You are on page 1of 4

BẢNG KIỂM KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA

TS Phan Đình Tuấn Dũng

Tên sinh viên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . . . . . . . . . .


Ngày. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
SỐ LẦN QUAN SÁT
CÁC BƯỚC/NHIỆM VỤ
1 2 3 4 5
CHUẨN BỊ
1. Chào hỏi bệnh nhân
2. Chuẩn bị phòng khám, đầy đủ ánh sáng và kín đáo
3. Giải thích quy trình thăm khám cho bệnh nhân:
- Thăm khám nhằm phát hiện những bệnh lý ngoại
khoa vùng bụng.
- Bệnh nhân bộc lộ hoàn toàn vùng bụng
QUY TRÌNH KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA
HỎI/LẮNG NGHE
4. Anh (chị) có đau bụng không?
- Vị trí đau bụng?
- Tính chất: Đau từng cơn hay đau liên tục?
- Hướng lan (nếu có)
- Hoàn cảnh xuất hiện đau?
- Tư thế giảm đau và vận động của bệnh nhân?
5. Anh (chị) có cảm giác chán ăn không? Từ bao giờ?
6. Anh (chị) có nôn mửa không?
- Số lần?
- Tính chất dịch nôn: máu, thức ăn cũ, thức ăn mới
- Thời điểm nôn?
7. Anh (chị) có nuốt khó không?
8. Anh (chị) có hay ợ hơi, ợ chua không?
- Thời điểm ợ hơi ợ chua trong ngày?
9. Anh (chị) có bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy hoặc táo
bón) không?
10. Giải thích rằng bạn chuẩn bị khám bụng cho bệnh
nhân
11. Hướng dẫn bệnh nhân nằm trên bàn khám: nằm
ngửa, đầu hơi cao, hai chân co lại, tay để dọc theo
thân, bệnh nhân thở đều đầu quay về phía bên trái,
người khám ngồi trên giường bệnh hoặc trên ghế bên
phải bệnh nhân, quay mặt về bệnh nhân để quan sát
trong khi khám. Nếu có thể cần quan sát bệnh nhân ở
các tư thế đứng, ngồi để ghi nhận những điểm khác
nhau.
12. Bộc lộ vùng bụng thực thể và đầy đủ: áo kéo lên
trên quá vòm hoành phải (gian sườn 4-5 trên đường
trung đòn phải), quần kéo xuống quá khớp mu
13. Rửa tay cẩn thận bằng xà phòng, nước sạch và lau
khô bằng khăn hay để khô tự nhiên. Nếu thành bụng
có vết loét hay nhiễm trùng thì đi găng vào cả hai tay.
KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA
14. Nhìn vào vùng bụng và xác định vị trí điểm đau
15. Nhìn và đánh giá một số dạng đặc biệt của thành
bụng:
- Bụng lõm lòng thuyền (hẹp môn vị)
- Bụng nổi vồng lên (báng, khối u)
- Các thay đổi về cử động của thành bụng (bụng co
cứng, dấu rắn bò, nhịp nẩy của khối u trong phình
động mạch)
- Tuần hoàn bàng hệ cửa-chủ hay chủ-chủ
- Sẹo mổ cũ (nếu có)
- Thoát vị thành bụng (khi bệnh nhân ho hoặc gắng
sức)
16. Bảo bệnh nhân chỉ vào điểm đau khu trú (nếu có)
17. Sờ nắn để đánh giá tình trạng thành bụng: bình
thường thành bụng mềm mại, không đau, không phù
nề, không sờ thấy gan lách hoặc u cục bất thường.
18. Sờ nắn để tìm các điểm đau trên thành bụng bệnh
nhân
19. Sờ nắn phát hiện u hay dịch trong ổ bụng
20. Phát hiện viêm nhiễm trong ổ bụng : tăng cảm
giác da, co cứng thành bụng, phản ứng thành bụng,
dấu giảm áp.
21. Gõ để phát hiện những âm thanh bất thường trên
vùng bụng, bình thường gõ nghe âm vang trên một số
cơ quan như dạ dày, ruột và nghe âm đục trên gan, thận.
22. Nghe để phát hiện âm ruột tăng bất thường trong
trường hợp tắc ruột, viêm ruột hoặc không nghe thấy
âm ruột trong trường hợp liệt ruột.
THĂM TRỰC TRÀNG
23. Giải thích cho bệnh nhân ý nghĩa của việc thăm
trực tràng
24. Phòng khám kín đáo, có người thứ 3
25. Bảo bệnh nhân cởi bỏ quần, nên có phòng cởi
quần áo riêng cho bệnh nhân
25. Hướng dẫn bệnh nhân nằm lên bàn khám ở tư thế
sản khoa
26. Người khám đi găng, bôi dầu trơn
27. Người khám quan sát vùng tầng sinh môn nhằm
phát hiện những bất thường: dò, polype, trĩ, u...
28. Người khám đưa tay vào hậu môn, đánh giá cơ
thắt trực tràng, các búi trĩ hay u cục nếu có đồng thời
khám xem tính chất của tiền liệt tuyến ở nam giới
29. Sau khi khám xong, để bệnh nhân mặc lại quần
áo, giải thích mọi sự bất thường và những điều cần
làm thêm. Nếu kết quả khám là bình thường thì thông
báo cho bệnh nhân là mọi thứ đều bình thường và cho
lịch hẹn khám lần sau.

You might also like