You are on page 1of 10

KĨ NĂNG KHÁM BỤNG

Mã bài giảng:SKL1.S2.7.MD

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ y khoa năm thứ 3
- Số lượng: 25 sinh viên
- Thời lượng: 4 tiết (200 phút)
- Giảng viên biên soạn: PGS Trần Ngọc Ánh (ngocanhtran@hmu.edu.vn)
- Giảng viên giảng dạy: Ths Nguyễn Thế Phương, Ths Phạm Minh Đức, Ths Vũ Hải
Hậu, Ths Trần Huyền Nga, PGS Trần Bảo Long, Ths Quach Văn Kiên
- Địa điểm giảng: Skills lab

Mục tiêu học tập


1.Kiến thức
1.1.Trình bày được hình chiếu các tạng trong ổ bụng, 9 phân khu vùng bụng (CLO1)
2.Kỹ năng
2.1.Thực hiện được kỹ năng khám bụng bình thường: Nhìn, sờ, gõ, nghe (CLO3)
2.2.Xác định chính xác 9 phân khu ổ bụng và đối chiếu với các tạng tương ứng (CLO2)
2.3.Khám và phát hiện được bụng bất thường: thủng tạng rỗng, viêm phúc mạc dấu hiệu
cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng, cổ chướng, điểm đau túi mật.(CLO3)
3.Thái độ
3.1.Thực hiện các kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và tôn trọng người bệnh trong quá
trình thăm khám
3.2.Thái độ khẩn trương với một số cấp cứu bụng

1.Đại cương
Giải phẫu bụng với những nét cơ bản: phân chia khu vực của bụng gồm 9 vùng trên
thành bụng, vị trí phân bố các tạng trong ổ bụng tương ứng các vùng trên thành bụng, đặc
điểm của ổ phúc mạc là khoang ảo tạo bởi màng bán thấm thay đổi nhiều trong bệnh lý ngoại
khoa. Do vậy ta có các tạng trong ổ bụng thuộc các khu vực trong phúc mạc, dưới phúc mạc,
sau phúc mạc, bìu và tinh hoàn.
Các triệu chứng bụng là thể hiện bệnh lý của nhiều cơ quan và nhiều hệ thống trong đó
đăc biệt quan trọng là hệ tiêu hoá tiết niệu.
2.Nội dung các bước trong kỹ năng
2.1.Chào hỏi
 Chào và hỏi tên người bệnh. Giới thiệu tên bác sĩ,
 Giải thích tình trạng và lý do khám. Đề nghị người bệnh đồng ý, hợp tác trong
quá trình khám.
 Dự kiến các khả năng có thể xảy ra.
 Nếu người bệnh nặng, các thông tin trên được trao đổi với người nhà của
người bệnh.
2.2.Chuẩn bị
- Chuẩn bị phòng khám:
- Rửa tay trước khi thăm khám.
- Chuẩn bị người bệnh:
- Tư thế khám
+ Tư thế người bệnh:
+ Tư thế người khám: bác sĩ đứng hoặc ngồi bên phải người bệnh.
Các bước cần khám
+ Bộc lộ vùng bụng
+ Thăm khám chậm để tránh phản ứng bất lợi của người bệnh
+ Trước khi khám phải hỏi người bệnh vùng nào đau để bắt đầu từ vùng ít đau nhất.
+ Luôn quan sát nét mặt người bệnh phát hiện các điểm đau.
+ Nhìn bụng
+ Gõ bụng
+ Sờ nắn bụng.
+ Nghe

VLDH1.SKL1.S2.7. MD. Tư thế khám bụng


2.4.Nhìn bụng
⮚ Mục tiêu : Nhận biết hình dáng bụng, những bất thường trên thành bụng.
⮚ Kỹ thuật : Để bệnh nhân nằm đúng tư thế. Quan sát
− Hình dáng chung của bụng bệnh nhân.
− Những chỗ phồng lên hay lõm vào.
− Sự bất đối xứng.

VLDH2.SKL1.S2.7. Sự bất đối xứng

− Nhìn di động thành bụng theo nhịp thở.


− Nhìn da bụng : lông, sắc tố, sẹo mổ cũ, tuần hoàn bàng hệ....

1
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
VLDH3.SKL1.S2.7. Sẹo mổ cũ
− Tình trạng cơ bụng.
− Nhìn những chỗ phồng lên bất thường hay khối thoát vị.
− Rốn: Lõm, thoát vị rốn, dấu hiệu Cullen, dấu hiệu Grey Turner
2.5.Sờ bụng
⮚ Mục tiêu
− Để nhận biết hình dạng, mật độ những cơ quan trong ổ bụng.
− Phát hiện những điểm đau và mức độ đề kháng của thành bụng.
⮚ Kỹ thuật
− Để bệnh nhân nằm đúng tư thế.
− Sờ nắn bụng một cách hệ thống
− Xác định trương lực cơ thành bụng và các chỗ phồng lên ở thành bụng.
− Khám từ chỗ không đau đến chỗ đau.
− Xác định điểm ấn vào bệnh nhân đau nhất

VLDH4.SKL1.S2.7.MD. Phương pháp sờ bụng nông

2
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
− Xác định phản ứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc nếu có : Dấu hiệu ngoại khoa
quan trọng nhất của thực hành khám sờ bụng là phản ứng thành bụng. Dấu hiệu này là
biểu hiện của viêm phúc mạch

VLDH5.SKL1.S2.7.MD. Phương pháp sờ bụng sâu


Điểm sườn lưng, điểm niệu quản, điểm đau ruột thừa. điểm túi mật. Dùng ngón tay ấn
vào kiểm tra các điểm sườn lưng: nơi tiếp giáp bờ sau dưới xương sườn với cơ cạnh cột sống,
điểm ruột thừa nằm giữa đường nối gai chậu trước trên phải với rốn.

3
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
VLDH6.SKL1.S2.7.MD. Các điểm đau

- Kiểm tra các lỗ thoát vị bẹn thoát vị đùi, tinh hoàn hai bên.
- Kiểm tra điểm túi mật: điểm túi mật ngay dưới bờ sườn phải thẳng đường giữa đòn
phải.
2.6.Gõ bụng
⮚Mục tiêu: Để đánh giá kích thước một số cơ quan trong ổ bụng (gan, lách) hoặc một số
bất thường (Thủng tạng rỗng, dịch trong ổ bụng…)
⮚Kỹ thuật
− Để bệnh nhân nằm đúng tư thế.
− Gõ khắp bụng một cách hệ thống
− Gõ bụng bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng phải và nghiêng trái trong khám gan và lách
− Có thể phát hiện :
− Gõ xác định vùng đục gan :Gõ xác dịnh vùng đục lách (bệnh nhân nằm nghiêng phải

VLDH7.SKL1.S2.7.MD. Cách gõ bụng

4
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
Phát hiện cổ trướng :
− Phát hiện thủng tạng rỗng: Phát hiện mất vùng đục trước gan.
2.7.Nghe bụng
⮚ Mục tiêu: Để đánh giá nhu động ruột, mạch máu trong ổ bụng.
⮚ Kỹ thuật:
− Để bệnh nhân nằm đúng tư thế
− Đầu tiên đặt ống nghe bên phải ngay dưới mũi ức, đè nhẹ và giữ yên ống nghe. chú ý
lắng nghe và tiếp tục những vị trí khác theo thứ tự từ trên xuống, không được quên vùng
bẹn.
− Có thể nghe thấy :
+Tiếng nhu động ruột bình thường
+ Tăng nhu động ruột
+ Giảm hay mất nhu động ruột
+ Tiếng óc ách do có nước trong bụng
+ Tiếng thổi tâm thu của ĐM chủ bụng, ĐM thận, vùng HSP trong u gan tăng sinh
mạch.

VLDH8.SKL1.S2.7.MD. Các vị trí nghe bụng


2.8. Phát hiện u ổ bụng
▪ Khối u ổ bụng qua nhìn sờ gõ nghe phải xác định được
▪ Vị trí
▪ Hình dạng
▪ Kích thước: theo 2 chiều
▪ Mật độ: mềm chắc cứng
▪ Tính chất di động
▪ Đau hay không đau
2.9. Khám gan to (Xin xem bài khám gan)
2.10. Khám lách to (Xin xem bài khám lách)
2.11. Khám thận to (Xin xem bài khám thận)

5
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
3.Chỉ tiêu thực hành

Chỉ tiêu
Thực hành Làm
STT Tên kỹ năng Quan
có hướng Làm đúng thành
sát
dẫn của GV thạo
1 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu
tên bác sỹ, mục đích khám bệnh và đề
1 1 1 0
nghị người bệnh đồng ý, hợp tác.

2 Rửa tay trước khi thăm khám 1 1 1 0


2 Chuẩn bị tư thế người bệnh và người
1 1 1 0
khám.
3 Bộc lộ vùng khám 1 1 1 0
4 Nhìn bụng: Nhận định hình dáng bụng
1 1 1 0
và những bất thường trên thành bụng
5 Sờ bụng
Nhận định mật độ các cơ quan trong ổ
1 1 1 0
bụng
Khám các điểm đau: điểm đau túi mật,
1 1 1 0
điểm đau niệu quản……
Khám phản ứng thành bụng 1 1 1 0
Khám cảm ứng phúc mạc 1 1 1 0
6 Gõ bụng
Xác định vùng đục gan, lách 1 1 1 0
Phát hiện cổ trướng 1 1 1 0
7 Nghe bụng
Nghe và nhận định nhu động ruột
1 1 1 0
Khám tiếng thổi động mạch chủ bụng,
động mạch thận
8 Khám phát hiện u ổ bụng 1 1 1 0
9 Khám gan to 1 1 1 0
10 Khám lách to 1 1 1 0
11 Khám thận to 1 1 1 0
12 Chào và cám ơn người bệnh 1 1 1 0
4.Bảng kiểm dạy học
STT Các bước thực hiện Ý nghĩa của từng bước Tiêu chuẩn phải đạt
1 Chào và hỏi tên người Làm quen với người bệnh. Người bệnh hợp tác với
bệnh, giới thiệu tên bác sĩ, Tạo mối quan hệ chuyên bác sĩ

6
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
mục đích khám và đề nghị môn tốt với người bệnh
người bệnh đồng ý hợp tác
2 Rửa tay trước khi khám Tránh lây nhiễm trong Thực hiện đúng quy trình
bệnh. bệnh viện rửa tay
3 Tư thế người bệnh và Tạo điều kiện thuận lợi Tư thế người bệnh: nằm
người khám cho bác sĩ khám bệnh ngửa, thư giãn. Hai tay
thả dọc theo thân người,
hai chân co, đùi người
bệnh tạo với mặt giường
một góc 45-60°, thở bình
thường
Tư thế người khám: đứng
hoặc ngồi bên phải bệnh
nhân
4 Bộc lộ vùng khám Bộc lộ toàn bộ vùng bụng Người bệnh tháo bỏ y
giúp bác sĩ thực hiện các phục cần bộ lộ từ ngang
kỹ năng khám vú đến vùng bẹn mu.
Tránh khám sót
5 Kỹ năng nhìn bụng Để nhận biết hình dạng Thực hiện kỹ năng khám
bụng, những bất thường đúng.
trên thành bụng Nhận biết được hình
Quan sát được di động dáng bụng, phát hiện
thành bụng những bất thường trên
thành bụng
6 Kỹ năng sờ bụng Để nhận biết hình dạng, Thực hiện kỹ năng khám
mật độ những cơ quan đúng
trong ổ bụng Khám từ chỗ không đau
Phát hiện những điểm đau đến chỗ đau
và mức độ để kháng của Xác định trương lực cơ
thành bụng thành bụng và các chỗ
Phát hiện dấu hiệu phản phồng lên ở thành bụng.
ứng thành bụng, cảm ứng Xác định phản ứng thành
phúc mạc bụng và cảm ứng phúc
Kiểm tra các lỗ bẹn và bìu mạc nếu có
hai bên Phát hiện thoát vị bẹn bìu
đúng vị trí và kỹ thuật
nếu có
7 Kỹ năng gõ bụng Để đánh giá kích thước Thực hiện kỹ năng khám
một số cơ quan trong ổ đúng
bụng (gan,lách) hoặc một Xác định được vùng

7
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
số bất thường (cổ trướng, trong của tạng rỗng và
thủng tạng rỗng) cùng đục của tạng đặc
Xác định được cổ trướng
hoặc bất thường trong ổ
bụng
8 Kỹ năng nghe bụng Để đánh giá nhu động Thực hiện kỹ năng khám
ruột, phát hiện các tiếng đúng
thổi bất thường trên thành Đánh giá nhu động ruột,
bụng phát hiện tiếng thổi bất
thường của mạch máu
trong ổ bụng bằng ống
nghe
9 Khám phát hiện u ổ bụng Phát hiện các khối u ổ Mô tả đặc điểm của khối
bụng u ổ bụng
10 Khám gan to Phát hiện gan to Đánh giá gan to
11 Khám lách to Phát hiện lách to Đánh giá lách to
12 Khám thận to Phát hiện thận to Đánh giá thận to
13 Thông báo kết thúc khám. Tôn trọng người bệnh Thông tin đủ, chính xác
Chào và cảm ơn người Lưu giữ thông tin về thăm
bệnh. khám lâm sàng
Ghi chép các kết quả theo
một trình tự như khi khám
5.Bảng kiểm lượng giá

Thang điểm
3
0 1 2
STT Các bước thực hiện (Làm
(Không (Làm (Làm
thành
làm) sai) đúng)
thạo)
1 Chào và hỏi tên người bệnh, giới thiệu tên bác
sĩ, mục đích khám và đề nghị người bệnh
đồng ý hợp tác
2 Rủa tay trước khi thăm khám
3 Tư thế người bệnh và người khám
4 Bộc lộ vùng khám
5 Kỹ năng nhìn bụng
- Nhận định hình dạng bụng: bình
thường, cổ trướng, trướng hơi
- Nhận định các dấu hiệu bất thường
trên thành bụng: sẹo mổ, mảng bầm

8
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020
tím, bụng không di động theo nhịp thở
6 Kỹ năng sờ bụng
− Nhận định mật độ các cơ quan trong ổ
bụng: gan lách, tang to nếu có
− Khám các điểm đau: điểm đau túi mật,
điểm đau niệu quản……
− Khám phản ứng thành bụng
− Khám cảm ứng phúc mạc
− Kiểm tra các lỗ bẹn bìu 2 bên
7 Kỹ năng nghe bụng
- Nghe và nhận định nhu động ruột.
- Nghe và phát hiện các tiếng thổi mạch
máu bất thường
8 Kỹ năng gõ bụng
- Xác định diện đục gan, lách
- Khám và phát hiện cổ trướng
9 Khám phát hiện u ổ bung
10 Khám gan to
11 Khám lách to
12 Khám thận to
13 Thông báo kết thúc khám. Chào và cảm ơn
người bệnh

9
Tài liệu thẩm định tháng 10/2020

You might also like