You are on page 1of 4

CHƯƠNG TRÌNH GDMN – BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1

Sơ lược lịch sử phát triển Chương trình GDMN

Thời kì cổ đại

* GD trong XH nguyên thủy:

Có thể chia thời kì nguyên thủy thành 2 giai đoạn chính:

- Bày người nguyên thủy: Con người vừa thoát thai khỏi động vật , họ đùm bọc nhau
trong một cộng đồng đầu tiên không khác mấy bày động vật, đó là cuộc sống du canh
du cư để tìm kiếm thức ăn sinh sống và chống chọi với tự nhiên. Con người thời kì
này chưa có lao động sản xuất, họ tồn tại nhờ hoạt động bản năng (thời kì con người
tối cổ) vì thế chưa có giáo dục.

- Công xã thị tộc: thời kì mà người nguyên thủy đã biết đùm bọc lẫn nhau trong một
cộng đồng theo dòng máu của người mẹ (thời kì mẫu hệ) và sống trên một địa bàn
thuận lợi cho việc canh tác (ven song, biển, rừng…). Con người từ tối cổ chuyển
thành con người tinh khôn. Họ đã biết trồng trọt, chăn nuôi vì thế quan hệ XH đa dạng
hơn và tri thức của con người nảy sinh rồi dần dần phong phú lên (đó là những kinh
nghiệm sản xuất, chống thiên nhiên và tập tục lễ nghi của công xã thị tộc). Trong quá
trình sống, con người có nhu cầu truyền thụ và lĩnh hội tri thức giữa các thành viên
trong công xã thị tộc- hiện tượng GD xuất hiện (thời kì này gọi là GD nguyên thủy
hay GD tự nhiên) với đặc điểm là:
+ GD bình đẳng cho mọi người.
+ Quá trình GD nảy sinh chính trong quá trình LĐ sản xuất và quan hệ XH mỗi người
lao động vừa là người dạy vừa là người học.
+ Nội dung GD chính là những tri thức cần thiết cho đời sống: kinh nghiệm sản xuất,
kinh nghiệm chống thiên nhiên, thú dữ, lề thói, tập tục công xã để duy trì con người và
công xã… có thể nói thời kì này tuy thấp kém về sản xuất nhưng có một nền GD bình
đẳng cho mọi người- đó là một chế độ GD tiến bộ, dân chủ và tốt đẹp nhất trong lịch
sử.
Về hình thức giáo dục
+ Hình thức GD: GD thông qua lao động và sinh hoạt. Họ cho rằng “cuộc đời là
trường học rộng mở và thực tiễn là người thầy vĩ đại nhất”. Sở dĩ nói như vậy bởi họ
GD bằng hình thức cá nhân, họ đề cao tầm quan trọng của trẻ em. Vì vậy với người
nguyên thủy, trẻ em là chung của toàn công xã, người lớn trong công xã sẽ dạy bảo,
truyền thụ sự hiểu biết của mình cho trẻ em một cách trực tiếp, hiệu quả nhất. Do thời
kỳ này là thời kỳ thấp kém nhất nên thời kỳ này chưa có trường học, lớp học nên chủ
yếu việc giáo dục thực hiện qua cuộc sống hàng ngày. Mọi người trong công xã đều
có nghĩa vụ lao động và có quyền bàn bạc để xây dựng công xã. Do đó, họ coi tri thức
là quan trọng và cần phải truyền thụ tri thức cho mọi người hiểu và biết đến. Mặc dù
người nguyên thủy chưa có sự phát triển vượt bậc nhưng nhu cầu GD của họ là chính
đáng, tự nhiên mang tính chất bình đẳng, không phân biệt trai gái, vị trí xã hội. Đây
chính là nền GD tiến bộ, nền GD hướng tới tất cả mọi người trong công xã.
+ Về phương pháp GD: Với sự xuất hiện của ngôn ngữ, người nguyên thủy đã truyền
thụ, dạy bảo nhau qua lời nói, trực quan và các hoạt động gắn với thực tiễn. Họ học
bằng cách quan sát, bắt chước; tự nhiên, bộc phát, thực tiễn, hành động. Ở thời kỳ này
do chữ viết chưa xuất hiện nên còn khó khăn trong việc giảng dạy.
- XH nguyên thủy ở giai đoạn cuối của công xã thị tộc:
Trên cơ sở phát triển của sức sản xuất mà thước đo của nó là công cụ sản xuất (XH ng
thủy chuyển từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng rồi sắt…) làm cho XH loài người
ngày một tiến bộ lên. Nhờ sự cải tiến của công cụ sản xuất mà của cải trong công xã
ngày càng dồi dào hơn (có của ăn, của để). Vì thế chỉ cần một số ít người dùng công
cụ lao động mới cũng có thể lao động đủ sống và tự vệ được bản thân trước tự nhiên
và XH. Lúc này công xã thị tộc có xu thế bị chia nhỏ rồi dẫn tới xuất hiện gia đình (vợ
chồng, con cái). Đây là một hiện tượng mới của công xã thị tộc. Hiện tượng này dẫn
đến trong công xã có gia đình giàu, gia đình nghèo tồi gia đình nghèo phụ thuộc gia
đình giàu. Hiện tượng gia cấp xuất hiện và cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi
tự do bình đẳng cùng bắt đầu nảy sinh từ đây. GD từ đây mất tính bình đẳng mà nảy
sinh hiện tượng GD mới, GD mang tính giai cấp: GD là của riêng của những gia đình
giàu, các tầng lớp có của trong XH. Đó chính là đặc điểm XH và GD trong giai đoạn
cuối của công xã thị tộc (thời kì phụ hệ).
+ Gia đình giáo có dựng ra trường học là nơi để GD, chăm sóc, dạy dỗ cho con cái của
họ (nhà trường chuyên biệt ra đời).
+ Tầng lớp nhà giàu sử dụng một số người chuyên làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi, dạy
cho con cái của họ- đó là sự xuất hiện của đội ngũ những người GV chuyên nghiệp.
+ GD không còn là quyền lợi chung cho mọi người mà trở thành đặc quyền cho con
nhà giàu mới được hưởng (mất tính chất bình đẳng của GD ng thủy mà thay vào đó là
nền GD đẳng cấp và làm cho GD bắt đầu mang tính giai cấp).
+ Hiện tượng GD tách khỏi lao động sản xuất bắt đầu từ đây tạo nên sự mâu thuẫn
giữa lđ trí óc và lđ chân tay (kẻ thì lđ trí óc thuần túy, người thì chỉ có bổn phận lđ
chân tay để làm ra của cải vật chất phục vụ XH, phục vụ nhà giàu). Một quan niệm
mới về đạo đức được hình thành vì lợi ích bênh vực, bảo vệ tầng lớp nhà giàu trong
XH.
Tóm lại: Cuối thời kì công xã thị tộc, do xuất hiện giai cấp nên GD cũng mất tính
bình đẳng mà thay vào đó là một hiện tượng mới: GD mang tính giai cấp (tính giai cấp
của GD thể hiện ở mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất… của nền
GD, của các phạm trù GD).

* GD dưới chế độ chiếm hữu nô lệ:


+ Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp. Công cụ lao động: đá, đồng, sắt, các động vật đã
được thuần dưỡng.
+ Xã hội có giai cấp đối kháng.
+ Phân hóa giàu nghèo, đẳng cấp: Tăng lữ, quí tộc, chủ nô, điền chủ, thường dân, nô
lệ.
+ Giai cấp có của dựng ra bộ máy điều hành XH và bảo vệ quyền lợi của mình (nhà
nước xuất hiện) và dùng GD làm công cụ để bảo vệ lợi ích của mình (chủ nô). Đó là
đặc điểm của GD chiếm hữu nô lệ, điều này thể hiện rõ qua chế độ GD ở các nhà nước
chiếm hữu nô lệ. Nhà nước phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp trên.
+ Đặc điểm giáo dục: Xuất hiện nhà trường là nơi chăm sóc giáo dục cho con chủ nô,
đào tạo người lính. Xuất hiện những người làm nhiệm vụ giáo dục.
Tồn tại hai loại GD: Giáo dục của tầng lớp trên và giáo dục của những người bình dân
và nô lệ. GD mang tính giai cấp.
- Giáo dục ở Ai Cập cổ đại:
+ Giáo dục trí tuệ sơ đẳng: tập đọc, viết, làm toán, hình học, y học, thiên văn học, văn
tự, thuật chiêm tinh…
+ Giáo dục cao đẳng dành cho các tu sĩ, những nhà kiên trúc và sau cùng là thư kí.
Các tu sĩ nắm giữ khoa học (thiên văn, toán học, cơ học và y học) và ý tưởng tôn giáo.
Phương pháp dạy học là bắt chước và đào luyện trí nhớ, đôi khi học toán dưới dạng
trò chơi. Kỉ luật được duy trì bằng roi vọt.
+ Giai cấp chủ nô ở Ai Cập (Vua- Pharaon) sớm dựng ra trường học để dạy cho con
cái họ những tri thức trên. Con cái nô lệ (và người nô lệ nói chung chỉ coi như công cụ
biết nói) hoàn toàn không được hưởng nền GD này. Trong nhà trường con cái chủ nô
được học viết, tính toán, sử dụng số pi, tính diện tích hình tròn, tam giác, hình nón…
học cách phân định ngày đêm, tháng, năm, các mùa, các hiện tượng nhật thực, nguyệt
thực… ngoiaf ra trẻ em con chủ nô còn được học những tri thức về nhà nước, về pháp
luật, về bổn phận nghĩa vụ của người công dân… Đó là những tri thức cần cho giai
cấp chủ nô để điều hành XH và bảo vệ nhà nước chủ nô Ai cập.
- GD ở Hi Lạp cổ đại:
Nền văn hóa cổ đại với cái nôi văn minh ở Phương Đông đã được phát triển và đạt tới
đỉnh cao của loài người qua nền văn minh của Hi Lạp và La Mã cổ đại.
Hi Lạp là một quốc gia chiếm hữu nô lệ điển hình với nhiều nhà nước tiêu biểu như
Xpac-tơ và Aten.
+ GD ở Xpac-tơ: Nhà nước dùng GD làm công cụ để bảo vệ sự thống trị của mình với
một chế độ GD rất điển hình. TE sinh ra sau 7 ngày mới được đặt tên, chỉ giữ lại
những TE khỏe mạnh. Trước 7 tuổi TE sống ở GĐ. Từ 7 tuổi TE trai đươc tập trung
vào trường học (chính là những doanh trại quân đội dành cho TE) do nhà nước mở để
rèn luyện, GD trẻ em đến tuổi trưởng thành, ở đây trẻ em được học chữ, học quân sự,
học luật pháp, học tôn giáo. TE thường xuyên được thực hành công việc của người
lính chiến (thậm chí thực hành cả việc đâm chém nô lệ, chứng kiến cái gọi là thói hư
tật xấu của người nô lệ do chủ nô tạo dựng để gây hằn thù và khinh miệt người nô lệ
cho con cái họ, TE tập ăn đói, mặc rét, đi chân đất… tập chịu đựng kham khổ để trở
thành người lính có sức chịu đựng sau này.
Đến tuổi trường thành, với cách GD như vậy, TE trai hầu hết trở thành người lính
chiến dũng mãnh, có thể lực, có kĩ năng tác chiến, nắm được luật pháp và có ý thức
công dân để bảo vệ nhà nước chủ nô này.
Như vậy, chế độ GD ở nhà nước Xpac-tơ thể hiện những đặc điểm sau đây:
. GD là một nhiệm vụ quan trọng của nhà nước, của XH. GD là công cụ bảo vệ nhà
nước chủ nô.
. GD nhằm phát triển con người nhiều mặt (nhất là võ nghệ và ý thức của giai cấp chủ
nô).
. Coi trong thực hành.
. Việc GD cho phụ nữ con của chủ nô cũng được đặt ra với mục đích để tự vệ, để khỏe
mạnh nhằm sinh sản ra lớp công dân khỏe mạnh.
* Một số nhà GD tiêu biểu ở Hi Lạp cổ đại:
- Xôcơrat (469- 399 trước công nguyên): ông đề ra phương pháp hỏi – đáp, tranh
luận. Đây là PP GD và dạy học khá tích cực, vừa mang tính truyền thống, vừa là cơ sở
của PP dạy học hiện đại (dạy học nêu vấn đề).
- Platon (427- 347 trước công nguyên): Lý luận của ông hết sức cực đoan, ông cho
rằng XH có 3 đẳng cấp với vị trí nhất định của nó, đó là:
+ Tầng lớp triết gia- điều hành XH.
+ Tầng lớp vệ binh- Bảo vệ XH.
+ Tầng lớp người LĐ- Làm ra của cải nuôi XH.
Nô lệ là tầng lớp đông đảo nhất đương thời không được xếp hạng, chỉ là công cụ biết
nói.
Theo ông chỉ có con cái thuộc hai đẳng cấp 1 và 2 trên mới được hưởng quyền GD và
“con người có qua GD mới trở thành người”. Việc GD con người diễn ra trong một
hệ thống GD hết sức hoàn chỉnh, cho từng đối tượng, đó là:
. Từ 3- 6 tuổi: trẻ vào trường MG do nhà nước mở.
. Từ 7- 12 tuổi trẻ vào trường học văn và học đàn. Trẻ được học đọc, viết, tính toán,
âm nhạc, tôn giáo, hội họa…
. Từ 12- 18 tuổi trẻ vào trường thể thao. Trường coi trọng GD thể chất, toán học, đại
lí, thiên văn học với PP hoạt động thực tiễn.
Tuy là tiếng nói của giai cấp chủ nô Alen song Phơlaton đã thừa nhận:
. Vai trò to lớn của GD đối với XH.
. GD là chức năng của XH và do nhà nước đảm nhiệm.
. GD con người phải được tiến hành từ sớm, hệ thống, theo địa chỉ sau này cho từng
đối tượng. “Con người có qua giáo dục mới trở thành người”
- Arixtot (384- 322 trước công nguyên): ông cho rằng mỗi người đều có 3 yếu tố cấu
thành: xương thịt, ý chí và lí trí. Nên GD đúng đắn là đồng thời một lúc phải tác động
vào cả 3 yếu tố trên bằng 3 nội dung tương ứng: thể dục, đức dục, trí dục. Muốn giáo
dục đúng đắn cần phải tác động vào đồng thời vào thể dục, đức dục và trí dục.
Ông chia học sinh thành 3 độ tuổi: 0-7 tuổi; 7- 14 tuổi; 14- 21 tuổi. Ứng với mỗi thời
kì lứa tuổi có đặc điểm phát triển riêng về sinh lí và tâm lí nên phải có nội dung và
phương pháp giáo dục thích hợp cho trẻ.
Ông đánh giá rất cao vai trò của GD gia đình trong việc GD TE nhất là GD ban đầu,
ông nêu lên nhiều chỉ dẫn quan trọng cho công tác CS- GD TE ở gia đình. Tuy vậy,
ông vẫn cho rằng nô lệ và phụ nữ không cần được GD đồng thời vẫn coi tôn giáo là
một nội dung GD quan trọng của nhà trg.

You might also like