You are on page 1of 63

CHƯƠNG 11

Bệnh nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo


Katrin Hartmann
Để biết thêm thông tin, truy cập địa chỉ mạng http://www.greeneinfectiousdiseases.com về
các tài liệu tham khảo, hình ảnh, bảng biểu và các phụ lục

Bệnh nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo (FeLV) xảy ra ở khắp thế giới.62,93 Trong nhiều
năm, kể từ khi phát hiện bệnh, FeLV được cho là (1) bệnh chính gây chết ở mèo, (2) gây ra hầu
hết các trường hợp bệnh chết ở mèo nuôi cảnh, và (3) gây ra nhiều triệu chứng lâm sàng nhất
trong các mầm bệnh đơn lẻ.375

FeLV đã được mô tả đầu tiên năm 1964 bởi William Jarrett và cộng sự, khi phát hiện thấy các
hạt virus trồi lên từ màng của tế bào ung thư lâm ba ác tính của một mèo bị ung thư lâm ba (các
Hình 11-1 và 11-2).218,219 Virus đã gây khối u tương tự khi được tiêm thực nghiệm vào mèo khỏe
mạnh, do đó chứng minh khả năng truyền lây của dạng tân bào này. Mặc dù có nhiều trường hợp
ung thư lâm ba xảy ra ở mèo nuôi gia đình, nhưng bệnh đã không được xác định cho đến khi tìm
ra FeLV cho chứng minh là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Sau phát hiện này, trong nhiều năm
người ta đã cho rằng tất cả các khối u về tạo máu của mèo đều là do FeLV, bất kể là có hay
không mèo thể hiện dương tính với FeLV.146 Về sau, người ta đã ước tính rằng có ít nhất 1/3
tổng số ung thư gây chết ở mèo là do FeLV, và đã có số lượng cao hơn của mèo chết do thiếu
máu và do các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các tác động ức chế của FeLV đến tủy xương và hệ
thống miễn dịch.62 Tuy nhiên, các giả thiết hiện tại đang được quan tâm do lưu hành và tầm quan
trọng của FeLV đang giảm dần trong vai trò là mầm bệnh ở mèo, chủ yếu là do các chương trình
thanh toán bệnh và xét nghiệm và thủ tục áp dụng các vaccin đối với FeLV. Hiện nay người ta
cho rằng các yếu tố gây khối u khác ngoài FeLV có các vai trò quan trọng hơn, nhất là ở mèo già
tuổi.279

TÁC NHÂN GÂY BỆNH


FeLV, là một γ-retrovirus ở mèo nhà, là thành viên của phân họ Oncornavirus của các
retroviruses. Virus này chứa một nhân protein với RNA kết sợi đơn được bảo vệ bằng một vỏ
bao. FeLV là một mầm bệnh ngoại sinh (exogenous agent) nhân sao trong nhiều loại mô, bao
gồm tủy xương, tuyến nước bọt, và biểu bì đường hô hấp. Nếu không có can thiệp của đáp ứng
miễn dịch sau khi bị nhiễm, FeLV lan tràn đến tủy xương và nhiễm đến các tế bào gốc tạo máu
(hematopoietic precursor cells). Tất cả các retroviruses, bao gồm FeLV, đều dựa vào trung gian
DNA để nhân sao. Gen di truyền RNA kết sợi đơn được giải mã ngược thành DNA, mà được
tích hợp ngẫu nhiên vào gen di truyền của tế bào ký chủ (phần DNA tích hợp vào được gọi là
“tiền virus – provirus”) với sự trợ giúp của một enzyme tích hợp (integrase: Hình 11-3). Sau khi
giải mã đảo ngược, các protein của virus được sinh tổng hợp để kết hợp thành các hạt virus ở gần
màng tế bào và trồi ra khỏi tế bào (xem Hình 10-1). Bệnh nhiễm của một tế bào do retrovirus
thường không dẫn đến chết tế bào. Một khi tiền virus đã được kết hợp thành, phân chia của các
tế bào dẫn đến các tế bào con cũng có chứa DNA của virus. Khả năng của virus trở thành một
phần trong DNA của tế bào ký chủ là cốt yếu cho tồn tại suốt đời của virus, sau khi nhiễm đến
tủy xương. Hậu quả là tất cả các tế bào bị nhiễm sẽ bị nhận biết và bị tiêu diệt để “chữa” bệnh
nhiễm. Một khi nhóm các tế bào tạo máu và tế bào mầm của miễn dịch trở nên bị nhiễm, thì
không thể triệt tiêu hoàn toàn được virus.48,187,257

HÌNH. 11-1 Quá trình sản xuất và phóng thích virus ra từ tế bào ung thư ác tính của mèo. Các kháng nguyên bao
bọc virus (viral envelope antigens) có thể có hình gai nhú (spike) hay hình nón (knob). Các kháng nguyên tương tích
mô của ký chủ (host histocompatibility antigens) có thể có trên bề mặt virus do chúng trồi ra (budding) từ màng tế
bào. Các protein cấu trúc của virus (viral structural proteins) có thể có trong tế bào ký chủ. Quá trình nhân sao của
virus cũng xảy ra ở các tế bào khối u không ác tính. FOCMA: Kháng nguyên của oncornavirus trên màng tế bào của
mèo – feline oncornavirus cell membrane antigen. (Hình của Dan Beisel © 2004, University of Georgia Research
Foundation Inc.)
HÌNH. 11-2 Hình siêu âm cấu trúc của FeLV trồi ra từ bề mặt tế bào (mũi tên). (Tài liệu của SmithKline
Beecham Animal Health, Exton, PA.)

Nguồn gốc của virus

Cả các retrovirus ngoại sinh (exogenous: từ bên ngoài, “gây bệnh – pathogenic”) và nội sinh
(endogenous: từ bên trong, “không gây bệnh – nonpathogenic”) đều có ở mèo.347a Các virus
ngoại sinh gây bệnh có thể truyền lây ngang từ mèo sang mèo bao gồm FeLV, virus gây lỗi hỏng
miễn dịch ở mèo (feline immunodeficiency virus – FIV, xem Chương 12), và virus gây nổi bọt ở
mèo (feline foamy virus: cũng gọi là virus gây hợp bào – syncytium forming virus, xem Chương
15), có hiện diện rộng rãi nhưng có khả năng gây bệnh thấp.

Dựa vào tương đồng của các kết chuỗi nucleotide, có khả năng là FeLV đã tiến hóa từ một
virus tổ tiên ở chuột. Ở đây có khả năng là tiến hóa này diễn ra từ cuối kỷ Pleistocene, từ 10 triệu
năm trước ở vùng sa mạc Bắc Mỹ. Tổ tiên của mèo và chuột sống tự do đan xen, và virus đã
truyền lây sang mèo do ăn thịt chuột. Sự phát tán ban đầu của FeLV trong mèo bị giới hạn bởi
diện tích rộng lớn của sa mạc Bắc Mỹ.29

FeLV được chia thành bảy phân nhóm (subgroup, dựa vào bản đồ gen di truyền), nhưng chỉ
có phân nhóm FeLV-A là gây nhiễm và truyền lây từ mèo sang mèo. Các phân nhóm khác (như
FeLV-B và FeLV-C) không truyền lây từ mèo sang mèo trong các hoàn cảnh tự nhiên, nhưng có
thể tạo mới (generated de novo) trong mèo bị nhiễm FeLV-A bằng cách biến dị và tái tổ hợp
giữa gen di truyền của FeLV-A với các gen của tế bào hay các gen của các retrovirus nội sinh
trong gen di truyền của mèo. Virus ung thư nhu mô ở mèo (feline sarcoma virus – FeSV) cũng là
một tái tổ hợp của gen di truyền của FeLV-A với các gen của tế bào có liên quan đến khối u (các
gen tiền đề gây ung thư – proto-oncogenes) và có khả năng tạo mới trong mèo bị nhiễm FeLV-
A.

Một số retrovirus nội sinh, không gây bệnh (như enFeLV, RD-114 virus, MAC-1 virus) bình
thường có trong gen di truyền của quần thể mèo và được di truyền bằng cách truyền lây từ mẹ
sang con theo gen di truyền. Các mảng di truyền nội sinh dạng DNA tiền virus (cũng được gọi là
“tiền virus ký sinh – proviral sin”) không thể tự hình thành các hạt virus có khả năng gây nhiễm.
Các mảng di truyền này có trong mọi tế bào của mèo, nhưng không được nhân sao. Nguyên nhân
chủ yếu là các mảng DNA này có thể có khả năng tái tổ hợp giữa DNA của FeLV-A trong mèo
với DNA của FeLV-A nhiễm vào, và do đó làm gia tăng khả năng gây bệnh của FeLV-A.
EnFeLV được biết là có nguồn gốc từ hàng trăm đến hàng ngàn năm trước ở mèo mà đã ăn phải
chuột bị nhiễm virus huyết trong bệnh niễm virus gây bệnh máu trắng ở chuột (murine leukemia
virus – MuLV) mà có khả năng kết hợp vào gen di truyền thành dòng gen của loài ăn thịt. MuLV
này đã được di truyền bởi tất cả các con cháu của loài mèo. Gen di truyền của enFeLV là không
hoàn chỉnh, do đó, không đủ khả năng tự nhân sao.409 Số lượng của enFeLV biến thiên theo
giống mèo, bao gồm mèo hoang dã (wild cat: Felis silvestris), cho thấy phơi nhiễm với MuLVs
là một kiểu hình liên tục,347a,426 và có mối liên quan giữa số lượng của enFeLV với nhân sao của
FeLV-A, nhưng không dẫn đến bệnh nhiễm FeLV-A.425

BẢNG 11-1
Phân nhóm của virus gây bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia Virus)a
Phân Tần suất phân lập ở mèo dương tính Bệnh liên quan So sánh theo Loài
nhóm với FeLV hay theo Nhân sao ở
virus ngoại môi trường
A 100% mèo bị nhiễm, khả năng gây Ức chế miễn dịch và các bệnh khác Mèo, thỏ, heo,
bệnh thấp nhưng truyền lây cao, gây liên quan đến FeLV, đến nhân sao và chồn mink, người
bệnh tích tế bào nhẹ truyền lây
B Xảy ra với phân nhóm A với 50% Tân bào của tế bào tạo máu Mèo, chó, bò,
mèo hay nhiều hơn có bệnh tân bào (hematopoietic neoplasia), không nhân chuột hamster,
(neoplastic disease: ung thư lâm ba – sao và không truyền lây, độc lực kết heo, người
lymphoma) hợp với phân nhóm A
C Hiếm khi phân lập được, chủ yếu ở Thiếu máu không tái tạo và chàm đỏ Mèo, chó, chuột
mèo bị thiếu máu không tái tạo (erythremic) ở heo, không nhân sao và lang (guinea pig),
(nonregenerative anemia) không truyền lây, độc lực kết hợp với người
phân nhóm A

Chuyển đổi từ tài liệu của Jarrett O. 1990. Các phân nhóm của virus bệnh máu trắng ở mèo – Feline leukemia
virus subgroups, trang 473-479. Trong Hardy WD, Essex M, McCleland AJ (eds), Virus bệnh máu trắng ở mèo –
Feline leukemia virus. Elsevier, New York; Nakata R, Miyazawa T, Shin YS, et al. 2003. Tái đánh giá phổ ký chủ
của các phân nhóm virus gây bệnh máu trắng ở mèo – Reevaluation of host ranges of felline leukemia virus
subgroups. Microbes Infect 5:947-950.

RD-114 có nguồn gốc từ loài linh trưởng và có liên quan gần với retrovirus nội sinh ở khỉ đầu
chó (baboon) và có liên quan xa với FeLV. Virus này có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước, từ
loài mèo tổ tiên săn loài linh trưởng đã bị nhiễm virus RD-114 này.23 RD-114 có khả năng nhân
sao. Mặc dù không có bằng chứng thể hiện khả năng gây bệnh hay bất kỳ đáp ứng miễn dịch nào
đối với virus RD-114 ở mèo, nhưng virus này có một số vai trò trong phân hóa bình thường của
phôi thai.58,62,434 Cũng là quan trọng trong việc theo dõi sản sinh của virus RD-114 trong tế bào
nuôi, để chế tạo các chất nền sinh học, và đã có các xét nghiệm theo dõi nhiễm RD-114 ở các tế
bào nuôi.383
HÌNH. 11-3 Quá trình hình thành của FeLV và tích hợp (integration) vào tế bào. RT: giải mã đảo ngược –
reverse transcriptase.

Các phân nhóm của virus bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia Virus
Subgroups)

FeLV có một số phân nhóm mà chủ yếu được xác định bởi phổ ký chủ, dựa vào khả năng
nhân sao trong các mô không phải của mèo, xét nghiệm cản nhiễm (interference testing), và
trung hòa virus (virus neutralization: Bảng 11-1). Có ba phân nhóm quan trọng nhất của FeLV là
FeLV-A, FeLV-B, và FeLV-C, tất cả đều có liên quan gần về miễn dịch. Các phân nhóm khác ít
quan trọng hơn đã được mô tả, bao gồm phân nhóm T, có hướng dung giải cao (highly cytolitic)
đối với các tế bào lâm ba T và gây ức chế miễn dịch nặng nề.24,250,251 Đặc biệt có một “hội chứng
lỗi hỏng miễn dịch do nhiễm FeLV – FeLV feline acquired immunodeficiency syndrome”
(FAIDS) có tham gia của FeLV-A và các biến thể có khả năng gây bệnh miễn dịch cao (highly
immunopathogenic variants) nhiễm đến các tế bào lâm ba CD4+ và CD8+ và tế bào lâm ba B
trong máu, các hạch lâm ba và các tế bào tủy xương.354 Tăng sinh lan tràn của các virus làm mất
đi đáp ứng miễn dịch.

Chỉ có FeLV-A là có khả năng truyền lây ngang từ mèo sang mèo trong tự nhiên. Các phân
nhóm khác tiến hóa tạo mới trong mèo bị nhiễm FeLV-A qua biến dị và tái tổ hợp giữa FeLV-A
và các kết chuỗi của tế bào hay của retrovirus nội sinh, trong DNA bình thường của mèo.

Phân nhóm B có nguồn gốc từ tái tổ hợp của FeLV-A với enFeLV. Phân nhóm C ít thấy và là
kết quả của các biến dị trong gen env. Người ta cho rằng FeLV-C phát sinh trong mèo bị nhiễm
FeLV-A qua các trung gian có đa hướng sử dụng thụ thể.392 Nhân sao của FeLV-B và FeLV-C
chỉ có thể diễn ra khi có trợ giúp của FeLV-A, do các kết chuỗi di truyền quan trọng đã bị thay
thế trong các virus tái tổ hợp này. Các chức năng trợ giúp được gán cho FeLV-A bao gồm gia
tăng hiệu quả nhân sao, lảng tránh miễn dịch, và cứu nguy cho lỗi nhân sao của các hạt virion
của FeLV-B và FeLV-C. Tuy nhiên, trong một số thực nghiệm, có thể gây nhân sao được mà
không cần đến FeLV-A. Trong mèo con sơ sinh sạch bệnh (specific-pathogen free), thực nghiệm
gây nhiễm FeLV-B hay FeLV-C đã thành công mà không cần có FeLV-A27,387 Tuy nhiên, tất cả
mèo bị nhiễm tự nhiên đều mang FeLV-A hoặc là đơn lẻ, hoặc là kết hợp với FeLV-B, FeLV-C.
Do đó, nếu có các kháng thể kháng phân nhóm A, thì mèo sẽ có được bảo hộ đối với mọi bệnh
nhiễm FeLV.

Khả năng gây bệnh của FeLV-B và FeLV-C, trong kết hợp với FeLV-A, là cao hơn so với chỉ
có FeLV-A.374 Tuy nhiên, trong một thực nghiệm, gây nhiễm bằng FeLV-A kết hợp với FeLV-B
trong các điều kiện thực nghiệm đã có liên quan đến bệnh nhiễm nhẹ hơn, so với bệnh nhiễm chỉ
với FeLV-A, khi cấy gây bệnh cùng lúc bằng các phân nhóm khác nhau.344 Các đặc tính khác
nhau của các protein vỏ bao trong các phân nhóm khác nhau đã thể hiện là xác định chính cho
khả năng gây bệnh, nhưng các cơ chế mà vỏ bao ảnh hưởng khác nhau đến khả năng gây bệnh
vẫn chưa được rõ.317 FeLV-B thường có liên quan đến tình trạng ác tính; FeLV-C chủ yếu liên
quan đến thiếu máu không tái tạo. Trong các thực nghiệm gây nhiễm, một dòng của FeLV-B
(dòng Rickard) đã gây ung thư tế bào lâm ba (lymphoma) ở gần 100% mèo con gây nhiễm lúc 1
năm tuổi, trong khi các dòng phân lập của FeLV-C có khả năng tái lặp gây thiếu máu đến
chết.338 FeLV-B có liên quan đến phần lớn mèo bị ung thư tế bào lâm ba ở tuyến giáp (thymic
lymphomas).4

Gen di truyền và các protein của virus gây bệnh máu trắng ở mèo

FeLV là một retrovirus điển hình, chứa RNA kết sợi đơn, được giải mã bằng enzyme giải mã
đảo ngược (enzyme reverse transcriptase – RT) thành DNA, kết chuỗi gen này được gọi là tiền
virus và sau đó được tích hợp vào gen di truyền của tế bào. Kết chuỗi gen này chứa các đoạn lặp
dài (long terminal repeats – LTRs), với các kết chuỗi lặp lại có chức năng điều chỉnh chức năng
và kiểm soát thể hiện của các gen khác của virus, nhưng thường không mã hóa cho sản phẩm
protein. Ở các đầu cuối 5' đến 3', thứ tự gen là LTR-gag-pol-env-LTR. Vùng LTR đóng vai trò
quan trọng cho tính hướng mô và khả năng gây bệnh của các virus. Trong các vùng LTRs, các
kết chuỗi tái lặp hay đoạn nối dài phía trên (upstream region enhancers – UREs) thường thấy ở
những mèo bị máu trắng do tủy xương (myeloid leukemias) và do đó có một số vai trò trong gây
ung thư (oncogenesis).298,325 Trong các UREs, đoạn U3-LTR của FeLV điều chỉnh tăng các gen
đặc trưng theo cách thức tích hợp độc lập (integration-independent way). Vùng U3-LTR không
mã hóa cho protein, mà tạo ra giải mã RNA đặc hiệu. Người ta đã chứng minh là U3-LTR của
FeLV điều chỉnh tăng cho con đường tín hiệu NFKB (NFKB signaling pathway) qua kích hoạt
Ras-Raf-IKB kinase và giảm phân tử (degradation) của IKB, dẫn đến giải thích mới về chuyển
đổi kích hoạt gen của tế bào qua trung gian LTR (LTR-mediated cellular gene transactivation)
mà có vai trò trong sinh ung thư.2 Gen gag (kháng nguyên liên quan đến nhóm – group-
associated antigen) mã hóa các protein cấu trúc bên trong, bao gồm p15c, p12, p27, và p10
(Bảng 11-2). Protein p27 của gen gag, được sử dụng theo thủ tục cho chẩn đoán bệnh nhiễm
FeLV, được sản sinh trong các tế bào bị nhiễm virus, với hàm lượng vượt quá mức cần thiết cho
kết hợp các hạt virus mới. Do đó, p27 có nhiều trong bào tương của các tế bào bị nhiễm, và cũng
thấy có trong máu của mèo bị nhiễm, tạo thuận lợi cho các xét nghiệm sắc ký miễn dịch
(immunochromatographic tests), như các xét nghiệm hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme
(enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA) và xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang
(immunofluorescence assays), được thiết kế để phát hiện protein này, lần lượt là trong máu hay
trong tế bào. Protein p27 tự do không chỉ trong máu mà còn được tiết ra theo nước mắt và nước
bọt, mà có thể phát hiện được. Gen pol (của enzyme ghép trùng phân tử – polymerase) là đặc
trưng cho enzyme giải mã đảo ngược của virus (viral enzyme RT), chịu trách nhiệm cho sinh
tổng hợp DNA theo khuôn mẫu của RNA. Gen env (vỏ bao – envelope) mã hóa các thành phần
của vỏ bao là gp70 và p15e. Protein gp70 của gen env giúp xác định phân nhóm của virus và thể
hiện là quan trọng trong khiến tạo miễn dịch. Các kháng thể kháng với gp70 là đặc hiệu theo
nhóm và gây trung hòa virus, tạo miễn dịch khi tái nhiễm. Do đó, gp70 là quan trọng trong đề
kháng tự nhiên, và cũng là mục tiêu cho sản xuất vaccin. Protein xuyên màng p15e
(transmembrane protein) gây cản trở các đáp ứng miễn dịch của tế bào ký chủ, tạo dễ dàng cho
tồn tại của virus.

DỊCH TỄ HỌC
Trong tự nhiên, FeLV được báo cáo là chủ yếu nhiễm đến mèo nhà. Tuy nhiên có bằng chứng
là một số loài mèo hoang dã có mẫn cảm, và nhiều nghiên cứu đã tập trung vào hiện diện của
FeLV trong các loài hoang dã.

Phổ ký chủ

Ở ngoại môi trường, FeLV cũng có thể nhân sao trong tế bào nuôi không phải của mèo
(nonfelid cell lines: xem Bảng 11-1). Thí dụ, FeLV-B nhân sao trong các tế bào lấy từ mèo, chó,
bò, heo, chuột hamsters, khỉ và người; FeLV-C nhân sao trong các tế bào của mèo, chó, chuột
lang (guinea pigs), và của người.214,217,386 Người ta đã thấy rằng FeLV-A chỉ nhân sao trong tế
bào nuôi của mèo ở ngoại môi trường, và nhiễm ở nội môi trường luôn cần có FeLV-A, do đó
bệnh nhiễm không thể xảy ra ở các loài khác ngoài mèo. Tuy nhiên, người ta đã thấy là có hai
dòng phân lập khác nhau của FeLV-A ở Anh Quốc và Mỹ cũng đã nhiễm đến các tế bào nuôi
không phải mèo, bao gồm các tế bào nuôi từ người, thỏ, heo và chồn minks.322 Mặc dù quá trình
biến đổi thành ác tính (malignant transformations) không xảy ra ở các tế bào nuôi không phải từ
mèo,272 nhưng thực nghiệm gây nhiễm bằng FeLV nhắm phát triển các ung thư lâm ba
(lymphomas) có thể gây ra được ở chó con và khỉ marmosets.367 Trong các bệnh nhiễm thực
nghiệm với FeSV, ung thư tế bào sợi lát (fibrosarcomas) cũng gây ra được ở nội môi trường của
loài không phải mèo. 8 Tuy nhiên, không có báo cáo nào về truyền lây trong tự nhiên của FeLV
đến các loài không phải mèo.

Tuy nhiên, việc ghi nhận về FeLV trong các loài hoang dã không phải mèo ngày càng trở nên
nhiều hơn, và FeLV trở thành dịch địa phương ở một số loài mèo hoang dã. Sự xâm nhập của
FeLV vào các quần thể mèo sống hoang dã hay săn bắt được đã gây các hậu quả nặng nề cho sức
khỏe và sống sót của chúng. Các loài mèo hoang nhỏ bị nhiễm FeLV bao gồm F. silvestris71,460
và linh miêu (lynx) của Châu Âu và Bồ Đào Nha.278,306 FeLV cũng phát hiện thấy ở báo của
Florida (panthers: Puma concolor coryi) và gây ra các vấn đề nặng nề ở loài này, dẫn đến các
nghiên cứu về các chương trình chủng ngừa vaccin.37,70 Một dạng ung thư đa điểm của tế bào
lâm ba T (multicentric T-cell lymphoma) có liên quan đến nhiễm FeLV đã thấy ở báo hoa bắt
được ở Namibia (cheetah: Acinonyx jubatus).297 FeLV cũng đã phát hiện thấy ở linh miêu bobcat
đực đã bị thiến khi bắt được lúc 11 tháng tuổi (Felis rufus) thể hiện các dấu hiệu lờ đờ, kém ăn,
giảm tế bào lâm ba huyết (lymphopenia), giảm bạch cầu trung tính trong máu (neutropenia), và
thiếu máu không tái sinh (nonregenerative anemia).405 Mặc dù trong một nghiên cứu, FeLV
không phát hiện thấy trong 12 mèo rừng ocelots (Leopardus pardalis) ở Barro Colorado
Island,316 nhưng DNA tiền virus của FeLV đã phát hiện thấy trong một mèo rừng đực ocelot và
một mèo cái đốm (spotted cat: Leopardus tigrinus) trong khu bảo tồn hoang dã ở phía nam
Brazil.139 Không có bằng chứng về nhiễm FeLV ở sư tử Châu Phi (African lions: Panthera leo)
hay sư tử Châu Á (Asian lions: P. leo persica).90,156a,358,359

BẢNG 11-2
Tổng hợp về Sơ đồ gen và Chức năng của các Protein của FeLVa
Gen Vị trí Chủng Chức năng
loại
gag Nhân (core) Dựa vào các xét nghiệm kháng nguyên (ELISA/ICGA và IFA), vai trò trong
phức hợp bệnh miễn dịch, và các tác động gây bệnh tích tế bào
p15c Protein sinh chất (matrix protein)
p12 Không rõ
p27 Protein vỏ bao (capsid protein) sử dụng để xét nghiệm kháng nguyên
p10 Protein vỏ bao nhân (nucleocapsid protein)
pol Nhân (core) RT Enzyme sao chép RNA của virus thành DNA (“giải mã đảo ngược – reverse
transcription”)
env Vỏ bao gp70 Đơn vị bề mặt ngoài (external surface unit); các kháng nguyên đặc hiệu theo
(envelope) chủng (type-specific antigens) FeLV-A, FeLV-B, FeLV-C; kích thích tạo kháng
thể trung hòa (neutralizing antibody) hay kháng thể bảo hộ (protective antibody).
gp15e Protein xuyên màng (transmembrane protein); có vai trò ức chế miễn dịch.
ELISA, xét nghiệm hấp phụ miễn dịch kết hợp enzyme – enzyme-linked immunosorbent assay; env, vỏ bao –
envelope; FeLV, virus gây bệnh máu trắng ở mèo – feline leukemia virus; gag, kháng nguyên thuộc nhóm – group-
associated antigen; gp, glycoprotein; ICGA, xét nghiệm sắc ký miễn dịch – immunochromatography assay; IFA, xét
nghiệm kháng thể huỳnh quang – immunofluorescent antibody; P, protein (số ghi kèm theo là khối lượng phân tử
tính bằng kilodaltons); pol, polymerase; RT, giải mã đảo ngược – reverse transcriptase.
a
Như đã liệt kê trong sơ đồ, các gen nằm ở các đầu cuối 5' đến 3' có kết chuỗi các đoạn lặp lại kéo dài (long
terminal repeat – LTR) ở mỗi đầu cuối.

Lưu hành

Bệnh nhiễm FeLV xảy ra ở mèo trên khắp thế giới. Các nghiên cứu về lưu hành đã tập trung
vào chủ yếu phát hiện FeLV ở các quốc gia thế giới thứ ba hay ở các vùng đảo xa, là nơi chưa
biết rõ tình trạng nhiễm virus. Trong các nghiên cứu này, FeLV đã phát hiện thấy ở hầu hết các
vùng.31,54,72,284,307 Chỉ mèo của vùng Đảo Grenada, Tây Ấn và Đảo Isabela, Galapagos, là không
có bệnh nhiễm FeLV.91,261 Ngược lại với bệnh nhiễm FIV, mà có lưu hành biến thiên nhiều, tỷ lệ
nhiễm FeLV của mèo nuôi là tương đương khắp thế giới, từ 1% đến 8% ở mèo khỏe
mạnh.20,126,264,269,410 Lưu hành của bệnh lên đến 38% nếu chỉ khảo sát đối với mèo bệnh.15,157,257
Về nguồn gốc, một số bệnh như ung thư lâm ba (lymphoma), có liên quan đến các tỷ lệ cao của
bệnh nhiễm FeLV (đến 75%). Số lượng mèo có các kết quả xét nghiệm dương tính với FeLV đã
dần giảm xuống, có thể do kết quả của các biện pháp kiểm soát.

Có nhiều báo cáo ghi nhận rằng tổng tỷ lệ nhiễm FeLV đã giảm xuống. Thí dụ, Phòng xét
nghiệm thú y ở Tufts, nơi có khoảng 2.000 mẫu huyết thanh được xét nghiệm hàng năm đối với
kháng nguyên của FeLV, đã báo cáo giảm từ 8% năm 1989 xuống 4% năm 1995.61 Ở Đức, giảm
lưu hành một cách ấn tượng của FeLV từ 6% xuống 1% được thể hiện trong khảo sát tỷ lệ nhiễm
FeLV từ năm 1993 đến năm 2002.126 Các nghiên cứu báo cáo có tỷ lệ lưu hành từ 2,3% đến
3,3% ở Bắc Mỹ, 0% đến 2,9% ở Châu Á, và 1,0% đến 15,6% ở Châu Âu.* Ở đây có một số giải
thích về khuynh hướng giảm của lưu hành. Hầu hết là theo kết quả của xét nghiệm và các
chương trình thanh toán bệnh tại các cơ sở nhân giống, thực hành xét nghiệm mèo ở các trung
tâm nuôi trước khi phân phối, và việc sử dụng rộng rãi các vaccin. Không có vaccin nào hiện
nay cho ra bảo hộ 100% đối với tiến triển của bệnh nhiễm, nhưng thực hành chủng ngừa thông
thường có thể tác động đến lưu hành của FeLV. Mặc dù chủng ngừa vaccin góp phần làm giảm
lưu hành của bệnh, nhưng các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng các thực hành về xét
nghiệm và loại thải có hiệu quả hơn so với chủng ngừa vaccin.380 Vaccin đầu tiên được đưa ra từ
năm 1985.257

* Các tài liệu tham khảo 15, 20, 89, 97, 126, 264, 318, 462

Nhiều mô hình phát hiện đã được thiết lập để làm rõ tình hình nhiễm FeLV trong các quần
thể mèo. Các mô hình này đã cho thấy tình hình nhiễm FeLV phụ thuộc vào kích thước quần thể
và mối liên quan giữa mật độ ký chủ với phương thức tiếp xúc của các cá thể mèo. Các nghiên
cứu này cho thấy không có ngưỡng về kích thước quần thể đối với tồn tại của virus, nhưng có
khả năng là FeLV bị triệt tiêu trong các quần thể nhỏ.118 Các mô hình nghiên cứu có xem xét về
các quần thể mèo có khả năng liên quan đến nhau do phân tán của các cá thể, với mèo được
phân phối rộng rãi và phát tán bệnh.117 Các mô hình này đã giải thích sự chênh lệch lưu hành của
FeLV theo vị trí địa lý. Số lượng của mèo cao hơn rõ rệt ở các quốc giá Bắc Âu (như 10 triệu ở
Anh Quốc, 8 triệu ở Đức, 10 triệu ở Pháp), so với các quốc gia vùng Nam Âu (như 4 triệu ở Tây
Ban Nha), do các điều kiện sống khác nhau đáng kể. Do đó, số lượng cao của mèo lưu thông tự
do ở vùng Nam Âu làm gia tăng tỷ lệ tiếp xúc trong các quốc gia này, mà hậu quả là gia tăng
tổng lưu hành của bệnh nhiễm.117 Ngoài ra, các kết quả giảm lưu hành của FeLV là dựa vào tình
trạng sức khỏe của mèo được khảo sát.269 Tuy nhiên, khi tính chung với mèo có lâm sàng khỏe
mạnh, lưu hành của bệnh nhiễm giảm xuống rõ rệt trong các khảo sát.15,201,441

Một số yếu tố nguy cơ góp phần cho lưu hành cao. Lưu hành của FeLV là cao hơn ở những
mèo nuôi thả rong bên ngoài,126,264 do bệnh nhiễm cần phải tiếp xúc trực tiếp. Trong một nghiên
cứu ở Mỹ, lưu hành về kháng thể (là thể hiện phơi nhiễm) đã có liên quan rõ ràng đến thời gian
rong chơi bên ngoài và mức độ phơi nhiễm đến các mèo khác. Trong những mèo của nghiên cứu
ở Boston và Detroit, là những mèo được cho thả rong, có đến 63% và 47% mèo có các kết quả
xét nghiệm kháng thể dương tính đối với FeLV, trong khi chỉ có 5% mèo ở New York có kết
quả huyết thanh dương tính, chủ yếu được nuôi nhốt trong các căn hộ cao ốc.338 Một nghiên cứu
xem xét về nguy cơ bùng phát dịch nhiễm FeLV ở mèo được xuất khẩu từ năm 2005 ở vùng
Vịnh (Gulf Coast) với thảm họa bùng phát dịch, nhưng không thể chứng minh được sự gia tăng
các tỷ lệ nhiễm trong các tình trạng này.262 Các nhóm có nguy cơ về nhiễm FIV và FeLV chỉ hơi
có khác biệt. Mặc dù di chuyển tự do, đánh nhau, giao phối vẫn còn được cho là nguy cơ chính
cho nhiễm FIV, các yếu tố nguy cơ tương tự cũng tạo dễ dàng cho nhiễm FeLV. FeLV có thể
không còn được cho là bệnh nhiễm hàng đầu trong “xã hội mèo”, mặc dù FeLV dễ dàng phát tán
qua tiếp xúc bầy đàn. Trong các nghiên cứu gần đây, tỷ lệ nhiễm FeLV cho thấy tương đương
giữa mèo đực và mèo cái. Trong một nghiên cứu trước đây, 733 mèo nuôi thả rong ở nông thôn
vùng Raleigh, Bắc Carolina, và 1143 mèo nuôi thả rong vùng Gainesville, Florida, đã được xét
nghiệm phát hiện nhiễm FIV và FeLV, và lưu hành của bệnh nhiễm FeLV là không khác biệt rõ
rệt giữa mèo đực (4,9%) với mèo cái (3,8%).252 Tuy nhiên, có hai khảo sát ngắn hạn hơn ở Mỹ
và Đức, đã thấy có nguy cơ cao hơn về nhiễm FeLV ở mèo đực.126,264 Mặc dù truyền lây của
FeLV thường xảy ra giữa mèo mẹ bị nhiễm sang đàn con và giữa mèo sống trong môi trường
tiếp xúc kéo dài, nhưng người ta thấy rằng tập tính hung hăng, thường thấy ở mèo đực, đóng vai
trò cao hơn so với các báo cáo trước đó.129 Do đó, nhận định chung về FeLV là bệnh của mèo
“thân thiện” cần phải được xem xét lại. Điều này cũng được củng cố bởi các phát hiện rằng
những mèo thể hiện tập tính hung hăng thì có nguy cơ nhiễm FeLV cao hơn,127 và có trên 8%
mèo được đưa đến phòng khám thú y vì vết thương đánh nhau cũng đã có dương tính kháng
nguyên của FeLV, có lưu hành cao hơn đáng kể so với quần thể mèo lâm sàng khỏe mạnh.129
mặc dù không có giống mèo nào có khuynh hướng nhiễm FeLV, nhưng bệnh nhiễm ít thấy ơn ở
mèo giống thuần, chủ yếu do chúng được nuôi nhốt. Ngoài ra, hiểu biết về nhân giống mèo dẫn
đến xét nghiệm thường xuyên. Trong các nghiên cứu cũ hơn, lứa tuổi còn non được cho là một
yếu tố nguy cơ đối với nhiễm FeLV, nhưng kết luận này cần được xem lại. Trong một nghiên
cứu ở Mỹ, trong đó 18.038 mèo tại 345 phòng khám thú y và 145 trại nuôi đã được xét nghiệm,
mèo trưởng thành dễ bị nhiễm FeLV hơn so với mèo con,264 và trong một nghiên cứu khác, lứa
tuổi trung bình của mèo bị nhiễm FeLV là không quá thấp so với mèo không bị nhiễm FeLV,127
ít nhất ở các quốc gia có điều kiện thú y tốt. Điều này là không mong muốn do khả năng mẫn
cảm của mèo đối với FeLV là phụ thuộc lứa tuổi,194,201 nhưng do gia tăng nhận thức, nhiều mèo
hơn đã được xét nghiệm FeLV, bệnh nhiễm FeLV được phát hiện sớm hơn, và mèo được chăm
sóc điều trị sớm trong tiến trình bệnh. Ngoài ra, hiểu biết của người nhân giống mèo và các
trung tâm nuôi đã dẫn đến thường xuyên xét nghiệm thú mới nhập vào. Hơn nữa, việc giết hủy
nhân đạo đối với mèo bị nhiễm không triệu chứng đã giảm đi.

Như đã nêu trên, ở đây có giảm rõ rệt tỷ lệ lưu hành của bệnh nhiễm trong nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, với một số ngoại lệ, các nghiên cứu về lưu hành của FeLV thường chỉ dựa duy nhất
vào phát hiện kháng nguyên p27 của FeLV trong máu, áp dụng ELISA hay các xét nghiệm sắc
ký miễn dịch tương đương. Nhưng sinh bệnh học của bệnh nhiễm FeLV là phức tạp, và kháng
nguyên tự do chỉ có thể phát hiện được trong máu của những mèo có nhiễm virus huyết, do
những mèo đang dần hồi phục chỉ chứa virus trong tủy xương, sau khi đã hóa giải tình trạng
nhiễm kháng nguyên trong máu (antigenemia). 377 Do đó, xét nghiệm phát hiện kháng nguyên có
thể chưa đủ thể hiện lưu hành thực sự của bệnh nhiễm. Trong một nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã cho
thấy rằng ngoài 7% mèo có cả kháng nguyên p27 của virus lẫn tiền virus trong máu, có thêm
10% mèo có các kết quả âm tính với kháng nguyên p27 mà có các kết quả dương tính với DNA
tiền virus trong máu.189 Kết quả này khá cao và gây ra vấn đề là có hay không cùng một tình
trạng xảy ra trong các quốc gia khác.

Truyền lây

FeLV truyền lây và phát tán qua tiếp xúc trực tiếp giữa mèo đang thải tiết virus với mèo có
mẫn cảm. Truyền lây của FeLV qua nước bọt, có hàm lượng virus cao hơn trong máu. Mèo bị
nhiễm virus huyết thường xuyên thải tiết hàng triệu hạt virus theo nước bọt, và việc thải tiết qua
nước bọt dẫn đến truyền lây khá chắc chắn ở những mèo bị nhiễm virus huyết.131,132 Hàm lượng
của virus trong nước bọt và máu của mèo khỏe mạnh nhiễm virus huyết là tương đương với hàm
lượng virus trong nước bọt và máu ở mèo có các dấu hiệu bệnh. FeLV truyền lây ngang một
cách hiệu quả qua tiếp xúc gần lâu dài. Tập tính đánh và cắn nhau,127,129 cũng như các tập tính xã
hội, như chia chung thức ăn và khay ăn, kêu gào chung, và sử dụng chung các chỗ ngủ, là
phương cách hiệu quả nhất cho truyền lây. Mặc dù virus có thể xâm nhập đến nhiều mô, dịch cơ
thể và các chất tiết, ở đây ít có khả năng phát tán virus qua nước tiểu và phân, do đó nước tiểu và
phân không được cho là nguồn quan trọng đối với truyền lây. Tuy nhiên, người ta đã thấy là
những mèo có kháng nguyên trong máu đã thải tiết RNA và DNA của FeLV trong phân và nước
tiểu, và virus có khả năng gây nhiễm đã phân lập được từ phân và nước tiểu.50,130 Người ta đã
thấy là mèo chưa từng bị nhiễm bị phơi nhiễm với phân có chứa virus đã phát triển các kháng
thể kháng FeLV, cho thấy bị nhiễm qua phân mà không cần tiếp xúc trực tiếp mèo-mèo, nhưng
những mèo này vẫn âm tính đối với kháng nguyên và tiền virus của FeLV trong máu. Các kết
quả này cho thấy là thải tiết theo phân của FeLV có thể có vai trò trong truyền lây, nhưng có thể
ít quan trọng hơn trong các điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng chung các khay độn
chuồng giữa mèo có mẫn cảm với mèo bị nhiễm virus huyết có thể làm gia tăng áp lực nhiễm từ
môi trường.130 Bọ chét (fleas) đã được cho là nguồn có khả năng truyền lây, vì đã phát hiện thấy
RNA của FeLV trong bọ chét và phân của nó,448,449 nhưng truyền lây qua bọ chét không đóng
vai trò lớn trong tự nhiên. Truyền lây trong phòng khám có thể qua các dụng cụ bị vấy nhiễm,
hay qua truyền máu.279

Vỏ bao của virus có tính hòa tan trong lipid và dễ bị ảnh hưởng bởi chất sát trùng, xà bông,
nhiệt và khô. FeLV dễ dàng bị bất hoạt trong vài phút ở môi trường ngoài. Do đó, cần có tiếp
xúc trực tiếp giữa mèo để lây lan bệnh, và truyền lây gián tiếp (như qua phân, qua dụng cụ)
thường khó đạt được. Mèo nuôi nhốt trong phòng riêng không có nguy cơ bị mắc bệnh. Đôi khi
phát hiện thấy mèo bị nhiễm âm ỉ (mèo đang phát triển bệnh nhiễm) và tái kích hoạt tình trạng
nhiễm virus huyết, ở mèo lứa tuổi trung niên đến già tuổi, sống một mình trong phòng riêng từ
khi còn nhỏ. Do tính không bền bỉ của virus, không cần có thời gian trống chuồng để đưa mèo
mới vào nuôi sau khi đã chuyển đi mèo bệnh. FeLV không là mối nguy trong bệnh viện thú y
hay trại nuôi, khi mèo được nhốt riêng từng lồng và thường xuyên áp dụng vệ sinh sát trùng giữa
những đợt nuôi mèo. FeLV được duy trì trong tự nhiên do mèo bị nhiễm có thể sống sót và thải
tiết virus trong nhiều năm.

Truyền lây dọc từ mèo mẹ sang con thường xảy ra ở những mèo bị nhiễm virus huyết. Mèo
sơ sinh có thể bị nhiễm qua nhau thai hay khi mèo mẹ liếm con và chăm sóc con. Truyền lây
cũng có thể xảy ra ở mèo mẹ bị nhiễm đang hồi phục (và do đó có kết quả âm tính trong xét
nghiệm), do tình trạng nhiễm âm ỉ có thể được kích hoạt bùng phát trong thời gian mang thai.
Hơn nữa, đã phân lập được FeLV trong sữa mèo, từ mèo mẹ có các kết quả xét nghiệm âm tính
đối với kháng nguyên. Nếu nhiễm xảy ra ở tử cung, thất bại sinh sản thể hiện ở dạng tái hấp thụ
bào thai, xảy thai và mèo sơ sinh bị chết, mặc dù có đến 20% mèo con bị nhiễm do truyền lây
dọc có thể sống sót qua giai đoạn sơ sinh và trở nên bị nhiễm dai dẳng cho đến khi trưởng
thành.257 Có thể quan sát thấy mèo con sơ sinh từ mèo mẹ bị nhiễm có các kết quả xét nghiệm
kháng nguyên âm tính với FeLV vào thời điểm mới đẻ, nhưng có thể có các kết quả xét nghiệm
dương tính sau vài tuần đến hàng tháng, khi virus bắt đầu nhân sao. Do đó, nếu mèo mẹ hay bất
kỳ mèo con nào bị nhiễm, thì toàn bộ lứa đẻ phải được điều trị như đã bị nhiễm và phải cách ly
với những mèo không bị nhiễm.

Khả năng mẫn cảm đối với chuyển biến trở nên nhiễm virus huyết dai dẳng là cao nhất ở mèo
con. Các nghiên cứu trong một trại nuôi với nhiều mèo bị nhiễm FeLVđã cho thấy có 7/10 mèo
con đưa vào lúc 3 tháng tuổi đã chuyển sang nhiễm virus huyết trong vòng 5 tháng, trong khi chỉ
có 3/17 mèo trưởng thành trong cùng trại chuyển sang nhiễm virus huyết sau 7 năm.58,59 Thực
nghiệm gây nhiễm là khó khăn, hoặc không thể đối với mèo trưởng thành khỏe mạnh. Tùy theo
dòng FeLV được sử dụng, thực nghiệm gây nhiễm có thể khó đối với mèo con trên 16 tuần
tuổi.194 Đề kháng theo lứa tuổi cũng thể hiện trong tự nhiên. Lưu hành của các kháng thể kháng
FeLV giảm xuống rõ rệt theo thời gian, cho thấy là có sự gia tăng phơi nhiễm đến virus suốt đời,
và mặc dù phơi nhiễm với FeLV tích tụ theo tuổi, nhưng khả năng phát triển tình trạng nhiễm
virus huyết dai dẳng sau khi nhiễm là giảm đi. Lứa tuổi có đề kháng là tùy thuộc vào miễn dịch
từ tiếp xúc trước đó hay do chủng ngừa vaccin. Một giải thích cho đề kháng theo lứa tuổi là số
lượng của các thụ thể tế bào cần thiết để FeLV-A xâm nhập vào các tế bào mục tiêu giảm đi ở
mèo già tuổi, do đó, thiết lập của bệnh nhiễm khó khăn hơn. Đề kháng theo lứa tuổi cũng có thể
liên quan đến thành thục chức năng của đại thực bào.191 Tuy nhiên đề kháng theo lứa tuổi không
chắc chắn và tùy thuộc vào áp lực gây nhiễm. Nguy cơ về phát triển tình trạng nhiễm virus huyết
dai dẳng trong mèo con kéo dài đến khi trưởng thành, khi chúng được nuôi chung với mèo đang
thải tiết FeLV. Điều này thể hiện là gia tăng tỷ lệ mèo bị nhiễm virus huyết trong trại nuôi có
dịch FeLV và trong các nghiên cứu về phơi nhiễm tự nhiên cho thấy có một tỷ lệ mèo trở nên
dương tính với FeLV qua nhiều năm, khi chúng được nuôi chung với mèo đã bị nhiễm. Tuy
nhiên, nguy cơ về mèo trưởng thành trở nên nhiễm virus huyết dai dẳng sau khi tiếp xúc ngắn
với mèo đang thải tiết FeLV là rất thấp và có thể thấp hơn nguy cơ về phát triển ung thư liên
quan đến chủng ngừa vaccin FeLV. Do đó, việc áp dụng chủng ngừa vaccin FeLV phải được
cân nhắc cẩn thận ở mèo trưởng thành.

Các thụ thể tế bào cho FeLV chưa được nhận diện đầy đủ, dù có nhiều nghiên cứu. Các phân
nhóm của FeLV sử dụng các thụ thể khác nhau,40,308,364,402 và thường có các khác biệt theo dòng
virus. Một thụ thể kết nối cho FeLV-A đã phát hiện thấy mà được cho là giống với thụ thể
protein 1 vận chuyển thiamine ở mèo (feline thiamine transport protein 1 – THTR1).308 FeLV-C
sử dụng một thụ thể của ký chủ được gọi là FLVCR1, nhưng kết nối của FeLV-C đến FLVCR1
được cho là có tham gia của tương tác giữa hai vùng kết nối thụ thể (receptor-binding domains:
bao gồm vùng đầu cuối carboxy C – carboxy terminal C domain) với thụ thể của ký chủ là
FLVCR1.364 FeLV-B sử dụng một protein tế bào (tác nhân vận chuyển phosphate – phosphate
transporter 1, Pit-1) làm thụ thể.40,402 FeLV-T cũng sử dụng Pit-1 làm thụ thể, nhưng các phổ ký
chủ của FeLV-B và FeLV-T là không hoàn toàn giống nhau, cho thấy có sử dụng một Pit-1 khác
ở cấp độ sau kết nối.402 FeLV-T không thể nhiễm đến các tế bào nếu không có một phân tử thụ
thể giãn màng cổ điển (classic multiple membrane-spanning receptor molecule) và một đồng thụ
thể thứ nhì (second co-receptor) hay có một yếu tố trợ giúp xâm nhập (entry factor). Protein tế
bào này có thể hoạt động như protein xuyên màng hay một thành phàn hòa tan tạo dễ dàng cho
quá trình gây nhiễm.10

SINH BỆNH HỌC


Hậu quả nhiễm FeLV là rất khác nhau giữa các con mèo. Mặc dù hậu quả có thể tùy thuộc
chủ yếu vào tình trạng miễn dịch và lứa tuổi của mèo, hậu quả này cũng chi phối bởi khả năng
gây bệnh của virus, áp lực gây nhiễm, và hàm lượng virus.161 Hậu quả nhiễm FeLV cũng phản
ánh biến thiên về gen di truyền ở cả virus lẫn quần thể di truyền của ký chủ. Các biến đổi do
biến dị nhận diện được trong các dòng FeLV không ảnh hưởng đến sử dụng thụ thể, nhưng có
gia tăng đáng kể hiệu quả kết nối đến thụ thể. Các nghiên cứu lâu dài về thú nhiễm bệnh cho
thấy một số biến dị dẫn đến phát bệnh nhanh chóng hơn, trong khi các thay thế khác trong một
số gen đã làm thay đổi toàn bộ hậu quả bệnh nhiễm, cho thấy là có các gen cho LTR và đơn vị
bề mặt (surface unit – SU) làm trung gian cho khả năng gây bệnh nhanh chóng, với các đặc
trưng lâm sàng và cơ chế gây ung thư khác biệt.257

Các giai đoạn nhiễm của virus gây bệnh máu trắng ở mèo

Các mô tả về nhiễm FeLV, với các tiến trình, hậu quả và phân loại khác nhau, đã dẫn đến
tranh luận (các Hình 11-4 và 11-5 và Bảng 11-3). Các công cụ chẩn đoán, bao gồm các phương
pháp phản ứng chuỗi phân tử rất nhạy (polymerase chain reaction – PCR), đã cung cấp dữ liệu
mới gây ra vấn đề đối với hiểu biết trước đây về khả năng gây bệnh của FeLV. Trước kia, hầu
hết các nghiên cứu về khả năng gây bệnh của FeLV được thực hiện theo các thông số đánh giá
như phân lập virus và phát hiện kháng nguyên. Tương tự, bệnh nhiễm được phân biệt thành
nhiễm virus huyết không phát hiện, tạm thời hay dai dẳng. Áp dụng PCR thời gian thực (real-
time PCR), phổ của các nhóm đáp ứng của ký chủ đối với bệnh nhiễm FeLV đã được tinh lọc
bằng kiểm tra số lượng DNA tiền virus và RNA của virus. Những mèo được cho là có miễn dịch
đối với bệnh nhiễm FeLV đã thể hiện các kết quả xét nghiệm dương tính với tiền virus. Tiền
virus của FeLV đã cho thấy tồn tại nhiều năm; đã quan sát thấy tái xuất hiện tình trạng nhiễm
virus huyết và phát triển bệnh ở một số mèo. Do đó, những mèo có các kết quả xét nghiệm âm
tính kháng nguyên và dương tính với tiền virus là những mèo có mang trùng đối với FeLV, và
sau khi được tái kích hoạt, có thể đóng vai trò là nguồn mầm bệnh. Tuy nhiên, DNA tích hợp của
virus cũng có thể là cốt yếu cho bảo hộ chắc chắn và duy trì lâu dài miễn dịch bảo hộ.187 Do đó,
các tiến trình có thể của bệnh nhiễm FeLV đã được tái sắp xếp, và các giai đoạn của bệnh nhiễm
FeLV đã được mô tả là (1) bệnh nhiễm không thành (abortive infection: tương đương với trước
kia gọi là “mèo bị thoái triển – regressor cats”), (2) bệnh nhiễm thuyên giảm (regressive
infection: tương đương với trước kia gọi là “nhiễm virus huyết tạm thời – transient viremia” tiếp
theo là “bệnh nhiễm âm ỉ – latent infection”), (3) bệnh nhiễm tiến triển (progressive infection:
tương đương trước kia gọi là “nhiễm viru huyết dai dẳng – persistent viremia”), và (4) nhiễm tụ
điểm (focal infection) hay nhiễm không điển hình (atypical infection: xem Bảng 11-3).186,187,436
HÌNH. 11-4 A, Thời điểm, tiến trình nhiễm FeLV. B, Các thành phần của FeLV. ELISA, Xét nghiệm hấp phụ
miễn dịch kết hợp enzyme (Enzyme-linked immunosorbent assay); FA, kháng thể huỳnh quang – fluorescent
antibody; FeLV, virus gây bệnh máu trắng ở mèo – feline leukemia virus; PCR, phản ứng chuỗi phân tử –
polymerase chain reaction. (Hình của Brad Gilleland © 2004, University of Georgia Research Foundation Inc.)
HÌNH. 11-5 Tương tác của virus gây bệnh máu trắng ở mèo (feline leukemia virus – FeLV) với các tế bào ký
chủ và hệ thống miễn dịch dẫn đến nhiều vấn đề lâm sàng ở mèo, với các đáp ứng miễn dịch không hiệu quả.

BẢNG 11-3
Các đặc điểm của các giai đoạn nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia Virus Infection)
Hậu quả Kháng nguyên Cấy virus RNA của DNA của Cấy Thải tiết Bệnh liên
nhiễm p27 của FeLV từ máu virus trong virus trong virus từ virus quan đến
FeLV trong máu máu máu mô FeLV

Tiến triển Dương tính Dương Dương tính Dương tính Dương Dương Có thể
tính tính tính
Thoái triển Âm tính Âm tính Âm tính Dương tính Âm tính Âm tính Không thể
Không Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Âm tính Không thể
thành
Tụ điểm Âm tính Âm tính Không xét Không xét Dương Biến Không thể
nghiệm nghiệm tính thiên
Tiến triển = nhiễm virus huyết dai dẳng; Thoái triển = nhiễm virus huyết tạm thời, sau đó là bệnh nhiễm âm ỉ;
Không thành = xóa bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Trích từ Tài liệu tham khảo 260.

Trước kia, khoảng 1/3 mèo được cho là bị nhiễm virus huyết dai dẳng và có đến 2/3 mèo
hoàn toàn sạch virus.191 Nghiên cứu mới cho thấy hầu hết mèo vẫn còn bị nhiễm suốt đời sau khi
phơi nhiễm, mà có thể chuyển đổi lại thành tình trạng nhiễm virus huyết (bệnh nhiễm thoái
triển), trong đó không có kháng nguyên hay virus có thể nuôi cấy được trong máu, nhưng DNA
tiền virus của FeLV có thể phát hiện được trong máu bằng các phương pháp PCR nhạy.189,343,436
Tình trạng về lâm sàng ở những mèo có các kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính và dương
tính với tiền virus, thường không thể hiện rõ. Tiền virus được tích hợp vào gen di truyền của
mèo, do vậy không có khả năng xóa sạch virus theo thời gian.49 Tuy nhiên những mèo này
không có khả năng thải tiết virus trong nước bọt, DNA của tiền virus sẽ nhiễm qua truyền máu.52
Sự hiện diện liên tục của tiền virus giải thích tồn tại dai dẳng của các kháng thể trung hòa virus ở
mèo “khỏi bệnh” (khỏi bệnh nhiễm virus huyết, nhưng không khỏi tình trạng nhiễm âm ỉ). Trước
khi phát triển các phương pháp PCR, một tình trạng “nhiễm âm ỉ” đã được mô tả trong đó không
có nhiễm kháng nguyên trong máu, cùng với khả năng cấy được virus từ tủy xương hay các mô
khác ngoài máu, sau thời gian dài.* Tình trạng “nhiễm âm ỉ” hiện nay được cho là một giai đoạn
mà mèo trải qua trong bệnh nhiễm thoái triển.33 Tiền virus của FeLV và RNA huyết tương của
virus thường có khả năng phát hiện được bằng PCR trong vòng 1 tuần sau khi phơi nhiễm với
FeLV, kể cả khi không có kháng nguyên của FeLV. Tất cả mèo với bệnh nhiễm tiến triển và
thoái triển đều được cho là có trải qua giai đoạn này và phát triển các số lượng tương đương của
tiền virus và RNA của virus trong huyết tương ở máu ngoại biên trong bị nhiễm lần đầu.187 Sau
khi phơi nhiễm với FeLV, bệnh nhiễm FeLV có thể cho ra bốn hậu quả, được mô tả trong Bảng
Table 11-3.

* Các tài liệu tham khảo 186, 290, 334, 340, 351, 377.

Bệnh nhiễm dạng không thành (Abortive Infection)

Sau khi bị nhiễm lần đầu, mà hầu hết qua đường mũi họng, virus nhân sao trong mô lâm ba
tại chỗ ở vùng hầu họng. Ở một số mèo có đủ khả năng tạo miễn dịch, nhân sao của virus có thể
bị ngưng bởi đáp ứng miễn dịch hiệu quả của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế
bào; những mèo này không bao giờ trở nên nhiễm virus huyết. Dạng phơi nhiễm không thành
công này (abortive exposure) thường quan sát thấy sau khi thực nghiệm cấy gây nhiễm bằng
FeLV và có đặc điểm là có các kết quả xét nghiệm âm tính đối với nuôi cấy virus, đối với kháng
nguyên, RNA của virus và DNA tiền virus.436 Những mèo này trước kia được gọi là “mèo thoái
triển – regressor cats.” Chúng có các hàm lượng cao của kháng thể trung hòa, nhưng không phát
hiện được kháng nguyên của FeLV lẫn RNA virus hay DNA tiền virus trong máu ở bất kỳ giai
đoạn nào. Ở những mèo này, virus không bao giờ lan tràn toàn thân, và bệnh nhiễm thường
không thể phát hiện được. Bệnh nhiễm không thành công có thể do phơi nhiễm với liều lượng
thấp của FeLV, như thể hiện trong một nghiên cứu thực nghiệm, sau khi cho phơi nhiễm với các
liều lượng thấp của FeLV, mèo chỉ phát triển các kháng thể mà là thông số duy nhất của bệnh
nhiễm.292 Hiện nay người ta chưa biết rõ cách thức thực sự của tình trạng này trong tự nhiên, do
các nghiên cứu mới hơn áp dụng các phương pháp PCR rất nhạy, đã cho thấy trong nhiều “mèo
thoái triển” theo quan niệm trước kia, virus thực sử có thể phát hiện thấy về sau, và cho thấy gần
như không có mèo nào, hay chỉ có rất ít mèo, hoàn toàn quét sạch được FeLV nhiễm đến tất cả
các tế bào. Điều này đã giải thích vì sao các kháng thể trung hòa virus tồn tại dai dẳng trong mèo
khỏi bệnh trong nhiều năm (hay tồn tại suốt đời) mà không có bệnh nhiễm hay phơi nhiễm đến
mèo bị nhiễm virus huyết. Ở những trường hợp này, nguy cơ về tồn tại dai dẳng dẫn đến khả
năng tái thải tiết virus hay phát triển bệnh liên quan đến FeLV là rất thấp, do mèo đã khỏi bệnh
thể hiện sống lâu như mèo chưa từng bị phơi nhiễm với FeLV.279 Điều này giải thích vì sao phần
lớn mèo trong một quần thể có thể hiện phơi nhiễm qua thể hiện của các kháng thể kháng FeLV,
sau khi phơi nhiễm với FeLV, nhưng chỉ một tỷ lệ thấp trở nên bị nhiễm virus huyết. Những mèo
này đã tạo ra miễn dịch rất hiệu quả và có được bảo hộ đối với các thử thách mới của virus, có
thể đến vài năm, hoặc suốt đời. Miễn dịch bảo hộ gồm một phần là dịch thể và một phần là tế
bào, và sản sinh của kháng thể là không nhất thiết cho bảo hộ; có khoảng 2% mèo có được bảo
hộ hiệu quả mà không có các hàm lượng kháng thể đủ phát hiện thấy.

Bệnh nhiễm thoái triển (Regressive Infection)

Bệnh nhiễm thoái triển được kèm theo bằng một đáp ứng miễn dịch hiệu quả, và quá trình
nhân sao của virus và tình trạng nhiễm virus huyết được kiềm chế trước khi hay một thời gian
ngắn sau thời điểm nhiễm đến tủy xương. Sau khi bị nhiễm ban đầu, FeLV nhân sao và làn tràn
toàn thân theo các tế bào đơn nhân (mononuclear cells: gồm các tế bào lâm ba – lymphocytes và
các bạch cầu đơn nhân – monocytes). Trong giai đoạn nhiễm virus huyết đầu tiên, kháng nguyên
p27 tự do của FeLV có khả năng phát hiện được, và mèo có các kết quả dương tính ở các xét
nghiệm phát hiện kháng nguyên tự do trong huyết tương (như ELISA) và có thể thải tiết virus
trong giai đoạn này. Tình trạng nhiễm virus huyết ban đầu có thể có đặc điểm là ớn lạnh, sốt, hay
sưng hạch lâm ba (lymphadenomegaly) dẫn đến triển dưỡng tế bào lâm ba (lymphocytic
hyperplasia). Virus lan tràn đến mô mục tiêu bao gồm tuyến giáp (thymus), lách, các hạch lâm
ba và các tuyến nước bọt. Ở mèo bị nhiễm thoái triển, tình trạng nhiễm virus huyết này kết thúc
trong vòng vài tuần đến hàng tháng (trước kia gọi là “nhiễm virus huyết tạm thời – transient
viremia”). Ở hầu hết mèo, tình trạng nhiễm virus huyết chỉ kéo dài 3 đến 6 tuần (với tối đa 16
tuần). Trong thời gian này, mèo thải tiết virus và có khả năng gây nhiễm. Nhiều mèo có khả
năng hóa giải tình trạng nhiễm virus huyết từ rất sớm trước khi tủy xương bị nhiễm đến. Do vậy
những mèo này không chỉ kết thúc tình trạng nhiễm virus huyết, mà còn hoàn toàn triệt tiêu virus
trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy có vấn đề về triệt tiêu virus và virus có thể thấy
trong các mèo này vào thời gian sau này. Những mèo này cũng phát triển miễn dịch rất hiệu quả
và cho ra bảo hộ đối với phơi nhiễm mới. Những mèo này có nguy cơ thấp về phát triển bệnh
liên quan đến FeLV, tuy nhiên FeLV đã tích hợp vào gen di truyền của mèo (do đó có thể phát
hiện thấy FeLV bằng PCR). Sau khi quá trình nhân sao của virus bị chặn đứng, không còn thải
tiết virus.109,110,282

Ở một số mèo, tình trạng nhiễm virus huyết có thể kéo dài hơn 3 tuần. Sau thời gian này, các
tế bào tủy xương có thể đã bị nhiễm, và các tế bào gốc tạo máu (hematopoietic precursor cells)
đã bị nhiễm sản sinh ra các bạch cầu trung tính đã bị nhiễm (infected granulocytes) và các tiểu
cầu (platelet) đã bị nhiễm, đưa vào tuần hoàn máu. Lúc này, mèo phát triển tình trạng nhiễm
virus huyết với số lượng cao, và các cơ quan lâm ba và tuyến nước bọt trở nên bị nhiễm đến 1 x
106 viruses/mL nước bọt. Từ lúc này, kháng nguyên của virus cũng có thể phát hiện được trong
tế bào của các tiểu cầu và các bạch cầu trung tính, bằng các xét nghiệm như kháng thể huỳnh
quang trực tiếp (direct fluorescent antibody – FA), là các xét nghiệm chỉ có thể phát hiện được
các lượng lớn kháng nguyên nội bào. Ngược lại với các xét nghiệm kháng nguyên (như ELISAs)
mà có thể phát hiện các lượng thấp hơn của kháng nguyên p27 tự do, và trở nên dương tính
trong lần đầu nhiễm virus huyết, các kết quả của xét nghiệm FA trực tiếp trở nên dương tính
chậm hơn và chỉ sau khi bệnh nhiễm được thiết lập trong tủy xương. Điều này giải thích vì sao
có các kết quả ELISA là dương tính và FA trực tiếp là âm tính. Kể cả khi tủy xương đã bị
nhiễm, một tỷ lệ mèo có thể hóa giải tình trạng nhiễm virus huyết (và do đó chuyển thành bệnh
nhiễm thoái triển); tuy nhiên, thời gian nhiễm virus huyết càng kéo dài, thì càng ít khả năng cho
những mèo này hóa giải được bệnh nhiễm. Một khi các tế bào của tủy xương phát triển và bị
nhiễm (khoảng 3 tuần sau khi bị nhiễm virus huyết), mèo không thể triệt tiêu được virus ra khỏi
cơ thể và tủy xương, kể cả sau khi kết thúc tình trạng nhiễm virus huyết, do thông tin di truyền
của virus (là DNA tiền virus) đã có trong các tế bào gốc của tủy xương. Giai đoạn này gọi là
“bệnh nhiễm âm ỉ – latent infection” (hiện nay gọi là giai đoạn bệnh nhiễm thoái triển). Mặc dù
tồn tại DNA tiền virus, không có virus nào được tạo ra thực sự, và mèo ở bệnh nhiễm thoái triển
có các kết quả xét nghiệm âm tính trong phát hiện kháng nguyên của FeLV (xét nghiệm ELISA
và FA). Bệnh nhiễm thoái triển chỉ có thể chẩn đoán được bằng nuôi cấy ở ngoại môi trường các
mẫu tế bào tủy xương hay áp dụng PCR để phát hiện tiền virus. Nuôi cấy có thể dễ dàng bằng
cách thêm các glucocorticoids vào tế bào nuôi. Bệnh nhiễm virus có thể tái kích hoạt ở nội môi
trường, một cách ngẫu nhiên hay trong đáp ứng với ức chế miễn dịch, và những mèo bị nhiễm
âm ỉ có thể trở nên bị nhiễm virus huyết và thể hiện các kết quả dương tính đối với các xét
nghiệm phát hiện kháng nguyên. Điều này thường xảy ra sau các căng thẳng và có thể gây ra
theo thực nghiệm cho mèo bằng cách cấp các liều cao của các glucocorticoids.377

Bệnh nhiễm thoái triển có thể tái kích hoạt trong thời gian mang thai, do hậu quả của ức chế
miễn dịch bởi progesterone nội sinh (endogenous progesterone), mà cũng có thể giải thích tình
trạng tái nổi lên bệnh nhiễm FeLV ở mèo con. Các tuyến vú của mèo mẹ bị bệnh nhiễm thoái
triển có thể bắt đầu sản sinh các hạt virus có khả năng gây nhiễm trong quá trình tạo sữa.334

Bệnh nhiễm thoái triển và giai đoạn âm ỉ là các đặc trưng duy nhất trong bệnh nhiễm FeLV.
Cơ sở phân tử của giai đoạn âm ỉ là tích hợp của một bản sao gen di truyền của virus (tiền virus
– provirus) vào nhiễm sắc thể DNA của tế bào. Trong chu kỳ nhân sao, enzyme RT (enzyme giải
mã đảo ngược) tạo ra một bản sao của RNA virus thành DNA dùng làm khuôn mẫu sau này.
Bản sao DNA này được tích hợp vào nhiễm sắc thể DNA của tế bào và được duy trì là tiền virus
suốt đời của tế bào. Trong quá trình phân chia tế bào, DNA tiền virus được nhân sao và thông tin
này được truyền sang tế bào con. Do đó toàn bộ dòng tế bào có thể chứa DNA tiền virus của
FeLV. Tuy nhiên, DNA tiền virus không biên dịch thành các protein, và không có hạt virus gây
nhiễm nào được tạo thành. Do đó, mèo bị nhiễm thoái triển và âm ỉ không thải tiết FeLV và
không truyền bệnh đến mèo khác. Mặc dù tình trạng nhiễm âm ỉ là hậu quả của nhiễm FeLV,
nhưng phần lớn mèo hoàn toàn triệt tiêu được các gen của virus trong các tế bào cơ thể lúc 9 đến
16 tháng sau khi bị nhiễm, và khoảng 10% mèo triệt tiêu hoàn toàn gen virus sau 30 tháng.334
Virus có thể vẫn còn tích hợp trong số lượng nhỏ các tế bào trong thời gian dài, trong khi được
kiềm chế bởi đáp ứng miễn dịch một phần. Do hàm lượng kháng thể gia tăng, quá trình sản sinh
virus giảm xuống. Không có thể hiện gây hại của virus trong quá trình nhiễm thoái triển, và các
dấu hiệu lâm sàng không thể hiện (với một số ngoại lệ như tân bào hay các hội chứng ức chế tủy
xương – myelosuppressive syndromes). Trong một nghiên cứu ở Thụy Sĩ, có 7% mèo có cả
dương tính với kháng nguyên p27 lẫn tiền virus, 10% mèo trong quần thể này có âm tính với
p27 và có dương tính với tiền virus trong máu, cho thấy đó là tình trạng nhiễm âm ỉ.189

Bệnh nhiễm thoái triển có thể tái kích hoạt do có được thông tin di truyền cho sản sinh các hạt
virus hoàn chỉnh và bệnh nhiễm có thể tiến triển trở lại khi giảm sản sinh kháng thể (sau khi bị
ức chế miễn dịch). Quá trình tái kích hoạt có khả năng sớm hơn khi xảy ra yếu tố gây căng thẳng
sau giai đoạn nhiễm virus huyết. Trong các tuần đầu sau khi bị nhiễm virus huyết, nhân sao của
virus có thể tái kích hoạt bằng thực nghiệm ở hầu hết mèo. Theo thời gian, bệnh nhiễm thoái
triển trở nên khó tái kích hoạt hơn, kể cả với các liều cao của các glucocorticoids. Có khả năng là
khoảng một năm sau khi bị nhiễm, việc tái kích hoạt trở nên không thể và rất khó đạt được sau 2
năm. Điều này có thể giải thích là quá trình đọc mã di truyền bị sai lạc mà có thể xảy ra khi
thông tin được sao chép nhiều lần trong các tế bào phân chia nhanh chóng này. Do đó, thông tin
để tạo ra hạt virus bị thất thoát, và việc tái kích hoạt ngày càng trở nên khó hơn theo thời gian.
Tỷ lệ của mèo được gây nhiễm thực nghiệm mà có bệnh nhiễm FeLV thoái triển trong tủy xương
sẽ giảm theo thời gian sau khi không còn tình trạng nhiễm virus huyết.340 Trong 3 tháng đầu, sau
khi hồi phục từ nhiễm virus huyết, phần tích hợp của virus có thể phân lập được từ tủy xương
của khoảng 50% mèo được thực nghiệm gây nhiễm. Tình trạng giảm rõ rệt về tác động của bệnh
nhiễm thoái triển thể hiện lúc 190 sau khi bị nhiễm virus huyết.334,340 Hơn 1 năm sau, chỉ còn
5/19 mèo được thử nghiệm phơi nhiễm với các kết quả ELISA âm tính với FeLV mà vẫn còn có
khả năng phát hiện được FeLV trong một số mô (như tủy xương, lách, hạch lâm ba, ruột non).174
Lúc 3 năm sau khi bị nhiễm virus huyết, chỉ còn khoảng 8% mèo vẫn còn bị nhiễm âm ỉ trong
tủy xương, trong các tế bào đơn nhân của tủy xương (myelomonocytic cells), và trong các tế bào
sợi lát (stromal fibroblast cells).189,290,334,340,377 Bệnh nhiễm thoái triển có thể là một giai đoạn
trong quá trình triệt tiêu virus.

Hầu hết các bệnh nhiễm thoái triển không rõ ràng về lâm sàng, do việc tái kích hoạt virus là
bất thường ở một số hoàn cảnh. Theo thời gian bệnh nhiễm được khu trú, mèo không thể gây
truyền nhiễm. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm virus âm ỉ giải thích tình trạng tái phát nhiễm virus
huyết, kéo dài thời gian ủ bệnh, và các hàm lượng cao lâu dài của các kháng thể. Một vấn đề
luôn phát sinh về có hay không bệnh nhiễm FeLV thoái triển có thể chịu trách nhiệm cho các
dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, với phần lớn các cơ chế sinh bệnh bởi FeLV có thể hiện lâm sàng,
đều cần đến có quá trình nhân sao của virus; nhưng điều này không thể có trong bệnh nhiễm
FeLV thoái triển, trong đó virus trú ngụ trong tình trạng “ngủ” và không sản sinh. Bệnh nhiễm
FeLV thoái triển, so với bệnh nhiễm FeLV tiến triển, thường xảy ra ở mèo già tuổi hơn mà có
nguồn gốc từ các trung tâm chăm sóc, chứ không phải ở mèo bị ung thư lâm ba (lymphoma), mà
thường liên quan hơn đến thiếu máu, giảm bạch cầu máu trầm trọng (panleukopenia) và các quá
trình viêm sinh mủ.419a Các bệnh nhiễm thoái triển giúp giải thích vì sao tình trạng ức chế tủy
xương hay ác tính ở cơ quan tạo máu thường thấy trong mèo bị nhiễm FeLV mà có kết quả âm
tính với kháng nguyên của FeLV, nhưng có các kết quả dương tính xét nghiệm tủy xương bằng
PCR, cho thấy bệnh nhiễm FeLV thoái triển có thể gây ức chế tủy xương.419 Một số nghiên cứu
cũng đã phát hiện thấy tiền virus của FeLV trong các ung thư lâm ba của mèo có các kết quả âm
tính trong xét nghiệm máu đối với kháng nguyên của FeLV.122,204 Các tiền virus của FeLV có thể
được chèn vào ở nhiều vị trí khác nhau trong gen di truyền của ký chủ, có chứa các dấu hiệu điều
chỉnh tiềm ẩn. Trong phát triển của các rối loạn gây ức chế tủy xương hay gây các khối ung thư,
tiền virus đã tích hợp của FeLV có thể ngắt đoạn hay làm bất hoạt các gen của các tế bào bị
nhiễm, hay các đặc điểm điều chỉnh của DNA của virus có thể làm thay đổi thể hiện của các gen
kế cận. Ngoài ra, do vi môi trường của các tế bào tủy xương (như các tế bào con của tế bào đơn
nhân ở tủy xương – myelomonocytic progenitor cells và các tế bào sợi lát – stromal fibroblasts)
cho ra một nguồn tàng trữ của bệnh nhiễm FeLV thoái triển, có khả năng là tiền virus đã tích
hợp có thể làm thay đổi chức năng của tế bào và góp phàn cho sinh bệnh học của các rối loạn ức
chế tủy xương. Cuối cùng, FeLV không chỉ góp các gen của nó vào ký chủ, mà còn thể hiện
thích hợp với các gen của tế bào. Một số gen dẫn truyền mà cũng có trong các tế bào bị nhiễm
dạng thoái triển đã liên quan đến khả năng gây ung thư của virus.365,373,395 Trong một mèo sạch
bệnh (SPF), được thực nghiệm gây nhiễm với FIV và FeLV, bệnh nhiễm thoái triển đã xảy ra và
mèo trở nên không bị nhiễm virus huyết trong 8,5 năm. Một biến thể của FeLV đã biến đổi về
gen đã tái xuất hiện trong máu, trong kết hợp với phát triển của ung thư lâm ba đa điểm
(multicentric lymphosarcoma).175a

Bệnh nhiễm tiến triển (Progressive Infection)

Ở mèo với bệnh nhiễm FeLV tiến triển, virus không bị khu trú sớm trong bệnh nhiễm, và xảy
ra nhân sao lan rộng, ban đầu trong các mô lâm ba và sau đó đến tủy xương và các mô của màng
nhày và tuyến tiết, ở hầu hết mèo bị nhiễm.376 Bệnh nhiễm ở màn gnhày và tuyến tiết có liên
quan đến thải tiết virus. Trong bệnh nhiễm tiến triển, mèo vẫn bị nhiễm virus huyết kéo dài và
truyền nhiễm đến các mèo khác trong suốt quãng đời còn lại. Bệnh nhiễm tiến triển có đặc điểm
là có đủ miễn dịch đặc hiệu với FeLV. Mèo bị nhiễm dạng tiến triển có các hàm lượng kháng thể
trung hòa thấp, và virus nhân sao dai dẳng trong tủy xương, lách, các hạch lâm ba và các tuyến
nước bọt. Những mèo này phát triển bệnh liên quan đến FeLV, và hầu hết mèo bị chết do bệnh
liên quan đến FeLV trong vòng 3 năm.

Nguy cơ cho phát triển của bệnh nhiễm tiến triển gây chết chủ yếu phụ thuộc vào các tình
trạng miễn dịch và lứa tuổi của mèo, nhưng cũng tùy thuộc vào áp lực gây nhiễm. Mèo con và
mèo bị ức chế miễn dịch có nguy cơ cao hơn về phát triển bệnh nhiễm tiến triển. Ở một mèo lần
đầu tiếp xúc với mèo thải tiết FeLV, nguy cơ phát triển bệnh nhiễm tiến triển thường chỉ khoảng
3%. Tuy nhiên, nếu một mèo thải tiết FeLV được đưa vào một nhóm mèo chưa từng bị nhiễm,
và những mèo này được nuôi chung với nhau trong thời gian dài, thì nguy cơ phát triển bệnh
nhiễm tiến triển sẽ khoảng 30%.19

Các bệnh nhiễm thoái triển và tiến triển có thể phân biệt được bằng xét nghiệm thường xuyên
phát hiện kháng nguyên virus trong máu ngoại biên.436 Nhiều mèo bị nhiễm ban đầu có các kết
quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính trong 2 đến 3 tuần sau khi phơi nhiễm. Trong trường
hợp bệnh nhiễm thoái triển, mèo có kết quả âm tính xét nghiệm kháng nguyên vào 2 đến 8 tuần
sau, hay trong các trường hợp hiếm, có khi sau hàng tháng. Cả bệnh nhiễm tiến triển và thoái
triển đều luôn kèm theo tồn tại dai dẳng của DNA tiền virus trong máu. Tuy nhiên, số lượng tiền
virus của FeLV và RNA của virus trong các nhóm bạch cầu, như được phân tích bởi PCR định
lượng, cho thấy bệnh nhiễm FeLV tiến triển có liên quan đến tình trạng nhiễm virus huyết lần
thứ nhì có nguồn gốc từ tủy xương, trong khi mèo bệnh nhiễm thoái triển chỉ có nhiễm virus
không tăng sinh với số lượng thấp trong các tế bào lâm ba.47 Trong bệnh nhiễm cấp tính, số
lượng tiền virus và RNA của virus ở các bệnh nhiễm thoái triển và tiến triển đều không khác biệt
rõ rệt. Chỉ sau đó, hậu quả của bệnh nhiễm mới liên quan đến khác biệt về số lượng FeLV, và
đây không phải do toàn bộ mà chỉ do số lượng trong nhóm bạch cầu đặc trưng mới có thể ảnh
hưởng đến hậu quả của bệnh nhiễm.343

Bệnh nhiễm tập trung hay bệnh nhiễm không điển hình (Focal or Atypical
Infection)

Bệnh nhiễm tập trung hay bệnh nhiễm không điển hình đã được báo cáo trong các nghiên cứu
ban đầu là đến 10% mèo bị nhiễm trong các điều kiện thực nghiệm. Bệnh nhiễm tập trung hay
không điển hình hiếm khi quan sát thấy trong tự nhiên, gồm nhân sao tập trung cục bộ không
điển hình của virus (như trong các tuyến vú, túi mật và mắt).191 Tình trạng này cũng xảy ra ở
mèo bị nhiễm FeLV giới hạn ở một số mô, như lách, các hạch lâm ba, ruột non hay tuyến
vú.175,335 Điều này có thể dẫn đến sản sinh ngắt quãng hay sản sinh hàm lượng thấp của kháng
nguyên p27. Do đó, những mèo này có thể có các kết quả dương tính yếu hay bất thường trong
các xét nghiệm kháng thể, hay có thể có các kết quả âm tính và dương tính xem kẽ. Những mèo
mẹ bị nhiễm không điển hình ở tuyến vú có thể truyền virus sang mèo con qua sữa trong giai
đoạn có các kết quả xét nghiệm âm tính với kháng nguyên.

Miễn dịch

Trong thực nghiệm, mèo con có mẫn cảm có thể có được bảo hộ đối với bệnh nhiễm FeLV
sau khi có được miễn dịch thụ động với huyết thanh chứa các hàm lượng kháng thể cao kháng
FeLV.196 Tuy nhiên, một khi tình trạng nhiễm virus huyết dai dẳng đã thiết lập được, thì việc
điều trị bằng các kháng thể đơn giá (monoclonal antibodies – MABs) để trung hòa FeLV là
không có hiệu quả.452

Hầu hết mèo đã hóa giải được tình trạng nhiễm virus huyết thường có các hiệu giá kháng thể
cao kháng virus.283,381 Các kháng thể kháng trực tiếp với tất cả các thành phần của virus.283
Trong hầu hết, nhưng không phải tất cả mèo đã hóa giải được tình trạng nhiễm virus huyết, các
kháng thể trung hòa virus có thể phát hiện thấy.109 Do không phải tất cả mèo có miễn dịch đều
phát triển được các hàm lượng cao của kháng thể, người ta đã cho rằng các tế bào lâm ba T gây
độc tế bào (cytotoxic T lymphocytes – CTLs) cũng là quan trọng trong miễn dịch đối với
FeLV.283 Các CTLs đặc hiệu với FeLV xuất hiện trước các kháng thể trung hòa virus và số
lượng virus nhiễm vào mèo bị nhiễm dạng tiến triển đã giảm xuống, sau khi truyền thụ động vào
mèo các CTLs đặc hiệu với FeLV đã được kích thích ở ngoại môi trường, cho thấy vai trò thực
sự quan trọng của các CTLs trong miễn dịch đối với FeLV.109

CÁC PHÁT HIỆN LÂM SÀNG


FeLV có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Lưu hành của các bệnh ác tính đối với
tạo máu (hematopoietic malignancy), ức chế tủy xương (myelosuppression), và các bệnh truyền
nhiễm là cao hơn bệnh nhiễm FeLV trong các trại nuôi mèo, so với quần thể chung. Tỷ lệ chết
của mèo bị nhiễm dạng tiến triển trong các trại nuôi được cho là khoảng 50% trong 2 năm và đến
80% trong 3 năm.62,257 Tuy nhiên, các tỷ lệ sống của mèo bị nhiễm dạng tiến triển được nuôi
nhốt trong chuồng riêng với chăm sóc tốt về thú y hiện nay là cao hơn rõ rệt. Ngược lại, bệnh
nhiễm FeLV có ảnh hưởng cao nhất đến tỷ lệ tử vong trong các trại nuôi thả chung có dịch do
coronavirus ở mèo, FeLV, FIV, hay tất cả các bệnh nhiễm này.3 Một nghiên cứu rộng ở Mỹ đã
so sánh khả năng sống sót của hơn 1000 mèo bị nhiễm FeLV với hơn 8000 mèo đối chứng có
lứa tuổi và giới tính tương đương263 và thấy rằng ở mèo bị nhiễm FeLV, khả năng sống sót trung
bình là 2,4 năm, so với 6 năm ở mèo đối chứng.

Mặc dù virus đã được đặt tên sau khi gây nhiễm ác tính cho thấy tầm quan trọng của chúng,
nhưng hầu hết mèo bị nhiễm đều được đưa đến phòng khám của thú y không phải do bị khối u
mà do thiếu máu hoặc bị ức chế miễn dịch. Trong 8642 mèo bị nhiễm FeLV được khám tại các
phòng khám thú y của Bắc Mỹ, nhiễm cùng lúc nhiều bệnh (bao gồm nhiễm FIP, FIV, bệnh
đường hô hấp trên, nhiễm mycoplasma hướng máu – hemotropic mycoplasmosis, và viêm miệng
– stomatitis) là các phát hiện phổ biến nhất (15%), sau đó là thiếu máu (11%), u lâm ba –
lymphoma (6%), giảm bạch cầu huyết – leukopenia hay giảm tiểu cầu máu – thrombocytopenia
(5%), và bệnh máu trắng – leukemia hay tăng sinh tế bào tủy xương – myeloproliferative (4%).59
Cơ chế chính xác của các đáp ứng lâm sàng khác nhau trong bệnh nhiễm tiến triển ở mèo thì
vẫ chưa được rõ. Ở đây thấy rằng tiến trình lâm sàng được xác định bằng một kết hợp của virus
với các yếu tố của ký chủ. Một số khác biệt này có thể truy dấu đến các đặc tính của bản thân
virus, như phân nhóm sẽ xác định các khác biệt trong thể hiện lâm sàng (như FeLV-B chủ yếu
liên quan đến các khối u – tumors, FeLV-C chủ yếu liên quan đến thiếu máu không tái sinh –
nonregenerative anemia). Một nghiên cứu cố gắng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch
của ký chủ, các cơ chế chịu trách nhiệm cho hậu quả của bệnh nhiễm, bằng cách sử dụng các
biến đổi lâu dài trong CTLs đặc hiệu với FeLV. Như đã nêu trên, các hàm lượng cao của các
CTLs trong tuần hoàn có hiệu ứng đặc hiệu với FeLV đã xuất hiện trược khi có được các kháng
thể trung hòa trong mèo đã hồi phục sau khi phơi nhiễm với FeLV. Ngược lại, bệnh nhiễm tiến
triển với nhiễm virus huyết dai dẳng có liên quan đến tình trạng lặng yên của các cơ chế dịch thể
đặc trưng với virus và các cơ chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của ký chủ.109 Có thể
yếu tố quan trọng nhất của ký chủ mà xác định hậu quả lâm sàng ở mèo bị nhiễm FeLV là lứa
tuổi của mèo ở thời điểm bị nhiễm.194 Mèo con sơ sinh phát triển teo tuyến giáp rõ rệt sau khi bị
nhiễm (“hội chứng mèo con nhợt nhạt – fading kitten syndrome”), dẫn đến ức chế miễn dịch
nặng nề, yếu ớt và chết sớm. Khi mèo trưởng thành, chúng đã đạt được tiến độ đề kháng. Khi
mèo già tuổi hơn trở nên bị nhiễm, chúng có khuynh hướng bệnh nhiễm không thành hay bệnh
nhiễm thoái triển, khi phát triển bệnh nhiễm tiến triển, chúng có các dấu hiệu lâm sàng nhẹ nhất
và thời gian thể hiện khỏe mạnh lâu dài hơn.257 Các dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến nhiễm
FeLV có thể phân loại là các khối u gây ra bởi FeLV, các rối loạn huyết học, ức chế miễn dịch,
bệnh qua trung gian miễn dịch, và các hội chứng khác (bao gồm rối loạn sinh sản, hội chứng
mèo con nhợt nhạt, và bệnh tích thần kinh).

Khối u (Tumors)

FeLV gây ra nhiều dạng khối u ở mèo, phổ biến nhất là ung thư lâm ba ác tính (malignant
lymphoma) và máu trắng (leukemia), và ít thấy hơn là các khối u khác về cơ quan tạo máu
(hematopoietic tumors). Ung thư lâm ba cũng xảy ra khi không phát hiện được FeLV.451 Ngoài
ra, các khối u khác, bao gồm ung thư sụn xương (osteochondromas), ung thư vỏ bao thần kinh
khứu giác (olfactory neuroblastoma), và hóa sừng biểu bì (cutaneous horns), đã được mô tả ở
mèo bị nhiễm FeLV.

Cơ chế mà FeLV gây ung thư có thể giải thích là do chèn ghép của gen di truyền của FeLV
vào gen di truyền của tế bào, nơi kế cận gen gây khối u của tế bào (thường là gen myc), dẫn đến
kích hoạt và thể hiện nổi lên của gen này. Các ảnh hưởng này dẫn đến tăng sinh không kiểm soát
của tế bào. U ác tính xảy ra khi không có đáp ứng thích hợp của miễn dịch. FeLV-A cũng có thể
tích hợp một gen gây ung thư để tạo thành một virus tái tổ hợp (như FeLV-B, FeSV) có chứa các
kết chuỗi gây ung thư của tế bào mà sau đó được tái sắp xếp và được kích hoạt. Khi xâm nhập
vào tế bào, các virus tái tổ hợp này gây ung thư. Trong một nghiên cứu 119 mèo bị ung thư lâm
ba, chuyển tiếp hay chèn vào của đoạn (locus) myc đã thấy có ở 38 mèo (32%).439 Do đó, các tân
bào gây ra trong nhiễm FeLV là do các biến dị tế bào thể nhập vào đoạn chèn, trong đó tiền
virus tích hợp vào có thể đóng vao trò là tiền tố ung thư hay ngắt quãng một gen ức chế khối u.
Vùng U3-LTR của FeLV kích hoạt chuyển tiếp các con đường thông tin liên quan đến ung thư
qua việc tạo nên một gốc 104 không mã hóa giải mã RNA mà kích hoạt đến NFKB.112 Các vị trí
(loci) tích hợp thông thường cho FeLV kèm theo phát triển khối u đã được nhận diện gồm sáu vị
trí: c-myc, flvi-1, flvi-2 (chứa bmi-1), fit-1, pim-1i và flit-1. Liên quan đến ung thư theo vị trí bao
gồm c-myc được biết là một gen tiền ung thư (proto-oncogene); bmi-1 và pim-1 đã được nhận
diện là các kết hợp của myc- (myc- collaborators); fit-1 thể hiện có liên kết gần với mybi và đoạn
chèn ở flit-1 cho thấy có liên quan đến thể hiện nổi lên của các gen của tế bào, như gen 1 giống
như type II của thụ thể activin-A (activin-A receptor type II-like 1 – ACVRL1).120 Flit-1 hình
như có vai trò quan trọng trong phát triển u lâm ba tuyến giáp và thể hiện cho ra một tiền virus
mới của FeLV có chung vùng tích hợp mà có thể ảnh hưởng đến khả năng gây ung thư lâm ba
như các biến dị chèn. Trong 35 khối u có liên quan đến FeLV, có 5/25 ung thư tuyến giáp đã
chứng minh là có chèn của tiền virus vào vị trí flit-1, trong khi không có chèn của tiền virus nào
ở 4 ung thư đường tiêu hóa, và có 5 ung thư lâm ba tụ điểm cùng với một ung thư bạch cầu ở tế
bào lâm ba T được kiểm tra, đã có tái sắp xếp ở vùng này. Thể hiện của RNA thông tin (mRNA)
cho ACVRL1 đã phát hiện thấy trong 2 ung thư lâm ba tuyến giáp có tái sắp xếp ở flit-1, trong
khi tuyến ức bình thường và 7 khối u lâm ba không có tái sắp xếp ở flit-1 thì không phát hiện
thấy thể hiện của mRNA cho ACVRL1.119

Kháng nguyên màng tế bào trên oncornavirus ở mèo (feline oncornavirus cell membrane
antigen – FOCMA), là một kháng nguyên thể hiện trên bề mặt các tế bào đã được làm biến đổi,
đã phát hiện thấy từ năm 1973 nhưng vẫn còn là vấn đề tranh luận và nhẫm lẫn giữa các nhà
nghiên cứu. Kháng nguyên này ít có giá trị cho lâm sàng (kể cả chẩn đoán lẫn phòng ngừa).
FOCMA đã phát hiện đầu tiên trên bề mặt của các tế bào ung thư lâm ba được nuôi cấy trong
huyết thanh của mèo không phát triển khối u, mặc dù các tế bào này đã bị nhiễm FeSV, có một
tái tổ hợp của FeLV có khả năng gây ung thư.102,407 FOCMA có thể thấy trên bề mặt các tế bào
ung thư lâm ba của mèo và các ung thư tế bào sợi lát (fibrosarcoma) bị kích thích bởi FeSV,
nhưng không thấy trên bề mặt của các tế bào lâm ba bình thường của mèo.154,447 FOCMA ban
đầu được cho là một kháng nguyên tế bào mà được thể hiện sau khi nhiễm FeLV hay là chuyển
đổi thành khối u.100,154,407 Người ta cũng đã cho rằng FOCMA là một kháng nguyên của FeLV-
C.447 Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy là FOCMA và gp70 của FeLV-C là giống nhau,
nhưng không hoàn toàn tương đồng.408 Một số tác giả cho rằng sự phát triển của lượng lớn các
kháng thể kháng FOCMA có thể cho ra bảo hộ đối với phát triển của FeLV gây ung thư lâm ba,
bằng cách dung giải các tế bào khối u theo bổ thể (complement-dependent lysis).63,98,133 Bằng
chứng cho dung giải này đã được chứng minh khi thực nghiệm ở mèo con bị nhiễm FeLV không
phát triển tân bào nếu mèo có sản sinh hay được truyền đủ lượng kháng thể kháng FOCMA.99,102
Nhiều mèo bị nhiễm FeLV trong các trại nuôi đã có kháng thể kháng FOCMA. Những mèo có
các hiệu giá kháng thể cao nhất thường có khả năng không bị các ung thư ác tính. Tuy nhiên,
một số mèo bị nhiễm virus huyết từ đầu với hiệu giá kháng thể cao kháng FOCMA đã phát triển
ung thư lâm ba hay bệnh máu trắng từ hàng tháng đến hàng năm sau khi hiệu giá kháng thể đã
cạn kiệt.62 Các nhận định về nhận diện và tầm quan trọng của FOCMA vẫn còn khác nhau.
FOCMA có thể được cho là một nhóm không tương đồng của các kháng nguyên của virus mà có
thể, nhưng không phải luôn luôn, hiện diện trên bề mặt của các tế bào bị nhiễm FeLV. Ít nhất,
các kháng thể kháng FOCMA cho thấy là có phơi nhiễm với FeLV nhưng không có nghĩa là
nhiễm nhiều hay ít. Mặt khác, các kháng thể kháng FOCMA có thể cho ra một cơ chế bảo hộ đối
với phát triển của khối u.

Ung thư lâm ba (Lymphoma) và máu trắng (Leukemia)

Trong những năm 1960, các nghiên cứu đã phát hiện thấy các ung thư ác tính phổ biến nhất ở
mèo là các khối u tạo máu (hematopoietic tumors), trong đó khoảng 90% là ung thư lâm ba. Ung
thư lâm ba và máu trắng chiếm khoảng 30% tổng các khối u ở mèo, chiếm tỷ lệ cao nhất ghi
nhận được so với ở bất kỳ loài thú vật nào khác.66,87,88,145,146 Ước tính tỷ lệ của ung thư lâm ba và
máu trắng trong những năm 1960 là 200 trường hợp trong 100.000 mèo được khám bệnh mỗi
năm.62 Ung thư lâm ba ở mèo phổ biến nhất là dạng nặng nề có hình thái của tế bào gốc miễn
dịch (immunoblastic morphology) hay tế bào gốc lâm ba (lymphoblastic morphology), nhưng
cũng có thể pha trộn của tế bào gốc miễn dịch với tế bào gốc lâm ba, hay đôi khi pha trộn với
bệnh nhẹ ở tế bào lâm ba (low-grade lymphocytic).444,445

Mối liên quan giữa FeLV và ung thư lâm ba đã được làm rõ theo một số phương cách. Đầu
tiên, các ung thư ác tính này có thể gây được ở mèo con được thực nghiệm gây nhiễm
FeLV.150,215,368 Thứ nhì, mèo bị nhiễm tự nhiên với FeLV có nguy cơ cao hơn về phát triển ung
thư lâm ba, so với mèo không bị nhiễm.98,150 Thứ ba, hầu hết mèo có ung thư lâm ba thì có các
kết quả dương tính với FeLV ở các xét nghiệm phát hiện virus hay kháng nguyên của FeLV.
Trước đây có đến 80% ung thư lâm ba và máu trắng đã được báo cáo là có liên quan đến FeLV;*
tuy nhiên, đến nay điều này không còn được quan tâm. Từ những năm 1980, tỷ lệ giảm rõ rệt
của nhiễm virus huyết đã được ghi nhận ở mèo có ung thư lâm ba.167,299,314 Giảm lưu hành của
bệnh nhiễm FeLV ở mèo do ung thư lâm ba hay máu trắng cũng cho thấy có chuyển đổi về
nguyên nhân gây khối u. Trong khi có đến 59% mèo bị ung thư lâm ba hay máu trắng có các xét
nghiệm dương tính với kháng nguyên của FeLV trong một nghiên cứu của Đức từ năm 1980 đến
1995, thì chỉ có 20% mèo có dương tính với các xét nghiệm phát hiện kháng nguyên của FeLV
trong các năm từ 1996 đến 1999 ở cùng nghiên cứu này.167 Năm 1975 một khảo sát ở 74 mèo
của vùng Boston bị ung thư lâm ba hay bị máu trắng đã cho thấy có 70% mèo có các kết quả
dương tính với kháng nguyên của FeLV, nhưng chỉ có ba mèo có dạng ung thư ở đường tiêu hóa
(alimentary form).58 Từ năm 1988 đến 1994, 72% trong tổng số các ung thư lâm ba ở mèo được
điều trị ở Trung tâm Thú y tại New York có dạng ung thư ở đường tiêu hóa, và chỉ 8% mèo
trong đó có các kết quả xét nghiệm dương tính với kháng nguyên của FeLV.62 Trong một nghiên
cứu ở Hà Lan, chỉ 4/71 mèo bị ung thư lâm ba có các kết quả xét nghiệm dương tính với kháng
nguyên của FeLV, mặc dù có đến 22 mèo trong số đó có ung thư lâm ba ở màng trung thất
(mediastinal), mà trước đó có liên quan nhiều đến bệnh nhiễm FeLV.430 Đã quan sát thấy lưu
hành cao hơn của ung thư lâm ba ở mèo già tuổi hơn. Một lý do chính của giảm liên quan đến
FeLV trong ung thư lâm ba, được cho là giảm lưu hành của bệnh nhiễm FeLV trong tổng quần
thể mèo, là kết quả của các chương trình chủng ngừa vaccin cũng như xét nghiệm và thanh toán
bệnh.

* Các tài liệu tham khảo 63, 113, 118, 152, 157, 360, 396.

Về tổng thể, tỷ lệ mèo bị ung thư lâm ba với các kết quả âm tính trong xét nghiệm phát hiện
kháng nguyên của FeLV (so với mèo bị ung thư lâm ba có các kết quả dương tính) đã gia tăng rõ
rệt trong 20 năm qua. Tuy nhiên, lưu hành của ung thư lâm ba do FeLV có thể cao hơn so với
thể hiện của xét nghiệm thông thường phát hiện kháng nguyên trong máu. Mèo từ các trại bị
nhiễm FeLV có tỷ lệ cao hơn 40 lần về phát triển ung thư lâm ba mà âm tính với FeLV, so với tỷ
lệ chung của quần thể. Các ung thư lâm ba với FeLV âm tính cũng thể hiện ở mèo trong phòng
thí nghiệm mà trước đó đã được gây nhiễm FeLV.373 DNA tiền virus của FeLV đã phát hiện
được trong mèo già tuổi hơn bị ung thư lâm ba mà có các kết quả xét nghiệm dương tính đối với
kháng nguyên của FeLV, cũng cho thấy là virus có thể liên quan đến tỷ lệ cao hơn về ung thư
lâm ba, so với quan sát được. Áp dụng PCR để phát hiện DNA tiền virus trong mô khối u được
cố định bằng formalin, cho thấm nhập paraffin, cho thấy có 7/11 mèo có các kết quả âm tính với
kháng nguyên FeLV nhưng bị ung thư lâm ba.204 Tuy nhiên, mèo có bằng chứng về tiền virus
chỉ chiếm 1/22 mèo395 và không có mèo nào bị ung thư lâm ba trong 50 mèo có kết quả âm tính
với kháng nguyên của FeLV.167 Các ung thư lâm ba do FeLV mà có kết quả xét nghiệm kháng
nguyên âm tính được giải thích theo nhiều phương cách. Đầu tiên, bệnh nhiễm FeLV thoái triển
mà không bị nhiễm virus huyết có thể chịu trách nhiệm cho phát triển của khối u. Thứ nhì, FeLV
có thể chịu trách nhiễm cho phát triển khối u, khiến tạo một sao chép của ác tính, nhưng không
tích hợp lâu dài vào di truyền của tân bào, do đó, sẽ bị triệt tiêu khi khối u phát triển đến kích
thước phát hiện được. Thứ ba, bệnh nhiễm FeLV có thể thể hiện trong các tế bào khác (và không
phát hiện được), gây ra ung thư qua các cơ chế như phóng thích chất tiết tế bào (cytokine
release) hay kích thích mãn tính đối với miễn dịch (chronic immune stimulation).

Các tình trạng nhiễm FeLV ở mèo bị ung thư lâm ba là khác nhau, tùy theo chủng loại và vị
trí của các khối u. Các ung thư lâm ba liên quan đến FeLV chủ yếu có nguồn gốc từ tế bào lâm
ba T; các ung thư lâm ba có kết quả xét nghiệm âm tính với FeLV chủ yếu có nguồn gốc từ tế
bào lâm ba B.113,146,154,323 Có khả năng là FeLV làm biến đổi tế bào lâm ba T đã thành thục, tế
bào lâm ba gốc (null cells), và có thể là các bạch cầu đơn nhân (monocytes). Hầu như không có
biến đổi của tế bào lâm ba B đã thành thục, do đó ung thư lâm ba ở dòng tế bào lâm ba và các
ung thư tế bào gốc (primary tumors) không có thể hiện immunoglobulin ở bề mặt.379 Tỷ lệ ung
thư lâm ba của các bạch cầu trung tính (granular lymphocyte lymphoma) ở mèo, một biến thể
hình thái khác của ung thư lâm ba ở mèo, với tiên lượng xấu, thường không liên quan đến FeLV.
Trong một nghiên cứu ở 45 mèo có ung thư lâm ba ở bạch cầu trung tính, không có mèo nào có
các kết quả dương tính đối với xét nghiệm kháng nguyên của FeLV.240 Tương tự, ung thư lâm ba
dạng tế bào gốc (low-grade lymphomas) thường không liên quan đến FeLV; trong một nghiên
cứu về 41 ung thư lâm ba dạng tế bào gốc, không mèo nào có kết quả dương tính với xét nghiệm
kháng nguyên của FeLV.233 Các ung thư lâm ba cũng được phân loại theo vị trí cơ thể học, như
ung thư lâm ba màng trung thất (mediastinal [tuyến giáp – thymic] lymphoma), ung thư lâm ba
đường tiêu hóa (alimentary [intestinal] lymphoma), ung thư lâm ba đa điểm (multicentric
lymphomas), ung thư lâm ba ngoài hạch lâm ba (extranodal [hỗn hợp/không điển hình/riêng lẻ ở
các cơ quan] lymphoma), bao gồm thận, mũi và mắt, và bệnh máu trắng.

Ung thư lâm ba màng trung thất (mediastinal lymphoma) hay ung thư tuyến giáp (thymic
lymphoma), thường liên quan đến bệnh nhiễm FeLV và thấy chủ yếu ở mèo dưới 3 năm tuổi,
trước kia là dạng ung thư lâm ba phổ biến nhất ở mèo, nhưng hiện nay ít thấy hơn. Ở mèo bị ung
thư lâm ba màng trung thất, từ 80% đến 90% đã có báo cáo là có kết quả xét nghiệm dương tính
với kháng nguyên của FeLV,61 nhưng tỷ lệ này cũng đã giảm xuống theo các nghiên cứu khác,430
và cũng đã quan sát thấy ung thư lâm ba màng trung thất không liên quan đến FeLV ở mèo
con.390 Trong một nghiên cứu ở Đức, không mèo nào trong 23 mèo mà có dương tính với các kết
quả xét nghiệm phát hiện kháng nguyên của FeLV, mặc dù có 4 mèo bị ung thư lâm ba màng
trung thất.404 Khối u phát sinh trong vùng tuyến giáp và gây tràn dịch màng phổi (pleural
effusion: các Hình 11-6 và 11-7). Tổng số tế bào trong dịch tràn thường trên 8000/μL; phần lớn
là các tế bào lâm ba cỡ lớn, chưa thành thục. Dấu hiệu lâm sàng phổ biến nhất là khó thở, nhưng
đôi khi lợm giọng do áp lực ở thực quản hay do hội chứng Horner chèn ép các dây thần kinh
giao cảm (sympathetic nerves) trong xoang ngực.62

Ung thư đường tiêu hóa (alimentary lymphoma) hay ung thư ruột (intestinal lymphoma) xảy
ra chủ yếu ở mèo già tuổi mà có các kết quả xét nghiệm FeLV âm tính. Các dấu hiệu lâm sàng
của ung thư lâm ba đường tiêu hóa bao gồm ói mửa và tiêu chảy, nhưng nhiều mèo chỉ thể hiện
kém ăn và giảm thể trọng.291 Các khối u ở dạ dày và ruột có thể khu trú hay lan tràn, và các hạch
lâm ba màng treo ruột thường bị ảnh hưởng. Các ước tính về tỷ lệ của mèo có kháng nguyên
FeLV trong máu mà bị ung thư lâm ba đường tiêu hóa, là từ 25% đến 30%.62 Tuy nhiên, chỉ 6%
mèo có ung thư lâm ba đường tiêu hóa có các kết quả xét nghiệm dương tính với kháng nguyên
của FeLV, mà tỷ lệ này chỉ cao gấp đôi tỷ lệ lưu hành của FeLV trong quần thể chung của khu
vực.167 Dữ liệu này cho thấy có yếu tố khác (như các kháng nguyên ở thức ăn, hay các thành
phần và/hoặc bệnh viêm ở ruột) trong đường dạ dày ruột của mèo già tuổi, có thể là các yếu tố
tiền đề quan trọng hơn cho phát triển khối u.

HÌNH. 11-6 Hình chụp X quang mặt bên của xoang ngực mèo bị tràn dịch màng phổi nặng nề (pleural effusion)
và có các khối u ở màng trung thất. Khi quản bị đẩy lên phía lưng, và không thấy được hình của tim.

HÌNH. 11-7 Kiểm tra dịch tràn ở xoang ngực của mèo cho thấy tập hợp đa dạng tế bào lâm ba, gồm các tế bào
gốc (blasts), dạng đang phân bào (mitotic), và dạng tế bào lâm ba nhỏ. Đây là chẩn đoán về ung thư lâm ba (nhuộm
Wright, x1000). (Hình chụp của Ken Latimerl © 2004, University of Georgia Research Foundation Inc.)
Ung thư lâm ba đa điểm (multicentric lymphoma) là khối u liên quan đến nhiều vị trí. Có
khoảng một nửa số mèo bị ung thư lâm ba đa điểm có các kết quả xét nghiệm dương tính với
kháng nguyên của FeLV. Ảnh hưởng đến tủy xương chiếm khoảng 70% các trường hợp, mặc dù
tổng số tế bào máu (complete blood cell counts – CBC) vẫn trong các giới hạn bình thường.

HÌNH. 11-8 Hình khám tử mổ kênh tủy sống cho thấy các khối dạng thạch màu kem (mũi tên) trên bề mặt tủy
sống. Các phát hiện trong mô bào học cho chẩn đoán là ung thư lâm ba. (Hình chụp của Craig Greene © 2004,
University of Georgia Research Foundation Inc.)

Ung thư ngoài hạch (extranodal lymphomas), ung thư hỗn hợp (miscellaneous lymphomas)
hay ung thư không điển hình (atypical lymphomas) hay ung thư đơn lẻ ở cơ quan (solitary organ
lymphomas), không có liên quan đến FeLV, đã quan sát thấy với tần suất ngày càng tăng qua 20
năm, do giảm lưu hành của FeLV và có liên quan đến các ung thư lâm ba của lưới nội mô lâm ba
(lymphoreticular lymphomas). Các ung thư lâm ba ngoài hạch được cho là bệnh chỉ khu trú tại
các vị trí khác ngoài đường tiêu hóa, màng trung thất, hạch lâm ba hay các vị trí đa điểm khác,
và bao gồm ung thư lâm ba ở thận, đường mũi, hệ thần kinh trung ương, mắt, hầu họng và da.
Do vậy, các dạng không điển hình này chiếm khoảng 20% các trường hợp.277 Trong 149 mèo bị
ung thư lâm ba ngoài hạch, chỉ có 4 mèo có kết quả dương tính với xét nghiệm kháng nguyên
của FeLV (3 mèo bị ung thư lâm ba ở đường mũi, 1 mèo bị ung thư lâm ba ở hệ thần kinh trung
ương).429 Trong một nghiên cứu khác, 5/51 mèo bị ung thư lâm ba ở đường mũi có các kết quả
xét nghiệm dương tính với kháng nguyên của FeLV.142 Ung thư lâm ba ở thận đôi khi có liên
quan đến FeLV. Ung thư này thường xuất hiện cả hai bên thận và không gây ra các dấu hiệu
bệnh cho đến khi thận bị thấm nhập nặng nề dẫn đến suy thận. Trong các trường hợp này, thận bị
sưng lên va thường có hình dạng không đều. Ung thư lâm ba ở bề mặt tủy sống (epidural
lymphoma) có thể gây bại liệt đột ngột hay bải liệt từ từ (Hình 11-8).297,413

Máu trắng (leukemia) có thể liên quan đến các tế bào lâm ba (dạng bệnh phổ biến nhất),
nhưng cũng liên quan đến các tế bào tạo máu khác (other hematopoietic cell lines). Có hơn một
nửa mèo bị máu trắng không do tế bào lâm ba (nonlymphoid leukemia) có các kết quả xét
nghiệm dương tính với kháng nguyên của FeLV. Tất cả các dòng tế bào tạo máu đều có mẫn
cảm với tác động gây biến đổi của FeLV, dẫn đến bệnh tăng sinh tế bào tủy xương
(myeloproliferative disease) hay hội chứng loạn sản tủy xương (myelodysplastic syndrome –
MDS; các Hình 11-9 và 11-10). Do đó có liên quan đến các dạng tế bào lâm ba và tế bào tủy
xương (các tế bào hạt – granulocytic, hồng cầu – erythroid, và tế bào nhân to – megakaryocytic).
Tiên lượng của mèo bị bệnh tăng sinh tủy xương thường là xấu. Trong bệnh máu trắng cấp tính
hay MDS ở nhiều dạng tế bào, tủy xương chứa đầy các tế bào gốc (blast cells), và các tế bào tạo
máu bình thường bị ức chế.184 Các dấu hiệu lâm sàng trong bệnh máu trắng cấp tính liên quan
đến mất đi các tế bào tạo máu bình thường và bao gồm gây chết do thiếu máu, các dấu hiệu của
nhiễm trùng với giảm bạch cầu huyết (neutropenia), và xuất huyết với giảm tiểu cầu
(thrombocytopenia). Phì đại gan với hoàng đản và phì đại lách thường thấy do thấm nhập tế bào
ung thư ác tính hay ung thư tế bào tạo máu ngoài tủy sống. Chẩn đoán về bệnh máu trắng cấp
tính được thực hiện bằng CBC và kiểm tra tủy xương. Các bất thường về tế bào học ở tủy xương
bao gồm gia tăng mật độ tế bào (increased cellularity), phát triển tế bào gốc khổng lồ
(megaloblastic maturation), gia tăng lão hóa tủy xương (increased myelofibrosis), và nhiều tế
bào gốc không thành thục (immature blast cells). 397 Ở mèo có số lượng lớn các tế bào gốc
(circulating blast cells – CBC), thể hiện của CBC là chẩn đoán. Mặc dù các phân loại này đã
được đề xuất cho bệnh máu trắng cấp tính, nhưng dạng tế bào chiếm ưu thế khó xác định được,
kể cả trong nhuộm hóa mô bào. Các biến đổi, nhất là ở bệnh máu trắng không liên quan đến tế
bào lâm ba (nonlymphoid leukemias), thường xảy ra từ khi phân hóa tế bào mầm, do vậy nhiều
dòng tế bào có thể bị ảnh hưởng. Trong một số mèo bị bệnh máu trắng cấp tính, thấy có bị nhiễm
FeLV; một mèo có dạng hiếm của bệnh máu trắng cấp tính do tủy xương cũng thấy bị nhiễm
FeLV320 và một mèo khác bị máu trắng cấp tính do tế bào đơn nhân của tủy xương (acute
monoblastic leukemia) cũng bị nhiễm FeLV.353 Một nghiên cứu tập trung vào bệnh máu trắng
cấp tính liên quan đến tế bào tủy xương (acute myelocytic leukemia – AML) đã thấy rằng một số
biến đổi của LTR ở FeLV trong những mèo này có thể khác với các LTRs ở các dòng FeLV
khác, về ba cặp chuỗi lặp của bp47 trong URE, và các biến thể FeLV này có mang các chuỗi lặp
của URE trong vùng LTR mà có liên quan rõ rệt đến cả MDS và AML ở mèo. The researchers
injected cats with FeLV clone33 (originating from a cat with AML) and found that 41% of the
cats developed MDS characterized by peripheral blood cytopenias and dysplastic changes in the
bone marrow, and that some of the cats with MDS eventually developed AML. The bone
marrow of the majority of cats with FeLV clone33-induced MDS produced fewer erythroid and
myeloid colonies on being cultured with erythropoietin or granulocyte-macrophage colony-
stimulating factor than bone marrow from normal control cats. Furthermore, the bone marrow of
some of the cats expressed high levels of the apoptosis-related genes tumor necrosis factor
(TNF)-a and survivin. Analysis of the proviral sequences obtained from 13 cats with naturally
occurring MDS also found the characteristic URE repeats.182 Chronic leukemias are rare in cats
and rarely associated with FeLV. They include well differentiated chronic lymphocytic
leukemia, chronic myelogenous leukemia, polycythemia vera, and thrombocythemia. In
erythremic myelosis, proliferation of erythrocyte precursors is usually associated with FeLV-C,
and most have positive test results for FeLV. Cats with this disorder have low hematocrit (HCT)
levels (12% to 15%) with normal neutrophil counts and variable thrombocytopenia. The anemia
is usually nonregenerative or poorly regenerative, and with time the HCT level does not
increase. Despite the lack of regeneration, the mean corpuscular volume (MCV) and numbers of
nucleated erythrocytes are usually high. Abnormal erythrocyte stages are found in bone marrow
and often in peripheral blood. MDS may result as a clonal proliferation of hematopoietic cells
that is a preleukemic state of acute myeloid leukemia. 183,400 Eosinophilic leukemia may be a
subtype of chronic myelogenous leukemia and has been described in association with FeLV. A
cat with chronic eosinophilic leukemia associated with FeLV infection has been published.123
The differentiation between hypereosinophilic syndrome (severe reactive eosinophilia) and
malignancy is difficult because both have been associated with large numbers of
morphologically normal eosinophils in the marrow, peripheral blood, and other organs.62,169
HÌNH. 11-9 Mẫu máu ngoại biên của mèo với bệnh máu trắng do tế bào hồng cầu dị dạng (erythroleukemia).
Mèo bị thiếu máu nặng nề không có tế bào gốc hồng cầu (reticulocytosis). Có hơn 95% tế bào có nhân trong máu là
các tế bào tiền hồng cầu (erythroid precursors) với các mức độ thành thục khác nhau. Đã ghi nhận bị giảm bạch cầu
trung tính trong máu (granulocytopenia) (nhuộm Wright, x1000). (Hình chụp của Ken Latimer © 2004, University
of Georgia Research Foundation Inc.)

Ung thư tế bào sợi lát (Fibrosarcoma)

Ung thư tế bào sợi lát có liên quan đến FeLV là do FeSV, là một virus tái tổ hợp phát triển
tạo mới (develops de novo) trong mèo bị nhiễm FeLV-A, bằng tái tổ hợp gen di truyền của
FeLV-A với các gen sinh ung thư của tế bào (cellular oncogenes). Qua một quá trình tái tổ hợp
gen di truyền, FeSV có được một số gen sinh ung thư như fes, fms 1 hay fgr. Kết quả là, FeSV là
một virus gây biến đổi cấp tính (gây khối u), tạo thành u ác tính đa thành phần (polyclonal
malignancy) với các khối u đa điểm (multifocal tumors) phát sinh cùng lúc sau thời gian nung
bệnh ngắn. Với giảm lưu hành của FeLV, FeSV cũng ít thấy hơn. Ung thư tế bào sợi lát gây ra
bởi FeSV là ung thư đa điểm, thường xảy ra ở mèo con. Một số dòng của FeSV đã nhận diện
được từ các khối u xảy ra trong tự nhiên là dạng lỗi hỏng. Chúng không có khả năng nhân sao
khi không có FeLV-A để trợ giúp cung cấp các protein (như protein được mã hóa bởi gen env)
cho FeSV. Phổ ký chủ của FeSV là phụ thuộc vào FeLV-A trợ giúp.

HÌNH. 11-10 Nguồn gốc của các dòng tế bào (cell lines) trong bệnh tăng sinh tủy sống (myeloproliferative
disease). (Chỉnh sửa từ tham khảo 316; với sự cho phép).
Bằng cách sử dụng virus trợ giúp trong phòng thí nghiệm, FeSV có thể đi vào các tế bào của
các loài trong tự nhiên không có khả năng mẫn cảm với bệnh nhiễm. Thực nghiệm cấy FeSV đã
gây ra khối u ở mèo, thỏ, chó, cừu, chuột và các loài linh trưởng không phải người.431 Nhiều
khối u này tự động thoái triển, kể cả sau khi đạt đến kích thước lớn.62 Các tế bào ung thư sợi lát
thể hiện FOCMA giống như ở các tế bào ung thư lâm ba. Thực nghiệm gây nhiễm bằng FeSV
gây ra các khối u tiến triển ở một số mèo và thoái triển ở một số mèo khác. Mèo có khối u thoái
triển có các hiệu giá kháng thể kháng FOCMA cao hơn.

Ung thư tế bào sợi lát là do nhiều dòng khác nhau của FeSV có khuynh hướng phát triển
nhanh chóng, thường nhiều nốt trong da hay dưới da, mà có thể xâm nhập cục bộ hay di căn
(metastasize) đến phổi và các vị trí khác. Các ung thư nhu mô (sarcoma) đơn lẻ ở mèo già tuổi
không phải do FeSV. Các khối u này phát triển chậm, xâm nhập cục bộ, di căn chậm, và đôi khi
có khả năng chữa khỏi bằng cách cắt bỏ kết hợp với chiếu xạ và/hoặc điều trị bằng gen. Các vị
trí tiêm có liên quan đến ung thư biểu bì là do phản ứng viêm u hạt (granulomatous
inflammatory reaction) về sau, ở vị trí tiêm các vaccin có chứa phụ gia. Người ta đã chứng minh
rằng không có FeSV lẫn FeLV nào có vai trò trong ung thư biểu bì ở vị trí tiêm vaccin.94

Ngoài ung thư tế bào sợi lát, FeSV đã gây ra ung thư hắc tố (melanoma) trong thực nghiệm,
cho thấy FeSV có thể biến đổi các tế bào có nguồn gốc từ ngoại bì (ectodermal) và trung bì
(mesodermal).58 Cấy FeSV vào trong da hay trong mắt của mèo con gây ra các khối u hắc tố
trong da hay trong buồng trước của mắt.62 Tuy nhiên, FeSV không có liên quan đến các u hắc tố
xảy ra trong tự nhiên của mèo.

Một số khối u khác đã thấy ở mèo bị nhiễm FeLV; một số khối u có thể có kèm theo FeLV,
và một số khối u khác quan sát thấy do bị kích thích biến đổi ở mèo bị nhiễm. Thí dụ, ung thư
hắc tố ở mống mắt (iris melanomas), đã từng được cho là không kèm theo bệnh nhiễm FeLV,
theo kết quả của một nghiên cứu, trong đó 3 trong 18 mắt mèo có kết quả xét nghiệm dương tính
đối với DNA tiền virus FeSV của FeLV.416 Tuy nhiên, trong một nghiên cứu sau đó, nhuộm màu
hóa miễn dịch mô bào và xét nghiệm PCR không thấy có liên quan của FeLV hay FeSV trong
mô mắt của bất kỳ mèo nào có rối loạn này.67

Ung thư sụn đa điểm (multiple osteochondromas: lạc mô sụn ở các xương dẹt – cartilaginous
exostoses on flat bones) đã được mô tả với gia tăng tỷ lệ của mèo bị nhiễm FeLV. Mặc dù lành
tính về mô bào học, chúng có thể gây tỷ lệ tử vong cao nếu xuất hiện trong vùng quan trọng như
cột sống và tạo áp lực lên tủy sống hay các hạch thần kinh. Sinh bệnh học của các khối u này là
chưa rõ.276,350

Ung thư ngẫu nhiên ở tế bào thần kinh khứu giác (spontaneous feline olfactory
neuroblastomas) là các khối u tiến triển, không tương đồng trong kiểm tra bằng tế bào học, nổi
lên ở lớp biểu bì thụ cảm mùi và vị của mũi và hầu họng, và có tốc độ di căn cao. Đã thấy các
hạt FeLV trồi ra từ các khối u này và các di căn đến hạch lâm ba, và DNA của FeLV đã phát
hiện thấy trong mô của khối u. 389 Có hai trong ba mèo được mô tả là có các kết quả dương tính
trong xét nghiệm phát hiện kháng nguyên của FeLV. Vai trò chính xác của FeLV trong sinh
bệnh học của các khối u này là chưa rõ.

Hóa sừng da (cutaneous horns) là triển dưỡng lành tính của các tế bào tạo sừng
(keratinocytes) mà đã được mô tả ở mèo bị nhiễm FeLV.339 Vai trò chính xác của FeLV trong
sinh bệnh học là chưa rõ.

Các rối loạn về huyết học (Hematologic Disorders)

Các rối loạn về tạo máu (hematopoietic disorders), nhất là giảm tế bào máu (cytopenias) là
do tủy xương bị ức chế, là phát hiện thường gặp ở mèo bị nhiễm FeLV (Bảng 11-4). Tân bào ở
các tế bào tạo máu (“rối loạn tăng sinh tủy xương – myeloproliferative disorders”), bao gồm
bệnh máu trắng, có thể co các hội chứng gây ức chế tủy xương. Hơn nữa, có tỷ lệ cao mèo bị
nhiễm phát triển rối loạn cơ quan tạo máu không hình thành tân bào (nonneoplastic hematologic
dysfunction). MDS, có đặc điểm là giảm tế bào máu ngoại biên và các biến đổi loạn sản
(dysplasia) trong tủy xương, là giai đoạn đầu của AML. Người ta đã thấy là các biến đổi trong
vùng LTR của FeLV (thể hiện của ba cặp chuỗi lặp [tandem repeat] cho bp47 trong URE) có
liên quan chặt chẽ với khiến tạo của MDS.182 Hóa xơ tủy xương (myelofibrosis), một nguyên
nhân khác gây ức chế tủy xương, là một tình trạng có đặc điểm là tăng sinh bất thường các tế bào
sợi lát, dẫn đến kích thích lâu dài tủy xương, như phản ứng mãn tính của tủy xương do triển
dưỡng hay tái sinh tân bào gây ra bởi FeLV. Trong các trường hợp nặng nề, toàn bộ nội mạc
xương (endosteum) trong xoang tủy xương có thể bị tiêu biến. Để chẩn đoán tình trạng này,
thường cần đến mẫu sinh thiết mô tủy xương chứ không phải mẫu dịch hút tủy xương.

Các rối loạn về huyết học được mô tả có liên quan đến FeLV bao gồm thiếu máu (không tái
tạo – nonregenerative hay có tái tạo – regenerative); giảm bạch cầu huyết theo chu kỳ (cyclic
neutropenia), tạm thời hay vĩnh viễn; hội chứng giống như giảm đột ngột bạch cầu huyết
(panleukopenia-like syndrome); các bất thường ở tiểu cầu (platelet abnormalities: gồm giảm tiểu
cầu huyết – thrombocytopenia và bất thường chức năng của tiểu cầu); và thiếu máu do thiếu tế
bào (aplastic anemia, còn gọi là pancytopenia). Trong các cơ chế gây bệnh chính, cơ chế gây ức
chế tủy xương của FeLV cần có diễn ra nhân sao của virus. Tuy nhiên, người ta đã chứng minh
rằng ở một số mèo với các kết quả âm tính với kháng nguyên, bệnh nhiễm FeLV thoái triển mà
không gây nhiễm virus huyết có thể chịu trách nhiệm trong ức chế tủy xương. Trong một nghiên
cứu gồm 37 mèo bị ức chế tủy xương, mà có các kết quả xét nghiệm dương tính với kháng
nguyên của FeLV trong máu ngoại biên, có 2 mèo (5%) phát hiện thấy bị nhiễm thoái triển với
FeLV theo xét nghiệm PCR mẫu tủy xương (cả hai mèo này đều bị thiếu máu không tái tạo).419
Ở những mèo này, tiền virus của FeLV có thể gây cắt đứt hay làm bất hoạt các gen của tế bào
trong các tế bào bị nhiễm, hay các đặc trưng điều chỉnh ở DNA của virus có thể làm thay đổi thể
hiện của các gen kế bên. Hơn nữa, hoạt tính tế bào của các tế bào dòng tủy xương có chứa tiền
virus và các tế bào sợi lát chất nền (stromal fibroblasts) có chứa tiền virus, đã làm biến đổi vi
môi trường của tủy xương. Mặt khác, tiền virus của FeLV có thể gây rối loạn tủy xương bằng
cách thúc đẩy thể hiện các kháng nguyên trên bề mặt tế bào, dẫn đến hủy hoại các tế bào qua
trung gian miễn dịch.

Thiếu máu (Anemia)

Thiếu máu là một biến chứng chủ yếu không phải tân bào (major nonneoplastic complication)
mà xảy ra trong phần lớn mèo bị nhiễm FeLV có triệu chứng.126 Trước đây, trong các tài liệu đã
nêu có hơn 2/3 mèo bị thiếu máu không tái tạo là do bệnh nhiễm FeLV. Đây là trường hợp mà
tất cả mèo đã bị các hội chứng có liên quan đến FeLV, ước tính này là cao do hiện nay đã giảm
tổng thể lưu hành của FeLV. Trong một nghiên cứu khảo sát 79 mèo thiếu máu, chỉ phát hiện
nhiễm FeLV ở 2/79 mèo (cả hai đều bị thiếu máu dung huyết – hemolytic anemia).243 Thiếu máu
trong mèo bị nhiễm FeLV có thể có nhiều nguyên nhân (xem Bảng 11-4). Khoảng 10% trường
hợp thiếu máu có liên quan đến FeLV là có tái tạo, thể hiện là có số lượng cao của tế bào nội
mạc tủy xương (reticulocyte), MCV cao, và có hồng cầu không đều (anisocytosis), hồng cầu có
nhân (nucleated erythrocytes), và hồng cầu đa sắc (polychromasia).397 Bất kể do nguyên nhân
nào, thiếu máu tái tạo liên quan đến FeLV thường có đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên, hầu hết
thiếu máu liên quan đến FeLV là thiếu máu không tái tạo và do tác động ức chế tủy xương của
virus dẫn đến nhiễm chủ yếu ở các tế bào mầm (stem cells) và nhiễm ở tế bào nền (stroma cells)
tạo thành môi trường ảnh hưởng thêm đến các tế bào tạo máu. Phơi nhiễm ở ngoại môi trường
của tế bào tủy xương mèo đối với một số dòng FeLV gây ức chế tạo hồng cầu.62 Ngoài tác động
trực tiếp của virus đến tạo hồng cầu, các yếu tố khác có thể gây thiếu máu không tái tạo ở mèo bị
nhiễm FeLV.

Thiếu máu dung huyết (hemolytic anemia) do phụ nhiễm (có tái tạo) có thể xảy ra ở mèo bị ức
chế miễn dịch do nhiễm FeLV. Các dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến thiếu máu dung huyết là
lờ đờ, kém ăn, ủ rũ, màng nhày nhạt màu, hoàng đản, mất nước và phì đại lách. Các phụ nhiễm
phổ biến nhất gây thiếu máu dung huyết trong mèo bị nhiễm FeLV, là do nhiễm Mycoplasma
hướng máu (hemotropic Mycoplasma spp., xem Chương 315). Các vi khuẩn này không thường
thấy trong các mẫu máu ngoại biên; tuy nhiên, chẩn đoán là khả thi với các kỹ thuật PCR.124,157

BẢNG 11-4
Các rối loạn về huyết học liên quan đến bệnh nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia
Virus – FeLV)
Các thể hiện huyết học và Điều
Nguyên nhân Cơ chế trị
THIẾU MÁU (ANEMIA)
Thiếu máu dung huyết (hemolytic Virus gây ức chế miễn dịch dẫn đến Thể hiện: Thiếu máu tái tạo, hoàng
anemia) do phụ nhiễm (có tái tạo – nhiễm các loài Mycoplasma hướng đản các mức độ và niệu huyết
regenerative) máu (hemotropic Mycoplasma) phát (hemoglobinemia), Mycoplasma
triển gây bệnh spp. phát hiện thấy trong mẫu máu
hay bằng PCR
Điều trị: Doxycycline
Thiếu máu dung huyết qua trung gian Virus gây thể hiện các kháng Thể hiện: Thiếu máu tái tạo (do tế
miễn dịch (immune-mediated nguyên ngoại lai trên bề mặt hồng bào máu trương to – macrocytosis
hemolytic anemia) cầu và tế bào nội mạc tủy xương –
reticulocytosis), hoàng đản các mức
độ và niệu huyết, kết quả xét
nghiệm Coombs dương tính
Điều trị: Gây ức chế miễn dịch
(immunosuppression: như sử dụng
các thuốc glucocorticoids)
Thiếu máu do mất máu Virus gây ức chế sản sinh tiểu cầu ở Thể hiện: Thiếu máu tái tạo, giảm
tủy xương, hay các lỗi chức năng tiểu cầu huyết (thrombocytopenia:
của tiểu cầu có liên quan đến FeLV <50.000 tiểu cầu/μL), hàm lượng
protein huyết thấp
Điều trị: Truyền máu và điều trị
nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
huyết
BẢNG 11-4
Các rối loạn về huyết học liên quan đến bệnh nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia
Virus – FeLV)
Các thể hiện huyết học và Điều
Nguyên nhân Cơ chế trị
Thiếu máu do ngưng sản sinh hồng Thường thấy trong nhiễm FeLV-C;
cầu (pure red cell apalasia – PRCA) tương tác của FeLV-C với thụ thể
bề mặt tế bào, chặn đứng quá trình Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo
phân hóa của tế bào tạo hồng cầu, từ do tế bào máu trương to (thể tích tế
khi hình thành các tập hợp tăng sinh bào máu – mean corpuscular
(burst-forming units) đến khi hình volume [MCV] tăng cao), các dòng
thành các tập hợp cố định (colony- tế bào khác vẫn bình thường
forming units), bằng cách cản trở Điều trị: Truyền máu, có thể có đáp
các con đường dẫn truyền tín hiệu ứng với gây ức chế miễn dịch
Virus hay phụ nhiễm vi khuẩn hay Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo
tân bào kích thích chất tiết tế bào Điều trị: Loại bỏ khối u hay điều trị
Thiếu máu ở bệnh mãn tính hay thiếu gây viêm (inflammatory cytokines) viêm; không đáp ứng với
máu ở viêm mãn tính thải trừ chất sắt erythropoietin
Thiếu máu do ức chế tủy xương Ung thư lâm ba hay bệnh máu trắng Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo
cũng như phụ nhiễm nấm hay vi Điều trị: Loại bỏ khối u hay điều trị
khuẩn, dẫn đến xâm nhập tủy xương bệnh nhiễm
và “chèn ép” các tế bào tủy xương
CÁC BẤT THƯỜNG Ở TIỂU CẦU (PURE PLATELET ABNORMALITIES)
Giảm tiểu cầu huyết Giảm tiểu cầu huyết qua trung gian Thể hiện: Chỉ giảm tiểu cầu huyết
(Thrombocytopenia) miễn dịch do virus gây ra hay giảm Điều trị: Trong trường hợp ức chế
sản sinh tiểu cầu do FeLV ức chế miễn dịch do bị phá hủy qua trung
tủy xương hay do gia tăng tế bào gian miễn dịch (như sử dụng các
máu trắng (leukemic infiltration) thuốc glucocorticoids) hay điều trị
bằng các thuốc bổ trợ (như điều trị
kháng khối u)
Bệnh tích tiểu cầu FeLV nhân sao trong tiểu cầu dẫn Thể hiện: Lỗi ở chức năn của tiểu
(Thrombocytopathy) đến lỗi chức năng và giảm thời gian cầu (như kèo dài thời gian chảy
tồn tại của tiểu cầu, đôi khi tăng máu màng nhày), trong trường hợp
sinh tân bào do virus thành các hồng tân bào gây ra tăng tiểu cầu
cầu trương to dẫn đến tăng tiểu cầu (>600.000 tiểu cầu/μL)
(thrombocytosis) Điều trị: Trong trường hợp tân bào,
đáp ứng kém với hóa trị liệu khối u
(antitumor chemotherapy)
CÁC BẤT THƯỜNG Ở BẠCH CẦU (PURE LEUKOCYTE ABNORMALITIES)
Giảm tế bào lâm ba huyết Hủy hoại các tế bào lâm ba do nhân Thể hiện: Chỉ giảm tế bào lâm ba
(Lymphopenia) sao trực tiếp của virus trong các tế trong máu
bào lâm ba Điều trị: Hóa trị liệu kháng virus
Giảm bạch cầu trung tính trong máu Giảm bạch cầu trung tính thường Thể hiện: Chỉ giảm bạch cầu trung
(Neutropenia) thấy là dạng giảm lâu dài do virus tính trong máu, có thể xảy ra với có
gây ra qua trung gian miễn dịch hay hay không chuyển trái (left shift);
giảm bạch cầu trung tính theo chu tất cả các tế bào khác bình thường.
kỳ, thường là sau giai đoạn bị căng Điều trị: Gây ức chế miễn dịch (sử
thẳng xáo trộn dụng các glucocorticoids)
Hội chứng giống như giảm bạch cầu Có khả năng do phụ nhiễm virus Thể hiện: Giảm bạch cầu huyết
huyết nặng nề ở mèo (feline gây giảm bạch cầu huyết ở mèo nặng nề (<3000 tế bào/μL) với
panleukopenia-like syndrome – (feline panleukopenia virus – FPV) viêm ruột và hủy hoại biểu bì
FPLS), còn có tên là Viêm ruột liên nhung mao, ói mửa, tiêu chảy dễ
BẢNG 11-4
Các rối loạn về huyết học liên quan đến bệnh nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo (Feline Leukemia
Virus – FeLV)
Các thể hiện huyết học và Điều
Nguyên nhân Cơ chế trị
quan đến FeLV (FeLV-associated nhầm với bệnh giảm bạch cầu
enteritis – FAE), hay bệnh ở tế bào huyết nặng nề ở mèo (feline
gốc tủy xương (myeloblastopenia) panleukopenia)
Điều trị: Điều trị triệu chứng (xem
Chương 10) và điều trị bại huyết
lan tràn
GIẢM TẾ BÀO MÁU NẶNG NỀ (PANCYTOPENIA)
Thiếu máu bất sản (aplastic anemia) Do virus (thường là FeLV-C) làm Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo,
hay giảm tế bào máu nặng nề (severe thay đổi thể hiện của gen tế bào tạo giảm tiểu cầu huyết
pancytopenia) máu, ảnh hưởng đến các tế bào gốc (thrombocytopenia), giảm bạch cầu
tủy xương (early marrow precursor); huyết (leukopenia)
ảnh hưởng đến nhiều dòng tế bào Điều trị: Kém đáp ứng với các
ngay từ tế bào gốc thuốc kích thích tủy xương, thuốc
ức chế miễn dịch hay ghép tủy
xương
Giảm bạch cầu huyết (Leukemia) Quá trình hóa tân bào do virus, liên Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo;
quan đến các dòng tế bào bạch cầu, thường cũng giảm bạch cầu trung
tủy xương hay các dòng tế bào lâm tính trong máu (neutropenia) và
ba giảm tiểu cầu huyết
(thrombocytopenia), với gia tăng số
lượng lớn các tế bào gốc lâm ba
hay gốc bạch cầu trung tính trong
máu ngoại biên
Điều trị: Đáp ứng kém với hóa trị
liệu kháng khối u
Bệnh tăng sinh tủy xương Virus gây biến đổi tân bào của các Thể hiện: Thiếu máu không tái tạo,
(myeloproliferative disease: bệnh máu tế bào gốc hồng cầu (erythrocyte thường với rối loạn đại thực bào và
trắng do rối loạn hồng cầu – precursors), các tế bào gốc bạch cầu các số lượng hay chủng loại khác
erythroleukemia/rối loạn hồng cầu do trung tính (granulocyte), hay các tế nhau của tế bào gốc hồng cầu
tủy xương – erythremic myelosis, rối bào gốc tiểu cầu (platelet (nucleated erythrocytes), các tế bào
loạn lưới nội mô tủy sống – precursors) hay rối loạn ở tế bào tân bào có trong mẫu máu
reticuloendotheliosis, các dạng rối mầm (stem cells), hoặc rối loạn tất Điều trị: Đáp ứng kém với hóa trị
loạn tế bào hạt khác – granulocytic cả các tế bào này liệu khối u
leukemias)
Ung thư tế bào sợi lát tủy sống Tăng sinh bất thường của các tế bào Thể hiện: Giảm nặng nề tế bào máu
(Myelofibrosis) sợi lát dẫn đến kích thích lâu dài ở (pancytopenia), toàn bộ nội mạc
tủy xương, như phản ứng mãn tính của xoang tủy xương bị tiêu biến,
của tủy xương với triển dưỡng hay các biến đổi thường không phát
tái sinh tân bào do nhiễm FeLV hiện được ở mẫu hút dịch tủy
xương, cần phải lấy mẫu mô tủy
xương.
Điều trị: Tiên lượng xấu, điều trị
triệu chứng

Thiếu máu dung huyết qua trung gian miễn dịch do nhiễm FeLV (FeLV-induced immune-
mediated hemolytic anemia – IMHA; có tái tạo) cũng đã được mô tả. Ở đây có nghi ngờ là FeLV
có thể gây ra một đáp ứng qua trung gian miễn dịch dẫn đến biến chuyển thành IMHA với kết
quả xét nghiệm Coombs dương tính, tự ngưng kết (autoagglutination), và trương tròn hồng cầu
(spherocytosis). IMHA xảy ra ở mèo với tần suất thấp hơn ở chó, nhưng bệnh nhiễm FeLV là
một tác nhân khởi phát tiềm năng. Trong một nghiên cứu về IMHA ở mèo, có 2/19 mèo dương
tính với các kết quả xét nghiệm kháng nguyên của FeLV.437 Tuy nhiên, trong một nghiên cứu
rộng hơn, các kết quả dương tính của xét nghiệm Coombs ở mèo bị thiếu máu không có liên
quan về thống kê với bệnh nhiễm retrovirus hay huyết tương.427a

Thiếu máu do mất máu (anemia of blood loss, có tái tạo), có thể thấy ở mèo bị nhiễm FeLV.
Thiếu máu dạng này thường thấy ở mèo bị xuất huyết do giảm tiểu cầu huyết
(thrombocytopenia) liên quan đến FeLV hay các lỗi chức năng của tiểu cầu.

Thiếu tế bào hồng cầu (pure red cell aplasia – PRCA, không tái tạo), là tình trạng thiếu máu
nặng nề không tái tạo (huyết sắc tố [HTC] dưới 15%). Tình trạng này có thể do nhiễm FeLV-C
qua các tương tác của FeLV-C với các thụ thể bề mặt tế bào.356,423 Các tương tác với thụ thể bề
mặt tế bào làm chặn đứng phân hóa của các tế bào gốc hồng cầu từ giai đoạn phân hóa nhóm
(burst-forming units) đến giai đoạn cố định nhóm (colony-forming units) bằng cách cản trở các
con đường dẫn truyền tín hiệu cốt yếu cho tạo hồng cầu.355,397,463 Kiểm tra tủy xương thấy hầu
như không còn các tế bào gốc hồng cầu (erythroid precursors: ở giai đoạn cuối) với số lượng
bình thường của các tế bào gốc tủy xương và các tế bào gốc bạch cầu, và có gia tăng tỷ lệ tế bào
gốc tủy xương/tế bào gốc hồng cầu (myeloid/erythroid ratio).62,257 Những mèo này điển hình có
tăng kích thước hồng cầu (macrocytosis), hiếm khi thấy hồng cầu bình thường (normocytosis),
nhưng không thấy có đáp ứng của tế bào lưới nội mô tủy xương (reticulocyte). Khi bị thiếu máu
do hồng cầu trương to (macrocytic anemia: thể tích tế bào máu [MCV] trên 60 fL) ở mèo mà
không có biến đổi ở tế bào lưới nội mô tủy xương (reticulocytosis), thì có thể nghi ngờ là nhiễm
FeLV. Trương to hồng cầu là lỗi gây ra bởi FeLV làm cho bỏ qua giai đoạn phân bào trong quá
trình tạo hồng cầu. Những mèo này không có các lỗi về chuyển hóa folic acid hay B12. Sắt có
trong các đại thực bào nhưng không có trong các tế bào gốc hồng cầu (erythrocyte precursors);
tuy nhiên, các chuyển hóa sắt là bình thường. Các hàm lượng của erythropoietin (dạng
glycoprotein hormone kích thích tạo hồng cầu) giảm xuống rõ rệt, cho thấy thiếu máu này không
do lỗi ở erythropoietin.257 PRCA liên quan đến FeLV không là một quá trình tân bào qua trung
gian miễn dịch, do có đáp ứng với điều trị. Điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch (các
glucocorticoids và cyclophosphamide hay ciclosporin) dẫn đến hóa giải tình trạng thiếu máu
trong vòng 3 đến 5 tuần; tuy nhiên, tái phát đã xảy ra khi ngưng điều trị.418

Thiếu máu ở bệnh mãn tính (anemia of chronic disease) hay thiếu máu do viêm mãn tính
(anemia of chronic inflammation, không tái tạo) là do sản sinh quá mức chất tiết tế bào gây viêm
(inflammatory cytokine) ở mèo bị nhiễm FeLV. Bệnh có đặc điểm là thiếu máu nhẹ (huyết sắc tố
[HTC] từ 20% đến 30%). HTC thường tự động gia tăng nếu bệnh điều trị thành công, kể cả khi
mèo tiếp tục có các kết quả dươgn tính với FeLV.

Thiếu máu do chèn ép cạnh tranh (anemia caused by crowding out, không tái tạo) khi các tác
nhân gây bệnh hay các tế bào tân bào xâm nhập vào tủy xương và thay thế các tế bào gốc hồng
cầu. Ung thư lâm ba hay ung thư bạch cầu cũng như các bệnh phụ nhiễm, như nhiễm nấm toàn
thân hay bị nhiễm mycobacter (mycobacteriosis), có thể làm thiếu máu nặng nề hơn do “chèn ép
cạnh tranh – crowding out” tế bào tủy xương.
Thiếu máu thiếu tế bào (aplastic anemia) hay giảm tế bào máu nặng nề (pancytopenia)
(không tái tạo) có thể thấy ở mèo bị nhiễm FeLV và liên quan đến tất cả các dòng tế bào. Kiểm
tra tế bào học ở tủy xương thường thấy giảm số lượng tế bào hay có thể thấy các hoại tử.401 Mèo
bị giảm tế bào máu nặng nề thường có các kết quả dương tính ban đầu về xét nghiệm kháng
nguyên của FeLV, nhưng trong một khảo sát ở 13 mèo bị thiếu máu thiếu tế bào trong thời gian
đầu từ năm 1996 đến 2004, chỉ 2/13 mèo có các kết quả dương tính với kháng nguyên của
FeLV.456 Trong tình trạng này, virus có thể ảnh hưởng đến các tế bào gốc ở giai đoạn gần với tế
bào mầm. Ở một số mèo, có thể nhận thấy chu kỳ tạo máu với dao động định kỳ các tế bào lưới
nội mô, các tế bào hạt các tiểu cầu. Biến đổi của các tế bào phụ cận trong vi môi trường của tủy
xương tạo nên khuôn khổ cấu trúc, các phân tử kết bám tế bào và các chất tiết tế bào điều chỉnh
phát triển, mà cần thiết cho quá trình tạo máu bình thường. FeLV có thể ảnh hưởng đến khả năng
sống, phát triển, sản sinh của các tế bào phụ cận tủy xương hay tất cả các tế bào gốc tạo máu, các
chất điều khiển phát triển, bằng cách làm biến đổi các hàm lượng mRNA cho chất tiết tế bào
theo các mô hình chung và theo đặc trưng của dòng virus.266-268 Trong kiểm tra tế bào học ở tủy
xương, có thể thấy rất ít hay không còn các tế bào gốc trong mẫu dịch tủy xương, cần phải sinh
thiết mô tủy xương. Tủy xương thiếu tế bào có thể thể hiện giai đoạn nặng nề hơn về ức chế tủy
xương, chứ không phải PRCA. Việc ghép tủy xương hay điều trị ức chế miễn dịch không thành
công cho những mèo này.

Các bất thường ở tiểu cầu

Bệnh nhiễm FeLV có thể làm giảm số lượng tiểu cầu. Bệnh nhiễm cũng có thể gây lỗi chức
năng của tiểu cầu.

Giảm tiểu cầu huyết (thrombocytopenia) có thể xảy ra sau khi giảm sản xuất tiểu cầu trong ức
chế tủy xương do nhiễm FeLV hay bị máu trắng. Thời gian tồn tại của tiểu cầu rút ngắn ở một số
mèo bị nhiễm FeLV. Tiểu cầu chứa các protein của FeLV do bị nhiễm. Ngoài ra, các tế bào nhân
to (megakaryocytes), tế bào gốc của tiểu cầu trong tủy xương, là các mục tiêu thông thường của
FeLV. Giảm tiểu cầu huyết qua trung gian miễn dịch, mà hiếm khi là bệnh xảy ra đơn lẻ ở mèo,
thường kèm theo IMHA ở những mèo bị nhiễm FeLV âm ỉ. Giảm tiểu cầu huyết cũng dẫn đến
xuất huyết lâu hơn.

Bệnh tế bào tiểu cầu (thrombocytopathy) ở mèo bị nhiễm FeLV, liên quan đến các biến đổi ở
tiểu cầu không chỉ về số lượng, mà còn về kích thước, hình dạng và chức năng. FeLV nhân sao
trong tiểu cầu và có thể làm thay đổi chức năng của tiểu cầu. Thời gian tồn tại của tiểu cầu ngắn
hơn ở một số mèo bị nhiễm FeLV. Các tiểu cầu khổng lồ (giant platelets) và tăng số lượng tiểu
cầu trong máu (thrombocytosis) đã quan sát thấy ở một số mèo bị nhiễm dạng tiến triển.397

Các bất thường ở bạch cầu (Leukocyte Abnormalities)

Mèo bị nhiễm FeLV có thể bị giảm bạch cầu trung tính hay giảm số lượng bạch cầu hoặc mất
chức năng. Ngoài ra, hội chứng gọi là giảm bạch cầu huyết nặng nề (so-called feline
panleukopenia-like syndrome – FPLS) đã được mô tả ở mèo bị nhiễm FeLV.

Giảm tế bào lâm ba huyết (lymphopenia) chủ yếu là do nhân sao của virus trong các tế bào
lâm ba. Mèo bị nhiễm có thể bị teo tuyến giáp và teo biến ở vùng vỏ tiếp giáp vùng tủy
(paracortical zones) sau khi bị nhiễm. Ở một số mèo, giảm tế bào lâm ba huyết có thể có đặc
điểm là mất đi các tế bào lâm ba T trợ giúp (helper T cell) dạng CD4+, dẫn đến đảo ngược tỷ lệ
CD4/CD8.355 Thường thấy hơn, là mất đi các tế bào lâm ba trợ giúp và các tế bào ức chế gây độc
tế bào (tế bào CD8+).185

Giảm bạch cầu trung tính trong máu (neutropenia) thường thấy ở mèo bị nhiễm FeLV38 và
thường xảy ra đơn độc hay kết hợp với các tình trạng giảm tế bào máu khác. Trong một số
trường hợp quan sát thấy triển dưỡng tủy xương của tất cả các giai đoạn tế bào hạt, cho thấy có
bệnh ở tế bào trực tiếp do bị nhiễm FeLV ở các tế bào gốc của bạch cầu trung tính. Trong một số
mèo bị nhiễm FeLV với giảm bạch cầu trung tính trong máu, tình trạng ngưng thành thục ở tủy
xương có thể xảy ra trong các giai đoạn phân hóa từ tế bào tủy xương (myelocyte) đến tế bào
trước tủy xương (metamyelocyte – tế bào phân hóa thành dòng bạch cầu hạt). Người ta cho rằng
cơ chế qua trung gian miễn dịch này chịu trách nhiệm trong các trường hợp mà trong đó số
lượng các bạch cầu trung tính khôi phục được bằng điều trị với glucocorticoid (trường hợp
“giảm bạch cầu trung tính trong máu có đáp ứng với glucocorticoid – glucocorticoid responsive
neutropenia”). Giảm bạch cầu trung tính trong máu theo chu kỳ cũng đã được báo cáo ở mèo bị
nhiễm FeLV và thường điều trị được một cách hiệu quả bằng các thuốc glucocorticoids, cho thấy
là các cơ chế qua trung gian miễn dịch là có thể liên quan đến hội chứng này. Các chu kỳ thường
không đều, từ 8 đến 14 ngày. Kiểm tra tế bào học tủy xương trong giai đoạn giảm bạch cầu trung
tính trong máu có thể thấy cả triển dưỡng (hyperplasia) lẫn giảm dưỡng (hypoplasia) tế bào hạt
(granulocyte), với số lượng mất cân đối của các tế bào trong giai đoạn trước phân hóa từ tế bào
tủy sống (promyelocytic stage). Các phát hiện tương tự ở tủy xương có thể dẫn đến viêm hay các
bệnh qua trung gian miễn dịch, bất triển tế bào tủy sống (myelodysplasia), hay tăng bạch cầu
huyết dòng bạch cầu hạt (granulocytic leukemia). Những mèo bị giảm bạch cầu trung tính trong
máu có sốt tái phát hay bị nhiễm vi khuản kéo dài. Một số mèo thể hiện viêm lợi kéo dài, đôi khi
không có các dấu hiệu thông thường của viêm, như xung huyết và xuất dịch mủ, do cần có các
bạch cầu hạt cho đáp ứng viêm này.62 Ngoài các vấn đề có liên quan đến số lượng bạch cầu trung
tính, các bạch cầu trung tính của mèo bị nhiễm dạng tiến triển có thể bị giảm các chức năng di
chuyển theo hóa tính (chemotactic) và thực bào (phagocytic).

FPLS, cũng gọi là viêm ruột liên quan đến FeLV (FeLV-associated enteritis – FAE) hay giảm
tế bào nguồn gốc tủy xương trong máu (myeloblastopenia), gồm giảm bạch cầu máu nặng nề
(dưới 3000 tế bào/μL) với viêm ruột và tổn thương nếp nhăn biểu bì, mà giống như trường hợp
giảm bạch cầu huyết ở bệnh nhiễm virus gây giảm bạch cầu huyết ở mèo (feline panleukopenia
virus – FPV, xem Chương 9). Các kháng nguyên của FPV đã chứng minh được bằng miễn dịch
huỳnh quang trong các đoạn ruột mèo chết trong hội chứng này, sau khi được thực nghiệm gây
nhiễm bằng FeLV.280 FPV cũng đã chứng minh được bằng soi kính hiển vi điện tử, dù có kết quả
xét nghiệm âm tính với kháng nguyên của FPV. Điều này cho thấy hội chứng có thể thực tế
không phải chỉ do FeLV, mà do nhiễm cùng lúc với FPV. Hội chứng này cũng được gọi là FAE
ở những mèo bị nhiễm FeLV dạng tiến triển, do các dấu hiệu lâm sàng quan sát thấy thường là
do đường dạ dày ruột, bao gồm tiêu chảy ra máu, ói mửa, loét miệng hay viêm nướu răng, kém
ăn và giảm thể trõng.230,231 Người ta vẫn chưa biết có hay không các hội chứng này là do nhiễm
cùng lúc với FPV (và kể cả do nhiễm các vaccin FPV đã làm biến đổi như đã nêu) hay chỉ do
nhiễm FeLV.280 Trong các nghiên cứu thực nghiệm, một hội chứng tương tự đã gây ra được, dẫn
đến viêm ruột và gia tăng kháng nguyên của FeLV trong các tế bào ruột, khi mèo được gây
nhiễm thực nghiệm với các biến thể FeLV-FAIDS của FeLV. Bệnh nhiễm FeLV FAIDS bắt đầu
bằng một giai đoạn ban đầu triển dưỡng lâm ba kèm theo nhân sao của virus trong các nang lâm
ba, sau đó là cạn kiệt lâm ba liên quan đến dập tắt nhân sao của virus. Mèo phát triển kiết lỵ
đường ruột (enterocolitis) vớicác hoại tử ở nếp gấp nhung mao và teo nhung mao.193 Tiêu chảy
khó chữa và giảm thể trọng có liên quan đến lỗi hỏng miễn dịch, có đặc điểm là giảm tế bào lâm
ba huyết, ức chế khả năng nhận kích thích của tế bào lâm ba, thải ghép da không điều trị được,
giảm gammaglobulin huyết, và các tình trạng nhiễm cơ hội như bệnh đường hô hấp hay viêm
miệng. Các quan sát này cho thấy phát triển của FPLS và/hoặc FAE có thể tùy theo dòng của
FeLV.

Ức chế miễn dịch (Immunosuppression)

Các bệnh liên quan đến ức chế miễn dịch chiếm tỷ lệ lớn trong tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong
ở mèo bị nhiễm FeLV.84,330,337 Mèo bị nhiễm FeLV dạng tiến triển có khuynh hướng bị phụ
nhiễm, chủ yếu do bị ức chế miễn dịch, giống như người bị nhiễm virus gây lỗi hỏng miễn dịch
(human immunodeficiency virus – HIV), nhưng ức chế miễn dịch trong nhiễm FeLV là nặng nề
hơn so với nhiễm FIV. Việc đánh giá các tình trạng miễn dịch thực sự của mèo bị nhiễm là khó
khăn vì thiếu các xét nghiệm đặc trưng. Do đó, các thú y viên chủ yếu dựa vào CBC và thể hiện
lâm sàng để chẩn đoán tình trạng rối loạn miễn dịch. Một số phòng xét nghiệm thương mại có
thực hiện xét nghiệm tổng số tế bào CD4+ và CD8+, nhưng giá trị của các thông số này cần
được xem xét trong mèo bị nhiễm tự nhiên.185

Các cơ chế chính xác mà virus gây tổn hại hệ thống miễn dịch là chưa biết rõ, như vì sao các
con thú khác nhau có các mức độ ức chế miễn dịch khác nhau trong đáp ứng với cùng một virus.
Ức chế miễn dịch đôi khi có liên quan đến DNA không tích hợp của các biến thể virus có lỗi
hỏng trong nhân sao. 333 Các biến thể virus gây ức chế miễn dịch này, như FeLV-T, cần có một
phân tử thụ thể làm giãn màng tế bào (membrane-spanning receptor molecule, là Pitl) và một
protein đồng thụ thể thứ nhì (second co-receptor protein, là FeLIX) để nhiễm đến các tế bào lâm
ba T.351 Protein đồng thụ thể này là dạng protein có trong tế bào, được mã hóa bởi một tiền virus
trong tế bào, tiền virus này sinh ra bởi FeLV-A, giống như protein kết nối thụ thể của FeLV-B.24
Mèo bị nhiễm có thể bị teo tóp tuyến giáp hay teo vùng vỏ phần kế cận vùng tủy của hạch lâm
ba. Thường thấy giảm tế bào lâm ba và giảm bạch cầu trung tính trong máu. Ngoài ra, các bạch
cầu trung tình ở mèo bị nhiễm virus huyết bị giảm khả năng di chuyển theo hóa tính và giảm
chức năng thực bào, so với ở mèo khỏe mạnh. Bất thường này chưa rõ kéo dài bao lâu, mặc dù
tình trạng nhiễm virus huyết là tạm thời. Ở một số mèo, tình trạng giảm tế bào lâm ba huyết có
thể có đặc điểm là thường mất đi các tế bào lâm ba T trợ giúp dạng CD4+, dẫn đến đảo ngược tỷ
lệ CD4/CD8 (mà điển hình hơn trong bệnh nhiễm FIV).185,355 Thường thấy hơn, là mất hoàn toàn
các tế bào lâm ba trợ giúp và tế bào ức chế gây độc tế bào (CD8+ cells).185 Nhiều xét nghiệm về
chức năng miễn dịch ở mèo bị nhiễm FeLV tự nhiên đã cho ra báo cáo là bất thường, bao gồm
đáp ứng kém đến yếu tố phân bào (mitogen) của các tế bào lâm ba T, phản ứng thải ghép kéo dài
(allograft reaction), giảm sản sinh immunoglobulin, ức chế chức năng của bạch cầu trung tính,
và cạn kiệt hoàn toàn bạch cầu trung tính. Các chất tiết bạch cầu (interleukin – IL)-2 và IL-4
giảm ở một số mèo.257,267 Tuy nhiên, các nghiên cứu không thống nhất là có hay không chất cản
nhiễm (interferon – IFN)-γ là bị lỗi hỏng hay gia tăng. FeLV không thể hiện ức chế sản sinh IL-1
ở các đại thực bào bị nhiễm. Sự gia tăng TNF-α đã quan sát thấy trong huyết thanh của mèo bị
nhiễm và ở các tế bào nuôi cấy. Mặc dù từng loại chất tiết tế bào có vai trò cốt yếu trong tạo ra
đáp ứng miễn dịch, nhưng sản sinh quá mức của một số chất tiết tế bào, như TNF-α cũng có thể
gây bệnh.

Các đáp ứng ban đầu và về sau của kháng thể thể dịch đối với các kháng nguyên đặc hiệu bị
trì hoãn và bị giảm đi trong mèo bị nhiễm FeLV. Trong các nghiên cứu về vaccin, những mèo bị
nhiễm FeLV không có khả năng thực sự tạo được đủ đáp ứng miễn dịch đối với các vaccin, như
vaccin bệnh dại. Do đó, bảo hộ trong mèo bị nhiễm FeLV, sau khi được chủng ngừa vaccin là
không cao như ở mèo khỏe mạnh, và cần xem xét đến tần suất chủng ngừa cao hơn (6 tháng một
lần). Các tế bào lâm ba T của mèo bị nhiễm FeLV sinh ra các hàm lượng thấp hơn rõ rệt các yếu
tố kích thích tế bào lâm ba B, so với hàm lượng các yếu tố này ở mèo bình thường.34 Lỗi này trở
nên ngày càng nặng nề theo thời gian. Tuy nhiên, khi các tế bào lâm ba B của mèo bị nhiễm
FeLV được kích thích ở ngoại môi trường bởi các tế bào lâm ba T không bị nhiễm, thì chức năng
của các tế bào lâm ba B vẫn bình thường. Mặc dù miễn dịch dịch thể đối với kích thích đặc hiệu
bị giảm, nhưng đã ghi nhận có gia tăng không đặc hiệu của IgG và IgM.

Các bệnh qua trung gian miễn dịch

Ngoài ức chế miễn dịch, những mèo bị nhiễm FeLV phải chịu nhiều bệnh qua trung gian
miễn dịch gây ra bởi phản ứng quá mức hay lỗi điều chỉnh của đáp ứng miễn dịch đối với virus.
Các bệnh qua trung gian miễn dịch có liên quan đến FeLV bao gồm thiếu máu dung huyết do tự
miễn dịch (autoimmune hemolytic anemia),237 bệnh do globullin ở tế bào thần kinh
(glomerulonephritis),9 viêm võng mạc (uveitis) do tích tụ phức hợp miễn dịch trong mống mắt
(iris) và thể nhung mao võng mạc (ciliary body),35 và viêm đa khớp (polyarthritis).339 Viêm đa
khớp mãn tính tiến triển có thể khởi phát bởi FeLV; có khoảng 20% mèo bị viêm đa khớp, FeLV
được cho là tác nhân có liên quan.339 Một hội chứng tương tự cũng do virus gây viêm nổi bọt ở
mèo (feline foamy virus) và nhiễm cùng với FIV có thể xảy ra trong cả hai bệnh nhiễm virus này
(xem Chương 15).326a

Mất hoạt tính của tế bào lâm ba T ức chế (T-suppressor cell) và hình thành các phức hợp
kháng nguyên-kháng thể đã góp phần cho các bệnh qua trung gian miễn dịch này.338 Đo lường
các kháng nguyên của FeLV đã thấy những mèo bị viêm thận cầu thận (glomerulonephritis) có
protein của virus trong tuần hoàn nhiều hơn những mèo khác cũng bị nhiễm FeLV, mặc dù trong
một nghiên cứu, những mèo bị nhiễm FeLV thường không thể hiện rõ rệt hơn về tăng
gammaglobilin huyết trong điện di huyết tương, ngược lại với những mèo bị nhiễm FIV,309 và
tăng protein huyết không là vấn đề thường thấy trong mèo bị nhiễm FeLV (khác với nhiễm
FIV).127 Các kháng nguyên có thể dẫn đến hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể không
những bao gồm cả các hạt virus nguyên, mà còn bao gồm các protein tự do gp70, p27, hay
p15E.36,440 Các phức hợp miễn dịch trong tuần hoàn (circulating immune complexes – CICs)
cũng quan sát thấy sau khi thực nghiệm điều trị cho tình trạng nhiễm virus huyết dai dẳng bằng
các kháng thể đơn giá kháng gp70 và trong các nghiên cứu về cấy vào các yếu tố gây cạn kiệt bổ
thể (complement-depleting factors).

Các hội chứng khác

Các hội chứng khác mà trực tiếp gây ra bởi nhiễm FeLV bao gồm các rối loạn sinh sản, hội
chứng mèocon nhợt nhạt, và bệnh thần kinh liên quan đến FeLV. Ngoài các hội chứng này, các
dấu hiệu lâm sàng khác quan sát thấy có thể là hậu quả của phụ nhiêm, và trên quan điểm lâm
sàng, quan trọng là nhận thấy rằng nhiều bệnh phụ nhiễm này là có khả năng điều trị. Nhiều báo
cáo về bệnh nhiễm FeLV có nhiễm cùng với bi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật và nấm,
nhưng ít có nghiên cứu nào chứng minh rằng những mèo này có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với
những mèo âm tính với FeLV hay chúng ít đáp ứng theo mong muốn đối với điều trị. Do đó,
mặc dù FeLV được cho là bệnh nhiễm gây ức chế miễn dịch, nhưng phải giả thiết là tất cả các
bệnh nhiễm cùng lúc khác là hậu quả của nhiễm FeLV. Các bệnh phụ nhiễm có thể liên quan
đến FeLV bao gồm FIP, cầu trùng (coccidiosis), và các bệnh nhiễm ở đường hô hấp
trên.257,361,362 Các nghiên cứu đã tập trung vào vai trò và ảnh hưởng của bệnh nhiễm FeLV trong
bệnh nhiễm Mycoplasma spp. hướng máu, với các hậu quả trái ngược, do trong một số nghiên
cứu, bệnh nhiễm Mycoplasma là có liên quan đến nhiễm FeLV,26,422 trong khi ở các bệnh nhiễm
khác thì không liên quan.244,284,459 Không thấy có liên quan với bệnh nhiễm leishmania ở mèo.295

Viêm loét miệng mãn tính cũng không liên quan đến nhiễm FeLV trong mô tả của hai nghiên
cứu.28,357 Những mèo bị nhiễm tự nhiên với FeLV thường có khả năng phát triển và không chữa
trị được bệnh nhiễm Bartonella henselae; tuy nhiên, tiến trình và hậu quả lâm sàng của bệnh
nhiễm bartonella là không khác với mèo không bị nhiễm cùng lúc với FeLV.38a

Các bệnh khác mà cũng có thể chịu ảnh hưởng gián tiếp của FeLV, như bệnh tích gan đã mô
tả trong những mèo bị nhiễm FeLV với hoàng đản và nhiều bệnh viêm và thoái hóa gan
khác.361,362 Gan thấm mỡ (hepatic lipidosis) là một yếu tố biến chứng chính mà có thể giải thích
cho một số trường hợp này; tuy nhiên, hoại tử gan tập trung không giải thích được cũng đã xảy
ra. Bệnh ở da được mô tả ở một số mèo bị nhiễm FeLV. Những mèo bị nhiễm FeLV có thể có hệ
vi sinh ở da và màng nhày khác hơn nhiều so với những mèo không bị nhiễm,403 và các bệnh
nhiễm có liên quan đến các tình trạng bệnh ở da thường là do bị ức chế miễn dịch.347 Các tổn
thương thường bị phức tạp hơn bởi phụ nhiễm vi khuẩn hay các khối u. Viêm tai ngoài (otitis
externa) và viêm da mụn cám (miliary dermatitis) có thể phát triển bởi các ngoại ký sinh hay các
dị ứng, nhưng kéo dài bởi phụ nhiễm vi khuẩn.

Các rối loạn sinh sản

Mèo mẹ bị nhiễm FeLV có thể truyền virus qua nhau thai. Thất bại sinh sản trong dạng tái
hập thụ phôi thai, xảy thai và mèo sơ sinh chết, thường thấy nếu nhiễm FeLV trong tử cung. Thể
hiện của vô sinh thực ra là tình trạng tái hấp thụ sớm của phôi. Xảy thai thường xuất hiện vào
cuối thai kỳ, với tống ra các phôi thai có thể hiện bình thường. Viêm nội mạc tử cung do vi
khuẩn (bacterial endometritis) có thể kèm theo các dạng xảy thai này, nhất là ở mèo bị giảm
bạch cầu trung tính trong máu.62

Hội chứng nhợt nhạt của mèo con (Fading Kitten Syndrome)

Mèo con đẻ ra từ mèo mẹ đã bị nhiễm có thể đã bị phơi nhiễm với FeLV qua nhau thai,
nhưng phơi nhiễm nặng nề cũng xảy ra lúc sơ sinh và suốt thời gian nuôi con. Một số mèo con
trở nên có miễn dịch, nhưng hầu hết thường bị nhiễm dạng tiến triển và chết ở lứa tuổi còn nhỏ
do hội chứng mèo con nhợt nhạt, có đặc điểm là kém bú mẹ, mất nước, giảm lượng máu
(hypothermia), teo tuyến giáp, và chết trong vòng 2 tuần sau khi đẻ ra.257
Bệnh tích thần kinh (Neuropathy)

Rối loạn chức năng thần kinh đã được mô tả ở mèo bị nhiễm FeLV. Mặc dù các dấu hiệu thần
kinh thấy ở mèo bị nhiễm FeLV là do ung thư lâm ba (lymphoma) và thấm nhập tế bào lâm ba
(lymphocytic infiltrations) trong não hay tủy sống, dẫn đến chèn ép, nhưng một số trường hợp
không phát hiện thấy khối u trong các phương pháp hiển thị hay trong khám tử. Đồng tử không
đều (anisocoria), giãn đồng tử (mydriasis), các điểm mù (central blindness), hay hội chứng
Horner, đều đã được mô tả ở mèo bị nhiễm FeLV, mặc dù không có các biến đổi về hình thái. Ở
một số vùng (như ở miền tây nam nước Mỹ), đái dắt (urinary incontinence) là do bệnh thần kinh
đã được mô tả ở mèo bị nhiễm FeLV.44 Các tác động độc trực tiếp đến thần kinh của FeLV đã
được trình bày là một cơ chế sinh bệnh. Các glycoprotein vỏ bao của các retroviruses có thể gây
gia tăng calcium tự do dẫn đến chết sợi thần kinh, như đã quan sát thấy ở người bị nhiễm HIV.
Một polypeptide ở vỏ bao của FeLV đã thấy gây độc tính thần kinh theo liều lượng, có liên quan
đến các biến đổi hàm lượng ion calcium nội bào, đến khả năng sống của sợi thần kinh, và các
phát triển của sợi thần kinh. Dạng polypeptide của một dòng FeLV-C đã thể hiện độc tính thần
kinh cao hơn so với cùng dạng peptide trích từ một dòng FeLV-A.104,310

Các dấu hiệu lâm sàng trong 16 mèo có bệnh nhiễm FeLV dạng tiến triển và có các dấu hiệu
thần kinh bao gồm kêu gào bất thường, tăng nhạy cảm (hyperesthesia), tê liệt (paresis) tiến triển
đến bại liệt (paralysis). Một số mèo phát triển giãn đồng tử không đều (anisocoria) hay đái dắt
trong tiến trình bệnh của chúng. Một số mèo khác có cùng các vấn đề liên quan đến FeLV, như
bệnh bất triển tủy xương (myelo dysplastic). Tiến trình lâm sàng của mèo bị nhiễm bao gồm dần
dần rối loạn chức năng thần kinh. Về vi thể, thoái hóa chất trắng với giãn nở vỏ bao thần kinh và
sưng ở các đầu nối sợi thần kinh, đã thấy ở các sợi thần kinh tủy sống và hành não của mèo
bệnh.44 Nhuộm hóa miễn dịch mô bào cho mô bị nhiễm phát hiện thấy có các kháng nguyên p27
của FeLV trong các sợi thần kinh, các tế bào nội mạc, và các tế bào khổng lồ, và DNA tiền virus
đã khuyếch đại được trong nhiều mẫu ở tủy sống.44 Các phát hiện này cho thấy ở một số mèo bị
nhiễm FeLV, virus chủ yếu gây bệnh tích tế bào của hệ thần kinh trung ương.

CHẨN ĐOÁN
Xét nghiệm phát hiện FeLV và sau đó ngăn ngừa phơi nhiễm ở mèo khỏe mạnh đối với mèo
bị nhiễm FeLV là phương cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh lây lan. Xét nghiệm để nhận
diện những mèo bị nhiễm có thể là cốt yếu cho phòng ngừa truyền lây, và chủng ngửa vaccin
không được cho là thay thế cho xét nghiệm. Hiệp hội Chăn nuôi Mèo của Mỹ (American
Association of Feline Practitioners – AAFP) đã thiết lập các hướng dẫn cho xét nghiệm mèo đối
với FeLV.260 Theo các hướng dẫn này, tình trạng FeLV của tất cả mèo phải được biết rõ, do
bệnh nhiễm có các hậu quả nặng nề đối với sức khỏe mà ảnh hưởng đến việc điều trị. Chẩn đoán
chính xác tình trạng nhiễm là quan trọng cho cả mèo khỏe mạnh lẫn mèo bệnh. Nhận diện và
cách ly mèo bị nhiễm được cho là phương cách hiệu quả nhất cho ngăn ngừa bệnh truyền lây đến
mèo khác. Không phát hiện được mèo bị nhiễm có thể dẫn đến phơi nhiễm và truyền lây đến
mèo không bị nhiễm. Nhận diện sai về bệnh nhiễm ở mèo không bị nhiễm có thể dẫn đến các
thay đổi không thích hợp về cách chăn nuôi hay có khi bị giết hủy.260 Để tránh các nguy cơ
truyền bệnh đến trại nuôi khi đưa về mèo mới, một xét nghiệm sau đây phải được thực hiện ít
nhất 90 ngày sau khi xét nghiệm lần đầu hay sau khi có khả năg bị phơi nhiễm với FeLV do mèo
có thể trong giai đoạn đầu của bị nhiễm vào thời điểm xét nghiệm lần đầu; xét nghiện này phải
được thực hiện trước khi giao mèo cho hộ gia đình chăn nuôi.255

Mèo có thể xét nghiệm ở bất kỳ lứa tuổinào. Do các xét nghiệm theo dõi phát hiện kháng
nguyên và không phát hiện kháng thể, không có bất kỳ kháng thể mẹ truyền lẫn kháng thể từ
chủng ngừa vaccin hay do phơi nhiễm trước đó vói virus mà cản trở được xét nghiệm. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng mèo con bị nhiễm bởi một số dạng truyền lây từ mẹ có thể không cho kết
quả dương tính trong hàng tuần đến hàng tháng sau khi sinh ra.259 Chủng ngừa vaccin đối với
FeLV thường không ảnh hưởng đến xét nghiệm, do xét nghiệm FeLV phát hiện kháng nguyên
và không phát hiện kháng thể. Tuy nhiên, việc lấy mẫu máu ngay sau khi chủng ngừa có thể
chứa các kháng nguyên của FeLV từ trong vaccin ở mức độ có thể phát hiện được, do vậy các
mẫu có thể lấy trước khi chủng ngừa vaccin FeLV.360 Ở đây không rõ xét nghiệm này có giới
hạn thời gian bao lâu. Mèo có thể cần xét nghiệm phát hiện retrovirus ở các thời điểm khác nhau
trong đời sống của nó; thí dụ, mèo mà đạt được tiêu chí (Khung 11-1), phải được xét nghiệm về
nhiễm FeLV.260

KHUNG 11-1
Tiêu chí cho xét nghiệm mèo đối với nhiễm FeLVa
Mèo bệnh (kể cả trước kia có xét nghiệm âm tính)
Mèo mới nhận về (kể cả mèo con).
Kể cả mèo không sống chung với mèo khác cũng phải được xét nghiệm vì một số lý do. Tình trạng nhiễm FeLV của
chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, những mèo khác đã có thể sống chung trước kia, hay mèo nuôi nhốt có thể
thoát ra ngoài và phơi nhiễm với những mèo khác.
Các xét nghiệm phải được thực hiện theo ấn định, và những mèo với các kết quả âm tính phải được tái xét nghiệm
trong tối thiểu 28 ngày.
Những mèo được biết mới phơi nhiễm với mèo đã bị nhiễm FeLV hay với mèo không rõ tình trạng, như phơi nhiễm
qua vết cắn.
Việc xét nghiệm phải được thực hiện ngay, và nếu có kết quả âm tính phải được tái xét nghiệm sau tối thiểu 28
ngày.
Mèo sống trong trại nuôi với mèo khác đã bị nhiễm FeLV phải được xét nghiệm hàng năm, nếu chúng không nuôi
cách ly.
Những mèo có môi trường sống nguy cơ cao phải được xét nghiệm hàng năm (như mèo nuôi thả tự do trong vùng
dân cư nuôi nhiều mèo, và những mèo có bằng chứng về đánh nhau thấy có các vết thương và u sẹo).
Mèo phải được xét nghiệm trước khi chủng ngừa lần đầu đối với FeLV.
Mèo sử dụng để lấy máu hay lấy mô phải có các kết quả xét nghiệm theo dõi âm tính với FeLV, ngoài các kết quả
xét nghiệm âm tính với PCR thời gian thực (real-time PCR).
Không cần xét nghiệm định kỳ với mèo đã xác định âm tính với tình trạng nhiễm, nếu chúng không bị phơi nhiễm
với mèo đã bị nhiễm hay nếu chúng không bị bệnh.
a
Từ tài liệu tham khảo 260, với cho phép.

Phát hiện trực tiếp virus

Để chẩn đoán bệnh nhiễm FeLV, thích hợp là áp dụng các phương pháp trực tiếp phát hiện
virus, do các xét nghiệm thủ tục hiện sẵn có cho phát hiện kháng nguyên p27 trong máu (sản
sinh nhiều bởi các tế bào bị nhiễm virus). Các phương pháp phát hiện trực tiếp FeLV bao gồm
phát hiện kháng nguyên tự do (bằng ELISA hay các phương pháp sắc ký miễn dịch khác –
immunochromatographic) hay phát hiện kháng nguyên kết hợp trong tế bào (bằng phương pháp
kháng thể huỳnh quang trực tiếp – direct FA), phát hiện nucleic acid của virus bằng PCR, bao
gồm phát hiện tiền virus (provirus DNA) hay phát hiện virus (RNA), và phân lập virus (virus
isolation).
Phát hiện trực tiếp kháng nguyên của FeLV

Thủ tục theo dõi FeLV trở nên sẵn có với phát triển của xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang
(immunofluorescence assays) cho xét nghiệm virus đã được xây dựng từ năm 1973.150 Năm
1979, xét nghiệm thương mại ELISA đầu tiên được cấp phép. Xét nghiệm này rất nhạy cho phát
hiện các hàm lượng thấp của kháng nguyên trong huyết thanh của mèo bị nhiễm,274 nhưng kết
quả không đặc hiệu. Lutz và các tác giả khác 282 đã xây dựng một xét nghiệm ELISA chứa các
kháng thể đơn giá đối với ba thể hiện bề mặt (epitope) khác nhau của kháng nguyên p27, mà
không cho phản ứng chéo đối với các protein của các retroviruses khác; do đó kết quả của xét
nghiệm này là đặc hiệu hơn. Một số xét nghiệm ELISAs và các xét nghiệm sắc ký miễn dịch
khác (immunochromatographic assays – ICGAs) hay các xét nghiệm thấm thấu miễn dịch nhanh
(rapid immunomigration assays) đã được áp dụng. Các xét nghiệm ICGAs cố định màng
(membrane-fixed ICGAs) và các xét nghiệm thấm thấu miễn dịch nhanh là dựa vào một nguyên
tắc giống như ở ELISA với màu được tạo ra là kết quả của một phản ứng miễn dịch, nhưng xét
nghiệm này có thiết kế hơi kkhác so với ELISA. Tất cả các phương pháp dựa vào ELISA hiện
sẵn có áp dụng cho các xét nghiệm nhanh tại chỗ.371

Các xét nghiệm tại chỗ (point of care tests) dựa vào ELISA hiện nay được trang bị cho các
phòng xét nghiệm lâm sàng, nhưng vẫn còn áp dụng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực
tiếp (direct FA) cho phát hiện kháng nguyên virus.153 Các xét nghiệm kháng thể huỳnh quang
trực tiếp và ELISA đều phát hiện protein p27 trong nhân của FeLV, là protein sản sinh nhiều
trong hầu hết mèo bị nhiễm; tuy nhiên, các phương pháp dựa vào ELISA là nhạy hơn và phát
hiện được các hàm lượng thấp hơn của p27 tự do hòa tan trong huyết tương hay huyết thanh,
trong khi xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp chỉ phát hiện được các lượng kháng
nguyên p27 trong bào tương của các tế bào máu bị nhiễm. Cả phương pháp xét nghiệm ELISA
và kháng thể huỳnh quang đều có ích trong lâm sàng. Mèo mà chỉ có các kết quả ELISA dương
tính thường có khả năng về sau thoái triển thành kết quả âm tính, so với mèo có cả hai kết quả
dương tính của ELISA và kháng thể huỳnh quang. Để phân biệt giữa bệnh nhiễm tiến triển với
bệnh nhiễm thoái triển, mèo phải được xét nghiệm tiếp bằng phương pháp ELISA lúc 6 tuần sau.
Nếu mèo có kết quả dương tính, phải xét nghiệm tiếp lúc 10 tuần sau. Nếu lúc này mà mèo vẫn
còn kết quả dương tính, khả năng cao nhất là bệnh nhiễm tiến triển, và sẽ có các kết quả dương
tính cho đến suốt đời. Một phương pháp khác mà không trì hoãn tái xét nghiệm là xét nghiệm
ngay một mèo có kết quả dương tính của ELISA bằng kháng thể huỳnh quang trực tiếp. Nếu kết
quả kháng thể huỳnh quang trực tiếp là dương tính, khả năng về nhiễm virus huyết tạm thời
(bệnh nhiễm thoái triển) là thấp. Chỉ 3% đến 9% mèo có dương tính với các kết quả kháng thể
huỳnh quang trực tiếp mà có nhiễm virus huyết tạm thời.146,153,212,216,282 Một số ít mèo có các kết
quả xét nghiệm trái ngược mà phát triển các kết quả xét nghiệm dương tính dai dẳng của ELISA,
và có các kết quả âm tính với kháng thể huỳnh quang trực tiếp, là những mèo có thể có bệnh
nhiễm cục bộ hay nhiễm không điển hình, do virus được khú trú bởi hệ thống miễn dịch của
mèo.216 Một kết quả âm tính của ELISA nhưng dương tính với kháng thể huỳnh quang trực tiếp,
thì luôn có kết quả sai hoặc là ở kết quả âm tính của ELISA (mà thường không thể xảy ra), hoặc
là ở kết quả dương tính sai ở kháng thể huỳnh quang trực tiếp (có khả năng xảy ra hơn).

Các phương pháp dựa vào ELISA phát hiện kháng nguyên protein p27 tự do hòa tan của
FeLV và là phương pháp xét nghiệm được khuyên cho theo dõi bệnh nhiễm FeLV. Dương tính ở
mẫu máu nguyên, huyết thanh hay huyết tương trong xét nghiệm ELISA có nghĩa là mèo đang
bị nhiễm virus huyết. Các xét nghiệm này cho kết quả dương tính sớm, trong giai đoạn đầu của
nhiễm virus huyết ngay trong tuần đầu sau khi bị nhiễm, trước khi tủy xương bị nhiễm. Do đó
các kết quả dương tính có thể phản ánh tình trạng nhiễm virus huyết tạm thời (trong mèo bị
nhiễm dạng thoái triển) hay bị nhiễm virus huyết lâu dài (trong mèo bị nhiễm dạng tiến triển).35
Trong các điều kiện thực nghiệm, hầu hết mèo có các kết quả dương tính trong vòng 28 ngày sau
khi phơi nhiễm.212 Mặc dù các phương pháp ELISA đã được cải thiện, nhưng có thể cho ra các
kết quả dương tính sai với nhiều lý do. Tuy nhiên phương pháp ELISA có thể thực hiện với các
mẫu huyết thanh, huyết tương hay máu nguyên, trong một số nghiên cứu, tỷ lệ cao các kết quả
dương tính sai đã được ghi nhận khi sử dung các mẫu máu nguyên, nhất là các mẫu máu đã bị
dung huyết. Do đó các phương pháp ELISA chuẩn chỉ có thể thực hiện được với huyết thanh
hay huyết tương. Tuy nhiên, các xét nghiệm dựa vào ICGA có màng lọc, do vậy mẫu máu
nguyên, mẫu huyết thanh hay huyết tương đều không gây ra các kết quả khác nhau.170 Các kết
quả dương tính sai cũng là vấn đề đối với một số hệ thống xét nghiệm sử dụng các tác nhân thử
lấy từ chuột, mà sử dụng cho mèo có các kháng thể kháng chuột từ tự nhiên,274 thể hiện ở
khoảng 1% đến 2% mèo. Các xét nghiệm có cải tiến đã giải quyết vấn đề này bằng cách thêm
vào các bước kiểm soát. Lỗi do kỹ thuật và áp dụng cũng góp phần cho ra các kết quả dương
tính sai.153,285 Các lỗi này thường xảy ra trong các bước rửa của bộ kit sử dụng phiến đa giếng
(microwell plate formats). Các xét nghiệm dựa vào màng lọc làm đơn giản các bước tách rửa và
bao gồm các đối chứng dương tính và âm tính cho từng mẫu xét nghiệm. Các nghiên cứu so
sánh đã được thực hiện trong nhiều xét nghiệm dựa vào ELISA kể từ khi xét nghiệm này được
đưa ra thị trường, nhất là ở Châu Âu.168,170,345,384 Trong hầu hết các nghiên cứu này, độ nhạy và
tính đặc hiệu là tương đương. Các giá trị thể hiện dương tính của hầu hết các xét nghiệm có độ
nhạy khoảng 80%,168,170 trong khi các giá trị thể hiện là âm tính đạt gần đến 100%.136,170 Tính tin
cậy của một xét nghiệm (các giá trị thể hiện – predictive values) tùy thuộc vào tỷ lệ nhiễm trong
một quần thể mèo. Các kết quả dương tính sai hiện nay là quan trọng hơn do gia tăng lưu hành
của FeLV dẫn đền giảm các giá trị thể hiện dương tính của các xét nghiệm hiện tại. Do FeLV có
mặt trong hầu hết mèo bị ung thư lâm ba ở tuyến giáp, một kết quả dương tính có khả năng là
chính xác trong tình trạng này, trong khi trong một quần thể có nguy cơ thấp, như một trại nuôi
độc lập được biết là sạch bệnh nhiễm FeLV, một kết quả dương tính phải được xem xét với mức
độ nghi ngờ hơn, và phải thực hiện các xét nghiệm xác nhận.557 Do đó, các kết quả xét nghiệm
âm tính là có độ tin cậy cao do lưu hành thấp của FeLV trong hầu hết các quần thể, nhưng các
kết quả dương tính cần được diễn giải cẩn thận, và cần cân nhắc áp dụng các xét nghiệm xác
nhận sau khi có một quả dương tính. Nếu các xét nghiệm xác nhận (như phân lập virus, PCR)
không sẵn có hay quá đặt tiền cho thực hiện, một xét nghiệm ELISA mới nhất phải được thực
hiện để kết luận cho xét nghiệm dương tính sai. Nếu xét nghiệm gần nhất này là dương tính, điều
này sẽ làm gia tăng cho giá trị thể hiện.170 Việc tái xét nghiệm phải được thực hiện ngay và
không làm gì khác với các giai đoạn khác nhau của tình trạng nhiễm virus huyết; xét nghiệm này
chỉ áp dụng để bù cho yếu kém của hệ thống xét nghiệm. Một số xét nghiệm ELISA đã được
phát triển cho các mẫu nước mắt và nước bọt thay cho máu.171 Nói chung, các xét nghiệm này là
không chính xác như xét nghiệm máu, do thải tiết kháng nguyên thường gián đoạn và các xét
nghiệm thường có lỗi kỹ thuật nhiều hơn;18,171 các xét nghiệm này không khuyên áp dụng do các
hậu quả của các kết quả âm tính sai và dương tính sai có thể gây ra tai họa cho các cá thể mèo
hay cho các quần thể mèo.29,171,172,281

Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (direct FA testing) trên các mẫu máu hay tủy
xương phát hiện kháng nguyên p27 liên quan đến tế bào bị nhiễm, chủ yếu là các bạch cầu trung
tính và tiểu cầu. Xét nghiệm sớm nhất mà có thể hiện dương tính sau khi nhiễm đến tủy xương
là khoảng 3 tuần sau khi bị tình trạng nhiễm virus huyết. Các kết quả xét nghiệm dương tính có
khả năng phản ánh tình trạng nhiễm virus huyết dai dẳng (bệnh nhiễm dạng tiến triển);147,149,257
do đó, xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp không khuyên áp dụng làm xét nghiệm theo
dõi, do mèo ở tuần đầu tiên trong nhiễm virus huyết đã có khả năng truyền bệnh cho mèo khác,
nhưng không phát hiện được dương tính. Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp có thể áp
dụng cho các lý do tiên lượng hay để xác nhận các kết quả dương tính hay các kết quả nghi ngờ.
Các phương pháp xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp cần có xử lý chuyên môn và kính
hiển vi huỳnh quang, và phải được thực hiện bởi phòng xét nghiệm có chất lượng. Xem thêm
Phụ lục Trang mạng 5 về danh sách các phòng xét nghiệm có chất lượng thực hiện xét nghiệm
này. Thông thường, có hai hay nhiều hơn mẫu máu phải được làm khô trong không khí và được
gởi di trong dạng không làm cố định đến phòng xét nghiệm. Do kháng nguyên hiện diện ở các
hàm lượng cao trong các bạch cầu trung tính và các tiểu cầu, các kết quả âm tính sai có thể xảy
ra khi hai loại tế bào này bị lỗi. Các kết quả dương tính sai xảy ra khi các mẫu quả dày, nền màu
huỳnh quang quá đậm, hay xét nghiệm được thực hiện và được diễn giải bằng người không có
kinh nghiệm. Việc sử dụng mẫu máu đông vón chứ không phải máu tươi cũng gây ra lỗi.209,454
Các biến thiên trong chất lượng đối chứng giữa các phòng xét nghiệm đã được báo cáo, cần lưu
ý đối với chọn lựa phòng xét nghiệm để tham chiếu.257

Phát hiện Nucleic Acid

PCR khác với các phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp và ELISA là không phát
hiện kháng nguyên của virus (protein) mà phát hiện các kết chuỗi nucleic acid của virus (RNA
của virus hay DNA tiền virus [kết hợp trong tế bào]). Xét nghiệm này có thể thực hiện với các
mẫu máu, tủy xương và mô. PCR là phương pháp rất nhạy do quá trình bao gồm khuyếch đại các
kết chuổi gen của FeLV để gia tăng khả năng phát hiện. Xét nghiệm PCR được thực hiện ở nhiều
phòng xét nghiệm thương mại (xem Phụ lục Trang mạng 5). Khi được thực hiện trong các điều
kiện tối ưu, PCR có thể là phương pháp nhạy nhất cho chẩn đoán FeLV và có thể giúp giải quyết
các trường hợp có các kết quả xét nghiệm kháng nguyên trái ngược. Tuy nhiên, PCR phải được
thực hiện bởi nhóm kỹ thuật viên đã được huấn luyện tốt, do những thay đổi nhỏ về xử lý mẫu
có thể dẫn đến hủy hoại chất liệu nucleic acid mỏng manh hay gây ra những vấy nhiễm nhỏ, dẫn
đến các kết quả lần lượt là âm tính sai hay dương tính sai. Các lỗi kỹ thuật có thể làm giảm nhiều
độ nhạy và tính đặc hiệu của kết quả PCR. Ở đây có các nghiên cứu so sánh về tính chính xác
trong chẩn đoán của các phòng xét nghiệm khác nhau thực hiện PCR xét nghiệm FeLV. Ngoài
ra, PCR có tính đặc hiệu cao theo dòng virus. Là một retrovirus, FeLV có tính biến dị, và các
biến đổi nhỏ ở dòng virus có thể cản trở kết nối của các đoạn mồi, là bước cần thiết cho khuyếch
đại gen di truyền của virus. Mèo bị nhiễm FeLV đã biến dị có thể có các phản ứng xét nghiệm
âm tính với một PCR đặc hiệu. Do đó, một kết quả âm tính không có nghĩa là mèo không bị
nhiễm. PCR chính xác nhất nếu cho ra một kết quả dương tính và khi được thực hiện bởi phòng
xét nghiệm danh tiếng, sao cho có thể loại trừ được vấy nhiễm. Do vậy, PCR có khả năng phát
hiện bệnh nhiễm FeLV trong các mẫu máu, tế bào nuôi, mô cơ quan và các mẫu đã làm cố định.

Chỉ định chính cho áp dụng PCR là khi có nghi ngờ về bệnh nhiễm thoái triển (âm ỉ) ở những
mèo có ung thư lâm ba (lymphomas), có các hội chứng ức chế tủy xương, hay có các bệnh tích
viêm mãn tính ở nướu răng.174,204,419,442 Trong bệnh nhiễm dạng thoái triển, không có hay chỉ có
nhân sao tối thiểu của virus; do đó các xét nghiệm như ELISA/ICGA mà phát hiện kháng
nguyên của virus thường cho kết quả âm tính. Ngoài ra, PCR thời gian thực (real-time PCR)
được áp dụng để định lượng tiền virus và số lượng virus.14,48,49,346,437 Áp dụng PCR định lượng
(thời gian thực), người ta đã thấy là số lượng virus trong mèo được gây nhiễm thực nghiệm, mà
có các kết quả âm tính ở ELISA (tức là bị nhiễm dạng thoái triển), đã tạo nên một đáp ứng miễn
dịch hiệu quả mà với số lượng thấp hơn nhiều (thấp hơn 300 lần) so với số lượng virus nhiễm
vào mèo mà có các kết quả kháng nguyên dương tính (tức là chúng bị nhiễm dạng tiến triển).189
Nếu PCR định lượng được áp dụng để khảo sát số lượng tiền virus và RNA của virus trong các
dòng bạch cầu, thì sẽ cho phép phân biệt được bệnh nhiễm FeLV dạng thoái triển hay tiến
triển.47 Hơn nữa, các nghiên cứu áp dụng PCR thời gian thực đã cho thấy có 5% đến 10%mèo có
các kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính là có dương tính với DNA tiền virus trong xét
nghiệm bằng PCR.131,189 Mặc dù tầm quan trọng về lâm sàng của các tình trạng âm tính kháng
nguyên, dương tính tiển virus là vẫn chưa rõ, nhưng thấy là hầu hết những mèo này vẫn không
nhiễm virus huyết (aviremic), không thải tiết virus và không có khả năng phát triển bệnh liên
quan đến FeLV. Xét nghiệm PCR đối với các mẫu của tủy xương ở mèo bị ức chế tủy xương
(myelosuppression)419 và các mẫu mô khối u từ mèo bị ung thư lâm ba (lymphoma) đã chứng
minh bệnh nhiễm FeLV dạng thoái triển trong mèo có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính
với FeLV.167,204,206 Các tỷ lệ phát hiện là cao hơn trong tủy xương, so với trong máu, của mèo bị
nhiễm dạng thoái triển mà có các kết quả âm tính về kháng nguyên.419 Do đó, các mẫu lý tưởng
phải lấy từ tủy xương, dịch hút từ hạch lâm ba hay các tân bào, chứ không phải máu.

Các phương pháp PCR nhạy cũng có khả năng phát hiện thải tiết virus trong nước bọt. Một
nghiên cứu về mô hình thải tiết RNA của FeLV trong nước bọt đã thấy rằng thải tiết virus là đặc
điểm thực chất trong bệnh nhiễm dạng tiến triển ở mèo, trong khi những mèo bệnh nhiễm thoái
triển với số lượng virus thấp thì không thải tiết nucleic acid của virus trong nước bọt. RNA và
DNA của FeLV bền bỉ hơn 64 ngày trong các mẫu nước bọt được bảo quản ở nhiệt độ phòng, và
ở mèo bị nhiễm tự nhiên, độ nhạy và tính đặc hiệu của các xét nghiệm mẫu nước bọt cho thấy
tương đương với xét nghiệm phát hiện kháng nguyên trong máu.131,132 Các tác giả cũng gợi ý
rằng việc phát hiện RNA của virus trong nước bọt bằng PCR có thể trở thành công cụ tin cậy
trong chẩn đoán không chọc dò (noninvasive) để chẩn đoán bệnh nhiễm FeLV. Trong một
nghiên cứu khác,97 mèo ở thực địa đã được nhận diện là có dương tính với các kết quả xét
nghiệm phát hiện kháng nguyên của FeLV trong máu, nhưng có các kết quả xét nghiệm âm tính
với DNA và RNA trong xét nghiệm nước bọt của PCR. Các kết quả này cho thấy một số phương
pháp PCR xét nghiệm nước bọt có thể không đủ độ nhay để thay thế xét nghiệm máu, ít nhất
trong tương lai gần.

Phân lập virus (Virus Isolation)

Phân lập virus ban đầu được phát triển để nhận diện mèo bị nhiễm FeLV.82,213 Xét nghiệm
này không có khả năng thực hành cho các thủ tục chẩn đoán, do khó khăn và tốn thời gian để
thực hiện và cần đến cơ sở vật chất đặc biệt. Xét nghiệm này có thể vẫn còn áp dụng cho xác
nhận các kết quả xét nghiệm dương tính và các mẫu có nghi ngờ.

Các phương pháp phát hiện kháng thể

Việc phát hiện kháng thể không giúp ích cho chẩn đoán bệnh nhiễm FeLV, do nhiều mèo có
kháng thể miễn dịch đối với FeLV, trong khi mèo bị nhiễm dạng tiến triển không có kháng thể
có khả năng phát hiện được. Các kháng thể và miễn dịch sẽ có sau khi chủng ngừa vaccin, hay
khi bị nhiễm dạng thoái triển hay nhiễm dạng không thành công (abortive infection). Một số mèo
có miễn dịch này thực sự bị nhiễm FeLV (như ở bệnh nhiễm dạng thoái triển), nhưng một số
mèo khác thì không bị nhiễm (như ở mèo được chủng ngừa vaccin), và các hệ thống xét nghiệm
kháng thể không thể phân biệt được giữa các kháng thể do vaccin hay do nhiễm tự nhiên. Hơn
nữa, nhiều mèo có thể đã được chủng ngừa vaccin và bị nhiễm dạng thoái triển cùng lúc, do một
nghiên cứu đã cho thấy việc chủng ngừa vaccin không ngăn ngừa được nhiễm virus.187 Trong
thực nghiệm, người ta đã thấy rằng FeLV thể hiện phơi nhiễm liều thấp mà có thể dẫn đến sản
sinh kháng thể trong bệnh nhiễm dạng không thành công, mà mèo có các kháng thể kháng FeLV,
nhưng không thể phát hiện được kháng nguyên hay nucleic acid của FeLV.292

Mặt khác, việc xét nghiệm kháng thể có thể dự đoán có miễn dịch đối với bệnh nhiễm FeLV,
và do đó, những mèo có kháng thể kháng FeLV thì có thể không có được lợi ích từ chủng ngừa
vaccin FeLV. Tuy nhiên, mối liên quan giữa hiện diện của kháng thể và có miễn dịch, là không
nhất thiết, do nhiều mèo đã được chủng ngừa vaccin không phát triển kháng thể,97 và sẽ có
những mèo có được bảo hộ đối với FeLV dù có các kháng thể có khả năng phát hiện được.248,412
Việc xét nghiệm kháng thể có thể giúp biết được các tình trạng nhiễm FeLV trong một quần thể.
Trong một nghiên cứu đánh giá các tình trạng nhiễm FeLV trong quần thể mèo ở miền nam nước
Đức, nhiều mèo có các kháng thể đối với FeLV, dù có các kết quả âm tính về kháng nguyên và
PCR.97

ĐIỀU TRỊ
Mặc dù thực tế là tình trạng nhiễm virus huyết do FeLV có liên quan đến giảm thời gian sống,
nhiều chủ nuôi vẫn chọn lựa điều trị triệu chứng lâm sàng kèm theo bệnh nhiễm. Một số nghiên
cứu cũ cho thấy là những mèo bị nhiễm FeLV chỉ sống được tối đa 3 năm sau khi chẩn đoán,
nhưng các nghiên cứu này bao gồm những mèo được nhóm thành mèo nuôi trại, mèo nhiễm
FeLV trong tự nhiên. Với chăm sóc đặc biệt, những mèo bị nhiễm FeLV có thể sống lâu hơn 3
năm, thực ra có thể chết ở lứa tuổi già hơn do các nguyên nhân hoàn toàn không liên quan đến
bệnh nhiễm retroviral của chúng.160 Do đó, các chỉ định về điều trị hay giết hủy nhân đạo sẽ
không bao giờ chỉ dựa vào tình trạng nhiễm FeLV. Ở đây quan trọng là biết được những mèo bị
nhiễm FeLV cũng bị nhiễm cùng những bệnh khác ở những mèo không bị nhiễm FeLV, và nếu
chỉ thấy có các bệnh liên quan đến FeLV thì là có hay không phải do FeLV.162,260

Quản lý những mèo bị nhiễm virus gây bệnh máu trắng ở mèo

Quản lý đặc biệt đã được xem xét khi có những mèo bị nhiễm FeLV. Các phương thức quản
lý phải bao gồm cả mèo nuôi chung với mèo bị nhiễm FeLV.

Chuồng nuôi mèo bị nhiễm virus bệnh máu trắng

Trong trại nuôi có mèo bị nhiễm FeLV, tất cả mèo phải được xét nghiệm để biết được tình
trạng của chúng. Nếu có nhiều hơn một mèo có các kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính
trong một chuồng có mèi bị nhiễm FeLV, thì chủ trại phải được thông tin về nguy cơ tiềm tàng
đối với mèo chưa bị nhiễm trong trại. Họ phải được hướng dẫn các biện pháp tốt nhất cho ngăn
ngừa phát tán bệnh nhiẽm, là phải cách ly các cá thể bị nhiễm trong các buồng nuôi cách biệt, để
tránh tiếp xúc giữa mèo bị nhiễm với mèo chưa bị nhiễm. Thải tiết virus thường qua tuyến nước
bọt, và truyền lây giữa mèo với mèo có thể xảy ra do giao tiếp kêu gào (allogrooming), sử dụng
chung các khay ăn uống và các khay chất độn chuồng, do tập tính đánh nhau và cắn nhau. Nguy
cơ truyền lây không quá cao, do mèo sống chung với mèo đang thải tiết FeLV thì đã bị phơi
nhiễm hay đã bị nhiễm và có khả năng có miễn dịch đối với bệnh nhiễm mới. Tuy nhiên, các
nghiên cứu trong nhóm các trại nuôi đã cho thấy là kháng thể trung hòa virus không tồn tại lâu
dài; do đó, mèo trước kia có miễn dịch có thể trở nên bị nhiễm virus huyết, mà có thể phản ánh
tình trạng tái kích hoạt từ bệnh nhiễm dạng thoái triển. Tuy nhiên, bệnh nhiễm mới thật sự (mặc
dù ít có khả năng) không thể loại trừ.162 Nguy cơ về mèo trưởng thành trước kia có kết quả xét
nghiệm kháng âm tính với kháng nguyên của FeLV sẽ chuyển sang có kết quả xét nghiệm dương
tính chiếm khoảng 10% đến 15% nếu đã sống chung vài tháng với mèo đang thải tiết virus.59
Nếu các chủ nuôi từ chối cách ly mèo, thì những mèo không bị nhiễm phải được chủng ngừa
vaccin FeLV nhằm cố gắng gia tăng hàm lượng kháng thể tạo miễn dịch trong môi trường phơi
nhiễm cao với virus. Tuy nhiên, chủng ngừa vaccin không cho ra bảo hộ tốt trong các hoàn cảnh
này. Nếu trại nuôi không nhập mới mèo, những mèo có các kết quả kháng nguyên âm tính sẽ có
khuynh hướng sống lâu hơn mèo bị nhiễm dạng tiến triển; do đó, sau nhiều tháng hay nhiều
năm, tất cả mèo còn lại sẽ có miễn dịch.

Cá thể mèo bị nhiễm virus bệnh máu trắng

Mèo bị nhiễm FeLV phải được nuôi nhốt, không chỉ ngăn ngừa lây lan đến mèo khác trong
trại, mà còn tạo bảo hộ cho những mèo có khả năng dễ bị ức chế miễn dịch khỏi các mầm bệnh
khác. Dinh dưỡng và chăm sóc tốt là cốt yếu cho duy trì sức khỏe đàn mèo. Những mèo bị
nhiễm FeLV phải được cho ăn thức ăn có chất lượng cao. Tránh sử dụng thịt tươi, trứng và sữa
không tiệt trùng, do nguy cơ nhiễm vi khuẩn hay ký sinh qua thức ăn.255

Thường xuyên đưa mèo đến phòng khám thú y ít nhất 6 tháng mỗi năm để phát hiện các biến
đổi sửc khỏe của mèo. Mèo đi khám phải kèm theo bệnh sử chi tiết, tuy nhiên việc khám sức
khỏe phải bao gồm sờ nắn các hạch lâm ba, kiểm tra xoang miệng để phát hiện bệnh ở răng lợi.
khám da để phát hiện nhiễm ngoại ký sinh hay nấm, khám mắt để kiểm tra buồng ngoài và
buồng trong cả hai mắt, cân đo chính xác và ghi chép thể trọng, là các thể hiện chung cho sức
khỏe của mèo. Ngoài ra, phải thực hiện một CBC sau mỗi lần khám, và hàng năm thực hiện xét
nghiệm hóa sinh, phân tích nước tiểu (bao gồm nuôi cấy vi khuẩn), kiểm tra phân (ở mèo có khả
năng bị phơi nhiễm hay có lịch sử về vấn đề ở đường dạ dày ruột). Trên thực tế, mèo đực và mèo
cái có thể đem thiến để giảm căng thẳng liên quan đến động dục và phối giống, và giảm khả
năng giao tiếp bên ngoài. Mèo bị nhiễm FeLV không triệu chứng thường có khả năng chịu đựng
tốt với phẫu thuật. Phải cấp kháng sinh hỗ trợ cho các giải phẫu và bấm răng.255,260 Chủng ngừa
vaccin bằng các vaccin theo quy định (core vaccines: phòng ngừa đối với FPV, feline
herpesvirus, và feline calicivirus) phải được thực hiện thường xuyên, kể cả khi mèo được nuôi
trong môi trường riêng. Nếu chủ nuôi không có khả năng giam giữ được mèo đã bị nhiễm FeLV,
cần phải chủng ngừa vaccin dại (theo quy định của vùng). Những mèo bị nhiễm FeLV có thể
không còn khả năng tạo đủ đáp ứng miễn dịch đối với vaccin, là trường hợp của vaccin dại,
nhưng ít thấy ở các vaccin khác. Do đó, bảo hộ của mèo bị nhiễm FeLV sau khi chủng ngừa là
không đầy đủ và không lâu dài như mèo không bị nhiễm, cần xem xét tần suất chủng ngừa dày
hơn (như 6 tháng một lần) với những mèo đã bị nhiễm FeLV,279 nhất là mèo được cho phép đi ra
ngoài. Các vaccin virus biến đổi nhược độc (MLV vaccines) phải tránh sử dụng cho mèo đã bị
nhiễm FeLV nếu có thể, vì các mầm bệnh nhược độc này có thể lấy lại khả năng gây bệnh trong
mèo bị ức chế miễn dịch. Các vaccin FeLV không khuyên áp dụng ở những mèo đã biết là bị
nhiễm FeLV dạng tiến triển hay thoái triển, do các vaccin này không có tác dụng đối với tình
trạng nhiễm virus huyết, tình trạng mang trùng hay tạo khả năng triệt tiêu virus, và không
khuyên áp dụng ở mèo bị bệnh lâm sàng do nhiễm FeLV.

Điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm virus bệnh máu trắng ở mèo

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh phụ nhiễm ở mèo bị nhiễm FeLV được điều trị theo cùng
cách thức như điều trị với mèo không bị nhiễm. Tuy nhiên, cần phải tăng cường xét nghiệm và
điều trị sớm đến mức cần thiết khi đã nhận diện được mèo bị nhiễm FeLV. Chủ nuôi phải được
cho biết rằng điều trị có thể kéo dài hơn bình thường. Các tình trạng phụ nhiễm có thể cần điều
trị tích cực và kéo dài hơn ở những mèo bị nhiễm FeLV. Bản thân FeLV không gây sốt, do vậy
việc phát hiện bệnh nhiễm cùng lúc phải thực hiện đối với những mèo bị sốt. Sốt không rõ
nguyên nhân mà không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh, thì có thể do nhiễm cùng lúc với
virus khác, với nguyên sinh động vật hay nấm.

Các thuốc glucocorticoids và các thuốc gây ức chế miễn dịch khác tránh sử dụng đến mức có
thể đối với mèo bị nhiễm FeLV, ngoại trừ được chỉ định với lý do đặc biệt. Các thuốc này cản
trở di chuyển hướng hóa chất của các bạch cầu hạt, cản trở thực bào và tiêu diệt vi khuẩn, do đó
làm phức tạp thêm nguy cơ bị nhiễm.62 Những mèo có các kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm
tính với FeLV, sống trong trại nuôi có mèo đang thải tiết FeLV, sẽ không được điều trị bằng
glucocorticoid do làm gia tăng nguy cơ tái kích hoạt bệnh nhiễm dạng thoái triển. Tất cả các
thuốc gây ức chế miễn dịch phải tránh ở mèo bị nhiễm FeLV do khả năng về các hội chứng ức
chế tủy xương do FeLV

Các khối u (Tumors)

Mặc dù tiên lượng về các khối u có liên quan đến FeLV là xấu,103,241,430,443 việc điều trị đối
với khôi u cần được cân nhắc ở mèo bị nhiễm FeLV, do một số mèo có khả năng điều trị khỏi.

Ung thư lâm ba (lymphoma) và máu trắng (leukemia) thường gây chết trong vòng 1 đến 2
tháng; tuy nhiên, mèo có thể được điều trị thành công bằng hóa trị liệu, và một số ít mèo có
thuyên giảm trong vài năm sau. Trước khi cân nhắt đến điều trị, phải thực hiện chẩn đoán về ung
thư lâm ba, bằng các phương pháp tế bào học hay mô học, tình trạng của mèo phải được đánh
giá theo tiên lượng, và tình trạng của ung thư lâm ba phải được xác định. Những mèo có ung thư
lâm ba đường tiêu hóa thường có tiên lượng xấu hơn những mèo có ung thư lâm ba ở những vị
trí khác, do thường thể hiện kém ăn và suy kiệt. Tuy nhiên, những mèo có các mảng tái tiết xuất
đường ruột (resectable intestinal mass) hay có các mảng có các đặc trưng mô bào học khác biệt,
có khả năng sống lâu hơn sau khi được điều trị. Những mèo bị ung thư lâm ba ở màng treo ruột
thường có đáp ứng tốt với hóa trị liệu.293,430 Ung thư lâm ba ở đường mũi được cho là khu trú lâu
dài hơn so với các ung thư lâm ba ở các vị trí khác, và chiếu xạ kết hợp với các thuốc hóa trị liệu
cho ra thời gian sống kéo dài hơn. Các kết hợp của các thuốc hóa trị liệu cho ra cơ hội tốt hơn
cho thuyên giảm hoàn toàn. Các thuốc glucocorticoids điều trị một tác nhân (single-agent
glucocorticoids) thường có hiệu quả thấp hơn và chỉ được xem xét đến để giảm nhẹ bệnh cho
những mèo đã không thành công trong điều trị kết hợp. Các thuốc này thường được cấp kết hợp
với các cyclophosphamide, vincristine, và prednisone, theo một giao thức được gọi là COP. Mặc
dù là giao thức cũ, kết hợp của COP vẫn được áp dụng thường xuyên thành công. So với các kết
quả được báo cáo ở các giao thức hóa trị liệu khác, giao thức COP cho ra tỷ lệ cao thuyên giảm
và tỷ lệ mèo thời gian sống kéo dài lên đến 75%.430 Trong một báo cáo cũ ở 38 mèo (trong đó
hầu hết bị nhiễm FeLV, và vị trí khối u hầu hết là màng trung thất) được điều trị theo COP, có
đến 75% đạt được thuyên giảm hòa toàn, với thời gian thuyên giảm trung bình 150 ngày và tỷ lệ
thuyên giảm trong 1 năm là 20%.17 Trong một báo cáo mới nhất, những mèo từ cùng vùng địa lý
đã được điều trị bằng cùng giao thức và có tỷ lệ hoàn toàn thuyên giảm chỉ đạt 47%, với thời
gian thuyên giảm trung bình là 86 ngày.314 Trong nhóm này, một số mèo đã bị nhiễm FeLV, và
phổ biến nhất là dạng nhiễm ở đường tiêu hóa.314 Do đó, bệnh nhiễm FeLV sẽ không cản trở
việc điều trị ung thư lâm ba ở mèo.

Các nhà nghiên cứu ung thư khác áp dụng giao thức đa tác nhân có chứa (doxorubicin-
containing multiagent protocol) của Đại học Wisconsin-Madison (University of Wisconsin-
Madison – UWM). Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, tỷ lệ đáp ứng cho 66 mèo được điều trị
bằng COP là 92% trong đó 73% đạt được thuyên giảm hoàn toàn, trong khi những mèo được áp
dụng giao thức UWM chỉ có 72% có đáp ứng, trong đó 64% đạt được thuyên giảm hoàn toàn.
Do đó, những mèo được điều trị bằng giao thức UWM đáp ứng thấp hơn rõ rệt với điều trị, so
với được điều trị bằng giao thức COP.429 Ít phổ biến hơn, L-asparaginase, cytosine arabinoside,
và methotrexate đã được bao gồm trong các giao thức điều trị FeLV.

Mèo bị máu trắng cấp tính (acute leukemia) khó điều trị, do tủy xương bị tràn ngập các tế bào
tân bào sợi lát (neoplastic blast cells), mà phải được làm sạch trước khi các tế bào gốc tạo máu
bình thường có thể phục hồi. Quá trình này có thể kéo dài 3 đến 4 tuần; do đó, tình trạng giảm
bạch cầu trung tính và thiếu máu có thể không có khả năng thuận nghịch ngay được. Tốc độ
thuyên giảm ở những mèo bị bệnh máu trắng do tăng bạch cầu cấp tính (acute lymphatic
leukemia – AML) được điều trị ban đầu bằng vincristine và prednisone là khoảng 25%, trong khi
tốc độ thuyên giảm của mèo bị AML được điều trị bằng doxorubicin hay cytosine arabinoside là
gần bằng zero.62 Lý do cho đáp ứng rất kém này có thể là liên quan đến một tế bào mầm dạng
còn rất thô sơ, và gần như cần phải loại bỏ hoàn toàn tủy xương để làm sạch dạng sao chép ác
tính này.62 Một mèo có nghi ngờ bệnh máu trắng mãn tính do bạch cầu liên quan đến FeLV đã
được điều trị thành công bằng một kết hợp của prednisone, chlorambucil, cyclophosphamide,
doxorubicin, và lomustine.242

Tất cả các thuốc điều trị này đều gây ức chế miễn dịch và một số trong đó gây ức chế tủy
xương, do vậy có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh liên quan đến FeLV. Những người chủ nuôi
mèo phải được hướng dẫn quan sát các dấu hiệu của bệnh. Bệnh nhiễm phải được điều trị nhanh
chóng và tích cực, nhất là khi xảy ra trong thời điểm bạch cầu hạt xuống thấp. Mặc dù điều trị dự
phòng bằng các chất kháng sinh không được áp dụng làm thủ tục trong điều trị bệnh ung thư lâm
ba hay máu trắng ở mèo, các chất kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng phải được cấp cho những
mèo bị nhiễm FeLV, nhất là khi xảy ra sốt hay các dấu hiệu khác của phụ nhiễm. Thời điểm mà
điều trị có thể ngưng một cách an toàn vẫn còn là tranh luận, nhưng chiều hướng là rút ngắn hơn
thời gian điều trị cho những mèo đang trong quá trình tiếp tục thuyên giảm. Trước đây, hầu hết
các giao thức điều trị kéo dài một năm hay lâu hơn; hiện nay đã rút ngắn chỉ khoảng 6 tháng ở
mèo thể hiện tiếp tục thuyên giảm hoàn toàn.
Ung thư nhu mô ở mèo do virus (virally induced feline sarcomas) phải được điều trị ngay, với
giải phẫu rộng và sâu. Nếu không thấy có di căn, nhưng các khối u vi thể vẫn tồn tại sau khi giải
phẫu, thì chiếu xạ có thể thành công trong việc trì hoãn tái phát. Mèo con trong thực nghiệm gây
ung thư tế bào sợi lát (fibrosarcoma) do FeLV đôi khi có thoái triển sau khi điều trị bằng huyết
thanh kháng FOCMA, nhưng tình trạng này không thể diễn giải là hiệu quả cho lâm sàng.62

Các rối loạn huyết học (Hematologic Disorders)

Mặc dù các rối loạn huyết học hầu hết thường bất thuận nghịch ở mèo bị nhiễm FeLV, nhưng
đây là tiến trình chu kỳ và/hoặc một số cải thiện theo thời gian. Do đó, cần xem xét đến điều trị
bằng truyền máu (để hỗ trợ tạm thời) hay sử dụng các chất tiết tế bào (cytokine) để kích thích
tủy xương.

Thiếu máu có thể gây chết ở mèo bị nhiễm FeLV, và ở một số mèo, truyền máu là phần quan
trọng trong điều trị, nhất là khi thiếu máu không tái tạo. Hầu hết mèo có đáp ứng sau khi truyền
máu lần đầu. Trong 29 mèo bị thiếu máu do nhiễm FeLV (huyết sắc tố - hematocrite [HTC] dưới
20%) được điều trị bằng truyền máu (trong 2 tuần), HCT trở lại mức bình thường ở 8 mèo. Điều
này có thể giải thích bằng các chu kỳ giảm tế bào máu (cyclic cytopenias) đôi khi thấy ở những
mèo bị nhiễm FeLV. Prednisone có thể gia tăng thời gian tồn tại của các hồng cầu, nếu cấu thành
của thiếu máu là qua trung gian miễn dịch, nhưng thuốc này chỉ có thể sử dụng nếu chứng minh
có đáp ứng qua trung gian miễn dịch (dương tính trong xét nghiệm Coombs). Đôi khi phụ nhiễm
(như nhiễm Mycoplasma hướng máu – hemotropic Mycoplasma) dẫn đến thiếu máu. Dạng thiếu
máu này (là thiếu máu tái tạo) có tiên lượng tốt, do đó, khả năng về các bệnh niễm này luôn phải
được kiểm tra. Các lỗi về chất sắt (iron), folate, hay vitamin B12 thường hiếm gặp; do đó, việc
điều trị bổ sung thường ít có hiệu quả.62 Mặc dù các hàm lượng erythropoietin thường tăng lên ở
những mèo bị thiếu máu liên quan đến FeLV, điều trị bằng tái tổ hợp của erythopoietin dùng cho
người (recombinant human erythropoietin – rHuEPO) có thể có ích. Điều trị bằng rHuEPO
không chỉ làm gia tăng số lượng hồng cầu, mà còn làm gia tăng tiểu cầu và các tế bào nhân to
(megakaryocyte) ở thú vật và người bị bệnh lâm sàng.328 Trong một nghiên cứu, rHuEPO cũng
làm gia tăng số lượng bạch cầu trong mèo.13 Không có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan
đến mèo bị nhiễm FeLV, nhưng trong một nghiên cứu về mèo bị nhiễm FIV, tất cả mèo được
điều trị đã dần gia tăng số lượng hồng cầu, gia tăng hàm lượng hemoglobin và HTC, gia tăng số
lượng bạch cầu gồm số lượng các bạch cầu trung tính, tế bào lâm ba hay kết hợp cả hai.13 Liều
lượng khuyên áp dụng là 100 IU/kg được cấp dưới da (SC) cách nhau 48 giờ cho đến khi đạt
được HTC theo mong muốn (thường là 30%) và sau đó cần duy trì HTC ở 30%. Đáp ứng có thể
không thấy trong 3 đến 4 tuần, và nếu có đáp ứng, thì cần phải bổ sung thêm chất sắt. Không bổ
sung chất sắt cho những mèo đã được truyền máu, do máu nguyên đã chứa 0,5 mg/mL chất sắt,
và có thể có tình trạng tích tụ chất sắt ở gan (hemosiderosis). Các kháng thể kháng erythropoietin
có thể phát triển ở 25% đến 30% mèo được điều trị sau 6 đến 12 tháng. Việc kết nối các kháng
thể này vào rHuEPO và bản chất của erythropoietin làm vô hiệu hóa các tác động sinh lý trên các
tế bào hồng cầu con, gây lỗi tủy xương và thiếu máu khó chữa trị. Tuy nhiên, các kháng thể
kháng erythropoietin biến mất sau khi ngưng điều trị này. Một số mèo bị nhiễm FeLV không có
đáp ứng với điều trị bằng rHuEPO. Các lý do cho đề kháng với erythropoietin, ngoài phát triển
các kháng thể kháng erythropoietin và lỗi chuyển hóa chất sắt, bao gồm nhiễm FeLV ở các tế
bào nền tủy xương (bone marrow stromal cells) hay kể cả nhiễm cùng lúc các bệnh khác ở tủy
xương. Ở một số mèo không có đáp ứng, việc truyền máu liên tục có thể là khả năng duy nhất.
Giảm bạch cầu trung tính trong máu (neutropenia) có thể dẫn đến ức chế miễn dịch nặng nề,
và có thể cần đến các chất kháng sinh ở một số mèo, để ngăn ngừa phụ nhiễm vi khuẩn dời
chuyển (secondary bacterial translocation) và phát triển bại huyết. Điều trị bằng filgrastim, một
yếu tố kích thích trú đóng của dòng bạch cầu hạt (granulocyte colony-stimulating factor – G-
CSF) có trên thị trường là sản phẩm tái tổ hợp dùng cho người (rHuG-CSF) để điều trị giảm
bạch cầu huyết ở người, đã cho ra các đáp ứng tạm thời. Filgrastim được sử dụng cho mèo ở liều
lượng 5 µg/kg tiêm dưới da (SC) cách nhau 24 giờ trong thời gian 21 ngày. Các phản ứng phụ có
thể bao gồm nhức xương (bone discomfort), phì đại lách, các phản ứng dị ứng và sốt.13,134 Gia
tăng số lượng bạch cầu trong thời gian ngắn có thể tiếp theo là giảm bạch cầu trung tính trong
máu, khi tiếp tục sử dụng filgrastim, do phát triển của các kháng thể trung hòa theo liều lượng sử
dụng đối với chế phẩm tương đồng này, sau 7 đến 10 ngày. Do đó, chế phẩm này không nên sử
dụng kéo dài trên 3 tuần.13,134 Một nguy cơ về phát triển các kháng thể lâu dài kháng F-CSF nội
sinh ở mèo (ở các liều lượng cao), dẫn đến tái giảm bạch cầu trung tính trong máu. Một nghiên
cứu cho thấy filgrastim bị cấm chỉ định ở mèo bị nhiễm FeLV do dẫn đến gia tăng số lượng
virus,13 nhưng ít có dữ liệu về sử dụng filgrastim trong bệnh nhiễm FeLV. Trong một nghiên
cứu, một số lượng ít mèo bị nhiễm FeLV trong tự nhiên đã được điều trị bằng filgrastim; tuy
nhiên, điều trị này không cho ra các biến đổi rõ rệt về số lượng các bạch cầu trung tính.239 Các
tác giả khác đã báo cáo rằng đã sử dụng thuốc này trong mèo bị nhiễm FeLV có chu kỳ giảm
bạch cầu trung tính trong máu, với một số thành công.257 Ở một số mèo bị nhiễm FeLV với giảm
bạch cầu trung tính trong máu, một cơ chế qua trung gian miễn dịch bị nghi ngờ là dẫn đến
ngưng phân hóa trong tủy xương của các tế bào từ giai đoạn tế bào tủy xương (myelocyte) đến
giai đoạn tế bào nhân to (metamyelocyte). Số lượng các bạch cầu trung tính có thể điều chỉnh
được ở một số mèo này, bằng các liều gây ức chế miễn dịch của glucocorticoids. Ở những con
thú bị triển dưỡng tủy xương và không có các tế bào gốc tủy xương (myeloid precursors), khi có
nghi ngờ về các tác động trực tiếp của FeLV, thì không sử dụng các glucocorticoids.

Điều trị bằng thuốc kháng virus (antiviral) và lắp ghép miễn dịch
(immunomodulatory)

Trong nhiều nghiên cứu, mèo được gây nhiễm thực nghiệm bằng FeLV đã được điều trị bằng
các hóa chất khác nhau. Nhiều thử nghiệm điều trị về kháng virus và lắp ghép miễn dịch đã được
mô tả trong bệnh nhiễm FeLV, ngoài những bệnh nhiễm khác ở mèo. Không may là, nhiều kết
quả là khó diễn giải, và khó đánh giá được dữ liệu do thiếu các thử nghiệm có đối chứng, trong
đó các điều trị mới được so sánh với điều trị chuẩn hay điều trị giả thuốc. Không có điều trị nào
chứng minh được có hiệu quả trong bệnh nhiễm FeLV. Để có được hiệu quả, thuốc phải ức chế
được nhân sao của virus và cho phép khôi phục hệ thống miễn dịch. Có thể cần phải điều trị kéo
dài suốt dời; do đó, thuốc phải có hiệu quả khi cấp theo đường miệng và phải tương đối ít độc
tính, rẻ tiền. Không thấy có thuốc nào cho điều trị mèo bị nhiễm FeLB (xem Chương 2).162

Hóa trị liệu kháng virus (Antiviral Chemotherapy)

Hầu hết các thuốc kháng virus là thuốc của người, nhất là thuốc dùng điều trị nhiễm HIV,
một số thuốc này có tác dụng kháng FeLV ở ngoại môi trường. Một số thuốc kháng HIV đã
được sử dụng để điều trị mèo gây nhiễm FeLV thực nghiệm và bị nhiễm tự nhiên, cải thiện lâm
sàng và kéo dài thời gian sống có thể đạt được ở một số mèo áp dụng điều trị kháng virus (xem
Chương 2).
Zidovudine (3'-azido-2',3'-dideoxythymidine [AZT]) (xem Chương 2) có hiệu quả đối với
FeLV ở ngoại môi trường, và đã được sử dụng trong thực nghiệm và các thử nghiệm thực địa
cho mèo bị nhiễm FeLV.428 Xem phần Zidovudine, Chương 2, và phần Công thức thuốc trong
Phụ lục, để biết thêm thông tin về tác dụng trong điều trị mèo bị nhiễm FeLV.158,159,166

Didanosine (ddI) cũng dùng để điều trị bệnh nhiễm HIV và đã sử dụng thành công trong mèo
được gây nhiễm thực nghiệm FIV (xem Chương 2). Thuốc này ức chế nhân sao của FeLV ở
ngoại môi trường;428 tuy nhiên, không có nghiên cứu ở nội môi trường với đối chứng để xác
nhận hiệu quả của ddI ở mèo bị nhiễm FeLV.

Zalcitabine (ddC) hiện nay cũng được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm HIV (xem Chương 2).
Thuốc này có hiệu quả đối với FeLV ở ngoại môi trường197,348,428 và đã được sử dụng trong các
nghiên cứu thực nghiệm để điều trị mèo bị nhiễm FeLV.

Suramin là một trong những chất kháng sinh xua cũ nhất. Thuốc đã được sử dụng đối với các
bệnh nhiễm ký sinh, nhưng cũng có hoạt tính kháng virus. Thuốc đã được sử dụng để điều trị
bệnh nhiễm FeLV ở mèo, tuy nhiên chỉ có số lượng ít mèo được thử nghiệm (xem Chương 2).

Foscarnet là một pyrophosphate gây ức chế sinh tổng hợp nucleic acid (xem Chương 2).
Thuốc cũng có hoạt tính ở ngoại môi trường đối với FeLV,421 nhưng không có dữ liệu tin cậy về
hiệu quả của thuốc ở nội môi trường của mèo. Độc tính làm giới hạn sử dụng của thuốc, do gây
độc thần kinh và ức chế tủy xương ở mèo (xem phần Công thức thuốc trong Phụ lục).

Ribavirin (RTCA) là dạng triazole nucleoside phổ rộng, có hoạt tính đối với nhiều virus DNA
và RNA (xem Chương 2). RTCA có hoạt tính đối với FeLV ở ngoại môi trường,135 nhưng thuốc
có ít tác dụng vì mèo rất nhạy với độc tính của thuốc này (xem phần Công thức thuốc trong Phụ
lục).

Điều trị bằng kháng thể

Điều trị bằng kháng thể đã được áp dụng để điều trị bệnh nhiễm FeLV. Các kháng thể trích từ
mèo có miễn dịch hay các kháng thể đơn giá của chuột đối với các thể hiện bề mặt của gp70.
Các kháng thể đã điều trị thành công trong thực nghiệm đối với mèo bị nhiễm, nhưng chỉ thành
công trong vòng 3 tuần sau khi bị nhiễm. Mèo bị nhiễm tự nhiên không thể hiện đáp ứng, mặc dù
các kháng thể đơn giá tồn tại lâu hơn trong mèo bị nhiễm virus huyết, so với mèo đối chứng bình
thường. Những mèo bị nhiễm FeLV được điều trị bằng kháng thể phát triển tồn dư CICs62 mà có
khả năng gây ra các phản ứng bất lợi.

Điều trị ghép nối miễn dịch (Immunomodulatory Therapy)

Các chất ghép nối miễn dịch hay các chất kích thích chất tiết tế bào (cytokine inducers) đã
được sử dụng cho điều trị mèo bị nhiễm FeLV. Các cố gắng để kích thích đáp ứng miễn dịch đã
được áp dụng nhiều hơn trong bệnh nhiễm FeLV, so với các bệnh nhiễm khác trong điều trị thú
y. Tuy nhiên, không có các nghiên cứu đối chứng bao gồm số lượng lớn mèo bị nhiễm tự nhiên
đối với các chất này.
IFN-α của người có khả năng lắp ghép miễn dịch và hoạt tính kháng virus (xem Chương 2 và
Công thức thuốc trong phần Phụ lục). Nhân sao của FeLV bị ức chế ở ngoại môi trường bởi
IFN-α của người, và có vài nghiên cứu đã được thực hiện về sử dụng IFN-α của người trong
bệnh nhiễm FeLV ở mèo.

Để đánh giá tác dụng trực tiếp trên các tế bào bị nhiễm, IFN-α của người và IFN-ω của mèo
đã được pha vào tế bào nuôi FL74 được gây nhiễm mãn ính FeLV. Các IFN không ảnh hưởng
đến thể hiện protein của virus; tuy nhiên, hoạt tính RT, trực tiếp tỷ lệ theo hàm lượng của các hạt
virus tự do, đã giảm theo sự gia tăng của các hàm lượng IFNs và theo thời gian điều trị. Ngoài
ra, các IFNs làm giảm khả năng sống và gia tăng thể hiện bề mặt của các tế bào bị nhiễm FeLV,
nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào không bị nhiễm.56 Hai chế độ điều trị với kết hợp IFN-α
của người đã được áp dụng cho mèo: tiêm liều cao dưới da (104 đến 106 IU/kg cách nhau 24 giờ)
hay liều thấp cấp đường miệng (1 đến 50 IU/kg cách nhau 24 giờ). Cấp IFN-α đường nhu mô
(tiêm dưới da) dẫn đến phát triển các kháng thể trong hòa làm bất hoạt thuốc. Với sử dụng
đường miệng, thường không có hiệu quả kháng virus, nhưng có thể có phản ứng lắp ghép miễn
dịch. Khi sử dụng đường miệng, IFN-α bị bất hoạt bởi acid của dịch vị, và giống như các protein
khác, đã bị phá hủy bởi trypsin và các enzyme phân hủy protein khác trong tá tràng; do đó, thuốc
không được hấp thụ và không thể phát hiện thấy trong máu sau khi cấp đường miệng.43 Tuy
nhiên, IFN-α có thể kết nối đến các thụ thể của màng nhày trong xoang miệng, kích thích mô
lâm ba tại chỗ và dẫn đến phóng thích chất tiết tế bào (cytokine) trên các tế bào lâm ba của vùng
miệng và hầu họng, khởi phát một chuỗi các đáp ứng miễn dịch mà cuối cùng có tác động toàn
thân.236 Do đó, lý do về sử dụng các liều thấp đường miệng là bắt chước các quá trình phòng vệ,
và khi so sánh các liều thấp với các liều cao của IFN-α cấp đường miệng, thì các liều cao cũng
không cải thiện được tác dụng.68 Điều trị cho mèo gây nhiễm thực nghiệm bằng liều cao IFN-α
của người (1,6 x 104 IU/kg đến 1,6 x 106 IU/kg, tiêm dưới da) cả sử dụng đơn lẻ hay kết hợp với
AZT đều dẫn đến giảm kháng nguyên p27 của FeLV trong tuần hoàn. Tuy nhiên, mèo trở nên
khó điều trị lúc 3 đến 7 tuần sau khi bắt đầu điều trị, do phát triển kháng thể kháng IFN-α.467 Tuy
nhiên, mèo bị nhiễm FeLV trong tự nhiên được áp dụng chế độ điều trị liều cao này, sử dụng
IFN-α của người (1 x 105 IU/kg tiêm dưới da cách nhau 24 giờ trong 6 tuần) mà có hay không áp
dụng chung với AZT, thì không thể hiện khác biệt về cái thiện theo thống kê đối với các thông
số về lâm sàng, xét nghiệm, miễn dịch hay virus học.160 Liều thấp cấp đường miệng của IFN-α
đã được áp dụng trong nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng giả thuốc, đối với bệnh nhiễm do
FeLV; 0,5 IU/mèo (8 mèo) hay 5 IU/mèo (5 mèo) đã được điều trị đường miệng (sau khi thực
nghiệm gây nhiễm) vào 7 ngày liên tiếp và cách tuần, trong thời gian 1 tháng.69 Không có khác
biệt trong phát triển tình trạng nhiễm virus huyết giữa các nhóm; tuy nhiên, những mèo được
điều trị thể hiện rõ là có ít dấu hiệu lâm sàng hơn và thời gian sống dài hơn so với nhóm đối
chứng giả thuốc (với nhóm mèo được cấp 0,5 IU/con thì có đáp ứng tốt hơn). Một số nghiên cứu
không đối chứng đã báo cáo đáp ứng có lợi trong mèo thực địa được điều trị bằng IFN liều thấp
qua đường miệng,414,435,457 nhưng các nghiên cứu này chỉ bao gồm số lượng ít mèo và kết quả
khó diễn giải vì không có nhóm đối chứng. Trong một nghiên cứu rộng rãi, kết quả lâm sàng của
69 mèo bị nhiễm FeLV được điều trị đường miệng với liều thấp của IFN (30 IU/kg trong 7 ngày
liên tiếp, theo lịch trình cách tuần: một tuần điều trị, một tuần nghỉ) so với các đối chứng, cho
thấy có thời gian sống dài hơn ở mèo được điều trị.457 Trong một nghiên cứu có đối chứng giả
thuốc, điểu trị cho mèo bệnh nhiễm FeLV với liều thấp của IFN-α đường miệng (30 IU/mèo
trong 7 ngày liên tiếp, theo lịch trình cách tuần), hoặc là sử dụng IFN đơn lẻ, hoặclà kết hợp với
protein A của Staphylococcus (SPA), thì không cho ra kết quả khác biệt về thống kê đối với tình
hình nhiễm FeLV, với thời gian sống, với các thông số lâm sàng hay huyết học, hay cho ra cải
thiện về ấn tượng của chủ nuôi, khi so sánh với nhóm giả thuốc.303 Do đó, nghiên cứu có đối
chứng này không thể chứng minh được hiệu quả.

IFN-ω ở mèo đã được cấp phép sử dụng trong dược thú y ở một số quốc gia Châu Âu và Nhật
Bản (xem Chương 2 và Công thức thuốc trong phần phụ lục). Mèo sẽ không phát triển các kháng
thể đối với IFN-ω do có nguồn gốc tương đồng, thuốc này có khả năng sử dụng lâu dài. IFN-ω
của mèo ức chế nhân sao của FeLV ở ngoại môi trường372 bằng cách làm giảm khả năng sống và
gia tăng thể hiện bề mặt của các tế bào bị nhiễm FeLV.56 Trong một nghiên cứu thực địa có đối
chứng giả thuốc ở Pháp, 48 mèo bị nhiễm FeLV được điều trị bằng IFN-ω ở liều lượng 1 x 106
IU/kg cách nhau 24 giờ, tiêm dưới da, trong 5 ngày liên tiếp, với liệu trình từng đợt 5 ngày, bắt
đầu từ ngày 0, 14 và 60. Các điều trị hỗ trợ đã áp dụng cho cả hai nhóm, và mèo được theo dõi
đến 1 năm. Đã có khác biệt rõ rệt về thống kê đối với thời gian sống sót so với mèo không được
điều trị, trong thời gian 9 tháng, nhưng không khác biệt sau 1 năm.80 Không có thông số virus
học nào được đo lường suốt nghiên cứu để chứng minh giả thiết là IFN-ω thực sự có tác dụng
kháng FeLV ngoài ức chế phụ nhiễm. Do đó cần có các nghiên cứu thêm. Một giao thức điều trị
đã được gợi ý gồm 1 x 106 IU/kg IFN-ω tiêm dưới da cách nhau 24 giờ, trong 5 ngày liên tiếp,80
nhưng có thể phải điều chỉnh trong tương lai. Không có báo cáo về phản ứng phụ đối với mèo.

Staphylococcal protein A (SPA) là một sản phẩm polypeptide của vi khuẩn được tinh lọc trực
tiếp từ thành tế bào của Staphylococcus aureus Cowan I, được sử dụng trong nhiều phương thức
để điều trị mèo bị nhiễm FeLV (xem Chương 2 và Công thức thuốc trong Phụ lục). Hiệu quả đã
thấy khi huyết tương từ mèo bị ung thư lâm ba do nhiễm FeLV đã được lọc qua SPA hay qua các
cột lọc của S. aureus để loại bỏ các CICs và sau đó đưa trở lại mèo. Nhiều mèo đã được điều trị
theo cách thức này, và trong một số báo cáo, có tỷ lệ cao thuyên giảm khối u và chuyển biến
sang tình trạng âm tính với FeLV; ở những mèo khác, các đáp ứng kém rõ ràng và diễn ra trong
thời gian ngắn. Sau đó, người ta đã nhận thấy rằng SPA và các sản phẩm khác đã bị rò rỉ ra từ
các bộ lọc và cột lọc sử dụng để hấp phụ miễn dịch, và sau đó huyết tương đưa trở về mèo là
dạng bị vấy nhiễm.156 Khả năng là các sản phẩm này đã thể hiện một tác dụng lắp ghép miễn
dịch, do các điều tra viên đã điều trị một số mèo bằng các liều thấp của SPA. Trong một nghiên
cứu bao gồm mèo con với thực nghiệm gây nhiễm FeLV, điều trị bằng SPA (7,3 mg/kg, tiêm
phúc mạc – intraperitoneally [IP] hai lần mỗi tuần, trong 8 tuần) không điều chỉnh được tình
trạng nhiễm virus huyết hay cải thiện được chức năng miễn dịch.303 Trong môt thực nghiệm
nghiên cứu liên quan đến 17 mèo (5 mèo bị nhiễm virus huyết trong bệnh nhiễm FeLV, 6 mèo
không bị nhiễm virus huyết, và 6 mèo đối chứng không bị nhiễm FeLV), không thấy khác biệt
về đáp ứng trong tình trạng nhiễm virus huyết và đáp ứng miễn dịch, nhưng có thể phát hiện thấy
kích thích sản sinh dòng tế bào hạt (granulocytic lineage) trong tủy xương.246 Trong một nghiên
cứu có đối chứng giả thuốc, điều trị cho mèo bị nhiễm FeLV bằng SPA (10 mg/kg, tiêm phúc
mạc, hai lần mỗi tuần, trong 10 tuần) không cho ra khác biệt về thống kê đối với tình trạng
nhiễm FeLV, về thời gian sống hay các thông số về lâm sàng và huyết học, so với nhóm giả
thuốc, nhưng cải thiện được ấn tượng của chủ nuôi về sức khỏe của mèo. Thú vị là, khi SPA
được kết hợp với liều thấp của IFN-α cấp đường miệng, áp dụng cách tuần, thì hiệu quả kém hơn
so với sử dụng riêng SPA.303

Propionibacterium acnes, trước kia là Corynebacterium parvum, gồm một sản phẩm vi khuẩn
chết gây kích thích các đại thực bào dẫn đến phóng thích ra nhiều dạng chất tiết tế bào (xem
Chương 2 và Công thức thuốc trong phần Phụ lục). Sản phẩm này hiện sẵn có sử dụng cho thú y
và được sử dụng trong điều trị mèo bị nhiễm FeLV, nhưng không có nghiên cứu nào về lợi ích
này. Các thú y viên đã mô tả kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng với các ý kiến khác
nhau,257,265 nhưng hiệu quả của sản phẩm đã được đánh giá trong các nghiên cứu có đối chứng.

Bacille Calmette-Guerin là một chiết xuất từ thành tế bào của một dòng Mycobacterium bovis
không gây bệnh, nhưng có các tác dụng lắp ghép miễn dịch (xem Chương 2) và đã được sử dụng
đề điều trị mèo gây nhiễm thực nghiệm bằng FeLV. Tuy nhiên, vi khuẩn tố này (bacille
Calmette-Guerin) không có khả năng ngăn ngừa phát triển khối u phát triển hay kéo dài được
thời gian sống của mèo.19

Chiết xuất sinh chất (biological extract) của Serratia marcescens hiện sẵn có trong thương
mại và kích thích các đại thực bào bình thường trong tủy xương của mèo tiết xuất các IFNs, dẫn
đến gia tăng thân nhiệt và gia tăng số lượng bạch cầu trung tính (xem Chương 2). Trong một
nghiên cứu với mèo thực nghiệm gây nhiễm FeLV, điều trị hàng tuần bằng chiết xuất sinh chất
của S. marcescens không ngăn ngừa được nhiễm virus huyết nặng nề, khi bắt đầu điều trị trước
hoặc 6 tuần sau khi cấy gây bệnh bằng FeLV.94

Parapox virus avis và parapox virus ovis là hai virus đậu nhược độc kích thích tiết xuất IFN
và kích thích các yếu tố tạo trú đóng và kích hoạt các tế bào sát thủ tự nhiên (xem Chương 2).
Các báo cáo ban đầu đã cho thấy các hợp chất này có khả năng chữa khỏi cho 80% đến 100%
mèo bị nhiễm FeLV.198 Tuy nhiên, hai thực nghiệm mù cả hai bên (double-blind) với đối chứng
giả thuốc, áp dụng cùng giao thức điều trị, đã không thể lặp lại được các kết quả trên.163,164 Có
trên 20 thông số về miễn dịch học, lâm sàng, xét nghiệm và virus học được kiểm tra (bao gồm
hàm lượng của kháng nguyên p27 của FeLV, các dấu hiệu lâm sàng, các dòng tế bào lâm ba, và
thời gian sống sót), nhưng không chứng minh được khác biệt về thống kê giữa các nhóm có và
không sử dụng thuốc này.32,163,164

Acemannan là một phức hợp carbohydrate (mannan) hòa tan trong nước, kết chuỗi dài, chiết
xuất từ cây nha đam (cây lô hội - aloe vera plant) mà có hoạt tính lắp ghép miễn dịch (xem
Chương 2 và Công thức thuốc trong phần Phụ lục). Trong một thử nghiệm cho biết nhãn thuốc,
có đối chứng, 50 mèo bị nhiễm FeLV tự nhiên đã được điều trị bằng acemannan (2 mg/kg, tiêm
phúc mạc, cách nhau 7 ngày, và trong 6 tuần). Vào cuối tuần thứ 12, 71% mèo còn sống.394 Tất
cả mèo vẫn dương tính với kháng nguyên của FeLV, và không phát hiện biến đổi nào rõ rệt về
các dấu hiệu lâm sàng hay về các thông số huyết học. Thực tế là nghiên cứu này không bao gồm
nhóm đối chứng và các đánh giá lâm sàng không ghi nhận được cải thiện so với các đánh giá
trước điều trị, làm cho khó xác định được có hay không việc sử dụng acemannan cải thiện được
hậu quả của bệnh nhiễm.

Levamisole (xem Chương 2) là chất diệt giun sán phổ rộng với các hoạt tính lắp ghép miễn
dịch, đã được cấp cho mèo bị nhiễm FeLV,59 nhưng hiệu quả của thuốc không được chứng minh
bởi các nghiên cứu có đối chứng. Levamisole vẫn còn đang được khảo sát về hiệu quả.

Diethylcarbamazine (DEC) là một chất diệt trừ ký sinh khác và có hoạt tính lắp ghép miễn
dịch, được sử dụng rộng rãi (xem Chương 2), mà có thể làm giảm nhẹ tiến trình bệnh nhiễm ở
mèo. Các nghiên cứu không đối chứng đã cho thấy áp dụng điều trị DEC đường miệng liên tục
từ sớm sau khi có bằng chứng nhiễm FeLV có thể ngăn ngừa hay trì hoãn ung thư lâm ba liên
quan đến FeLV và kéo dài thời gian sống của mèo.234,235 Trong một nghiên cứu có đối chứng,
hiệu quả điều trị bằng DEC đối với bệnh nhiễm FeLV đã được khảo sát với 24 mèo sạch bệnh,
được gây nhiễm thực nghiệm với dòng gây ung thư lâm ba cao của FeLV. Các mèo con được
chia thành bốn nhóm và được cấp lần lượt theo nhóm, gồm nhóm liều cao của DEC (12 mg/kg
cách nhau 24 giờ), nhóm liều thấp của DEC (3 mg/ kg cách nhau 24giờ), AZT (15 mg/kg cách
nhau 12 giờ), hay giả thuốc cấp đường miệng trong 10 tuần. Mặc dù AZT có hiệu quả trong
ngăn ngừa bệnh nhiễm tiến triển, nhưng không có liều lượng nào của DEC có hiệu quả. Tuy
nhiên, AZT cũng như cả hai liều lượng của DEC đã ngăn chặn được phát triển ung thư lâm
ba.324 DEC có thể gây phản ứng phụ, chủ yếu gây tổn hại gan.39

PHÒNG NGỪA
Các phương pháp phòng ngừa, bao gồm các phòng ngừa chung, xét nghiệm và các chiếu thuật
loại trừ mầm bệnh, và chủng ngừa vaccin, đã rất thành công làm giảm rõ rệt lưu hành của bệnh
nhiễm FeLV.

Phòng ngừa chung đối với bệnh nhiễm

FeLV lưu hành trong các chất tiết cơ thể của mèo (các hàm lượng cao nhất trong nước bọt)
trong dạng bệnh nhiễm tiến triển, gây nguy cơ trực tiếp cho những mèo khác sống chung môi
trường. Do virus không bền bỉ trong môi trường, tiếp xúc trực tiếp giữa mèo và qua trung gian
dụng cụ là các yếu tố nguy cơ chính. Mèo bị nhiễm dạng tiến triển phải được cách ly bằng vật lý
đối với mèo khác trong môi trường. Trong phòng khám thú y, mèo thải tiết FeLV có thể nhốt
cùng phòng với các mèo khác, với điều kiện tất cả đều có lồng nhốt riêng và có một số biện pháp
phòng ngừa. FeLV rất mỏng manh, chỉ sống sót vài phút ở ngoài ký chủ. Virus có mẫn cảm đối
với tất cả các chất sát trùng bao gồm xà bông; do đó, chỉ cần các biện pháp phòng ngừa đơn giản
(rửa tay) và các biện pháp vệ sinh sát trùng bình thường có thể ngăn ngừa được truyền lây trong
điều kiện phòng khám. Chủ nuôi mèo bị nhiễm FeLV phải nuôi nhốt mèo trong suốt thời gian
điều trị. Mèo không nên đưa vào chuồng đã bị vấy nhiễm chung với những mèo bị bệnh khác,
như bệnh do virus đường hô hấp. Người chăm sóc mèo bệnh phải thường xuyên rửa tay giữa các
lần tiếp xúc với mèo bệnh (chủ yếu để phòng ngừa lây lan FeLV cho mèo bị ức chế miễn dịch)
và sau khi làm vệ sinh các chuồng, khay độn chuồng. Các dụng cụ bấm răng và giải phẩi, các
ống chọc dò và các vật dụng khác có khả năng vấy nhiễm bởi dịch cơ thể của mèo bị nhiễm
FeLV phải được rửa sạch và sát trùng giữa các lần sử dụng. Các dây truyền dịch, các ống tiêm và
khay ăn phải được khử nhiễm dịch cơ thể (nhất là nước bọt và nước mắt) và không dùng chung
cho mèo bệnh. FeLV có thể truyền lây qua đường máu; do đó tất cả mèo cho máu phải được theo
dõi và xác nhận sạch bệnh nhiễm trước khi lấy máu.255,260 FeLV đã phát hiện thấy trong mô giác
mạc bằng PCR và hóa miễn dịch mô bào;179 do đó việc theo dõi bệnh nhiễm ở giác mác của mèo
cho máu cũng là biện pháp phòng ngừa.

Biện pháp xét nghiệm và loại thải

Khi FeLV được mô tả đầu tiên từ giữa những năm 1960s, tỷ lệ cao nhất đã thấy trong các trại
nuôi mèo và các trại cứu hộ. Ngược lại, mèo thả rông có các tỷ lệ nhiễm thấp nhất, và mèo nuôi
riêng lẻ trong hộ già đính hiếm khi bị nhiễm. Xét nghiệm tiện dụng và tin cậy trở nên sẵn có từ
giữa những năm 1970. Rất nhanh chóng, mèo nuôi được áp dụng các xét nghiệm và chương trình
thải loại, mà cho thấy là rất hiệu quả trong triệt tiêu virus trong các trại nuôi. Thí dụ tốt nhất là
xét nghiệm bắt buộc và chương trình loại thải ở Hà Lan năn 1974 đã bắt buộc đối với mèo ở tất
cả các trại giống.453 Khi áp dụng xét nghiệm ban đầu, lưu hanh của mèo trong các trại giống là
11%. Trong vòng 4 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn dưới 2%, và không còn báo cáo về mèo bị
nhiễm từ năm 1984. FeLV phải được coi là một bất thường trong trại nuôi chăm sóc tốt. Nhiều
mèo trong trại nuôi cũng áp dụng xét nghiệm theo thủ tục, do đó làm giảm được tỷ lệ của bệnh
nhiễm FeLV.257 Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy các chiến thuật xét nghiệm và loại thải có hiệu
quả hơn chủng ngừa vaccin về giảm lưu hành.380

Chủng ngừa vaccin

Do hầu hết mèo bị nhiễm tự nhiên sản sinh các kháng thể kháng virus và trở nên có miễn
dịch, ở đây có giả thiết về chế tạo được vaccin có hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện điều này
trở nên khó khăn hơn dự đoán. Cơ chế bảo hộ đối với FeLV và vai trò của các kháng thể trung
hòa và miễn dịch qua trung gian tế bào là hoàn toàn chưa rõ.

Phát triển và hiệu quả của vaccin

Việc phát triển một vaccin an toàn và hiệu quả đối với hiện diện của FeLV là một thử thách
mà các bệnh nhiễm khác không thể có. Các vaccin ban đầu mang nguy cơ cao hơn về quá mẫn
so với các vaccin khác. Các nguyên mẫu ban đầu của các virus vaccin bất hoạt không những
không có hiệu quả mà còn làm gia tăng mức độ nặng nề của ức chế miễn dịch. Các vaccin virus
sống đã tạo được miễn dịch, nhưng một số mèo được chủng ngừa vaccin đã phát triển bệnh lâm
sàng do các virus “nhược độc”. Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc virus vaccin có thể
tích hợp vào gen di truyền của ký chủ và sau đó gây ung thư lâm ba do FeLV mà có kháng
nguyên âm tính; do đó hầu hết nghiên cứu về vaccin tập trung vào sử dụng các chế phẩm nguyên
virus đã chết hay các vaccin tiểu đơn vị (subunit vaccines).

Vaccin đầu tiên đối với FeLV đã được cấp phép năm 1985. Từ thời điểm này, loại vaccin cấp
đường miệng này đã được cải tiến, và một số sản phẩm khác đã được đưa ra thị trường. Các
vaccin đã được cấp phép chứa nguyên virus đã được gây chết, và hầu hết có chứa phụ gia hay
các phần được tái tổ hợp theo công thức của virus. Việc chủng ngừa vaccin không gây cản trở
việc xét nghiệm FeLV, nếu máo đem xét nghiệm FeLV được lấy ngay sau khi được chủng ngừa
vaccin.260 Các khuyến cáo cho hầu hết các vaccin là áp dụng hai liều tiêm dưới da để tạo được
bảo hộ ban đầu, sau đó chủng ngừa nhắc lại; một số vaccin đã được cấp phép để chủng ngừa
nhắc lại hàng năm, một số vaccin có thể chủng ngừa nhắc lại đến 3 năm sau, là một trong các
loại vaccin có khoảng cách chủng ngừa nhắc lại dài nhất (xem Chương 100 để biết thêm thông
tin về các khuyến cáo trong chủng ngừa FeLV).219a,366 Ở đây không cần phải chủng ngừa nhắc
lại bằng vaccin của cùng nhà sản xuất.222 Không phải tất cả mèo đều đáp ứng như nhau đối với
chủng ngừa vaccin, những mèo bị ức chế miễn dịch có thể không phát triển được miễn dịch. Các
kết quả của nghiên cứu 5 năm trên thực địa về kiểm soát bệnh nhiễm FeLV bằng chủng ngừa
vaccin trong một quần thể gồm 30 mèo nhà bị phơi nhiễm tự nhiên đã cho thấy việc chủng ngừa
vaccin có hiệu quả ở mèo có FIV âm tính, nhưng không cho ra bảo hộ đối với mèo bị nhiễm
FIV, đối với FeLV.20
Hiệu quả tương ứng của các vaccin là chủ đề của nhiều tranh luận. Nhiều công bố về hiệu quả
thử nghiệm vaccin đã được thực hiện hay được tài trợ bời nhiều nhà sản xuất, mà không có cùng
lúc đánh giá nhiều hơn một vaccin. Hơn nữa, các giao thức xét nghiệm đã khác nhau theo các
nghiên cứu, làm cho việc so sánh gặp khó khăn. Do bản chất đề kháng của mèo (nhất là ở mèo
già tuổi) đối với bệnh nhiễm FeLV, các khảo sát thường áp dụng gây ức chế miễn dịch nhân tạo
và cấp các liều virus cao để gia tăng cường độ thử thách trong các nghiên cứu với vaccin FeLV.
Một số mèo bị ức chế miễn dịch được chủng ngừa vaccin và mèo đối chứng trước khi thử thách
đường mũi bằng virus có độc lực, và những mèo khác được thực hiện thử thách đường nhu mô
với các liều cao của virus mà không ức chế miễn dịch. Mối liên quan giữa các thử thách này với
phơi nhiễm trong tự nhiên là một vấn đề,53,181,191,253,254 làm cho khó khăn khi xác định tác dụng
nào là của vaccin trong môi trường. Một số nghiên cứu đã bao gồm các thử thách tự nhiên ỏ
những mèo được chủng ngừa vaccin và mèo đối chứng sống cùng với những mèo đang thải tiết
FeLV.237,245 Dạng thứ thách này là thích hợp do có khả năng so sánh nhiều hơn so với điều kiện
tự nhiên, nhưng không có giao thức thử thách nào được chấp nhận bởi các nhà sản xuất vaccin.
Dạng thực nghiệm phơi nhiễm tự nhiên này, với mèo chưa từng mắc bệnh được nuôi chung với
mèo đang thải tiết FeLV (tương đương với điều kiện tự nhiên của trại nuôi nhiều mèo), cho ra
môi trường có áp lực bị nhiễm rất cao.

Trong áp lực bị nhiễm cao này, không có vaccin được cấp phép nào thể hiện đủ hiệu quả. Do
đó, không an toàn khi đưa mèo đang thải tiết FeLV vào chuồng nuôi có mèo âm tính với FeLV,
kể cả khi đã chủng ngừa vaccin. Hơn nữa, các nghiên cứu vaccin FeLV trước kia đã đúc kết
được các thông số đánh giá, như phân lập virus và phát hiện kháng nguyên. Áp dụng PCR thời
gian thực, những mèo ban đầu được cho là có miễn dịch đối với bệnh nhiễm FeLV, có các kết
quả âm tính trong xét nghiệm ELISA, đã thấy là bị nhiễm tiền virus sau khi cho phơi nhiễm với
virus. Do đó các vaccin FeLV mà bảo hộ được cho mèo đối với nhiễm virus huyết không ngăn
ngừa được tích hợp của virus và giảm thiểu được nhân sao của virus sau khi thử thách.Tuy
nhiên, các vaccin bảo hộ được cho mèo đối với bệnh liên quan đến FeLV và kéo dài thời gian
sống của mèo,186 nhưng các tiền virus của FeLV thấy tồn tại dai dẳng hàng năm trong những
mèo được chủng ngừa vaccin, tái diễn tình trạng nhiễm virus huyết và phát triển bệnh đã thấy ở
một số mèo.187 Trong một nghiên cứu độc lập, áp dụng mô hình thử thách cùng lúc, đã được thực
hiện để so sánh đáp ứng trong mèo được thử thách đường tiêm phúc mạc, đã chủng ngừa lúc 4
tháng trước, với từng vaccin FeLV đã được cấp phép hiện có trong thương mại.438 Các vaccin
nguyên tế bào đã làm bất hoạt và các vaccin có phụ gia tạo bảo hộ đầy đủ cho mèo sau thử thách
gây nhiễm virus huyết, theo các phương pháp phát hiện kháng nguyên và phát hiện nucleic acid,
trong khi các vaccin bất hoạt tiểu đơn vị và các vaccin không phụ gia thường chỉ cho bảo hộ một
phần.

Ngay sau khi thử thách với virus có độc lực, không có biện pháp chắc chắn nào sau chủng
ngừa vaccin mà có thể xác định được có hay không mèo được bảo hộ sau khi chủng ngừa
vaccin. Các hiệu giá kháng thể trung hòa chỉ phát triển ở một số mèo được chủng ngừa vaccin,
dù chúng có được bảo hộ đối với thử thách gây nhiễm,210 và nhiều mèo đã được chủng ngừa
vaccin đầy đủ và có được bảo hộ trên thực địa và trong các nghiên cứu thử thách thì không có
các kháng thể có khả năng phát hiện được.97,438 Cơ chế miễn dịch bảo hộ cho mèo đối với tình
trạng nhiễm virus huyết dai dẳng là miễn dịch qua trung gian tế bào, qua các tác động của các
CTLs.110,143 Mặc dù các hiệu giá kháng thể trung hòa không chỉ rõ được bảo hộ sau chủng ngừa
vaccin, nhưng các kháng thể trung hòa có thể cho thấy mèo có được bảo hộ sau khi khỏi bệnh
nhiễm tự nhiên. Sự hiện diện của các kháng thể trung hòa ở mèo rõ ràng có liên quan đến đề
kháng đối với nhiễm về sau, và tiêm truyền thụ động các kháng thể có thể tạo bảo hộ cho mèo.
Trong một nghiên cứu với những mèo được tạo miễn dịch bằng protein vỏ bao xuyên màng
p15E của FeLV, các hiệu giá cao của các kháng thể trung hòa đặc hiệu đối với FeLV đã tạo ra
được. Ngược lại, huyết thanh từ những mèo bị nhiễm FeLV dạng tiến triển thì không nhận biết
được các thể hiện bề mặt liên quan đến trung hòa ở p15E.248 Mặc dù ELISA và các xét nghiệm
kháng thể khác phát hiện có các kháng nguyên khác ở vỏ bao virus, nhưng chỉ các hiệu giá
kháng thể trung hòa là chỉ rõ được là có bảo hộ. Không may là, xét nghiệm kháng thể trung hòa
không sẵn có trong thương mại.

Ung thư nhu mô (sarcoma) liên quan đến vị trí tiêm

Có mối liên quan dịch tễ học rõ ràng giữa chủng ngừa vaccin FeLV (và chủng ngừa bệnh dại)
với phát triển về sau của ung thư nhu mô của mô mềm tại vị trí tiêm (dạng ung thư được gọi là
ung thư nhu mô vị trí tiêm – injection site sarcomas [ISSs], ung thư nhu mô liên quan đến vị trí
tiêm vaccin ở mèo – feline injection site-associated sarcomas, ung thư nhu mô liên quan đến vị
trí chủng ngừa vaccin – vaccine site-associated sarcomas, và ung thư nhu mô ở mèo liên quan
đến vaccin – vaccine-associated feline sarcomas)* (cũng xem Chương 100). Dạng thường thấy
của ung thư nhu mô, nhưng không phân biệt về ung thư nhu mô (sarcomas), ung thư tế bào gốc
mô cơ (rhabdomyosarcomas), ung thư tế bào sụn xương (chondrosarcomas), ung thư tế bào
xương (osteosarcomas), và ung thư lạc mô ác tính dạng sợi (malignant fibrous histiocytomas)
cũng thường thấy. Ước tính các tỷ lệ ung thư do vaccin là 1/100 đến 1/10.000.286 Các tỷ lệ theo
báo cáo của các phản ứng là 0,32 ung thư nhu mô/10.000 mèo tiêm vaccin và 11,80 phản ứng
viêm sau chủng ngừa/10.000 mèo được chủng ngừa.128 Nếu các phản ứng viêm là một thể hiện
ban đầu cần thiết cho ung thư nhu mô, thì các tỷ lệ này cho thấy có 1/35 đến 40 phản ứng viêm
được báo cáo đã chuyển hóa thành ung thư nhu mô. Các khối u này có thể xảy ra sớm từ 4 tháng
hay đến 2 năm sau khi chủng ngừa vaccin, trung bình khoảng 1 năm.225 Các khối u từ viêm u hạt
(granulomatous inflammation) ở vị trí tiêm. Ngoài chủng ngừa vaccin FeLV và vaccin dại, các
vaccin khác79 và có thể là việc tiêm dưới da, trong da hay tiêm bắp thịt (như một số thuốc có tác
dụng lâu dài)226 và các kích ứng khác (như cấy chip, vết thương cắn nhau) có thể gây ra các khối
u ở mèo (mặc dù ít khi thể hiện). Ngoài ra, tiên lượng về gen di truyền của cá thể cũng có vai
trò. Một nghiên cứu kiểm soát (50 mèo nhà được cắt lông với chẩn đoán xác nhận về ISS và 100
mèo sạch bệnh có đối chứng), được điều tra về mối liên quan giữa tính đa hình thái trong các kết
chuỗi di truyền của gen p53 ở mèo, với tiên lượng về ISSs, và thấy có mối liên quan rõ rệt giữa
ISS và hiện diện của các nucleotides ở hai trong các vị trí đa hình, với mức độ liên quan cao nhất
đến một vị trí chèn đơn lẻ trong đoạn lặp (intron) số 7.21 Tuy nhiên, thể hiện liên quan giữa viêm
và tổn thương ở vị trí tiểm và nguy cơ phát triển khối u là không xác định rõ được. Mèo thường
có đáp ứng không bình thường với các chất phụ gia, thường được pha vào các vaccin bất hoạt.45
Tuy nhiên, các khối u này cũng đã được báo cáo ở chồn ferrets319 và rất hiếm thấy ở chó.446
Viêm liên quan đến vaccin được cho là thúc đẩy chuyển hóa thành ác tính. Các dấu vết của chất
phụ gia có thể thấy trong phản ứng viêm và sau đó trong các bệnh tích mô bào của các khối u về
biến đổi của tế bào sợi lát (fibroblast).176 Chất liệu tinh thể đã phát hiện thấy trong nghiên cứu
siêu cấu trúc của 5 trong 20 khối u được kiểm tra, và một trường hợp đã nhận diện được là có
gốc nhôm (aluminum based).289 Mặc dù không có vaccin hay chất phụ gia đặc trưng có liên
quan,226 kích ứng cục bộ của các chất phụ gia kích thích các tế bào sợi lát đến mức chuyển hóa
thành ác tính.253 Bản thân FeLV và FeSV không tham gia trong phát triển khối u.94 Tuy nhiên,
quá trình nhân sao hay thể hiện của các retroviruses nội sinh rõ ràng là có liên quan.229

* Các tài liệu tham khảo 77, 176, 177, 225, 226, 286 .

Việc ghi nhận các ung thư ác tính có liên quan đến sử dụng rộng rãi hàng năm vaccin đã làm
cho AAFP xem xét lại khuyến cáo chủng ngừa vaccin cho mèo366 và đưa ra các hương dẫn mới
cho xét nghiệm bệnh nhiễm retrovirus ở mèo.260 Cần cẩn thận cân nhắc cho mèo về nguy cơ
nhiễm FeLV với nguy cơ khi chủng ngừa vaccin. Các vấn đề của AAFP đặt ra là tái chủng ngừa
vaccin hàng năm ở mèo và các khuyến cáo về xem xét các giao thức chủng ngừa vaccin cho từng
mèo.366 Chỉ mèo có nguy cơ bị nhiễm mới được chủng ngừa vaccin.232 Những mèo sống khép
kín không có nguy cơ bị nhiễm FeLV và sẽ không chủng ngừa vaccin. Mèo mới đưa vào trại
nuôi phải được xét nghiệm trước khi nhập vào. Xét nghiệm dựa vào các phương pháp của
ELISA được khuyên áp dụng trước khi chủng ngừa vaccin FeLV, sao cho chỉ những mèo có các
kết quả dương tính với kháng nguyên của FeLV mới được chủng ngừa vaccin. Chủng ngừa
vaccin FeLV cho mèo có các kết quả dương tính với kháng nguyên của FeLV là không có lợi,
mặc dù tránh được bệnh nhiễm FeLV dạng tiến triển. Tình trạng không bị nhiễm kháng nguyên
máu, theo đo lường của các phương pháp dựa vào ELISA, là chỉ thị tốt cho cân nhắc có hay
không mèo có lợi từ chủng ngừa vaccin. Xét nghiệm PCR không khuyên áp dụng trước khi
chủng ngừa vaccin, khi cố gắng để nhận diện tiền virus hay virus hay virus ở mèo bị nhiễm âm ỉ.
Mèo trưởng thành có đề kháng theo lứa tuổi, và ở mèo già tuổi thì nguy cơ phát triển ung thư
nhu mô liên quan đến vaccin có thể cao hơn so với nguy cơ phát triển nhiễm virus huyết kéo dài.
Không may là, không có nghiên cứu nào cho ra dữ liệu về lứa tuổi và khi nào ngưng chủng ngừa
vaccin.

Các khuyến cáo của AAFP về chủng ngừa bất kỳ vaccin nào có thành phần FeLV vào dưới da
ở chân sau bên trái, trong khi chủng ngừa vaccin dại ở chân sau bên phải (“bên trái cho bệnh
máu trắng, bên phải cho bệnh dại – left for leukemia, right for rabies”) với khoảng cách vị trí
tiêm xa đến mức có thể.366 Việc tiêm trong bắp thịt các vaccin là chống chỉ định, do các khối u
phát triển với tỷ lệ tương tự nhưng khó phát hiện sớm. Mọi nốt u mà tồn tại quả 3 tháng ở vị trí
tiêm phãi được cắt bỏ và được kiểm tra bằng mô bào học. Khoảng cách vị trí tiêm càng xa càng
giúp dễ dàng điều trị các khối u về sau (bằng phẫu thuật cắt cụt chân – amputation) do các khối
u này rất khó cắt bỏ hoàn toàn và thường tái phát sau khi cắt bỏ.286 Việc tiêm vaccin vào phần
vai là chống chỉ định do việc cắt bỏ khối u thường không thể thực hiện được ở vị trí này. Để
đánh giá tính hợp lý của các khuyến cáo của AAFP, một nghiên cứu đối với 392 mèo với ISS
được so sánh về vị trí cơ thể học của các khối u giữa các chẩn đoán ISS trước và sau khi có các
khuyến cáo về chủng ngừa vaccin của Hiệp hội nghiên cứu ung thư ở mèo liên quan đến vaccin
(Vaccine- Associated Feline Sarcoma Task Force) được đưa ra từ năm 1999.11 Từ trước khi đến
sau khi có các khuyến cáo về chủng ngừa vaccin, các tỷ lệ về các ISS đã giảm rõ rệt ở phần
trước vai (53% xuống 40%) và ở vùng ngực trái (10% xuống 4% và 9% xuống 1%), trong khi
các tỷ lệ của ISS tăng rõ rệt ở vùng ngực dưới bên trái (1% đến 10%) và các vùng kết hợp của
vùng chậu chân phải cùng với hai bên bụng (13% đến 25%) và vùng chậu kết hợp với bên phải
của bụng (11% đến 14%). Do đó, mặc dù có các khuyến cáo về chủng ngừa vaccin, tỷ lệ cao của
các khối u vẫn phát triển ở vùng vai. Ở đây cũng thấy gia tăng các ISS ở hai bên bụng, mà khó
điều trị và có khả năng liên quan đến tiêm nhầm chỗ. Do đó, các thú y viên không chỉ tuân thủ
các khuyến cáo về chủng chừa vaccin, mà còn phải tập trung trong việc chủng ngừa vaccin với
khoảng cách vị trí tiêm xa đến mức có thể, để cho phép phẫu thuật an toàn nếu cần phải cắt
chi.393 Các vacci FeLV được cấp phép cho chủng ngừa nhắc lại 3 năm sẽ được sử dụng nếu sẵn
có. Các vaccin mà không chứa phụ gia sẽ được sử dụng thay cho các vaccin chứa phụ gia. Một
vaccin tái tổ hợp đã được cấp phép chứa các gen của FeLV đã được ghép vào trung gian mang là
virus đậu chim khổng tước (canarypox vector) sao cho thông tin di truyền của các protein của
FeLV được tích hợp vào gen di truyền của virus đậu chim khổng tước. Do đó, các protein của
FeLV được tạo ra trong mèo, dẫn đến sản sinh kháng thể và đáp ứng của miễn dịch qua trung
gian tế bào. Tính an toàn của loại vaccin này đã được chứng minh, hiệu quả tốt tức thời và kéo
dài đã được đánh giá.352,427 Trong thực nghiệm thử thách tự nhiên, mèo được chủng ngừa vaccin
được nuôi chung với mèo đang thải tiết FeLV trong 27 tuần; vaccin trung gian mang là virus đậu
chim khổng tước cho thấy có hiệu quả như các vaccin khác hiện có trong thương mại.137 Vaccin
này cũng được cấp bằng máy tiêm khí nén không dùng kim. Ưu điểm của kỹ thuật sử dụng virus
đậu chim khổng tước là không gây viêm ở vị trí tiêm, do phân tán trong cơ thể theo virus đậu
chim khổng tước và được phơi ra với hệ thống miễn dịch bởi các cơ chế khác. Trong một nghiên
cứu ở chuột, viêm ở vị trí tiêm là ít hơn với vaccin tái tổ hợp trong virus đậu chim khổng tước,
so với các vaccin thông thường khác.287,288 Trong một nghiên cứu ở mèo, viêm dạng hạt điển
hình (the typical granulomatous inflammation) không phát triển ở vị trí tiêm khi sử dụng dạng
vaccin này.24 Một nghiên cứu khảo sát đáp ứng mô dưới da đối với liều duy nhất của một vaccin
đa thành phần ở mèo đã có báo cáo phát hiện tương tự. Ba nhóm của 15 mèo được tiêm bằng
một trong ba sản phẩm vaccin và nước muối sử dụng làm đối chứng âm tính; những mèo trong
nhóm A được nhận vaccin không phụ gia; mèo nhóm B được nhận vaccin có phụ gia là lipid; và
mèo nhóm C được chủng ngừa vaccin có phụ gia là hỗn hợp alum- Quil A mixture. Vào ngày 7,
21 và 62 sau khi chủng ngừa vaccin, thấy có ít viêm hơn với vaccin không phụ gia, những mèo
được nhận vaccin có phụ gia thấy có tồn dư của chất liệu phụ gia trong các đại thực bào lúc 62
ngày sau chủng ngừa.74 Một vaccin DNA cũng đã được phát triển đối với FeLV mà có chứa tất
cả các gen của FeLV và gen IL-18 của mèo được dùng làm phụ gia. Vaccin này cho ra bảo hộ
cao trong các thực nghiệm thử thách, bằng cách sinh ra các CTLs đặc hiệu với FeLV và cho ra
bảo hộ đối với thử thách gây nhiễm,110,143,211 nhưng dạng vaccin này hiện chưa sẵn có. Để biến
thêm thông tin về chủng ngừa vaccin đối với bệnh nhiễm FeLV, xem Chương 100 và Phụ lục
Trang mạng 2.

* Các tài liệu tham khảo 77, 176, 177, 225, 226, 286.

MỐI QUAN TÂM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG


Do FeLV được biết là có khả năng truyền lây, đã có mối quan tâm về khả năng gây hại đến
người. Nhiều yếu tố cho thấy là không có khả năng nhiễm đến người. Virus này phát triển được
trong tế bào nuôi lấy từ tủy xương người.315 Ung thư lâm ba đã gây được trong thực nghiệm
bằng tiêm các liều cao vào chó con sơ sinh và vượn marmosets.367 Một nghiên cứu dịch tễ học
đã liên kết tiếp xúc trước kia với mèo bệnh, với phát triển về sau của bệnh máu trắng ở trẻ con.
Tỷ lệ tiếp xúc giữa mèo bị nhiễm FeLV với trẻ con bị bệnh máu trắng là cao gấp đôi so với tiếp
xúc giữa mèo khỏe với trẻ con khỏe mạnh.36,342 Kháng thể kết nối tế bào được cho là liên quan
đến FeLV, đã thấy trong các tế bào ung thư ác tính ở người bị máu trắng mãn tính do tủy xương
(chronic myelocytic leukemia) trong suy giảm tế bào gốc tủy xương. Các thú y viên cũng có tỷ
lệ chết cao hơn do máu trắng, so với các bác sĩ nhân y và nha sĩ.30,53,58,106,140 Tuy nhiên, tỷ lệ chết
gia tăng cũng có thể giải thích được bằng phơi nhiễm cao hơn với phóng xạ.
Các nghiên cứu dịch tễ học, phát hiện FeLV hay các kháng thể đối với bất kỳ thành phần nào
của FeLV trong người, đã có nhầm lẫn và không kết luận được. Một số nhà nghiên cứu đã phát
hiện thấy các kháng thể đối với FeLV ở người bị máu trắng và chủ của mèo vị nhiễm virus
huyết,41,107,208,331 trong khi các nhà nghiên cứu khác áp dụng xét nghiệm miễn dịch phóng xạ
(radioimmunoassays) đặc trưng hơn, thì thu được các kết quả âm tính. Không thấy người nào bị
nhiễm virus huyết do FeLV, bằng xét nghiệm PCR không phát hiện được các kết chuỗi trong
máu và tủy xương của người bị bệnh máu trắng.326 Không trường hợp nhiễm virus huyết nào ở
người được kiểm tra về FeLV. Một giải thích cho kết quả khác nhau giữa nuôi cấy virus trong tế
bào lấy từ người và không có bằng chứng về bệnh nhiễm ở người, có thể là do phản ứng dung
giải của thành phần liên quan đến người trên bề mặt virus. Mặc dù ở đây không có khả năng
chứng minh một giả thiết về âm tính, người ta thấy rằng FeLV không là mối nguy đối với sức
khỏe người. Người bị ức chế miễn dịch sống tiếp xúc gần với mèo bị nhiễm FeLV là nguy cơ có
thể và phải được cách ly. Tuy nhiên nguy cơ chủ yếu là từ các bệnh khác truyền lây từ thú vật
sang người, mà mèo bị ức chế miễn dịch sẽ mắc phải và có khả năng truyền sang người bị ức chế
miễn dịch.

You might also like