You are on page 1of 2

Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là 1 hội chứng đặc trưng bởi sự tống phân nhanh và
phân nhiều nước (>85%), gần đây người ta thêm yếu tố khối lượng phân
300g/ngày

Và khi tiêu chảy kéo dài > 4 tuần thì được coi là tiêu chảy kéo dài

1. Phân biệt giữa tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy bài tiết:

Đầu tiên là sự khác nhau về cơ chế:

Với tiêu chảy thẩm thấu, thường khi tiêu hóa lượng lớn thức ăn khó hấp thu,
lượng thức ăn này sẽ bị giữa lại ở lòng ruột gây ra chênh lệch as thẩm thấu
kéo nước vào trong lòng ruột
Với tiêu chảy bài tiết, cơ chế có thể do sự ức chế hấp thu điện giải vào tế bào
biểu mô ruột hoặc do hoạt hóa quá mức của các kênh vận chuyển ion qua
màng tế bào biểu mô ruột, dẫn đến bài tiết nước và chất điện giải vào lòng
ruột

Tiếp theo là sự khác nhau về đặc điểm (đọc theo slide nhé)

Và 1 số yếu tố khác như (đọc bảng slide nhé)


2. Một số căn nguyên gây tiêu chảy kéo dài ko do nhiễm trùng
Gồm các căn nguyên gây tiêu chảy thẩm thấu, tiêu chảy bài tiết và do rối loạn vận
động nhu động.

Gây tiêu chảy thẩm thấu có thể kể đến : Dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Lấy ví
dụ như các thuốc nhuận tràng chứa Magie, Magie khi tới ruột sẽ kết hợp với
CO32- hay PO4 3- để tạo các hợp chất không tan hoặc ít tan ở trong lòng ruột, từ
đó làm tăng altt kéo nước vào lòng ruột và gây tiêu chảy. Hay 1 ví dụ khác là
lactulose có tác dụng thẩm thấu tại chỗ ở đại tràng, nên làm tăng lượng nước trong
phân

1 nguyên nhân nữa cũng có thể gây tiêu chảy thẩm thấu là do kém hấp thu
carbohydrat, cụ thể là kém hấp thu lactose do thiếu men lactase ruột. Bình thường
ở ruột non, lactose sẽ được chuyển thành glucose và galactose dưới tác dụng của
men lactase. Nhưng trong trường hợp BN bị thiếu hoặc ko có lactase do bẩm sinh
hoặc tổn thương niêm mạc ruột, khi đó lactose sẽ ko được thủy phân bị giữ lại
trong ruột và kéo nước vào trong ruột. Sau đó vi khuẩn ruột già sẽ phân giải lactose
 acid lactic + CO2 gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng

Thứ 2 là 1 số căn nguyên gây tiêu chảy bài tiết như Lạm dụng rượu. dùng thuốc
NSAIDs, kháng sinh, hay phẫu thuật cắt bỏ túi mật.

Lạm dụng rượu có thể “tiêu diệt” lượng lớn lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa; hại khuẩn
có đà phát triển, sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Bên cạnh đó, việc
lạm dụng rượu bia có thể làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi
phối hệ tiêu hóa, gây ra những tác hại nguy hiểm như: chức năng của nhu động
ruột bị rối loạn; hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng và quá trình tái hấp thu, đào
thải ở đại tràng bị thay đổi nên rất dễ gây ra viêm loét, tiêu chảy, đau bụng… 

Dùng thuốc NSAID có thể gây loét dạ dày do cơ chế ức chế COX1 làm ức chế bài
tiết PG E2 _ 1 yếu tố bảo vệ của dạ dày dẫn tới giảm diện tích hấp thu
Hay đối với các loại kháng sinh, kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và
vi khuẩn có lợi của đường ruột gây loạn khuẩn và tiêu chảy
Còn trong phẫu thuật cắt túi mật, do ko có túi mật nên mật sẽ đổ trực tiếp và liên
tục vào ruột non, làm quá tải khả năng hấp thu của đoạn cuối hồi tràng, từ đó gây
tiêu chảy.

Thứ 3 là do rối loạn vận động nhu động. Chẳng hạn như trong bệnh cường giáp, sự
kích thích tăng tiết các hormon tuyến giáp, gây các hiệu ứng giao cảm làm kích
thích quá mức hoạt động đường ruột gây tăng nhu động ruột dẫn đến tiêu chảy

3.Một số căn nguyên gây tiêu chảy kéo dài ko do nhiễm trùng ở các vùng nhiệt
đới:

Hiện nay, Căn nguyên gây tiêu chảy kéo dài ở vùng nhiệt đới vẫn chưa rõ ràng. Và
có 1 số nguyên nhân ko do nhiễm trùng có thể kể đến như:

Thiếu acid folic. Thiếu acid folic có thể do chế độ ăn, suy dinh dưỡng hoặc
do cơ thể kém hấp thu acid folic, điều này có thể gây ra giảm số lượng tb
biểu mô ruột, teo nhung mao, từ đó làm kém hấp thu các chất dinh dưỡng
khác và gây nên tiêu chảy
1 nguyên nhân thứ 2 là có thể do Trình độ dân trí ở mức trung bình thấp,
không quản lý thuốc chặt chẽ dẫn tới sử dụng thuốc tràn lan, không đúng
cách, không kiểm soát, đặc biệt là các thuốc kháng sinh

You might also like