You are on page 1of 22

CHẤN THƢƠNG CHI DƢỚI

1. Viêm rách cơ đùi thể xuất hiện ở đâu: cơ tứ đầu, cơ đùi sau, cơ khép
háng đều có thể bị

2. Viêm gân cơ khoeo thường đau ở vị trí nào: phía sau ngoài gối

3. BN bị viêm gân cơ kheo đau tăng khi nào: khi duỗi gối tối đa

4. Bệnh Osgood-Schlatter là bệnh lý ở vị trí:

A. Gai chậu trước trên

B. Mắt cá ngoài

C. Lồi củ xƣơng chày

D. Thân xương chày

5. Cần khám nghiệm pháp gì khi nghi ngờ đứt gân gót:

A. Ngăn kéo trước

B. Mac-Murray

C. Tinnel

D. Thompson

6. Dây chằng chéo trước có tác dụng gì:

A. Chống không cho mâm chày trượt ra trước quá mức

B. Hạn chế cử động xoay của không gối

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai
7. Đứt dây chằng chéo trước không điều trị triệt để KHÔNG gây ra biến
chứng nào sau đây:

A. Thoái hóa khớp gối sớm

B. Teo cơ

C. Lún mâm chày

D. Lỏng các dây chằng khớp gối kahsc

8. Ngày nay thường sử dụng phương pháp phẫu thuật nào điều trị đứt
dây chằng chéo trước:

A. Mổ mở tái tạo dây chằng

B. Mổ nội soi khớp gối tái tạo dây chằng

C. Mổ mở khâu nói dây chằng

D. Mổ nội soi tiêm tế bào gốc

9. Cụm từ “lật sơ mi” trong dân gian ám chỉ tổn thương nào:

A. Tổn thương dây chằng bên trong cổ chân

B. Tổn thƣơng dây chằng bên ngoài cổ chân

C. Gãy xương mắc cá

D. A, B và C đều sai

10. Phân loại gãy mắc cá ngoài theo Weber không có loại nào:

A. Gãy trên gọng chày mác

B. Gãy ngang gọng chày mác

C. Gãy xuyên gọng chày mác

D. Gãy dưới gọng chày mác


CHẤN THƢƠNG CHI TRÊN

1. Trật khớp vai là: chấn thương cấp tính


2. Hội chứng khớp vai người bơi lội là: chấn thương không cấp tính

3. Dấu hiệu trật khớp vai, chọn câu SAI:

A. Dấu ổ chảo rỗng

B. Cử động bất thƣờng

C. Vận động viên giữ cánh tay xoay ngoài

D. Giảm cảm giác hoặc yếu cơ delta do tổn thương đám rối nách

4. Cơ chế chấn thương của hội chứng khớp vai người bơi lội:

A. Va chạm phía trước với dây chằng quạ - cùng

B. Mất cân bằng kéo dài gây mất vững dưới lâm sàng

C. A và B đều đúng

D. A và B đều sai

5. Phòng ngừa chấn thương vai:

A. Ngã trong tư thế gập và cuộn người

B. Dùng miếng đệm bảo vệ vai

C. Tập điều hòa và cân bằng lực cơ ở vùng vai

D. Tất cả các câu trên đều đúng


CHẤN THƢƠNG CỘT SỐNG CỔ

1. Môn thể thao nào KHÔNG có nguy cơ chấn thương cột sống cổ:

A. Bóng bầu dục

B. Võ thuật

C. Nhảy cầu nghệ thuật

D. Cả A, B và C đều sai

2. Chấn thương cột sống cổ thấp cơ chế cúi không có tổn thương nào sau
đây:

A. Bong gân nhẹ

B. Bong gân nặng (mất vững)

C. Trật mấu khớp hai bên

D. Trật mấu khớp một bên

3. Theo LEVINE (1991) về phân loại gãy chân cung C2, không có loại
này sau đây:

A. Loại I: Gãy chân cung C2 ít xê dịch.

B. Loại II: Gãy với xê dịch ra trước 3mm.

C. Loại IV: Gãy xê dịch nhiều nhƣng ít gập góc giữa C2 và C3.

D. Loại III: Gãy phối hợp hai chân cung và mấu khớp.
4. Theo FIELDING và HAWKINS (1977) có bốn loại trật xoay C1-C2,
KHÔNG có loại nào sau đây:

A. Xê dịch xoay không trật ra trước.

B. Xê dịch xoay với trật trước 3mm- 5mm.

C. Xê dịch xoay với trật trước hơn 5mm.

D. Xê dịch xoay trƣớc.

5. Chấn thương lún ở cột sống cổ thấp KHÔNG có loại nào:

A. Gãy lún sau

B. Gãy giọt lệ

C. Gãy lún nhiều mảnh

D. Gãy lún trước

6. Triệu chứng của chấn thương cột sống cổ:

A. Đau cột sống cổ hoặc đau lan theo rễ thần kinh

B. Đơ cột sống cổ, giới hạn cử động cổ do co rút cơ

C. Vẹo cột sống cổ

D. Cả A, B và C đều đúng

7. Hội chứng liệt tủy cổ sau chấn thương có thể là:

A. Hội chứng liệt tủy trước

B. Hội chứng Brown-Sequard

C. Hội chứng liệt tủy trung tâm

D. Cả A, B và C đều đúng
8. XQuang cột sống cổ muốn đánh giá chính xác cần có nhiều tư thế
chụp, không có loại này sau đây:

A. Thẳng

B. Nghiêng

C. Phim động cúi – ngửa

D. Chếch 2/3

9. Phát biểu sau: có thể đồng vừa di chuyển nạn nhân nghi ngờ chấn
thương cột sống cổ vừa cố định đầu cổ:

A. Đúng.

B. Sai.

10. Trong đội hình di chuyển nạn nhân chấn thương cột sống, người ở vị
trí nào có vai trò ra hiệu lệnh:

A. Ngƣời đỡ đầu

B. Người đỡ chân

C. Người đỡ lưng

D. Người đứng ngoài


DINH DƢỠNG

1.Dinh dưỡng cho VĐV, chọn câu đúng nhất:

A. Bao gồm giai đoạn thi đấu và giai đoạn tập luyện.

B. Quan trọng là đường, đạm và các vitamin.

C. Quan trọng là đường, đạm, béo.

D. Các câu trên đều sai

2. Phân bổ dinh dưỡng trong giai đoạn tập luyện:


A. Đƣờng 60%, đạm19%, béo20%, chất vi lƣợng và vitamin 1%.

B. Đường 20%, đạm 60%, béo 19%, chất vi lượng và vitamin 1%.

C. Đường 20%, đạm 60%, béo 14%, chất vi lượng và vitamin 5%.

D. Tất cả đều sai.

3. Nước uống trong khi thi đấu:

A. Phải để lạnh từ 4- 12˚C và ngọt để cung cấp năng lượng tức thì.

B. Phải để lạnh từ 4- 12˚C , độ đường khoảng 2.5%, có khoáng chất.

C. Uống từng ngụm nhỏ 100- 200 ml mỗi 15 phút, không nên đợi khát
mới uống.

D. Câu B& C đúng.


ĐẠI CƢƠNG

1. Chấn thương cơ xương khớp trong thể thao không có nhóm nào:

A. Chấn thương phần mềm

B. Chấn thương xương

C. Chấn thƣơng dây chằng

D. Chấn thương khớp

2. Chấn thương dây chằng gồm mấy cấp độ:

A. 4 cấp độ

B. 3 cấp độ

3. Chấn thương khớp phân loại theo mức độ tái phát, KHÔNG có loại
nào:

A. Trật khớp lần đầu

B. Trật khớp tái hồi

C. Trật khớp liên tục

D. Trật khớp thường trực

4. Phương pháp RICE là phương pháp sơ cứu cho loại chấn thương nào:

A. Gãy xương

B. Chấn thƣơng phần mềm

C. Trật khớp

D. A, B, C đều sai
5. Phương pháp RICE áp dụng trong vòng bao lâu sau chấn thương:

A. 1 tuần đầu

B. 12-24h đầu

C. 24-48h đầu

D. 48-72h đầu

6. Phương pháp RICE gồm những công việc sau, NGOẠI TRỪ:

A. Nâng cao chi chấn thương

B. Chườm lạnh

C. Băng ép

D. Dùng corticoid

7. Đâu KHÔNG phải là nguyên nhân của chấn thương thể thao:

A. Tập luyện quá tải

B. Dinh dưỡng không phù hợp

C. Chấn thƣơng cũ đã lành

D. Thời tiết xấu

8. Thường cần khởi động thời gian bao lâu để phòng tránh chấn thương:

A. 2 tiếng

B. 1 Tiếng

C. 5 phút

D. 15-30 phút
9. Cần tối thiểu bao lâu để vận động viên thích nghi với thời tiết trước
giải đấu?

A. 3 ngày

B. 2 tuần

C. 48h

D. 1 tuần

10. Tầm quan trọng của báo cáo chấn thương trong y khoa:

A. Giúp theo dõi diễn tiến sức khỏe vận động viên

B. Cung cấp tư liệu cho nghiên cứu

C. Phân tích dữ liệu để nêu ra vấn đề

D. Cả A, B, C đều đúng

NGƯỜI LỚN TUỔI

1.Biến động sinh lý ở người lớn tuổi trong y học thể thao được khảo sát
chủ yếu trên:

A. Hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ xương khớp, hệ tiết niệu, hệ chuyển hóa


– biến dưỡng.

B. Hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ xương khớp, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa.

C. Hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ cơ xƣơng khớp, hệ


chuyển hóa – biến dƣỡng.

D. Hệ tim mạch , hệ thần kinh, hệ xương khớp, hệ chuyển hóa – biến


dưỡng, hệ tiết niệu.
2.Dung tích sống ở người 70 tuổi thường:

A. Tăng 10%

B. Tăng 30%

C. Giảm 20%

D. Giảm 40-50%

3.Hệ thần kinh ở người lớn tuổi thường:

A.Tăng dẫn truyền 10% ở tuổi 60

B. Tăng dẫn truyền 30 -40% ở tuổi 60

C. Giảm dẫn truyền thần kinh 1 – 15% ở tuổi 60

D. Giảm dẫn truyền thần kinh 30 – 40% ở tuổi 60

4.Qúa trình loãng xương bắt đầu xảy ra ở tuổi:

A. Sau 70 tuổi

B. Sau 60 tuổi

C. Sau 50 tuổi

D. Sau 35 tuổi

5. Người lớn tuổi thường:

A. Tăng chuyển hóa.

B. Tăng sự hấp thu dinh dưỡng.

C. Giảm hấp thu oxy tối đa khoản 9% trong 10 năm.

D. Giảm hấp thu oxy tối đa khoản 10% trong 1 năm.


6. Chấn thương thể thao ở người lớn tuổi thường gặp do:

A. Người thường xuyên tập luyện thể thao.

B. Người tập lại thể thao sau một thời gian nghỉ trên 3 tháng.

C. Người mới mới bắt đầu tập thể thao.

D. Câu B và Câu C.

7. Chấn thương vùng gối hay gặp nhất ở người lớn tuổi khi tập luyện thể
thao là:

A. Tổn thƣơng sụn khớp

B. Trật xương bánh chè

C. Đứt dây chằng chéo trước

D. Gãy xương mâm chày

8. Chấn thương ở chi trên thường gặp nhất ở người lớn tuổi khi chơi thể
thao là:

A. Tổn thƣơng chóp xoay vai

B. Gãy đầu dưới xương quay

C. Gãy xương cánh tay

D. Trật khớp vai


NHẬP MÔN

1. Theo UNESCO, tinh thần thể thao thể hiện tính cách gì:

A. Tính cạnh tranh

B. Tính trung thực

2. Trong 4 nhiệm vụ của Y học thể thao, KHÔNG có nhiệm vụ nào:

A. Lựa chọn

B. Điều trị

C. Hướng dẫn

D. Truyền thông

3. Trường phái thể dục Thụy Điển có mấy mục đích chính:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

4. Ngành Y học thể dục thể thao thực sự bắt đầu phát triển vào thời gian
nào:

A. Đầu thế kỷ XIX

B. Những năm 2000

C. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

D. A, B, C đều sai
5. Trụ sở của tổ chức FIMS hiện nay đặt ở đâu:

A. Thụy Sĩ

B. Thụy Điển

C. Hoa Kỳ

D. Trung Quốc

6. Liên đoàn Y học Thể thao Châu Á (AFSM) ra đời vào năm nào:

A. 1995

B. 1999

C. 1990

D.1991

7. Phân loại theo cường độ, môn bóng đá thuộc loại nào:

A. Nặng

B. Trung bình

C. Nhẹ

D, Thuộc phân loại khác

8. Theo công tác quản lý, Y học thể dục thể thao không có loại nào:

A. Cá nhân khỏe mạnh

B. Tập thể

C. Đối tượng đặc biệt

D. Thẩm mỹ
9. Ai là người có vai trò trung tâm trong việc giao tiếp trao đổi trong
việc huấn luyện và chăm sóc vận động viên:

A. Bác sĩ

B. Người nhà vận động viên

C. Huấn luyện viên

D. Huấn tập viên

10. . Các nhiệm vụ của bác sĩ y học thể dục thể thao của đội trong giai
đoạn đầu mùa giải chủ yếu bao gồm:

A. Tầm soát sức khỏe và thể lực

B. Tối ưu hoá chương trình luyện tập và dinh dưỡng

C. Đưa ra các chiến lược phòng ngừa chấn thương

D. A, B, C đều đúng

PHỤ NỮ

1.Đặc điểm sinh lý nào ở phụ nữ bị ảnh hưởng hơn bởi nhiệt độ so với
nam giới:

A. Biến dưỡng căn bản: thấp hơn 20%

B. Lượng cơ: ít hơn( so với cơ thể)

C. Lƣợng mỡ nhiều hơn

D. Tim phổi: nhỏ hơn; huyết áp: thấp hơn


2.Dây chằng chéo trước ở nữ thường nhỏ hơn nam giới, thường có liên
quan đến đặc điểm giải phẫu nào sau đây:

A. Gối ở nữ giới quẹo ngoài nhiều- góc Q tăng


B. Khe liên lồi cầu ở nữ giới hẹp hơn so với nam giới.
C. Khung chậu ở nữ giới rộng hơn so với nam giới.
D. Vóc dáng ở nữ giới nhỏ hơn, thấp hơn so với nam giới.
3.Ảnh hưởng tương hổ giữa vận động và chu kỳ kinh nguyệt, hay gặp
nhất :
A. Chu kỳ kinh nguyệt làm giảm hiệu suất tập luyện và thi đấu ở nữ
giới.

B. Giảm kinh nguyệt hoặc vô kinh

C. Làm nặng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

D. Câu A&B đúng.

4.Một lý thuyết được chấp nhận rộng rãi cho rằng tình trạng kinh nguyệt
không đều ở các vận động viên nữ là do :

A. Tỷ lệ phần trăm chất béo cơ thể cao

B. Do dậy thì trể.

C. Do ít vận động.

D. Do năng lƣợng sẵn có thấp.

5. Tam chứng ở vận động viên nữ là:

A. Rối loạn ăn uống- Trể hoặc mất kinh nguyệt- Loãng xƣơng .

B. Rối loạn ăn uống- Gãy xương mệt- Dậy thì trể.

C. Dậy thì trể- Tập luyện cường độ cao- Dinh dưỡng kém.

D. Các câu trên đều sai.


6. Ở vận động viên nữ thường bị các chấn thương vùng gối:

A. Hội chứng khớp chè đùi.

B. Đứt dây chằng chéo sau.

C. Morton’s neuroma

D. Câu A & B đúng.

7.Chấn thương vùng bàn chân hay gặp nhất ở vận động viên nữ là:

A. Bunion

B. Viêm gân gót

C. Các cục chai

D. Câu A & C đúng.

8. Khe lồi cầu hẹp là cấu trúc giải phẫu:

A. Làm cho dây chằng chéo trƣớc dể đứt do tăng khả năng cọ sát
vào thành lồi cầu.

B. Làm cho dây chằng chéo sau dể đứt do tăng khả năng cọ sát vào
thành lồi cầu

C. Gây nên hội chứng khớp chè đùi ở vận động viên nữ

D. Góp phần làm tăng góc Q.


PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Các giai đoạn của chấn thương sắp xếp theo thứ tự nào?
a. Giai đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa, giai đoạn trƣởng
thành – tái cấu trúc
b. Giai đoạn viêm, giai đoạn trưởng thành – tái cấu trúc, giai
đoạn sửa chữa
c. Giai đoạn đau, giai đoạn viêm, giai đoạn sửa chữa
d. Giai đoạn viêm, giai đoạn đau, giai đoạn trưởng thành – tái
cấu trúc
2. Biểu hiện lâm sàng của giai đoạn viêm bao gồm?
a. Sƣng, nóng, đỏ và đau
b. Teo cơ rõ rệt
c. A & B đều đúng
d. Không đáp án nào đúng
3. Đặc điểm mô học trong giai đoạn sửa chữa là gì?
a. Các sợi collagen được sắp xếp lại song song với các lực tác
dụng
b. Mô tiếp giáp với vết thương bị nén ép, làm mở rộng phạm vi
của vết thương
c. Mô tổn thương được phân hủy và loại bỏ
d. Giai đoạn này làm đầy mô sẹo trong chỗ khuyết của chấn
thƣơng
4. Giai đoạn trưởng thành – tái cấu trúc bắt đầu khi nào?
a. Ngay khi kết thúc giai đoạn viêm
b. Khi có sự tân sinh các mao mạch mới và cung cấp các chất
dinh dưỡng quan trọng
c. Khi khả năng chịu lực kéo của mô sẹo tăng lên và hoạt
động của nguyên bào sợi giảm
d. Khi các sợi collagen được bố trí ngẫu nhiên trong một ma
trận ngoại bào và tạo nên sức kéo căng của mô sẹo
5. Giai đoạn cấp tính diễn ra trong thời gian bao lâu?
a. 3 ngày đến 7 ngày
b. 48 đến 72 giờ đầu tiên
c. Trong vòng 24 giờ đầu
d. Ngay sau chấn thương đến khi được vào bệnh viện
6. Phương pháp nào được sử dụng để kiểm soát viêm và đau ngay lập
tức?
a. ABC
b. CAB
c. FAST
d. RICE
7. Trọng tâm của giai đoạn bán cấp hoặc giai đoạn hồi phục là?
a. Cải thiện khả năng kiểm soát thần kinh cơ, hoạt động đa diện
và thể thao cụ thể
b. Hạn chế phản ứng viêm
c. Phục hồi tính linh hoạt của khớp và mô mềm, độ bền, sức
mạnh và khả năng cảm nhận
d. Chấm dứt các hành vi sai lầm có thể dẫn đến chấn thương
trong tương lai
8. Các thành phần trong toa vận động bao gồm?
a. Dạng bài tập, tốc độ, tần suất, thời lượng
b. Dạng bài tập, tần suất, thời lƣợng, cƣờng độ
c. Tốc độ, cường độ, tần suất, thời lượng
d. Tần suất, thời lượng, cường độ, nhóm cơ
9. Khi nào có thể cho vận động viên tập sức mạnh động?
a. Sau khi vận động viên chịu đựng đƣợc tập tĩnh
b. Khi vận động viên đã vượt qua giai đoạn lấy lại chức năng
c. Khi vận động viên có được chức năng cân bằng tốt
d. Khi vận động viên có thể tham gia các bài tập về sự nhanh
nhẹn
10. Các bài tập về sự nhanh nhẹn được áp dụng trong giai đoạn
nào?
a. Giai đoạn bán cấp
b. Giai đoạn mạn tính
c. Giai đoạn phục hồi
d. Giai đoạn chức năng
TRẺ EM

1. Sụn tăng trưởng của trẻ em ở vị trí :

A. Ở các đầu xương và các vùng khớp.

B. Chỉ ở các vùng khớp.

C. Chỉ ở các đầu xương.

D. Ở các đầu xƣơng dài và các vùng khớp.

2. Các vùng tăng trưởng ở trẻ em bao gồm :

A. Sụn tăng trưởng và sụn khớp.

B. Sụn tăng trưởng.

C. Sụn khớp, sụn tăng trƣởng và sụn của đầu gân cơ.

D. Các câu trên đều sai.

3. Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang phát triển, trong đó vùng phát triển
sôi động nhất là:

A. Hệ dây chằng.

B. Hệ xƣơng khớp.

C. Hệ cơ.

D. Cả 3 hệ trên.

4.Ở trẻ em, gãy tróc sụn tiếp hợp là loại gãy đặc biệt, vì:

A. Ở trẻ em cấu trúc xương còn ở dạng sụn.

B. Gân cơ và dây chằng chịu lực kém hơn sụn tăng trưởng

C. Sụn tăng trƣởng chịu lực kém hơn gân cơ và dây chằng.

D. Các câu trên đều sai


5. Về phương diện tăng trưởng hệ xương khớp ở trẻ em, người ta có câu
‘ Gần Gối và Xa Khuỷu’, nghĩa là :

A. Sự tăng trưởng ở vùng gần gối thì nhiều hơn so với vùng xa khuỷu .

B. Sự tăng trưởng ở vùng gần gối nhiều hơn các vùng khác của chi dưới.

C. Sự tăng trưởng ở đầu trên xương cánh tay và đầu dưới 2 xương cẳng
tay nhiều hơn các vùng khác của chi trên.

D. Câu B&C đúng.

6. Osgood-Schlatter là bệnh lý :

A. Viêm xương sụn ở cực dưới xương bánh chè.

B. Viêm xương sụn ở xương gót.

C. Viêm xƣơng sụn ở nơi bám chày của gân bánh chè.

D. Tất cả đều sai.

7. Legg-Perthes-Calve là

A. Bệnh viêm sụn xương của chỏm xương đùi.

B. Bệnh lý do tình trạng không đủ máu nuôi làm cho chỏm xương đùi bị
hoại tử.

C. Bệnh lý có thể hồi phục được.

D. Các câu trên đều đúng.


8. Ảnh hưởng nghịch của thể thao(về tâm lý và sinh lý) thường xảy ra ở
quá trình rèn luyện :

A. Sức bền.

B. Sức dẻo.

C. Sức mạnh.

D. cả 3 câu trên đều đúng.

You might also like