You are on page 1of 4

ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN THỂ DỤC LỚP 11

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022


Họ và tên:
Câu 1: Trong nhảy cao mỗi lần nâng xà lên thì mức xà được nâng lên tối thiểu là bao nhiêu?

A. 2 cm. B. 5 cm C. 4 cm D. 3 cm

Câu 2: Có bao nhiêu kiểu nhảy cao?

A. 5 kiểu B. 4 kiểu C. 3 kiểu D. 2 kiểu

Câu 3: Kỹ thuật nhảy cao kiểu " Nằm nghiêng" có bao mấy giai đoạn?

A. 4 giai đoạn B. 3 giai đoạn C. 2 giai đoạn D. 5 giai đoạn

Câu 4: Trong kỹ thuật nhảy cao kiểu " Nằm nghiêng" giai đoạn nào quan trọng nhất?

A. Chạy đà. B. Giậm nhảy C. Trên không D. Tiếp đất

Câu 5: Khi tiếp đất trong nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” chân nào chủ động tiếp đất trước?

A. Chân lăng. B. Chân giậm nhảy. C. Cả hai chân D. Cả hai ý B và C

Câu 6: Khi thực hiện giai đoạn trên không cần chú ý những động tác kỹ thuật cơ bản nào?

A. Gập thân ra trước, chân lăng thẳng qua xà trước, chân giậm nhảy mau chóng qua xà.
B. Ngửa thân ra sau, chân giậm nhảy qua xà trước. tay buông tự nhiên.
C. Ngửa thân ra sau, hai chân cùng qua xà, chân giậm nhảy mau chóng qua xà. tay buông
tự nhiên.
D. Cả hai ý B và C
Câu 7: Cần chú ý những điểm nào ở giai đoạn rơi xuống đất?
A. Chân giậm chạm đất trước, chùng chân để giảm chấn động.
B. Hai chân cùng chạm đất , chùng chân lăng để giảm chấn động.
C. Chân giậm nhảy chạm đất , chùng chân lăng để giảm chấn động
D. Cả hai ý B và C
Câu 8: Ở mỗi mức xà trong nhảy cao VĐV được phép nhảy tối đa bao nhiêu lần?

A. Bốn lần. B. Ba lần C. Hai lần D. Năm lần

Câu 9: Ví dụ trong nhảy cao ở mức xà 1,45m, một VĐV nhảy lần thứ nhất không qua, nhưng
không nhảy lần thứ hai, ba và đề nghị cho nhảy ở mức xà cao hơn. Như vậy được phép hay
không?
A. Được. B. không. C. Phải nhảy lần thứ 3 D. Phải nhảy lần thứ 2.

Câu 10: Trong nhảy cao VĐV được phép nhảy bao nhiêu lần ở mức xà cao hơn?

A. Tối đa 2 lần. B. Tối đa 3 lần. C. Tối đa 4 lần. D. Tối đa 5 lần.


Câu 11: Trong nhảy cao mỗi lần nâng xà lên thì mức xà được nâng lên tối thiểu là bao nhiêu?
A. 2 cm. B. 5 cm C. 4 cm D. 3 cm

Câu 12: Khi thực hiện động tác đặt chân vào điểm giậm nhảy trong nhảy cao,
lúc này chân giậm nhảy:

A. Gần như thẳng B. Thẳng C. Co D. Co nhiều

Câu 13: Em hãy đọc đoạn văn sau rồi cho biết đây là giai đoạn nào của kĩ
thuật nhảy cao kiểu " Bước qua"?
...Lúc này, thân người bay lên cao, chân lăng duỗi thẳng phía trước. Khi
thân người bay gần đến điểm cao nhất thì gập thân về trước, tay cùng chiều với
chân lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà.
A. Giai đoạn chạy đà.
B. Giai đoạn giậm nhảy
C. Giai đoạn trên không
D. Giai đoạn tiếp đất
Câu14: Để tránh các chấn thương trong tập luyện sức mạnh thì phải:
A. Khởi động đầy đủ.
B. Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tập luyện.
C. Kiểm tra độ an toàn của các phương tiện tập luyện, thực hiện đúng tư
thế, đúng kỹ thuật.
D. Cả ba phương án trên.
Câu15: Mục đích của tập bài thể dục phát triển chung là:
A. Tăng cường sức khoẻ.
B. Tăng cường sức khoẻ và sức bền.
C. Tăng sự dẻo dai.
D. Làm dẻo cột sống.
Câu 16: Trao - nhận tín gậy trong chạy tiếp sức có mấy kiểu?

A. 1 kiểu C. 3 kiểu B. 2 kiểu D. 4 kiểu

Câu 17: Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, người số mấy được chạy cự li ngắn
nhất?
A. Số 1 C. Số 2 và số 3 B. Số 4 D. Số 2
Câu 18: Luật điền kinh quy định, khu vực trao - nhận tín gậy trong chạy tiếp
sức có độ dài là:

A. 20m C. 30m B. 25m D. 35m


Câu 19: Trong chạy tiếp sức 4 x 100m, phải chạy cự li dài nhất là người số:

A. Số 1 B. Số3 C. Số 4 D. số 2
Câu 20: Bàn thắng có được công nhận hay không, nếu bóng đi thẳng vào lưới sau 1
quả ném biên?
A. Có
B. Không
Câu 21: Luật cho phép các cầu thủ được nghỉ giữa chừng uống nước, nếu thời tiết quá
nắng nóng, được áp dụng bắt đầu từ giải đấu nào?
A. Euro 2012
B. World Cup 2014
C. Euro 2016
Câu 22: Trọng tài có được phép rút thẻ đỏ đuổi cầu thủ trước khi trận đấu diễn ra hay
không?
A. Có
B. Không
Câu 23: Kích thước của sân Bóng Đá 11 người là:
A. Dài 90 - 120m, Rộng 45 - 90m
B. Dài 50 -75m, Rộng 40 - 55m
C. Dài 75 – 110m, Rộng 45 – 75m
D. Dài 100 – 110m, Rộng 64 -75m
Câu 24: Bóng đá lần đầu tiên được đưa vào Olympic là năm bao nhiêu?
A. 1900
B. 1964
C. 1992
D. 2002

Câu 25: Sự kiện năm bao nhiêu được coi là khai sinh ra môn Bóng Đá hiện đại?

A.1863 B.1963 C.1853 D.1866

Câu 26. Bóng Đá được đưa vào Việt Nam năm nào?
A. 1896 B. 1986 C. 1898 D. 1968

Câu 27: Trong nội dung Bài lí thuyết chung lớp 11 phần Thể dục vệ sinh có mấy hình
thức?
A. 1 hình thức. B. 2 hình thức. C. 3 hình thức. D. 4 hình thức.
Câu 28: Nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương trong tập luyện Thể dục thể thao là:

A. Tập từ đơn giản đến phức tạp .


B. Khởi động kĩ trước khi tập luyện .
C. Tuân tủ những quy định một cách nghiêm túc .
D. Tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn.

Câu 29: Trong nội dung bài lý thuyết lớp 11 phần Thể dục chống mệt mỏi được thực
hiện với thời gian bao nhiêu phút là đúng (hợp lí)

A. 1-3 phút . B. 3-5 phút. C. 5-7 phút. D. 7-10 phút.

Câu 30: Bài lý thuyết lớp 11 phần 2 sử dụng các yếu tố thiên nhiên để rèn luyện sức
khoẻ. Có mấy loại yếu tố thiên nhiên?

A. 1 loại. B. 2 loại. C. 3 loại. D. 4 loại.

You might also like