You are on page 1of 17

BÀI TẬP TỰ HỌC

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Dung

Chuyên ngành: Truyền hình clc

Mã sinh viên: 2356080011

Môn học: Kinh tế chính trị


CHƯƠNG 2

I. Trắc nghiệm: lựa chọn phương án trả lời đúng hoặc sai và giải

thích ngắn gọn

1. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất
tạo ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của chính họ và nội bộ đơn vị kinh
tế của họ.
Sai. Những người sản xuất tạo ra sản phẩm để trao đổi mua bán.
2. Sản xuất hàng hóa ra đời với hai điều kiện: phân công lao động xã hội và
sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.
Sai,vì sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán, trao đổi trên thị trường.
3. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
SAI, hàng hóa còn phải thông qua trao đổi mua bán thì mới được xem là
hàng hóa.
4. Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
SAI, hai thuộc tính của hàng hóa là: giá trị sử dụng và giá trị
5. Giá trị hàng hóa là do giá trị sử dụng của hàng hóa đó quyết định.
SAI, giá trị hàng hóa được quyết định bởi lao động hao phí sản xuất ra
hàng hóa.

6. Giá trị sử dụng của hàng hóa quyết định giá trị trao đổi.
SAI, giá trị sử dụng của hàng hóa được quyết định bởi thuộc tính tự nhiên
của nó.
7. Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng
hóa trong điều kiện xấu nhất.
SAI, vì lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra
hàng hóa. Lượng lao động hao phí đó được tính bằng thời gian lao động.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội.

8. Cường độ lao động tăng, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm.
SAI, tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động. Song, lượng thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí
để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa không thay đổi.
9. Khi tăng cường độ lao động nhà sản xuất và người tiêu dùng đều không
có ích lợi gì.
SAI, tăng cường độ lao động góp phần tạo ra các giá trị sử dụng nhiều hơn,
thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội. Vì tăng cường LĐ khối lượng hàng
hóa tăng lên nhà sx giảm được giá cả hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh
của doanh nghiệp, người tiêu dùng khối lượng ngân sách ít hơn có thể
mua được
khối lượng hàng hóa nhiều hơn
10. Khi tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng và
người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
ĐÚNG

Đối với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động tạo ra lợi nhuận lớn hơn và
thêm cơ hội đầu tư.
Đối với người lao động tăng năng suất lao động dẫn tới lương cao hơn và
điều kiện làm việc tốt hơn. Về lâu dài, tăng năng suất lao động có ý nghĩa
quan trọng đối với tạo việc làm.
11. Năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa tăng làm cho lượng giá trị của
một hàng hoá giảm.
ĐÚNG,
Bởi vì năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm thời gian hao phí lao động
cần thiết trong một đơn vị hàng hóa.

12. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra ít giá trị hơn
so với lao động giản đơn.

SAI, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn
bởi vì lao động phức tạp phải trải qua một quá trình được đào tạo về kỹ
năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định. Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân bội lên.

13. Hàng hóa tri thức là những hàng hóa có tỷ lệ giá trị do vật chất, do sức
lao động cơ bắp của con người chuyển hóa vào lớn.
SAI, vì hàng hóa có tỉ lệ giá trị do tri thức tạo ra lớn.

14. Quan hệ cung cầu quyết định giá cả hàng hoá.


SAI, giá trị hàng hóa quyết định giá cả hàng hóa.

15. Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt.


ĐÚNG, Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi
hàng hóa và các hình thái giá trị.

16. Tiền giấy là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò tiền tệ.
SAI, vì tiền giấy là tiền ký hiệu không có giá trị thực.
17. Vàng là loại hàng hóa đã đóng vai trò tiền tệ
ĐÚNG, vì trong lịch sử nhân loại vàng có tính chất tự nhiên (thuần nhất, dễ
chia nhỏ, dễ bảo quản) và kinh tế - xã hội (với một lượng nhỏ hàm chứa
giá trị rất lớn) phù hợp với vai trò của tiền tệ.
18. Phát hành thật nhiều tiền giấy kích thích tăng trưởng kinh tế.
SAI, phát hành quá nhiều tiền giấy sẽ gây lạm phát.
19. Tiền tệ có 5 chức năng.
Đúng 5 chức năng: thước đo giá trị, tiền tệ thế giới, phương tiện cất trữ,
phương tiện thanh toán,phương tiện lưu thông

20. Khi thực hiện chức năng phương tiện cất trữ nên dùng tiền giấy.
SAI, nên dùng tiền vàng.

21. Bất kỳ đồng tiền quốc gia dân tộc nào đều có thể thực hiện được chức
năng tiền tệ thế giới.
SAI, để thực hiện được chức năng này tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền
vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán
quốc tế.
22. Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế sản xuất để dùng là chính, thừa thì
bán.
Sai, kinh tế thị trường là là mô hình kinh tế mà trong đó người mua và
người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định
giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

23. Kinh tế thị trường tự do là kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều tiết
của nhà nước.
Sai vì đã là kinh tế thị trường tự do thì chỉ có thị trường thôi và không có
nhà nước

24. Kinh tế thị trường là giai đoạn thấp của kinh tế hàng hóa, sản xuất vừa
để tự tiêu dùng vừa để bán ra thị trường.
Sai kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hàng hoá

25. Nền kinh tế thị trường hiện đại có 4 nhóm chủ thể chính tham gia thị
trường.
Đúng. 4 nhóm chủ thể: người sản xuất, người tiêu dùng, Nhà nước, chủ thể
trung gian

26. Khi bạn trong vai trò là chủ thể sản xuất, cung ứng một dịch vụ, bạn chỉ
cần có trách nhiệm với lợi nhuận của bạn.
Sai phải quan tâm đến lợi ích của xã hội, đối tác, người tiêu dùng, đối thủ,
đối thủ cạnh tranh.
27. Khi bạn là người tiêu dùng, bạn chỉ cần tối đa hóa lợi ích tiêu dùng của
bản thân.
Đúng
28. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hóa.

Đúng do tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải tạo ra hàng hoá,
sản phẩm mà hao phí lao động cá biệt của nó phải phù hợp với hao phí lao động
cần thiết của xã hội

29. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên hao
phí lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.
Sai vì quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá
II. Tự luận

1. Phân tích các điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. Liên hệ
thực tiễn phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt nam.
2. Phân tích hai thuộc tính của hàng hoá. Liên hệ thực tiễn với hoạt động sản
xuất một hàng hoá/dịch vụ.
3. Phân tích nội dung yêu cầu và tác dụng của quy luật giá trị trong
nền kinh tế thị trường.
4. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một hàng hoá trên cơ sở
hiểu biết về hai thuộc tính của hàng hoá

5. Phân tích bản chất và chức năng của tiền.


CHƯƠNG 3

I. Trắc nghiệm: lựa chọn phương án trả lời đúng hoặc sai và giải

thích ngắn gọn

1. Công thức chung của tư bản là H –T- H.


Sai. T-H-T
2. Sức lao động luôn là hàng hóa trong mọi thời đại kinh tế.
Sai vì sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện, ở đâu và khi nào
không có 2 điều kiện đó thì sức lao động không phải là hàng hoá.VD: chiếm
hữu nô lệ, người k có quyền với thân thể mình và k có tlsx thì làm nô lệ cho tư
bản k gọi là bán sức lao lao động.
3. Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là: Người lao động
tự do về thân thể và người lao động có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết
để tự kết hợp với sức lao động của mình, tạo ra hàng hóa để bán.
SAI, khi không có đủ tư liệu sản xuất thì coi như là người vô sản thì mới
bán sức lao động của mình để kiếm sống

4. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt.


Đúng vì giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá
trị lớn hơn giá trị bản thân nó
5. Tiền công là giá cả của lao động
SAI, vì tiền công là giá cả của sức lao động.

6. Giá trị thặng dư là giá trị do số vốn đầu tư ban đầu của tư bản sinh ra.
SAI, vì giá trị thặng dư có nguồn gốc từ lao động không công của người
công nhân.
7. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối ngày nay không còn
được sử dụng nữa.
SAI, vì vẫn được sử dụng và lồng ghép vào các hình thức khác nhau.
8. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa nhỏ hơn giá trị hàng hoá.

ĐÚNG, vì chi phí sản xuất (k = c+v) luôn nhỏ hơn lượng m so với giá trị
hàng hoá

9. Cạnh tranh giữa các ngành hình thành lợi nhuận bình quân
ĐÚNG, vì cạnh tranh giữa các ngành bằng biện pháp di chuyển tư bản
đưa tỷ suất lợi nhuận về mức bình quân.

10. Trong tái sản xuất giản đơn, khối lượng giá trị thặng dư thu được ở
chu kỳ sản xuất trước được chia thành hai phần sử dụng vào hai mục
đích khác nhau: tiêu dùng và tích lũy.
SAI, vì giá trị thặng dư sẽ được dùng hết trong sinh hoạt.
11. Tuần hoàn của tư bản là sự vận động của tư bản trải qua hai giai
đoạn, tồn dưới hia hình thái, thực hiện hai chức năng rồi trở về giai
đoạn ban đầu với một số lượng lớn hơn.
SAI, phải trải qua ba giai đoạn
12. Tích lũy tư bản quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
ĐÚNG, vì tích lũy là biến giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ
thêm và khả bất biến phụ thêm.
13. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng thì quy mô tích lũy tăng.
ĐÚNG, vì m’ tăng M tăng, quy mô tích luỹ tăng
14. Lợi nhuận độc quyền lớn hơn lợi nhuận bình quân.
SAI, vì kinh tế độc quyền bằng bình quân + lợi nhuận độc quyền
15. Lợi nhuận với giá trị thặng dư là hai vấn đề riêng biệt
Đúng, lợi nhuận và giá trị thặng dư là hai khái niệm khác nhau trong kế
toán và tài chính doanh nghiệp. Lợi nhuận là số tiền thu được sau khi
trừ đi tất cả các chi phí từ doanh thu, trong khi giá trị thặng dư là sự
khác biệt giữa giá trị tài sản và giá trị nợ của một doanh nghiệp tại một
thời điểm cụ thể.

16. Lợi nhuận thương nghiệp hình thành do mua rẻ bán đắt.
Đúng, lợi nhuận thương nghiệp thường hình thành khi một doanh nghiệp mua
sản phẩm hoặc dịch vụ với giá thấp hơn và sau đó bán chúng với giá cao hơn,
tạo ra sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán được gọi là "lợi nhuận từ việc mua
rẻ bán đắt". Tuy nhiên, lợi nhuận thương nghiệp cũng có thể hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau, chẳng hạn như tăng trưởng doanh số bán hàng, cải thiện hiệu
suất sản xuất, hoặc giảm chi phí sản xuất.
II. Tự luận
1. Phân tích điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và hai thuộc
tính của hàng hoá sức lao động.
2. Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư thông qua một ví dụ,
làm rõ bản chất của tư bản, giá trị thặng dư và kết cấu giá trị của
hàng hoá.
3. Phân tích bản chất, nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức,
địa tô trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
4. Phân tích bản chất tích lũy, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích
luỹ và quy luật chung của tích lũy trong nền kinh tế thị trường.
5. Đề xuất các phương hướng để sinh viên chuẩn bị tốt nhất các điều
kiện cho công việc trong tương lai trên cơ sở hiểu biết về lý luận
hàng hoá sức lao động.
6. Đề xuất các phương hướng vận dụng các phương pháp sản xuất giá
trị thặng dư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
7. Đề xuất các giải pháp mở rộng quy mô sản xuất cho doanh
nghiệp trên cơ sở lý luận tích lũy tư bản.

You might also like