You are on page 1of 4

Câu 2:

- Ba đặc trưng của hàng hóa: C. Mác nói rằng: một sản phẩm muốn là hàng hóa phải có
đủ cả ba đặc trưng, nếu thiếu một trong ba đặc trưng thì không thể gọi là là hàng hóa:
1/ là sản phẩm của lao động
2/ thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người
3/ được đem ra trao đổi HOẶC mua bán trên thị trường
- Hai thuộc tính của hàng hóa:
+ Giá trị sử dụng:
1/ GTSD là công dụng của hàng hóa thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con
người.
2/ GTSD làm cho hàng hóa khác nhau về chất (về điều kiện tự nhiên cấu thành
nên hàng hóa, cách khai thác HH, chủ thể sử dụng)
3/ GTSD được quyết định bởi thuộc tính tự nhiên của hàng hóa  GTSD là 1
phạm trù vĩnh viễn. Khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng khám phá ra
nhiều thuộc tính tự nhiên có ích của hàng hóa và lợi dụng điều đó để tạo ra các GTSD khác
nhau của HH.
4/ GTSD chỉ được thực hiện qua quá trình tiêu dùng hàng hóa.
5/ GTSD là vật mang giá trị trao đổi.
+ Giá trị:
1/ Giá trị trao đổi là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa một giá trị sử dụng với một giá
trị sử dụng khác: xA=yB trong đó điều kiện trao đổi là A;B phải khác nhau về chất (đáp ứng
mục đích trao đổi hàng hóa) và cơ sở trao đổi là A;B phải là kết tinh của quá trình sản xuất.
2/ Giá trị là hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa hay
Giá trị là hao phí lao động để người sản xuất SX ra hàng hóa đó.
3/ Giá trị chỉ được thực hiện trong quá trình trao đổi – mua bán. Hao phí để sản
xuất ra hàng hóa càng lớn thì giá trị của hàng hóa đó càng cao  Giá trị hàng hóa là 1 phạm
trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi hàng
hóa, trao đổi hàng hóa là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.
4/ Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
- Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: Hai thuộc tính của hàng hóa có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn:
+ Thống nhất: Hai thuộc tính cùng tồn tại trong hàng hóa. Một sản phẩm được gọi là
hàng hóa nếu nó có cả hai thuộc tính, nếu thiếu một trong hai thì không thể gọi là hàng
hóa.
+ Mâu thuẫn:
1/ Giá trị sử dụng làm hàng hóa khác nhau về chất. Giá trị làm hàng hóa giống
nhau về chất do cùng là hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa.
2/ So sánh:
Giá trị Giá trị sử dụng
Mục đích + Người sản xuất quan + Người tiêu dùng là
tâm đến giá trị hàng hóa. người quan tâm đến giá trị
+ NSX là người tạo ra hai sử dụng của hàng hóa.
thuộc tính của hàng hóa. + NTD là người thực hiện
hai thuộc tính của hàng
hóa.
Thời gian thực hiện Trước Sau
Không gian thực hiện Trên thị trường, trong quá Trong quá trình sử dụng
trình trao đổi – mua bán và tiêu dùng hàng hóa.
hàng hóa (trong lưu
thông)
 Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóa làm tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng
thừa.
LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HÓA
- Khái niệm: Chất của giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng  Lượng của giá trị hàng
hóa là hao phí lao động trừu tượng để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa đó.
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa: thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa
trong điều kiện trung bình của xã hội (trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo
trung bình, năng suất lao động trung bình trong điều kiện hoàn cảnh xã hội nhất định).
- Công thức: T_=tổng qi x ti / tổng qi. Trong đó ti là thời gian lao động cá biệt; qi là sản
lượng trung bình
- Một nhà sản xuất muốn tồn tại, thắng thế trong cạnh tranh và thu được lợi nhuận cần
điều chỉnh trình độ sản xuất sao cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết. Nếu thời gian lao động cá biệt = thời gian lao động xã
hội cần thiết thì NSX vẫn thu được lợi nhuận do có giá trị thặng dư.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
+ Năng suất lao động:
1/ NSLĐ là năng lực sản xuất của một nhà sản xuất, được tính bằng số lượng
sản phẩm được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc bằng lượng hao phí
thời gian để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa đó.
2/ NSLĐ tác động tỉ lệ nghịch đến lượng giá trị hàng hóa, tỉ lệ thuận với sản
lượng. Thông thường, NSLĐ luôn tăng  giá trị hàng hóa giảm, sản lượng hàng hóa
tăng  giá cả giảm  người dân mua được nhiều TLSH hơn  tác động tích cực đến
sự phát triển của nền kinh tế.
3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ:
 Điều kiện tự nhiên
 Quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất
 Trình độ kĩ thuật – công nghệ
 Trình độ tay nghề - trình độ quản lí
+ Mức độ phức tạp của lao động:
1/ Lao động giản đơn là những người lao động không cần thông qua đào tạo
cũng có thể làm được việc
. 2/ Lao động phức tạp là những lao động được đào tạo để làm việc. Mức độ
phức tạp của lao động càng cao thì càng tạo ra nhiều giá trị so với lao động giản đơn.
 Mức độ phức tạp của lao động tác động tỉ lệ thuận với lượng giá trị hàng hóa.
Câu 3:
- Nguồn gốc của tiền tệ:
+ Tiền xuất hiện khi trao đổi và sản xuất hàng hóa ngày càng phổ biến.
+ Tiền là giai đoạn phát triển cao của hình thái giá trị: từ vật ngang giá giản đơn (ngẫu
nhiên)  vật ngang giá đặc thù  vật ngang giá chung  vàng và bạc.
- Bản chất của tiền tệ:
+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi lưu thông làm vật ngang giá chung
thống nhất cho tất cả các loại hàng hóa khác.
+ Tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
+ Tiền tệ thể hiện lao động xã hội.
- Chức năng của tiền tệ:
+ Thước đo giá trị: Tiền tệ được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị hàng hóa. Giá
trị của hàng hóa được biểu hiện bằng 1 lượng tiền khi đưa vào lưu thông được gọi là
giá cả. Giá cả lên xuống xung quanh trục giá trị nhưng tổng giá cả luôn bằng giá trị.
+ Phương tiện lưu thông:
 Công thức lưu thông: H-T-H’: tiền đóng vai trò là vật trao đổi trong
quá trình mua bán hàng hóa, làm cho hành vi mua và bán tách biệt
nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và
bán tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
 Quy luật lưu thông tiền tệ: Một người bán hàng hóa này để lấy tiền
rồi lấy tiền đó mua hàng hóa mình cần, tiền chỉ đóng vai trò chốc
lát trong lưu thông.
 Công thức tiền cần thiết cho quá trình lưu thông:
M=P.V/Q với M: phương tiện cần thiết cho lưu thông; P: giá cả; V:
số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ; Q: khối
lượng hàng hóa lưu thông.
+ Phương tiện thanh toán: tiền dùng để trả nợ, nộp thuế, trả các khoản mua hàng
chịu… tiền đóng vai trò là phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của
người sản xuất và tiêu dùng kể cả khi họ chưa có tiền hoặc không có đủ tiền. Tuy nhiên điều
này làm tăng nguy cơ khủng hoảng kinh tế nếu hệ thống chủ nợ-con nợ bị phá vỡ.
+ Phương tiện cất trữ: tiền được đưa ra khỏi lưu thông và cất trữ để khi nào cần lấy ra
mua hàng. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc, của cải bằng vàng mới có chức năng cất trữ. Ngoài ra,
tiền còn có công dụng đặc biệt là dự trữ cho lưu thông.
+ Tiền tệ thế giới: tiền tệ khi đi ra khỏi biên giới quốc gia, hình thành quan hệ trao đổi
mua bán giữa các nước. Trao đổi tiền tệ giữa các nước phải tuân theo tỉ giá hối đoái, tức là giá
cả 1 đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền nước khác.

You might also like