You are on page 1of 19

KHÍ DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN

I. KHÍ THIÊN NHIÊN


1. Khái niệm
 Khí thiên nhiên là một dạng tài nguyên thiên nhiên quan trọng phục vụ cho
cuộc sống hằng ngày của con người. Khí thiên nhiên còn được biết đến là
nhiên liệu hoá thạch.
 Khí thiên nhiên có thể chứa đến 85% metan (CH 4) và khoảng 10% etan (C2H6),
và cũng có chứa số lượng nhỏ hơn propan (C3H8), butan (C4H10), pentan
(C5H12) và các ankan khác.
 Khí thiên nhiên chứa lượng nhỏ các tạp chất, ví dụ như cacbon dioxit (CO 2),
hydro sunfit (H2S), nitơ (N2), …

2. Một số nguồn khí


a) Khí thiên nhiên
 Trong thế kỷ XIX, khí thiên nhiên
thường được xem như một sản
phẩm phụ của việc sản xuất dầu,
vì các chuỗi khí cacbon nhỏ, nhẹ
đi ra từ dung dịch khi các chất
lỏng chiết xuất trải qua việc giảm
áp suất từ hồ chứa xuống bề mặt.
 Khí tự nhiên còn dư là một vấn đề
được xử lý trong các mỏ dầu đang
hoạt động:
 Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khí dư thường được đốt cháy tại các mỏ
dầu.
 Ngày nay, khí dư liên quan đến việc khai thác dầu thường được đưa đến hồ
chứa với các giếng phun. Ở những khu vực có nhu cầu khí tự nhiên cao (như
Mỹ), những đường ống được xây dựng để vận chuyển khí từ giếng khoan đến
người tiêu dùng.
 Bởi vì khí thiên nhiên không phải là sản phẩm tinh khiết, khi áp suất hồ chứa
giảm, khí không liên quan được chiết xuất từ 1 trường dưới điều kiện siêu tới
hạn (áp suất / nhiệt độ), các thành phần trọng lượng phân tử cao hơn có thể
ngưng tụ một phần chất lỏng ngưng tụ ở bề mặt, và một trong những nhiệm vụ
của nhà máy khí là thu gom chất ngưng tụ này. Chất lỏng thu được được gọi là
chất lỏng khí tự nhiên (NGL) và có giá trị thương mại.

b) Khí đá phiến
 Khí đá phiến là khí thiên nhiên
được sản xuất từ đá phiến sét.
 Sự lắng đọng bùn hữu cơ dưới
đáy các khối nước cổ đại cùng
với nhiệt và áp suất kết quả đã
biến bùn thành đá phiến sét và
cũng tạo ra khí tự nhiên từ chất
hữu cơ chứa trong đó.
 Đá phiến có độ thấm ma trận quá thấp, không cho phép khí chảy với số lượng
nhiều, các giếng khí đá phiến phụ thuộc vào các khe nứt để cho phép khí chảy.
Gần như tất cả các giếng khí đá phiến ngày nay để tang cường lượng khí sản
xuất ra đều dung cách phá vỡ thủy lực các lớp đá phiến.
 Từ năm 2000, khí đá phiến đã trở thành nguồn khí thiên nhiên chính ở Hoa Kỳ
và Canada. Do sản lượng khí đá phiến tăng cao, Hoa Kỳ hiện là nhà sản xuất
khí tự nhiên số một trên thế giới. Sau thành công tại Hoa Kỳ, thăm dò khí đá
phiến đang bắt đầu ở các nước như Ba Lan, Trung Quốc và Cộng hòa Nam Phi.

c)Khí đốt nhà máy (khí đốt)


 Khí đốt nhà máy là một loại nhiên liệu khí dễ cháy được tạo ra bởi quá trình
chưng cất phá hủy than. Nó chứa
nhiều loại khí nhiệt bao gồm hydro,
cacbon monoxit, metan và các
hydrocarbon dễ bay hơi khác, cùng
với một lượng nhỏ khí không nhiệt
lượng như cacbon dioxide và nitơ, và
được sử dụng theo cách tương tự như
khí thiên nhiên. Đây là một công
nghệ lịch sử và thường không cạnh
tranh về kinh tế với các nguồn khí
đốt khác ngày nay.
 Hầu hết các nhà chứa khí đốt nằm ở phía đông Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XIX và
đầu thế kỷ XX là lò than cốc với sản phẩm đơn giản là làm nóng than bitum
(than mỡ) trong các buồng kín khí.
 Khí thải từ than được thu thập và phân phối thông qua mạng lưới đường ống,
được sử dụng để nấu ăn và thắp sang (Không còn được sử dụng rộng rãi cho
đến nửa cuối thế kỉ 20).

d) Khí biogas

 Biogas hay khí


sinh học là hỗn
hợp khí methane
và một số khí
khác phát sinh từ
sự phân huỷ các
vật chất hữu cơ.
Methane cũng là
một khí tạo ra
hiệu ứng nhà kính
gấp 21 lần hơn khí cacbonic.
 Thành phần chính của Biogas là CH4 (50 - 60%) và CO2 ( > 30%) còn lại là các
chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO … được thuỷ phân trong môi trường
yếm khí, xúc tác nhờ nhiệt độ từ 20 – 40oC.
 Khí sinh học biogas thường được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ
trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt.
 Biogas có khả năng bắt lửa cao, chất dễ cháy trong khí biogas là CH 4 nên có
thể sử dụng làm nguồn khí đốt phục vụ cho nhu cầu nấu nướng và chuyển hóa
thành điện năng.

e) Khí tự nhiên tinh thể - hydrat


Một lượng lớn khí tự nhiên (chủ yếu là metan) tồn
tại ở dạng hydrat dưới trầm tích (là các thể lắng
đọng các vật liệu đất đá sinh ra từ quá trình địa
chất hoặc thiên nhiên khác) trên các thềm lục địa
ngoài khơi và trên đất ở các vùng bắc cực trải qua
băng vĩnh cửu, chẳng hạn như ở Siberia.
 Hydrat đòi hỏi một sự kết hợp của áp suất cao
và nhiệt độ thấp để hình thành.

3. Sự hình thành khí thiên nhiên


 Khí thiên nhiên được tạo ra từ sinh vật phù
du, các vi sinh vật sống dưới nước bao gồm
tảo và động vật nguyên sinh. Khi các vi sinh
vật này chết đi và tích tụ trên đáy đại dương,
chúng dần bị chôn đi và xác của chúng được
nén dưới các lớp trầm tích. Trải qua hàng triệu
năm, áp suất và nhiệt do các lớp trầm tích
chồng lên nhau tạo nên trên xác các loại sinh
vật này đã chuyển hóa hóa học các chất hữu
cơ này thành khí thiên nhiên.
 Do dầu mỏ và khí thiên nhiên thường được tạo
ra bằng các quá trình tự nhiên tương tự nhau,
hai loại hydrocarbon này thường được tìm
thấy cùng nhau ở trong các bể chứa ngầm tự
nhiên.
 Sau khi dần được tạo nên trong lòng vỏ Trái
Đất, dầu mỏ và khí thiên nhiên đã dần chui vào các lỗ nhỏ của các tầng đá xốp
xung quanh, những tầng đá xốp này có vai trò như các bể chứa tự nhiên.
 Do các lớp đá xốp này thường có nước chui vào, cả dầu mỏ và khí tự nhiên vốn
nhẹ hơn nước và kém dày đặc hơn các tầng đá xung quanh nên chúng chuyển
lên trên qua lớp vỏ, đôi khi cách xa nơi chúng được tạo ra.
 Cuối cùng, một số hydrocarbon này bị bẫy lại bởi các lớp đá không thấm (đá
không xốp), các lớp đã này được gọi là đá "mũ chụp". Khí thiên nhiên nhẹ hơn
dầu mỏ, do đó nó tạo
ra một lớn nằm trên
dầu mỏ. Lớp khí này
được gọi là "mũ chụp
khí".

 Các lớp than đá có


chứa lượng methan
đáng kể, methan là
thành phần chính của
khí thiên nhiên. Trong các trữ lượng than đá, methan thường thường bị phân
tán vào các lỗ các vết nứt của tầng than. Khí thiên nhiên này thường được gọi
là khí methan trong tầng than đá (coal-bed methane).

4. Hiện diện
 Khí thiên nhiên đã được phát hiện trên khắp các châu lục, ngoại trừ châu Nam
Cực.
3
 Trữ lượng khí thiên nhiên thế giới tổng cộng vào khoảng 150×1018 m (150 tỷ
tỷ m3), chủ yếu nằm ở các nước phát triển (Nga, Mỹ, Canada, các nước khu
vực Trung Đông). Các mỏ có trữ lượng khác nằm ở các nơi khác ở châu Á,
châu Phi và Úc.

5. Phân loại
 Khí thiên nhiên là một loại khí không màu sắc và được phân loại tùy theo
thành phần của nó.
 Khí khô có chứa tỷ lệ metan cao, còn lại phần lớn là CO
 Khí ướt có chứa đáng kể khối lượng hydrocacbon có phân tử lượng cao hơn
thuộc nhóm ankan, bao gồm etan, propan, và butan. Phần cặn lắng của khí là
phần còn lại sau khi các ankan đã được rút khỏi khí ướt.
 Khí chua là khí chứa nồng độ H 2S cao (một chất khí không màu, độc có mùi
trứng thối).
 Khí ngọt là khí có chứa ít chất H2S.
 Các chất không phải là hydro cacbon trong khí thiên nhiên được là các chất
làm loãng (gồm các loại khí và hơi như: nitơ, cacbon dioxit và hơi nước) và
chất gây ô nhiễm (gồm các hydro sunfít và các hợp chất lưu huỳnh khác).
 Nếu được đốt, các chất gây ô nhiễm có thể gây ra các vấn đề như ô nhiễm
không khí và mưa axit, g ây hư hại cho mùa màng và rừng, hồ, suối, sông.

6. Khai thác
 Để định vị được các mỏ khí, các nhà địa chất học thăm dò những khu vực có
chứa những thành phần cần thiết cho việc tạo ra khí thiên nhiên: đá nguồn giàu
hữu cơ, các điều kiện chôn vùi đủ cao để tạo ra khí tự nhiên từ các chất hữu cơ,
các kiến tạo đá có thể "bẫy" các hydrocarbon.
 Khi khai thác người ta sẽ dùng giàn khoan, máy khoan khí để có thể lấy khí
theo ống dẫn vào thùng chứa. Sau đó cần có một công đoạn lọc, điều chế thành
khí tự nhiên có thể ứng dụng trong đời sống. Khi đó, khí tự nhiên chuyển hóa
thành khí thiên nhiên dạng hóa lỏng. Đây là dạng được ứng dụng vào thực tế
nhiều nhất.

 Khi các kiến tạo địa chất có thể chứa khí tự nhiên được xác định, người ta tiến
hành khoan các giếng các kiến tạo đá. Nếu giếng khoan đi vào lớp đá xốp có
chứa trữ lượng đáng kể khí thiên nhiên, áp lực bên trong lớp đá xốp có thể ép
khí thiên nhiên lên bề
mặt. Nhìn chung, áp
lực khí thường giảm
sút dần sau một thời
gian khai thác và
người ta phải dùng
bơm hút khi lên bề mặt.

7.Chế biến khí thiên nhiên


 Khi khí thiên nhiên được khai thác khỏi mặt đất, nó được vận chuyển bằng
đường ống dẫn khí đến một nhà máy tinh lọc và xử lý, nơi nó được chế biến.
 Khí thiên nhiên được chế biến bằng các thiết bị tách lọc khí để loại bỏ các hợp
chất không phải là hydrocarbon, đặc biệt là H 2S, CO2. Hai quá trình sử dụng
cho mục đích này là hấp thụ và hút bám.
 Sau khi các tạp chất đã được loại bỏ, khí thiên nhiên được vận chuyển đến các
nhà máy chế biến nơi các hợp chất như etan, butan và các chất khác được tách
ra để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Các chất etan, propan, và butan
được sử dụng rộng rãi trong ngành hóa dầu.

8. Vận chuyển và lưu trữ


 Sau khi được chế biến, khí thiên nhiên
được vận chuyển bằng các đường ống
dẫn khí đến các hộ tiêu thụ là các khu
dân cư hay các khu công nghiệp. Khi
khí di chuyển trong lòng ống, sự ma
sát của khí lên thành ống làm giảm lưu lượng khí. Do đó, các trạm nén được
lắp đặt dọc
theo tuyến ống
để bổ sung áp
lực cần thiết đủ
giữ cho khí di
chuyển đến nơi
yêu cầu.

 Một khi khí đã


đến nơi tiêu
thụ, các công ty khí đốt thường chứa vào các bồn bể để cung cấp cho thị trường
vào giờ cao điểm. Ví dụ khi thời tiết lạnh thì nhu cầu tiêu thụ khí tự nhiên
thường vượt quá số lượng đường ống có thể vận chuyển từ các nhà máy chế
biến khí thiên nhiên. Do đó, các công ty kinh doanh khí đốt thường chứa khí
thiên nhiên vào các bể chứa lớn chịu áp lực cao. Trong nhiều trường hợp, các
khu vực tàng trữ khí thiên nhiên được sử dụng là các mỏ than hoặc các giếng
dầu đã bị bỏ hoang. Khi cần, người ta lại bơm lên mặt đất.
 Khí thiên nhiên có thể được chở bằng tàu và tàng trữ dưới dạng khí tự nhiên
hóa lỏng (LNG). Khí thiên nhiên được hoá lỏng ở nhiệt độ -160 °C (-256 °F).
Khí thiên nhiên chiếm thể tích lớn hơn 600 lần so với dạng lỏng của nó. Khí
hóa lỏng được vận chuyển bằng tàu bồn và xe bồn.
II. KHÍ MỎ DẦU
 Khí mỏ dầu (khí đồng hành)
được tìm thấy cùng dầu thô,
có thể ở dạng hoà lẫn với
dầu thô hoặc tạo thành
không gian phía trên lớp dầu
thô trong mỏ dầu.
 Thành phần chính của khí
mỏ dầu là metan (chiếm 50
– 70%) còn lại là etan,
propan, butan, pentan, … và
các chất vô cơ như nito N2,
carbon dioxide CO2, hidro
sunfua H2S, …
 Trong quá khứ loại khí này là thành phần không mong muốn và thường bị đốt
bỏ. Kể cả tới năm 2003, việc đốt bỏ vẫn ở khối lượng lớn. Tuy nhiên, với tiến
bộ của công nghệ, giá thành dầu thô và khí tự nhiên tăng lên và các ứng dụng
của khí tự nhiên trở nên phổ biến, khí đồng hành được tận dụng và trở thành
nguồn nguyên liệu mang lại hiệu
quả cao
 Các giải pháp sử dụng khí đồng
hành:
 Bơm ngược trở lại giếng dầu để
thu hồi sau này khi có giải pháp
kinh tế hơn đồng thời duy trì áp
lực giếng để dầu tiếp tục tự phun
lên.
 Chuyển hóa thành các sản phẩm
khác (ví dụ metanol - CH3OH) để
dễ chuyên chở hơn
 Tách các tạp chất để có khí hóa lỏng tự nhiên rồi chuyển xuống bồn chứa
 Chuyến hóa thành các hợp chất (ví dụ metanol) làm nguyên liệu cho công
nghiệp hóa dầu
 Dùng phát điện ngay tại mỏ cho các nhu cầu vận hành và có thể truyền tải đi xa
 Vận chuyển bằng đường ống tới nhà máy xử lý khí.
 Một trong những giải pháp phổ biến nhất để có thể sử dụng khí mỏ dầu chính
là khí mỏ dầu hóa lỏng (LPG).
 Khí dầu mỏ hóa lỏng là sản phẩm hydrocacbon có nguồn gốc dầu mỏ với thành
phần chính là propan (C3H8) hoặc butan (C4H10) hoặc hỗn hợp của cả hai loại
này. Tại nhiệt độ, áp suất bình thường LPG ở thể khí và khí được nén đến một
áp suất hoặc làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LPG chuyển sang thể lỏng.
 LPG thường được cung cấp trong bình thép áp lực. Chúng thường được lấp đầy
tới 80-85% công suất để cho phép giãn nở nhiệt của chất lỏng chứa.
 LPG được điều chế bởi tinh chế dầu mỏ hoặc khí tự nhiên "ướt", gần như hoàn
toàn có nguồn gốc từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, được sản xuất trong quá
trình lọc dầu (dầu thô), hoặc được khai thác từ các dòng dầu khí hoặc khí tự
nhiên khi chúng nổi lên từ mặt đất.
 Ở Việt Nam, dầu thô được
khai thác ở quy mô công
nghiệp từ năm 1986 nhưng
khí đồng hành vẫn bị đốt
bỏ ngay tại mỏ cho đến
năm 1997. Hình ảnh những
ngọn lửa rực sáng trên các
giàn khoan trong đêm đã
một thời là hình ảnh nổi
tiếng và có phần tự hào về
nền công nghiệp dầu khí
non trẻ của Việt Nam. Việc
xử lý khí đồng hành với
khối lượng lớn cần lượng
máy móc đồ sộ mà điều kiện khai thác trên biển không cho phép thực hiện.
Giải pháp triệt để là lắp đặt đường ống và đưa số khí đó vào bờ. Năm 1997, hệ
thống xử lý đồng hành của Việt Nam bắt đầu vận hành, hàng năm đưa khoảng
1 tỷ m³ vào bờ, cung cấp khí hóa lỏng, dung môi pha xăng, khí tự nhiên cho
các nhà máy điện, ... Ngày nay, khí đồng hành là nguyên liệu chủ yếu sản xuất
khí hóa lỏng và dung môi pha xăng; là một phần nguyên liệu cung cấp cho nhà
máy phân đạm Phú Mỹ, và nhiên liệu cho các nhà máy điện dùng turbine khí.
III. ỨNG DỤNG
 Ứng dụng chung:
 Nhiên liệu cho các nhà
máy nhiệt điện
 Nguyên liệu nhiên liệu
quan trọng cho nền công
nghiệp.
1. Ứng dụng khí dầu mỏ:
 Các sản phẩm chế biến
dầu mỏ có nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp (nhiên liệu cho các
nhà máy nhiệt điện) và đời sống.
 Sản xuất ra các loại nhiên liệu cho động cơ.
 Làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất hoá học. (nguồn nguyên liệu chủ yếu
để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa
học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường, ...)
 Một số mỏ dầu mỏ
 Mỏ Bạch Hổ (Vũng Tàu)

 Mỏ Sư Tử Đen (trong vùng biển Vũng


Tàu)

 Mỏ Lan Tây, Lan đỏ (cách Bà Rịa –


Vũng Tàu khoảng 370km)
 Mỏ Đại Hùng (trong vùng
biển Vũng Tàu)

 Dầu mỏ và khí tự nhiên ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng thềm lục địa phía
Nam.
 Ưu điểm của dầu mỏ nước ta là hàm lượng lưu huỳnh thấp, tuy nhiên do hàm
lượng parafin cao nên dầu mỏ nước ta dễ bị đông đặc
 Khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên rất dễ gây ra ô
nhiễm môi trường và các tai nạn cháy nổ. Vì vậy, trong quá trình sản xuất và
vận chuyển dầu, khí phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn đã đặt
ra.

 Ở Bà Rịa-Vũng Tàu:
 Hai đường ống dẫn khí vào vùng BR-VT: đường ống Nam Côn Sơn và Bạch
Hổ.
 Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 400 triệu m3
dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước
và khoảng trên 100 tỷ m3 khí, chiếm
16,2% trữ lượng cả nước.
 Thực trạng
 Dầu mỏ là nguồn năng lượng không tái tạo
nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn
kiệt dầu trong một tương lai không xa.
 Thực tế, điều kiện khai thác ở các mỏ
dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn
suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ
Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông, ...

 Hậu quả sự cố tràn dầu gây ra


 Ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biết đối với hệ sinh vật phù du, tảo biển, rừng
ngập mặn, hệ thủy – hải sản, du lịch và hoạt động giải trí,…
 Gây hại cho sinh vật vì thành phần hóa học của nó là độc hại.
 Thông qua việc uống hoặc hít vào và từ tiếp xúc bên ngoài thông qua kích ứng
da và mắt.
 Dầu cũng có thể làm chết một số loài cá nhỏ hoặc động vật không xương sống.
Làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể của chim và động vật có vú,…
 Biện pháp
 Sử dụng rào chắn bằng vật liệu thấm hút, hoặc dùng thuyền để vớt dầu trên bề
mặt. Một phương pháp hữu ích khác là
đốt tại chỗ, dầu sẽ bị đốt cháy ngay
trong nước.
 Dùng chất phân tán dầu – một công cụ
phổ biến được sử dụng sau sự cố tràn
dầu.
Thế
nhưng,
chất
này cũng rất
độc hại và
đe dọa tới
tính mạng
các sinh vật.
Bao gồm tất
cả các động thực vật sống kể cả
dưới nước và trên cạn.
 Các công nghệ xử lý sinh học mới
cũng liên tục được phát triển: sử
dụng các vi sinh vật để chuyển hóa các hydrocarbon thành các hợp chất ít độc
hại hơn. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu những phương pháp mới,
nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự cố tràn dầu.
2. Ứng dụng khí thiên nhiên
 Khí thiên nhiên sau khi được khai thác và
tinh lọc thành các khí khác sẽ được sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu
vào cho ngành công nghiệp sản xuất hóa chất và nhiên liệu đốt cháy:

 Sử dụng làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất,

ngoài ra dùng để tạo ra nhiệt và ánh sáng: sưởi ấm, đốt lò, …

 Là một nhiên liệu công nghiệp, khí thiên nhiên được đốt trong các lò gạch,
gốm và lò cao sản xuất xi măng. Nó còn được sử dụng để đốt các lò đốt các tua
bin nhiệt điện để phát điện cũng như các lò nấu thủy tinh, lò luyện kim và các
loại chế biến thực phẩm.
 Sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho ngành hóa dầu để tạo ra các chất hóa
dầu. Các chất hóa dầu này được sử dụng
làm sản
phẩm cơ
sở cho
việc sản
xuất
phân
đạm, bột
giặt,
dược
phẩm, chất dẻo và nhiều loại hàng
hóa khác.

 Được sử dụng để tạo ra H2. Khí Hydro có nhiều ứng dụng: nó là nguyên liệu
chính cho ngành công nghiệp hóa chất, tác nhân hydro hóa, một mặt hàng quan
trọng cho các nhà máy lọc dầu và nguồn nhiên liệu trong các phương tiện sử
dụng bằng khí H2.
 Thức ăn giàu đạm
và thức ăn cho cá
được sản xuất
bằng cách cho
thêm khí thiên
nhiên vào vi vi
khuẩn

Methylococcus capsulatus trên quy mô thương mại.


 Hiện nay, khí thiên nhiên chủ yếu được sử dụng ở các nước thuộc Bắc Bán
cầu, trong đó Bắc Mỹ và Châu Âu là những nơi tiêu thụ nhiều nhất trên thế
giới.
 Khí thiên nhiên cung cấp trên 20% tổng nhu cầu năng lượng của thế giới và
việc sử dụng nó đang gia tăng Ở Hoa Kỳ, 1/3 tổng năng lượng được cung cấp
từ khí thiên nhiên. Ở Việt Nam, điện do các nhà máy chạy bằng khí thiên nhiên
ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã chiếm gần 40% sản lượng điện cả nước.

 Ảnh hưởng của khí thiên nhiên


đến môi trường và con
người
 Ảnh hưởng đến môi trường
 Khí thiên nhiên chủ yếu bao gồm
metan. Sau khi thải ra bầu khí
quyển, nó được loại bỏ bằng cách
oxi hóa dần thành CO2 và nước
bằng các gốc hydroxyl được hình
thành ở tầng đối lưu hoặc tầng
bình lưu, cho phản ứng hóa học
tổng thể:
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
 Trong khi tuổi thọ của CH4 trong khí quyển tương đối ngắn khi so sánh với
CO2, nó có hiệu quả hơn trong việc giữ nhiệt trong khí quyển. Khí tự nhiên là
một khí nhà kính => rò rỉ khí CH4 có thể gây ra hiện tượng nhà kính làm nhiệt
độ Trái Đất tăng.
 Khai thác khí thiên nhiên sẽ làm giảm áp lực trong hồ chứa. Điều này có thể gây
ra tình trạng sụt lún khiến hệ sinh thái đường thủy, hệ thống cấp thoát nước, nền
móng, …bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
 Khí tự nhiên thường được mô tả là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất, gây ô nhiễm
ít hơn các nhiên liệu hydrocarbon khác. Tuy nhiên, về mặt tuyệt đối, nó bao
gồm một tỷ lệ phần trăm đáng kể lượng khí thải carbon của con người thải ra,
và sự phát thải này được dự báo sẽ tăng lên.

 Ảnh hưởng đến con người


 Hệ thống sưởi sử dụng khí thiên nhiên có thể gây ngộ độc khí CO nếu không
được thông hơi hoặc hệ thống thông hơi kém.

 Một số mỏ khí thiên nhiên tạo ra khí chua có chứa hydrogen sulfide. Đây là
một khí vô cùng độc, có thể gây tử vong nếu hít phải.
 Tiếp
xúc
với
khí
thiên

nhiên hóa lỏng có thể gây ra các hiện tưọng như phồng rộp da, LNG rất lạnh và
có thể gây bỏng lạnh, các mô ở mắt cũng

thể
bị

hại

thời
gian tiếp xúc rất ngắn. Nếu hít phải hơi LNG, phổi có thể bị tổn thương.

 Trong một số trường hợp, rò rỉ khí thiên nhiên có thể gây ra các vụ nổ lớn, có
thể thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

You might also like