You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI – MÔN GDTC – LỚP 6


Câu 1: Để tiến hành tập luyện cho tốt, trước khi tập các em nên ăn uống như thế
nào?
A. Ăn nhiều, uống nhiều
B. Ăn no và uống nhẹ
C. Ăn nhẹ, uống nhiều
D. Ăn nhẹ, uống nhẹ
Câu 2: Trong quá trình tập luỵện hoặc thi đấu nếu thấy sức khoẻ không bình
thường em cần phải làm gì?
A. Báo cáo cho giáo viên biết
B. Ngồi hoặc nằm ngay
C. Không cần báo cho giáo viên biết và vẫn duy trì tập luyện
D. Tập giảm nhẹ động tác
Câu 3: Nên ăn trước khi tập luyện bao lâu?
A. 10 phút
B. 1 – 2 giờ
C. 30 phút
D. 15 phút
Câu 4: Các chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT là gì?
A. Xây xát nhẹ chưa hoặc có chảy máu ít ngoài da - Choáng, ngất
B. Tổn thương cơ - Bong gân - Tổn thương khớp và sai khớp
C. Giập hoặc gãy xương - Chấn động não hoặc cột sống
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 5: Mục tiêu chương trình môn học Thể dục lớp 6 là gì?
Chương trình môn học Thể dục lớp 6 giúp HS củng cố, phát triển những kết quả đã
học được ở các lớp 1 - 5 và thực hiện hoàn thành mục tiêu môn học ở THCS là:
A. Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng
cao thể lực
B. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói
quen tự giác tập luyện TDTT, gữ gìn vệ sinh
C. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện khả năng của
bản thân vể TDTT
D. A, B, C, D đều đúng
Câu 6: Khi tham gia trò chơi vận động, như vậy có phải là lúc đó em đã tập TDTT
không?
A. Có
B. Không
C. Chơi vui
D. Giải trí
Câu 7: Theo em TDTT có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn
học hay không? Tại sao?
A. Không
B. Giải trí
C. Vui chơi
D. Có
Câu 8: Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho cơ phát
triển, thể hiện ở sức nhanh, sức bền, độ đàn hồi và độ linh hoạt của cơ tăng lên, tạo ra vẻ
đẹp và dáng đi khỏe mạnh của con người.
A. Bình thường
B. Sai
C. Đúng
D. Không có tác dụng
Câu 9: Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến xương?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho xương
tiếp thu máu được đầy đủ hơn, các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương dày
lên, cứng và dai hơn, khả năng chống đỡ tăng lên, tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh
của con người.
A. Đúng
B. Sai
C. Bình thường
D. Không có tác dụng
Câu 10: Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến tim và hệ mạch?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho tim khỏe
lên, sự vận chuyển máu của hệ mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được
thực hiện nhanh hơn, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học
tốt, có nghĩa là sức khỏe được tăng lên.
A. Đúng
B. Sai
C. Bình thường
D. Không tác dụng
Câu 11: Tập luyện TDTT có tác dụng như thế nào đến cơ quan hô hấp?
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho lồng
ngực và phổi nở ra, các cơ làm chức năng hô hấp được khỏe và độ đàn hồi tăng. Khả
năng của các cơ, xương tham gia vào hoạt động hô hấp cũng linh hoạt lên. Nhờ vậy
lượng trao đổi khí ở phổi tăng, làm cho máu giàu ôxi hơn, sức khỏe được tăng lên.
A. Đúng
B. Sai
C. Bình thường
D. Không tác dụng
Câu 12: Khi học sinh vào tập luyện TDTT cần khởi động như thế nào?
A. Chỉ khởi động khớp háng, cổ chân, khớp gối
B. Khởi động từ trên xuống dưới xoay cổ, cánh tay, khuỷu tay, cổ tay và cổ
chân, hông, gối, căng cơ tay, chân
C. Chỉ khởi động khớp cổ, hông
D. Không khởi động
Câu 13: Chạy cự li ngắn 60m có bao nhiêu kĩ thuật?
A. 3 kĩ thuật
B. 6 kĩ thuật
C. 5 kĩ thuật
D. 4 kĩ thuật
Câu 14: Chọn đáp án đúng “Động tác bổ trợ chạy cự li ngắn 60m” là?
A. Chạy bước nhỏ
B. Chạy nâng cao đùi
C. Đánh tay tại chỗ
D. Cả 3 đều đúng
Câu 15: Em hãy kễ tên các kĩ thuật chạy cự ly ngắn 60m?
A. Xuất phát, Chạy giữa quãng, về đích
B. Chạy lao, chạy giữa quảng, về đích
C. Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng, về đích
D. Xuất phát, về đích
Câu 16: Chọn đáp án đúng, Kĩ thuật xuất phát cao có khẩu lệnh là gì?
A. Chạy
B. Vào chỗ, sẳn sàng, chạy
C. Sẳn sàng, chạy
D.Vào chỗ, chạy
Câu 17: Khi về đích bộ phận nào chạm vào vạch đích để được tính thành tích?
A. Vai
B. Ngực
C. Vai và ngực
D. Đầu
Câu 18: Chọn đáp án ĐÚNG “Động tác nào không phải là động tác bổ trợ chạy cự li
ngắn 60m”?
A. Chạy bước nhỏ
B. Chạy nâng cao đùi
C. Chạy bền
D. Chạy đạp sau
Câu 19: Điềm vào chỗ trống “Khẩu lệnh của kĩ thuật xuất phát cao là VÀO CHỔ,
SẲN SÀNG,…..?
A. Đi bộ
B. Chạy
C. Đi lên cầu thang
D. Chạy lên dốc
Câu 20: Khi đang chạy thân người đỗ về phía nào?
A. Sau
B. Trái
C. Trước
D. Phải
Câu 21: Trong kĩ thuật xuất phát có bao nhiêu khẩu lệnh?
A. 2 khẩu lệnh
B. 3 khẩu lệnh
C. 4 khẩu lệnh
D. 5 khẩu lệnh
Câu 22: Trong chạy cự li ngắn SAU giai đoạn Xuất phát là giai đoạn nào?
A. Xuất phát
B. Chạy lao sau xuất phát
C. Chạy giữa quãng
D. Chạy về đích
Câu 23: Chọn đáp án ĐÚNG “Các giai đoạn kĩ thuật Ném bóng”?
A. Chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng
B. Ra sức cuối cùng, giữ thăng bằng
C. Chạy đà, ra sức cuối cùng
D. Chuẩn bị, chạy đà, ra sức cuối cùng, giữ thăng bằng
Câu 24: Trong Ném bóng SAU giai đoạn Chuẩn bị là giai đoạn nào?
A. Chuẩn bị
B. Chạy đà
C. Ra sức cuối cùng
D. Giữ thăng bằng
Câu 25: Trong Ném bóng SAU giai đoạn Chạy đà là giai đoạn nào?
A. Chuẩn bị
B. Chạy đà
C. Ra sức cuối cùng
D. Giữ thăng bằng
Câu 26: Trong Ném bóng SAU giai đoạn ra sức cuối cùng là giai đoạn nào?
A. Chuẩn bị
B. Chạy đà
C. Ra sức cuối cùng
D. Giữ thăng bằng
Câu 27: Trong Ném bong khi tập luyện hoặc thi đấu học sinh chạm vạch giới hạn
thì phạm quy đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
C. Bình thường
D. Không bình thường
Câu 28: Trong Ném bóng các động tác bổ trợ giúp phát triển tố chất nào?
A. Sức mạnh tay – ngực
B. Sức nhanh (tốc độ)
C. Sức bền
D. Khéo léo
Câu 29: Trong Ném bóng Tư thế chuẩn bị thì mắt nhìn ở đâu?
A. Nhìn ra sau
B. Nhìn trước, hướng ném
C. Nhìn trái
D. Nhìn phải
Câu 30: Trong Ném bóng trước khi thực hiện giai đoạn Ra sức cuối cùng thì cần
thực hiện bao nhiêu bước đà cuối?
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
Câu 31: Trong Chạy cự li trung bình, kĩ thuật chạy giữa quãng được chia thành
mấy kĩ thuật?
A. 2 kĩ thuật
B. 3 kĩ thuật
C. 4 kĩ thuật
D. 5 kĩ thuật
Câu 32: Trong chạy cự li trung bình, kĩ thuật xuất phát thường dùng là tư thế xuất
phát nào?
A. Kĩ thuật xuất phát thấp
B. Kĩ thuật xuất phát cao
C. Tư thế chuẩn bị
D. Không cần kĩ thuật xuất phát
Câu 33: Trong chạy cự li trung bình, kĩ thuật xuất phát có bao nhiêu khẩu lệnh?
A. 6 khẩu lện
B. 4 khẩu lệnh
C. 2 khẩu lệnh
D. 1 khẩu lệnh
Câu 34: Điền vào ô trống. Trong chạy cự li trung bình, kĩ thuật xuất phát có khẩu
lệnh như sau “…….” và “……..”?
A. Chạy – Về đích
B. Sẳn sàng – xuất phát
C. Vào chỗ - Chạy
D. Chạy
Câu 35: Trong chạy cự li trung bình, xuất phát TRƯỚC hiệu lệnh “Chạy” sẽ như
thế nào?
A. Sẽ không bị gì
B. Sẽ bị phạm quy
C. Tiếp tục chạy tiếp
D. Sẽ được chạy lại
Câu 36: Trong chạy cự ly trung bình, các cự li thi đấu chính thức là bao nhiêu mét?
A. 100m
B. 200m
C. 400m
D. 800m và 1500m
Câu 37: Trong chạy cự li trung bình, kĩ chạy giữa quãng trên đường thẳng khi chạy
mắt nhìn ở vị trí nào?
A. Nhìn sang trái
B. Nhìn sang phải
C. Nhìn về phía sau
D. Nhìn về hướng đường chạy
Câu 38:
CỘT A CỘT B

1. Giai đoạn 1 A về đích

2. Giai đoạn 2 B Chạy lao sau xuất phát

3. Giai đoạn 3 C xuất phát

4. Giai đoạn 4 D Chạy giữa quãng

Cho cột A là các giai đoạn của chạy cự li ngắn và cột B là tên các giai đoạn chạy cự li
ngắn. Các em hãy chọn đáp án ĐÚNG nhất theo tên của từng giai đoạn chạy cự li ngắn?
A. 1 b, 2 c, 3 a, 4 d
B. 1 d, 2 a, 3 c, 4 b
C. 1 c, 2 b, 3 d, 4 a
D. 1 a, 2 d, 3 b, 4 c
Câu 39: Trong chạy cự li trung bình, các em hãy cho biết các trò chơi sau đây, trò
chơi nào phát triển sức bền?
A. Chạy bền năm phút
B. Ném vào mục tiêu
C. Ném vật trúng đích
D. Ai nhanh hơn
Câu 40: Trong cạy cự li trung bình, SAU giai đoạn xuất phát là giai đoạn nào?
A. giai đoạn giữa quãng
B. giai đoạn về đích
C. tắng tốc sau xuất phát
D. Chạy lao

HẾT
CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT NHÉ

You might also like