You are on page 1of 3

Đề 1:

Bài làm:
Mỗi người ai ai cũng có một tủ quần áo riêng với đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất
liệu, từ những bộ đồ hàng ngày đến những trang phục dành cho các dịp đặc biệt. Việc
phân loại quần áo không chỉ giúp tôi dễ dàng trong việc lựa chọn trang phục mỗi ngày mà
còn thể hiện phong cách và sở thích cá nhân của tôi. Có người thích sắp xếp các trang
phục theo mùa nóng và lạnh, nhưng lại có người thích phân loại chúng theo công dụng.
Đối với bản thân tôi, tôi thích phân loại quần áo theo kiểu dáng, đó là quần áo, thường
ngày, đi học, đi chơi hoặc đi tiệc.
Loại đồ đầu tiên của tôi là quần áo hàng ngày. Với quần áo hàng ngày, tôi sở hữu những
chiếc áo và quần đơn giản, không cầu kì thậm chí còn là đồ ngủ bởi loại quần áo này chỉ để
mặc ở nhà cho thoải mái và cho dễ hoạt động. Tôi có rất nhiều loại quần áo này hơn bất kì
loại quần áo nào khác vì tôi hay ở nhà. Loại quần áo này thật tiện lợi đối với tôi.
Loại đồ tiếp theo tôi có là quần áo đi học bởi tôi vẫn là một sinh viên. Ta không thể đi đến
trường với một bộ đồ ngủ bình thường chúng ta hay mặc ở nhà vì nó trông rất xuề xòa và
thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng với giảng viên đứng lớp. Nên vì thế những loại quần áo này là
lựa chọn không thể thiếu. Không quá cầu kì nhưng lại không kém phần lịch và đẹp mắt sự
đó là những gì mà loại quần áo này đem lại. Bên cạnh đó chúng ta có thể mang loại quần
áo này để tham gia những sự kiện ở trường.
Loại cuối cùng của tôi là loại quần áo đi tiệc hoặc đi chơi. Tôi cũng hay tham gia các
buổi họp mặt hay tiệc. Tôi có đông họ hàng và bạn bè, và thường phải tham dự
những buổi tiệc cưới hay là sinh nhật. Vì thế tôi có nhiều đồ để chọn, vì vậy tôi
không phải đi sắm một bộ đồ vào đêm trước những buổi tiệc quan trọng đó. Ví dụ
như, một tối nọ, tôi được nhận thông báo hay một tấm thiệp về một buổi tiệc sinh
nhật của bạn tôi sắp diễn ra vào ngày hôm sau. Bạn tôi muốn tôi tham dự sinh
nhật. Khá là may! Tôi không bị lo lắng hay căng thẳng gì cả bởi vì tôi đã có một bộ sưu
tập quần áo để chọn. Nếu tôi không có những loại này thì có lẽ tôi đã bị căng thẳng vì
phải đi mua quần áo trước ngày sinh nhật của bạn mình.
Mặc dù có rất nhiều cách để một người có thể phân loại bộ sưu tập quần áo của
mình, nhưng tôi rất thích phân loại quần áo của thôi thành quần áo thường ngày, đi
học và đi tiệc. Quần áo ngày thường của tôi cho phép tôi có một bộ đồ khác cho
mỗi ngày trong tuần, điều này tiện lợi cho việc phải thay đồ mỗi ngày và mang lại
cảm giác thoải mái mỗi khi tôi mặc chúng. Tôi thích có đồ đi học để tiện cho việc
đến trường mà không cần phải mua mới thường xuyên hoặc cần phải cầu kỳ, chỉ
đơn giản cho việc đến trường mà thôi. Sau cùng, tôi thích có những bộ đồ đi tiệc để
đề phòng khi có một sự kiện trang trọng bất ngờ, chẳng hạn sinh nhật của một
người bạn. Việc phân loại quần áo không chỉ giúp tôi tiết kiệm thời gian mỗi ngày mà
còn giúp tôi thể hiện phong cách cá nhân và sẵn sàng cho mọi tình huống từ công việc
đến giải trí.

Đề 2:
Bài làm:
Xã hội phát triển và đang hội nhập toàn cầu nên việc học ngoại ngữ ngày càng quan
trọng. Không chỉ học sinh, sinh viên với việc học ngoại ngữ mà những người đi làm cũng
rất quan tâm. Có ý kiến cho rằng ngoài ngôn ngữ Anh, sinh viên bắt buộc học thêm ngoại
ngữ thứ hai mới đủ điều kiện để xét tốt nghiệp. Đây là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi
và đòi hỏi một cái nhìn cân nhắc.
Có rất nhiều lý do cho việc phản đối quan điểm này. Việc bắt buộc học thêm ngoại ngữ
thứ hai có thể giảm quyền tự chủ của họ trong việc lựa chọn trương trình học. Một số
sinh viên có thể đã có kế hoạch học tập và sự quyết định của họ được gắn liền với những
ngôn ngữ khác nhau mà họ muốn tập trung vào. Trong một số trường hợp, việc học thêm
ngoại ngữ có thể không phản ánh nhu cầu thực sự của sinh viên hoặc không liên quan đến
lĩnh vực nghề nghiệp mà họ quan tâm. Điều này dẫn đến việc áp đặt một yêu cầu không
cần thiết và có thể gây căng thẳng cho sinh viên. Bên cạnh đó, đôi khi việc học thêm
ngoại ngữ thứ hai đòi hỏi sự đầu tư thời gian và nỗ lực lớn từ phía sinh viên. Trong khi
đó, họ có thể muốn tập trung vào việc phát triển kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực học
tập chính của mình hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Việc buộc sinh viên học
thêm ngoại ngữ thứ hai có thể gây áp lực tâm lý và stress không cần thiết cho họ, đặc biệt
là đối với những sinh viên có khả năng học ngôn ngữ thấp hoặc có nền giáo dục kém.
Tuy nhiên, mặc dù có những điểm phản đối như trên, bản thân tôi là một người học hai
ngôn ngữ thì việc buộc sinh viên học thêm ngoại ngữ thứ hai cũng có những lợi ích tôi
không thể phủ nhận như Việc học thêm ngoại ngữ thứ hai giúp sinh viên mở rộng tầm
hiểu biết văn hóa và giao tiếp. Điều này có thể tạo ra những cơ hội mới trong công việc
và cuộc sống. Trong thế giới ngày nay, năng lực đa ngôn ngữ trở thành một yếu tố quan
trọng trong việc tìm kiếm việc làm. Việc học thêm ngoại ngữ thứ hai có thể giúp sinh
viên nâng cao cạnh tranh trên thị trường lao động. Việc học thêm ngoại ngữ thứ hai có
thể khuyến khích sự đa dạng và sẵn sàng hòa nhập với cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo
ra những mối quan hệ quốc tế tích cực. Việc học thêm ngoại ngữ thứ hai cũng có thể giúp
sinh viên phát triển tư duy linh hoạt và kỹ năng học tập, điều này có thể hữu ích cho sự
nghiệp và cuộc sống.
Tóm lại, có rất nhiều lý do để lựa chọn việc biết thêm ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng
Anh. Bởi lẽ, công việc tốt, thu nhập cao, mối qua hệ xuyên quốc tế là những lợi ích
mà các bạn sẽ nhận được khi biết thêm một loại ngôn ngữ thứ hai ngoài tiếng Anh.
Như các ví dụ nêu trên của tôi các bạn sẽ thấy có thêm loại ngôn ngữ sẽ có nhiều
lợi ích thú vị. Có thể thấy rằng, trong thời đại bây giờ, việc sở hữu nhiều hơn một
loại ngoại ngữ bên cạnh tiếng Anh, sẽ mang đến cho chúng ta những cơ hội phát
triển bản thân và sự nghiệp trên góc độ cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của toàn xã
hội trên góc độ tập thể. Khi mỗi chúng ta sở hữu khả năng giao tiếp hiệu quả với
nhau và với thế giới, thì như một lẽ tự nhiên, xã hội và đất nước của chúng ta cũng
sẽ theo đó phát triển theo.

You might also like