You are on page 1of 6

TRÌNH BÀY VỤ ÁN:

Bà Thảo và ông Vũ kết hôn năm 1998 và đăng ký kết hôn tại UBND phường Tân Lập, TP Buôn
Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và có với nhau 4 người con. Bà Thảo cho biết 2 vợ chồng từng trải qua
quãng thời gian thực sự hạnh phúc, nhưng ông Vũ bất ngờ không quan tâm gia đình trong từ
khoảng năm 2014, thậm chí đưa người phụ nữ khác về nhà; cộng thêm nhiều xích mích khiến bà
không còn muốn sống chung.

Trước lời “tố” từ vợ, ông Vũ bức xúc cho biết nếu mình sai thì đừng làm tổn thương các con,
thẩm phán sẽ là người hiểu rõ thật – giả của vấn đề. Trong lúc tranh cãi về chuyện tiền bạc, ông
chủ Trung Nguyên từng nói 2 câu khiến nhiều người bất ngờ: “Tiền nhiều để làm gì mà để ngày
hôm nay ngồi đây như thế này? Có tiền với quyền để làm gì, nếu dùng mọi thủ đoạn thì còn nhân
tính gì hơn?”.

Trước lời phân tích của chủ tọa, bà Thảo đồng ý rút đơn nhưng ông Vũ không đồng ý. Cuối
tháng 3/2019, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh đã chấp thuận họ ly hôn. Tòa ghi nhận sự thỏa
thuận của hai bên về việc giao 4 con cho bà Thảo nuôi và chia bất động sản.

Thế nhưng, 2 vợ chồng này lại tiếp tục làm đơn kháng cáo, song bị Toà án nhân dân Cấp cao
TPHCM bác đơn kháng cáo vào tháng 12/2019.

Ngày 5/12/2019, TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm đã tuyên công nhận ông Vũ và
bà Thảo thuận tình ly hôn, công nhận sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, giao cho bà
Thảo nuôi các con chung, ông Vũ cấp dưỡng nuôi các con chung 10 tỉ đồng/năm từ năm 2013
đến khi các con học xong đại học.

Đối với cổ phần Trung Nguyên, tòa chia theo tỉ lệ 60-40, trong đó ông Vũ được hưởng 60%, bà
Thảo 40%. Tuy nhiên, tòa giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số sổ phần chung của hai vợ chồng
trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên - tương đương 5.365 tỷ đồng và thanh toán lại
tiền cho bà Thảo.

Đối với 13 bất động sản, tòa ghi nhận sự thoả thuận của hai bên, giao cho ông Vũ sở hữu 6 nhà
đất đang quản lý, trị giá hơn 350 tỷ đồng. Bà Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ đồng bao
gồm căn nhà trên đường Tú Xương - nơi bà và các con sinh sống.

Bà Thảo tiếp tục sở hữu số tài sản khoảng hơn 1.700 tỷ đồng là tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân
hàng. Sau khi cấn trừ ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán cho bà Thảo thêm 1.220 tỷ đồng.

Đến tháng 4/2021, Toà án nhân dân Tối cao chính thức mở phiên giám đốc thẩm để xem xét vụ
ly hôn giữa họ. Lúc bấy giờ, với khối tài sản chung trị giá hơn 7.900 tỉ đồng, ông Vũ được
chia gần 4.700 tỉ đồng, bà Thảo nhận hơn 3.200 tỉ đồng.

Tuy nhiên, vào ngày 12/1/2022, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kiến nghị về việc xem xét lại
Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao giải quyết vụ án
“Tranh chấp về hôn nhân và gia đình” của bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Theo kiến nghị, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao cho rằng các bản án trong vụ tranh chấp hôn
nhân gia đình giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo có nhiều sai sót.

Cụ thể, theo viện kiểm sát, tòa cấp sơ thẩm dùng chứng thư và báo cáo định giá tài sản doanh
nghiệp hết hạn làm cơ sở chia tài sản chung của bà Thảo và ông Vũ "là không đúng".

Tại phiên tòa sơ thẩm, phía bà Thảo đồng ý với kết quả thẩm định giá nhưng sau đó đã kháng
cáo toàn bộ bản án.

Theo viện kiểm sát, do các chứng thư và báo cáo kết quả thẩm định giá đã hết hiệu lực và bên
nguyên đơn là bà Thảo không đồng ý nên cấp tòa phúc thẩm phải định giá lại tài sản. Tuy nhiên
cấp tòa phúc thẩm đã bỏ qua việc này và sử dụng kết quả thẩm định giá từ cấp sơ thẩm để giải
quyết vụ án.

Cũng theo kiến nghị của Viện kiểm sát, bà Thảo là doanh nhân, quá trình giải quyết vụ án bà
luôn yêu cầu được chia cổ phần và vốn góp nhưng tòa án các cấp lại chia cho bà tiền. Do đó,
viện kiểm sát cho rằng tòa các cấp để ông Vũ nắm toàn bộ cổ phần là vi phạm "quyền được kinh
doanh" của bà Thảo theo quy định pháp luật.

Quyết định giám đốc thẩm buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường trong 7
công ty là "không phù hợp quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng nam nữ" được nêu trong
Hiến pháp năm 2013 và nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình.

Các công ty có tranh chấp giữa vợ chồng ông Vũ đều thành lập từ năm 2006, sau 8 năm hai
người kết hôn nhưng tòa án lại chia cho bà Thảo ít hơn chồng 20% giá trị (hơn 1.400 tỉ đồng).
Viện kiểm sát cho rằng quyết định này của các cấp tòa "không đảm bảo quyền lợi cho bà Thảo".

Theo viện kiểm sát, trong việc mâu thuẫn dẫn đến ly hôn, tòa các cấp chưa xem xét đầy đủ trách
nhiệm của ông Vũ trong thực hiện nghĩa vụ của người chồng. Do đó cần tăng tỉ lệ phần trăm tài
sản bà Thảo được chia trong khối tài sản chung để đảm bảo quyền lợi cho bà.

Từ các căn cứ trên, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao hủy quyết định giám đốc thẩm, hủy 2 bản án sơ và phúc thẩm về phần chia
tài sản chung, giao Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử lại.

THỦ TỤC

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã có kiến nghị về việc xem xét lại Quyết định giám
đốc thẩm vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ (người sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên) và
bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Đồng thời kiến nghị đề nghị hủy các bản án, quyết định vụ "Tranh chấp
hôn nhân gia đình" giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo để xét xử lại.

Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp
cho biết vụ án này đã đi đến tận cùng của các thủ tục pháp lý và việc TAND Tối cao bác kiến
nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao là thủ tục cuối cùng đối với vụ án này, trừ trường hợp có
tình tiết chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ án có thể xem xét theo thủ tục tái thẩm.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì Tòa án xét xử hai cấp là sơ thẩm và phúc thẩm. Nếu
bản án sơ thẩm không có kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn luật định thì sẽ có hiệu lực
pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án sẽ
tiếp tục giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và các đương
sự phải có nghĩa vụ chấp hành. Tuy nhiên trong quá trình chấp hành bản án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng vẫn không đồng ý với nội dung bản án thì các đương sự có quyền kiến nghị cấp có
thẩm quyền xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm. Viện Kiểm sát cũng có
thẩm quyền kiến nghị xem xét giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.

Thực tế vụ trong án này, sau khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm TAND Tối cao không có kháng
nghị nhưng căn cứ vào đơn kiến nghị của bà Thảo thì Viện trưởng VKSND Tối cao đã ra kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án này. Theo quy định của pháp luật thì sau khi có
văn bản kháng nghị giám đốc thẩm thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ phải tiến hành
xem xét nội dung văn bản kháng nghị đó theo thủ tục giám đốc thẩm. Thẩm quyền của Hội đồng
Thẩm phán có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ kháng nghị hoặc bác toàn bộ kháng nghị.
Trong vụ này, khi xem xét kháng nghị của Viện trưởng VKSNN Tối cao, Hội đồng Thẩm phán
đã quyết định bác toàn bộ kháng nghị để giữ nguyên bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã có
hiệu lực pháp luật, bắt buộc các đương sự phải chấp hành.

Nếu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2003 trước đây thì thủ tục như vậy là kết thúc, sẽ
không còn thủ tục nào xem xét lại quyết định giám đốc thẩm. Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng dân sự
2015 có quy định về thủ tục đặc biệt là xem xét lại cả quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao. Cụ thể, Điều 358 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung
quyết định mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, đương sự đã không thể biết được khi ra
quyết định đó, nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao hoặc đề nghị của Chánh án TAND
Tối cao thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét lại quyết định đó.

● Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Chánh án TAND Tối cao có
trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao để xem xét lại quyết định của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
● Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng
VKSND Tối cao hoặc Chánh án TAND Tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết mới thì
Chánh án TAND Tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
caoxem xét kiến nghị, đề nghị đó.

Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại
khoản 3 Điều này phải có sự tham dự của Viện trưởng VKSND Tối cao.

Như vậy, theo quy định này thì quyết định giám đốc thẩm trong vụ án dân sự chưa phải là quyết
định cuối cùng. Nếu có căn cứ cho thấy có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật thì
có thể tiến hành thủ tục đặc biệt, trong đó Viện trưởng VKSND Tối cao cũng có thẩm quyền
kiến nghị Hội đồng Thẩm phán xem xét lại quyết định giám đốc thẩm đã ban hành trước đó.

Sau khi nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội hoặc sau khi Chánh án TAND Tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 358 của Bộ luật
này, TAND Tối cao gửi cho VKSND Tối cao bản sao văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị
đó kèm theo hồ sơ vụ án để VKSND Tối cao nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên
họp xem xét kiến nghị, đề nghị, yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ
án, VKSND Tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho TAND Tối cao.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,
kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án TAND Tối cao có văn
bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề
nghị.

TAND Tối cao thông báo bằng văn bản về thời gian mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị
cho Viện trưởng VKSND Tối cao.

Đại diện Ủy ban Tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.

Theo Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015, sau khi nghe Chánh án TAND Tối cao báo cáo, nghe ý
kiến của Viện trưởng VKSND Tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời
tham dự (nếu có) và khi xét thấy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định
của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản
nội dung bản án, quyết định thì tùy từng trường hợp, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quyết
định như sau:

- Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;

- Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của TAND Tối cao có quyết định vi
phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc
xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

- Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành
viên của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao biểu quyết tán thành.
Trong vụ án này, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, sau khi có kiến nghị của Viện
trưởng VKSND Tối cao thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã họp xem xét nội dung và đã
quyết định không chấp nhận kiến nghị của Viện trưởng VKSND Tối cao về việc xem xét lại
quyết định giám đốc thẩm mà Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã ban hành trước đó để giữ
nguyên bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm. Như vậy đây là thủ tục tố tụng cuối cùng để xem
xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đối với vụ ly hôn này. Nếu không đồng ý
với nội dung phán quyết này của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì tất cả các đương sự
cũng như các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cũng không còn quyền nào để yêu cầu cấp có thẩm
quyền xem xét lại.

Tuy nhiên, pháp luật còn quy định thủ tục tái thẩm. Nếu có căn cứ để đề nghị xem xét tái thẩm
đối với vụ án này thì cơ quan có thẩm quyền và các đương sự có quyền đề nghị xem xét. Tuy
nhiên căn cứ để đề nghị tái thẩm được pháp luật quy định rất rõ ràng như sau: Tái thẩm là xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát
hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không
biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có
một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng
sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết
luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải
quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Như vậy, trong trường hợp có tình tiết mới quan trọng mà đương sự không thể biết được trong
quá trình giải quyết vụ án có cơ sở để chứng minh kết luận của bản án sơ thẩm và phúc thẩm là
không đúng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đường sự thì khi đó vụ án mới có
thể được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. Còn các tình tiết chứng cứ mà các đương sự có, đã
xuất trình cho Tòa án và Tòa án đã xem xét nhưng không chấp nhận thì Tòa án sẽ không xem xét
lại những tình tiết chứng cứ đó. Những tình tiết chứng cứ mới phải có ý nghĩa đối với việc giải
quyết vụ án mà Tòa án trước đây chưa xem xét thì mới có cơ hội để thực hiện thủ tục tái thẩm.

You might also like