You are on page 1of 33

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐAU

CỘT SỐNG THẮT LƯNG


BS. Trần Thị Quỳnh Trang
PHÂN LOẠI ĐAU CSTL
a.Phân loại theo triệu chứng lâm sàng
• Đau CSTL cấp
• Đau CSTL mạn
b. Phân loại theo nguyên nhân
• Đau CSTL nguyên phát
• Đau CSTL thứ phát
Các dấu hiệu cờ đỏ cho đau vùng thắt lưng
Bệnh lý Các dấu hiệu cờ đỏ

Khối u Tuổi >50 Tiền sử ung thư


Giảm cân không giải thích được Không đáp ứng với điều trị bảo tồn

Nhiễm trùng (viêm tủy Nhiễm trùng gần đây (như nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng da…)
xương đốt sống) Suy giảm miễn dịch
Chích thuốc (phiện)

Hội chứng đuôi ngựa Bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ Đại tiện không tự chủ
Tê vùng hậu môn Yếu dần hai chân
Mất cảm giác bàn chân (L4, L5, S1)
Yếu cơ gấp mu, duỗi ngón, và gấp lòng bàn chân

Gãy đốt sống Tiền sử chấn thương (kể cả ngã nhẹ hoặc nâng vật nặng với người già hoặc loãng
xương)
Sử dụng corticoid kéo dài
Tuổi trên 70
Các dấu hiệu cờ vàng cho đau vùng
thắt lưng
Các chỉ số tăng nguy cơ mạn tính và/hoặc khuyết tật
kéo dài.
• Cảm xúc: trầm cảm, lo âu, căng thẳng, có xu
hướng chán nản và rút khỏi các hoạt động xã hội.
• Thái độ và niềm tin không phù hợp: ví dụ suy nghĩ
rằng đau sẽ gây nguy hiểm hoặc gây khiếm khuyết
trầm trọng (trầm trọng hóa), hành vi bị động
mong đợi các giải pháp điều trị thay vì chủ động
của cá nhân.
• Hành vi (không phù hợp) liên quan đến đau: tránh
né, giảm các hoạt động do sợ hãi.
THĂM KHÁM
Hỏi bệnh:
• Hỏi tỉ mỉ các thông tin: tuổi, giới, nghề nghiệp,
trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế và những
hiểu biết về xã hội
• triệu chứng đau thắt lưng gồm: sự khởi phát,
vị trí, hướng lan của triệu chứng đau thắt lưng
và sự tăng hoặc giảm đau liên quan đến các
hoạt động
Khám thực thể
• Cần khám toàn diện
• Khám toàn thân chú ý tư thế, dáng đi
• Khám bụng, khám hố chậu và trực tràng giúp
tìm nguồn gốc đau thắt lưng từ nơi khác
không phải do cột sống như: Do phình bóc
tách động mạch chủ, viêm bàng quang, bệnh
ở các cơ quan trong hố chậu và bệnh ác tính
Nguyên tắc khám
• Theo trình tự nhất định: Nhìn, sờ, gõ, vận
động cột sống.
• Khám hình thể cột sống.
• Khám thần kinh.
• Khám X quang cột sống.
Khám hình thể cột sống
Nhìn thẳng:
• Trục cột sống: là đường thẳng nối các gai sau từ C1 - giữa nếp lằn
mông.
• Đánh giá sự cân bằng của khung chậu: nối 2 gai chậu trước trên, 2 gai
chậu sau trên, bình thường là 2 đường thẳng.
• Đánh giá sự cân bằng của 2 vai
Nhìn nghiêng:
Sờ:
• Xác định các vị trí các đốt sống.
• Phát hiện các biến dạng, u , gồ gai sống.
• Có thể thấy khối cơ cạnh sống co cứng. 
Gõ: gõ dọc các gai sống tìm điểm đau.
Khám vận động
• Động tác cúi, ngửa, nghiêng, xoay. 
Sờ nắn:
• Ấn dọc theo các gai sống hoặc dùng búa gõ phản
xạ lên các gai sống: bình thường không đau. 
Dồn gõ:
• Đấm từ đầu xuống tạo lực truyền theo trục dọc cột
sống hoặc cho bệnh nhân đứng nhón gót rồi nện
mạnh gót xuống sàn nhà. Bình thường không đau. 
Đo chỉ số Schober
• Bệnh nhân đứng thẳng, đánh dấu mỏm gai
đốt sống S1, đo lên trên một đoạn 10 cm,
đánh dấu.
• Cho bệnh nhân cúi hết mức và đo lại khoảng
cách trên. Bình thường có độ chênh lệch là 4 –
5 cm (trong viêm dính cột sống độ chênh lệch
này < 2 cm)
Dấu hiệu chuông bấm
• Bệnh nhân nằm hoặc đứng, tư thế thoải mái.
• Thầy thuốc ấn trên các điểm như khi khám tìm
điểm đau cạnh sống.
• Dấu hiệu chuông bấm dương tính khi bệnh nhân
có cảm giác đau lan dọc theo đường đi của dây
thần kinh hông to cùng bên xuống dưới chân.
• Cách gọi tên và ghi trong bệnh án như gọi tên
điểm đau cạnh sống. Ví dụ dấu hiệu chuông bấm
(+) tại L4 - L5 bên trái.
Dấu hiệu Lasègue
• Tư thế bệnh nhân năm ngửa, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải mái.
• Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở
đầu gối bệnh nhân giữ cho chân thẳng và thao tác khám theo hai
thì:
Thì 1: Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi
mặt giường (hướng tới 900), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc
mặt sau chân thì dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và
mặt giường (ví dụ nâng chân tới 45o  thì bệnh nhân kêu đau thì góc
Lasègue là 450).
Thì 2: Giữ nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45o) và gấp chân bệnh
nhân lại tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân
nữa. Khám lần lượt hai chân của bệnh nhân.
Dấu hiệu Lasègue
• Lasègue dương tính phải biểu hiện đồng thời
2 yếu tố:
Thì 1: Bệnh nhân thấy đau khi chân chưa vuông
góc với mặt giường.
Thì 2: Khi gấp chân lại bệnh nhân thấy hết đau.
• Dấu hiệu Lasègue chéo: Khi thao tác khám tìm
dấu hiệu Lasègue bên lành chân bên bị bệnh
đau tăng
Hệ thống các điểm Valleix:
• Những điểm mà dây thần kinh hông to đi qua:
Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển.
Điểm giữa nếp lằn mông.
Điểm giữa mặt sau đùi.
Điểm giữa nếp kheo chân.
Dấu hiệu Neri
• Cách khám: Bệnh nhân đứng thẳng, sau đó cúi
gập người, hai tay giơ ra trước (hướng cho tay
chạm xuống đất), hai gối giữ thẳng thẳng.
• Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy
đau dọc chân bị bệnh và chân bên đó co lại tại
khớp gối.
Dấu hiệu Déjerine
• Khi ho, hắt hơi bệnh nhân thấy đau tăng vùng
thắt lưng.
Dấu hiệu Siccar
• Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái, hai chân duỗi
thẳng.
• Thầy thuốc thao tác khám (như kiểm tra dấu
hiệu Lasègue thì 1), nâng chân bệnh nhân lên
khỏi mặt giừơng, khi bệnh nhân thấy đau thì
dừng lại và gấp bàn chân bên đó về phía mu.
• Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy
đau tăng dọc mặt sau chân đang được khám.
Dấu hiệu Bonnet
• Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duõi thẳng tư
thế thoải mái.
• Thầy thuốc gấp cẳng chân bệnh nhân vào đùi
và gấp đùi vào bụng.
• Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy
đau sau đùi và vùng mông bên được khám.
Dấu hiệu Wassermann
• Bệnh nhân nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tư
thế thoải mái.
• Thầy thuốc nâng đùi bệnh nhân khỏi mặt
giường từ từ và nhẹ nhàng.
• Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy
đau, căng ở mặt trước đùi. Nghiệm pháp
Wassermann dương tính trong tổn thương
dây thần kinh đùi.
Nghiệm pháp Patrick
• Bệnh nhân nằm ngửa, đầu gối bên bị đau gấp
90° và bàn chân đặt trên đầu gối bên đối diện.
Sau đó đầu gối bên gấp bị đẩy xuống bởi
người khám để thực hiện động tác xoay ngoài
của hông
Dấu hiệu Trendelenburg
• Nếu có thể, yêu cầu
bệnh nhân đứng bằng
một chân, chân còn lại
co . Dấu hiệu dương
tính khi nếp lằn mông
bên chân co thấp hơn
bên lành
Khám thần kinh
• Vận động
• Cảm giác
• Phản xạ
Khám thần kinh
• Rễ L5: Chi phối vận động cho nhóm cơ chày trước, chức năng
gấp bàn chân và gấp ngón 1, 2 về phía mu.
Cách khám: Kiểm tra sức cơ gấp bàn chân và gấp ngón 1 - 2 về
phía mu ở cả hai bên. Cho bệnh nhân đứng trên gót chân. Khi có
tổn thương L5, bệnh nhân rất khó hoặc không đứng được trên
gót chân bên tổn thương.
• Rễ S1: Chi phối vận động cho cơ dép (sau cẳng chân), chức năng
duỗi bàn chân.
Cách khám: kiểm tra sức cơ duỗi bàn chân, cho bệnh nhân đứng
trên mũi bàn chân. Nếu có tổn thương rễ S1 bệnh nhân rất khó
hoặc không đứng được trên mũi bàn chân bên tổn thương
Rối loạn phản xạ
• Kiểm tra chức năng phản xạ của các rễ thần
kinh, đáng lưu ý là các phản xạ sau:
Phản xạ da đùi -bìu: Rễ L1, L2.
Phản xạ gân cơ tứ đầu đùi: Rễ L3, L4.
Phản xạ gân gót: Rễ S1.
Rối loạn cơ thắt
• trong tổn thương các rễ S3, S4, S5 có thể rối
loạn cơ thắt kiểu ngoại vi: lúc đầu thường bí
đái, về sau đái dầm dề không chủ động do liệt
cơ thắt.
Rối loạn thần kinh thực vật - dinh dưỡng

• Kiểm tra chức năng điều hoà nhiệt độ, tình


trạng tiết mồ hôi và vận mạch dinh
dưỡng...của các dải da. Xem có teo cơ không,
nếu có thì teo cơ nào từ đó suy ra rễ thần kinh
bị tổn thương.
Khám thực thể
• Khám cột sống: Tìm điểm đau cột sống và cạnh sống,
trương lực cơ thắt lưng, co cứng cơ, biến dạng cột sống
• Khám khớp háng: Khám dấu hiệu đấm gót, dấu hiệu
Patrick, phạm vi cử động khớp háng.
• Khám thần kinh
• Khám phản xạ gân xương, sức cơ của các nhóm cơ, cảm
giác để định khu các rễ thần kinh bị tổn thương.
• Khám cảm giác vùng xương cùng, vùng quanh hậu môn
và trương lực cơ thắt hậu môn để phát hiện hội chứng
đuôi ngựa.
CẬN LÂM SÀNG
• Chụp Xquang thường quy: tư thế thẳng,
nghiêng, chếch cột sống thắt lưng và khớp
cùng chậu
 
Chụp tủy cản quang

• Có giá trị trong chẩn đoán lồi, thoát vị, rách


đĩa đệm. Chụp tủy cản quang thường có khả
năng xác định u trong ống sống hoặc viêm
màng nhện tủy.
Chụp cắt lớp vi tính
• Kỹ thuật thăm dò không chảy máu có giá trị bổ
sung cho chụp tủy cản quang trong việc xác
định thể tích và hình dạng của ống sống và
tình trạng thoát vị đĩa đệm. Chụp cắt lớp vi
tính có thể phân biệt tổn thương do khối u ở
cột sống, khung chậu hoặc vùng sau phúc
mạc.
Chụp MRI
• Kỹ thuật không sử dụng tia bức xạ ion hoá, có
độ phân giải cao, là kỹ thuật thăm  dò không
chảy máu, rất có giá trị trong chẩn đoán thoát
vị đĩa đệm, các khối u trong tủy, viêm màng
nhện và sự thâm nhiễm, phá hủy của đốt sống
chèn ép các rễ thần kinh, sự biến đổi của các
dây chằng.
ĐIỀU TRỊ
Giai đoạn cấp
Giai đoạn mạn tính
Điều trị nội khoa
Điều trị ngoại khoa
Điều trị PHCN
PHÒNG BỆNH

You might also like