You are on page 1of 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO - người đọc

cần đối chiếu lại với kiến thức trong


giáo trình
Phạm Thị Minh Giang
Thủ khoa APD 2022

ĐÚNG SAI.

1. Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác- Lênin nhằm phát hiện ra các quy luật xã
hội chi phối các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi
2. Cả quy luật kinh tế và quy luật xã hội đều mang tính chủ quan
3. Chính sách kinh tế có thể phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật kinh tế
4. Sự tác động của chính sách kinh tế vào các quan hệ lợi ích mang tính khách
quan
5. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi hội đủ hai điều kiện là
phân công lao động và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
6. Nước sông suối, không khí, cây rừng là hàng hóa
7. Cả tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động đều làm giảm lượng giá
trị trong một đơn vị hàng hóa
8. Trong một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn
9. Lao động giản đơn là lao động phức tạp nhân lên
10. Tiền có 4 chức năng
11. Quy luật giá trị yêu cầu, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường,
họ phải luôn tìm cách làm cho hao phí lao động của mình nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao
động xã hội cần thiết.
12. Hàng hóa có 3 thuộc tính là giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá trị
13. Có hai loại lao động sản xuất ra hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu
tượng
14. Lao động sản xuất ra hàng hóa có tính chất hai mặt: là lao động cụ thể và lao
động trừu tượng
15. Bạn An rất thích quyển sách "làm giàu không khó", vì vậy, bạn Nam đã mua
tặng bạn An quyển sách đó. Với An, quyển sách này là hàng hóa vì nó rất có ích đối với
An
16. Sổ đỏ có giá trị rất lớn
17. Tác động tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy lực lượng sản xuất, điều chỉnh linh
hoạt việc phân bổ các nguồn lực, thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
18. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn đổi mới sáng tạo nhằm hạ thấp giá trị
cá biệt hơn giá trị thị trường của hàng hóa
19. Các chủ thể chính tham gia vào thị trường là: Người sản xuất, người tiêu dùng,
Nhà nước và các chủ thể trung gian tham gia phân phối, trao đổi.
20. Lưu thông tạo ra giá trị thặng dư
21. Nếu thời gian lao động đạt đến điểm bù đắp lại giá trị sức lao động thì khi đó có
giá trị thặng dư
22. Chính bộ phận tư bản biến thành sức lao động tạo ra giá trị thặng dư
23. Dựa vào phương thức chu chuyển giá trị vào sản phẩm, chia tư bản thành tư bản
bất biến và tư bản khả biến
24. Dựa vào khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm, chia tư bản thành tư bản cố
định và tư bản lưu động
25. Khi nền sản xuất càng phát triển thì máy móc càng tạo ra nhiều giá trị thặng dư
26. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất, thời gian mua và
thời gian bán
27. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh thì thời gian chu chuyển của tư bản
càng giảm
28. Hao mòn hữu hình do sử dụng và tác động của tự nhiên gây ra
29. Hao mòn vô hình là do tác động của sự thay đổi công nghệ
30. Để thu được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các nhà tư bản phải kéo dài thời
gian chu chuyển tư bản và tăng tốc độ chu chuyển của tư bản.
31. Để có nhiều giá trị thặng dư, nhà tư bản có thể kéo dài mãi ngày lao động
32. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên đối với từng
doanh nghiệp
33. Cấu tạo hữu cơ của tư bản giảm khi quá trình tích lũy tư bản tăng lên
34. Tích tụ tư bản có thể được thực hiện thông qua sáp nhập các tư bản cá biệt có
sẵn với nhau
35. Khi bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất và thấp hơn giá trị hàng hóa ta sẽ
không có lợi nhuận
36. Địa tô mà địa chủ thu được trên mảnh đất cho thuê, không kể độ màu mỡ tự
nhiên thuận lợi hay do thâm canh là địa tô tuyệt đối
37. Địa tô có 4 loại là địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II
38. Các loại chứng khoán là tư bản thật
39. Các loại chứng khoán là tư bản giả, nó cũng là ký hiệu của giá trị
40. Điều kiện để sức lao động là hàng hóa là người lao động phải được tự do về
thân thể
41. Để sức lao động là hàng hóa cần có hai điều kiện: Người lao động phải được tự
do về thân thể và họ không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao
động của mình tạo ra hàng hóa để bán
42. Sức lao động không thể là hàng hóa vì luật pháp không cho phép buôn bán người
43. Sức lao động chính là người lao động
44. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm
tăng giá trị
45. Các nhà tư bản luôn muốn tạo ra một giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ là
thu được giá trị lớn hơn.
46. Tiền công là giá trị của hàng hóa sức lao động
47. Tiền công cao hay thấp chỉ phụ thuộc vào cạnh tranh trên thị trường lao động
48. Muốn quay vòng vốn nhanh thì các nhà tư bản phải tìm cách để tuần hoàn tư
bản diễn ra liên tục
49. Sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối là nhà tư bản tìm cách nâng cao năng suất
lao động để rút ngắn thời gian lao động tất yếu
50. Sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối là nhà tư bản tìm cách nâng cao cường độ
lao động hoặc kéo dài ngày lao động
51. Lợi nhuận bình quân thấp hơn lợi nhuận độc quyền
52. Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán
hàng hóa
53. Giá cả độc quyền gồm chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân
54. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn tồn tại bên cạnh các tổ chức độc quyền lớn
55. Xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa, toàn cầu hóa là biểu hiện mới của sự phân
chia thế giới về địa lý giữa các cường quốc tư bản
56. Mục đích của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là phục vụ lợi ích của
tổ chức độc quyền tư nhân và duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản
57. Nhà nước tư sản có quyền lực thực tế nhất trong Chủ nghĩa tư bản độc quyền
Nhà nước
58. Quá trình cạnh tranh tự do sẽ làm tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các
xí nghiệp có quy mô lớn, từ đó hình thành độc quyền
59. Độc quyền sinh ra tự do cạnh tranh
60. Độc quyền ra đời làm cạnh tranh gay gắt hơn, mức độ phức tạp hơn
61. Phát triển KTTT là đường lối nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
62. Mục tiêu của nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là lợi nhuận
63. Nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế
64. Đảng Cộng sản Việt Nam quản lý nền KTTT ĐH XHCN
65. Nhà nước lãnh đạo nền KTTT ĐH XHCN thông qua cương lĩnh, đường lối phát
triển KT - XH và các chủ trương lớn trong từng thời kỳ
66. Quan hệ phân phối trong nền KTTT ĐH XHCN ở Việt Nam là cào bằng, bình
quân
67. Lợi ích kinh tế là lợi ích tinh thần, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động
kinh tế của con người.
68. CNH, HĐH được Đảng và Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.
69. Trong nền kinh tế tri thức, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
70. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại là quá trình tăng tỷ trọng
của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP
71. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình quốc gia thực hiện gắn kết kinh tế nước
mình với nền văn hóa thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực
quốc tế chung
BÀI TẬP
1. Để sản xuất một hàng hóa người ta cần hao mòn một lượng tư bản cố định là 40
nghìn đồng, tư bản bất biến là 50 nghìn đồng và thuê sức lao động là 10 nghìn đồng. Tỷ
suất giá trị thặng dư là 100%. Tính giá trị của hàng hóa
2. Chi phí tư bản bất biến là 100$, chi phí tư bản khả biến là 40$, tỷ suất giá trị
thặng dư là 100%, tính giá trị của hàng hóa
3. Chi phí tư bản bất biến là 100$, nếu chi phí để mua tư bản lưu động là là 30$,
chi phí mua sức lao động là 10$, tính chi phí mua tư bản cố định
4. Giá trị của một hàng hóa là 800 nghìn đồng, chi phí tư bản cố định là 400 nghìn
đồng, chi phí tư bản khả biến là 50 nghìn đồng, tỷ suất giá trị thặng dư là 300%. Tính Chi
phí để mua nguyên, nhiên vật liệu
5. Một hàng hóa có hao phí lao động cũ là 100$, hao phí lao động mới là 400$,
tính giá trị của hàng hóa
6. Giá trị một hàng hóa là 500$, giá trị cũ là 400$, tỷ suất giá trị thặng dư là 400%.
Tính giá trị sức lao động và giá trị thặng dư của hàng hóa
7. Một hàng hóa có giá trị: 2000$, trong đó, giá trị hàng hóa sức lao động 400$,
cấu tạo hữu cơ của tư bản 3/1, tính tỷ suất lợi nhuận
8. Một nhà tư bản bỏ ra một lượng tư bản ứng trước là 10000$, trong đó tư bản bất
biến là 6000$. Tỷ suất giá trị thặng dư ( trình độ bóc lột) là 100%, tính giá trị hàng hóa
9. Thời gian lao động trong ngày 8g, trong đó thời gian lao động tất yếu là 2 giờ.
Giá trị của hàng hóa sức lao động là 6$. Tính giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được
10. Một hàng hóa có giá trị là 3000$, trong đó chi phí tư bản cố định là 1000$, chi
phí tư bản lưu động là 500$, giá trị tư bản khả biến là 400. Tính tỷ suất giá trị thặng dư
11. Cho biết tư bản ứng trước là 2000 , cấu tạo hữu cơ tư bản là: c/v = 4/1, tỷ suất
giá trị thặng dư là 100%. Tính giá trị hàng hóa
12. Một hàng hóa có giá trị: 3000$, trong đó, giá trị hàng hóa sức lao động 400$,
cấu tạo hữu cơ của tư bản 3/1, tính tỷ suất lợi nhuận
13. Tổng số giá cả của tất cả hàng hóa trên thị trường là 200 tỷ $, nền kinh tế này
có tốc độ quay vòng của đồng tiền là 10 vòng một năm. các nhân tố khác không đổi, Tính
số tiền cần thiết trong lưu thông của nền kinh tế.
14. Một nhà đầu tư có tư bản ứng trước là 20000$, sau quá trình di chuyển vốn thì
tỷ suất lợi nhuận bình quân là 30%. Lúc này, tính giá cả sản xuất sau khi hình thành tỷ suất
lợi nhuận bình quân.
15. Tỷ suất lợi tức là 10%/ năm, nhà tư bản A cho nhà tư bản B vay 10000$. Tính
số lợi tức nhà tư bản A thu được sau 1 năm
16. Trong nền kinh tế thị trường, một mảnh đất hiện tại được cho thuê với giá
200$/tháng, chủ mảnh đất đó bán với giá là 80000$, Tính tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng
17. Với các điều kiện khác không đổi, để sản xuất sợi trong 8 giờ, nhà tư bản phải
bỏ ra 100 USD cho tư liệu sản xuất và 10 USD thuê mướn nhân công, biết rằng trong thời
gian đó giá trị mới do người công nhân tạo ra là 30 USD. Tính lượng giá trị do người công
nhân tạo ra
18.Xác định chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lượng giá trị hàng hóa và lợi nhuận
của nhà tư bản khi biết: giá trị thặng dư là 200.000$, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%,
cấu tạo hữu cơ của tư bản là 4/1, giả định nhà tư bản bán hàng hóa với gá cả gấp đôi
giá trị.
19.Với tỷ suất giá trị thặng dư là 300%, nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng
dư là 9.000$, cấu tạo hữu cơ của tư bản là 5/1. Hãy xác định:
a, Chi phí sản xuất của nhà tư bản
b, Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận khi bán hàng hóa với giá cả gấp đôi giá trị

20.Một nhà tư bản đầu tư vào sản xuất với chi phí trả lương cho công nhân là
1.000$. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là 3/2, tỷ suất giá trị thặng dư là 150%, hệ số tích
lũy là 70%.
Hãy xác định:
a, Lượng tư bản tích lũy ở chu kỳ sản xuất thứ nhất?
b, Lượng giá trị hàng hóa và cơ cấu giá trị hàng hóa ở chu kỳ sản xuất thứ hai?
21. Một nhà tư bản có chi phí sản xuất là 1.000$, cấu tạo hữu cơ của tư bản là
9/1, tỷ suất giá trị thặng dư là 200%. Hãy xác định:
a, Cơ cấu giá trị hàng hóa ở chu kỳ sản xuất thứ nhất
b, Cơ cấu giá trị hàng hóa ở chu kỳ sản xuất thứ hai nếu hệ số tích lũy là 70% và
tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi.
22.Giá trị một hàng hóa là 500$, giá trị cũ là 200$, tỷ suất giá trị thặng dư là
200%. Tính giá trị sức lao động và giá trị thặng dư của hàng hóa

You might also like