You are on page 1of 20

Phạm Thị Thùy Trâm _ 48K08.

KINH TẾ CHÍNH TRỊ CUỐI KỲ


CHƯƠNG I
- Đối tượng nghiên cứu: các quan hệ sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản
xuất nhất định
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra những quy luật kinh tế
- Quy luật kinh tế:
+ Mang tính khách quan: do cơ sở của quy luật kinh tế là quan hệ kinh tế
và tồn tại khách quan.
+ Tác động thông qua hoạt động kinh tế của con người
- Phân biệt quy luật kinh tế với chính sách kinh tế:
+ Quy luật kinh tế: tính khách quan
+ Chính sách kinh tế: tính chủ quan

CHƯƠNG II
1. Sản xuất hàng hóa và điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán.
- Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
+ Phân công lao động xã hội
+ Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất
⇒ Sản xuất hàng hóa không tồn tại vĩnh viễn.

2. Hàng hóa, 2 thuộc tính của hàng hóa; Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
2.1. Hàng hóa:
- Là sản phẩm của lao động
- Có thể thỏa mãn nhu cầu
- Được trao đổi, mua bán
⇒ Không phải bất kỳ sản phẩm nào do lao động tại ra cũng là hàng hóa
2.2. Hai thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng: là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người
+ Do thuộc tính tự nhiên của các yếu tố cấu thành sản phẩm quyết định
1
+ Không phụ thuộc vào tính chất, trình độ phát triển xã hội
+ Là phạm trù vĩnh viễn
+ Giá trị sử dụng được biểu hiện trong tiêu dùng
- Giá trị: là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa đó
+ Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội
dung, là cơ sở của trao đổi
+ Là phạm trù lịch sử
+ Giá trị biểu hiện trong trao đổi
2.3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
- Lao động cụ thể:
+ Tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
+ Là phạm trù vĩnh viễn
+ Tính chất tư nhân
- Lao động trừu tượng:
+ Tạo ra giá trị hàng hóa
+ Là phạm trù lịch sử
+ Tính chất xã hội
⇒ Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa → thúc đẩy hoặc gây khủng hoảng.

3. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
G=C+V+M
Trong đó: c: giá trị cũ v + m : giá trị mới
❖ Năng suất lao động tăng thì số lượng sản phẩm tăng, hao phí lao động không đổi
+ Tổng giá trị hàng hóa tạo ra không đổi
+ Giá trị của đơn vị hàng hóa giảm
❖ Cường độ lao động tăng thì số lượng sản phẩm tăng, hao phí lao động tăng
+ Tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian tăng
+ Giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi

4. Bản chất và chức năng của tiền tệ.


4.1. Bản chất

2
4.2. Chức năng của tiền tệ
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới

5. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông
thường ở điều kiện hiện nay (trao đổi quyền sử dụng đất, mua bán chứng khoán)
- Hàng hóa dịch vụ có đặc điểm:
+ Dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ
+ Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ được diễn ra đồng thời
+ Không chuyển quyền sở hữu được
- Đất đai không có giá trị, quyền sử dụng đất chỉ có giá trị sử dụng và giá cả. Giá cả
quyền sử dụng đất phụ thuộc quan hệ cung cầu, đầu cơ, sự khan hiếm…
- Giá cả của thương hiệu được xác định chủ yếu bằng cách xác định thu thập trong
tương lai có thể kiếm được nhờ thương hiệu.
- Giá cả của chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của chúng (cổ tức, trái tức),
và phản ánh lợi ích kỳ vọng của người mua.

3
6. Thị trường và vai trò của thị trường
- Theo nghĩa hẹp: thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các
chủ thể kinh tế với nhau.
- Theo nghĩa rộng: thị trường là các quan hệ đến trao đổi, mua bán các hàng hóa, dịch
vụ trong xã hội.
❖ Vai trò của thị trường
- Là điều kiện, môi trường của sản xuất hàng hóa
- Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực sản xuất
- Gắn sản xuất với người tiêu dùng

7. Nền kinh tế thị trường và đặc trưng của nền kinh tế thị trường
❖ Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao.
❖ Đặc trưng chung:
- Thứ nhất, nhiều chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu.
- Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
- Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường
- Thứ tư, kinh tế thị trường là nền kinh tế mở

8. Vai trò của một số chủ thể tham gia thị trường

4
9. Các quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị trường
❖ Quy luật giá trị
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
- Nội dung của quy luật giá trị là sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên thời gian
lao động xã hội cần thiết.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị là thông qua vận động của giá cả.
⇒ QLGT chỉ tác động trong sản xuất hàng hóa, không tác động trong mọi nền sản xuất.
⇒ Trao đổi ngang giá tức là ngang bằng về giá trị chứ không phải ngang bằng giữa giá cả và
giá trị.
❖ Quy luật cung cầu
- Cung phản ánh số lượng sản phẩm hàng hóa được sản xuất và đưa ra thị trường để
bán.
- Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội.
⇒ Cung - cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả (không ảnh hưởng đến
giá trị).
❖ Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật lưu thông tiền tệ khi tiền làm phương tiện thanh toán:

Trong đó:
P.Q : tổng số giá cả và hàng hóa dịch vụ đem lưu thông
G1 : tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2 : tổng giá cả hàng hóa khấu trừ nhau
G3 : tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
⇒ Sử dụng công thức để giải thích sự thay đổi của số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
khi G1, G2, G3 thay đổi
❖ Cạnh tranh trong nội bộ ngành
1. Mục đích của cạnh tranh trong nội bộ ngành là nhằm thu lợi nhuận siêu ngạch.
2. Biện pháp cạnh tranh là cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất,
tăng năng suất lao động để giảm giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội
của hàng hóa đó.

5
3. Kết quả là hình thành giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hóa.

CHƯƠNG III
1. Công thức chung của tư bản
- Công thức lưu thông hàng hóa: H - T - H
- Mục đích: giá trị sử dụng
- Công thức chung của tư bản: T - H - T’
- Trong đó: T’ = T + delta T
- Delta T: giá trị thặng dư (ký hiệu m)
- Mục đích: giá trị thặng dư
❖ Chứng minh lưu thông (mua, bán) không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
- Nếu mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị thì không có giá trị tăng
thêm.
- Nếu bán hàng hóa cao hơn giá trị thì người bán được lợi, nhưng người mua sẽ
bị thiệt.
⇒ Vậy lưu thông không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội dù mua rẻ,
bán đắt.
2. Hàng hóa sức lao động
❖ Điều kiện sức lao động trở thành hàng hóa:

6
- Người lao động được tự do về thân thể
- Người lao động không có đủ tư liệu để sản xuất cần thiết
⇒ Hàng hóa sức lao động không tồn tại trong mọi xã hội
❖ Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Giá trị hàng hóa sức lao động được xác định gián tiếp bằng giá trị của những tư
liệu tiêu dùng cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.
- Giá trị hàng hóa sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa SLĐ được biểu hiện trong tiêu dùng SLĐ, tức là
quá trình lao động. Quá tình đó tạo ra giá trị mới (v + m) lớn hơn giá trị của
SLĐ (v).
Chú ý: Giá trị hàng hóa giá trị mới giá trị của SLĐ
(c+v+m) > (v+m) > (v)
3. Tư bản bất biến, tư bản khả biến và tiền công

4. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động
4.1. Tuần hoàn và chu chuyển tư bản

7
4.2. Tốc độ chu chuyển tư bản

4.3. Tư bản cố định, tư bản lưu động

8
_______

5. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư. Các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư
5.1. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

9
5.2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
a. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

b. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối

c. Giá trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu trội hơn do giảm giá trị cá
biệt xuống thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa
→ Giá trị thặng dư siêu ngạch là một hình thức đặc biệt (hình thức biến tướng) của
giá trị thặng dư tương đối, cúng đều có cơ sở chung là tăng NSLĐ.

10
6. Bản chất của tích lũy tư bản. Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích lũy tư
bản. Một số quy luật của tích lũy tư bản.
6.1. Tích lũy tư bản: là tư bản hóa giá trị thặng dư

6.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản
Quy mô tích lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư thu được và tỷ lệ
phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và tiêu dùng.
m1: Tiêu dùng
m2: Tích lũy tư bản
Với tỷ lệ phân chia giá trị thặng dư thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng, thì các
nhân tố quyết định quy mô tích lũy bao gồm:
- Tăng tỷ suất giá trị thặng dư
- Nâng cao năng suất lao động

11
- Hiệu quả sử dụng máy móc
- Đại lượng tư bản ứng trước

6.3. Một số quy luật tích lũy tư bản


a. Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo tư bản
C/V tăng → C tăng tuyệt đối và tương đối ; V giảm tương đối
b. Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản

c. Làm tăng chênh lệch giữa thu thập của nhà tư bản với thu nhập của người lao
động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối
7. Chi phí sản xuất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận
7.1. Chi phí sản xuất của hàng hóa: là chi phí về tư bản (tiền) để sản xuất hàng hóa
(không phải chi phí lao động).
Chi phí sản xuất: K=C+V
Nếu có khấu hao tư bản cố định thì: K = KhC1 + C2 + V
Chú ý: chi phí sản xuất luôn nhỏ hơn giá trị:
K=C+V < G=C+V+M

7.2. Lợi nhuận


- Lợi nhuận là biểu hiện của giá trị thặng dư. Cơ sở của lợi nhuận là giá trị thặng
dư.
- Lợi nhuận và giá trị thặng dư có thể chênh lệch về lượng do ảnh hưởng của
quan hệ cung cầu

12
⇒ Lợi nhuận và giá trị thặng dư đều do tư bản khả biến ( V ) tạo ra.
7.3. Tỷ suất lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận phản ánh - Tỷ suất lợi nhuận hàng năm
mức doanh lợi đầu tư tư bản

7.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận


1. Tỷ suất giá trị thặng dư
2. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
3. Tốc độ chu chuyển của tư bản
4. Tiết kiệm tư bản bất biến

P’ = m/(c + v) * 100% = (m/v)/ [(c/v) + 1] * 100%


 P’ biến đổi cùng chiều với tỷ suất giá trị thặng dư (m’) và biến đổi ngược chiều
với cấu tạo hữu cơ ( c/v ).
7.4. Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân

13
Lợi nhuận bình quân : Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì lợi nhuận phụ
thuộc vào số lượng tư bản.

8. Giá cả sản xuất. Tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay. Lợi nhuận thương
nghiệp, lợi tức
8.1. Giá cả sản xuất
 Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành thì giá trị của hàng hóa chuyển hóa
thành giá cả sản xuất
G = c + v + m => GCSX = k + p

 Khi giá cả sản xuất hình thành thì giá cả thị trường sẽ vận động xoay quanh giá
cả sản xuất.
 Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị trong thời kỳ tự do cạnh tranh là quy
luật giá cả sản xuất
8.2. Tư bản thương nghiệp: là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là
tư bản được tách ra từ giai đoạn vận động thứ 3 (H’ - T’) của nhà tư bản sản xuất.
8.3. Lợi nhuận thương nghiệp: là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản
xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp
⇒ Lợi nhuận thương nghiệp không phải được tạo ra từ lưu thông (mua, bán).
8.4. Lợi tức: là một phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay trả cho ngươi cho
vay (ký hiệu Z).

CHƯƠNG IV
1. Độc quyền, độc quyền nhà nước
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần
lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá
cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước thực hiện nắm
giữ vị thế độc quyền.

14
2. Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền
- Cạnh tranh tự do sinh ra độc quyền ⇒ độc quyền đối lập với cạnh tranh nhưng
không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại làm cho cạnh tranh thêm gay gắt và
phát sinh thêm nhiều loại cạnh tranh mới.
- Các loại cạnh tranh mới:
+ Độc quyền và độc quyền
+ Độc quyền và ngoài độc quyền
+ Trong nội bộ tổ chức độc quyền

3. Lợi nhuận độc quyền và giá cả độc quyền


- Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự
thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại.

- Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua bán
hàng hóa.

- Giá cả độc quyền không thoát ly và không phủ định cơ sở của nó là giá trị.
Trong giai đoạn độc quyền, quy luật giá trị biểu hiện hoạt động thành quy luật
giá cả độc quyền.
4. Lý luận của Lênin về đặc điểm kinh tế của độc quyền trong nền kinh tế thị
trường TBCN.
1) Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trung tư bản lớn
- Các hình thức tổ chức độc quyền:
+ Cartel các nhà tư bản chỉ ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả,
sản lượng, thị trường tiêu thụ… → sản xuất và lưu thông vẫn độc lập.
+ Syndicate các nhà tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản
xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông.
+ Trust các thành viên tham gia mất độc lập cả sản xuất và lưu thông.
2) Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt
chi phối

15
- Tư bản tài chính là sự kết hợp giữa tư bản độc quyền công nghiệp và tư bản
độc quyền ngân hàng.
- Thủ đoạn thống trị của tư bản tài chính:
+ Về kinh tế: mua cổ phần khống chế trong các công ty “mẹ”, kinh doanh
công trái, đầu cơ chứng khoán.
+ Về chính trị: chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà
nước tư sản thành công cụ hoạt động cho tư bản tài chính.
3) Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước
ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt các giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận
khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
- Hình thức xuất khẩu tư bản:
+ Đầu tư trực tiếp (FDI)
+ Đầu tư gián tiếp (FPI)
Ghi nhớ: Xuất khẩu tư bản không phải là xuất khẩu hàng hóa mà là xuất khẩu
giá trị.
4) Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền
- Tích tụ và tập trung tư bản phát triển, xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô
và phạm vi tất yếu dẫn tới cạnh tranh để phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa
các tập đoàn tư bản độc quyền ⇒ Liên minh độc quyền quốc tế.
- Ví dụ:
+ Liên minh Châu Âu (EU)
+ Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
+ Các Liên minh mậu dịch tự do (FTA)
5) Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh
hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
- Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân
chia thế giới về lãnh thổ đấu tranh để chiếm thuộc địa ⇒ Hệ thống thuộc địa.

CHƯƠNG V
16
1. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
1) Về mục đích: xây dựng CNXH (dân giàu, nước mạnh…)
2) Về sở hữu và thành phần kinh tế: có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là động
lực quan trọng.
3) Về quản lý: nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.
4) Về phân phối: phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo
phúc lợi là những hình thức phân phối phản ánh định hướng XHCN.
5) Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội một cách tự giác.

2. Lợi ích kinh tế, vai trò của lợi ích kinh tế
- Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
+ Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và các động cơ của các chủ thể
+ Lợi ích kinh tế biểu hiện ở thu nhập của các chủ thể.
+ Lợi ích kinh tế gắn với địa vị, vai trò của mỗi chủ thế trong quan hệ kinh
tế nhất định
- Vai trò: Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh
tế xã hội, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác (lợi ích chính trị, văn
hóa, xã hội).
3. Quan hệ lợi ích kinh tế và sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi
ích kinh tế
- Sự thống nhất: lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể
khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Khi mục tiêu của các chủ
thể phù hợp với nhau.
- Sự mâu thuẫn: khi các chủ thể có hành động theo những phương thức khác
nhau, đối lập nhau, có thể thu nhập của chủ thể này tăng thì thu thập của chủ
thể khác giảm xuống.

CHƯƠNG VI
1. Đặc trưng của các cuộc cách mạng công nghiệp.
17
2. Công nghiệp hóa và các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới
- Công nghiệp hóa là quá trình biến nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao động thủ
công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa trên lao động bằng máy móc nhằm
tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
+ Mô hình công nghiệp hóa của các nước tư bản cổ điển: xuất phát từ
ngành công nghiệp nhẹ, mà trực tiếp là ngành công nghiệp dệt, kết thúc
ở công nghiệp nặng chế tạo máy móc
+ Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô cũ: thực hiện ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh.
+ Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới:
là kiểu CNH rút ngắn, thực hiện chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước
phát triển, khai thác tối đa vốn, công nghệ và kinh nghiệm nước ngoài.
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1) Tạo lập những điều kiện để thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất xã hội tiến bộ.
2) Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền
sản xuất hiện đại.
1. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại
- Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là cơ khí hóa.
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.
- Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.
- Phát triển toàn diện các ngành công nghiệp
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
18
- Công nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
❖ Đặc điểm của kinh tế tri thức:
+ Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
+ Các ngành kinh tế dựa vào tri thức chiếm đa số
+ Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi
+ Nguồn nhân lực được tri thức hóa
+ Mọi hoạt động đều có liên quan đến toàn cầu hóa kinh tế
2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
- Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các
thành phần kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành là quan trọng
nhất.
- Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả:
+ Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước
và nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới,
hiện đại.
+ Phù hợp với yêu cầu của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
- Mục tiêu của CNH - HĐH là nhằm xây dựng CNXH, vì vậy phải củng
cố và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản xuất.
- Thực hiện hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản
lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động lực cho phát triển, giải phóng
sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.
4. Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ

- Đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phí với những tác động tiêu cực
của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Trong đó cần thực hiện các
nhiệm vụ:
+ Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, chuẩn bị nền tảng
kinh tế số.
19
+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội.
+ Đẩy mạnh CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng
cao.
4. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam trong Hội nhập kinh tế
quốc tế
- Độc lập, tự chủ về đường lối, chính sách phát triển.
- Không bị áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc.
- Không biệt lập, “đóng cửa” với thế giới.

20

You might also like