You are on page 1of 2

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)


Câu 1. Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật rơi
là h = 798 ± 1 (mm) và thời gian rơi là t = 0,404 ± 0,005 (s). Gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm bằng:
A. g = 9,78 ± 0,26 m/s2. B. g = 9,87 ± 0,026 m/s2.
C. g = 9,78 ± 0,014 m/s2. D. g = 9,87 ± 0,014 m/s2.
Câu 2. Trong một cuộc thi bơi lội, một vận động viên bơi 30 lần chiều dài của bể dài 50 m sau thời gian 14
phút 42 giây. Tốc độ bơi trung bình và vận tốc bơi trung bình của vận động viên này lần lượt là
A. 1,70 m/s và 0 m/s. B. 1,70 m/s và 1,70 m/s.
C. 0,057 m/s và 0,057 m/s. D. 0,057 m/s và 0 m/s.
Câu 3. Một người lái xe từ nhà đến siêu thị theo lộ trình sau: xuất phát từ nhà, đi thẳng theo hướng Đông
3 km rồi tiếp tục đi thẳng theo hướng Bắc thêm 4 km nữa đến siêu thị. Độ dịch chuyển của người đó trong
quá trình trên có độ lớn bằng
A. 12 km. B. 1 km. C. 7 km. D. 5 km.
Câu 4. Trong số các đồ thị (I), (II), (III) và (IV), đồ thị nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều?
v v v v

t
t
0
t t 0
0 0
(I) (II) (III) (IV)
A. Đồ thị (II) và (III). B. Đồ thị (I) và (IV).
C. Đồ thị (IV). D. Đồ thị (I) và (III).
Câu 5. Chọn phát biểu sai ?
A.Trong chuyển động chậm dần đều, gia tốc có giá trị âm.
B.Trong chuyển động chậm dần đều, vectơ gia tốc ngược chiều với chuyển động.
C.Trong chuyển động biến đổi đều, gia tốc luôn không đổi.
D.Trong chuyển động nhanh dần đều, vectơ gia tốc cùng chiều với chuyển động.
Câu 6. Trường hợp nào sau đây có thể coi là sự rơi tự do?
A. Ném một hòn sỏi thẳng đứng lên cao B. Ném một hòn sỏi theo phương nằm ngang
C. Thả một hòn sỏi rơi xuống D. Ném một hòn sỏi theo phương xiên một góc
Câu 7. Vật A được thả rơi tự do, cùng lúc ném vật B theo phương ngang cùng độ cao h thì:
A. vật A chạm đất trước B. vật B chạm đất trước
C. vật A chạm đất với vận tốc lớn hơn vật B D. vật B chạm đất với vận tốc lớn hơn vật A
Câu 8. Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước
đá tan hết?
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Không xác định được
Câu 9. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì
A. Vật lập tức dừng lại
B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại
C. Vật chuyển động chậm dần trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều
D. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều
Câu 10. Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau đến va chạm vào nhau
với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5m/s. Sau va chạm cả hai vật bị bạt trở lại với vận tốc lần lượt bằng
0,5m/s và 1,5m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1kg. Khối lượng của quả cầu 2 là?
A. 0,75 kg. B. 1 kg. C. 1,5 kg. D. 1,33 kg.
Câu 11. Hai bình có tiết diện bằng nhau. Bình thứ nhất chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d1, chiều cao
h1, bình thứ hai chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 1,5.d1, chiều cao h2 = 0,6.h1. Nếu gọi áp suất chất
lỏng tác dụng lên đáy bình 1 là p1, đáy bình 2 là p2 thì
A. p2 = 3p1 B. p2 = 0,9p1 C. p2 = 9p1 D. p2 = 0,4p1
Câu 12. Hai người cầm hai đầu một chiếc gậy để khênh một vật nặng. Gậy có trọng lượng không đáng kể,
dài 1,4 m. Vật có trọng lượng 700 N được treo vào điểm C cách tay người ở đầu A của thanh 0,6 m. Hỏi
tay người ở đầu B chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. 400 N. B. 525 N. C. 175N. D. 300 N.

PHẦN 2: TỰ LUẬN (7 Điểm)

Bài 1: Chất điểm chuyển động có đồ thị


vận tốc theo thời gian như hình vẽ
a. Mô tả chuyển động của chất điểm.
b. Tính quãng đường và độ dịch chuyển
mà chất điểm đi được từ khi bắt đầu
chuyển động cho tới t = 4s.
c. Tính vận tốc trung bình và tốc độ trung
bình trong khoảng thời gian đó.

Bài 2: Một vật đặt ở chân mặt phẳng nghiêng một góc  = 300 so với phương nằm ngang. Hệ số ma
sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  = 0,2. Vật được truyền một vận tốc ban đầu v0 = 2m/s
theo phương song song với mặt phẳng nghiêng và hướng lên phía trên.
a. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng.
b. Sau bao lâu vật lên tới vị trí cao nhất?
c. Quãng đường vật đi được cho tới vị trí cao nhất là bao nhiêu?

Bài 3: Cho một thang có khối lượng m = 20kg được dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc nghiêng α = 45°.
Hệ số ma sát giữa thang và sàn là k = 0,6.
a. Thang đứng yên cân bằng, tìm các lực tác dụng lên thang.
b. Một người khối lượng m' = 40kg leo lên thang. Hỏi người này lên đến vị trí O' nào trên thang thì thang
sẽ bị trượt. Biết chiều dài thang ℓ = 2m.

You might also like