You are on page 1of 15

1.

Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống
nhau.

2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là
phương tiện thanh toán.

3. Dù là lao động giản đơn hay là lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt
cụ thể và trừu tượng.

4. Hàng hóa có 2 thuộc tính vì có 2 loại lao động khác nhau kết tinh trong
hàng hóa.

5. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ
hàng hóa.
6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên
cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội.

7. Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.

8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau.

9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa.

10. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

11. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng
giá trị của hàng hóa.
12. Giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa.

13. Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau.

14. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD.

15. Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền
kinh tế.

16. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay
đổi.

17. Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra.
18. Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của
giá trị thị trường.

19. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó.

20. Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là
giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.

21. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
22. Tính 2 mặt và 2 tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn
giống nhau.

23. Lạm phát xảy ra khi số lượng đang có( Ms) không ngang bằng số lượng
tiền thiết( Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.

24. Thị trường có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất,
trao đổi hàng hóa, tiến bộ xã hội.

25. Vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước
có thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa.

26. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường
của hàng hóa trọng ngành đó.
27. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng giống
nhau đến lượng giá trị xã hội của một hàng hóa.

28. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo
hữu cơ của tư bản.

29. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá
trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.

30. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được
tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông.

31. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau

32. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quâ
33. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là
khác nhau.

34. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư
tuyệt đối và tương đối.

35. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

36. Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư.

37. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá
trị vào sản phẩm mới như nhau.
38. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội.

39. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao
động thành hàng hóa.

40. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị
sản phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản
khả biến.

41. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị
sản phẩm, có thể chia tư bản thành 2 loại là tư bản cố định và tư bản lưu
động.

42. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó
sang sản phẩm mới.
43. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt.

44. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
quyết định.

45. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống
nhau.

46. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng
thêm xét trên phạm vi xã hội.

47. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát.

48. Tiền công thực tế phù thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
49. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động
thặng dư.
50. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.

51. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất
giá trị thặng dư.

52. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.

53. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau.

54. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự
vận động của tư bản.
55. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động

56. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư trong sản xuất.

57. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian
lưu thông hàng hóa.

58. Tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.

59. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.

60. Sự canh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao động có tác động tích
cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
61. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi
nhuận ngày càng giảm.

62. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu
được càng tăng.

63. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.

64. Sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc biệt.

65. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến.


66. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản.

67. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản.

68. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản
chủ nghĩa.

69. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

70. Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.
71. Tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị
trường.

72. Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân.

73. Hàng hóa sức lao động cũng có 2 thuộc tính như mọi hàng hóa thông
thường, nhưng có đặc điểm riêng.

74. Công thức T-H-T’ gồm 3 giai đoạn, 3 hình thức và 3 chức năng.

75. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận
động của tư bản.

You might also like