You are on page 1of 33

BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH

Câu 1: Đâu là chức năng của hệ điều hành các máy tính nói chung?
A. Tổ chức thực hiện các chương trình, điều phối tài nguyên cho các tiến trình xử lý trên máy tính.
B. Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
C. Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Hãy chọn phương án đúng nhất. Các hệ điều hành thông dụng hiện nay thường được lưu trữ ở
đâu trên máy tính?
A. Bộ xử lý trung tâm – CPU. B. Bộ nhớ trong.
C. Các thiết bị ngoại vi. D. Bộ nhớ ngoài (đĩa cứng, đĩa VCD, DVD,…).
Câu 3: Hệ điều hành cung cấp tiện ích nào sau đây để nâng cao hiệu quả khi sử dụng máy tính?
A. Chương trình định dạng đĩa. B. Chương trình ghép mảnh đĩa.
C. Chương trình kiểm tra lỗi đĩa. D. Cả đáp án kia đều đúng.
Câu 4: Hệ điều hành là gì? Hãy chọn phương án đúng và nhất.
A. Phần mềm để chạy các ứng dụng.
B. Thiết bị trung gian để chạy các ứng dụng.
C. Môi trường để chạy các ứng dụng khác.
D. Phần mềm chỉ có chức năng duy nhất là quản lý tệp và thư mục.
Câu 5: Theo em, nhóm chức năng nào thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành trên máy tính cá
nhân?
A. Cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng.
B. Cung cấp một số tiện ích giúp nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính.
C. Tổ chức thực hiện các chương trình điều phối tải nguyên cho các tiến trình xử lí trên máy tính. Nói
cách khác, hệ điều hảnh là môi trường đề chạy các ứng dụng.
D. Quản lý thiết bị.
Câu 6: Sự thân thiện và dễ sử dụng của máy tính cá nhân được thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Thiết kế giao diện đồ họa.
B. Cơ chế plug & play để tự động nhận biết thiết bị ngoại vi khi khởi động máy tính.
C. Cả 2 đáp án A, B đều đúng.
D. Cả 2 đáp án A, B đều sai.
Câu 7: Bước phát triển quan trọng nhất của hệ điều hành trên máy tính cá nhân là gì?
A. Cơ chế plug & play.
B. Giao diện dễ sử dụng.
C. Có rất nhiều tiện ích đối với cá nhân người dùng.
D. Phù hợp với tất cả các loại máy tính cá nhân có cấu hình khác nhau.
Câu 8: Thời kì đầu, thiết bị ngoại vi gây phiền phức cho người sử dụng vì
A. mỗi thiết bị ngoại vi của một hãng đòi hỏi phải có một phần mềm điều khiển riêng.
B. việc cài đặt khó khăn với người ít hiểu biết về tính năng và hoạt động của thiết bị ngoại vi.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 9: Cơ chế plug & play có tác dụng gì?
A. Giúp hệ điều hành nhận biết các thiết bị ngoại vi ngay khi khởi động máy.
B. Hỗ trợ cài đặt các chương trình điều khiển một cách tự động.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 10: Giao diện ban đầu của hệ điều hành trên máy tính cá nhân là
A. Giao diện dòng lệnh. B. Giao diện dòng chữ. C. Giao diện đồ họa. D. Giao diện dòng lệnh
đơn.
Câu 11: Giao diện đồ họa là giao diện thể hiện các đối tượng bằng
A. số. B. chữ. C. hình ảnh. D. mã nhị phân.
Câu 12: Đâu là không phải thành phần cơ bản của giao diện đồ họa?
A. Cửa sổ. B. Biểu tượng. C. Chuột. D. Âm thanh.
Câu 12: Đâu là một trong những hệ điều hành thành công nhất của hãng Microsoft?
A. Windows 3.1 B. Windows 95 C. Windows XP D. Windows Vista
Câu 13: LINUX có nguồn gốc từ hệ điều hành nào?
A. Windows B. mac OS C. DOS D. UNIX
Câu 14: Các thiết bị di động thường được trang bị?
A. Màn hình cảm ứng. B. Bàn phím ảo. C. Nhiều cảm biến. D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
BÀI 2: THỰC HÀNH SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH
Câu 1: Đối với một hệ điều hành trên máy tính, cửa sổ được hiểu là gì? Hãy chọn phương án đúng
nhất.
A. Vùng cho phép quan sát đối tượng dưới dạng đồ họa.
B. Phương tiện chỉ định điểm làm việc trên màn hình.
C. Một vùng hình chữ nhật trên màn hình dành cho một ứng dụng.
D. Các khung hình vuông chứa tin nhắn thông báo từ hệ thống.
Câu 2: Ta có thể làm gì với cửa sổ?
A. Phóng to. B. Thu nhỏ. C. Ẩn đi hoặc đóng lại. D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
Câu 3: Biểu tượng dễ gợi nhớ cho phép làm gì?
A. Quan sát đối tượng dưới dạng đồ họa. B. Phóng to.
C. Thể hiện bởi một con trỏ màn hình. D. Thu nhỏ.
Câu 4: Dòng máy tính PC thường sử dụng hệ điều hành nào sau đây?
A. Hệ điều hành đồ họa macOS. B. Hệ điều hành DOS.
C. Hệ điều hành đồ họa Windows. D. Hệ điều hành Android.
Câu 5: Chức năng kéo thả tiện lợi của hệ điều hành Windows có từ phiên bản nào?
A. Phiên bản 3.1 B. Phiên bản 1 C. Phiên bản 2 D. Phiên bản 3.2
Câu 6: Đâu là công cụ bắt đầu có và vẫn được sử dụng cho đến ngày nay từ phiên bản WIndows 95?
A. Bảng chọn Start. B. Thanh trạng thái (Status bar).
C. Thanh công việc (Taskbar). D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
BÀI 3: PHẦN MỀM NGUỒN MỞ VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET
Câu 1: Với ngôn ngữ lập trình bậc cao thì chương trình được viết dưới dạng nào sau đây? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Văn bản khác với ngôn ngữ tự nhiên. B. Kí tự gần giống với văn bản.
C. Văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. D. Kí tự được mã hóa dưới dạng nhị phân.
Câu 2: Văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên trong ngôn ngữ lập trình bậc cao được gọi là?
A. Lệnh. B. Mã code. C. Mã nguồn. D. Mã máy.
Câu 3: Để máy tính có thể chạy trực tiếp chương trình (không bị lỗi sai về cú pháp) thì
A. chương trình đó phải được dịch thành ngôn ngữ lập trình bậc cao có trong máy.
B. chương trình đó phải được dịch thành mã nguồn.
C. chương trình đó phải được dịch thành mã máy.
D. chương trình đó phải được lưu trữ vào ổ đĩa của máy tính.
Câu 4: Việc dịch chương trình sang mã máy giúp chúng ta điều gì?
A. Bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng. B. Sửa đổi phần mềm.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng. D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phần mềm nguồn mở là gì?
A. Vì người dùng không muốn chia sẻ mã nguồn với nhau.
B. Vì người dùng muốn cùng nhau hợp tác tạo ra mã nguồn mới.
C. Vì người dùng muốn chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển.
D. Vì người dùng muốn bảo mật mã nguồn mà mình tạo ra một cách tốt hơn.
Câu 6: Cách thức chuyển giao phần mềm cho người sử dụng được diễn ra theo chiều hướng như thế
nào? A. Ngăn dần. B. Đóng dần. C. Bí mật dần. D. Mở dần.
Câu 7: Phần mềm thương mại là?
A. Phần mềm để bán. B. Loại nguồn đóng.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng. D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 8: Đáp án nào dưới đây là phần mềm thương mại?
A. Inkscape B. GIMP C. Microsoft Word D. Môi trường lập trình cho ngôn ngữ Python
Câu 9: Phần mềm tự do không có đặc điểm nào sau đây?
A. Là phần mềm miễn phí. B. Được tự do sử dụng mà không cần xin phép.
C. Có thể ở dạng mã máy hoặc mã nguồn. D. Luôn được tác giả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Câu 10: Phần mềm nguồn mở được hiểu như thế nào?
A. Phần mềm được cung cấp cả mã nguồn để người dùng có thể tự sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân
phối lại theo một quy định.
B. Phần mềm nguồn mở là tự do.
C. Phần mềm nguồn mở không được bảo hành.
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
Câu 11: Phần mềm thương mại thường được dùng để làm gì?
A. Bán. B. Trao đổi. C. Tạo ra các chương trình mới lạ. D. Đánh giá trình độ của tác giả.
Câu 12: Hầu hết, phần mềm thương mại được bán ở dạng?
A. Mã nguồn. B. Mã máy. C. Mã code. D. Ngôn ngữ lập trình bậc cao.
Câu 13: Giấy phép công cộng GNU GPL là gì?
A. Giấy phép điển hình với phần nguồn mở.
B. Giấy phép điển hình với phần nguồn đóng.
C. Giấy phép điển hình với phần nguồn mở và đóng.
D. Giấy phép quy định về bản quyền đối với phầm mềm.
Câu 14: Giấy phép công cộng GNU GPL bảo đảm?
A. Quyền tiếp cận của người sử dụng đối với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại
B. Quyền miễn trừ của tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm
C. Quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
Câu 15: Giấy phép công cộng GNU GPL bảo đảm sự phát triển của các phần mềm nguồn mở bằng
cách?
A. Công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản
B. Buộc phần phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 16: Ý nghĩa của yêu cầu “người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng
phần nào đã sửa, sửa thế nào so với bản gốc" là?
A. Đảm bảo tính minh bạch, trung thực và đáng tin cậy của phần mềm nguồn mở.
B. Công bố các thay đổi giúp người dùng hiểu rõ về những thay đổi trong phần mềm, giúp họ quyết
định xem có nên cập nhật hay không và giúp họ biết được nguồn gốc và lịch sử của phần mềm.
C. Giúp đảm bảo tính tương thích của phần mềm giữa các phiên bản..
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Ưu điểm của phần mềm nguồn mở là?
A. Miễn phí.
B. Mã nguồn mở.
C. Hỗ trợ nhiều hệ điều hành và định dạng tệp khác nhau.
D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
Câu 19: Hãy điền từ còn thiếu vào dấu “…”, trong phát biểu sau “Do mã nguồn của phần mềm nguồn
mở có thể được tùy chỉnh nên … ”
A. nhiều phiên bản phần mềm khác nhau có thể được phát triển và sử dụng theo nhu cầu của người
dùng.
B. đem lại sự đa dạng và lựa chọn cho người dùng khi lựa chọn phần mềm.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 20: Phần mềm thương mại thường được chia làm mấy loại?
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.
Câu 21: Phần mềm thương mại thường bị phụ thuộc vào đối tượng nào sau đây? Hãy chọn phương án
đúng nhất.
A. Nhà sáng tạo ra phần mềm. B. Nhà cung cấp về giải pháp kĩ thuật.
C. Nhà kiểm soát phần mềm. D. Nhà nâng cấp và phát triển phần mềm.
Câu 22: Trong các phần mềm sau, về chức năng thì phần mềm nào có thể thay thế hệ điều hành
Windows trên máy tính cá nhân?
A. Android. B. Writer. C. LINUX. D. My SQL.
Câu 23: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Phần mềm đặt hàng là phần mềm được thiết kế…
A. dựa trên những yêu cầu chung của nhiều người. B. theo yêu cầu của từng khách hàng.
C. dựa trên phần mềm nguồn mở. D. theo sở thích của nhiều người.
BÀI 4: BÊN TRONG MÁY TÍNH
Câu 1: Đâu là các thiết bị bên ngoài máy tính?
A. Màn hính. B. Bàn phím. C. Chuột. D. Cả ba đáp án kia đều đúng.
Câu 2: Bộ xử lý trung tâm được hiểu là gì?
A. Thành phần quan trọng nhất của máy tính. B. Thực hiện các chương trình máy tính.
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng. D. Cả hai đáp án A, B đều sai.
Câu 3: Hai thành phần quan trọng nhất của thiết bị CPU trong máy tính là gì?
A. ALU & CU. B. CU & CACHE. C. REGHISTER & ALU. D. ALU & CACHE.
Câu 4: Bộ phận nào thực hiện tất cả các phép tính số học và logic trong máy tính?
A. CU. B. RAM. C. ALU. D. ROM.
Câu 5: Bộ phận nào phối hợp đồng bộ các thiết bị của máy tính, đảm bảo máy tính thực hiện đúng
chương trình?
A. CU. B. RAM. C. ALU. D. ROM.
Câu 6: Đồng hồ xung được dùng để làm gì?
A. Phối hợp đồng bộ các thiết bị của máy tính, đảm bảo máy tính thực hiện đúng chương trình.
B. Thực hiện tất cả các phép tính số học và logic trong máy tính.
C. Tạo ra các xung điện áp gửi đến mọi thành phần của máy để đồng bộ các hoạt động.
D.
Câu 7: Đơn vị để đo tần số đồng hồ xung là?
A. Hz. B. kHz. C. GHz. D. T-rays.
Câu 8: Tần số đồng hồ xung được dùng để làm gì?
A. Tạo ra các xung điện áp.
B. Đánh giá tốc độ của CPU.
C. Phối hợp đồng bộ các thiết bị của máy tính, đảm bảo máy tính thực hiện đúng chương trình.
D. Thực hiện tất cả các phép tính số học và logic trong máy tính.
Câu 10: Thanh ghi là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Vùng nhớ đặc biệt dùng để lưu trữ tạm thời các lệnh và dữ liệu đang được xử lý.
B. Vùng nhớ đặc biệt dùng để lưu trữ lâu dài các lệnh và dữ liệu đang được xử lý.
C. Vùng xử lý dữ liệu đặc biệt.
D. Vùng lưu trữ các lệnh đang được xử lý trong RAM.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thiết bị RAM?
A. Bộ nhớ có thể ghi được.
B. Dùng để ghi dữ liệu tạm thời trong khi chạy các chương trình.
C. Không lưu giữ được lâu dài các dữ liệu (sẽ bị mất khi tắt máy).
D. Bộ nhớ chỉ có thể đọc được, không thể ghi hay xóa dữ liệu được.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của thiết bị ROM?
A. Bộ nhớ được ghi bằng phương tiện chuyên dùng.
B. Các chương trình ứng dụng chỉ có thể đọc mà không thể ghi hay xóa.
C. Không cần nguồn nuôi.
D. Lưu trữ dữ liệu tạm thời khi đang chạy các ứng dụng.
Câu 13: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào không phải là bộ nhớ ngoài?
A. VCD, DVD B. Hard Disk Drive. C. Modem. D. USB.
Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của bộ nhớ ngoài?
A. Lưu trữ dữ liệu lâu dài. B. Không cần nguồn nuôi.
C. Có dung lượng lớn. D. Sẽ bị mất dữ liệu khi tắt nguồn điện.
Câu 16: Dung lượng của bộ nhớ ngoài thường được tính theo đơn vị nào sau đây?
A. MB, GB. B. GB, TB. C. kHz, Hz. D. KB, MB.
Câu 17: Thiết bị quan trọng nhất bên trong thân máy là thiết bị nào sau đây?
A. CPU. B. Bộ nhớ ngoài. C. Bộ nhớ trong. D. Bo mạch chính.
Câu 18: Cách thức xử lí dữ liệu của CPU được dựa trên cơ sở nào?
A. Hoạt động của các mạch logic. B. Quá trình lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ
ngoài.
C. Quá trình lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ trong. D. Hoạt động của các mạch điện tử khuếch
đại.
Câu 19: Hệ nhị phân dùng ký hiệu chữ số nào dưới đây?
A. 0 và 1 B. 0 và 1,2 C. 1,2,3 D. 0 và 3,4
BÀI 5: KẾT NỐI MÁY TÍNH VỚI CÁC THIẾT BỊ SỐ.
Câu 1: Các thiết bị vào ra là?
A. Nhóm thiết bị chứa dữ liệu tạm thời.
B. Nhóm thiết bị chứa các dữ liệu lâu dài.
C. Nhóm các thiết bị ngoại vi đa dạng và phong phú nhất của máy tính.
D. Nhóm thiết bị chỉ nằm bên trong máy tính dùng để điều khiển các chương trình ứng dụng.
Câu 2: Các thiết bị vào cho phép làm gì?
A. Chuyển thông tin từ máy tính ra ngoài. B. Nhập dữ liệu vào máy tính.
C. Trao đổi thông tin hai chiều. D. Quản lý toàn bộ hoạt động của máy tính.
Câu 3: Các thiết bị ra là thiết bị cho phép làm gì?
A. Chuyển thông tin từ máy tính ra ngoài. B. Nhập dữ liệu vào máy tính.
C. Trao đổi thông tin hai chiều. D. Quản lý tất cả tệp, thư mục trên máy tính.
Câu 4: Thiết bị nào dưới đây không phải là thiết bị vào?
A. Bàn phím. B. Chuột. C. Máy đọc mã vạch. D. Máy in.
Câu 5: Trong các thiết bị sau, thiết bị nào là thiết bị ra?
A. Máy quét scan. B. Máy in, máy chiếu. C. Máy đọc mã QR. D. Chuột, bàn phím.
Câu 6: Đâu vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra?
A. Máy in. B. Máu quét ảnh. C. USB. D. Máy chiếu.
Câu 7: Chọn phương án ghép đúng nhất. Bàn phím là… … …
A. thiết bị ra phổ biến. B. thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu.
C. thiết bị chỉ định đối tượng làm việc trên màn hình. D. thiết bị quan trọng nhất của máy tính.
Câu 8: Chọn phương án ghép đúng nhất. Chuột là… … …
A. thiết bị thông dụng nhất để nhập dữ liệu.
B. thiết bị ra phổ biến.
C. thiết bị chỉ định đối tượng làm việc trên màn hình.
D. thiết bị không phổ biến vì khó điều khiển chính xác.
Câu 9: Thông số quan trọng nhất của chuột là?
A. Phương thức kết nối và độ phân giải đo bằng dpi. B. Giá tiền mà người dùng mua nó.
C. Tốc độ của con chuột. D. Hình dáng của con chuột.
Câu 10: Tốc độ của chuột được thể hiện bằng?
A. Tỉ lệ khoảng cách con trỏ màn hình di chuyển được so với khoảng cách di chuyển của chuột trên
mặt bàn.
B. Khoảng cách di chuyển được của chuột trên màn hình.
C. Tốc độ di chuyển trên giây của chuột trên mặt bàn.
D. Tốc độ di chuyển trên giây của chuột trên màn hình.
Câu 11: Thiết bị ra nào sau đây là phổ biến nhất?
A. Máy in. B. Loa. C. Màn hình. D. Máy chiếu
Câu 12: Loại màn hình nào sử dụng công nghệ đèn chân không?
A. LCD. B. LED. C. CRT. D. plasma
Câu 13: Độ phân giải màn hình thể hiện bằng gì?
A. Số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình.
B. Độ dài đường chéo trên màn hình.
C. Hình ảnh trên màn hình được tạo liên tục.
D. Khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh.
Câu 14: Tần số quét là gì?
A. Số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình.
B. Độ dài đường chéo trên màn hình.
C. Hình ảnh trên màn hình được tạo liên tục.
D. Khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh
Câu 15: Thời gian phản hồi là gì?
A. Số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình.
B. Độ dài đường chéo trên màn hình.
C. Hình ảnh trên màn hình được tạo liên tục.
D. Khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh.
Câu 16: Kích thước của màn hình được đo bằng gì?
A. Số điểm ảnh theo chiều ngang và chiều dọc của màn hình.
B. Độ dài đường chéo trên màn hình.
C. Hình ảnh trên màn hình được tạo liên tục.
D. Khoảng thời gian cần thiết để có thể đổi màu một điểm ảnh.
Câu 17: Cách thức hoạt động của máy in kim là gì?
A. Một hàng kim gõ vào băng mực để lại vết trên giấy.
B. Dùng tia laser để tạo ra sự thay đổi điện áp trên bề mặt của một trống tĩnh điện tương tự với hình cần
in.
C. Phun các hạt mực màu nước siêu nhỏ để tạo ảnh.
D. In trên giấy cảm ứng nhiệt, vùng giấy bị nóng chuyển sang màu đen.
Câu 18: Cách thức hoạt động của máy in laser là gì?
A. Một hàng kim gõ vào băng mực để lại vết trên giấy.
B. Dùng tia laser để tạo ra sự thay đổi điện áp trên bề mặt của một trống tĩnh điện tương tự với hình cần
in.
C. Phun các hạt mực màu nước siêu nhỏ để tạo ảnh.
D. In trên giấy cảm ứng nhiệt, vùng giấy bị nóng chuyển sang màu đen.
Câu 19: Cách thức hoạt động của máy in phun là gì?
A. Một hàng kim gõ vào băng mực để lại vết trên giấy.
B. Dùng tia laser để tạo ra sự thay đổi điện áp trên bề mặt của một trống tĩnh điện tương tự với hình cần
in.
C. Phun các hạt mực màu nước siêu nhỏ để tạo ảnh.
D. In trên giấy cảm ứng nhiệt, vùng giấy bị nóng chuyển sang màu đen.
Câu 20: Máy in nhiệt thì in như thế nào?
A. Một hàng kim gõ vào băng mực để lại vết trên giấy.
B. Dùng tia laser để tạo ra sự thay đổi điện áp trên bề mặt của một trống tĩnh điện tương tự với hình cần
in.
C. Phun các hạt mực màu nước siêu nhỏ để tạo ảnh.
D. In trên giấy cảm ứng nhiệt, vùng giấy bị nóng chuyển sang màu đen.
Câu 21: Phương tiện nào sau đây không thể dùng để kết nối máy tính với máy tính?
A. Cáp. B. Mạng có dây. C. Mạng không dây. D. Dây điện nguồn.
Câu 22: Cổng kết nối nào sau đây dùng để truyền hình ảnh nhưng không truyền được âm thanh?
A. HDMI. B. VGA. C. USB. D. Mạng.
Câu 23: Cổng kết nối nào có thể truyền đồng thời cả âm thanh và hình ảnh với băng thông lớn, có thể
truyền video có độ phân giải cao?
A. VGA. B. USB. C. Mạng. D. HDMI.
Câu 24: Trước khi kết nối với một thiết bị số nào đó thì trên máy tính hay điện thoại thông minh cần
phải thực hiện điều gì?
A. Mở cổng kết nối.
B. Đóng cổng kết nối.
C. Ghép đôi với thiết bị đó để trao đổi tham số.
D. Tắt ngay chế độ bluetooth của máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Câu 25: Việc ghép đôi máy tính hay điện thoại thông minh với thiết bị số trước khi kết nối có mục
đích gì?
A. Tạo môi trường trung gian kết nối giữa máy tính hoặc điện thoại thông minh với các thiết bị số.
B. Giúp dễ dàng kết nối giữa máy tính hoặc điện thoại thông minh với các thiết bị số.
C. Trao đổi tham số kết nối giữa máy tính hoặc điện thoại thông minh với các thiết bị số.
D. Ngăn chặn máy tính hoặc điện thoại thông minh kết nối với các thiết bị số khác một cách tự động.
BÀI 6: LƯU TRỮ VÀ CHIA SẺ TỆP TIN TRÊN INTERNET
Câu 1: Vì sao nên lưu trữ thông tin trên internet? Hãy chọn phương án Sai.
A. Dung lượng bộ nhớ lớn.
B. Muốn giữ thông tin cho riêng mình, không chia sẻ cho ai khác.
C. Tính bảo mật cao, có thể tùy chỉnh.
D. Dễ dàng tìm kiếm.
Câu 2: Ngày nay, Internet giúp khắc phục giới hạn lưu trữ dữ liệu trên máy tính bằng cách nào?
A. Phân phối bán lẻ bộ nhớ.
B. Cho người dùng thuê bộ nhớ.
C. Bắt người dùng mua phần mềm thứ 3.
D. Sự ra đời của các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ tệp tin trực tuyến.
Câu 3: Trong các tên sau, đâu không phải là tên của những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến?
A. Paint. B. Google Drive. C. One Drive. D. iCloud và Dropbox
Câu 4: Người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ và được cấp một không gian lưu trữ trực tuyến gọi là gì?
A. Nhà lưu trữ. B. Cầu kết nối. C. Bát online. D. Đĩa trực tuyến.
Câu 5: Người dùng thực hiện tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến nhằm mục đích gì là chủ yếu? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Xóa các tệp và file trong máy tính mình đi để làm sạch máy tính của mình.
B. Tải các tệp hay thư mục từ máy tính của mình lên ổ đĩa trực tuyến để lưu trữ và sử dụng khi cần.
C. Mua bán thông tin lưu trữ của nhau.
D. Nhờ cộng đồng mạng chỉnh sửa những dữ liệu quan trọng mà mình có.
Câu 6: Trên nơi lưu trữ trực tuyến, không cho phép người dùng thực hiện việc nào sau đây?
A. Tạo thư mục mới, quản lý ổ đĩa. B. Sắp xếp trên ổ đĩa trực tuyến.
C. Chỉnh sửa trực tuyến. D. Trao đổi như một kênh chat.
Câu 7: Ưu điểm nổi bật nhất của việc lưu trữ thông tin trực tuyến là gì?
A. Cho phép chia sẻ thư mục, tệp cho người dùng khác.
B. Không cho phép chia sẻ thư mục, tệp cho người dùng khác.
C. Bán được thông tin cho nhau để kiếm tiền.
D. Thích vào thư mục của ai cũng được.
Câu 8: Chủ sở hữu quyết định quyền của người được chia sẻ với ba chế độ nào?
A. Xem, xóa, khôi phục. B. Xem, nhận xét, chỉnh sửa.
C. Xem, mua, bán. D. Xem, tải về, lấy tài khoản.
Câu 9: Quyền chỉnh sửa là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Là quyền chỉ cho nhận xét sau khi đọc xong tệp và thư mục.
B. Là quyền lấy được tài khoản lưu trữ tệp và thu mục.
C. Là quyền chỉ cho xem tệp và thư mục.
D. Quyền cao nhất cho phép thao tác với thư mục và tệp.
Câu 10: Sau khi chia sẻ tệp và thư mục, người dùng (là chủ sở hữu của tệp và thư mục) có thể làm gì?
Hãy chọn phương án không đúng.
A. Hủy bỏ việc chia sẻ cho người dùng khác.
B. Thay đổi chế độ chia sẻ cho người dùng khác.
C. Yêu cầu người dùng khác phải trả phí (tiền) cho mình nếu thấy điều đó cần thiết.
D. Truy cập vào hộp thư của người dùng khác để tải lại dữ liệu của mình đã chia sẻ đó.
Câu 11: Các không gian lưu trữ trên internet có giới hạn dung lượng hay không?
A. Không, nó là vô hạn.
B. Có.
C. Không thể kết luận được.
D. Không, vì không gian thì không có dung lượng.
Câu 12: Dịch vụ lưu trữ đám mây không đảm bảo được lợi ích nào sau đây?
A. Có thể tải tệp, thư mục của mình hoặc tải chúng xuống từ mọi nơi trên thế giới.
B. Dữ liệu sẽ luôn được lưu trữ an toàn cho dù chúng ta sử dụng mật khẩu đơn giản (yếu).
C. Các tệp, thư mục vô tình bị xóa có thể được khôi phục.
D. Tiết kiệm chi phí và tính linh hoạt cao.
Câu 13: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. FireFox B. iMay+ C. iCloud+ D. Google
Câu 14: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. P B. POST C. pUp D. pCloud
Câu 15: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. MediaFile B. MediaFire C. MediaMine D. MediaWhy
Câu 16: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. UC Brown B. OPERA C. Microsoft 365 D. MiLine
Câu 17: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. GAMA.nz B. META.nz C. BETA.nz D. MEGA.nz
Câu 18: Trong các tên sau, tên nào là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ?
A. Google Drive B. Google Chrome C. FireFox D. DTDS
BÀI 7: THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
Câu 1: Cho các thao tác sau:
1 – Mở trình duyệt internet trên máy tính của em. 2 – Gõ địa chỉ URL máy tìm kiếm.
3 – Nhập từ khóa bằng bàn phím rồi nhấn enter. 4 – Đọc kết quả tìm kiếm.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự để tìm kiếm thông tin trên internet bằng máy tìm kiếm.
A. 1 – 2 – 3 – 4 B. 2 – 1 – 3 – 4 C. 3 – 2 – 1 – 4 D. 4 – 3 – 2 – 1
Câu 2: Trong các tên sau đây, tên nào là địa chỉ URL tìm kiếm?
A. Tech12h.com B. Newocr.com C. Google.com D. Gmail.com
Câu 3: Trong kết quả tìm kiếm ở trang thứ nhất, không có kết quả theo như ý muốn của người dùng
thì người dùng thường làm gì là hiệu quả nhất để tìm kiếm kết theo như ý của mình? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Sử dụng máy tìm kiếm khác. B. Sử dụng trình duyệt khác.
C. Quay lại nhập từ khóa khác. D. Chuyển sang tìm kiếm kết quả ở các trang tiếp theo.
Câu 4: Cho các thao tác sau:
1 – Nhập từ khóa tìm kiếm bằng giọng nói.
2 – Kiểm tra từ khóa tự động điền sau khi đọc xong.
3 – Khởi động công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
4 – Đọc kết quả tìm kiếm.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự để tìm kiếm thông tin trên internet bằng máy tìm kiếm.
A. 1 – 2 – 3 – 4 B. 2 – 1 – 3 – 4 C. 3 – 1 – 2 – 4 D. 4 – 3 – 2 – 1
Câu 5: Để thực hiện tìm kiếm bằng tiếng nói thì phương tiện tìm kiếm tối thiểu cần phải có là thiết bị
gì?
A. Bàn phím. B. Con chuột. C. Micro. D. Loa.
Câu 6: Khi tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm, người dùng có thể nhận được nhiều dạng kết quả.
Hãy chọn phương án không đúng.
A. Dạng tin tức. B. Dạng hình ảnh. C. Dạng video. D. Dạng mã nguồn.
Câu 7: Điều nào sau đây giúp nâng cao hiệu quả tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Sử dụng hình ảnh để tìm kiếm. B. Chọn máy tìm kiếm nổi tiếng nhất để tìm kiếm.
C. Sử dụng video để tìm kiếm. D. Chọn dạng phân loại kết quả tìm kiếm.
Câu 8: Khi tìm kiếm thông tin tuyển sinh của một trường đại học thì em nên yêu cầu tìm dưới dạng
nào dưới đây?
A. Tệp tin .pdf B. Hình ảnh C. Bài báo D. Tin tức
Câu 9: Khi muốn tìm kiếm ảnh về hoa hồng thì en nên chọn tìm kiếm thông tin dạng?
A. Bài viết B. Tin tức C. Hình ảnh D. Tệp tin .docx
Câu 10: Để tìm kiếm thông tin dưới dạng tệp tin .pdf thì em cần thực hiện điều gì dưới đây?
A. Nhập từ khóa tìm kiếm và bổ sung cụm từ filetype.docx
B. Nhập từ khóa tìm kiếm và bổ sung cụm từ filetype.jpg
C. Nhập từ khóa tìm kiếm và bổ sung cụm từ filetype.pdf
D. Nhập từ khóa tìm kiếm và bổ sung cụm từ filetype.exe
Câu 11: Khi sử dụng máy tìm kiếm thông tin, để thu hẹp phạm vi tìm kiếm thì cách thức nào sau đây
là đúng nhất?
A. Đặt từ khóa cần tìm trong dấu nháy kép. B. Đặt từ khóa trong dấu ngoặc đơn.
C. Đặt từ khóa trong dấu ngoặc vuông. D. Rút gọn từ khóa.
Câu 12: Khi sử dụng máy tìm kiếm thông tin, việc đặt từ khóa cần tìm trong cặp dấu nháy kép nhằm
mục đích gì? Hãy chọn phương án không đúng.
A. Tăng độ chính xác của kết quả. B. Tăng hiệu quả tìm kiếm.
C. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm. D. Mở rộng phạm vi tìm kiếm hơn.
Câu 13: Hãy chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau khi nói về tìm kiếm thông tin trên
Internet.
A. Người không biết cách tìm kiếm tài liệu đúng sẽ không tìm kiếm được tài liệu nhanh và chính xác.
B. Người biết cách tìm kiếm sẽ tìm được rất nhanh và chính xác.
C. Người không biết xây dựng từ khóa tìm kiếm sẽ tìm kiếm nhanh hơn.
D. Ngày nay, tất cả mọi thông tin đều có thể tìm thấy trên Internet.
Câu 14: Khi em muốn tìm kiếm thông tin về tình hình dịch bệnh thì em nên tìm kiếm thông tin dưới
dạng nào sau đây là phù hợp?
A. Tin tức. B. Hình ảnh. C. File pdf D. File mp3
Câu 15: Khi muốn tìm hiểu thông tin về trường THPT Lý Tự Trọng – Nha Trang thì em có thể tìm
kiếm thông tin trên Internet bằng các từ khóa nào sau đây để đạt kết quả như mình mong muốn?
A. trường THPT LTT - NT ở đâu.
B. Ai là người xây dựng nên trường THPT LTT – Nha Trang.
C. thông tin về trường THPT LTT – NT.
D. THPT Lý Tự Trọng – Nha Trang.
BÀI 8: THỰC HÀNH NÂNG CAO SỬ DỤNG HỘP THU ĐIỆN TỬ
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về thư điện tử?
A. Nhìn vào hộp thư điện tử, người gửi có thể biết được bức thư mình đã gửi đi người nhận đã đọc
hay chưa.
B. Chỉ có người nhận thư mới mở được tệp đính lèm theo thư, còn người gửi sẽ không mở được tệp
đính kèm khi đã gửi thư.
C. Trong hộp thư đến chỉ chứa thư của những người quen biết.
D. Nhìn vào hộp thư điện tử có thể biết thư đã đọc hay chưa.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hộp thư điện tử.
A. Cần đăng xuất ra khỏi hộp thư điện tử sau khi sử dụng xong.
B. Thời gian gửi thư điện tử rất ngắn gần như ngay lập tức.
C. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn.
D. Chỉ mở tệp đình kèm từ những người bạn biết và tin tưởng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Thư điện tử không thể gửi cho nhiều người cùng lúc.
B. Cần mở tất cả các tệp đính kèm được gửi cho bạn.
C. Hộp thư của bạn tuyệt đối riêng tư, không ai có thể xâm phạm được.
D. Thư điện tử có dòng tiêu đề mà thư tay không có
Câu 4: Với thư điện tử, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Một người có thể gửi thư cho chính mình ở cùng địa chỉ thư điện tử.
B. Tệp tin đính kèm theo thư có thể chứa virus, vậy nên cần kiểm tra độ tin cậy trước khi tải về.
C. Hai người có thể có địa chỉ thư điện tử giống hệt nhau.
D. Có thể gửi một thư cho nhiều người cùng lúc.
Câu 5: Cho các thao tác sau:
1 – Truy cập vào trang mail.google.com
2 – Hộp thư mở ra với danh sách các thư trong hộp thư đến
3 – Nháy chuột vào tên người gửi hoặc tiêu đề thư để mở thư
4 – Đăng nhập vào hộp thư
5 – Nháy chuột vào nút đăng xuất để ra khỏi hộp thư điện tử
Trình tự sắp xếp đúng để đăng nhập, đăng xuất thư điện tử là:
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 B. 1 – 4 – 2 – 3 – 5 C. 1 – 2 – 3 – 5 – 4 A. 1 – 5 – 4 – 2 –
3
Câu 6: Địa chỉ nào sau đây là địa chỉ thư điện tử hợp lệ?
A. www.nxbgd.vn B. thu_hoai.432@yahoo.com
C. Hoangth&hotmail.com D. Hoa675439@gf@gmail.com
Câu 7: Theo quy định của google về việc đăng ký tài khoản thư điện tử thì điều nào sau đây được áp
dụng đối với đối tượng trẻ vị thành niên (chưa đủ 28 tuổi)? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Không được phép sử dụng gmail.
B. Chỉ được sử dụng tài khoản của người thân.
C. Cần có sự đồng ý, trợ giúp và quản lí của bố mẹ khi đăng ký hộp thư điện tử.
D. Cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân về gia đình, trường học,…
Câu 8: Thư điện tử có rất nhiều lợi ích gì trong công việc. Em hãy chọn điều nào sau đây không
thuộc các lợi ích đó?
A. Sửa tài liệu. B. Trao đổi thông tin qua lại với bạn bè.
C. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc. D. Gọi điện trực tuyến cho nhau để mở rộng giao tiếp.
Câu 9: Để có thể bảo vệ máy tính của mình khỏi virus, em không nên làm theo lời khuyên nào sau
đây?
A. Không bao giờ nháy chuột vào liên kết trong hộp thư điện tử từ những người em không biết gởi
đến.
B. Nên xóa tất cả các thư trong hộp thư đến.
C. Luôn nhớ đăng xuất khỏi hộp thư điện tử khi sử dụng xong.
D. Đừng bao giờ mở tệp đính kèm từ những thư lạ.
Câu 10: Em và bạn em đã trao đổi thư điện tử với nhau thì cách nào sau đây là tốt nhất để biết địa chỉ
thư điện tử của bạn em?
A. thử một địa chỉ thư điện tử bất kì nào đó.
B. tìm trong danh bạ địa chỉ của hệ thống thư điện tử.
C. sử dụng máy tìm kiếm google để tìm trên internet.
D. Gọi điện thoại cho bạn để hỏi.
Câu 11: Khi em nhận được thư điện tử có tệp đính kèm nghi ngờ là virus từ người quen, em nên xử lí
như thế nào là hiệu quả nhất?
A. Mở tệp đính kèm và lưu tệp đó vào máy tính của mình.
B. Trước khi mở tệp đính kèm, em tìm cách nhắn tin hoặc gửi một thư điện tử khác cho người đã gửi
thư để kiểm tra có đúng người đó gửi tệp đó cho em hay không.
C. Mở tệp đính kèm và xóa tệp đó ngay nếu nhận thấy tệp bị nhiễm virus.
D. Trước khi mở tệp đính kèm, em chuyển sang máy tính khác để mở lại thư điện tử đó.
Câu 12: Một số mạng xã hội quy định độ tuổi tối thiểu được phép tham gia. Vậy độ tuổi tối thiểu đó
là bao nhiêu?
A. Từ 13 tuổi trở lên. B. Từ 15 tuổi trở lên. C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ 10 tuổi trở
lên.
Câu 13: Ý kiến nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng xã hội?
A. Mạng xã hội có sự tham gia trực tiếp của nhiều người trên cùng một web.
B. Mạng xã hội là một website kín.
C. Mạng xã hội là một website mở.
D. Mạng xã hội có nội dung của website được xây dựng bởi thành viên tham gia.
Câu 14: Là một học sinh, chúng ta nên làm gì trên mạng xã hội? Hãy chọn phương án hợp lý nhất.
A. Xúc phạm, miệt thị người khác. B. Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.
C. Bán hàng kém chất lượng để kiếm lời. D. Khoe mẽ sự giàu có của bản thân.
Câu 15: Mục đích của mạng xã hội là gì? Hãy chọn phương án đúng và đầy đủ nhất.
A. Chia sẻ, học tập. B. Chia sẻ, học tập, tương tác.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị. D. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
Câu 16: Cách để giữ an toàn trên mạng xã hội? Hãy chọn phương án hợp lý nhất.
A. Chia sẻ mọi thông tin cá nhân. B. Dùng nhiều tài khoản.
C. Kết bạn không chọn lọc. D. Không cung cấp thông tin cho người lạ.
Câu 17: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè. B. Học hỏi kiến thức.
C. Bình luận xấu về người khác. D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
Câu 18: Một ứng dụng giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, là bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet,
giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau là nội
dung của khái niệm nào sau đây?
A. Mạng xã hội B. Hệ điều hành windows.
C. Phần mềm Zoom. D. Tất cả các ứng dụng trên web.
Câu 19: Học sinh chỉ nên chia sẻ những gì trên mạng xã hội? Hãy chọn phương án hợp lý nhất.
A. Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó.
B. Thông tin cá nhân.
C. Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác.
D. Điều bức xúc, khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất?
A. Tất cả các website đều là mạng xã hội.
B. Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.
C. Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt.
D. Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.
BÀI 9: GIAO TIẾP AN TOÀN TRÊN INTERNET
Câu 1: Đâu không phải là hạn chế của việc lạm dụng mạng Internet quá nhiều?
A. Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. B. Ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
C. Nhiều rủi ro. D. Ảnh hưởng xấu đến quan hệ trong gia đình.
Câu 2: Trong các rủi ro sau, rủi ro không bao giờ gặp phải khi sử dụng Internet là gì?
A. Mất thông tin cá nhân. B. Bị lừa đảo, quấy rối.
C. Đối mặt với các thông tin sai lệch. D. Mất dữ liệu lưu trữ trên dịch vụ lưu trữ đám mây.
Câu 3: Khi tham gia mạng xã hội thì mọi người không cần trang bị điều nào sau đây?
A. Kĩ năng giao tiếp. B. Kĩ năng đối phó với dư luận và vượt qua khủng hoảng.
C. Kĩ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo. D. Kỹ năng đánh cắp thông tin bảo mật của người khác.
Câu 4: Trong các tình huống sau, đâu không phải là tình huống lừa đảo thường xuyên gặp trên mạng xã
hội?
A. Nhận được tin nhắn yêu cầu chuyển tiền ngay vào tài khoản **** nếu không muốn gặp những rắc rối
liên quan tới bản thân.
B. Nhận được tin nhắn trúng thưởng phần quà có giá trị.
C. Nhận được thư điện tử từ địa chỉ lạ, yêu cầu mở một tài liệu hoặc một đường link đính kèm và thực
hiện theo hướng dẫn.
D. Nhận được thư điện tử yêu cầu xác nhận mình đã là thành viên của trang mạng xã hội mà mình đã thực
hiện thao tác đăng ký làm thành viên trước đó.
Câu 5: Trong các mục đích sau, mục đích nào mà những kẻ lừa đảo không muốn hướng đến người bị
hại?
A. Hưởng lợi tài chính của người bị hại. B. Gây ảnh hưởng tinh thần đến người bị hại.
C. Gây ảnh hưởng thể xác người bị hại. D. Đem lại nhiều lợi ích tài chính cho người bị hại.
Câu 6: Để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số, người dùng cần tỉnh táo và bình tĩnh tuân
thủ những nguyên tắc nào? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Hãy chậm lại, Kiểm tra ngay, Dừng lại, không gửi.
B. Thận trọng, Suy xét tình huống, Kiểm chứng.
C. Tỉnh táo, Không thực hiện theo, Báo cáo cơ quan chức năng.
D. Hãy hành động ngay, Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Câu 7: Đối với tình huống lừa đảo dưới dạng báo tin tốt “Kẻ lừa đảo có thể bất ngờ thông báo nạn nhân
có cơ hội trúng thưởng hay nhận phiếu mua hàng trị giá cao, nhưng phải thanh toán một khoản phí để
được nhận thưởng”. Vận dụng nguyên tắc Hãy chậm lại được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp
sau? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Tìm kiếm lời khuyên từ những người có hiểu biết (thành viên trong gia đình hoặc bạn bè) nếu không
chắc đây là thông tin đáng tin cậy.
B. Tìm hiểu thêm thông tin về giải thưởng hoặc chương trình khuyến mại liên quan trên Internet. Nếu
không có thông tin gì thì có khả năng đây là một trò lừa đảo.
C. Không bao giờ trả phí trước để nhận thưởng sau cho dù chi phí đó nhỏ so với phần thưởng sắp nhận
được. Khi kẻ lừa đảo nhận được tiền, món tiền thưởng sẽ không bao giờ đến tay người trả phí.
D. Hãy tìm cách kiểm tra lại đơn vị mà kẻ lừa đảo đang làm việc có tồn tại hay không? Sau đó xác minh
phần thưởng hay phiếu mua hàng có tồn tại hay không?
Câu 8: Khi có kẻ lừa đảo hỗ trợ kĩ thuật cố gắng thuyết phục rằng thiết bị của bạn đang gặp sự cố và yêu
cầu thanh toán ngay lập tức cho các dịch vụ để khắc phục các sự cố đó mà trên thực tế nó không hề tồn
tại. Vận dụng nguyên tắc Kiểm tra ngay được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp sau? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Tự đặt ra câu hỏi khi thông báo hiện lên có vẻ rất khẩn cấp.
B. Cập nhật phần mềm bảo mật và quét virus.
C. Thử tìm kiếm tên công ty hoặc số điện thoại kèm theo những từ khóa như "lừa đảo" hoặc "khiếu nại".
Nếu cần sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, hãy tìm đến một đơn vị có uy tín và tin cậy để nhờ hỗ trợ.
D. Các đơn vị hỗ trợ công nghệ hợp pháp sẽ không yêu cầu thanh toán ngay dưới dạng thẻ điện thoại,
chuyển khoản… khi mà dịch vụ chưa được thực hiện.
Câu 9: Trong những cách ứng xử sau, ứng xử nào là không cần thiết thực hiện để phòng tránh những rủi
ro khi gặp người khác liên hệ với mình qua môi trường số?
A. Hãy dành thời gian và đặt câu hỏi đề tránh bị dồn vào tình huống xấu.
B. Trao đổi với thầy cô giáo, người thân, bạn bè,... để được nghe ý kiến tư vấn.
C. Tìm cách liên hệ trực tiếp với người gửi để làm rõ.
D. Báo ngay với cơ quan chức năng xử lý khi bản thân vẫn “mập mờ” đó có phải là kẻ lừa đảo hay
không?
Câu 10: Khi bắt đầu sử dụng Internet, người dùng thường được gọi là gì? Hãy chọn phương án đúng và
hợp lý nhất.
A. Một công dân số. B. Một người trưởng thành. C. Một người có trách nhiệm. D. Một người thành
đạt.
Câu 11: Khi bắt đầu sử dụng Internet, em sẽ được gì? Hãy chọn phương án đúng và đầy đủ nhất.
A. Tiếp cận với những lợi ích và rủi ro trên mạng.
B. Luôn luôn được tiếp cận với các lợi ích to lớn.
C. Chỉ có cơ hội tiếp cận với các rủi ro.
D. Sử dụng được tất cả những thông tin mà mình tìm kiếm được phục vụ cho lợi ích bản thân.
Câu 12: Môi trường văn hóa của mạng xã hội và không gian số phụ thuộc nhiều vào điều nào sau đây?
Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Hành vi của mỗi người sử dụng. B. Thói quen của mỗi người.
C. Năng lực của mỗi người sử dụng. D. Số lượng người mà mình quen qua mạng xã hội.
Câu 13: Trong những việc sau đây, việc nào cần được khuyến khích khi tham gia môi trường số? Hãy
chọn phương án đúng nhất.
A. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp địch vụ mạng xã hội trước
khi đăng kí tham gia mạng xã hội.
B. Chia sẻ thông tin từ mọi nguồn khác nhau.
C. Mạng xã hội là môi trưởng ảo, do vậy không cần quá câu nệ về câu chữ.
D. Chia sẻ hình ảnh và chuyện riêng tư của bạn bè tùy ý muốn của mình.
Câu 14: Theo QĐ số 874/QĐ – BTTTT về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, quy tắc
tôn trọng, tuân thủ pháp luật được hiểu ngắn gọn là gì?
A. Đòi hỏi mọi hành vi ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
B. Yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ
chức.
C. Hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ
động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử ý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
D. Yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Câu 15: Theo QĐ số 874/QĐ – BTTTT về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, quy tắc
lành mạnh được hiểu ngắn gọn là gì?
A. Yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
B. Đòi hỏi mọi hành vi ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
C. Yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ
chức.
D. Hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ
động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử ý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Câu 16: Theo QĐ số 874/QĐ – BTTTT về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, quy tắc
an toàn, bảo mật thông tin được hiểu ngắn gọn là gì?
A. Yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
B. Đòi hỏi mọi hành vi ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
C. Yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ
chức.
D. Hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ
động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử ý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Câu 17: Theo QĐ số 874/QĐ – BTTTT về Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ngày 17/6/2021, quy tắc
trách nhiệm được hiểu ngắn gọn là gì?
A. Yêu cầu phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
B. Đòi hỏi mọi hành vi ứng xử trên mạng xã hội phải phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
C. Yêu cầu phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin cá nhân và tổ
chức.
D. Hướng tới việc cần chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, khi có yêu cầu phải chủ
động phối hợp, hợp tác với các cơ quan chức năng để xử ý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
BÀI 10: LƯU TRỮ DỮ LIỆU VÀ KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ QUẢN LÝ
Câu 1: Trong các công việc sau, công việc quản lý nào chưa có trong thực tế hiện nay?
A. Quản lý nhân viên. B. Quản lý tài chính. C. Quản lý thiết bị D. Quản lý tình cảm
Câu 2: Để quản lý kết quả học tập, chúng ta cần lưu trữ những dữ liệu nào? Hãy chọn phương án Sai.
A. Thông tin học sinh. B. Thông tin môn học.
C. Điểm đánh giá thường xuyên, giữa kỳ, cuối kỳ. D. Sở thích của học sinh.
Câu 3: Đối với giáo viên, mỗi khi có điểm đánh giá thường xuyên, giữa kỳ hay cuối kỳ thì việc ghi
chép điểm có thể sai sót hoặc nhầm lẫn. Vì vậy, giáo viên phải thực hiện việc gì để đảm bảo dữ liệu
được chính xác và đúng đắn?
A. Cập nhật dữ liệu. B. Truy xuất dữ liệu. C. Khai thác dữ liệu. D. Bảo mật dữ liệu.
Câu 4: Việc nào sau đây không được gọi thao tác là cập nhật dữ liệu?
A. Thêm dữ liệu. B. Xóa dữ liệu. C. Chỉnh sửa dữ liệu. D. Sắp xếp dữ liệu.
Câu 5: Việc ghi chép dữ liệu được dùng để làm gì? Hãy chọn phương án Sai.
A. Lưu trữ dữ liệu. B. Khai thác dữ liệu. C. Truy xuất dữ liệu. D. Bảo mật dữ liệu.
Câu 6: Việc ghi chép điểm các môn học nhằm mục đích gì trong các mục đích sau? Hãy chọn phương
án Sai.
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Lập danh dách học sinh có điểm từ cao xuống thấp.
C. Tìm kiếm và lập danh học học sinh có điểm học kì cao.
D. Thống kê số lượng học sinh có sức khỏe yếu.
Câu 7: Trong các công việc sau, công việc nào không được gọi là truy xuất dữ liệu?
A. Tìm kiếm dữ liệu theo tiêu chí nào đó. B. Sắp xếp dữ liệu theo tiêu chí nào đó.
C. Lọc ra dữ liệu theo tiêu chí nào đó. D. Lưu trữ dữ liệu theo tiêu chí nào đó.
Câu 8: Trong các công việc sau, công việc nào không được xem là công việc khai thác thông tin từ
những dữ liệu đã có?
A. Tính toán dữ liệu. B. Phân tích dữ liệu. C. Thống kê dữ liệu. D. Cảnh báo dữ liệu.
Câu 9: Ở bệnh viện cần phải lưu trữ và khai thác dữ liệu nào dưới đây? Hãy chọn phương án Sai.
A. Các bệnh nhân đến khám chữa bệnh. B. Các loại thuốc.
C. Các vật tư y tế được mua. D. Các chương trình thiện nguyện dành cho bệnh nhân.
Câu 10: Ở ngân hàng cần phải lưu trữ và khai thác dữ liệu nào dưới đây? Hãy chọn phương án Sai.
A. Thông tin về khách hàng. B. Lượng tiền gửi vào và rút ra hàng ngày.
C. Số lượng khách hàng đến mở tài khoản. D. Sở thích của nhân viên ngân hàng.
Câu 11: Ở các trung tâm dự báo thời tiết cần phải lưu trữ và khai thác dữ liệu nào dưới đây? Hãy
chọn phương án Sai.
A. Những thay đổi nhiệt độ. B. Những thay đổi độ ẩm.
C. Những thay đổi hướng và cường độ gió. D. Những thay đổi về mật độ dân số.
Câu 12: Việc nhập dữ liệu một cách thủ công tại các siêu thị lớn sẽ không dẫn đến điều gì sau đây?
A. Mất nhiều thời gian cho mỗi đơn hàng.
B. Tắc nghẽn các quầy thanh toán.
C. Làm giảm năng suất bán hàng.
D. Giảm tiêu hao thời gian cho mỗi đơn hàng và tăng năng suất bán hàng.
Câu 13: Tại các siêu thị, để khắc phục tình trạng tắc nghẽn tại các quầy thanh toán do nhập dữ liệu
thủ công thì siêu thị đã làm gì? Hãy chọn phương án Sai.
A. Tạo ra các mã vạch mang thông tin về mặt hàng dán trên bao bì.
B. Thực hiện thanh toán qua đầu đọc mã vạch.
C. Tạo ra các mã vạch để dữ liệu về hàng hóa và doanh thu được lưu trữ tự động.
D. Hạn chế số lượng hàng hóa mà khách hàng muốn mua.
Câu 14: Dựa trên các thông tin hàng hóa và doanh thu được thống kê tổng hợp thì máy tính sẽ giúp
người dùng điều gì? Hãy chọn phương án Sai.
A. Giúp lập báo cáo doanh thu.
B. Thống kê, tổng hợp, phân tích để cải thiện hoạt động kinh doanh.
C. Thống kê, tổng hợp, phân tích để bảo tồn kho, lượng hàng trên quầy.
D. Giúp tìm kiếm thêm những khách hàng tiềm năng khác ngoài những khách hàng quen thuộc.
Câu 15: Lợi ích nào sau đây không phải là lợi ích mà các công tơ điện tử mang lại?
A. Nhân viên công ty điện lực không cần phải ghi số thủ công hàng ngày rồi nhập vào máy tính.
B. Giảm công sức làm hóa đơn tiền điện.
C. Quản lí kĩ thuật qua phân tích dữ liệu từ các công tơ điện gửi về.
D. Tăng công suất điện tại các hộ dân đang sử dụng và tiêu thụ công tơ điện đó.
Câu 16: Mục đích chính của quản lý thông tin là? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Xử lý thông tin để đưa ra các quyết định. B. Thu thập thông tin.
C. Lữu trữ dữ liệu. D. Bảo vệ thông tin.
Câu 17: Việc thu thập dữ liệu tự động không có tác dụng nào sau đây?
A. Giảm bớt công sức thu thập.
B. Cung cấp một khối lượng dữ liệu lớn.
C. Nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định cần thiết.
D. Luôn luôn đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được thu thập.
Câu 18: Xét các công việc sau, công việc nào không thuộc công việc cập nhật dữ liệu?
A. Thay đổi dữ liệu trong các bảng. B. Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa, xóa bản ghi.
C. Xem tất cả dữ liệu được lưu trữ trong các bảng. D. Nhập dữ liệu đúng thay thế cho dữ liệu sai
sót.
BÀI 11: CƠ SỞ DỮ LIỆU
Câu 1: Thói quen cá nhân của người lưu trữ có thể dẫn đến điều gì sau đây? Hãy chọn phương án
đúng nhất.
A. Sự nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công.
B. Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ tự động.
C. Sự không nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ thủ công.
D. Sự nhất quán của dữ liệu khi lưu trữ tự động.
Câu 2: Trong việc ghi điểm, theo em nên dùng cách nào để dễ nhận biết và tính toán? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Ghi điểm bằng chữ. B. Ghi điểm bằng các kí hiệu riêng.
C. Ghi điểm bằng vẽ hình ảnh minh họa. D. Ghi điểm bằng số.
Câu 3: Khi dữ liệu được lưu trữ trên máy tính thì việc lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở (các
bảng điểm môn học) sẽ như thế nào? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Thực hiện một cách phức tạp. B. Thực hiện một cách khó khăn.
C. Thực hiện một cách dễ dàng. D. Không thể thực hiện được.
Câu 4: Để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách khoa học thì phải thỏa điều gì? Hãy chọn phương án
không đúng.
A. Hạn chế trùng lặp làm dư thừa dữ liệu. B. Khắc phục những lỗi không nhất quán về dữ liệu.
C. Không cần ràng buộc về mặt dữ liệu. D. Dữ liệu lưu trữ đó phải độc lập với phần mềm lưu trữ
nó.
Câu 5: Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc nào sau đây? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Xử lý dữ liệu. B. Truy xuất dữ liệu.
C. Khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng. D. Cập nhật dữ liệu.
Câu 6: Việc lưu trữ dữ liệu không tách rời với việc khai thác thông tin nhờ các phần mềm ứng dụng
vì nguyên nhân nào sau đây? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Xử lý thông tin là mục đích của việc lưu trữ. B. Thu thập thông tin là mục đích của việc lưu
trữ.
C. Khai thác thông tin là mục đích của việc lưu trữ. D. Cập nhật thông tin là mục đích của việc lưu
trữ.
Câu 7: Môđun của phần mềm được hiểu là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Là toàn bộ các dữ liệu có trong phần mềm.
B. Các thành phần (chương trình) cần có trong phần mềm.
C. Các công cụ cần có để cài đặt phần mềm.
D. Các sản phẩm được tạo ra từ phần mềm đó.
Câu 8: Đâu là thành phần không cần phải có của phần mềm lưu trữ dữ liệu điểm của học sinh?
A. Cập nhật điểm môn học. B. Quản lý danh sách lớp học.
C. Lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu điểm môn học. D. Quản lý thời khóa biểu của lớp
học.
Câu 9: Nếu viết các mô đun của phần mềm lưu trữ dữ liệu điểm học sinh bằng một ngôn ngữ lập trình
(chẳng hạn Python) thì giải pháp thường được sử dụng là gì? ? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Sử dụng trực tiếp hệ thống tệp. B. Sử dụng trực tiếp các dữ liệu.
C. Sử dụng trực tiếp các kí hiệu. D. Sử dụng trực tiếp các hình ảnh.
Câu 10: Khi viết mô đun của phần mềm thì người lập trình phải biết thông tin gì là quan trọng nhất?
Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Biết sử dụng dữ liệu. B. Biết phân loại dữ liệu.
C. Biết cấu trúc của các tệp dữ liệu. D. Biết nội dung dữ liệu của các tệp.
Cho hình ảnh mối quan hệ giữa mô đun phần mềm và các tệp dữ liệu: (Áp dụng cho câu 11, 12, 13)

Câu 11: Mô đun Danh sách lớp phải thỏa điều nào sau đây? ? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Đọc dữ liệu từ Danh sách lớp học, tạo lập tệp Bảng điểm môn học nếu chưa có, cập nhật tệp Bảng
điểm môn học nếu xuất hiện những dòng mới trong danh sách lớp học.
B. Đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Bảng điểm môn học.
C. Đọc dữ liệu từ Bảng điểm môn học, xử lý dữ liệu để tạo và kết xuất ra bảng điểm lớp học.
D. Chịu trách nhiệm đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Danh sách lớp học.
Câu 12: Mô đun Điểm môn học không thỏa điều nào sau đây? ? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Đọc dữ liệu từ Danh sách lớp học, tạo lập tệp Bảng điểm môn học nếu chưa có.
B. Cập nhật tệp Bảng điểm môn học nếu xuất hiện những dòng mới trong danh sách lớp học.
C. Đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Bảng điểm môn học.
D. Đọc dữ liệu từ Bảng điểm môn học, xử lý dữ liệu để tạo và kết xuất ra bảng điểm lớp học.
Câu 13: Mô đun Lập bảng điểm phải thỏa điều nào sau đây? ? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Đọc dữ liệu từ Danh sách lớp học, tạo lập tệp Bảng điểm môn học nếu chưa có, cập nhật tệp Bảng
điểm môn học nếu xuất hiện những dòng mới trong danh sách lớp học.
B. Đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Bảng điểm môn học.
C. Đọc dữ liệu từ Bảng điểm môn học, xử lý dữ liệu để tạo và kết xuất ra bảng điểm lớp học.
D. Chịu trách nhiệm đọc và ghi dữ liệu cập nhật vào Danh sách lớp học
Câu 14: Giả sử việc lưu trữ dữ liệu có phụ thuộc chặt chẽ với các môđun của phần mềm liên quan.
Vậy khi thay đổi cấu trúc các dòng ghi dữ liệu thì các mô đun của phần mềm liên quan phải như thế
nào?
A. Bắt buộc phải chỉnh sửa theo để lưu trữ được dữ liệu.
B. Giữ nguyên giá trị của dữ liệu.
C. Tùy dữ liệu mà thay đổi các mô đun của phần mềm.
D. Không cần phải chỉnh sửa theo dữ liệu đã thay đổi cấu trúc.
Câu 15: Giả sử dữ liệu điểm phụ thuộc chặt chẽ với các môđun phần mềm.
Trong quy định lưu trữ về điểm, quy định dùng dấu phẩu làm dấu ngăn cách phần nguyên phân và
phần thập phân của điểm. Điều này dẫn tới việc gì sau đây trong các môđun phần mềm?
A. Phải dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần của dòng dữ liệu.
B. Phải dùng dấu khác dấu phẩy để ngăn cách các thành phần của dòng dữ liệu.
C. Phải dùng dấu khác dấu chấm phẩy để ngăn cách các thành phần của dòng dữ liệu.
D. Phải dùng dấu phẩy ở các đầu dòng dữ liệu.
Câu 16: Tình trạng phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn tới việc nào sau đây? Hãy chọn phát
biểu đúng nhất.
A. Nếu thay đổi cách lưu trữ dữ liệu phải sửa đổi phần mềm.
B. Nếu thay đổi cách lưu trữ dữ liệu thì không phải sửa lại thiết kế phần mềm.
C. Nếu không thay đổi cách lưu trữ dữ liệu thì phải phát triển phần mềm.
D. Nếu thay đổi cách lưu trữ dữ liệu thì không phải bảo trì lại phần mềm.
Câu 17: Những bài toán quản lý liên quan tới những lĩnh vực lớn hoặc có nhiều biến động sẽ thường
xuất hiện những yêu cầu gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Các yêu cầu khai thác thông tin đa dạng khác nhau từ dữ liệu lưu trữ.
B. Các yêu cầu xử lý thông tin phức tạp.
C. Các yêu cầu thu thập thông tin khó thực hiện.
D. Các yêu cầu thu thập thông tin dễ thực hiện.
Câu 18: Dữ liệu được tổ chức lưu trữ trên máy tính cần phải đảm bảo những điều gì? Hãy chọn
phương án Sai.
A. Dễ dàng chia sẻ.
B. Dễ dàng bảo trì phát triển.
C. Hạn chế tối đa việc dữ liệu lặp lại, gây dư thừa dữ liệu.
D. Cùng phụ thuộc với việc xây dựng và phát triển phần mềm.
Câu 19: Cơ sở dữ liệu được hiểu như thế nào? Hãy chọn phương án đúng và đầy đủ nhất.
A. Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau.
B. Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy
tính.
C. Một tập hợp các dữ liệu được lưu trữ một cách có tổ chức trên hệ thống máy tính.
D. Một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, được lưu trữ trên bộ nhớ trong (RAM) của máy
tính.
Câu 20: Cơ sở dữ liệu gồm mấy thuộc tính cơ bản?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 21: Tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu được hiểu như thế nào?
A. Cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép, chống được
việc sao chép dữ liệu không hợp lệ.
B. Khi tiến hành cập nhật dữ liệu, dữ liệu vẫn đảm bảo đúng đắn với thực tế.
C. Các giá trị dữ liệu phải thỏa mãn những ràng buộc cụ thể tùy thuộc vào thực tế mà nó phản ánh.
D. Phần mềm ứng dụng không cần phải cập nhật khi thay đổi cách thức tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu.
Câu 25: Tính bảo mật và an toàn của cơ sở dữ liệu là
A. Cơ sở dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn được những truy xuất trái phép, chống được
việc sao chép dữ liệu không hợp lệ.
B. Khi tiến hành cập nhật dữ liệu, dữ liệu vẫn đảm bảo đúng đắn với thực tế.
C. Các giá trị dữ liệu phải thỏa mãn những ràng buộc cụ thể tùy thuộc vào thực tế mà nó phản ánh.
D. Phần mềm ứng dụng không cần phải cập nhật khi thay đổi cách thức tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu.
BÀI 12: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DIỆU VÀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Câu 1: Theo em, một phần mềm hỗ trợ làm việc với các CSDL cần thực hiện được những yêu cầu nào
dưới đây? Hãy chọn phương án Sai.
A. Cập nhật dữ liệu và tự động kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu.
B. Hỗ trợ truy xuất dữ liệu.
C. Cung cấp giao diện để ai cũng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng.
D. Cung cấp công cụ tạo lập CSDL.
Câu 2: Phần mềm hỗ trợ làm việc với CSDL cần có các chức năng cập nhật dữ liệu và kiểm tra tính đúng
đắn của dữ liệu, hỗ trợ truy xuất dữ liệu và cung cấp giao diện đơn giản để làm gì? Hãy chọn phương án
đúng nhất.
A. Người dùng dễ dàng truy xuất dữ liệu.
B. Người dùng dễ dàng tra tìm dữ liệu.
C. Người dùng có thể xem nội dung của các bảng dữ liệu một cách dễ dàng.
D. Người dùng có thể dễ dàng cập nhật dữ liệu.
Câu 3: Trong việc khai thác CSDL, nếu không có hệ QTCSDL sẽ dẫn đến điều gì? Hãy chọn phương án
đúng nhất.
A. Thực hiện truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng. B. Khó thực hiện tính năng bảo mật.
C. Luôn đảm bảo được sự nhất quán dữ liệu. D. Có thể thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu dễ dàng.
Câu 4: Nếu không có hệ QTCSDL thì khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu biểu hiện như thế nào?
A. Hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ không có tính năng quản lý dữ liệu.
B. Các hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể không có tính năng bảo mật.
C. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ phải tổ chức và lưu trữ dữ liệu một
cách thủ công.
D. Người dùng phải thực hiện các hoạt động lọc, sắp xếp và phân tích dữ liệu một cách thủ công.
Câu 5: Nếu không có hệ QTCSDL thì khó khăn trong việc không có tính năng bảo mật biểu hiện như thế
nào?
A. Hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ không có tính năng quản lý dữ liệu.
B. Các hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể không có tính năng bảo mật.
C. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ phải tổ chức và lưu trữ dữ liệu một
cách thủ công.
D. Người dùng phải thực hiện các hoạt động lọc, sắp xếp và phân tích dữ liệu một cách thủ công.
Câu 6: Nếu không có hệ QTCSDL thì khó khăn trong việc không có tính năng quản lý biểu hiện như thế
nào?
A. Hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ không có tính năng quản lý dữ liệu.
B. Các hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể không có tính năng bảo mật.
C. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ phải tổ chức và lưu trữ dữ liệu một
cách thủ công.
D. Người dùng phải thực hiện các hoạt động lọc, sắp xếp và phân tích dữ liệu một cách thủ công
Câu 7: Nếu không có hệ QTCSDL thì khó khăn trong việc không thể đồng bộ hóa dữ liệu biểu hiện như
thế nào?
A. Hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ không có tính năng quản lý dữ liệu.
B. Các hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể không có tính năng bảo mật.
C. Một hệ thống lưu trữ dữ liệu không có hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ phải tổ chức và lưu trữ dữ liệu một
cách thủ công.
D. Không có tính năng đồng bộ hóa dữ liệu tự động như trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Câu 8: Nếu không có hệ QTCSDL, hệ quả của việc không thể đồng bộ hóa dữ liệu là gì?
A. Việc truy xuất dữ liệu trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
B. Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn và không hiệu quả.
C. Việc dữ liệu không được bảo vệ và có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các kẻ tấn công.
D. Việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Câu 9: Nếu không có hệ QTCSDL, hệ quả của khó khăn trong việc lưu trữ dữ liệu là gì?
A. Việc truy xuất dữ liệu trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
B. Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn và không hiệu quả.
C. Việc dữ liệu không được bảo vệ và có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các kẻ tấn công.
D. Việc lưu trữ dữ liệu không hiệu quả và khó khăn trong việc quản lý và truy xuất dữ liệu.
Câu 10: Nếu không có hệ QTCSDL, hệ quả của việc khôngcó tính năng bảo mật là gì?
A. Việc truy xuất dữ liệu trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
B. Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn và không hiệu quả.
C. Việc dữ liệu không được bảo vệ và có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các kẻ tấn công.
D. Việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Câu 11: Nếu không có hệ QTCSDL, hệ quả của việc không có tính năng quản lý là gì?
A. Việc truy xuất dữ liệu trở nên phức tạp và khó khăn hơn
B. Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn và không hiệu quả
C. Việc dữ liệu không được bảo vệ và có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các kẻ tấn công
D. Việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trở nên khó khăn và phức tạp hơn
Câu 12: Nếu không có hệ QTCSDL, hệ quả của khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu là gì?
A. Việc truy xuất dữ liệu trở nên phức tạp và khó khăn hơn
B. Việc quản lý dữ liệu trở nên khó khăn và không hiệu quả
C. Việc dữ liệu không được bảo vệ và có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các kẻ tấn công
D. Việc đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng khác nhau trở nên khó khăn và phức tạp hơn
Câu 13: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có mấy nhóm chức năng?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14: Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu không có chức năng nào sau đây?
A. Khai báo CSDL với tên gọi xác định.
B. Tạo lập, sửa đối kiến trúc bên trong mỗi CSDL.
C. Nhiều hệ QTCSDL cho phép cài đặt các ràng buộc toàn vẹn dữ liệu để có thể kiểm soát tính đúng đắn
của dữ liệu.
D. Nhập dữ liệu cho CSDL.
Câu 15: Một hệ QTCSDL có thể quản trị được bao nhiêu CSDL? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Chỉ duy nhất một CSDL. B. Tối đa 10 CSDL.
C. Số lượng CSDL tùy ý (phụ thuộc dung lượng máy tính cho phép) D. Tối thiểu là 3 CSDL.
Câu 16: Trong các chức năng sau, chức năng nào không thuộc nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ
liệu?
A. Nhập, thêm, xóa, sửa dữ liệu.
B. Khai báo kiểu, cấu trúc và ràng buộc dữ liệu.
C. Tìm kiếm dữ liệu thỏa mãn tiêu chí nào đó.
D. Sắp xếp dữ liệu.
Câu 17: Dữ liệu cần được bảo mật, chỉ cung cấp cho đối tượng nào sau đây?
A. Người có thẩm quyền. B. Người nắm dữ liệu. C. Người tạo lập phần mềm. D. Người dùng bất kỳ.
Câu 18: Khi nhiều người được truy cập đồng thời vào CSDL sẽ nảy sinh ra vấn đề gì?
A. Tranh chấp dữ liệu. B. Trộm cắp dữ liệu. C. Thay đổi dữ liệu. D. Làm mất dữ liệu.
Câu 19: Hệ QTCSDL cung cấp các phương tiện thực hiện sao lưu dự phòng (backup) với mục đích gì?
Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Đề phòng các sự cố gây mất dữ liệu và khôi phục dữ liệu khi cần thiết.
B. Giúp hệ QTCSDL hoạt động độc lập với hệ điều hành.
C. Tăng cường bảo mật cho dữ liệu được sao lưu.
D. Đảm bảo sự nhất quán của dữ liệu.
Câu 20: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được hiểu như thế nào? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Tập hợp các dữ liệu khác nhau được lưu vào máy tính theo một cấu trúc và logic nhất định.
B. Phần mềm dùng để tạo lập, tìm kiếm, lưu trữ, cập nhật và khai thác cơ sở dữ liệu.
C. Phần mềm chỉ dùng để quản lý dữ liệu.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau về một tổ chức nào đó được lưu trữ có hệ thống trên máy tính.
Câu 21: CSDL tập trung là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Dữ liệu không lưu trữ tập trung ở một máy mà được lưu trữ ở nhiều máy trên mạng và được tổ chức
thành những CSDL con.
B. Dữ liệu tập trung ở một máy hoặc nhiều máy.
C. Toàn bộ CSDL được lưu ở một dàn máy tính (có thể bao gồm một hoặc nhiều máy được điều hành
chung như một máy)
D. Dữ liệu được lưu trữ rải rác trên một hệ thống mạng máy tính.
Câu 22: Đâu không phải là hệ CSDL tập trung?
A. Hệ CSDL cá nhân. B. Hệ CSDL trung tâm. C. Hệ CSDL khách chủ. D. Hệ CSDL thuần nhất.
BÀI 13: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là mô hình nào trong các mô hình xây dựng
CSDL sau?
A. Mô hình phân cấp. B. Mô hình dữ liệu quan hệ.
C. Mô hình hướng đối tượng. D. Mô hình cơ sở quan hệ.
Câu 2: Trong các khái niệm sau, khái niệm nào không dùng để mô tả các yếu tố để tạo thành mô
hình dữ liệu quan hệ?
A. Cấu trúc dữ liệu. B. Các ràng buộc dữ liệu.
C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu. D. Các ký hiệu có trong dữ liệu.
Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong đối tượng chính nào?
A. Cột (Field). B. Hàng (Record). C. Bảng (Table). D. Báo cáo (Report).
Câu 4: Phát biểu nào là phát biểu đúng và đầy đủ nhất về hệ QTCSDL quan hệ?
A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ.
B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.
C. Phần mềm Microsoft Excels.
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu.
Câu 5: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về kiểu dữ liệu của trường?
A. Các kiểu dữ liệu của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau.
B. Mỗi một thuộc tính chỉ thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
C. Mỗi thuộc tính có thể có các dữ liệu thuộc hai kiểu dữ liệu trở lên.
D. Kiểu dữ liệu của thuộc tính họ tên thường là kiểu text.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ?
A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng.
B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.
C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng.
D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khóa chính?
A. Một bảng có thể có nhiều khóa chính.
B. Mỗi bảng có ít nhất một khóa.
C. Xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ
liệu.
D. Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.
Câu 8: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường
SOBH làm khóa chính hơn vì sao? Hãy chọn phương án đúng và hợp lý nhất.
A. Dữ liệu trong trường SOBH là duy nhất, trong khi đó dữ liệu trong trường HOTEN không phải là
duy nhất.
B. Dữ liệu trong trường SOBH là kiểu số, trong khi đó dữ liệu trong trường HOTEN không phải là
kiểu số.
C. Trường SOBH đứng trước Trường HOTEN.
D. Trường SOBH là trường ngắn hơn.
Câu 9: Cho các bảng sau:
- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)
Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào?
A. HoaDon B. DanhMucSach, HoaDon
C. DanhMucSach, LoaiSach D. HoaDon, LoaiSach
Câu 10: Mô hình dữ liệu quan hệ được E. F. Codd đề xuất năm nào?
A. 1975 B. 2000 C. 1995 D. 1970
Câu 11: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng D. Cột
Câu 12: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng D. Cột
Câu 13: Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng nào sau đây?
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng D. Cột
Câu 14: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính. B. Bảng. C. Hàng. D. Cột
BÀI 14: SQL NGÔN NGỮ TRUY VẤN CÓ CẤU TRÚC
Câu 1: Ngôn ngữ SQL có mấy thành phần chính? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 2: DDL là gì?
A. Ngôn ngữ xóa bỏ dữ liệu. B. Ngôn ngữ hình thành dữ liệu.
C. Ngôn ngữ trích xuất dữ liệu. D. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
Câu 3: DML là gì?
A. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu. B. Ngôn ngữ bác bỏ dữu liệu.
C. Ngôn ngữ trích xuất dữ liệu. D. Ngôn ngữ sao lưu dữu liệu.
Câu 4: DCL là gì?
A. Ngôn ngữ khai báo dữu liệu. B. Ngôn ngữ xóa bỏ dữu liệu
C. Ngôn ngữ trích xuất dữu liệu D. Ngôn ngữ kiểm soát dữu liệu
Câu 5: CREAT DATABASE là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Một biểu thức. B. Câu truy vấn DDL. C. Câu truy vấn DCL. D. Câu truy vấn DML.
Câu 6: BOOLEAN có ý nghĩa là gì?
A. Số nguyên. B. Kiểu logic có giá trị Đúng hay sai. C. Khóa trong, khóa ngoài D. Thời
gian
Câu 7: INNER JOIN là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Câu truy xuất dữ liệu của DML. B. Câu truy xuất dữ liệu của DCL.
C. Câu truy xuất dữ liệu của DDL. D. Câu truy vấn dữ liệu của DDL.
Câu 8: INNER JOIN có nghĩa là?
A. Liên kết các bảng theo theo phép toán. B. Liên kết các bảng theo theo điều kiện.
C. Kiểm soát các bảng theo điều kiện. D. Kiểm soát các bảng theo yêu cầu.
Câu 9: Trong các câu truy cấn sau, câu nào là câu truy vấn cập nhật dữ liệu?
A. UPDATE <tên trường> B. UPDATE <tên trường>
OUT <tên trường> = <giá trị> SET <tên trường> = <giá trị>
C. UPDATE <tên bảng> D. UPDATE <tên bảng>
OUT <tên trường> = <giá trị> SET <tên trường> = <giá trị>
Câu 10: PRIMARY KEY là gì? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. Khai báo khóa chính. B. Khai báo khóa ngoài. C. Đặt làm khóa chính. D. Đặt làm khóa
ngoài.
Câu 11: FOREIGN KEY … REFERENCES… là gì?
A. Khai báo khóa trong. B. Khai báo khóa ngoài.
C. Ngắt dữ liệu khóa ngoài. D. Ngắt dữ liệu khóa trong.
Câu 12: WHERE là câu gì?
A. Truy xuất dữ liệu. B. Truy vấn dữ liệu. C. Tham vấn dữ liệu. D. Cập nhật dữ liệu.
Câu 13: Các toán hạng trong các phép toán là gì?
A. Các thuộc tính. B. Các quan hệ. C. Các bộ n giá trị. D. Các biểu thức.
Câu 14: Phép chọn SELECT là phép toán gì?
A. Tạo một quan hệ mới từ quan hệ nguồn.
B. Tạo một quan hệ mới, thỏa mãn một tân từ xác định.
C. Tạo một nhóm các phụ thuộc.
D. Tạo một quan hệ mới, các bộ được rút ra một cách duy nhất từ quan hệ nguồn.
Câu 15: Phép chiếu PROJECT là phép toán gì?
A. Tạo một quan hệ mới, các thuộc tính là các thuộc tính quan hệ nguồn.
B. Tạo một quan hệ mới, các bộ của quan hệ nguồn bỏ đi những bộ trùng lặp.
C. Tạo một quan hệ mới, thoả mãn một tân từ xác định.
D. Tạo một quan hệ mới, các thuộc tính được biến đổi từ quan hệ nguồn.
Câu 16: Phép toán tập hợp trong mệnh đề WHERE bao gồm những gì? Hãy chọn phương án đúng
nhất.
A. Các phép đại số quan hệ. B. Các phép số học và các phép so sánh.
C. Các phép so sánh. D. Biểu thức đại số.
Câu 17: Các phép toán gộp nhóm được sử dụng sau mệnh đề nào sau đây?
A. SELECT B. WHERE C. GROUP BY D. FROM
Câu 18: Trong SQL, ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các chức năng nào sau đây? Hãy chọn
phương án đúng và đầy đủ nhất.
A. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ. Bảo mật và quyền truy cập.
B. Bảo mật và quyền truy cập.
C. Tạo, sửa và xóa cấu trúc quan hệ. Thêm cột, sửa cột và xóa cột.
D. Tạo, sửa và xóa các bộ quan hệ. Bảo mật và quyền truy cập.
Câu 19: SQL có ba thành phần nào sau đây? Hãy chọn phương án đúng nhất.
A. MySQL, DDL, C++ B. Python, DCL, SLQTM C. DDL, DML, DCL D. PosGreSQL, C++, C
plus
Câu 20: Trong Cú pháp câu lệnh ràng buộc Foreign Key, từ khóa On Update có nghĩa gì ? Hãy chọn
phương án đúng nhất.
A. Là ràng buộc được phép cập nhật khóa Foreign Key.
B. Là ràng buộc được phép cập nhật khóa Primary Key.
C. Là ràng buộc được phép cập nhật Check Key.
D. Là ràng buộc được phép xóa khóa Foreign Key.

You might also like