You are on page 1of 39

CHUYÊN ĐỀ

NGOẠI KHOA I
CÁC DẤU HIỆU VÀ NGHIỆM
PHÁP TRONG KHÁM TIÊU
HOÁ
GVHD: VÕ THANH TÔN
01 Đặng Hà Quý Anh

02 Phan Đoàn Ngọc Ánh


THÀNH
03
VIÊN Nguyễn Thị Thanh Huyền

Phạm Thị Huê


NHÓM 04

05 Nguyễn Thị Nhật Lệ

06 Nguyễn Phương Linh


NỘI DUNG
GIỚI THIỆU VỀ HỆ TIÊU
01 HOÁ

02 ĐIỂM ĐAU TRÊN THÀNH BỤNG

DẤU HIỆU VÀ NGHIỆM PHÁP TRONG


03
KHÁM TIÊU HOÁ
I.GIỚI
THIỆU
VỀ HỆ TIÊU
HOÁ
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TIÊU HOÁ
- Hệ tiêu hóa là hệ cơ quan đảm nhận chức năng quan
trọng bậc nhất của cơ thể, chuyển hóa thức ăn thành
năng lượng để nuôi sống của cơ thể.
- Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có sự tham gia
của nhiều cơ quan.

- Cấu tạo gồm: ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá

 Ống tiêu hóa là đường ống để thức ăn đi qua bắt


đầu từ: miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột
non, đại tràng và hậu môn .

 Tuyến tiêu hóa có hai tuyến lớn và nhỏ:

+ Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan và tụy

+ Tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa
lớn như tuyến dạ dày, tuyến ruột và tuyến ruột non.
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TIÊU HOÁ
- Khám tiêu hóa là quá trình kiểm tra
hình thái và đánh giá chức năng của
 Viêm loét dạ dày – tá tràng
các cơ quan trong hệ tiêu hóa để phát
hiện những rối loạn và bất thường.  Trào ngược dạ dày – thực quản
Những bệnh lý thường gặp như:  Viêm đại tràng
 Xuất huyết đường tiêu hóa
 Viêm gan
 Xơ gan
 Sỏi mật
 Đau ruột thừa, trĩ,…
ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ TIÊU HOÁ
KHI NÀO CẦN KHÁM TIÊU HÓA?
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu
chứng chính:
 Khó nuốt
 Buồn nôn, nôn
 Nôn ra máu
 Đại tiện phân đen
 Trào ngược dạ dày thực quản
 Đau bụng
 Thay đổi thói quen của ruột và
vàng da.
? ?
CÁC BỆNH ĐIỂN HÌNH XẢY RA Ở
9 VÙNG BỤNG
ĐIỂM ĐAU TRÊN
THÀNH BỤNG
1. Điểm thượng vị 7. Điểm Mac-Burney
2. Tam giác tá tuỵ (Tam giác Chauffard) 8. Điểm Clado
3. Điểm đau túi mật 9. Điểm Lanz
4. Điểm niệu quản trên 10. Điểm Mayo Robson
5. Điểm niệu quản giữa 11.Điểm sườn cột sống
6. Điểm niệu quản dưới (buồng trứng ) 12. Điểm môn vị-tá tràng
CÁC DẤU HIỆU
VÀ NGHIỆM PHÁP
TRONG KHÁM
TIÊU HOÁ
CÁC DẤU HIỆU VÀ NGHIỆM PHÁP TRONG KHÁM TIÊU
1. Dấu hiệu ấn đau thực thể
HOÁ
10. Các dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp:

2. Dấu hiệu Bouvret - Dấu hiệu Schotkin- Blumberg:

3. Dấu hiệu lắc óc ách lúc đói - Dấu hiệu Rovsing:

4. Dấu hiệu Murphy - Dấu hiệu Obrasov

5. Dấu hiệu Ludlow 11. Dấu hiệu sóng vỗ

6. Dấu hiệu rung gan 12. Dấu hiệu cục đá nổi

7. Dấu hiệu rắn bò 13. Dấu hiệu cơ thắt lưng

8. Phản ứng thành bụng (đề kháng thành 14. Dấu hiệu Kerh
bụng) 15. Dấu hiệu Kocher
9. Dấu hiệu co cứng thành bụng
Dấu hiệu ấn đau thực thể
Cách khám:

• Ấn đau: BN thấy đau ngay vùng mình ấn vào, càng


ấn sâu càng đau nhiều.  vị trí mình ấn có tạng
viêm.

• Phản ứng dội: (dấu hiệu Blumberg) người khám


ấn sâu vào, giữ tay khoảng 5 giây, bệnh nhân
không thấy đau hoặc đau rất ít. Người khám đột
ngột bỏ tay, bệnh nhân đau nhói.

• Dấu dương tính: Đau này do lá phúc mạc thành bị


căng dãn đột ngột. Đó là dấu hiệu của viêm phúc
mạc .
Dấu hiệu Bouveret
• Cách khám: Dạ dày giãn to thỉnh thoảng nhìn thấy từng đợt sóng nhu động nổi nhẹ dưới da bụng. Nếu đặt áp cả bàn tay
lên thành bụng ở vùng trên rốn sẽ thấy dạ dày giãn căng nổi lên rồi chìm xuống từng đợt.

• Dấu dương tính: Gặp trong hẹp môn vị.

• Cơ chế: Khi bị hẹp môn vị thức ăn không xuống được dạ dày, dạ dày phản ứng bằng cách tăng co bóp để tống
thức ăn xuống tá tràng, do đó nhu động dạ dày tăng lên, áp tay vào vùng thượng vị sẽ thấy sóng nhu động dạ
dày
Dấu hiệu lắc óc ách lúc đói
• Cách khám: Để 2 bàn tay vào 2 cánh chậu lắc mạnh và đều sang 2 bên.
• Dấu dương tính: trong hẹp môn vị sẽ nghe thấy tiếng óc ách như lắc một chai
nước.
• Cơ chế: do dịch trong dạ dày không xuống được tá tràng khi lắc gây ra tiếng óc ách
(lưu ý lắc lúc đói mới có giá trị).
Nghiệm pháp Murphy :
• Cách khám: Để các ngón tay ở điểm túi mật, khi bệnh
nhân thở ra ấn sâu các ngón tay xuống và đưa lên trên về
phía cơ hoành rồi để yên ở đó. Bảo bệnh nhân hít vào cơ
hoành đẩy túi mật xuống chạm vào đầu ngón tay. Trường
hợp bình thường bênh nhân hít vào bình thường.

• Dấu dương tính: Khi túi mật bị tổn thương thì bệnh nhân
sẽ đau và ngưng thở ngay . Gặp trong viêm túi mật xơ
teo.

• Chú ý: Phải xác định xem gan có to không để xác định lại
điểm túi mật; Chỉ làm khi nhìn túi mật không to vì túi mật to
ấn vào có thể gây vỡ túi mật, mật vào ổ phúc mạc gây viêm
phúc mạc mật.
Dấu hiệu Ludlow
• Cách khám: Lấy ngón tay ấn vào kẽ liên sườn ở vùng gan.
• Dấu dương tính: bệnh nhân cảm thấy rất đau trong trường
hợp áp xe gan.
Nghiêm pháp rung gan
• Cách khám: Bàn tay trái áp nhẹ
lên vùng gan, các ngón tay để ở
kẽ liên sường, dùng cườm tay
phải ( bờ trong ) chặt từ nhẹ đến
mạnh vừa vào mu các ngon tay
trái.

• Dấu dương tính: bệnh nhân đau,


gặp trong áp xe gan.
Dấu hiệu rắn bò
• Cách khám: khi bệnh nhân trong
cơn đau hoặc lấy tay kích thích
trên thành bụng sẽ thấy sóng nhu
động của ruột.
• Dấu dương tính: Gặp trong tắc
ruột cơ học.
Phản ứng thành bụng (đề kháng thành bụng):

• Cách khám: Khi người khám ấn


nông, BN thấy đau. Người khám ấn
sâu hơn, BN đau nhiều hơn, gồng
bụng lên để cản lại lực tay. Đề kháng
thành bụng có thể khu trú ở một
vùng, hoặc đề kháng khắp bụng.

• Dấu dương tính: đau trong viêm


phúc mạc ruột thừa.
Dấu hiệu co cứng thành bụng:
• Cách khám: BN nằm im cũng gồng cứng cơ bụng,
bụng không di động theo nhịp thở. Dùng tay ấn nhẹ
thấy đau khắp bụng, và co cứng khắp bụng. Co cứng
thành bụng lúc nào cũng là toàn thể chứ không khu
trú.

• Lưu ý: Phải loại trừ những trường hợp co cứng do


nguyên nhân khác : BN cố tình gồng bụng do không
hợp tác, do lo lắng, hoặc tay người khám quá
lạnh…) .

• Dấu dương tính: đau trong viêm phúc mạc ruột


Dấu hiệu Schotkin - Blumberg
• Cách khám: Lấy ngón tay ấn từ từ thành bụng ở hố chậu phải xuống sâu càng tốt đến khi bắt
đầu thấy đau, rồi đột nhiên bỏ tay ra nhanh.

• Dấu hiệu dương tính: Bình thường người ta không cảm thấy đau, khi bị viêm phúc mạc ruột
thừa thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội.
Dấu hiệu Rovsing:
• Cách khám: khi đè và nhấc ngay
tay lên ở hố chậu trái.

• Dấu dương tính: Gây đau ở hố


chậu phải.

• Ý nghĩa của dấu Rovsing: phân


biệt viêm ruột thừa - viêm
phần phụ bên phải ở phụ nữ.
Dấu hiệu Obrasov:
 Cách khám: Bệnh nhân nằm ngửa chân
duỗi thẳng, thầy thuốc dùng bàn tay trái
ấn nhẹ vùng hố chậu phải đến khi bệnh
nhân bắt đầu thấy đau thì giữ nguyên tay
ở vị trí đó, tay phải đỡ cẳng chân phải
gấp đùi vào bụng.
 Dấu dương tính: Nếu viêm ruột thừa thì
bệnh nhân thấy đau tăng ở hố chậu phải.
Dấu hiệu sóng vỗ
• Cách khám: Người phụ chặn bàn tay lên đỉnh ổ bụng người khám lấy 1
bàn tay áp vào 1 bên thành bụng, tay kia vỗ nhẹ hoặc búng vào thành
bên đối diện sẽ cảm giác song dội vào lòng bàn tay bên đối diện.

• Dấu dương tính: cổ trướng mức độ trung bình và nhiều.


Dấu hiệu cục đá nổi
• Cách khám: Lấy tay ấn nhanh vào thành bụng sẽ đụng vào một vật cứng rồi biến
mất ngay giống như cục đá hay quả trứng nổi trong nước.

• Dấu dương tính: có một khối u tự do nổi trong dịch cổ chướng, thường là lách to.
Dấu hiệu cơ thắt lưng:
• Cách khám: Bệnh nhân nằm
về phía trái trong khi người
khám duỗi đùi phải, làm kéo
căng cơ thắt lưng chậu.

• Dấu dương tính: Đau từ kích


thích các cơ đái chậu gợi ý ruột
thừa bị viêm.
Dấu hiệu Kehr Dấu hiệu Kocher
• Cách khám: Sau chấn thương • Quan sát: Đau bắt đầu ở vùng
bụng, bệnh nhân thấy đau vai thượng vị và chuyển sang hố
trái, đặc biệt khi bệnh nhân nằm chậu phải trong 5-6 giờ sau khi
ngửa đầu thấp. khởi phát.
• Dấu dương tính: cho thấy lách bị • Dấu dương tính: xuất hiện
vỡ. trong viêm ruột thừa.
Dấu cơ bịt trong
• Cách khám: Bệnh nhân
nằm ngửa, người khám
gấp đùi phải và thực hiện
xoay trong thụ động.

• Dấu dương tính: khi gây đau


với sự kéo giãn của cơ bịt
trong  ruột thừa viêm nằm
sát cơ bịt trong.
TỔNG
KẾT
ĐIỂM ĐAU Dương tính
1. Điểm thượng vị Loét dạ dày
2. Điểm môn vị-tá tràng Loét môn-vị tá tràng
3. Tam giác tá tuỵ Tá tràng, viêm tuỵ cấp
4. Điểm đau túi mật Viêm túi mật
5. Điểm cạnh ức phải Giun chui ống mật
6. Điểm niệu quản trên Sỏi niệu quản(thận)
7. Điểm niệu quản giữa Hệ TN
8. Điểm niệu quản dưới (buồng trứng) Hệ TN
9. Điểm Mac-burney Viêm ruột thừa(phúc mạc)
10. Điểm Clado Viêm ruột thừa
11. Điểm Lanz Ruột thừa
12. Điểm Mayo Robson Viêm tuỵ cấp, viêm tấy quanh thận
13. Điểm sườn cột sống Sỏi niệu quản, đau quặn thận
Dấu hiệu, nghiệm pháp Dương tính
1. Dấu hiệu ấn đau thực thể -
2. Dấu Bouvret Hẹp môn vị
3. Dấu lắc óc ách kúc đói Hẹp môn vị
4. Dấu Murphy Viêm túi mật xơ teo
5. Dấu Ludlow Áp xe gan
6. Nghiệm pháp rung gan Áp xe gan
7. Dấu rắn bò Tắc ruột cơ học
8. Phản ứng thành bụng Viêm phúc mạc ruột thừa
9. Dấu co cứng thành bụng Viêm phúc mạc ruột thừa
10. Các dấu viêm RT cấp
- Dấu hiệu Schotkin - Blumberg
- Dấu Blumberg (PHẢN ỨNG DỘI) Viêm phúc mạc ruột thừa
- Dấu hiệu Rovsing
- Dấu hiệu Obrasov
11. Dấu cơ thắt lưng Viêm ruột thừa
12. Dấu sóng vỗ Hội chứng cổ trướng (TB hoặc nhiều)
13. Dấu cục đá nổi Lách to, u tự do trong dich cổ trướng
14. Dấu Kehr Lách bị vỡ
15. Dấu Kocher Viêm ruột thừa
16. Dấu cơ bịt trong Viêm ruột thừa sát cơ bịt trong
XIN CẢM
ƠN THẦY
CÔ VÀ CÁC
BẠN !!!
CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo, and includes icons
by Flaticon, and infographics & images by Freepik

You might also like