lại
một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Cơ quan tài chính cùng cấp:

+ Căn cứ quyết định phê duyệt mức vốn và nguồn vốn sử dụng để đầu tư để tiến hành cấp vốn
đầu tư thanh toán cho người bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

+ Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước đã ghi trong dự toán chi ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước) phê duyệt, thông báo, cơ quan tài chính thực hiện trình tự, thủ tục cấp vốn từ ngân
sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

+ Trường hợp cấp vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và
phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện cấp từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát  triển doanh nghiệp
cho người bán theo quy định.

Ví dụ trường hợp sai phạm trình tự thủ tục:

Năm 2015, Công ty Mobifone ( chủ sở hữu đại diện: Bộ Thông Tin – Truyền Thông) mua lại 95%
Cty AVG ( vốn điều lệ là 3628 tỷ đồng ) với giá 8.889,8 tỷ đồng trong khi tình hình tài chính của AVG rất
khó khăn. AVG đang trong tình trạng bết bát, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn.

Vi Phạm:

Dù biết rõ dự án chưa được Thủ tướng phê duyệt, ông Nguyễn Bắc Son (Nguyên Bộ trưởng Bộ
TT-TT) vẫn chỉ đạo ông Trương Minh Tuấn (Bộ trưởng Bộ TT-TT) ký quyết định số 236 và chỉ đạo các bị
can Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện ký kết hợp đồng. ( vi phạm khoản 3 điều 16,điều 17 luật này)

Cty thẩm định giá AMAX do Mobifone chọn thẩm định giá trị chuyển nhượng là 16.565 tỷ đồng
trong khi giá trị kiểm toán của thanh tra nhà nước con số này chỉ 3.103 tỷ đồng ( vi phạm điều 18 luật
này) . Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng, đến ngày 15-1-2016, MobiFone đã thanh toán 95% giá trị
hợp đồng, tương đương gần 8.900 tỉ đồng làm thất thoát khoảng 6.600 tỷ đồng ngân sách nhà nước.

(theo tuoitre.vn, baothanhnien.vn, zingnews.vn)

You might also like