You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 8

So sánh ly hôn với hủy việc kết hôn trái pháp luật
* Giống
- Hậu quả pháp lý: làm cho hôn nhân hay việc kết hôn trái pháp luật chấm dứt
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết 2 vấn đề này đều là Tòa án (Khi có yêu cầu)
- Về quan hệ tài sản, tài sản riêng của ai thì thuộc về người đó, tài sản chung theo
sự thỏa thuận giữa các bên, không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em; công việc để duy trì đời
sống chung được coi như lao động có thu nhập
- Về con chung, các bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không
thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ
vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ
trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

* Khác
ly hôn hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân Khái niệm kết hôn trái pháp luật:
và Gia đình 2014 Khoản 6 Điều 3
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là
biện pháp do Tòa án thực hiện
nhằm làm cho việc kết hôn trái
Khái
pháp luật không còn tồn tại.
niệm
Như vậy, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật là hai khái niệm
hoàn toàn riêng biệt. Nếu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng
hợp pháp thì hủy việc kết hôn trái pháp luật lại là biện pháp nhằm
khắc phục việc nam, nữ hoặc cả hai bên nam nữ vi phạm điều kiện
kết hôn.
Người có Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia
quyền đình 2014. Theo đó, người có đình 2014
yêu cầu quyền yêu cầu ly hôn bao gồm:
vợ, chồng, cả hai vợ chồng, cha,
mẹ, người thân thích khác.
Như vậy về đối tượng có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp
luật rộng hơn so với những người có quyền yêu cầu ly hôn
Hậu quả – Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể – Khi việc kết hôn trái pháp luật
pháp lý từ ngày bản án, quyết định ly bị hủy thì hai bên kết hôn phải
hôn của Tòa án có hiệu lực pháp chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
luật.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ,
-Tòa án đã giải quyết ly hôn phải
con được giải quyết theo quy
gửi bản án, quyết định ly hôn đã
định về quyền, nghĩa vụ của cha,
có hiệu lực pháp luật cho cơ
mẹ, con khi ly hôn.
quan đã thực hiện việc đăng ký
kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai – Quan hệ tài sản, nghĩa vụ
bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ và hợp đồng giữa các bên được
chức khác theo quy định của Bộ giải quyết theo quy định tại Điều
luật tố tụng dân sự và các luật 16 của Luật này.
khác có liên quan.
Theo đó, hủy việc kết hôn trái
Theo đó, ly hôn sẽ làm chấm dứt pháp luật sẽ làm chấm dứt quan
các quyền và nghĩa vụ nhân thân hệ như vợ chồng, coi như chưa
giữa vợ và chồng. Đồng thời, có vợ, có chồng.
đây cũng là một sự kiện pháp lý
làm chấm dứt chế độ tài sản Tài sản chung, nghĩa vụ và hợp
chung của vợ chồng trong thời kì
đồng giải quyết theo thỏa thuận,
hôn nhân. nếu có tranh chấp thì Tòa án giải
(Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia quyết theo quy định của Bộ luật
đình 2014) dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

(Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia


đình 2014)

VẤN ĐỀ 10
Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định chung về người được nhận làm con nuôi, người
con riêng cần phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi. Đó là:
Người được nhận làm con nuôi trong Luật Nuôi con nuôi 2010 là trẻ em dưới 16 tuổi. Trẻ em
dưới 16 tuổi là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi
của mình, việc thiết lập quan hệ nuôi con nuôi sẽ được đảm bảo cho người con nuôi có được sự
giám hộ của cha mẹ nuôi.
Tuy nhiên, việc cha dượng hoặc mẹ kế nhận con nuôi là con riêng của một bên vợ, chồng lại là
một trường hợp ngoại lệ về độ tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010:
“Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Được cha
dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;…”. Quy định này nhằm đảm bảo cho họ được chăm sóc, giáo
dục trong một môi trường gia đình, đảm bảo tính nhân đạo của việc nuôi con nuôi. Nó tạo điều
kiện cho trẻ được sống trong gia đình có mối quan hệ huyết thống, đây là môi trường sống mà trẻ
đã quen thuộc nên việc hòa nhập với gia đình mới sẽ dễ dàng hơn.

Khoản 3 điều 14: Do đó, cha dượng, mẹ kế muốn nhận con riêng của một bên vợ chồng vẫn phải
tuân thủ các điều kiện trên nhưng theo khoản 3 Điều 14 thì trong trường hợp này, họ không phải
đáp ứng quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này. Như vậy, quy định này nhằm đảm bảo cho con
nuôi được sống trong môi trường gia đình với những người thân thuộc dù người nhận nuôi là cha
dượng, mẹ kế không có đủ điều kiện về khoảng cách tuổi.
Về quy định không phải đáp ứng điều kiện sức khỏe, kinh tế,chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi là để tạo điều kiện cho trẻ được sống cùng cha đẻ hoặc mẹ đẻ, đảm bảo
được quyền lợi cho trẻ cũng như sự thích nghi môi trường mới thuận lợi hơn. Điều đó phù hợp
với phong tục tập quán, truyền thống đạo đức của dân tộc, vừa phù hợp với các văn bản pháp lý
quốc tế về nuôi con nuôi.

? Có được nhận con nuôi không nếu 1 bên vợ hoặc chồng không đồng ý?
? Trường hợp con nuôi chưa thành niên hoặc con nuôi đã thành niên nhưng bị hạn chế, bị
mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ thống nhất chấm dứt việc nuôi con
nuôi có được không?
? Pháp luật Việt Nam cho phép cặp đôi đồng tính được nhận nuôi con nuôi không?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nên vẫn chưa phát sinh mối quan hệ
ràng buộc mang tính pháp lý về quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cấp dưỡng và tài sản chung
hình thành trong thời kỳ hôn nhân…Mặc dù vậy, họ vẫn mong muốn có được người con nuôi để
gắn kết gia đình.

Việc nhận con nuôi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả người nhận nuôi và người
được nhận nuôi, dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không vi
phạm vào điều cấm theo điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010.
Theo khoản 3 điều 8 Luật này “Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc
của cả hai người là vợ chồng.”
– Vì pháp luật vẫn chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới nên các cặp đôi đồng tính sẽ không thỏa
mãn điều kiện nhận nuôi con nuôi hợp pháp với tư cách là vợ chồng
– Tuy nhiên, họ có thể nhận nuôi con nuôi với tư cách là cá nhân độc thân. Tức là, một trong hai
người sẽ thực hiện thủ tục nhận con nuôi theo đúng quy định của pháp luật.
? Người cao tuổi có được nhận con nuôi không?
Trả lời:
Hiện nay, pháp luật về nuôi con nuôi không quy định độ tuổi tối đa của người nhận con nuôi.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 của Luật Người cao tuổi thì, công dân Việt Nam từ đủ 60
tuổi trở lên là người cao tuổi. Người cao tuổi phải được đảm bảo các nhu cầu về chăm sóc sức
khỏe, được gia đình chăm sóc, phụng dưỡng. Do đó, việc người cao tuổi nhận con nuôi, đặc biệt
là trẻ em nhỏ tuổi để chăm sóc, nuôi dưỡng là không phù hợp, không bảo đảm cho việc cha, mẹ
nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi đến độ tuổi trưởng thành. Hơn nữa, trên thực tế nếu khoảng
cách độ tuổi giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi quá lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình
thường của trẻ em.
Nếu yêu cầu đăng ký việc nuôi con nuôi không bảo đảm mục đích của việc nuôi con nuôi và
không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em theo quy định tại Điều 2 của Luật Nuôi con nuôi thì UBND
cấp xã có thể từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi.

You might also like