You are on page 1of 8

Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp

tái

bảo hiểm cần có điều kiện gì?

Trả lời: Điều 64 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định điều kiện chung cấp giấy phép thành lập
và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, như sau:

* Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:

- Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật
Doanh nghiệp;

- Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ
trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ
đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại
Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có
lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp
ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật này.

* Điều kiện về vốn:

- Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính
phủ;

- Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ
chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

* Điều kiện về nhân sự: Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu
chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.
* Có hình thức tổ chức hoạt động theo quy định của Luật này và có dự thảo điều lệ phù hợp với quy định
của Luật Doanh nghiệp.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động
như thế nào?

Trả lời: Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và
hoạt động bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;

- Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức
và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

- Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình
quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả
năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt
Nam;

- Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch
Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;

- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thànhviên, cổ
đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương
ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại
Việt Nam quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này của các tổ chức, cá nhân đó;

- Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Chính
phủ quy định tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo
hiểm.

Trong thời hạn bao nhiêu lâu thì được cấp giấy phép thành lập và hoạt động?
Trả lời: Điều 70 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, thời hạn cấp giấy phép thành lập và hoạt
động, như sau:

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp hoặc từ chối cấp giấy phép
thành lập và hoạt động. Trường hợp từ chối cấp giấy phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý
do.

- Trường hợp cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ Tài chính đồng thời có văn bản chấp thuận về
nguyên tắc đối với người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chuyên gia tính toán.

Việc công bố nội dung giấy phép thành lập và hoạt động được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 72 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, công bố nội dung giấy phép thành lập và
hoạt động, như sau:

- Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố các nội dung của giấy phép thành lập và hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam trên Cổng thông tin
điện tử của Bộ Tài chính trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp giấy phép.

- Ít nhất 30 ngày trước ngày chính thức hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải công bố các nội
dung của giấy phép và ngày dự kiến chính thức hoạt động trên 01 tờ báo in trong 03 số liên tiếp hoặc
trên báo điện tử của Việt Nam.

Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định về thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như thế
nào?

Trả lời: Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động,
như sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi giấy
phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

+ Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp
giấy phép;

+ Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật này mà không bắt đầu chính thức hoạt động;

+ Bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động;

+ Hoạt động không đúng với nội dung tại giấy phép thành lập và hoạt động;

+ Sau khi Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phá sản;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi
nhánh nước ngoài tại Việt Nam bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép.

- Đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại các điểm a, c, d và e
khoản 1 Điều 75 này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt
Nam phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tái bảo hiểm mới;doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện chuyển giao danh mục
hợp đồng bảo hiểm; việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp
đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định của Luật này.

- Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được Bộ Tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ
Tài chính.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) chính là việc doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cung ứng sản
phẩm bảo hiểm thông qua giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm (HĐBH). Hoạt động đầu tư của
DNBH là hết sức quan trọng, có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ cho hoạt động KDBH, thậm chí đầu tư
còn được coi là một chức năng cơ bản của DNBH.

2.Pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư của DNBH và những thách thức

Thứ nhất, pháp luật Việt Nam đề cao nguyên tắc an toàn và hiệu quả trong đầu tư của DNBH.
Tương tự pháp luật của nhiều quốc gia, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm
2010), quy định hoạt động đầu tư vốn của DNBH phải bảo đảm nguyên tắc an toàn, hiệu quả và đáp ứng
được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo HĐBH. Để đảm bảo nguyên tắc này, DNBH chỉ
được thực hiện hoạt động đầu tư ở những nội dung như mua trái phiếu Chính phủ; mua cổ phiếu, trái
phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; trực tiếp cho vay
theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Thứ hai, pháp luật quy định nguồn vốn đầu tư bao gồm hai loại chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi từ dự
phòng nghiệp vụ và nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của DNBH là tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền mà
DNBH dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Đối với nguồn vốn này, DNBH được quyền đầu
tư vì hai mục đích

+Một là, làm gia tăng lợi nhuận cho DNBH; Hai là, tăng cường khả năng chi trả và lợi ích cho người tham
gia bảo hiểm. Cũng theo quy định của Nghị định 46/2007/NĐ-CP thì để đảm bảo khả năng chi trả bình
thường, khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với DNBH kinh doanh BHNT
không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (mức này đối với DNBH phi nhân thọ là 25%) và
phải được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Thứ ba, pháp luật quy định về giới hạn đầu tư đối với từng loại hình đầu tư.

Nghị định 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ, quy định chế độ tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cho phép DNBH được mua không hạn chế trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh cũng như gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Đối với hoạt động
đầu tư cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác thì
DNBH kinh doanh BHNT chỉ được thực hiện tối đa bằng 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ (trong
khi DNBH phi nhân thọ có mức giới hạn thấp hơn, chỉ là 35%). Tương tự, đối với kinh doanh bất động sản
hoặc cho vay, các giới hạn này lần lượt là 40% (đối với DNBH kinh doanh BHNT) và 20% (đối với DNBH
phi nhân thọ) vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ. Quy định này cũng được áp dụng đối với nguồn vốn
chủ sở hữu dành để đầu tư. Từ quy định cho thấy, các hạn mức đối với DNBH kinh doanh BHNT thường
là cao hơn nếu so sánh với DNBH phi nhân thọ.

Thứ tư, pháp luật quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của DNBH.

Pháp luật hiện hành quy định DNBH có quyền sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư ra nước ngoài và
DNBH được phép thực hiện nhiều hình thức đầu tư như đầu tư thành lập DNBH, chi nhánh DNBH ở
nước ngoài và các hình thức đầu tư khác. Tuy nhiên, DNBH chỉ được đầu tư ra nước ngoài ở phần vốn
tương ứng với số chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu vượt quá so với vốn pháp định. Trong trường hợp biên
khả năng thanh toán tối thiểu lớn hơn vốn pháp định, thì giới hạn đầu tư ra nước ngoài sẽ là chênh lệch
giữa vốn chủ sở hữu vượt quá biên khả năng thanh toán tối thiểu. Một nội dung quan trọng khác cũng
được quy định trong việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài của DNBH đó là phải được sự chấp thuận của
Bộ Tài chính khi tiến hành đầu tư, điều chỉnh và chấm dứt đầu tư với quy trình được quy định tại Thông
tư 125/2012/TT-BTC.
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận xét rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư của
DNBH là khá tương đồng với quy định ở nhiều quốc gia trên thế giới như các giới hạn đầu tư và hạn chế
đầu tư. Một số nước cũng có quy định về hạn chế đầu tư ra nước ngoài của DNBH nhằm đảm bảo cho
nguồn vốn đầu tư đáp ứng những nhu cầu trong nước, đặc biệt là những nước đang phát triển. Ví dụ
trong thời gian gần đây, pháp luật Trung Quốc có nhiều quy định mới nhằm hạn chế việc đầu tư ra nước
ngoài của các DNBH Trung Quốc. Mà theo đó, năm 2012 của Cơ quan quản lý bảo hiểm Trung Quốc
(CIRC), việc đầu tư ra nước ngoài chỉ giới hạn trong việc đầu tư gián tiếp vào trái phiếu, cổ phiếu, các quỹ
đầu tư và bất động sản, đồng thời DNBH phải đảm bảo khả năng thanh toán và chỉ được đầu tư không
quá 15% tổng tài sản của mình. Tổ chức đầu tư ở nước ngoài nhận ủy thác đầu tư từ DNBH Trung Quốc
cũng phải đảm bảo năng lực tài chính và kinh nghiệm.

Thứ năm, khi thực hiện hội nhập, các DNBH Việt Nam cũng đứng trước những khó khăn, thách thức
không nhỏ, đó là:

Một là, các DNBH có quy mô nhỏ, vốn pháp định thấp. Theo quy định tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết Luật KDBH và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
KDBH (viết tắt Nghị định 73/2016/NĐ-CP), thì mức vốn pháp định của DNBH nhân thọ là 600 tỷ VND,
mức vốn pháp định của DNBH phi nhân thọ là 300 tỷ VND. Theo cam kết hội nhập, Việt Nam sẽ tự do
hóa bảo hiểm chỉ với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Với mức vốn pháp định đối với DNBH phi nhân thọ
là 300 tỷ VND (chưa đến 1,5 triệu USD) thì việc cạnh tranh về khả năng tài chính của các DNBH Việt Nam
với các DNBH nước ngoài là vô cùng khó khăn. Hiện tại, cơ quan quản lý bảo hiểm ở một số nước đã
nâng mức quy định về vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phù hợp với các cam kết ASEAN (ví dụ,
các nước Indonesia, Phillipines, các DNBH phải tăng vốn với những mốc thời hạn bắt buộc rất cụ thể vào
31/12/2014, 31/12/2016…). Muốn nâng cao khả năng tài chính, các DNBH Việt Nam phải có lộ trình tăng
vốn điều lệ. Mức tăng này phải tương đương với các DNBH nước ngoài. Nhưng điều này là tương đối
khó với các DNBH Việt Nam khi khả năng tài chính có hạn. Muốn khắc phục được thực trạng này, các
DNBH Việt Nam phải có phương án tăng vốn điều lệ trong thời gian ngắn để đảm bảo cạnh tranh được
với các DNBH nước ngoài.

Hai là, các sản phẩm bảo hiểm của DNBH Việt Nam cung ứng ra thị trường hầu hết là các sản phẩm bảo
hiểm truyền thống. Sức hấp dẫn và sự đảm bảo an toàn cho người được bảo hiểm của các sản phẩm này
chưa cao. Để đảm bảo cạnh tranh, các DNBH Việt Nam phải tiến hành đổi mới các sản phẩm bảo hiểm.
Ngoài ra, cần phải chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm có sức hấp dẫn với người mua bảo hiểm
trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm.

Ba là, hiện nay, phí bảo hiểm của thị trường bảo hiểm Việt Nam khá cao. Hơn nữa, trên thực tế, các
DNBH Việt Nam sau khi bán bảo hiểm chủ yếu tái lại cho các DNBH nước ngoài. Nếu các DNBH Việt Nam
không giảm phí, hội nhập sẽ giúp các DNBH nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam. Với mức phí thấp,
các DNBH nước ngoài sẽ dễ dàng thu hút khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp mình.

Bốn là, trình độ nghiệp vụ quản lý của các DNBH Việt Nam chưa cao, phong cách kinh doanh chưa
chuyên nghiệp. Các tranh chấp bảo hiểm trên thị trường Việt Nam khá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp thường là do các DNBH không thực hiện trách nhiệm bảo hiểm hoặc do DNBH không giải
thích cụ thể điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm dẫn đến gây nhầm lẫn về phạm vi
bảo hiểm. Để khắc phục tình trạng này, các DNBH cần chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, nâng
cao uy tín trong kinh doanh, tạo thương hiệu cho mình để có thể cạnh tranh với các DNBH nước ngoài.

Năm là, mạng lưới khai thác của các DNBH Việt Nam không ổn định, thiếu tính chuyên nghiệp. Đa số các
đại lý bảo hiểm thực hiện hoạt động đại lý với tư cách là một nghề phụ, một công việc làm thêm, vì thế
mà họ chưa thật sự chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm. Chính vì
vậy, việc tư vấn các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng của các đại lý bảo hiểm khá sơ sài, thiếu tính
chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua bảo hiểm. Trong khi đó, mạng lưới đại lý của
các DNBH nước ngoài hoạt động khá chuyên nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp của họ cao. Nếu các
DNBH Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này sẽ dễ mất thị phần ngay trên sân nhà.

Sáu là, quy định về ủy thác đầu tư là không rõ ràng, có thể làm sai lệch các giới hạn đầu tư trên thực tế.

Theo quy định hiện hành thì DNBH có thể trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư thông qua ủy thác cho chủ thể
khác có chức năng đầu tư, ví dụ như công ty quản lý đầu tư. Một thực tế hiện nay đang là xu hướng
chung trên thế giới là việc các DNBH thực hiện đầu tư thông qua ủy thác đầu tư. Tại Việt Nam, xu hướng
này cũng đang dần rõ nét trong thời gian gần đây với việc rất nhiều DNBH xin cấp phép để thành lập
công ty đầu tư trực thuộc. Do đó, vấn đề đầu tư ủy thác mặc dù đang rất cần được pháp luật điều chỉnh
nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể. Các quy định hiện hành không thể hiện rõ việc đầu tư qua ủy
thác có phải đáp ứng những giới hạn đầu tư theo quy định hay không. Về bản chất, ủy thác đầu tư là
một phương thức đầu tư chứ không phải là lĩnh vực đầu tư vì nó không thể hiện được hiện DNBH đang
đầu tư vào loại tài sản đầu tư nào hoặc chủ thể nào tiếp nhận đầu tư.

Những thống kê số liệu của Bộ Tài chính về hoạt động đầu tư của DNBH trong những năm qua cho thấy
cơ quan này đang quan niệm đầu tư qua ủy thác là một lĩnh vực đầu tư. Sự nhầm lẫn này sẽ làm cho việc
xem xét các giới hạn đầu tư trở nên khó khăn hơn, thậm chí sẽ tạo điều kiện cho DNBH “lách” các quy
định về giới hạn đầu tư bằng cách ủy thác đầu tư cho chính những công ty đầu tư do mình lập ra. Trong
khi đó, các quốc gia có thị trường bảo hiểm phát triển như Liên minh Châu Âu hay Hoa Kỳ đều quan
niệm là khi xác định các giới hạn đầu tư thì không phụ thuộc vào việc DNBH trực tiếp đầu tư hay đầu tư
qua ủy thác. Điều này thể hiện rất rõ tại Luật mẫu về hoạt động đầu tư của DNBH của NAIC và các hướng
dẫn của IAIS. Với sự thiếu vắng các quy định như phân tích ở trên, hoạt động đầu tư ủy thác của DNBH
trong thời gian qua được các chuyên gia đánh giá là chưa đạt những chuẩn mực cần thiết theo thông lệ
quốc tế.

Bảy là, có sự mâu thuẫn giữa Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) và Luật
Các tổ chức tín dụng năm 2010, liên quan đến nghiệp vụ cho vay.

Theo quy định của Luật KDBH, cho vay là một trong những lĩnh vực đầu tư được thực hiện theo quy định
của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm cả việc cho vay độc lập và cho vay theo hợp đồng bảo
hiểm (đối với lĩnh vực BHNT). Mặc dù Luật KDBH quy định việc cho vay phải được thực hiện theo quy
định của Luật Các tổ chức tín dụng, nhưng theo quy định tại Điều 8[3] Luật Các tổ chức tín dụng lại cấm
các tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng với tư cách là một hoạt động
kinh doanh, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán. Như vậy,
nghiệp vụ cho vay của DNBH hiện đang được thực hiện trên thực tế được xem là không hợp pháp theo
cách tiếp cận của Luật Các tổ chức tín dụng vì DNBH đương nhiên không phải là tổ chức tín dụng.

You might also like