You are on page 1of 39

1/ Các khoản tương đương tiền là:

a. Các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không qúa 3 tháng,
không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
b. Các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không qúa 1 tháng,
không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền.
c. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
d. Tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn.
2/ Nhà đầu tư nhận được thông báo chia lợi nhuận nhưng chưa nhận tiền, các yếu tố nào trên Báo cáo
tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) sẽ bị thay đổi :
a. Tài sản tăng, Vốn chủ sở hữu tăng.
b. Tài sản tăng, Nợ phải trả tăng.
c. Không ảnh hưởng.
d. Tài sản giảm, vốn chủ sở hữu giảm
3/ Với 500.000 cổ phiếu B , doanh nghiệp đang nắm 70% quyền biểu quyết tại công ty con này. Sau
khi chuyển nhượng đi phân nửa số cổ phiếu trên, số vốn còn lại của doanh nghiệp tại B được phân loại
là:
a.Vốn đầu tư vào công ty liên doanh
b.Vốn đầu tư vào công ty liên kết.
c.Tất cả đều sai vì vốn điều lệ của B không thay đổi
d.Vốn đầu tư vào công ty con.
4/ Các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
được lập chủ yếu xuất phát từ nguyên tắc kế toán:
a.Dồn tích
b.Thận trọng và phù hợp
c.Trọng yếu
d.Phù hợp
5/ Chứng khoán kinh doanh là các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác mà doanh nghiệp nắm
giữ vì mục đích kinh doanh mua vào, bán ra để kiếm lời (kể cả chứng khoán có thời gian đáo hạn trên
12 tháng mua vào, bán ra để kiếm lời).
a.Sai
b.Đúng
6/ Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là khoản dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn
góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc
khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết.
a.Đúng
b.Sai
7/ A nắm 40% vốn của công ty B nhưng được 60% quyền biểu quyết, Vậy
a.Công ty B là công ty con của A .
b.Công ty B và là nơi đầu tư công cụ tài chính của A.
c.Công ty liên kết của A là công ty B.
d.Công ty A là công ty con của B
8/ Mua 50.000 cổ phiếu Y với giá mua 12.500 đ/CP , mệnh giá 10.000 đ/CP, phí môi giới 1% giá giao
dịch, tất cả thanh toán bằng chuyển khoản. Với số cổ phiếu này doanh nghiệp nắm giữ 21% quyền
biểu quyết nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách tài chính và hoạt động của Y. Ghi nhận
khoản đầu tư này vào tài khoản đầu tư tài chính nào và với số tiền là:
a.TK 1211; 625.000.000đ
b.TK 222; 631.250.000đ
c.TK 2288; 631.250.000đ
d.TK 2281; 631.250.000đ
9/ Cổ tức của cổ phiếu phổ thông được xác định căn cứ:
a.Mệnh giá và tỷ lệ lãi suất của cổ phiếu.
b.Giá gốc và tỷ lệ lãi suất của cổ phiếu.
c.Không được xác định trước mà tùy thuộc vào kết qủa kinh doanh của công ty cổ
phần đã phát hành cổ phiếu.
d.Tất cả đều sai.
10/ Nhận thông báo chia cổ tức kỳ này của số cổ phiếu doanh nghiệp đang đầu tư dài hạn là
12.000.000đ (không có lãi dồn tích), kế toán ghi:
a.Chưa ghi nhận nghiệp vụ này.
b.Nợ 1388: 12.000.000 / Có 515 : 12.000.000
c.Tất cả đều sai.
d.Nợ 112: 12.000.000 / Có 515: 12.000.000

11/ Tỷ lệ quyền biểu quyết của bên đầu tư tại bên nhận đầu tư luôn được xác định bằng tỷ lệ vốn góp
của bên đầu tư trong tổng vốn điều lệ của bên nhận đầu tư.
a.Sai
b.Đúng
12/ Tháng 5/N, nhận được thông báo chia cổ tức năm N-1 bằng tiền cho số cổ phiếu doanh nghiệp mới
đầu tư 2/N. Khoản cổ tức được hưởng này sẽ ghi nhận:
a.Không ghi nhận vì đây là cổ tức mà nhà đầu tư cũ của số cổ phiếu này được hưởng.
b.Giảm giá gốc của cổ phiếu đầu tư.
c.Tăng doanh thu tài chính kỳ này.
d.Giảm khoản phải thu về cổ tức đã tạm tính được hưởng vào cuối năm N.
13/ Tại 1 công ty có số dư cuối năm N trên TK 222M: 10 tỷ (500.000 cổ phiếu). Trong suốt năm N+1
công ty không đầu tư thêm và cũng không bán đi 1 khoản đầu tư nào ở công ty M. Vậy cuối năm N+1
khoản đầu tư vào công ty M sẽ được trình bày vào chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng
cân đối kế toán):
a.Đầu tư dài hạn khác
b.Đầu tư vào công ty liên kết
c.Đầu tư vào công ty con
d.Chưa đủ thông tin để quyết định
14/ DN chuyển khoản mua 100.000 cổ phiếu công ty A trên thị trường chứng khoán với giá
15.000đ/cổ phiếu, biết mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu. Phí môi giới trả cho công ty môi giới chứng khoán
là 0,5% trên giá mua, phí ngân hàng 1.000.000đ. Giá gốc 1 cổ phiếu là:
a.15.075
b.10.000
c.15.000
d.15.085
15/ Chi tiền (Tài sản giảm) thanh toán chi phí giao dịch khi mua cổ phiếu đầu tư thì chi phí giao dịch
này sẽ làm cho yếu tố nào trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) thay đổi:
a.Doanh thu tài chính giảm
b.Tài sản tăng.
c.Vốn chủ sở hữu tăng.
d.Chi phí tăng.

16/ Cuối năm lập BCTC, doanh nghiệp đang nắm giữ 200.000 CP công ty C (mục đích kinh doanh),
giá gốc 10.500 đ/CP, mệnh giá 10.000 đ/CP. Căn cứ bằng chứng xác thực, thị giá cổ phiếu C vào
31/12 là 9.800 đ/CP. Cho biết số dư TK 2291 thời điểm ngay trước lập dự phòng là 150.000.000đ. Xác
định số cần ghi nhận trích hoặc hoàn nhập dự phòng vào 31/12:
a.Trích 140 trđ
b.Trích 40 trđ
c.Trích 140 trđ và hoàn nhập 150 trđ
d.Hoàn nhập 10 trđ
17/ Các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác là khoản vốn đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần
với mục đích đầu tư lâu dài nhằm hưởng lãi hoặc nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với đơn vị khác.
a.Sai
b.Đúng
18/ Mua lại 500.000 cổ phiếu có tỷ lệ quyền biểu quyết 30% tại công ty cổ phần P, giá mua 9.000
đ/CP, mệnh giá 10.000 đ/CP, chi phí môi giới 1% giá giao dịch, tất cả thanh toán bằng tiền gởi ngân
hàng. Kế toán theo dõi số cổ phiếu này trên tài khoản nào và với giá trị ghi sổ là bao nhiêu?
a.TK 222; 4.545.000.000đ
b.TK 222; 4.500.000.000đ
c.TK 2281; 5.000.000.000đ
d.TK 2281; 4.545.000.000đ
19/ Trường hợp bên đầu tư nắm giữ trên 50% vốn của bên nhận đầu tư nhưng có thỏa
thuận về quyền biểu quyết là 40% đối với bên nhận đầu tư thì khoản đầu tư đó được kế
toán theo dõi ở :
a.TK 222
b.Tùy theo chính sách kế toán ở đơn vị
c.TK 221
d.TK 228
20/ Chi phí phát sinh khi bán cổ phiếu thương mại được ghi nhận vào:
a.Giá vốn hàng bán
b.Chi phí bán hàng
c.Chi phí quản lý doanh nghiệp.
d.Chi phí tài chính
21/ Chiết khấu thương mại xảy ra ở bên mua hàng hóa sẽ được ghi vào :
a.Giảm giá gốc hàng mua
b.Tăng giá gốc hàng mua
c.Doanh thu tài chính
d.Chi phí tài chính
22/ Chuyển nhượng số cổ phiếu đầu tư dài hạn vào công ty P có giá gốc 51 triệu đồng
(trđ), tổng mệnh giá 50 trđ, giá chuyển nhượng 46 trđ, chi phí môi giới chuyển nhượng 2
trđ, tất cả thanh toán bằng chuyển khoản. Xác định lãi/lỗ trước thuế của giao dịch:
a.Lỗ 7 trđ
b.Lãi 3 trđ
c.Lỗ 4 trđ
d.Lỗ 5 trđ
23/ Bán lỗ một số chứng khoán kinh doanh. Đây là chứng khoán đã lập dự phòng giảm
giá vào cuối năm trước. Khoản lỗ này được xử lý:
a.Tính vào chi phí tài chính.
b.Tính vào chi phi quản lý kinh doanh
c.Trừ vào khoản dự phòng đã lập trên tài khoản 2291.
d.Trừ vào khoản dự phòng đã lập trên tài khoản 2291 khoản lỗ đã lập dự phòng và
tính vào chi phí tài chính khoản lỗ vượt qúa mức đã lập dự phòng (nếu có).
24/ Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn bị giảm giá cũng cần phải lập dự phòng (ghi
vào TK 2291).
a.Đúng
b.Sai
25/ Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát hoạt động của Bên nhận vốn đầu tư là:
a.Nắm quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của Bên nhận vốn đầu
tư.
b.Nắm quyền cùng chi phối với các Bên góp vốn khác về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
c.Nắm quyền tham gia vào việc đưa ra quyết định về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
d.Tất cả đều sai.
26/ Số dư bên Có của tài khoản 229 được phản ánh trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế
toán) ở:
a. Phần tài sản và ghi âm.
b. Trừ ra khỏi số dư Nợ của tài khoản mà nó điều chỉnh giảm, chênh lệch còn lại phản
ánh ở phần tài sản.
c.Phần tài sản.
d.Phần nguồn vốn.
27/ Căn cứ để phân loại khoản đầu tư tài chính thành đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn:
a.Chu kỳ kinh doanh bình thường của đơn vị.
b.Thời hạn và mục đích đầu tư.
c.Mốc thời gian 12 tháng.
d.Hình thức: đầu tư chứng khoán hay góp vốn vào công ty khác
28/ Giá gốc của chứng khoán đầu tư được xác định bằng:
a.Mệnh giá + chi phí mua
b.Mệnh giá.
c.Giá mua
d.Giá mua + chi phí mua
29/ Với 1000 cổ phiếu cty A (giá gốc 100 triệu) tỷ lệ quyền biểu quyết là 18%. DN mua
thêm 1500 cổ phiếu cty A (giá gốc 300 triệu). Sau khi mua thêm, khoản đầu tư vào cty A
được hạch toán vào:
a.TK 222
b.Chưa thể xác định được
c.TK 221
d.TK 2281
30/ Công ty chuyển khoản mua lại trái phiếu giá mua 200 triệu đồng, thời hạn trái phiếu
là 5 năm, còn 15 tháng nữa là đáo hạn, kế toán ghi:
a.Tùy thuộc vào mục đích đầu tư để phân loại hình thức đầu tư tài chính thích hợp
b.Nợ 1212 / Có 112: 200 trđ
c.Nợ 2288 / Có 112: 200 trđ
d.Nợ 1282 / Có 112: 200 trđ
31/ Doanh nghiệp đang nắm giữ 1.200.000 cổ phiếu đầu tư vào công ty con Z, giá gốc
15.000 đ/CP, mệnh giá 10.000 đ/CP. Sau giao dịch chuyển nhượng 90% cổ phiếu cho các
cổ đông khác của công ty Z, số cổ phiếu còn lại doanh nghiệp dự định sẽ bán ra trong
niên độ kế toán. Kế toán doanh nghiệp theo dõi số cổ phiếu còn lại trên:
a.TK 1211
b.TK 221
c.TK 222
d.TK 2281
32/ Doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động của Bên nhận vốn đầu tư là:
a.Nắm quyền tham gia vào việc đưa ra quyết định về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
b.Nắm quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của Bên nhận vốn đầu
tư.
c.Nắm quyền cùng chi phối với các Bên góp vốn khác về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
d.Tất cả đều sai.
33/ Công ty mua trái phiếu, thời hạn của trái phiếu là 5 năm, còn 15 tháng nữa là đáo hạn.
Giá trị khoản đầu tư này sẽ được kế toán ghi vào:
a.Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
b.Chưa đủ thông tin xác định.
c.Khoản đầu tư tài chính dài hạn.
d.Khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh.
34/ Các khoản đầu tư tài chính là:
a.Khoản vốn đầu tư cổ phiếu.
b.Khoản tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
c.Khoản vốn cho vay.
d.Khoản vốn đầu tư trái phiếu.
35/ Mua lại 1 trái phiếu để nắm giữ , mệnh giá 100tr , giá mua 95tr , lãi đã nhận trước 3tr, chi phí mua
1 tr , vậy giá gốc của trái phiếu là
a.96 Triệu
b.101
c.99
d.100
36/ Phương pháp giá gốc (phương pháp để kế toán các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp) được
sử dụng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày các khoản đầu tư tài chính trên báo cáo tài chính riêng của
nhà đầu tư.
a.Đúng
b.Sai
37/ Doanh thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh là:
a.Khoản tiền thu được từ bán chứng khoán
b.Khoản chênh lệch giữa giá bán và giá gốc
c.Khoản lãi từ bán chứng khoán kinh doanh.
d.Khoản chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá.
38/ Khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản đầu tư tài chính mà doanh
nghiệp dự kiến nắm giữ đến ngày đáo hạn với mục đích thu lãi hàng kỳ, như:
a.Tiền gởi ngân hàng có kỳ hạn.
b.Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu.
c.Vốn cho vay, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại một thời điểm
nhất định trong tương lai…
d.Tất cả đều đúng
39/ Nếu có bằng chứng chắc chắn các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn mà không
thu hồi được thì kế toán được phép lập dự phòng giảm giá đầu tư
a.Đúng
b.Sai
40/ Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh phải được trích lập cho tất cả các loại
chứng khoán kinh doanh bị giảm giá vào thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính.
a.Đúng
b.Sai
41/ Doanh nghiệp đang nắm giữ 600.000 cổ phiếu của công ty liên kết ABC, tương ứng
tỷ lệ quyền biểu quyết 30%. Sau khi chuyển nhượng 1/2 số lượng cổ phiếu ABC cho
công ty khác, số cổ phiếu còn lại doanh nghiệp lên kế hoạch sẽ chuyển nhượng hết trong
năm này. Số vốn còn lại của doanh nghiệp tại công ty ABC sẽ được ghi nhận trên tài
khoản:
a.TK 1288
b.TK 1211
c.TK 2281
d.TK 222
42/ Chuyển khoản 5.000 triệu đồng mua cổ phiếu của Cty cổ phần X - số cổ phiếu này có
mệnh giá 3.000 triệu đồng - chi phí mua đã chi tiền mặt 2 triệu đồng (tỷ lệ quyền biểu
quyết tương đương với % vốn góp 60%). Giá trị khoản đầu tư vào công ty con X bằng:
a.3.000 triệu đồng
b.5.002 triệu đồng
c.3.002 triệu đồng
d.5.000 triệu đồng
43/ Trường hợp bên đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư
nhưng có sự thỏa thuận giữa bên nhận đầu tư và bên đầu tư về việc bên đầu tư đó có ảnh
hưởng đáng kể thì khoản đầu tư đó vẫn được xem là khoản đầu tư vào công ty liên kết.
a.Đúng
b.Sai
44/ Doanh nghiệp nắm 48% quyền biểu quyết tại công ty Y, có quyền kiểm soát hoạt
động của công ty Y. Vốn doanh nghiệp góp vào công ty Y là:
a.Vốn góp vào công ty con.
b.Vốn góp liên doanh.
c.Chưa đủ cơ sở phân loại vốn góp.
d.Vốn góp vào công ty liên kết.
45/ Căn cứ để phân loại vốn đầu tư dài hạn vào một doanh nghiệp khác thành vốn đầu tư
vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp liên doanh, đầu tư công cụ tài chính là:
a.Tỷ lệ quyền biểu quyết của bên đầu tư tại bên nhận đầu tư.
b.Tỷ lệ vốn góp của bên dầu tư tại bên nhận đầu tư.
c.Tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ vốn góp của bên dầu tư tại bên nhận đầu tư.
d.Tỷ lệ quyền biểu quyết và quyền hạn, ảnh hưởng của bên đầu tư đối với hoạt động
của bên nhận đầu tư.
46/ Doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động của Bên nhận vốn đầu tư là:
a.Nắm quyền tham gia vào việc đưa ra quyết định về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
b.Nắm quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của Bên nhận vốn đầu
tư.
c.Nắm quyền cùng chi phối với các Bên góp vốn khác về chính sách tài chính và hoạt
động của Bên nhận vốn đầu tư.
d.Tất cả đều sai.
47/ A và B là hai bên góp vốn và đồng kiểm soát hoạt động công ty AB. Sau khi B
chuyển nhượng một phần vốn góp cho A thì B mất quyền đồng kiểm soát hoạt động của
AB. Sau giao dịch này, tổng số vốn A đã góp vào AB được phân loại là:
a.Vốn đầu tư vào liên doanh AB.
b.Tùy thuộc vào quyền hạn của A đối với chính sách tài chính và hoạt động của AB.
c.Vốn góp vào công ty con AB.
48/ Chi phí vận chuyển, lắp đặt phát sinh khi đem tài sản cố định góp vốn vào doanh
nghiệp khác được tính vào:
a.Tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên góp vốn có được hay không được tính vào
vốn góp.
b.Tùy theo chính sách kế toán của đơn vị ghi tăng chi phí khác hoặc giảm thu nhập
khác.
c.Giá gốc của khoản vốn góp.
d.Chi phí tài chính.

49/ Góp vốn đầu tư dài hạn trực tiếp vào doanh nghiệp khác bằng hiện vật. Nếu giá thống
nhất định giá lớn hơn giá trị của tài sản theo sổ sách, chênh lệch hạch toán vào:
a.Thặng dư vốn cổ phần
b.Thu nhập tài chính
c.Chêch lệch do đánh giá lại tài sản
d.Thu nhập khác
50/ Đối với bên đầu tư, khi mua trái phiếu công ty sẽ phân loại trái phiếu này là:
a.Trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn.
b.Chứng khoán kinh doanh hoặc Trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn: tùy thuộc vào
mục đích đầu tư.
c.Chứng khoán kinh doanh (nếu thời hạn trái phiếu dưới 1 năm) hoặc Trái phiếu nắm
giữ đến ngày đáo hạn (nếu thời hạn trái phiếu trên 1 năm).
d.Chứng khoán kinh doanh.
1. (0.50 đ)
Tài khoản 1212-Trái phiếu, và tài khoản 1282-Trái phiếu không có sự khác biệt về đặc điểm, doanh
nghiệp ghi nhận vào tài khoản nào cũng được: sai
2. (0.50 đ)
Trái phiếu công ty là một loại:
a. Tùy thuộc vào thời hạn trái phiếu
b. Chứng khoán ngắn hạn
c. Chứng khoán dài hạn
d. Chưa đủ thông tin để phân loại
3. (0.50 đ)
Cổ tức của cổ phiếu phổ thông được xác định căn cứ: không đc xđ trước mà tùy thuộc vào kết quả
kinh doanh của cty cổ phần đã phát hành cổ phiếu
4. (0.50 đ)
Căn cứ để phân loại một khoản đầu tư vào công ty con: DN nắm trên 50% quyền biểu quyết
5. (0.50 đ)
Tài khoản 1212-Trái phiếu, và tài khoản 3431-Trái phiếu phát hành không có sự khác biệt về đặc
điểm: sai
6. (0.50 đ)
Căn cứ để phân loại một khoản đầu tư vào công ty liên kết: DN nắm từ 20% đến dưới 50% quyền biểu
quyết
7. (0.50 đ)
Tiền thu vào, chi ra liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính dài hạn được trình bày trên báo cáo lưu
chuyển tiền tệ ở phần: lưu chuyển tiền từ hđ đầu tư
8. (0.50 đ)
Số dư bên Có của các tài khoản 2291 được phản ánh trên Báo cáo tình hình tài chính ở: phần tài sản và
ghi âm
10. (0.50 đ)
Tài khoản 221 không dùng để ghi nhận khoản góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ: sai
11. (0.50 đ)
Khi đầu tư vào công ty liên kết, DN được gọi là: nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể
12. (0.50 đ)
Chi phí giao dịch khi mua cổ phiếu thương mại được ghi vào tài khoản: 121
14. (0.50 đ)
Chọn câu đúng:
a. Tài khoản 1212 và 1282 không có sự khác biệt về nội dung.
b. Tài khoản 221 không dùng để ghi nhận khoản góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vì không xác
định được giá trị vốn góp để tính %.
c. Tài khoản 1211 không dùng để ghi nhận cổ phiếu phổ phông do công ty phát hành.
d. Không có câu nào đúng
15. (0.50 đ)
Tài khoản dùng để ghi nhận giá bán của cổ phiếu đầu tư là: 112 hay 121?
17. (0.50 đ)
Đối với bên đầu tư, khi mua trái phiếu công ty sẽ phân loại trái phiếu này là:
a. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
b. Chứng khoán đầu tư dài hạn.
c. a hoặc b tùy thuộc vào thời hạn trái phiếu.
d. a hoặc b tùy thuộc vào mục đích và thời hạn dự định đầu tư
18. (0.50 đ)
Lãi do bán cổ phiếu đầu tư được ghi nhận vào tài khoản: 515
20. (0.50 đ)
Cổ phiếu là loại chứng khoán: không kỳ hạn
CHƯƠNG 6
1/ Cuối kỳ, TK 331 có số dư tổng hợp: 100, chi tiết: 331 A (dư Có): 110, 331 B(dư Nợ):10. Trên
BCTC, chỉ tiêu nợ phải trả người bán là:
a.10
b.110
c.90
d.100
2/ DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chi tiền mặt mua sắm công cụ về sử dụng ngay cho
hoạt động phúc lợi , kế toán ghi Có 111 và ghi Nợ:
a.Nợ 153, 133
b.Nợ 3532
c.Nợ 153
d.Nợ 3532, 133
3/ Tháng 12/N, Doanh nghiệp A chi tiền mặt cho công ty B vay thời gian 10 tháng. Số tiền này được
trình bày ở chỉ tiêu nào trên Báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/N của Doanh nghiệp A:
a.Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn
b.Phải thu về cho vay ngắn hạn.
c.Phải thu về cho vay dài hạn.
d.Vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
4/ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp sẽ được trích theo tỷ lệ % của
a.Chi phí hàng tháng của bộ phận mà người lao động làm việc
b.Lương phải trả cho người lao động
c.Lợi nhuận hàng tháng của DN
d.Doanh thu hàng tháng của bộ phận mà người lao động làm việc
5/ Khoản trả trước cho người bán là :
a.Khoản phải thu, được phản ánh ở tài khoản 131
b.Khoản phải trả, phản ánh ở TK 331
c.Khoản phải thu, được phản ánh ở TK 138
d.Tất cả đều sai
6/ DN nộp VAT theo phương pháp khấu trừ, mua chịu lô hàng giá chưa thuế: 100, VAT 10%. Nợ phải
trả cho người bán có giá trị là:
a.10
b.110
c.100
d.90
7/ DN nộp TGTGT theo phương pháp khấu trừ, bán lô hàng giá đã bao gồm thuế: 110, trong đó thuế
GTGT 10%. Thuế phải nộp có giá trị là:
a.9
b.100
c.11
d.10
8/ Tài khoản dùng để ghi nhận thuế GTGT phát sinh khi bán hàng là:
a.TK 333
b.TK 133
c.TK 335
d.TK 338
9/ Hoạt động nào dưới đây KHÔNG làm phát sinh khoản Nợ phải trả
a.Cam kết bảo hành đối với hàng hóa đã bán
b.Sử dụng dịch vụ mà chưa thanh toán tiền
c.Ký hợp đồng mua hàng mà chưa nhận hàng
d.Sử dụng lao động mà chưa thanh toán lương
10/ Khi ứng trước cho bên bán bằng tiền mặt, kế toán ghi Có TK 111 và:
a.Nợ TK 331
b.Nợ TK 131
c.Nợ TK 141
d.Nợ TK 335
11/ Việc nào dưới đây KHÔNG làm giảm khoản phải trả người lao động
a.Phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp
b.Người lao động nghỉ phép theo chế độ
c.Phát sinh bảo hiểm xã hội phải nộp
d.Phát sinh bảo hiểm y tế phải nộp
12/ Trên BCTC, quỹ khen thưởng phúc lợi được phân loại là
a.Vốn chủ sở hữu
b.Nợ phải trả
c.Chi phí
d.Tài sản
13/ Khi mua tài sản cố định do Quỹ phúc lợi đài thọ, giá mua 120.000.000đ, thuế GTGT 10%, trả bằng
tiền mặt, bút toán nào sau đây là đúng:
a.Nợ TK 211 : 120.000.000
b.Nợ TK 211 : 132.000.000
c.Nợ TK 353 : 120.000.000
d.Nợ TK 353 : 132.000.000
14/ Một khoản nợ phải trả không ai đòi được xử lý:
a.Tăng chi phí khác
b.Tăng thu nhập khác
c.Kế toán không được tự xử lý mà phải chờ quyết định của cơ quan thuế
d.Tăng chi phí quản lý doanh nghiệp
15/ Nội dung nào sau đây KHÔNG làm giảm nợ phải trả cho người bán
a.Hàng mua được giảm giá
b.Được hoàn thuế GTGT đầu vào
c.Được hưởng chiết khấu thương mại
d.Được hưởng chiết khấu thanh toán
16/ Khi trả lương cho nhân viên bán hàng bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận
a.Nợ 641/Có 111
b.Nợ 641/Có 112
c.Nợ 334/Có 112
d.Nợ 334/Có 111
17/ Nợ phải trả dài hạn là khoản nợ
a.Thời gian trả nợ trên 1 năm (nếu DN có chu kỳ KD nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm) hoặc
trên 1 chu kỳ kinh doanh bình thường (nếu DN có chu kỳ KD trên 1 năm)
b.Thời gian trả nợ trên 1 năm và dưới 1 chu kỳ kinh doanh bình thường
c.Thời gian trả nợ từ 1 năm trở lên
d.Thời gian trả nợ trên 1 chu kỳ kinh doanh bình thường và dưới 1 năm
18/ Các TK 331, 333, 334 có đặc điểm:
a.Có thể có số dư bên Nợ hoặc bên Có
b.Không có số dư cuối kỳ
c.Chỉ có số dư bên Có
d.Chỉ có số dư bên Nợ
19/ Chứng từ nào dùng để ghi nhận nợ phải trả người lao động
a.Bảng chấm công, bảng lương
b.Phiếu chi
c.Phiếu nhập kho
d.Hóa đơn
20/ Ghi Nợ 338(3383)/ Có 334 phản ánh:
a.Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động
b.Tiền lương phải trả người lao động.
c.Bảo hiểm xã hội phải nộp cơ quan Bảo hiểm xã hội
d.a, b, c: đều sai
21/ Doanh nghiệp tính số tiền trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
a.Nợ 622 / Có 3383
b.Nợ 334 / Có 3383
c.Nợ 3383 / Có 334
d.Tất cả đều sai
22/ Khi được hưởng một khoản chiết khấu thanh toán, kế toán ghi vào:
a.Tài khoản 515
b.Tài khoản 521
c.Tài khoản 635
d.Tài khoản 711
23/ Câu nào sau đây phát biểu sai :
a.Quỹ khen thưởng có thể dùng để chuyển bổ sung Quỹ Phúc lợi.
b.Quỹ khen thưởng chỉ được dùng để khen thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp.
c.Quỹ khen thưởng dùng để khen thưởng cho nhân viên bên trong và cho cá nhân, tổ
chức ở bên ngoài doanh nghiệp
d.Quỹ khen thưởng có thể dùng để khen thưởng cho cá nhân và tổ chức ngoài doanh
nghiệp
24/ Cách nào sau đây là cách thanh toán nợ phải trả
a.Chuyển đổi nghĩa vụ nợ thành vốn chủ sở hữu
b.Trả bằng tiền
c.Cung cấp dịch vụ
d.Tất cả các câu trên đều đúng
25/ Tiền lương phải trả hàng tháng cho người lao động được phân loại là:
a.Do DN lựa chọn
b.Nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn, do DN tự chọn
c.Nợ dài hạn
d.Nợ ngắn hạn

26/ 1/12/N-1: vay ngân hàng số tiền: 100, thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả lãi và gốc vào
31/5/N. Kỳ kế toán của DN kết thúc ngày 31/12. Ngày 31/12/N-1, kế toán ghi nhận chi phí lãi vay:
a.Nợ 635/Có 338: 1
b.Nợ 635/Có 112: 1
c.Chưa phải trả lãi nên chưa ghi
d.Nợ 635/Có 335: 1
27/ Khoản tiền nhận ký quỹ ký cược được phân loại là
a.Doanh thu
b.Nợ phải trả
c.Nợ phải thu
d.Vốn chủ sở hữu
28/ Nội dung nào sau đây KHÔNG được phản ánh bởi TK 338
a.Cổ tức phải trả cho cổ đông
b.Phải trả về lương cho người lao động
c.Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội
d.Giá trị của tài sản thừa chưa xác định nguyên nhân
29/ Nhận định nào sau đây sai:
a.Hợp đồng không phải là căn cứ ghi nhận một khoản nợ
b.Nợ phải trả là một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp
c.TK 331 chỉ được dùng để theo dõi khoản nợ phải trả ngắn hạn với nhà cung cấp
d.Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất là bắt buộc
30/ Nợ phải trả :
a.Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua
mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
b.Là một cam kết hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã
qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c.Là nguồn vốn kinh doanh tạm thời của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
d.Tất cả các câu trả lời đều sai.
31/ Việc doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng sẽ làm cho:
a.Khoản phả thu trên BCĐKT tăng lên
b.Khoản phải trả trên BCĐKT giảm
c.Không ảnh hưởng vì doanh nghiệp chưa nhận hàng
d.Tất cả đều sai
32/ Cuối tháng, tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:100, thuế thu nhập cá nhân: 5, kế
toán ghi
a.Nợ 622/Có 334: 100 và Nợ 334/Có 3335: 5
b.Nợ 627/Có 334: 100 và Nợ 334/Có 3335: 5
c.Nợ 627/Có 334: 95
d.Nợ 622/Có 334: 95
33/ TK 334 dùng để phản ánh khoản phải trả và tình hình thành toán khoản phải trả liên quan đến
a.Tất cả các khoản thuộc về thu nhập của người người lao động
b.Chỉ riêng bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động
c.Chỉ riêng tiền lương và tiền công của người lao động
d.Các khoản thu nhập của người lao động và tiền DN tạm ứng để người lao động đi
công tác
34/ Sổ chi tiết TK 331 có số dư bên Nợ khi
a.DN mua chịu của người bán
b.DN bán chịu cho khách hàng
c.Khách hàng ứng trước tiền cho DN
d.DN ứng trước tiền cho người bán
35/ Căn cứ vào thời hạn thanh toán, nợ phải trả được phân loại thành:
a.Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
b.Nợ phải trả dưới 1 niên độ và nợ phải trả trên 1 niên độ
c.Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả
d.Nợ có lãi vay và nợ không có lãi vay
36/ Khi nhận trước 6 tháng tiền cho thuê tài sản của khách hàng, kế toán ghi vào TK 3387 Doanh thu
chưa thực hiện là tuân thủ nguyên tắc:
a.Trọng yếu và hoạt động liên tục
b.Thận trọng và phù hợp
c.Giá gốc và hoạt động liên tục
d.Phù hợp và trọng yếu
37/ Chuyển khoản trả tiền điện dùng tại bộ phận quản lý còn nợ từ kỳ trước, kế toán ghi nhận
a.Nợ 642/Có 112
b.Nợ 331/Có 112
c.Nợ 811/Có 112
d.Nợ 335/Có 112
38/ Chi tiền gửi ngân hàng mua thẻ bảo hiểm y tế cho nhân viên, kế toán ghi
a.Nợ 338/Có 112
b.Nợ 642/Có 112
c.Nợ 334/Có 338
d.Nợ 811/Có 112
39/ Cty phát hành báo Tuổi Thanh Niên nhận được đăng ký báo năm của 4.000 độc giả với số tiền
1.250.000 đ/đăng ký. Doanh thu chưa thực hiện vào cuối quý 3 là:
a.1.250.000.000 đ
b.5.000.000.000 đ
c.0 đ
d.3.750.000.000 đ
40/ Ghi Nợ 334/ Có 338(3383) phản ánh:
a.Bảo hiểm xã hội người lao động phải nộp cơ quan Bảo hiểm xã hội
b.Tiền lương phải trả người lao động
c.Bảo hiểm xã hội phải trả người lao động
d.a, b, c: đều sai
41/ Nợ phải trả là:
a.Nghĩa vụ hiện tại của DN phát sinh từ giao dịch và sự kiện đã qua mà DN phải
thanh toán từ các nguồn lực của mình
b.Nghĩa vụ tương lai của DN phát sinh từ các giao dịch và sự kiện trong tương lai mà
DN có thể dự đoán được
c.Nghĩa vụ tương lai phát sinh từ giao dịch và sự kiện tương lai mà DN không xác
định được chắc chắn giá trị của nó
d.Nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ giao dịch và sự kiện đã qua mà DN không phải thanh
toán từ các nguồn lực của mình
42/ Đặc điểm của chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng:
a.Ảnh hưởng đến lợi nhuận
b.Ảnh hưởng đến phần tài sản trên bảng cân đối kế toán
c.Cùng đặc điểm với và chiết khấu thương mại doanh nghiệp được hưởng
d.Tất cả đều sai
43/ Chứng từ gốc để ghi nhận nợ phải trả người bán là:
a.Phiếu thu
b.Giấy báo Có
c.Phiếu chi
d.Hóa đơn
44/ Lệ phí trước bạ phát sinh khi mua tài sản cố định được ghi nhận:
a.Nợ 111/Có 333
b.Nợ 211/Có 133
c.Nợ 211/Có 333
d.Nợ 811/Có 333
45/ Tạm ứng lương cho người lao động, kế toán ghi:
a.Nợ 141, vì đây là TK phản ánh khoản tạm ứng
b.Nợ 138, vì đây là khoản phải thu
c.a và b đều đúng
d.a và b đều sai
46/ Nội dung nào KHÔNG phải là nguyên tắc kế toán các khoản phải trả:
a.Bù trừ nợ phải thu và nợ phải trả khi trình bày vào Bảng cân đối kế toán
b.Phải kiểm tra đối chiếu xác nhận công nợ với những chủ nợ có số dư lớn
c.Phải phân loại nợ theo thời hạn thanh toán của từng khoản nợ
d.Theo dõi chi tiết số nợ đã trả, phải trả theo từng chủ nợ
47/ Khi doanh nghiệp nhận được hàng từ khoản tiền đã ứng trước đủ cho người bán, kế
toán ghi:
a.Giảm nợ phải thu
b.Giảm nợ phải trả
c.Giảm tiền
d.Tất cả đều sai
48/ Nợ phải trả ngắn hạn là khoản nợ:
a.DN phải trả trong 1 năm (nếu DN có chu kỳ KD nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm) hoặc 1
chu kỳ kinh doanh bình thường (nếu DN có chu kỳ KD trên 1 năm)
b.DN phải trả trong vòng dưới 1 năm
c.DN phải trả trong 1 năm
d.DN phải trả trong vòng 2 năm
49/ Hàng tháng trích các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền
lương của người lao động ở bộ phận quản lý chung của DN, kế toán ghi:
a.Nợ 334/Có 338
b.Nợ 642, Nợ 334/Có 338
c.Nợ 642/Có 338
d.Nơ 627, Nợ 334/Có 338
50/ Chi tiền mặt cho nhân viên đi nghỉ mát do Quỹ phúc lợi đài thọ 10.000.000, thuế
10%, kế toán ghi:
a.Nợ TK 642 :10.000.000
b.Nợ TK 3532 : 10.000.000
c.Nợ TK 334 : 11.000.000
d.Nợ TK 3532 : 11.000.000

CHƯƠNG 2
1. (0.50 đ) Cuối năm N doanh nghiệp xác định mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập: 75 trđ. Biết SD
đầu năm TK 2293 là: 120 trđ và năm N doanh nghiệp đã xóa sổ một khoản nợ phải thu khó đòi với số
tiền 20 trđ. Kế toán ghi nhận bút toán lập dự phòng cuối năm như sau: Nợ TK 642 / Có TK 2293: 75
trđ. Bút toán xử lý này sẽ làm cho chỉ tiêu vốn chủ sở hữu doanh nghiệp:
a. Giảm 50 trđ
b. Giảm 100 trđ
c. Giảm 75 trđ
d. Không bị ảnh hưởng
2. (0.50 đ)
Số dư trên sổ chi tiết TK 131 ngắn hạn cuối năm N:
131 (A) – Dư Có: 25.000.000đ; 131 (B) – Dư Nợ: 110.000.000đ
131 (C) – Dư Có: 10.000.000đ; 131 (D) – Dư Nợ: 55.000.000đ
Chỉ tiêu “Phải thu khách hàng ngắn hạn” trên Bảng báo cáo tình hình tài chính ngày 31/12/N là:
a. 165.000.000
b. 130.000.000
c. (35.000)
d. a,b,c đều sai
3. (0.50 đ)
Số dư đầu năm N của TK 2293: 150.000.000. Trong năm N phát sinh tình hình sau:
-Xóa nợ khách hàng A : nợ gốc 100.000.000, đã lập dự phòng 70.000.000.
-Cuối năm N: lập bảng kê dự phòng năm N : 185.000.000
Với tình hình trên số phát sinh trên TK 2293 bên Nợ và bên Có lần lượt là:
a. 70.000.000; 35.000.000
b. 70.000.000; 105.000.000
c. 70.000.000; 185.000.000
d. a,b,c đều sai
4. (0.50 đ)
Trong năm, cty K đã xóa nợ phải thu khó đòi là 4.000. Trước khi ghi bút toán này, số dư tài khoản
phải thu khách
hàng là 50.000 và số dư tài khoản dự phòng nợ khó đò là 4.500. Giá trị khoản phải thu khó đòi thuần
sau bút toán
xóa nợ phải thu là:
a. 50.000.
b. 41.500.
c. 45.500.
d. 49.500
Phần: GHI NHẬN
1. (0.50 đ)
Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi nhận vào TK:
a. 632
b. 635
c. 642
d. 641
2. (0.50 đ)
Khi thu nợ tiền hàng, phát sinh khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hưởng, kế toán sẽ ghi:
a. Giảm doanh thu hoạt động tài chính
b. Tăng chi phí bán hàng
c. Tăng chi phí tài chính
d. Tăng chi phí khác
3. (0.50 đ)
Số dư đầu tháng 12 TK 2293: 120,
Ngày 31/12 tính mức dự phòng cần lập cho năm sau là 70, bút toán được ghi là:
a. Nợ TK 2293/ Có TK 642: 70
b. Nợ TK 642/Có TK 2293: 50
c. Nợ TK 2293/ Có TK 642: 50
d. Nợ TK 642/ Có TK 2293: 70
4. (0.50 đ)
Chứng từ kế toán liên quan đến tiền gửi ngân hàng:
a. Biên lai
b. Biên nhận
c. Phiếu thu
d. Giấy báo Nợ
Phần: TRÌNH BÀY-CÔNG BỐ
1. (0.50 đ) Trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính, tài sản cầm cố, ký quỹ, ký cược được trình
bày ở nhóm:
a. Các khoản phải thu
b. Phải trả khác
c. Tài sản khác
d. Chỉ tiêu ngoài bảng
2. (0.50 đ) Giao dịch thu nợ khách hàng bằng chuyển khoản có phát sinh chiết khấu thanh toán sẽ ảnh
hưởng đến:
a. Báo cáo kết quả hoạt động
b. Bảng Báo cáo tình hình tài chính
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
d. Tất cả đều đúng
3. (0.50 đ) Chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính được lập trên cơ
sở:
a. Số dư Nợ trên các sổ chi tiết TK 131
b. Số dư Có trên sổ tổng hợp TK 131
c. Số dư Có trên các sổ chi tiết TK 131
d. Số dư Nợ trên sổ tổng hợp TK 131
4. (0.50 đ)
Bút toán thu nợ tiền hàng bằng tiền mặt có phát sinh chiết khấu do khách hàng thanh toán trước thời
hạn nếu
được kế toán xử lý: Nợ 111, Nợ 521 / Có 131. Bút toán này sẽ làm:
a. Sai lệch chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế trên báo cáo kết quả hoạt động
b. Thay đổi tổng giá trị tài sản trên Bảng báo cáo tình hình tài chính
c. Thay đổi dòng tiền hoạt động tài chính trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
d. a,b,c đều đúng
Phần: ĐO LƯỜNG
1. (0.50 đ)
Tiền và nợ phải thu thuộc đối tượng tài sản nên giá trị phản ánh trên báo cáo tài chính được ghi nhận
theo giá gốc: sai
2. (0.50 đ)
Việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi nhằm mục đích phản ánh nợ phải thu theo:
a. Giá trị thuần có thể thực hiện được
b. Giá hiện hành
c. Giá gốc
d. Giá trị hợp lý
3. (0.50 đ)
Trên Bảng Báo cáo tình hình tài chính, giá trị thuần có thể thực hiện được của nợ phải thu được tính
bằng:
a. Số dư nợ gốc các khoản phải thu trừ dự phòng
b. Mức dự phòng khoản nợ phải thu
c. Số dư nợ gốc các khoản phải thu
d. Số dư nợ gốc các khoản phải thu cộng dự phòng
Phần: ĐỊNH NGHĨA - ĐẶC ĐIỂM - NGUYÊN TẮC
1. (0.50 đ)
Việc đối chiếu giữa thủ quỹ với kế toán tiền định kỳ nhằm:
a. Đảm bảo nguyên tắc thận trọng
b. Kiểm soát tiền trong doanh nghiệp, tránh sai sót, gian lận
c. Phản ánh giá trị ghi sổ của tiền đúng với thực tế
d. a, b, c đều đúng
2. (0.50 đ)
Các khoản phải thu là:
a. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp
b. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp
c. Nguồn vốn của doanh nghiệp
d. a và b đều đúng.
3. (0.50 đ)
Theo chế độ kế toán hiện hành, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” phản ánh:
a. Tất cả các loại tiền mà doanh nghiệp đang gửi ở ngân hàng, kể cả không kỳ hạn hay có kỳ hạn
b. Là tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng, không bao gồm tiền ký quỹ, ký cược
c. Là tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng, bao gồm tiền ký quỹ, ký cược
d. Ý kiến khác.
4. (0.50 đ)
Hàng ngày kế toán tiền mặt phải đối chiếu số liệu trên sổ kế toán tiền mặt với số liệu sổ quỹ và số liệu
kiểm kê thực tế vì:
a. Theo quy định bắt buộc của Nhà nước
b. Phát hiện nhanh chóng gian lận, thất thoát tiền mặt
c. Có biện pháp xử lý kịp thời sai lệch nếu có
d. Câu b và c đúng
5. (0.50 đ)
Kế toán khoản nợ phải thu cần phải:
a. Phân loại khoản nợ theo kỳ hạn thanh toán nợ
b. Theo dõi chi tiết từng khách hàng
c. Phản ánh vào báo cáo tài chính theo nguyên tắc không bù trừ và theo giá trị thuần có thể thực
hiện
d. Bao gồm các nội dung trên

1. Số dư các tài khoản nào sau đây được sử dụng để theo dõi chỉ tiêu tiền và các khoản phải thu trên
bảng BCTHTC
a. 111,112, 131, 334
2. Việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi sẽ làm cho bảng BCTHTC thay đổi như sau: tài sản
tăng và VCSH tăng

3. Bút toán bán hàng chưa thu tiền sẽ làm cho:


a. Tăng tổng nguồn vốn
b. Tăng doanh thu
c. Tăng tổng tài sản
d. Tất cả đều đúng

4. Khoản tiền doanh nghiệp chuyển vào tài khoản công ty A với mục đích ký quỹ mua vật liệu, kế
toán doanh nghiệp sẽ ghi nhận vào TK: 244

5. Khi xđ mức cần lập dự phòng nợ khó đòi năm nay thấp hơn năm trước, kế toán ghi: nợ 2293/ có
642

6. Tiền và NPT thuộc đối tượng tài sản nên giá trị phản ánh trên BCTC được ghi nhận theo giá gốc:
sai

7. Chỉ tiêu “các khoản tương đương tiền” trên báo cáo tài chính được hiểu là: các khoản đầu tư ngắn
hạn (không quá 3 tháng kể từ ngày mua), có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền
xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

8. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là: một ước tính kế toán

9. Theo quy định hiện hành thì việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trên cơ sở: theo tuổi nợ của
từng đối tượng phải thu khó đòi có những bằng chứng đáng tin cậy

10. Trước khi ghi các bút toán bổ sung vào cuối kỳ, số dư tạm vào ngày 31/12/201X của TK phải thu
KH và TK dự phòng nợ phải thu khó đòi lần lượt là 750tr và 25tr. Việc phân tích tuổi nợ các
khoản phải thu KH cho thấy có 95tr trong tổng khoản phải thu KH ngày 31/12/201X có khả năng
không thu hồi được. giá trị thuần của khoản phải thu được trình bày trên BCTHTC là: 655tr

11. Tại ngày kết thúc niên độ, cty ABC có số dư TK phải thu KH là 500tr. Qua phân tích tuổi nợ,
ABC ước tính khoảng 93tr nợ phải thu sẽ khó có thể thu hồi đc, biết tài khoản dự phòng phải thu
khó đòi có số dư đầu kỳ là 25tr, trong năm cty đã dung 10tr để xóa sổ một khoản nợ khó đòi. Vậy
cách ghi nào sau đây là đúng: ghi có TK dự phòng nợ phải thu khó đòi: 78tr
12. Số dư các khoản tiền và nợ phải thu đều được ghi nhận trên BCTHTC thuộc chỉ tiêu tài sản ngắn
hạn: sai

13. Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi sẽ làm cho bảng BCTHTC thay đổi như sau: tài sản giảm
và VCSH giảm

14. Thu nợ tiền mặt KH sau đó đem tiền nộp ngay vào ngân hàng để trả nợ vay, giao dịch này sẽ:
không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tiền

15. Theo quy định chế độ kế toán VN, TK 131 đc sử dụng để: theo dõi công nợ giữa DN và KH

16. Cuối năm N DN xđ mức dự phòng phải thu khó đòi cần lập: 80tr. Biết sd đầu năm TK2293 là 70tr
và năm N DN đã xóa sổ một khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền 30tr. Kế toán ghi nhận bút toán
lập dự phòng cuối năm như sau: nợ 642/ có 2293: 10tr
Bút toán xử lý này sẽ làm cho chỉ tiêu VCSH DN: tăng 30tr
17. Trước khi lập các bút toán điều chỉnh cuối kỳ, số dư phải thu KH và dự phòng nợ phải thu khó đòi
của cty D vào 31/12/201X lần lượt là 440.000 và 65.000. bảng phân tích tuổi nợ cho thấy rằng có
50.000 trong số phải thu vào ngày 31/12 dự kiến không thu hồi được. số phải thu KH sau khi lập
các bút toán điều chỉnh cuối kỳ là: 390.000

CHƯƠNG 3
1. Theo chuẩn mực kế toán 02, Hàng tồn kho bao gồm: hàng hoá mua về để bán, thành phẩm,
nguyên vật liệu, công cụ và:
a. Sản phẩm dở dang
b. Chi phí dịch vụ dở dang
c. Cả a và b
d. a, b đều sai

2. (0.5 đ)
Tài sản nào được phân loại là hàng tồn kho của doanh nghiệp:
a. Hàng đem đi gia công
b. Hàng gửi cho công ty khác bán hộ
c. Cả a và b đều đúng
d. Cả a và b đều sai vì hàng không còn nằm trong kho
Phần: Phần 2: Phương pháp kế toán hàng tồn kho
1. (0.5 đ)
Khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống kê khai thường xuyên để kế toán hàng tồn kho thì:
a. Không cần phải kiểm kê số lượng hàng tồn kho cuối kỳ
b. Vẫn phải tiến hành kiểm kê theo quy định

2. (0.5 đ)
Phương pháp kê khai thường xuyên thường được các Dn áp dụng khi:
a. DN có chức năng thương mại
b. DN có chức năng sản xuất
c. DN kinh doanh các mặt hàng có giá trị nhỏ
d. Không có câu nào đúng
Phần: Phần 3: Tính giá hàng tồn kho
1. (0.5 đ)
Theo chuẩn mực kế toán 02, “giá trị thuần có thể thực hiện được” là:
a. Là giá bán ước tính của HTK trong kỳ SXKD bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành
sản phẩm và chi phí ước tính để tiêu thụ chúng.
b. Khoản tiền phải trả để mua 1 loại Hàng tồn kho tương tự tại ngày lập BCĐKT.
c. Là giá bán ước tính của HTK trong kỳ SXKD bình thường.
d. Là giá trên sổ sách tài khoản hàng tồn kho
2. (0.5 đ)
Công ty A áp dụng phương pháp FIFO, có tài liệu
- Tồn đầu tháng : 200 đơn vị, đơn giá 5.200 đ/đv
- Mua trong tháng:
+1.000 đơn vị, đơn giá 5.300 đ/đv, chi phí vận chuyển 100đ/đv;
+500 đơn vị, đơn giá 5.500 đ/đv - Bán trong tháng: 1.600 đơn vị, giá trị hàng tồn kho cuối tháng là:
a. 550.000đ
b. 520.000đ
c. 530.000 đ
d. Tất cả đều sai
Phần: Phần 4: Chứng từ
1. (0.5 đ)
Hóa đơn (GTGT) do bên bán phát hành là căn cứ để
a. KT bên mua ghi tăng hàng tồn kho và thuế GTGT đầu vào
b. KT bên bán ghi tăng doanh thu và tang thuế GTGT đầu ra
c. KT hai bên đối chiếu công nợ
d. a, b, c đều đúng

2. (0.5 đ)
Doanh nghiệp mua hàng theo phương thức chuyển hàng, hàng kiểm nhận trước lúc nhập kho doanh
nghiệp phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân, kế toán sẽ xử lý phần thiếu này:
a. Ghi nhận trị giá hàng thiếu vào TK 1381
b. Chờ xác định rõ nguyên nhân mới ghi chép.
c. Không theo dõi vì hàng thiếu do bên bán theo dõi.
d. Tất cả đều sai.
Phần: Phần 5: Tài khoản
1. (0.5 đ)
TK 154 được sử dụng trong các loại hình doanh nghiệp:
a. Chỉ ở DN sản xuất
b. Chỉ ở DN sản xuất và xây lắp
c. Tất cả các loại hình doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
d. Tất cả các loại hình doanh nghiệp
2. (0.5 đ)
Chọn câu phát biểu đúng:
a. TK 611 sử dụng trong cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại
b. TK 151, TK 157 phản ánh giá trị thành phẩm trên đường theo giá vốn
c. TK 151, TK 157 chỉ sử dụng trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
d. TK 611 chỉ sử dung trong cả doanh nghiệp thương mại
Phần: Phần 6: Điều chỉnh giá mua
1. (0.5 đ)
Chiết khấu thương mại hàng mua chưa phản ánh trên hóa đơn mua hàng (hàng còn trong kho, chưa
bán), KT xử lý
a. Tính trừ vào giá gốc hàng mua
b. Tính trừ vào giá vốn hàng bán
c. Tính vào doanh thu hoạt động tài chính
d. Tính vào thu nhập khác
2. (0.5 đ)
Chiết khấu thương mại hàng hóa mua chưa phản ánh trên hóa đơn mua hàng (hàng đã xuất bán), KT
xử lý
a. Tính trừ vào giá vốn hàng bán
b. Tính trừ vào giá gốc hàng tồn kho
c. Tính vào doanh thu hoạt động tài chính
d. Tính vào doanh thu bán hàng
Phần: Phần 7: Trình bày trên BCTC
1. (0.5 đ)
Trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp không phải trình bày và công bố những vấn đề nào sau đây về
hàng tồn kho:
a. Trị giá hàng tồn kho mua trong năm
b. Các chính sách kế toán áp dụng trong việc đánh giá hàng tồn kho, gồm cả phương pháp tính
giá trị hàng tồn kho
c. Giá gốc của tổng số hàng tồn kho và giá gốc của từng loại hàng tồn kho được phân loại phù
hợp với doanh nghiệp
d. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2. (0.5 đ)
Hàng mua bán theo phương thức giao hàng tại kho người bán nhưng đang trên đường vận chuyển
được trình bày ở mục
a. Hàng tồn kho của cty mua
b. Hàng tồn kho của cty bán
c. Hàng tồn kho của cty vận chuyển
d. Tất cả đều sai
Phần: Phần 8: Nguyên tắc kế toán
1. (0.5 đ)
Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được vận dụng chủ yếu từ nguyên tắc kế toán:
a. Giá gốc và hoạt động liên tục.
b. Thận trọng và phù hợp.
c. Cơ sở dồn tích và giá gốc.
d. Nhất quán và phù hợp.
2. (0.5 đ)
Doanh nghiệp mua hàng theo phương thức nhận hàng trực tiếp, số hàng đang vận chuyển trên đường
là tài sản của doanh nghiệp.
a. Đúng
b. Sai

Phần: Phần 9: Định khoản


1. (0.5 đ)
Doanh nghiệp A thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong kỳ, doanh nghiệp
mua chịu vật liệu với giá mua chưa thuế GTGT là 500 triệu, thuế GTGT 10%, nhập kho đủ. Chi phí
vận chuyển 3 triệu thanh toán bằng tiền tạm ứng. Giá gốc của lô vật liệu là:
a. 553 triệu
b. 500 triệu
c. 503 triệu
d. 550 triệu

2. (0.5 đ)
Số dư đầu kỳ TK 2294: 178 triệu đồng, TK 156: 900 triệu đồng. Trong kỳ doanh nghiệp đã bán 1 lô
hàng có giá vốn xuất kho 500 triệu đồng, cũng trong kỳ này doanh nghiệp có nhập thêm 1 lô hàng có
giá mua 600 triệu đồng. Số cần dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm cuối kỳ là 275 triệu
đồng. Mục “IV. Hàng tồn kho” trong tài sản ngắn hạn được trình bày trên BCĐKT cuối kỳ với giá trị
là:
a. 725 triệu
b. 903 triệu
c. 1.000 triệu
d. 1.097 triệu
Phần: Phần 10: Khâu bán
1. (0.5 đ)
Công ty A nhận góp vốn liên doanh bằng 1 lô vật liệu đưa ngay vào dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
trị giá 400 triệu đồng, chi phí vận chuyển 2 triệu đồng công ty A chịu chi bằng tiền mặt, kế toán công
ty A ghi (đơn vị: tr.đ):
a. Nợ TK 621: 402/Có TK 411: 400, Có TK 111: 2
b. Nợ TK 222: 400, Nợ TK 621: 2/ Có TK 411: 402
c. Nợ TK 222: 400, Nợ TK 621: 2/ Có TK 152: 400, Có 111: 2
d. Nợ TK 152: 402/Có TK 411: 400, Có TK 111: 2

2. (0.5 đ)
Ngày 28/9 doanh nghiệp (tính thuế GTGT theo pp khấu trừ) nhận hoá đơn GTGT mua vật liệu giá
22.000.000, gồm thuế GTGT 10% của công ty A, đã chấp nhận thanh toán. Cuối tháng, doanh nghiệp
nhận vật liệu và chuyển thẳng cho đơn vị nhận thuê gia công, kế toán ghi sổ:
a. Nợ 151:20.000.000, Nợ 133: 2.000.000 / Có 331: 22.000.000
b. Nợ 152:20.000.000, Nợ 133:2.000.000 / Có 331 :22.000.000
c. Lưu chứng từ chưa ghi sổ
d. Nợ 154: 20.000.000, Nợ 133:2.000.000/ Có 331: 22.000.000
1. (0.5 đ)
Vật liệu và công cụ dụng cụ giống nhau ở chổ:
a. Đều là tài sản ngắn hạn
b. Đều cùng bản chất và công dụng kinh tế.
c. Đều cùng loại giá trị không lớn
d. Cùng phương pháp xác định giá trị vào CPSXKD.
2. (0.5 đ)
Trong doanh nghiệp thương mại,hàng gửi đi bán được ghi vào sổ sách kế toán như là một khoản mục:
a. Chi phí hoạt động
b. Hàng giữ hộ
c. Hoặc a, hoặc b phụ thuộc vào cách phân loại của doanh nghiệp
d. a, b đều sai

Phần: Phần 2: Phương pháp kế toán hàng tồn kho


1. (0.5 đ)
Trong hệ thống kiểm kê định kỳ, khi hàng hóa tồn kho đầu kỳ bị ghi thiếu (sai giảm) thì sẽ làm cho:
a. Giá vốn hàng bán sai giảm
b. Lợi nhuận sai giảm
c. a,b đều đúng
d. a, b đều sai

2. (0.5 đ)
Phương pháp kê khai thường xuyên thường được các Dn áp dụng khi:
a. DN có chức năng thương mại
b. DN có chức năng sản xuất
c. DN kinh doanh các mặt hàng có giá trị nhỏ
d. Không có câu nào đúng
Phần: Phần 3: Tính giá hàng tồn kho
1. (0.5 đ)
Trong giai đoạn giá có xu hướng tăng dần, kế toán áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo
FIFO sẽ cho ra kết quả:
a. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ thấp nhất
b. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ cao nhất.
c. Lãi gộp bán hàng cao nhất
d. Cả câu b và câu c đúng.
2. (0.5 đ)
Phương pháp tính giá HTK nào phản ánh (1) giá trị HTK cuối kỳ và (2) giá vốn hàng bán gần với giá
cả thị trường nhất?
a. FIFO và (2) Bình quân gia quyền
b. FIFO và (2) FIFO
c. Bình quân gia quyềnvà (2) FIFO
d. Không có câu nào đúng
Phần: Phần 4: Chứng từ
1. (0.5 đ)
Mua 500kg vật liệu X, đơn giá 28.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 500.000đ trả bằng
tiền mặt, số vật liệu này được đưa ngay vào sản xuất, KT ghi bên Nợ của bút toán như sau:
a. Nợ TK 152: 14.000.000
b. Nợ TK 152: 14.500.000
c. Nợ TK 152: 15.900.000
d. a, b, c, đều sai
2. (0.5 đ)
Mua 1.900kg vật liệu X theo phương thức chuyển hàng, đơn giá 100.000 đ/kg, thuế GGT 10%. Chi
phí vận chuyển 1.000.000đ. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa 100kg, DN (tính thuế theo
phương pháp khấu trừ) thỏa thuận mua luôn số vật liệu thừa này. KT ghi Nợ TK 152 số tiền là:
a. 201.000.000
b. 200.000.000
c. 191.000.000
d. 210.900.000

2. (0.5 đ)
Chọn câu phát biểu sai:
a. TK 151, TK 157 phản ánh giá trị thành phẩm trên đường theo giá vốn
b. TK 151, TK 157 phản ánh giá trị hàng hóa trên đường theo giá vốn
c. TK 151, TK 157 sử dụng trong cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX và KKĐK
d. TK 151, TK 157 sử dung trong cả doanh nghiệp sản xuất và thương mại
Phần: Phần 6: Điều chỉnh giá mua
1. (0.5 đ)
Chọn câu phát biểu đúng:
a. Chi phí mua hàng ở công ty thương mại phải phân bổ cho hàng bán ra theo tiêu thức giá trị
b. Chi phí mua hàng ở công ty thương mại phải phân bổ cho hàng bán ra theo tiêu thức số lượng
c. Chi phí mua hàng ở công ty thương mại phải theo dõi riêng trên tài khoản 1562
d. a,b,c đều chưa đúng

2. (0.5 đ)
Khi mua hàng được hưởng giảm giá( khoản giảm giá chưa được phản ánh trên hóa đơn mua hàng), Kế
toán ghi nhận khoản giảm giá này :
a. Điều chỉnh giảm giá gốc hàng mua..
Vào TK 521
b. Vào TK 515
c. Làm giảm khoản phải thu.
Phần: Phần 7: Trình bày trên BCTC
1. (0.5 đ)
Khi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ bị tính sai thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu nào biết trong kỳ có xuất bán
hàng tồn kho:
a. Tài sản ngắn hạn
b. Vốn chủ sở hữu
c. Giá vốn hàng bán
d. Tất cả các chỉ tiêu trên
Phần: Phần 8: Nguyên tắc kế toán
2. (0.5 đ)
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là
a. tính trước vào chi phí trong kỳ những khoản tổn thất có thể xảy ra do việc giảm giá hàng tồn
kho
b. nhằm thực hiện nguyên tắc nhất quán
c. ghi nhận giá trị thực hiện thuần của hàng tồn kho trên sổ sách kế toán
d. Cả câu a và b
Phần: Phần 9: Định khoản
1. (0.5 đ)
Giả sử trị giá hàng mua trong kỳ là 980 triệu đồng, hàng tồn kho cuối kỳ có giá trị nhỏ hơn hàng tồn
kho đầu kỳ là 9 triệu đồng, biết toàn bộ hàng giảm trong kỳ là đã bán, giá vốn hàng bán trong kỳ là:
a. 989 triệu đồng
b. 998 triệu đồng
c. 971 triệu đồng
d. 899 triệu đồng
2. (0.5 đ)
Số dư đầu kỳ TK 2294: 178 triệu đồng, TK 156: 900 triệu đồng. Trong kỳ doanh nghiệp đã bán 1 lô
hàng có giá vốn xuất kho 500 triệu đồng, cũng trong kỳ này doanh nghiệp có nhập thêm 1 lô hàng có
giá mua 600 triệu đồng. Cuối kỳ, doanh nghiệp đã thực hiện hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho là 78 triệu đồng. Mục “IV. Hàng tồn kho” trong tài sản ngắn hạn được trình bày trên BCĐKT cuối
kỳ với giá trị là:
a. 900 triệu
b. 922 triệu
c. 822 triệu
d. 1.000 triệu
Phần: Phần 10: Khâu bán
1. (0.5 đ)
Hàng hóa A được mua với giá 600.000.000 đồng. Hàng này ước tính có thể được bán với giá
730.000.000 đồng, chi phí bán hàng ước tính là 30.000.000 đồng. Giá bán của sản phẩm tương tự trên
thị trường là 750.000.000 đồng. Giá trị của hàng tồn kho được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là:
a. 600.000.000 đồng
b. 750.000.000 đồng
c. 770.000.000 đồng
d. 700.000.000 đồng
2. (0.5 đ)
Tài sản nào sau đây bao gồm trong tài sản hàng tồn kho?
a. Phân xưởng sản xuất
b. Nguyên vật liệu
c. Thành phẩm
d. Cả b và c
Phần: Phần 2: Phương pháp kế toán hàng tồn kho
2. (0.5 đ)
Theo chế độ kế toán hiện hành, phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm
kê định kỳ) phải được áp dụng nhất quán ít nhất 1 niên độ kế toán cho:
a. Tất cả hàng tồn kho của doanh nghiệp
b. Từng thứ hàng tồn kho
c. Từng loại hàng tồn kho
d. Tùy doanh nghiệp chọn
Phần: Phần 3: Tính giá hàng tồn kho
1. (0.5 đ)
Lựa chọn để áp dụng phương pháp tính giá trị HTK ổn định ít nhất một kỳ kế toán năm là để thực hiện
yêu cầu cơ bản nào đối với kế toán theo chuẩn mực chung:
a. Có thể so sánh
b. Trung thực
c. Khách quan
d. Đầy đủ
2. (0.5 đ)
Công ty thương mại A áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định, có tài liệu về hàng X như
sau:
- Tồn kho đầu kỳ: 1.000 đơn vị, đơn giá 5.500đ/đv
- Mua trong tháng:
800 đơn vị, đơn giá 6.000đ/đv
1.000 đơn vị, đơn giá 6.500đ/đv
- Bán trong tháng: 2.700 đơn vị, giá trị hàng tồn kho cuối tháng là:
a. 5500.000
b. 650.000
c. 600.000
d. Tất cả câu trên đều sai

2. (0.5 đ)
Khi nhập kho hàng tồn kho, DN lập phiếu nhập kho để:
a. Tăng cường kiểm soát nội bộ
b. Tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán
c. Cơ sở để chứng minh hàng đã nhập kho
d. a, b, c đều đúng
Phần: Phần 5: Tài khoản
2. (0.5 đ)
Tổ chức tài khoản để phản ánh hàng tồn kho dựa vào tiêu thức phân loại nào:
a. Công dụng của hàng tồn kho
b. Giai đoạn của quá trình kinh doanh
c. Địa điểm quản lý
d. Tất cả đều đúng
Phần: Phần 6: Điều chỉnh giá mua
1. (0.5 đ)
Doanh nghiệp A nhập kho vật liệu do mua chịu với số lượng lớn, vài ngày sau nhà cung cấp cho
doanh nghiệp A được hưởng khoản chiết khấu thương mại, biết số vật liệu này còn trong kho, Kế toán
doanh nghiệp A ghi bút toán Nợ TK 331 đối ứng …:
a. Có TK 152
b. Có TK 515
c. Có TK 521
d. Có TK 711
Phần: Phần 7: Trình bày trên BCTC
1. (0.5 đ)
Trên bảng cân đối kế toán, có thông tin sau về hàng tồn kho
IV. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị được phản ánh trên Nhóm IV. Hàng tồn kho luôn được trình bày theo:
a. Giá hiện hành.
b. Giá gốc
c. Giá trị thuần có thể thực hiện được
d. a, b, c đều sai
2. (0.5 đ)
Ở góc độ bên mua: nếu hàng mua theo phương thức giao hàng tại nơi khách hàng yêu cầu nhưng đang
trên đường vận chuyển thì được trình bày ở mục nào trên bảng cân đối kế toán?
a. Không được trình bày trên bảng cân đối kế toán
b. Phải trả nhà cung cấp
c. Hàng tồn kho
d. Tài sản cố định
Phần: Phần 8: Nguyên tắc kế toán
1. (0.5 đ)
Giá trị của công cụ lao động sẽ luôn được phân bổ lần cuối cùng khi báo hỏng công cụ lao động đó:
a. Sai
b. Đúng
2. (0.5 đ)
Doanh nghiệp chọn kỳ kế toán tạm là quý theo năm dương lịch, ngày 1/7 chuyển khoản 15 triệu đồng
mua công cụ đưa vào kiểm tra chất lượng sản phẩm ở phân xưởng sản xuất phụ (ước tính thời gian sử
dụng 3 tháng), kế toán ghi:
a. Nợ TK 627 (hoặc TK 154)/ Có Tk112: 15 tr
b. Nợ TK 627: 5 tr, Nợ TK242: 10 tr/ Có TK 112: 15 tr
c. Nợ TK 153/ Có TK 112: 15; Nợ TK 242/ Có TK 153: 15; Nợ TK 627/ Có TK 242: 15;
d. câu a hoặc b hoặc c đều được
Phần: Phần 9: Định khoản
2. (0.5 đ)
.Xuất kho vật liệu đem thuê ngoài gia công, kế toán ghi:
a. Nợ TK 154/ Có TK 152
b. Nợ TK 632/ Có TK 152
c. Nợ TK 627/ Có TK 152
d. Nợ TK 157/ Có TK 152
Phần: Phần 10: Khâu bán
1. (0.5 đ)
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ bị tính sai tăng thêm 250 triệu sẽ làm
cho lợi nhuận gộp:
a. Tăng lên 250 triệu
b. Giảm đi 250 triệu
c. Không tăng, không giảm vì hàng này vẫn còn tồn lại chưa bán được
d. Tăng thêm 75% x 250 triệu (giả sử thuế suất thuế TNDN 25%)
2. (0.5 đ)
Số dư đầu tháng 8: TK 2294: 60 trđ, ngày 15/8 DN bán lô hàng hóa A có giá gốc xuất kho là 100 trđ
(đã lập dự phòng giảm giá cho lô hàng này trên sổ kế toán là 10 trđ), kế toán ghi nhận bút toán giá
vốn:
a. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ
b. TK 632: 90 trđ, Nợ TK 2294: 10 trđ /Có TK 156: 100 trđ
c. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 711: 10 t
d. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 632: 10 trđ
1. (0.5 đ)
Tài sản nào sau đây không bao gồm trong tài sản hàng tồn kho?
a. Phân xưởng sản xuất
b. Nguyên vật liệu
c. Thành phẩm
d. Hàng đang sản xuất dở dang
2. (0.5 đ)
Trong doanh nghiệp sản xuất,chi phí sản xuất dở dang được ghi vào sổ sách kế toán như là một khoản
mục:
a. Chi phí hoạt động
b. Tài sản
c. Hoặc a, hoặc b phụ thuộc vào cách phân loại của doanh nghiệp
d. a, b đều sai
Phần: Phần 2: Phương pháp kế toán hàng tồn kho
1. (0.5 đ)
Chọn câu phát biểu sai
a. Thông tin HTK trình bày trên BCĐKT không phụ thuộc vào phương pháp Kê khai thường
xuyên hoặc Kiểm kê định kỳ
b. Doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
c. Giá trị khoản mục hàng tồn kho trên BCĐKT có thể liên quan đến giá trị khoản mục giá vốn
hàng bán trên BCKQKD
d. Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể
thực hiện được
Phần: Phần 3: Tính giá hàng tồn kho
2. (0.5 đ)
Phương pháp tính giá FIFO áp dụng trong công ty thương mại, giả định rằng giá trị những đơn vị hàng
nhập cuối cùng:
a. Là những giá trị hàng đầu tiên được tính vào giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
b. Là những giá trị hàng cuối cùng được tính vào giá vốn hàng bán
c. Là những giá trị hàng đầu tiên được tính vào giá vốn hàng bán
d. Là những giá trị hàng đầu tiên được tính vào giá trị hàng xuất ra
Phần: Phần 4: Chứng từ
1. (0.5 đ)
Mua 500kg vật liệu X, đơn giá 28.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 500.000đ trả bằng
tiền mặt, số vật liệu này được đưa ngay vào sản xuất, KT ghi bên Nợ của bút toán như sau:
a. Nợ TK 152: 14.000.000
b. Nợ TK 152: 14.500.000
c. Nợ TK 152: 15.900.000
d. a, b, c, đều sai
Phần: Phần 5: Tài khoản
2. (0.5 đ)
Trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, nội dung tài khoản
hàng tồn kho (TK 151 đến TK 158 ) phản ánh:
a. Hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ
b. Số hiện có, tình hình biến động của hàng trong kho
c. Số hiện có, tình hình biến động hàng tồn kho, tình hình hiện có và biến động thuộc hàng tồn
kho
d. Tình hình nhập xuất hàng tồn kho
Phần: Phần 6: Điều chỉnh giá mua
2. (0.5 đ)
Sau khi nhập kho hàng mua chịu, doanh nghiệp phát hiện hàng kém phẩm chất nên gửi yêu cầu bên
bán giảm giá, kế toán xử lý hàng kém phẩm chất này như sau:
a. Chưa ghi nhận nghiệp vụ
b. Ghi giảm giá gốc hàng mua
c. Điều chỉnh giảm nợ
d. Ghi tăng doanh thu
Phần: Phần 7: Trình bày trên BCTC
1. (0.5 đ)
Ngày 25, doanh nghiệp mua 1 lô hàng hóa đã chấp nhận thanh toán theo giá trên hóa đơn bán hàng
300 triệu, cuối tháng hàng chưa về đến đơn vị, kế toán ghi:
a. Nợ TK151 / Có TK331 : 300 triệ
b. Nợ TK157 / Có TK331 : 300 triệu
c. Nợ TK156 / Có TK331 : 300 triệu
d. Không câu nào đúng
2. (0.5 đ)
Thời điểm hoàn nhập dự phòng giảm giá Hàng tồn kho:
a. Cuối kỳ kế toán khi lập Báo cáo tài chính
b. Khi có sự gia tăng lại giá hàng tồn kho, kế toán ghi nhận ngay
c. Khi doanh nghiệp bị lỗ thì hoàn nhập để giảm bớt lỗ
d. Khi bán lô hàng (đã lập dự phòng) có lãi.
Phần: Phần 8: Nguyên tắc kế toán
1. (0.5 đ)
Thủ kho làm mất hàng, doanh nghiệp bắt thủ kho bồi thường, trừ vào lương tháng sau, Kế toán ghi:
a. Nợ TK 1388/ Có TK 156
b. Nợ TK 1381/ Có TK 156
c. Nợ TK 334/ Có TK 156
d. Nợ TK 632/ Có TK 156
2. (0.5 đ)
Khi kiểm kê vật tư trong kho, phát hiện thiếu trên định mức được xử lý:
a. Hoãn lại (TK 1381) nếu chưa xác định được nguyên nhân
b. Xử lý ghi nhận thiệt hại (TK 632) sau khi trừ phần bồi thường (phải thu TK 1388).
c. Xử lý ghi nhận thiệt hại vào CP khác (nếu được bảo hiểm).
d. Tất cả đều đúng
Phần: Phần 9: Định khoản
1. (0.5 đ)
Mua 1.000kg vật liệu X theo phương thức chuyển hàng, đơn giá 30.000 đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi
phí vận chuyển 1.000.000đ. Khi kiểm nhận nhập kho phát hiện thừa 10kg, DN cho nhập kho bảo quản
hộ người bán (DN nộp thuế theo pp trực tiếp). KT ghi Nợ TK 152 số tiền:
a. 31.000.000
b. 30.200.000
c. 30.000.000
Phần: Phần 10: Khâu bán
1. (0.5 đ)
Số dư đầu tháng 8: TK 2294: 60 trđ, ngày 15/8 DN bán lô hàng hóa A có giá gốc xuất kho là 100 trđ
(đã lập dự phòng giảm giá cho lô hàng này trên sổ kế toán là 10 trđ), kế toán ghi nhận bút toán giá
vốn:
a. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ
b. TK 632: 90 trđ, Nợ TK 2294: 10 trđ /Có TK 156: 100 trđ
c. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 711: 10 trđ
d. Nợ TK 632/Có TK 156: 100 trđ và Nợ TK 2294/Có TK 632: 10 trđ

CHƯƠNG 4
1. Doanh nghiệp trích khấu hao một TSCĐ hữu hình có NG là 59.200.000đ (theo phương pháp
đường thẳng), thời gian sử dụng hữu ích ước tính là 6 năm, giá trị ước tính thu được sau 6 năm sử
dụng là 2.000.000đ, chi phí thanh lý ước tính 2.800.000đ, mức trích khấu hao năm của tài sản này
theo kế toán là:
2. (0.50 đ)
Khi giảm TSCĐ, kế toán phải ghi nhận: giảm nguyên giá và giảm giá trị hao mòn
3. (0.50 đ)
Vốn hóa nghĩa là: ghi nhận vào TK 242 để chờ phân bổ
4. (0.50 đ)
Tên gọi của phương pháp khấu hao quy định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam: pp số dư giảm dần có
điều chỉnh
5. (0.50 đ)
Trong trường hợp mua TSCĐ, chi phí nào không được tính vào nguyên giá: khoản giảm giá khi mua
TSCĐ
6. (0.50 đ)
Nguyên giá TSCĐ thay đổi trong các trường hợp nào sau đây: có việc nâng cấp, kéo dài tuổi thọ và
làm tăng giá trị sử dụng của TSCĐ
7. (0.50 đ)
Trường hợp ghi giảm tài sản cố định: thanh lý, chuyển thành công cụ, góp vốn
8. (0.50 đ)
Kế toán quên ghi nhận 1 TCSĐ được tặng, sẽ ảnh hưởng ra sao đến Báo cáo tài chính cuối năm: giảm
nguồn vốn

9. (0.50 đ)
Doanh nghiệp bán một TSCĐ hữu hình có NG là 200.000.000đ, số khấu hao luỹ kế là 30.000.000đ với
giá bán là: 100.000.000đ, thuế GTGT 10%. Chi phí phát sinh trong quá trình nhượng bán là
10.000.000đ. Kết quả của hoạt động này là: lỗ 80tr
10. (0.50 đ)
Nhượng bán TSCĐ được xem là: hđ ko thường xuyên của DN
11. (0.50 đ)
Tập hợp chi phí nâng cấp TSCĐ vào tài khoản: 2413
12. (0.50 đ)
TSCĐ phải được ghi nhận theo nguyên tắc: giá gốc
13. (0.50 đ)
Khi trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, số năm sử dụng hữu ích dự tính là: số năm
sd DN tự xđ theo trạng thái sd tài sản
14. (0.50 đ)
Giá trị thanh lý ước tính là: giá trị ước tính thu được khi hết tg sử dụng trừ đi chi phí thanh lý ước tính
15. (0.50 đ)
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, kế toán phản ánh TSCĐ theo: giá trị còn lại
16. (0.50 đ)
Chi phí thanh lý TSCĐ đang dùng ở bộ phận bán hàng, kế toán ghi Nợ tài khoản: 811
17. (0.50 đ)
TSCĐ đã khấu hao xong nhưng vẫn tiếp tục sử dụng, kế toán sẽ: ngưng trích khấu hao
18. (0.50 đ)
Giá trị phải khấu hao không được lớn hơn Nguyên giá: đúng
19. (0.50 đ)
Doanh nghiệp ghi nhận TSCĐ vô hình trong các trường hợp nào sau đây: mua nhãn hiệu hàng hóa
20. (0.50 đ)
Trong trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, TK 2413 dùng để: tập hợp chi phí
trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ

CHƯƠNG 7
1. Các TK nguồn VCSH được ghi tăng: bên có

2. Thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán của TK nguồn vốn kinh doanh
a. Tổng hợp TK 411, số dư có ghi vào cột nguồn vốn
b. Trình bày riêng chi tiết số dư theo TK cấp 2, ghi số dương vào cột nguồn vốn
c. Trình bày riêng chi tiết số dư theo tài khoản cấp 2, tùy thuộc dư nợ hay dư có mà ghi số dương
hay số âm vào cột nguồn vốn
d. Các câu trả lời chua hoàn toàn đúng

3. Số liệu của TK 4112- thặng dư vốn cổ phần: khi có số dư có sẽ đc ghi bên nguồn vốn; khi có số dư
nợ vẫn đc ghi bên nguồn vốn và ghi số âm (xxx)

4. Chủ DN chuyển tền gửi ngân hàng để góp vôn thành lập DN, TK theo dõi là 112 và: 4111

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch phát sinh do: giá ghi sổ có chênh lệch so với giá thực
tế, chỉ thực hiện khi có quyết định đánh giá lại của nhà nước, cổ phần hóa DN nhà nước hoặc TH
khác theo quy định pháp luật

6. TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản là TK:


a. Điều chỉnh tăng VCSH
b. Điều chỉnh giảm VCSH
c. Có số dư bên Nợ hoặc bên Có
d. Tất cả đều đúng

7. Chênh lệch đánh giá lại tài sản phản ánh vào TK 412: là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản
với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của nhà nước

8. TH số tạm tính trích từ lợi nhuận vào các quỹ lớn hơn số được trích lập vào các quỹ sau khi duyệt
quyết toán, kế toán xử lý số chênh lệch trích thừa như sau: khi sổ bút toán điều chỉnh giảm (ngược
lại với bút toán trích lập)

9. TK 421- lợi nhuận chưa phân phối có số dư: bên nợ hoặc bên có

10. Cuối niên độ kế toán, DN phải phân phối lợi nhuận năm nay cho các chủ vốn góp theo cuộc họp
của hội đồng quản trị cty, nhưng t4 năm sau mới thực hiện chi tiền, kế toán xử lý: nợ 4212/ có
3388

11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng có thể được dung để: đầu tư xd mới cơ sở sx, mua sắm TSCĐ đổi mới
công nghệ, cải tạo mở rộng cơ sở SXKD

12. Bổ sung vốn đầu tư xd cơ bảng bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi: nợ 414/ có 441

13. Các quỹ tại DN có thể gồm: tất cả đều sai

14. LN sau thuế của DN có thể đc dùng để: trích lập quỹ đầu tư phát triển, trích lập quỹ khen thưởng
phúc lợi, bổ sung nguồn vốn kinh doanh
15. Khi DN thông báo sẽ chia cổ tức cho cổ đông, kế toán ghi: nợ 421/ có 3388

16. Việc phân phối lợi nhuận vào quỹ đầu tư phát triển của DN dẫn đến: VCSH ko đổi

17. Nguồn VCSH đc hạch toán chi tiết theo: từng nguồn hình thành, từng đối tượng gớp vốn, từng loại
vốn quỹ

18. Chuyển khoản hoàn trả vốn góp cho chủ đầu tư, ghi: nợ 4111/ có 112

19. Nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt ( thời hạn liên doanh 20 năm), căn cứ vào biên bản góp
vốn, kế toán ghi bút toán sau: nợ 111/ có 411

20. Cty K quyết định đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, giá trị tài sản trên sổ sách kế toán là 50tr,
trước khi đưa tài sản đi góp vốn DN đánh giá lại tài sản là 60tr.khi đưa tài sản đi góp vốn, hội
đồng định giá tài sản là 80tr. Vậy chênh lệch đánh giá lại tài sản đc ghi nhận tổng cộng là: 30tr

21. TK 412 có số dư bên nợ khi: chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa đc xử lý

22. Nội dung TK 421 phản ánh thông tin liên quan đến: lợi nhuận sau thuế TNDN (hoặc lỗ) trong kỳ,
số phân chia lợi nhuận trong kỳ, lợi nhuận sau thuế còn lại chưa phân phối cuối kỳ

23. Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận chưa phân phối có thể bằng nhau: đúng

24. Chi tiền gửi ngân hàng mua 1 TSCĐ dùng cho bán hàng, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, giá mua chưa thuế là 50tr, thuế GTGT 10%, do nguồn vốn ĐTXDCB đài thọ, bút toán nào sau
đây là đúng: nợ 441/ có 411: 50tr

25. Hoạt động nào sau dây làm giảm VCSH: trả lại vốn góp cho CSH

26. Số dư có ngày 1/4/N của TK 4211, phản ánh: lãi thuộc năm N-1 hiện còn chưa phân phối

27. Vốn góp của CSH (TK 4111) ghi nhân theo: vốn điều lệ thực tế nhân góp

28. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối:


a. Có thể làm cho tài sản gi tăng thêm sau quá trình kinh doanh
b. Có thể làm cho tài sản giảm đi sau quá trình kinh doanh
c. Là tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, sau khi đã tính trừ chi
phí thuế thu nhập DN (nếu lãi)
d. Tất cả đều đúng

29. Hoạt động chia cổ tức bằng tiền sẽ làm ảnh hưởng… đến VCSH: giảm

30. Quỹ đầu tư phát triển thuộc về: VCSH

31. Chi tiền mặt 32tr, thuế GTGT 10% để nâng cấp TSCĐ cho bộ phận quản lý DN do nguồn vốn đầu
tư xd cơ bản tài trợ, bút toán nào sau đây là đúng: nợ 211: 32tr, nợ 133: 3tr2/ có 111: 35tr2; nợ
441/ có 411: 32tr

CHƯƠNG 8
1. Chi phí quảng cáo cho sp đc ghi tăng tài khoản:
a. Chi phí sx chung
b. Chi phí quản lý DN
c. Giá vốn hàng bán
d. Tất cả đều sai
2. Nhận đc thông báo chịu tiền phạt do DN vi phạm hợp đồng kinh tế, kế toán sẽ ghi: ko ghi gì cả

3. Hệ quả của việc tăng chi phí hđ: giảm lợi nhuận

4. Chi phí ko thể hiện dưới hình thức: tăng khoản điều chỉnh giảm doanh thu

5. DN bán hàng thu tiền mặt:55, trong đó thuế GTGT: 5, giá gốc của hàng:40. Bút toán ghi nhận
doanh thu: nợ 111/có 511:50

6. DN bán hàng thu tiền mặt:55, trong đó thuế GTGT: 5, giá gốc của hàng:40. Bút toán ghi nhận
doanh thu: nợ 111:55/ có 511: 50, có 333:5

7. Bán hàng tồn kho cho khách đã giao hàng và đc chấp nhận, nhưng chưa thu tiền. hoạt động này
làm: tăng doanh thu bán hàng

8. Bút toán nào sau đây phản ánh nghiệp vụ phát sinh tăng doanh thu trong kỳ: tất cả đều sai

9. Chiết khấu thương mại là khoản giảm trừ doanh thu cho người mua: do mua hàng với KL lớn

10. Doanh thu thuần đc xđ bằng giá trị hợp lý của các TK đã thu đc sau khi trừ các khoản: giá trị hàng
bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại

11. Khoản nào sau đây làm tăng doanh thu tài chính trong kỳ: lãi đối với khoản tiền gửi ko kỳ hạn tại
ngân hàng

12. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng: doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán

13. Để tìm hiểu trong kỳ, DN tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, cần xem: báo cáo kết quả hđ

14. Tổng lợi nhuận trước thuế của DN đc xđ bằng: lợi nhuận thuần từ hđ kinh doanh + lợi nhuận khác

15. Cuối kỳ khi xđ kết quả kinh doanh, các TK doanh thu sẽ đc kết chuyển vào: bên có TK911

16. DN vay 100 vào ngày 1/7/N để bổ sung vốn kinh doanh, thời hạn trả 2 năm, trả suất 12%/ năm, trả
lãi sau 1/7 hàng năm. Chi phí tài chính trong năm N là: 6

17. Giả sử trị giá lượng hàng mua trong kỳ là 250tr, HTK cuối kỳ có giá trị nhỏ hơn HTK đầu kỳ là
4tr, giá vốn hàng bán trong kỳ là: 254tr

18. Khoản nào sau đây là chi phí quản lý DN: khấu hao TSCĐ của văn phòng cty

19. DN đi vay bổ sung vốn cho hđ kinh doanh, nd nào sau đây đc phản ánh trong “chi phí tài chính”:
lãi vay phát sinh trong kỳ, bất kể đã chi tiền hay chưa

20. Đa số chi phí trình bày trong BCKQHĐ tuân thủ theo nguyên tắc: phù hợp

21. Khoản nào sau đây làm tăng thu nhập khác trong kỳ: tiền bán máy móc đã khấu hao hết của DN

22. DN A thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ đưa đón nhân viên choc ty B trong 12 tháng, bắt đầu
từ t3/N. vào ngày 1/3/N, B chuyển khoản trả 6tr6 cho dịch vụ của 6 tháng đầu (trong đó bao gồm
thuế GTGT 10%). Doanh thu t6/N của A: 1tr

23. T3/N DN tính và chi trả chiết khấu thanh toán cho số hàng mà KH đã mua từ kỳ trước (N-1). Báo
cáo tài chính năm N-1 chưa đc phát hành, khoản này sẽ là: khoản giảm trừ doanh thu của năm N

24. DN ghi nhận doanh thu hđ tài chính khi: nhận thông báo chia lãi từ hđ đầu tư đầu kỳ, chưa nhận
tiền
25. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thanh toán

You might also like