You are on page 1of 9

II.

Các điều kiện cần có khi khám vú

• Phòng khám phải kín đáo, đủ ánh sáng


• Có giường khám để khám tư thế nằm
• Cần có người thứ 3 là nữ nếu người khám
là nam
• Thời điểm khám tốt nhất là 5-7 ngày sau
sạch kinh
III. Khám tuyến vú
1. Quan sát
• 4 tư thế khám tuyến vú:

ngồi với hai tay buông ngồi với hai tay ngồi với hai đứng với hai tay chống
dọc thân mình chống hông ưỡn ra tay giơ lên cao vào thành ghế người chồm
ra phía trước.
1. Quan sát
• Hình dạng tuyến vú: sự cân xứng, đường cong sinh lý ở các tư thế
khác nhau.
Nếu có bất thường cần mô tả vị trí và mức độ lan rộng.
• Da tuyến vú: ghi nhận những bất thường trên da vú như nổi mẩn đỏ,
đổi màu, phù nề, viêm, da cam, nhíu da, loét da, sẹo sinh thiết, tuần
hoàn bàng hệ,…
• Quầng vú-núm vú: tụt núm vú, loét núm vú, tiết dịch núm vú và mất
cân xứng 2 núm vú.
Tiết dịch núm vú

Áp xe vú quầng vú bị khô và bong da


Tụt núm vú
2. Sờ
7 nguyên tắc khi sờ nắn vú:
1. Đúng thời điểm: sau sạch kinh 5-7 ngày
2. Đủ giới hạn của tuyến vú
3. Đúng tư thế
4. Sờ nắn đúng cách
5. Sờ nắn theo trình tự
6. Áp lực vừa đủ
7. Giáo dục bệnh nhân về các kiến thức tự khám vú
Sờ nắn đúng cách:
• Sờ nắn bằng mặt lòng các ngón tay 2,3,4 và so sánh 2 bên với
nhau. Khám dấu da cam bằng cách véo da.
• Kiểm tra có tiết dịch núm vú hay không bằng cách ấn vào xoang sữa
quanh quầng vú.
Sờ nắn theo trình tự:
• Day tròn các ngón tay trên tuyến vú, di chuyển một cách có
hệ thống để không bỏ sót tổn thương.
• Nan hoa, chiều kim đồng hồ, zig zag theo chiều ngang/dọc.
Mô tả tính chất sang thương

• Vị trí: múi giờ, góc tư vú, khoảng cách tới núm vú


• Kích thước: đo đường kính lớn nhất (tính theo cm)
• Giới hạn: rõ hay không rõ
• Di động: mô tả di động trong mô vú và di động so với thành ngực
• Mật độ: mềm (như môi), căng (như nang dịch), chắc (như sụn mũi),
sượng (như xương nằm sâu dưới cơ), cứng (như xương nằm nông dưới da).
• Tính đồng nhất
• Tính chất đau
• Xâm nhiễm cấu trúc xung quanh: da, nám vú, thành ngực

You might also like