You are on page 1of 2

Tên sinh viên:………………………………….

Ngày:……………………………………
Hướng dẫn cách cho điểm
KHÁM THƯỜNG QUY TRẺ SƠ SINH
CÁC BƯỚC/NHIỆM VỤ ĐẠT KHÔNG NHẬN
ĐẠT XÉT
Chuẩn bị sẵn sàng
1. Chuẩn bị dụng cụ
Phòng khám: đủ ánh sáng, ấm áp, kín gió, yên tĩnh
Giường khám: giường sưởi, đảm bảo nhiệt độ, sạch sẽ
Găng tay, ống nghe, thước dây, cân dành cho trẻ sơ sinh.
Đồng hồ có kim giây.
Máy đo độ bảo hòa oxy ( nếu có)
Biểu đồ Fenton dành cho trẻ trai và trẻ gái
Sổ sức khỏe của trẻ/ sổ ghi chép
2. Kiểm tra thông tin: (nếu có hồ sơ mẹ và bé)
Xem lại tiền sử của mẹ và gia đình, kỳ mang thai lần này
Kiểm tra thông tin của trẻ: Tên, tình trạng lúc sinh của trẻ,
giới tính và tuổi thai của trẻ, thuốc trẻ dùng sau sinh...
3. Tiếp xúc với bà mẹ
Chào hỏi bà mẹ/ người nuôi trẻ.
Giới thiệu bác sĩ.
Hỏi vấn đề của trẻ làm bà mẹ lo lắng?
Giải thích cho bà mẹ hiểu lý do bạn khám trẻ và những
điều mà bạn sẽ làm.
4. Chuẩn bị trẻ:
Nằm trên bàn phẳng, gối kê dưới vai.
Có thể bộc lộ từng phần hoặc toàn thân trẻ khi khám.

QUY TRÌNH KHÁM SƠ SINH


5. Đánh giá xem trẻ Có/Không có tình trạng cần cấp
cứu ngay? (quan sát màu da, tư thế, cử động, kiểu thở, đo
nhiệt độ trực tràng)
Nếu có, tiến hành cấp cứu.
Nếu không, tiến hành các bước hỏi, khám ở phần tiếp theo

HỎI/LẮNG NGHE
6. Trẻ được sinh đủ tháng không? (theo dự sinh của
ngày kinh cuối cùng/siêu âm thai 3 tháng đầu…)
7. Giờ sinh? Ngày sinh?
8. Sau sinh trẻ có thở/ khóc ngay không?
9. Hỏi lần sinh này sinh thường hay sinh mổ? có được sử
dụng dụng cụ hỗ trợ (forcep, giác hút)?
Mẹ có sốt? thời gian ối vỡ trước sinh bao nhiêu giờ trong
lần sinh này?
THỰC HIỆN THĂM KHÁM
10. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch rồi lau khô
bằng khăn khô sạch.
11. Cân, đo vòng đầu, đo chiều dài
Đánh giá mức độ dinh dưỡng của trẻ (dùng biểu đồ
Fenton)
12. Khám da:
Màu sắc da (tím, tái, nhợt, vàng da?), Ban trên da? xuất
huyết trên da? Tình trạng rốn?
13. Khám đầu, mặt, cổ
Hình dạng đầu? Khám thóp trước và sau? đường liên
khớp, một số bất thường (thóp phồng, lõm, bướu máu)?
Mắt, vị trí,hình dạng?Xuất huyết kết mạc?Đục thủy tinh
thể?
Vị trí, cấu trúc mũi?
Kiểm tra môi, miệng, khẩu cái?
14. Khám vai, tứ chi, cơ xương khớp
Chiều dài và cấu trúc, tính đối xứng của tay chân?
Cử động tứ chi?
Tìm bất thường chi, cột sống, khớp (bầm tím? chấn
thương? dị dạng?
15. Khám lồng ngực, hô hấp:
Quan sát: hình dạng, sự cân đối lồng ngực, các dấu hiệu
gắng sức? (rút lõm lồng ngực, rút lõm hõm ức..),
Đếm nhịp thở trong 1 phút, xem có cơn ngừng thở? Thở
rên?
Nghe phổi.
16. Khám tim mạch:
Quan sát lồng ngực, nghe tiếng tim, đếm nhịp tim.
Bắt mạch quay, mạch bẹn
17. Khám tiêu hóa:
Tình trạng bú? nôn?
Khám kiểm tra có hậu môn không?
Quan sát bụng, rốn trẻ: chảy mủ rốn, thoát vị rốn? bụng
lõm hoặc chướng?
Sờ: gan lách lớn?
18. Khám sinh dục - tiết niệu và hậu môn
-Trẻ gái: khám môi lớn, môi bé, âm vật, lỗ tiểu và âm hộ.
-Trẻ trai: khám dương vật, bìu, tinh hoàn, lỗ tiểu
Có bất thường cơ quan sinh dục không?
-Màu sắc nước tiểu?
19. Khám thần kinh và các dấu hiệu khác?
Tư thế, trương lực cơ, cử động tự nhiên? dấu hiệu co giật,
li bì, kích thích?...
Có các dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể trẻ không?
20. Kết thúc khám. Giải thích cho bà mẹ kết quả khám
và các xét nghiệm cần làm (nếu có). Tư vấn cho bà mẹ.
Ghi hồ sơ.

You might also like