You are on page 1of 12

1

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN THỂ DỤC

Câu 1. Nhóm thể dục phát triển chung bao gồm

A. Thể dục cơ bản, Thể dục bổ trợ cho các môn thể thao, Thể dục thực dụng quân sự, Thể dục
trong lao động, Thể dục chữa bệnh, Thể dục đồng diễn

B. A + Thể dục dưỡng sinh, Thể dục thể hình

C. A + Thể dục dưỡng sinh, Thể dục nghệ thuật, Thể dục thể hình

D. A+B+C

Câu 2. Thể dục thi đấu bao gồm

A. Thể dục dụng cụ, Thể dục nhào lộn, Sport Aerobic, Thể dục trên lưới bật (batút)

B. A + Body building, Thể dục nghệ thuật

C. A + Thể dục thể hình, Body building, Thể dục nghệ thuật

D. A+B+C

Câu 3. Thể dục dụng cụ dành cho Nam gồm

A. Thể dục tự do, xà đơn, xà kép, nhảy chống

B. A + ngựa vòng, vòng treo

C. A + ngựa vòng, xà lệch

D. A+B+C

Câu 4. Thể dục dụng cụ dành cho Nữ gồm

A. Thể dục tự do, xà lệch, cầu thăng bằng

B. A + Thể dục tự do, xà đơn

C. A + nhảy chống

D. A+B+C

Câu 5. Thể dục nghệ thuật đạo cụ thường được sử dụng là:

A. Vòng, lụa, dây, bóng thể dục, chuỳ...


2

B. Thẻ dục tự do, vòng, lụa, dây, bóng thể dục, chuỳ...

C. Vòng, lụa, bóng thể dục, chuỳ...

D. Vòng, lụa, dây, bóng thể dục

Câu 6. Thể dục xuất hiện từ thời kỳ nào

A. Thời kì cổ đại

B. Thời kì trung đại

C. Thời kì cận đại

D. Thời kì hiện đại

Câu 7. Lần đầu tiên, thuật ngữ “Thể dục” xuất hiện ở đâu

A. Ả Rập

B. La Mã

C. Hy Lạp

D. Ba Tư

Câu 8. Ai đã chế tạo được ngựa gỗ (để huấn luyện cưỡi ngựa), thang dóng, rào nhảy, thang,
sào và các dụng cụ leo trèo khác.

A. Người Ấn Độ

B. Người Trung Quốc

C. Người Hy Lạp cổ đại

D. Người La Mã cổ đại

Câu 9. Đội hình đội ngũ, Thể dục thực dụng (chạy, nhảy, cưỡi ngựa, leo trèo, vượt chướng
ngại vật v.v...) bắt đầu xuất hiện ở thời kỳ nào

A. Thời kì cổ đại

B. Thời kì trung đại và cận đại

C. Thời kì cận đại và hiện đại

D. Thời kỳ nguyên thủy


3

Câu 10. Ở thời kì trung đại và cận đại trường phái thể dục Đức là

A. Thể dục vệ sinh

B. Thể dục thực dụng chiến đấu

C. Thể dục thể hình

D. A+B+C

Câu 11. Ở thời kì trung đại và cận đại trường phái thể dục Pháp là

A. Thể dục vệ sinh

B. Thể dục thực dụng chiến đấu

C. Thể dục thể hình

D. A+B+C

Câu 12. Hệ thống thể dục Sôkôn phân thành các loại bài tập:

A. Các bài tập tay không, Các bài tập theo nhóm

B. A + Các bài tập có dụng cụ

C. B + Các bài tập chiến đấu

D. C + Các bài tập thể lực

Câu 13. Theo G.Đêmênhi là nhà sinh lí học ngưòi Pháp thì các bài tập trong giáo dục thể
chất phải bao gồm:

A. Các bài tập phải động + Các bài tập phải được thực hiện với biên độ rộng.

B. A + Các bài tập phải được thực hiện với nhiều phương hướng khác nhau + Phải biết tiết kiệm
sức khi thực hiện bài tập

C. B + Tiếp thu bài tập phải tuân theo một trình tự định: từ đơn giản đến phức tạp và thực hiện
luân phiên theo các hình thức đi, chạy, nhảy.

D. C + Các bài tập bổ trợ.

Câu 14. Hiệp hội Thể dục quốc tế (gọi tắt là FIG) đã ra đời năm nào?

A. Năm 1781
4

B. Năm 1881

C. Năm 1871

D. Năm 1818

Câu 15. Thể dục được đưa vào chương trình Đại hội Olympic từ năm nào?

A. 1896

B. 1900

C. 1928

D. 1952

Câu 16. Loại bài tập thể dục nhằm chủ yếu nâng cao khả năng vận động và ý chí của người
tập gồm:

A. Các bài tập trên dụng cụ, nhảy chống, các bài tập thể dục tự do

B. A + Thể dục nhào lộn.

C. B + Thể dục nghệ thuật.

D. C + Đội ngũ, đội hình.

Câu 17. Nhiệm vụ của thể dục là:

A. Phát triển cân đối về hình thể, hoàn thiện các chức năng, các hệ thống cơ quan, nâng cao sức
khỏe, kéo dài tuổi thọ.

B. Bổ trợ cho sự hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết trong đời sống và khả năng
vận động chuyên môn của thể dục.

C. Góp phần quan trọng trong việc giáo dục các phẩm chất đạo đức, ý chí và óc thẩm mĩ, tính
sáng tạo của người tập.

D. A+B+C

Câu 18. Thuật ngữ chuyên môn trong thể dục giúp

A. Người tập phân biệt được các động tác khác nhau

B. Tạo điều kiện thuận lợi trong giao tiếp


5

C. Truyền thụ kiến thức giữa người dạy và người học

D. A+B+C

Câu 19. Trục phải - trái trong môn thể dục là:

A. Đường thẳng tưởng tượng đi qua vai phải và trái

B. Đường thẳng tưởng tượng vuông góc với trục trái - phải, đi từ trước ra sau

C. Đường thẳng tưởng tượng đi từ đỉnh đầu đến gót chân

D. Đường thẳng tưởng tượng đi chéo từ vai trái đến gót chân phải

Câu 20. Trục trên – dưới trong môn thể dục là:

A. Đường thẳng tưởng tượng đi qua vai phải và trái

B. Đường thẳng tưởng tượng vuông góc với trục trái - phải, đi từ trước ra sau

C. Đường thẳng tưởng tượng đi từ đỉnh đầu đến gót chân

D. Đường thẳng tưởng tượng đi chéo từ vai trái đến gót chân phải

Câu 21. Mặt phẳng thực hiện động tác trong môn thể dục là:

A. Mặt phẳng phải – trái; Mặt phẳng trước - sau

B. Mặt phẳng trên - dưới

C. A+B

D. C + Mặt phẳng ngang - dọc

Câu 22. Mặt phẳng trước - sau thực hiện động tác trong môn thể dục là:

A. Mặt phẳng cắt dọc cơ thể từ đầu đến chân, chia toàn bộ cơ thể thành hai phần bên phải và bên
trái

B. Mặt phẳng cắt dọc cơ thể từ đầu đến chân, chia cơ thể thành hai phần trước và sau

C. Mặt phẳng cắt ngang cơ thể thành các phần trên, dưới.

D. Mặt phẳng cắt chéo cơ thể thành phải trên, trái dưới

Câu 23. Mặt phẳng trên – dưới thực hiện động tác trong môn thể dục là:
6

A. Mặt phẳng cắt dọc cơ thể từ đầu đến chân, chia toàn bộ cơ thể thành hai phần bên phải và bên
trái

B. Mặt phẳng cắt dọc cơ thể từ đầu đến chân, chia cơ thể thành hai phần trước và sau

C. Mặt phẳng cắt ngang cơ thể thành các phần trên, dưới.

D. Mặt phẳng cắt chéo cơ thể thành phải trên, trái dưới

Câu 24. Vị trí tay trong mặt phẳng trước – sau của môn thể dục gồm:

A. Tay ở dưới; Tay chếch dưới; Tay dang ngang; Tay dang ngang; Tay trên cao

B. A + Tay chếch dưới bên trái; Tay chếch cao bên trái

C. B + Tay bên trái

D. C + Tay chếch dưới

Câu 25. Vị trí tay trong mặt phẳng phải - trái của môn thể dục gồm:

A. Tay ở dưới; Tay chếch dưới; Tay ở trước

B. A + Tay chếch trên trước; Tay trên cao

C. B + Tay dang ngang

D. B + Tay ở sau

Câu 26. Vị trí chân phải trong mặt phẳng trước - sau của môn thể dục gồm:

A. Chân phải ở dưới; Chân phải dạng bên, mũi chân chạm đất; Chân phải chếch dưới phía bên

B. A + Chân phải đưa ngang; Chân phải chếch cao phía bên

C. B + Chân phải đưa ngang phía trước

D. B + Chân phải trên cao phía bên

Câu 27. Vị trí chân phải trong mặt phẳng phải - trái của môn thể dục gồm:

A. Chân phải ở trước, mũi chân chạm đất; Chân phải chếch dưới phía trước; Chân phải đưa
ngang phía trước

B. A + Chân phải chếch cao phía trước; Chân phải ở sau, mũi chân chạm đất

C. B + Chân phải chếch dưới phía sau; Chân phải ở dưới


7

D. B + Chân phải chếch dưới phía sau; Chân phải đưa ngang phía sau

Câu 28. Tay nắm dụng cụ trong thể dục bao gồm

A. Nắm sấp; Nắm sấp - ngửa; Nắm vặn

B. A + Nắm bắt chéo; Nắm rộng

C. B + Nắm hẹp

D. C + Nắm ngửa

Câu 29. Các tư thế của ngón tay trong thể dục bao gồm

A. Khép ngón tay; Ngón tay tự nhiên

B. A + Ngón tay co; Ngón tay mở

C. B + Ngón tay đan nhau

D. B + Ngón tay chéo

Câu 30. Các tư thế của bàn tay trong thể dục bao gồm

A. Bàn tay sấp; Bàn tay ngửa; Bàn tay hướng trước

B. A + Bàn tay hướng sau; Bàn tay hướng trong

C. B + Bàn tay hướng ngoài

D. C + Bàn tay co

Câu 31. Tay co ở dưới vai trong thể dục gồm

A. Tay chống hông; Tay co, bàn tay trên vai

B. A + Tay co trước ngực

C. B + Tay co sau lưng

D. C + Tay xếp trước ngực

Câu 32. Tay co trên vai và ngang vai trong thể dục gồm

A. Tay co, bàn tay trước ngực; bàn tay để trên và sau đầu

B. A + Tay xếp trước ngực


8

C. B + Tay co sau lưng

D. A+C

Câu 33. Các tư thế đứng trong thể dục gồm

A. Đứng nghiêm; Đứng nghỉ; Đứng chuyển

B. A + Đứng dạng; Đứng bước rộng

C. B + Đứng thủ; Đứng một chân

D. A+C

Câu 34. Các tư thế quỳ trong thể dục gồm

A. Quì cao; Quì thấp

B. Quì thăng bằng; Quì chống tay

C. A+B

D. C + Quỳ gối

Câu 35. Ý nghĩa của tập luyện đội ngũ, đội hình

A. Nhằm rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, ý thức tập thể.

B. Giáo dục tư thế đúng, đẹp - tác phong nhanh nhẹn hoạt bát.

C. Giúp cho việc tổ chức học tập, huấn luyện thể thao, đồng thời là hình thức tổ chức, tập hợp
quần chúng, biểu dương lực lượng.

D. A+B+C

Câu 36. Trong tập luyện đội ngũ, đội hình đối với hàng ngang khoảng cách giữa 2 người
trong hàng là:

A. 10 cm đo ở nắm tay

B. 10 cm đo ở khuỷu tay

C. 10 cm đo ở bả vai

D. A+C
9

Câu 37. Trong tập luyện đội ngũ, đội hình đối với hàng dọc khoảng cách giữa 2 người trong
hàng là:

A. Một bàn tay

B. Một chống tay

C. Một cánh tay

D. Một sải tay

Câu 38. Cự li trong tập luyện đội ngũ, đội hình là:

A. Khoảng cách trước, sau giữa hai người

B. Khoảng cách phải trái giữa hai người

C. Khoảng cách từ người đứng đầu đến người đứng cuối của đội hình

D. Khoảng khoảng cách từ sườn phải đến sườn trái của đội hình

Câu 39. Dãn cách trong tập luyện đội ngũ, đội hình là:

A. Khoảng cách trước, sau giữa hai người

B. Khoảng cách phải trái giữa hai người

C. Khoảng cách từ người đứng đầu đến người đứng cuối của đội hình

D. Khoảng khoảng cách từ sườn phải đến sườn trái của đội hình

Câu 40. Chiều rộng đội hình trong tập luyện đội ngũ, đội hình là:

A. Khoảng cách trước, sau giữa hai người

B. Khoảng cách phải trái giữa hai người

C. Khoảng cách từ người đứng đầu đến người đứng cuối của đội hình

D. Khoảng khoảng cách từ sườn phải đến sườn trái của đội hình

Câu 41. Tư thế Nghiêm trong tập luyện đội ngũ, đội hình

A. Đứng thẳng, ngực ưỡn, mắt nhìn phía trước

B. A + Hai tay duỗi thẳng dọc thân, bàn tay khép kín, gót chân chạm nhau
10

C. B + hai bàn chân tạo thành một góc khoảng 60 độ

D. B + hai bàn chân tạo thành một góc khoảng 45 độ

Câu 42. Các hoạt động tại chỗ và quay tại chỗ khi tập luyện đội ngũ, đội hình bao gồm

A. Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, nghiêm, nghỉ, điều chỉnh hàng

B. A + Điểm số, giậm chân và chạy tại chỗ.

C. B + Quay khi đang giậm chân tại chỗ

D. C + Các hình thức báo cáo của trực ban

Câu 43. Các hoạt động trong di chuyển, quay trong di chuyển khi tập luyện đội ngũ, đội
hình bao gồm

A. Đi đều thể thao, đi đều thể dục, chạy thường

B. A + Chạy đều, đứng lại và đổi chân khi đi

C. B + Chuyển từ đi sang chạy đều, chạy thường, quay các hướng

D. C + Giậm chân và chạy tại chỗ

Câu 44. Đi đều trong thể thao, bàn chân cách mặt đất khoảng

A. 10 - 15 cm

B. 15 - 20 cm

C. 10 - 20 cm

D. 5 - 10 cm

Câu 45. Độ dài mỗi bước chân (tính từ hai gót chân) trong đi đều thể thao khoảng

A. Từ 70 - 80 cm

B. Từ 60 - 70 cm

C. Từ 50 - 60 cm

D. Từ 40 - 50 cm

Câu 46. Động tác đánh tay trong đi đều thể thao tạo thành mấy góc vuông?
11

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 47. Đội hình biến hoá 1 thành 2 hàng dọc thì điểm số như thế nào

A. Điểm số theo chu kỳ 0-1-2

B. Điểm số theo chu kỳ 1-2

C. Điểm số theo chu kỳ 1-2-3

D. Điểm số theo chu kỳ 2-4-6

Câu 48. Đội hình biến hoá 1 thành 3 hàng dọc thì điểm số như thế nào

A. Điểm số theo chu kỳ 0-1-2

B. Điểm số theo chu kỳ 1-2

C. Điểm số theo chu kỳ 1-2-3

D. Điểm số theo chu kỳ 2-4-6

Câu 49. Khi đội hình biến hoá 1 thành 2 hàng dọc thì người thực hiện phải bước như thế
nào

A. Người số 1 đứng nguyên, người số 2 bước chân trái lên ngang người số 1

B. Người số 1 đứng nguyên, người số 2 bước chân lên phải lên ngang người số 1

C. Người số 2 đứng nguyên, người số 1 bước chân lên trái lên ngang người số 2

D. Người số 2 đứng nguyên, người số 1 bước chân lên phải lên ngang người số 2

Câu 50. Khi đội hình biến hoá 1 thành 2 hàng ngang thì người thực hiện phải bước như thế
nào

A. Người số 2 lùi chân trái 1 bước về đứng sau người số 1. Sau đó thu chân phải về

B. Người số 2 lùi chân phải 1 bước về đứng sau người số 1. Sau đó thu chân trái về

C. Người số 1 lùi chân trái 1 bước về đứng sau người số 2. Sau đó thu chân phải về
12

D. Người số 1 lùi chân trái 1 bước về đứng sau người số 2. Sau đó thu chân trái về

You might also like