You are on page 1of 5

CHÈN ÉP KHOANG

1. Hội chứng chèn ép khoang có nghĩa là:


A. Áp lực trong khoang của một đoạn chi gia tăng
B. Do tổn thương mạch máu bên trong khoang và gây chèn ép
C. Do giập nát cơ gây chảy máu, phù nề bên trong khoang và chèn ép
D. Do tăng áp lực trong một khoang cân gây chèn ép tổ chức đe doạ rối
loạn tuần hoàn và ảnh hưởng chức năng cơ, thần kinh bên trong
khoang
E. Tất cả đều đúng
2. Sự gia tăng nội dung bên trong khoang thường do các nguyên nhân sau:
A. Do chảy máu
B.Do phù nề
C.Do giập nát tổ chức
D. Do phẫu thuật gây chảy máu
E. Tát cả đều đúng
3. Các nguyên nhân gây chèn ép từ bên ngoài gây chèn ép khoang thường do:
A. Kéo liên tục
B.Do khâu cân, da quá căng
C.Do bất động lâu quá thời gian quy định
D. Do bó bột chèn ép
E. Câu C sai
4. Thời gian xảy ra biến chứng chèn ép khoang thường xảy ra trong khoảng:
A. 2-4 giờ
B.12-48 giờ
C.Trên 48 giờ
D. Sau 1 tuần
E. Tất cả đều sai
5. Các yếu tố thuận lợi gây chèn ép khoang thường gặp:
A. Chi để thấp
B.Do tụt huyết áp
C.Do băng bó quá chặt
D. Do bệnh viêm tắt động mạch trước đó
E. Tất cả đều đúng
6. Các dấu hiệu muộn của một chèn ép khoang biểu hiện:
A. Mất mạch
B.Da nhợt nhạt
C.Mất cảm giác và vận động
D. Có nốt phỏng vùng chèn ép
E. Tất cả đều đúng
7. Với các phương pháp đo áp lực khoang, nên có chỉ định ngoại khoa khi:
A. Áp lực đạt 40cm H2O
B.Áp lực đạt 30cm H2O
C.Áp lực đạt 50mmHg
D. Áp lực đạt 40mmHg
E. Áp lực đạt 30mmHg
8. Một bệnh nhân sau chấn thương biểu hiện chi phù, đau ít, mất cảm giá và vận
động, chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
A. Chèn ép khoang
B.Huyết khối
C.Thương tổn thần kinh
D. Do nhiễm trùng
E. Tất cả đều sai
9. Ðể đề phòng một chèn ép khoang cần chú ý:
A. Phòng chống sốc
B.Nên kê cao nhẹ chi 10cm
C.Tránh băng bó quá chặt
D. Nắn xương sớm và bất động tốt
E. Tất cả đều đúng
10. Ðiều trị một chèn ép khoang có nghĩa là:
A. Chống choáng
B.Nắn lại xương cấp cứu
C.Kê cao chi
D. Mở các băng bó chặt
E. Tất cả đều sai
11. Các dấu hiệu lâm sàng của một chèn ép khoang đến sớm:
A. Ðau vừa phải
B. Ðau dữ dội, phù căng cứng
C. Yếu cơ và đau khi làm gia tăng áp lực khoang
D. Mạch ngoại vi vẫn còn
E. Câu B, C, D đúng
12. Một bệnh nhân vào viện với triệu chứng chi phù to sau chấn thương, đau
vừa phải, chẩn đoán phù hợp là gì:
A. Chèn ép khoang
B.Huyết khối tĩnh mạch
C.Viêm tắc động mạch
D. Do nhiễm trùng
E. Tất cả sai.
13. Một bệnh nhân sau mổ gãy hai xương cẳng chân biểu hiện đau nhiều, phù
căng, bạch cầu tăng, chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
A. Nhiễm trùng cấp sau mổ
B.Do huyết khối
C.Chèn ép khoang
D. Do viêm xương
E. Tất cả sai.
14. Các khoang nào sau đây có tỉ lệ chèn ép cao nhất:
A. Các khoang ở lô trước cẳng tay
B. Các khoang ở cẳng chân
C. Các khoang ở bàn tay
D. Các khoang ở cánh tay
E. Các khoang ở đùi
15. Trong quá trình phẫu thuật, để đề phòng nguy cơ chèn ép khoang cần phải:
A. Không khâu cân khi đóng vết thương
B. Cầm máu kỹ
C. Tránh làm tổn thương thêm phần mềm
D. Không được khâu da
E. Câu A, B, C đúng.
16. Ðể đề phòng chèn ép khoang, sau khi bó bột điều trị một gãy xương, cần
chú ý:
A. Bột phải có rạch dọc
B. Hướng dẫn tập vận động
C. Phải kê cao chi sau bó
D. Dùng thêm thuốc chống huyết khối
E. Tất cả đúng.
17. Trong gãy 2 xương cẳng chân, dạng nào sau đây có nguy cơ chèn ép khoang
cao:
A. Gãy cao xương chày
B. Gãy kèm thương tổn dây chằng của khớp gối
C. Gãy di lệch nhiều
D. Gãy xương phức tạp nhiều mảnh
E. Chỉ có câu B sai.
18. Một bệnh nhân 10 tuổi, bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay, triệu chứng nào
sau đây biểu hiện có chèn ép khoang:
A. Không duỗi được cẳng tay
B. Không ngữa được bàn tay
C. Ðau chói đầu dưới xương cánh tay
D. Bầm tím nhiều ở vùng khủyu
E. Tất cả sai.
19. Ðiều trị một chèn ép khoang, có nghĩa là:
A. Rạch rộng da, cân tất cả mọi khoang bị chèn ép
B. Không để choáng xảy ra
C. Bất động chi vững chắc
D. Nắn lại xương sớm
E. Tất cả đúng.
20. Sự thiếu máu mô kéo dài trong chèn ép khoang có thể gây ra tổn thương tạm
thời hoặc vĩnh viễn các yếu tố thần kinh cơ trong khoang:
A. Đúng
B. Sai
21. Tỷ lệ chèn ép khoang của chi trên là nhiều hơn so với chi dưới
A. Đúng
B. Sai
22. Mộ bệnh nhân bị chấn thương cánh tay, sau chấn thương mất vận động và
cảm giác bằng bàn tay, sưng nề vừa, mạch quay mất, chẩn đoán nào là hợp
lý:
A. Chèn ép khoang
B. Thương tổn mạch máu
C. Thương tổn thần kinh
D. B và C đúng
E. A, B và C đúng
23. Nếu sau chấn thương vào cánh cẳng tay mà mạch quay vẫn còn thì không
thể gọi là chèn ép khoang
A. Đúng
B. Sai
24. Để đề phòng chèn ép khoang, vì sao không nên kê chi quá cao:
A. Máu đến ngoại vi khó
B. máu trở về quá nhanh
C. Làm căng cơ quá mức
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng
25. Nắn xương gãy sớm có ý nghĩa gì để đề phòng chèn ép khoang:
A. Tránh di lệch thứ phát
B. Chống phù nề
C. Tránh rối loạn tuần hoàn
D. B và C đúng
E. A, B và C đúng
26. Khi giải áp khoang thì không nên rạch rộng hết tất cả mọi khoang vì gây
nhiều thương tổn
A. Đúng
B. Sai
27. Khi bó bột để đề phòng chèn ép khoang, cần phải:
A. Quấn bột không được siết
B. các vùng quân sbột phải chồng lên nhau liên tục
C. Sau bó phải rạch dọc
D. Phải để hờ các ngón tay và chân để tiện theo dõi
E. Chỉ có câu B sai
28. Giải áp khoang như thế nào là hợp lý:
A. Chỉ xẻ rộng da
B. Xẻ rộng da và cân bên dưới da
C. Xẻ rộng da và cân của các lô cơ và từng cơ
D. Chỉ xẻ da chách quảng
E. Tất cả đều đúng

You might also like