You are on page 1of 15

KHÁM PHỤ KHOA

1. Dụng cụ

• Bàn khám phụ khoa


• Đèn gù
• Mỏ vịt với các kích cỡ khác nhau
• Chất bôi trơn, nước chín, nước muối sinh lí
Bàn khám phụ khoa
Đèn gù
Mỏ vịt
2. Điều kiện chung
• Bệnh nhân phải đi tiểu trước khi khám
• Che đắp cho bệnh nhân khi họ đã bộc lộ từ eo trở
xuống và nằm trên bàn khám
• Các dụng cụ, vật dụng để khám phải được tiệt trùng
• Phải có người phụ khám là nữ
• Luôn phải giải thích cho bệnh nhân rõ trước khi
khám
3. Tư thế BN
• Nằm ngửa, gối
đầu cao khoảng
30 độ
• Giúp bệnh nhân
nằm sát mông
tới mép bàn, hai
chân gác lên giá
chân cho thích
hợp
4. Tư thế thầy thuốc
• Ngồi: khi khám mỏ vịt, điều chỉnh bàn khám sao
cho thích hợp với tầm mắt
• Đứng: khi khám âm đạo bằng tay
5. Khám ngoài
• Quan sát vùng âm hộ,
đặc điểm phân phối lông
trên vệ
• Quan sát cơ quan sinh
dục ngoài : có sưng, đỏ,
sang thương, khối…
• Quan sát các môi lớn và
môi nhỏ, các nếp gấp
giữa chúng và âm vật
• Sờ thật nhẹ nhàng các
môi lớn và môi nhỏ
6. Khám trong
6.1. Khám mỏ vịt
• Chọn cỡ mỏ vịt tùy vào số lần sinh, cầm mỏ vịt bằng
tay thuận, bôi trơn mỏ vịt với nước muối sinh lí
hoặc chất bôi trơn
• Phải giải thích cho bệnh nhân việc sắp đặt mỏ vịt
• Bộc lộ âm đạo bằng cách dùng ngón trỏ và ngón
giữa không thuận
• Đặt mỏ vịt nghiêng 45 độ so với mặt phẳng ngang,
tránh chạm vào các cấu trúc ở phía trước
• Khi đã qua cơ vòng âm đạo, xoay mỏ vịt về tư thế ngang,
hơi ấn mỏ vịt xuống, tiếp tục đưa mỏ vịt vào sâu trong âm
đạo theo hướng ra sau và xuống dưới
• Mở mỏ vịt bằng cách dùng ngón tay cái bật khóa để bộc lộ
CTC, sao cho CTC nằm giữa 2 lưỡi mỏ vịt
• Vặn ốc để cố định mỏ vịt.
• Quan sát có sang thương, dịch tiết bất thường ở CTC và
âm đạo? Lấy dịch để xét nghiệm hoặc lấy mẫu tế bào để
xét nghiệm tế bào học
• Tháo mỏ vịt, nhẹ nhàng rút mỏ vị qua khỏi CTC, cho phép
2 van mỏ vịt khép lại, tiếp tục rút mỏ vịt ra khỏi âm đạo.
6. Khám trong
6.2. Khám bằng hai tay
(1) Giải thích với Bn rằng sắp khám trong, hãy thư giãn
(2) Bôi trơn ngón trỏ và ngón giữa bàn tay thuận
(3) Tách hai môi nhỏ, đưa hai ngón tay trỏ và ngón
giữa đã bôi trơn vào trong âm đạo
(4)Bàn tay kia đặt trên bụng dưới BN
(5)Khám CTC:
• Sờ CTC bằng ngón trỏ hoặc ngón giữa cảm nhận
kích thước, hình dáng, mật độ
• Dùng hai ngón tay lay động CTC qua lại
(6)Khám tử cung:
• Hai ngón tay trong âm đạo đặt giữa CTC và thành
sau âm đạo
• Bàn tay trên bụng dưới ấn xuống và cảm nhận
đáy, thân tử cung
• Ghi nhận mật độ, nhạy cảm, đau, ước lượng kích
thước tử cung
(7)Khám hai phần phụ- cùng đồ
• Hai ngón tay trong âm đạo rời CTC, đặt qua cùng
đồ phải, hơi đẩy lên và ra trước
• Bàn tay trên bụng hơi ấn xuống ở vị trí từ đường
giữa sang bên phải hoặc cách mào chậu 3-4 cm về
phía trong
• Cảm nhận phần phụ giữa hai bàn tay về kích
thước, mật độ, hình dạng, nhạy cảm đau
• Hơi rút tay ra, chuyển qua cùng đò Trái, khám
tương tự
• Cuối cùng khám cùng đồ trước và sau
(8) Giúp bệnh nhân rút chân khỏi giá đỡ chân, ngồi
dậy, xuống bàn khám
(9) Để bệnh nhân mặc đồ lại, tư vấn
Lưu ý
• Khám trực tràng và khám âm đạo- trực tràng lag 1 phần trong khám
vùng chậu bình thường nhưng
• Các xét nghiệm tế bào CTC và vi trùng thường được làm trong hầu hết
các trường hợp khám phụ khoa
• Trên lâm sàng nếu tử cung lớn hơn bình thường, sẽ mổ tart kích thước
tử cung bằng cách so sánh với kích thước tử cung có thai
• Bình thường 2 phần phụ không thể cảm nhận được khi sờ và không đau
• Đau khi di động CTC là dấu hiệu quan trọng của bệnh kí vùng chậu, nên
trong khi khám phải quan sát vẻ mặt Bn và hỏi xem Bn có đau hay không
• Để sờ được tử cung vfa 2 phần phụ (trong trường hợp bất thường) tùy
thuộc vào giải phẫu học của từng bệnh nhân, kích thước bàn tay người
khám và mức độ thuần thục của kỹ năng

You might also like