You are on page 1of 75

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

PRINCIPLE OF ACCOUNTING

BỘ MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


CHƯƠNG 6

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VÀ


CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Kết thúc chương 5 phương pháp tính giá giúp chúng ta


thu nhận xử lý hệ thống hóa thông tin các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong đơn vị. Nội dung tiếp theo, để có thể cung cấp
thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh,
tình hình lưu chuyển tiền của đơn vị kế toán trong kì, chúng ta
cần phải sử dụng phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
Dựa vào thông tin tổng hợp này mà nhà quản trị có thể đưa ra
các quyết định phục vụ yêu cầu quản lý.
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

❖ Giúp người học hiểu, áp dụng được nội dung và biểu


hiện của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.

❖ Giúp người học hiểu được khái niệm, kết cấu Bảng cân
đối kế toán và vận dụng lập Bảng cân đối kế toán, hiểu
được mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài
khoản kế toán trong cung cấp số liệu cho nhau, từ đó, áp
dụng vào thực tiễn trong đơn vị.
CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG

6.1 Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp


và cân đối kế toán
6.2 Bảng cân đối kế toán

5
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1 Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán

6.1.2 Ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối kế toán

6
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Khái niệm phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán: là
phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán,
theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán, cung cấp
các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu về tài sản, nguồn
vốn, tình hình kết quả hoạt động, kinh doanh của đơn vị kế
toán nhằm phục vụ công tác quản lý
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế


toán
Tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các
mối quan hệ vốn có của kế toán, lập các báo cáo kế
toán.
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


Có 2 loại mối quan hệ cân đối
+ Mối quan hệ cân đối tổng thể
+ Mối quan hệ cân đối bộ phận
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


+ Mối quan hệ cân đối tổng thể
Hai mặt của tài sản trong đơn vị ở một thời điểm
Tài sản = Nguồn vốn
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


+ Mối quan hệ cân đối tổng thể
Sự vận động của tài sản trong quá trình kinh doanh
Kết quả = Doanh thu - Chi phí
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán
6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán
+ Mối quan hệ cân đối bộ phận
⮚ Cân đối nhập - xuất - tồn vật tư hàng hóa
⮚ Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ - Xuất trong kỳ
⮚ Cân đối thu chi, tồn quỹ TM …..
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


+ Mối quan hệ cân đối bộ phận
❖ Cân đối thu chi, tồn quỹ TM
❖ Tiền mặt tồn cuối kỳ = Tiền mặt tồn đầu kỳ + Thu tiền
mặt trong kỳ – Chi tiền mặt trong kỳ
6.1.1. Nội dung của phương pháp tổng hợp và cân
đối kế toán
Mối quan hệ cân đối
tổng thể và mối quan Mối quan hệ giữa 2 mặt của tài sản
hệ cân đối bộ phận. Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tổng hợp số Mối quan hệ cân đối về sự vận động


liệu từ các sổ kế của tài sản
toán theo các
Kết quả = Doanh thu - Chi phí
mối quan hệ cân
đối vốn có của
kế toán Mối quan hệ bộ phận
Cân đối nhập - xuất - tồn vật tư, hàng
hóa
Cân đối thu Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ + Nhập
chi, tồn quỹ TM trong kỳ - Xuất trong kỳ
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


* Hình thức biểu hiện: Hệ thống bảng tổng hợp
cân đối kế toán (hệ thống báo cáo kế toán)
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.1. Nội dung của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Báo cáo kế toán tài chính
⮚ Bảng cân đối kế toán
⮚ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
⮚ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
⮚ Bản thuyết minh BCTC
- Báo cáo kế toán quản trị
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.2. Ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán cung cấp
những thông tin khái quát về tình hình tài sản, nguồn hình
thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động, kinh doanh
của đơn vị kế toán sau một kỳ hoạt động nhất định.
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.2. Ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán cung cấp
những thông tin quan trọng, hữu ích phục vụ chủ yếu cho
việc đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp; đánh giá năng lực hoạt động; đánh giá thực trạng
tài chính trong kỳ hoạt động đã qua và dự đoán cho tương
lai thông qua các chỉ tiêu trên các báo cáo.
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.2. Ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán thông qua
Báo cáo tài chính là cơ sở cung cấp số liệu cần thiết để
tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, phát hiện các
tiềm năng chưa được sử dụng, đề xuất các biện pháp
thích hợp.
6.1. Nội dung và ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối
kế toán

6.1.2. Ý nghĩa của PP tổng hợp và cân đối kế toán


- Thông tin phản ánh trên các báo cáo kế toán là căn cứ
quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều
hành hoạt động hoặc các quyết định đầu tư của chủ doanh
nghiệp, chủ sở hữu, các chủ nợ, cơ quan nhà nước có liên
quan...
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.1 Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán

6.2.2 Tính chất của Bảng cân đối kế toán

6.2.3 Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Tài


khoản kế toán
21
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán


* Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu
hiện của phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán,
phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình Tài sản (TS) và
Nguồn vốn (NV) của đơn vị tại 1 thời điểm nhất định
dưới hình thái tiền tệ.
6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán

• Nội dung phần tài sản: Phần tài sản trình bày các chỉ tiêu
tổng quát về giá trị các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp
tại thời điểm lập bảng, các chỉ tiêu trong phần tài sản được
chia thành từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng và kết
cấu của tài sản. Phần Tài sản bao gồm Tài sản ngắn hạn và
Tài sản dài hạn
• Nội dung phần nguồn vốn: Phần nguồn vốn trên bảng cân
đối kế toán được chia thành từng loại, mục, khoản phản ánh
tình hình và kết cấu nguồn hình thành tài sản của doanh
nghiệp. Phần Nguồn vốn bao gồm Nợ phải trả và Vốn chủ
sở hữu
6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán

• Ý nghĩa của các chỉ tiêu phần Tài sản:


+ Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu được trình bày trong phần TS phản ánh
tổng quát về tình hình tài sản hiện có của đơn vị. Thông tin trình bày
trong phần TS có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng thông tin
kế toán giúp cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân tích,
các đối tác, các đối tượng khác có liên quan thấy được năng lực hoạt
động của đơn vị.
+ Về mặt pháp lý, những chỉ tiêu được trình bày trong phần TS cho
thấy phạm vi, giới hạn giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và
sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán

• Ý nghĩa của các chỉ tiêu phần Nguồn vốn:


+ Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu trong phần NV của đơn vị giúp người sử
dụng thông tin trên báo cáo thấy được tình hình công nợ và nguồn
vốn do đơn vị sở hữu tại thời điểm lập BCTC. Qua đó, giúp người sử
dụng báo cáo có thể biết những TS mà đơn vị đang sở hữu và sử
dụng được hình thành chủ yếu từ nguồn nào.
+ Về mặt pháp lý, các chỉ tiêu trình bày trong phần NV thể hiện nghĩa
vụ và trách nhiệm hoàn trả của đơn vị đối với các khoản nợ mà đơn vị
đang chiếm dụng một cách hợp pháp để hình thành nên TS. Đồng
thời, các chỉ tiêu bên phần NV trên BCĐKT cũng cho biết vốn chủ sở
hữu của đơn vị tham gia hình thành bao nhiều phần TS của đơn vị.
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán


⮚ Kết cấu: Bảng cân đối kế toán có kết cấu dạng bảng
gồm 2 phần (Tài sản và Nguồn vốn), theo hình thức kết
cấu 1 bên (kết cấu dọc) hoặc 2 bên (kết cấu ngang).
Mỗi phần gồm 5 cột: Chỉ tiêu, Mã số, Thuyết minh, Số
đầu năm, Số cuối năm (số cuối kỳ).
Bảng cân đối kế toán (Kết cấu ngang)
Đến ngày tháng năm
Đơn vị tính:.........
Số
Mã Thuyết Số cuối Số đầu Thuyết Số đầu
Tài sản Nguồn vốn Mã số cuối
số minh năm năm minh năm
năm
Loại A: Tài sản NH Loại A:
Nợ phải trả
I. Tiền và các khoản I. Nợ ngắn hạn
tương đương tiền
II. Đầu tư ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn
... :
... :
Loại B: Tài sản DH Loại B: Vốn chủ
sở hữu
I. Các khoản phải thu I. Vốn chủ sở
dài hạn hữu
: 1. Vốn ĐT chủ
SH
: :
Tổng cộng TS Tổng cộng NV
Bảng cân đối kế toán (kết cấu dọc)
Đến ngày tháng năm
Đơn vị tính:.........
Thuyết
Tài sản Mã số Số cuối năm Số đầu năm
minh
Loại A: Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
..........
Loại B: Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn
..........
Tổng cộng tài sản
Nguồn vốn
Loại A: Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
..........
Loại B : Vốn chủ sở hữu
I. Vốn chủ sở hữu
..........
Tổng cộng nguồn vốn
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.1. Nội dung, kết cấu Bảng cân đối kế toán


* Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên BCĐKT
⮚ Mối quan hệ tài trợ giữa TS và NV
⮚ Các chỉ tiêu bên tài sản được sắp xếp theo tính
chất lưu động giảm dần
⮚ Các chỉ tiêu bên nguồn vốn được sắp xếp theo tính
chất thanh khoản giảm dần
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


* Tính chất của BCĐKT

Tính cân đối

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn


6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


* Cơ sở của tính cân đối
BCĐKT được xây dựng trên cơ sở quan hệ tổng
hợp và cân đối giữa TS và nguồn hình thành TS
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


* Cơ sở của tính cân đối
- TS và NV là hai mặt khác nhau của khối lượng
TS của DN ở tại một thời điểm nhất định.
- Giữa tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ tài trợ
⮚ Một TS có thể do một hoặc một số NV hình thành.
⮚ Một NV có thể hình thành nên một hoặc một số TS
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


* Tính chất của tính cân đối

Tính cân đối


bền vững
6.2. Bảng cân đối kế toán
6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán
(3)
+ +
NGUỒN
(1) TÀI SẢN (2)
VỐN
(4)
- -
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


❖ TH1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho TS này tăng và TS khác
giảm một lượng tương ứng.
❖ TH2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho NV tăng và NV khác
giảm một lượng tương ứng.
❖ TH3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho TS tăng và NV tăng một
lượng tương ứng.
❖ TH4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho TS giảm và NV giảm
một lượng tương ứng.
Ví dụ: Tại Công ty XYZ, có tài liệu như sau:
Bảng Cân đối kế toán
Ngày 1/1/N
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

1. Tiền mặt 120.000 1. Vay và nợ thuê tài 300.000


chính
2. Tạm ứng 50.000 2. Phải trả người bán 260.000

3. Phải thu KH 70.000 3. Phải trả NLĐ 30.000

4. Hàng hóa 430.000 4. Vốn đầu tư CSH 700.000

5. TSCĐHH 620.000

Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000


Ví dụ minh họa

Trong quý I/N, có nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:


Nghiệp vụ 1: Mua hàng hoá trị giá 60.000 đã thanh toán
bằng tiền mặt, hàng đã nhập kho.
Nợ TK 156: 60.000
Có TK 111: 60.000
Bảng Cân đối kế toán
(sau nghiệp vụ 1)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

1. Tiền mặt 60.000 1. Vay và nợ thuê tài 300.000


chính
2. Tạm ứng 50.000 2. Phải trả người bán 260.000

3. Phải thu KH 70.000 3. Phải trả NLĐ 30.000

4. Hàng hóa 490.000 4. Vốn đầu tư CSH 700.000

5. TSCĐHH 620.000

Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000


Ví dụ minh họa

Nghiệp vụ 2: Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ người bán


100.000
Nợ TK 331: 100.000
Có TK 341: 100.000
Bảng Cân đối kế toán
(sau nghiệp vụ 2)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

1. Tiền mặt 60.000 1. Vay và nợ thuê tài 400.000


chính
2. Tạm ứng 50.000 2. Phải trả người bán 160.000

3. Phải thu KH 70.000 3. Phải trả NLĐ 30.000

4. Hàng hóa 490.000 4. Vốn đầu tư CSH 700.000

5. TSCĐHH 620.000

Tổng cộng 1.290.000 Tổng cộng 1.290.000


Ví dụ minh họa

Nghiệp vụ 3: Nhận vốn kinh doanh do Nhà nước cấp bằng


tiền mặt 150.000
Nợ TK 111: 150.000
Có TK 411: 150.000
Bảng Cân đối kế toán
(sau nghiệp vụ 3)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

1. Tiền mặt 210.000 1. Vay và nợ thuê tài 400.000


chính
2. Tạm ứng 50.000 2. Phải trả người bán 160.000

3. Phải thu KH 70.000 3. Phải trả NLĐ 30.000

4. Hàng hóa 490.000 4. Vốn đầu tư CSH 850.000

5. TSCĐHH 620.000

Tổng cộng 1.440.000 Tổng cộng 1.440.000


Ví dụ minh họa

Nghiệp vụ 4: Xuất quỹ tiền mặt để trả lương công nhân


viên 20.000.
Nợ TK 334: 20.000
Có TK 111: 20.000
Bảng Cân đối kế toán
(sau nghiệp vụ 4)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

1. Tiền mặt 190.000 1. Vay và nợ thuê tài 400.000


chính
2. Tạm ứng 50.000 2. Phải trả người bán 160.000

3. Phải thu KH 70.000 3. Phải trả NLĐ 10.000

4. Hàng hóa 490.000 4. Vốn đầu tư CSH 850.000

5. TSCĐHH 620.000

Tổng cộng 1.420.000 Tổng cộng 1.420.000


6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.2. Tính chất của Bảng cân đối kế toán


Kết luận
Bất kỳ nghiệp vụ phát sinh nào cũng không làm mất tính
cân đối của Bảng CĐKT, cụ thể:
+ Nghiệp vụ phát sinh chỉ ảnh hưởng tới một bên TS
hoặc NV của Bảng CĐKT không làm cho tổng TS và tổng NV
thay đổi
+ Nghiệp vụ phát sinh làm ảnh hưởng tới cả hai bên TS
và NV của Bảng CĐKT thì làm cho tổng TS và tổng NV thay đổi
nhưng không làm mất tính cân đối của Bảng CĐKT
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.3. Mối quan hệ giữa BCĐKT và Tài khoản kế toán


* Cơ sở của mối quan hệ
❑ Phương pháp TKKT xử lý hệ thống các thông tin đầu vào theo từng đối
tượng kế toán.
❑ Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán cung cấp thông tin đầu ra về
toàn bộ tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh
doanh và các luồng tiền của đơn vị kế toán trong kỳ.
❑ TKKT và BCĐKT đều sử dụng để phản ánh các đối tượng kế toán nhưng
ở phạm vi mức độ và tình trạng khác nhau.
❑ TKKT phản ánh đối tượng kế toán cả trạng thái tĩnh và động. BCĐKT phản
ánh đối tượng kế toán ở trạng thái tĩnh.
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.3. Mối quan hệ giữa BCĐKT và Tài khoản kế toán


* Biểu hiện của mối quan hệ
❖ Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên BCĐKT đều tương ứng với một hoặc
một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận động của đối
tượng kế toán trong kỳ.
❖ Đầu kỳ kế toán năm, kế toán mở các tài khoản kế toán để theo
dõi phản ánh tình hình và sự vận động của các đối tượng kế
toán, số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán có thể căn cứ vào
số cuối năm trên bảng cân đối kế toán được lập cuối niên độ
kinh doanh năm trước để ghi hoặc để kiểm tra.
6.2. Bảng cân đối kế toán

6.2.3. Mối quan hệ giữa BCĐKT và Tài khoản kế toán


* Biểu hiện của mối quan hệ
Cuối kỳ, căn cứ vào SDCK của các tài khoản kế toán để lập
Bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc:
❖ SDCK các tài khoản Tài sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài
sản của BCĐKT
❖ SDCK các tài khoản nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu bên
nguồn vốn của BCĐKT
6.2. Bảng cân đối kế toán
6.2.3. Mối quan hệ giữa BCĐKT và Tài khoản kế toán
* Biểu hiện của mối quan hệ
❖ TK điều chỉnh giảm cho phần tài sản: TK 214 “Hao mòn TSCĐ” được phản
ánh bên phần Tài sản trên BCĐKT và ghi bằng số âm.
❖ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nếu bị lỗ (TK 421 nếu có số dư
bên Nợ) được phản ánh bên phần nguồn vốn trên BCĐKT và ghi bằng số
âm
❖ Các tài khoản phản ánh công nợ (TK 131, 331,…) có thể đồng thời có số
dư bên Nợ và có số dư bên Có. Khi lập BCĐKT không được bù trừ số dư
công nợ cho nhau. Số dư bên Nợ được phản ánh bên phần Tài sản và số
dư bên Có phản ánh bên phần Nguồn vốn trên BCĐ Kế toán.
TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Giúp người học nêu được nội dung và ý nghĩa của phương
pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
• Giúp người học hiểu được Bảng cân đối kế toán, tính chất
cân đối bền vững của Bảng cân đối kế toán, mối quan hệ
giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán. Từ đó lập
Bảng cân đối kế toán vận dụng trong các đơn vị.
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và


cân đối kế toán?
Câu 2: Chứng minh tính cân đối của Bảng cân đối kế toán?
Câu 3: Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Tài
khoản kế toán?
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 4: Khái niệm, nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế
toán?
Câu 5: Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên Bảng cân đối
kế toán?
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Nội dung và ý nghĩa của phương pháp tổng hợp và


cân đối kế toán?
Gợi ý trả lời:
- Nội dung cơ bản: tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán.
- Ý nghĩa: Cung cấp thông tin khái quát về tình hình tài sản, nguồn vốn,
kết quả hoạt động, kinh doanh của đơn vị kế toán sau một kỳ nhất
định, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 2: Chứng minh tính cân đối của Bảng cân đối kế toán?
Gợi ý trả lời: lấy ví dụ để chứng minh tính cân đối qua các trường
hợp sau:
- TH1: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng lên và
tài sản khác giảm một lượng tương ứng.
- TH2: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho nguồn vốn này tăng lên
và nguồn vốn khác giảm một lượng tương ứng.
- TH3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản này tăng và
nguồn vốn tăng một lượng tương ứng.
- TH4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tài sản giảm và nguồn
vốn giảm một lượng tương ứng.
CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 3: Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và Tài khoản kế
toán?
Gợi ý trả lời:
- Phương pháp TKKT xử lý hệ thống các thông tin đầu vào theo
từng đối tượng kế toán, phương pháp tổng hợp và cân đối kế
toán cung cấp thông tin đầu ra về toàn bộ tình hình tài sản,
nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng
tiền của đơn vị kế toán trong kỳ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 4: Khái niệm, nội dung và kết cấu của Bảng cân đối kế
toán?
Gợi ý trả lời:
❖ Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp
tổng hợp cân đối kế toán, phản ánh tình hình tài sản và
nguồn vốn tại một thời điểm nhất định.
❖ Nội dung của Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần chính:
Phần tài sản và phần nguồn vốn.
❖ Kết cấu của Bảng cân đối kế toán
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 5: Nguyên tắc sắp xếp các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán?
Gợi ý trả lời:
❖ Các chỉ tiêu bên phần tài sản được sắp xếp theo tính chất lưu
động giảm dần của tài sản.
❖ Các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn được sắp xếp theo tính thanh
khoản của nguồn vốn giảm dần.
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1. Tổng hợp: tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán


2. Cân đối kế toán: cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
3. Mối quan hệ cân đối: bộ phận và tổng thể
4. Bảng cân đối kế toán: là hình thức biểu hiện của PP
tổng hợp cân đối kế toán
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên quan hệ cân đối:
A. Tài sản – Nguồn vốn
B. Doanh thu – Chi phí – Kết quả
C. Cân đối luồng tiền
D. Nhập – Xuất – Tồn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên quan hệ
cân đối:
A. Tài sản – Nguồn vốn
B. Doanh thu – Chi phí – Kết quả
C. Cân đối luồng tiền
D. Nhập – Xuất – Tồn
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên quan hệ
cân đối:
Đáp án đúng: A
Vì: Mối quan hệ cân đối tổng thể đảm bảo tổng Tài sản
luôn luôn bằng tổng Nguồn vốn.
Tham khảo: Chương 6, mục 6.2.1. Khái niệm, nội dung,
kết cấu của BCĐKT.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp
tổng hợp và cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của
đơn vị theo 2 cách phân loại là:
A. Tài sản và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ vào một
thời điểm nhất định.
B. Tài sản và nguồn vốn dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm
nhất định.
C. Tài sản và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ trong một
thời kỳ nhất định.
D. Nguồn vốn và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ vào
một thời điểm nhất định.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp
tổng hợp và cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của
đơn vị theo 2 cách phân loại là:
A. Tài sản và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ vào một
thời điểm nhất định.
B. Tài sản và nguồn vốn dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm
nhất định.
C. Tài sản và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ trong một
thời kỳ nhất định.
D. Nguồn vốn và quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ vào
một thời điểm nhất định.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 2: Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương
pháp tổng hợp và cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình
tài sản của đơn vị theo 2 cách phân loại là:
Đáp án đúng: B
Vì: Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản
của đơn vị theo hai cách phân loại tài sản và nguồn vốn nên
được chia làm 2 phần: Phần tài sản, Phần nguồn vốn.
Tham khảo: Chương 6, mục 6.2.1. Khái niệm, nội dung, kết cấu
của BCĐKT.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở:


A. số dư đầu kỳ của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
B. số dư cuối kỳ của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
C. số phát sinh tăng của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
D. số phát sinh giảm của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở:


A. số dư đầu kỳ của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
B. số dư cuối kỳ của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
C. số phát sinh tăng của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
D. số phát sinh giảm của các tài khoản tài sản, tài khoản
nguồn vốn.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 3: Bảng cân đối kế toán được lập trên cơ sở:


Đáp án đúng: B
Vì: Cuối kỳ, căn cứ vào SDCK của các tài khoản kế toán
để lập Bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc: SDCK các tài
khoản Tài sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của
BCĐKT, SDCK các tài khoản nguồn vốn được xếp vào các
chỉ tiêu bên nguồn vốn của BCĐKT.
Tham khảo: Chương 6, mục 6.2.3. Mối quan hệ giữa Bảng
cân đối kế toán và tài khoản kế toán.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” sẽ được trình
bày trong:
A. phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.
B. phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
C. phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán sau khi bù
trừ với khoản “Phải trả người bán”.
D. ghi âm vào phần Nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” sẽ được trình
bày trong:
A. phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.
B. phần Tài sản của Bảng cân đối kế toán.
C. phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán sau khi bù
trừ với khoản “Phải trả người bán”.
D. ghi âm vào phần Nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 4: Chỉ tiêu “Trả trước cho người bán” sẽ được trình
bày trong:
Đáp án đúng: B
Vì: Trả trước cho người bán được trình bày bên khoản
mục Tài sản trên BCĐKT.
Tham khảo: Chương 6, mục 6.2.3. Mối quan hệ giữa Bảng
cân đối kế toán và tài khoản kế toán.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Số dư bên Có của Tài khoản “Hao mòn tài sản cố


định” được trình bày trong phần nào của Bảng cân đối kế
toán?
A. Phần Tài sản (số dương).
B. Phần Tài sản (số âm).
C. Phần Nguồn vốn (số dương).
D. Phần Nguồn vốn (số âm).
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Số dư bên Có của Tài khoản “Hao mòn tài sản cố


định” được trình bày trong phần nào của Bảng cân đối kế
toán?
A. Phần Tài sản (số dương).
B. Phần Tài sản (số âm).
C. Phần Nguồn vốn (số dương).
D. Phần Nguồn vốn (số âm).
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 5: Số dư bên Có của Tài khoản “Hao mòn tài sản cố


định” được trình bày trong phần nào của Bảng cân đối kế
toán?
Đáp án đúng: A
Vì: Tài khoản 214 Hao mòn tài sản cố định là tài khoản
điều chỉnh giảm cho các tài khoản tài sản cố định.
Tham khảo: Chương 6, mục 6.2.3. Mối quan hệ giữa Bảng
cân đối kế toán và tài khoản kế toán.
GIỚI THIỆU NỘI DUNG TIẾP THEO

Như vậy, chúng ta đã được học chương 6 “Phương


pháp tổng hợp và cân đối kế toán”, đây là phương pháp
cuối cùng trong 4 phương pháp kế toán, là phương pháp
quan trọng để chúng ta tiếp tục học chương 7 “Sổ kế toán
và hình thức kế toán” ở các buổi học tiếp theo.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!

You might also like