You are on page 1of 44

CHƯƠNG 6

PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP - CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Mục tiêu của chương:


Trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán, cụ thể:

- Khái niệm, ý nghĩa và hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp - cân
đối kế toán;
- Nội dung và phương pháp lập bảng cân đối kế toán;
 Nội dung và phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh.

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
6.1. Khái niệm phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
Tổng hợp - cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh
doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng hạch toán trên những mặt bản
chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của các đối tượng hạch toán kế toán.
Hình thức biểu hiện cụ thể của phương pháp này là hệ thống các bảng tổng hợp cân
đối kế toán.
Quan hệ cân đối tổng thể
Tài sản = Các khoản nợ phải trả + vốn chủ sở hữu
Quan hệ cân đối giữa thu nhập, chi phí và kế quả
Kết quả = Thu nhập – chi phí
Quan hệ cân đối bộ phận, cân đối từng phần
Vốn hiện có CK = Vốn đầu kỳ + vốn tăng trong kỳ - vốn giảm trong kỳ
6.2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
- Cung cấp các thông tin khái quát, tổng hợp nhất về nguồn vốn, về quá trình kinh
doanh bằng những phương pháp khác nhau như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính
giá...không thể cung cấp được. Những thông tin được xử lý lựa chọn trên các báo cáo
kế toán do phương pháp này cung cấp cho những quyết định quản lý có tính chiến
lược.
- Nhờ có phương pháp này mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng như đơn vị nhận
thức được thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị, tiến hành kiểm tra,
phân tích, đánh giá tình hình chấp hành các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của
đơn vị, tình hình sử dụng và huy động, khai thác các nguồn vốn, nguồn kinh phí cũng
như tiềm năng của đơn vị.

1
6.3. Bảng cân đối kế toán
6.3.1. Hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán
 Biểu hiện cụ thể của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là các báo cáo tài
chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán: Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn;
- Báo cáo kết quả kinh doanh: Cân đối giữa thu chi, và kết quả lãi lỗ;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cân đối giữa các luồng tiền vào, ra của doanh nghiệp;
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
 Căn cứ vào nội dung kinh tế hay tính khái quát :
- Bảng tổng hợp cân đối tổng thể;
- Bảng tổng hợp cân đối bộ phận.
 Căn cứ vào phân cấp quản lý:
- Báo cáo cấp trên;
- Báo cáo nội bộ.
 Căn cứ vào trình độ tiêu chuẩn hóa:
- Bảng tiêu chuẩn;
- Bảng chuyên dùng.
 Căn cứ theo kết cấu:
- Bảng tổng hợp cân đối theo kiểu một bên;
- Bảng tổng hợp cân đối theo kiểu hai bên.
6.3.2. Những công việc chuẩn bị trước khi lập bảng tổng hợp cân đối kế toán
- Những yêu cầu khi lập bảng tổng hợp cân đối kế toán
Nội dung, phương pháp tính toán, lập các chỉ tiêu phải thống nhất với nội dung,
phương pháp tính toán, lập các chỉ tiêu kế hoạch.
Số liệu trên các bảng tổng hợp cân đối phải chính xác, trung thực, đúng với thực
tế của đơn vị.
Số liệu trong bảng và giữa các bảng tổng hợp cân đối kế toán phải phù hợp thống
nhất với nhau đảm bảo tính chính xác và mối quan hệ giữa các đối tượng kế toán.
Bảng tổng hợp cân đối kế toán phải lập theo đúng mẫu biểu đã ban hành, đảm bảo
kịp thời, đúng hạn quy định.
- Công việc chuẩn bị khi lập các bảng tổng hợp cân đối kế toán
Kiểm tra việc ghi sổ kế toán, đảm bảo số liệu trên sổ kế toán phản ánh đầy đủ,
chính xác, trung thực các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong đơn vị, tránh ghi
trùng, ghi thiếu.
Hoàn tất việc ghi sổ kế toán, thực hiện ghi chuyển số liệu giữa các sổ kế toán có
liên quan, khóa sổ kế toán, kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán tổng hợp

2
với nhau, giữa các số liệu ở các sổ kế toán chi tiết với số liệu ở sổ kế toán tổng hợp
tưng ứng.
Thực hiện kiểm kê tài sản theo chế độ kiểm kê đã quy định, điều chỉnh số liệu trên
các sổ kế toán với số liệu thực tế, kiểm kê, đảm bảo số liệu kế toán phản ánh chính
xác, trung thực số thực tế tài liệu hiện có.
Chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu các bảng tổng hợp cân đối kế toán theo đúng biểu
mẫu đã ban hành.
6.3.3. Bảng cân đối kế toán
- Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính của một doanh
nghiệp hoặc một tổ chức, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của một đơn vị tại một
thời điểm bằng hình thái tiền tệ, theo tổng giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản.
- Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán cho người cần thông tin
biết được tình hình tài sản và nguồn vốn cụ thể hiện có của đơn vị, mối quan hệ cân
đối giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm.
Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
- Nội dung: Bảng cân đối kế toán thuộc loại bảng tổng hợp cân đối tổng thể phản
ánh mối quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị.
Tài sản = Các khoản nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
- Kết cấu của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được xây dựng bao gồm
hai phần để phản ánh riêng biệt tài sản của doanh nghiệp: Tài sản và nguồn vốn.
Bảng cân đối 1 bên
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại...ngày...tháng...năm...
Đơn vị tính:...
Tài sản Mã số Số cuối năm Số đầu năm
A . Tài sản ngắn hạn 100
B . Tài sản dài hạn 200
Tổng tài sản 270
Nguồn vốn Mã số Số đầu năm Số cuối năm
A . Nợ Phải trả 300
B . Vốn chủ sở hữu 400
Tổng nguồn vốn
Ngày ...tháng....năm....
Kế toán truởng Giám đốc
(ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng
dấu)
3
Bảng cân đối kế toán ( Kết cấu hai bên)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày...tháng...năm...
Đơn vị tính.....
Số cuối Số đầu Số cuối Số đầu
Tài sản Mã số Nguồn vốn Mã số
năm năm năm năm
A.Tài sản ngắn hạn 100 A.Nợ phải trả 300
..............
............
B.Tài sản dài hạn 200 B.Vốn chủ sở hữu 400
.............. .............

Tổng tài sản 270 Tổng nguồn vốn 440

Lập ngày ....tháng....năm....

Kế toán truởng Giám đốc


(ký, họ tên) (ký, họ tên, đóng dấu)

Dù bảng cân đối kế toán kết cấu theo cách nào, nội dung bảng cân đối kế toán
cũng bao gồm hai phần:
- Phần "Tài sản" phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến cuối
kỳ hạch toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu
của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo
nội dung kinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.
Thông thường, các chỉ tiêu bên "Tài sản" được sắp xếp theo mức độ khả thanh (Tài
sản lưu động đến tài sản cố định hoặc ngược lại).
- Phần "Nguồn vốn" phản ánh toàn bộ nguồn hình thành của tài sản hiện có của
doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần nguồn vốn
được sắp xếp theo năng lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất.
Thông thường, các chỉ tiêu được sắp xếp theo thứ tự từ nợ phải trả (Nợ ngắn hạn, nợ
dài hạn) đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc ngược lại.
Ở cả hai phần, ngoài cột chỉ tiêu còn có các cột phản ánh mã số của chỉ tiêu, cột
số đầu năm và cột số cuối kỳ.
Ngoài hai phần phản ánh tài sản và nguồn vốn của đơn vị, bảng cân đối kế toán
còn có thêm phần các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán ở phần cuối của bảng để
phản ánh tài sản của đơn vị khác mà đơn vị đang quản lý, sử dụng và phản ánh bổ
sung cho các chỉ tiêu trong hai phần tài sản và nguồn vốn.
4
 Tính cân đối của bảng cân đối kế toán
Tính chất quan trọng nhất của bảng cân đối kế toán là tính cân đối. Tổng số tiền
phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Đây là tính tất yếu khách
quan vì bảng cân đối kế toán phản ánh mối quan hệ cân đối tổng thể, cân đối chung
vốn có giữa tài sản và nguồn vốn.
Tính cân đối của bảng cân đối kế toán cho phép kiểm tra tính đúng đắn, chính xác
trong việc lập bảng cân đối kế toán và ghi sổ kế toán.
Các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra rất đa dạng, phong phú gây nên sự vận
động, thay đổi, chuyển hóa hình thái của tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên tính cân đối
của bảng cân đối kế toán lập ở bất cứ thời điểm nào vẫn được đảm bảo. Ta có thể
chứng minh tính cân đối của bảng cân đối kế toán là tất yếu khách quan, tính cân đối
bền vững.
Mặc dù trong thực tế có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng về phương diện
kế toán tài chính có thể quy các nghiệp vụ đó về bốn mối quan hệ đối ứng kế toán như
sau:
- TH 1: Hoạt động kinh tế tài chính chỉ ảnh hưởng đến các loại tài sản làm cho loại
tài sản này tăng lên, đồng thời làm cho loại tài sản khác giảm bớt tương ứng, tổng số
tài sản không thay đổi.
- TH 2: Hoạt động kinh tế tài chính chỉ ảnh hưởng đến các loại nguồn vốn làm cho
nguồn vốn này tăng thêm, đồng thời làm cho nguồn vốn khác giảm bớt tương ứng,
tổng số nguồn vốn không thay đổi.
- TH 3: Hoạt động kinh tế tài chính ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn, làm
cho loại tài sản tăng thêm đồng thời cũng làm cho nguồn vốn tăng thêm tương ứng,
tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn cùng tăng thêm tương ứng.
- TH 4: Hoạt động kinh tế tài chính ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn, làm
cho loại tài sản giảm bớt tương ứng, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn cùng giảm
bớt tương ứng, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn cùng giảm bớt tương ứng.
Ta có thể chứng minh cả bốn trường hợp trên đều không làm mất tính cân đối của
bảng cân đối kế toán.
Gọi A là tổng số tiền bên tài sản, B là tổng số tiền bên nguồn vốn tại thời điểm ban
đầu, x là đại lượng biến đổi do hoạt động kinh tế tài chính ảnh hưởng đến tài sản,
nguồn vốn.
Như vậy, tại thời điểm ban đầu tính cân đối của bảng cân đối kế toán thể hiện ở
đẳng thức:
A = B (1)
Sau hoạt động kinh tế tài chính diễn ra:
- Trường hợp 1: A + x – x = B (2)
- Trường hợp 2: A = B +x – x (3)
5
- Trường hợp 3: A + x = B + x (4)
- Trường hợp 4: A – x = B – x (5)
Qua các mối quan hệ của hoạt động kinh tế tài chính diễn ra nói trên chúng ta thấy
rằng: mọi nghiệp vụ kinh tế diễn ra, dù ở bất kỳ dạng nào cũng đều không làm ảnh
hưởng tới tính cân bằng giữa giá trị và nguồn hình thành tài sản. Nói cách khác trong
mọi trường hợp cân đối giữa vốn và nguồn vốn của bảng cân đối kế toán bao giờ cũng
đúng.
Tài sản (Vốn) = Nợ phải trả + Vốn của chủ sở hữu.
*Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến kết cấu tài sản
Loại nghiệp vụ phát sinh chỉ làm thay đổi kết cấu của tài sản, khi đó, giá trị của
một tài sản này tăng lên, kéo theo giá trị của một tài sản khác giảm xuống cùng một
lượng tương ứng như nhau nên tổng số giá trị tài sản vẫn không đổi. Vì thế mà tính
cân bằng của bảng cân đối kế toán vẫn không hề bị ảnh hưởng.
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến kết cấu nguồn vốn
Khác với loại nghiệp vụ trên, loại nghiệp vụ này khi phát sinh lại chỉ ảnh hưởng
đến kết cấu nguồn vốn mà không hề ảnh hưởng đến kết cấu tài sản, nó làm cho nguồn
vốn này tăng lên nhưng lại kéo theo sự giảm đi của nguồn vốn khác với cùng một
lượng tương ứng. Vì thế, tổng số nguồn vốn không đổi, tính cân bằng của bảng cân
đối kế toán vẫn giữ nguyên. Về thực chất, loại nghiệp vụ này làm thay đổi phạm vi sử
dụng hay nguồn huy động tài sản. Chẳng hạn, trích lợi nhuận để lập quỹ xí nghiệp;
vay ngân hàng để thanh toán nợ cho người bán; dùng vốn kinh doanh để bù lỗ...
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động làm tăng quy mô tài sản và nguồn vốn.
Loại nghiệp vụ này khi phát sinh sẽ ảnh hưởng đến cả quy mô tài sản và nguồn
vốn, nó làm cho tài sản và nguồn vốn đều tăng lên một lượng như nhau. Vì thế, xét về
tổng số, tổng tài sản và tổng nguồn vốn vẫn bằng nhau, tính cân bằng của bảng cân
đối kế toán vẫn không đổi. Loại nghiệp vụ này khi phát sinh thường có quan hệ với
bên ngoài. Chẳng hạn, nhận vốn góp từ các thành viên: mua chịu vật tư, hàng hóa, tài
sản, ...
* Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm quy mô tài sản và nguồn vốn
Loại nghiệp vụ này khi phát sinh sẽ ảnh hưởng đến cả quy mô tài sản và nguồn
vốn, nó làm cho tài sản và nguồn vốn đều giảm đi một lượng như nhau. Vì thế, xét về
tổng số, tổng tài sản và tổng nguồn vốn vẫn bằng nhau, tính cân bằng của bảng cân
đối kế toán vẫn không đổi. Loại nghiệp vụ này khi phát sinh thường có quan hệ với
bên ngoài. Chẳng hạn, thanh toán tiền vay ngân hàng, trả tiền nợ người bán bằng tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng; nộp thuế cho ngân sách bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng...
Qua phân tích 4 loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói trên, ta thấy, mọi nghiệp vụ
kinh tế khi phát sinh đều có tác động ảnh hưởng đến hoặc bản thân tài sản, hoặc bản
thân nguồn vốn hay ảnh hưởng đến cả tài sản và nguồn vốn. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng

6
đó chỉ có thể làm thay đổi kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn hoặc thay đổi quy mô tài
sản và nguồn vốn mà không hề ảnh hưởng đến tính cân đối của bảng cân đối kế toán.
Nói cách khác, trong mọi trường hợp, ta luôn luôn có quan hệ cân đối giữa tài sản với
nguồn vốn, tức là:
Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn.
Có thể biểu hiện mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn khi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh qua hình:
3
Tài sản tăng Nguồn vốn tăng

1 2

4
Tài sản giảm Nguồn vốn giảm

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong hình trên, loại nghiệp vụ (1) biểu hiện hướng biến động của tài sản; loại
nghiệp vụ (2) biểu hiện hướng biến động của nguồn vốn; loại nghiệp vụ (3) phản ánh
quan hệ tương ứng giữa tài sản và nguồn vốn theo hướng tăng; loại nghiệp vụ (4) biểu
hiện quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn theo hướng giảm.
Rõ ràng, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, loại nghiệp vụ 1 và 2 chỉ thay đổi cơ
cấu tài sản hoặc nguồn vốn; do đó, hai loại nghiệp vụ này không ảnh hưởng đến tổng
số tài sản hoặc nguồn vốn; loại nghiệp vụ 3 làm tăng quy mô tài sản và nguồn vốn;
loại nghiệp vụ 4 làm giảm quy mô tài sản và nguồn vốn. Tuân theo quy luật vận động,
biến đổi vật chất và mối liên hệ giữa hai mặt của vốn (tài sản và nguồn vốn), mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều duy trì sự cân bằng về lượng và chất giữa tài sản và
nguồn vốn đã được xác lập. Vì vậy, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động
của các đơn vị, các tổ chức, các doanh nghiệp đã được xác lập không chỉ về xu hướng
mà cả về quy mô (lượng) biến động. Những nguyên lý về sự biến động này của tài sản
và nguồn vốn chính là cơ sở lựa chọn các phương án phản ánh khoa học các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh của kế toán.
* Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán
Mối quan hệ về thu thập số liệu
Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thường xuyên với quy mô lớn. Do đó, kế toán không thể và không cần thiết phải lập
bảng cân đối kế toán sau mỗi một nghiệp vụ phát sinh vì như vậy sẽ hết sức tốn kém
cả về thời gian và công sức. Bởi vậy, thay vì lập bảng cân đối kế toán mới sau từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản
bằng phương pháp ghi sổ kép (Hoặc ghi đơn). Trên cơ sở số liệu đã phản ánh ở các
7
tài khoản, cuối kỳ (Cuối tháng, cuối quý, cuối năm), kế toán sẽ tổng hợp số liệu để lập
bảng cân đối kế toán mới.
Để lập bảng cân đối kế toán mới được nhanh chóng, kịp thời, chính xác, sau khi
hoàn tất việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào tài khoản, kế toán phải tiến hành
khóa sổ kế toán, tính ra số phát sinh bên Nợ, phát sinh bên Có và số dư cuối kỳ của
từng tài khoản (Cả tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích). Trên cơ sở đó, tiến
hành đối chiếu số liệu giữa các tài khoản có liên quan để bảo đảm tính khớp, đúng của
số liệu kế toán, đồng thời căn cứ vào số dư của các tài khoản để lấy số liệu ghi vào
các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Khi thu thập số liệu để ghi vào các chỉ tiêu trên
bảng cân đối kế toán, cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Số dư bên Nợ của các tài khoản sẽ được ghi vào các chỉ tiêu ở phần "Tài sản"
của bảng cân đối kế toán (Trừ phần ngoại lệ);
- Số dư bên Có của các tài khoản sẽ được ghi vào các chỉ tiêu ở phần "Nguồn vốn"
của bảng cân đối kế toán (Trừ phần ngoại lệ).
Đối với các tài khoản thanh toán như tài khoản "Thanh toán với người bán" hay
tài khoản "Thanh toán với khách hàng" là những tài khoản hỗn hợp, vừa đồng thời có
số dư ở cả bên Nợ và bên Có của tài khoản, khi thu thập số liệu, tuyệt đối không được
bù trừ số dư mà căn cứ vào số dư chi tiết của từng khách nợ, từng chủ nợ ở từng bên
để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trên bảng cân đối kế toán cho phù hợp (Số dư bên
Nợ ghi phần "Tài sản", số dư bên Có ghi phần "Nguồn vốn"). Mặt khác, để xác định
đúng giá trị thực của tài sản và nguồn vốn hiện có, khi lập bảng cân đối kế toán, cần
lưu ý một số trường hợp ngoại lệ sau:
- Các tài khoản phản ánh dự phòng giảm giá và tài khoản phản ánh hao mòn tài
sản cố định mặc dầu có số dư bên Có nhưng được ghi bên phần "Tài sản" bằng cách
ghi đỏ (ghi âm);
- Các tài khoản phản ánh chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch do đánh giá lại tài
sản, tài khoản lợi nhuận chưa phân phối luôn luôn được ghi bên "Nguồn vốn" cho dù
có số dư bên Có hay bên Nợ. Nếu các tài khoản trên có số dư bên Có thì ghi bình
thường, ngược lại, nếu các tài khoản trên có dư bên Nợ thì ghi đỏ (Ghi âm).
Qua những vấn đề trình bày ở trên, có thể khái quát mối quan hệ về thu thập số
liệu giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản như sau:
- Đầu kỳ kinh doanh, có thể căn cứ vào số liệu trên bảng caâ đối kế toán cuối kỳ
trước để lấy số liệu ghi vào số đầu kỳ của các tài khoản tương ứng;
- Trong kỳ kinh doanh, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản
ánh trên chứng từ, kế toán tiến hành định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan;
- Cuối kỳ kinh doanh, kế toán tiến hành khóa sổ tài khoản, tính ra số dư cuối kỳ
của các tài khoản và thu thập số liệu để lập bảng cân đối kế toán mới.
Mối quan hệ về đối chiếu số liệu

8
Ngoài mối quan hệ về thu thập số liệu, giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế
toán còn tồn tại mối quan hệ về đối chiếu số liệu. Về thực chất, mối quan hệ đối chiếu
số liệu giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán phát sinh trên cơ sở thu thập
số liệu. Đầu kỳ kinh doanh, khi mở tài khoản, kế toán có thể ghi số dư đầu kỳ của các
tài khoản theo một trong hai cách sau:
- Thứ nhất, căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản trên sổ kế toán cuối kỳ
trước để ghi vào số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng.
- Thứ hai, căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán cuối kỳ trước (Cột "Cuối
kỳ") để ghi số dư vào các tài khoản tương ứng trên sổ kế toán kỳ này.
Để kiểm tra tính chính xác của số liệu kế toán, có thể đối chiếu số liệu giữa hai
cách lập trên với nhau.
Cuối kỳ kinh doanh, để lập bảng cân đối kế toán mới, kế toán phải căn cứ vào số
dư cuối kỳ trên các tài khoản để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế
toán. Khi tổng cộng các mục, tiểu mục hay tổng cộng tài sản và nguồn vốn, nếu phát
hiện sai sót hoặc không cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, kế toán buộc phải kiểm
tra, đối chiếu lại số liệu trên bảng cân đối với số dư trên các tài khoản.
Tuy nhiên, trong thực tiễn công tác kế toán, việc đối chiếu số liệu giữa bảng cân
đối kế toán với tài khoản ít khi được thực hiện trực tiếp mà thường được thực hiện
gián tiếp thông qua bảng cân đối tài khoản. Cách làm này vừa tiết kiệm công sức vừa
bảo đảm độ tin cậy cao, đồng thời lại cung cấp được một số thông tin cần thiết cho
quản lý.
Có thể khái quát mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán qua
hình sau:
Tài sản Nguồn vốn
A. Tài sản ngắn hạn A. Nợ phải trả
Dư đầu kỳ: xxx Dư đầu kỳ: xxx
PS PS PS PS

+ Phát sinh tăng + Phát sinh giảm + Phát sinh giảm + Phát sinh tăng
Dư cuối kỳ: xxx Dư đầu kỳ: xxx

B. Tài sản dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu


Dư đầu kỳ: xxx Dư đầu kỳ: xxx
PS PS PS PS

+ Phát sinh tăng + Phát sinh giảm + Phát sinh giảm + Phát sinh tăng
Dư cuối kỳ: xxx Dư đầu kỳ: xxx

Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn

9
6.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
6.4.1. Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược
các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một thời
kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính) và hoạt động khác.
6.4.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị báo cáo: ................. Mẫu số B 02 – DN
Địa chỉ:…………............... (Ban hành theo Thông tư số200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Năm…
Đơn vị tính: ....
Mã Thuyết Năm Năm
CHỈ TIÊU số minh Nay trước

1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 10
01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20
(20=10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 24
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 60
51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần Lập, ngày ... tháng ... năm ...
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
- Số chứng chỉ hành nghề;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
10
6.4.3. Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh
 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu
tư, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh
nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản
511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trong kỳ báo cáo.
 Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu
trong năm, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có các TK
521 “Các khoản giảm trừ doanh thu” trong kỳ báo cáo.
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, BĐS đầu tư, doanh
thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02.
 Giá vốn hàng bán (Mã số 11):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, BĐS đầu tư, giá thành sản xuất
của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung
cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo
cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632
“Giá vốn hàng bán” trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định
kết quả kinh doanh”.
 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hoá, thành
phẩm, BĐS đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo
cáo. Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.
 Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):
Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ báo
cáo của doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ
của Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 “Xác
định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
 Chi phí tài chính (Mã số 22):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản
quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài
chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
11
 Chi phí lãi vay (Mã số 23):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ
báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản
635.
 Chi phí bán hàng (Mã số 25):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng hóa, thành phẩm đã bán, dịch vụ đã
cung cấp phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số
phát sinh bên Có của Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ của Tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ báo
cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có của Tài khoản
642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ
báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) Chi phí tài chính, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệ8888888p phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 30
= Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 25 - Mã số 26.
 Thu nhập khác (Mã số 31):
Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác, phát sinh trong kỳ báo cáo. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản
711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh” trong kỳ báo cáo.
 Chi phí khác (Mã số 32):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Số
liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản
811 “Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh
doanh” trong kỳ báo cáo.
 Lợi nhuận khác (Mã số 40):
Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (Sau khi đã trừ thuế GTGT
phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác phát sinh trong kỳ báo cáo.
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32.
 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận kế toán thực hiện trong năm báo cáo của
doanh nghiệp trước khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh
doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo. Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.
12
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh
trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh
bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với
bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc
căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo
cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi
trong ngoặc đơn (...) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211).
 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52):
Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập
thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này
được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối
ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ
tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...) trên sổ kế toán chi tiết
TK 8212).
 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60):
Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động
của doanh nghiệp (sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong
năm báo cáo. Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52).
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70):
Chỉ tiêu này phản ánh lãi cơ bản trên cổ phiếu, chưa tính đến các công cụ được
phát hành trong tương lai có khả năng pha loãng giá trị cổ phiếu. Chỉ tiêu này được
trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh nghiệp độc lập. Đối với
công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày trên Báo cáo tài chính
hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ.
Trường hợp Quỹ khen thưởng, phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế, lãi cơ
bản trên cổ phiếu được xác định theo công thức sau:
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹ
Lãi cơ cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc
bản = lợi
trên cổ
phiếu Số lượng bình quân gia quyền của
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ
Việc xác định lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ
thông và số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong
kỳ được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế.
13
 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)
- Chỉ tiêu này phản ánh lãi suy giảm trên cổ phiếu, có tính đến sự tác động của các
công cụ trong tương lai có thể được chuyển đổi thành cổ phiếu và pha loãng giá trị cổ
phiếu.
Chỉ tiêu này được trình bày trên Báo cáo tài chính của công ty cổ phần là doanh
nghiệp độc lập. Đối với công ty mẹ là công ty cổ phần, chỉ tiêu này chỉ được trình bày
trên Báo cáo tài chính hợp nhất, không trình bày trên Báo cáo tài chính riêng của công
ty mẹ.
- Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau
Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho Số trích quỹ
Lãi cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông - khen thưởng, phúc lợi
suy giảm =
trên cổ Số bình quân gia quyền của cổ phiếu + Số lượng cổ phiếu phổ
phiếu thông
phổ thông đang lưu hành trong kỳ dự kiến được phát hành thêm
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Lập bảng cân đối kế toán
Phương pháp giải: Bổ sung nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ
Bước 2: Phản ánh số liệu vào sơ đồ chữ T các tài khoản để xác định số dư cuối kỳ
Chú ý: Khi lập bảng tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Bài tập mẫu:
Một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình tài sản và nguồn
vốn tại thời điểm đầu kỳ như sau: (Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền


1. Tiền mặt 100.000 1. Phải trả người bán 100.000
2. Tiền gửi ngân hàng 450.000 2. Thuế và các khoản phải nộp 30.000
NSNN
3. Phải thu khách hàng 150.000 3. Phải trả người lao động 80.000
4. Hàng mua đang đi 50.000 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi 150.000
đường
5. Hàng hóa 500.000 5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.180.000
6. Tài sản cố định hữu 3.270.000 6. Lợi nhuận sau thuế chưa phân 350.000
hình phối
7. Hao mòn tài sản cố (630.000)
định
Tổng cộng tài sản 3.890.000 Tổng cộng nguồn vốn 3.890.000
14
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Xuất kho hàng hóa gửi đi bán trị giá 150.000
2. Nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng chuyển khoản 30.000
3. Trích lợi nhuận lập quỹ đầu tư phát triển 30.000
4. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000
5. Khách hàng thanh toán tiền hàng còn nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt
25.000
6. Doanh nghiệp nhận góp vốn từ cổ động một thiết bị sản xuất trị giá 80.000
7. Thanh toán bớt nợ cho người bán bằng chuyển khoản 50.000
8. Mua hàng hóa nhập kho theo giá đã có thuế GTGT 10% là 231.000, đã thanh
toán bằng chuyển khoản
Yêu cầu:
Lập bảng cân đối kế toán (Dạng tóm tắt)
Lời giải gợi ý:
Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
NV1
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán: 150.000
Có TK 156 – Hàng hóa: 150.000
NV 2
Nợ TK 333 – Thuế và CKPNNSNN: 50.000
Có TK 112 – TGNH: 50.000
NV 3
Nợ TK 421 – LNSTCPP: 30.000
Có TK 414 – Quỹ ĐTPT: 30.000
NV4
Nợ TK 111 – Tiền mặt: 100.000
Có TK 112 – TGNH: 100.000
NV5
Nợ TK 111 – Tiền mặt: 25.000
Có TK 131 – PTKT: 25.000
NV 6
Nợ TK 211 – TSCĐHH: 80.000
Có TK 411 – Vốn ĐTCCSH: 80.000
NV 7
Nợ TK 331 – PTNB: 150.000
Có TK 112 – TGNH: 150.000
NV 8
Nợ TK 156 – Hàng hóa: 210.000
Nợ TK 133 – Thuế GTGTĐVĐKT: 21.000
Có TK 112 – TGNH: 231.000
15
Bước 2: Phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T
Nợ TK 111 - Tiền mặt Có Nợ TK 112 – TGNH C

100.000 450.000
30.000 (2)
(4) 100.000
100.000 (4)
(5) 25.000 (7)
50.000 (8)
231.000

125.000 -
- 411.00
225.000
39.000

Nợ TK 131 – PTKH Có Nợ TK 151 – Có


HMĐĐĐ
150.000
25.000 (5) 50.000

- 25.000
- -
125.000
50.000

Nợ TK 156 – Hàng hóa Có Nợ TK 211 - TSCĐHH Có


500.000 3.270.000
150.000 (1) (6) 80.000
(8) 210.000

210.000 150.000 80.000 -


560.000 3.350.000

16
Nợ TK 214 - Có Nợ TK 331 - PTNB Có
HMTSCĐ 100.000
630.000 (7) 50.000

50.000 -
- - 50.000
630.000

Nợ TK 333- Thuế NSNN Có Nợ TK 334 - PTNLĐ Có


30.000 80.000
(2) 30.000

30.000 - - -
- 80.000
Nợ TK 353 – Quỹ KTPL Có Nợ TK 411 – Vốn Có
150.000 ĐTCCSH
3.180.000
- - 80.000 (6)
150.000 - 80.000
3.260.000
Nợ TK 421 – LNSTCPP Có Nợ TK 157 – HGĐB Có
350.000
(3) 30.000 (1) 150.000

30.000 - 150.000 -
320.000 150.000

Nợ TK 133 – Thuế Có Nợ TK 414 – Quỹ ĐTPT Có


GTGTĐVĐKT
30.000 (3)
(8) 21.000
21.000 - - 30.000
21.000 30.000

17
 Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 1.170.000 A. Nợ phải trả 280.000
1. Tiền mặt 225.000 1. Phải trả NB 50.000
2. Tiền gửi ngân hàng 39.000 2. Phải trả NLĐ 80.000
3. Phải thu khách hàng 125.000 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 150.000
4. Thuế GTGT đầu vào được
KT 21.000
5. Hàng mua đang đi đường 50.000
6. Hàng hóa 560.000
7. Hàng gửi bán 150.000
B. Tài sản dài hạn 2.720.000 B. Vốn chủ sở hữu 3.610.000
1. TSCĐ hữu hình 3.350.000 1. Vốn đầu tư của CSH 3.260.000
2. Hao mòn TSCĐ (630.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 30.000
3. Lợi nhuận sau thuế chưa PP 320.000
Tổng tài sản 3.890.000 Tổng cộng 3.890.000
Bài tập tự giải:
Cho biết tình hình tài sản của doanh nghiệp A đầu tháng 3/N như sau (Đơn vị tính:
1.000 đ):
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 100.000 Phải trả người bán 125.000

Tiền gửi ngân hàng 150.000 Vay và nợ thuê tài chính 115.000

Phải thu khách hàng 150.000 Nguồn vốn chủ sở hữu 1.505.000
Lợi nhuận chưa phân
Nguyên vật liệu 120.000 45.000
phối

Thành phẩm 250.000

Hàng mua đi đường 20.000

Tài sản cố định 1.150.000

Hao mòn TSCĐ (150.000)

Tổng cộng 1.790.000 Tổng cộng 1.790.000

18
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua công cụ, dụng cụ của công ty X giá mua theo hóa đơn chưa có thuế là 45.000,
thuế suất thuế GTGT 10%; đã thanh toán toàn bộ bằng tiền mặt, cuối tháng hàng chưa về
nhập kho.
2. Mua vật liệu của công ty Y, tổng giá thanh toán (Gồm cả thuế GTGT 10%) là
71.500. DN B đã thanh toán tiền hàng bằng tài khoản, phần còn lại sẽ trả hết trong
tháng sau, vật liệu đã kiểm nhận, nhập kho đủ.
3. Vật liệu đi đường tháng trước về nhập kho, chi phí vận chuyển, bốc dỡ là 2.500
(giá chưa thuế), thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
4. Nhận được hóa đơn của số vật liệu mua nhập kho tháng trước, giá chưa có thuế
là 31.000 (Thuế suất thuế GTGT 10%). Được biết tháng trước, kế toán đã ghi sổ theo
giá tạm tính là 30.000.
5. Dùng TGNH trả bớt nợ cho người bán 52.000.
Yêu cầu:
Lập bảng cân đối kế toán tháng 3/N của doanh nghiệp A
Dạng 2: Tìm X trong bảng cân đối kế toán
Phương pháp giải:
Áp dụng phương trình kế toán cơ bản:
Tổng TS = Tổng NV
TSNH + TSDH = NPT + NVCSH
Áp dụng phương trình kế toán ta có phương trình sau:
X + A = B => X = B – A
(Trong đó: A, B: Tổng giá trị tài sản hoặc nguồn vốn)
Bài tập mẫu: Có số liệu về bảng cân đối kế toán cuối kỳ tại 1 doanh nghiệp như
sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 1.460.000 A. Nợ phải trả 260.000+X
1. Tiền mặt 250.000 1. Phải trả NB 120.000
2. Tiền gửi ngân hàng 180.000 2. Phải trả NLĐ 50.000
3. Phải thu khách hàng 200.000 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 90.000
4. Công cụ dụng cụ 45.000 4. Vay ngắn hạn
5. Thành phẩm tồn kho 100.000 5. Người mua ứng trước X
6. Hàng hóa 230.000
7. Hàng gửi bán 50.000
B. Tài sản dài hạn 1.610.000 B. Vốn chủ sở hữu 2.555.000
1. TSCĐ hữu hình 2.170.000 1. Vốn đầu tư của CSH 2.270.000
2. Hao mòn TSCĐ (560.000) 2. Quỹ đầu tư phát triển 210.000
3. Lợi nhuận sau thuế chưa PP 75.000
Tổng tài sản 3.070.000 Tổng cộng 3.070.000
19
Yêu cầu: Tìm X trong bảng cân đối kế toán
Lời giải gợi ý:
Áp dụng phương trình kế toán:
Tổng tài sản= tổng nguồn vốn
Tổng TSNH + TSDH = NPT + NVCSH
Ta có:
1.460.000 + 1.610.000 = 260.000 + X + 2.555.000
 3.070.000 = X + 2.815.000
=> X = 3.070.000 - 2.815.000 = 255.000
Bài tập tự giải:
Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/N được cho như sau:
(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền


A. Tài sản ngắn hạn 310.000 A. Nợ phải trả 245.000
1. Tiền mặt 80.000 1. Phải trả người bán 50.000
2. Phải thu khách hàng 120.000 2. Vay và nợ thuê tài 120.000
chính
3. Tài sản thiếu chờ xử lý 30.000 3. Phải trả người lao 50.000
động
4. Tạm ứng 20.000 4. Phải trả khác 25.000
5. Hàng hóa tồn kho 60.000
B. Tài sản dài hạn 2.200.000 B. Vốn chủ sở hữu 1.900.000 + X
1. Tài sản cố đinh hữu hình 2.700.000 1. Vốn đầu tư của chủ sở 1.700.000
hữu
2. Hao mòn tài sản cố định (500.000) 2. Lợi nhuận sau thuế X
3. Qũy đầu tư phát triển 200.000
Tổng tài sản 2.000.000 Tổng nguồn vốn 2.000.000
Yêu cầu: Tìm X trong bảng cân đối kế toán?
Dạng 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng như thế nào đến quy
mô tài sản, nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán
Phương pháp giải:

20
- Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
- Bước 2: Xác định đối tượng thuộc tài sản hay nguồn vốn
- Bước 3: Xác định sự biến động của tài sản, nguồn vốn
- Bước 4: Chỉ ra sự ảnh hưởng của NV kinh tế phát sinh đến tài sản và nguồn vốn
như thế nào.
Chú ý: Có 4 loại quan hệ đối ứng như sau:
- TH 1: Tài sản tăng, tài sản giảm => Tổng số tài sản không thay đổi.
- TH 2: Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm => Tổng số nguồn vốn không thay đổi.
- TH 3: Tài sản tăng, nguồn vốn tăng => Tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn
cùng tăng thêm tương ứng.
- TH 4: Tài sản giảm, nguồn vốn giảm => Tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn
cùng giảm bớt tương ứng.
Nếu quan hệ đối ứng liên quan tới cả TS và NV thì sẽ là quan hệ đối ứng cùng
tăng hoặc cùng giảm.
Nếu quan hệ đối ứng chỉ liên quan tới TS hoặc NV thì quan hệ đối ứng sẽ là 1
tăng 1 giảm
Bài tập mẫu:
Cho số liệu về bảng cân đối kế toán cuối kỳ của một doanh nghiệp như sau: (Đơn
vị tính: 1.000 đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 520.000 A. Nợ phải trả 320.000
1. Tiền mặt 60.000 1. Phải trả người bán 180.000
2. Phải thu khách hàng 150.000 2. Vay và nợ thuê tài chính 95.000
3. Thuế GTGT được khấu 50.000 3. Phải trả nội bộ ngắn hạn 30.000
trừ
4.Nguyên, vật liệu 200.000 4. Phải trả khác 15.000
5. Hàng hóa tồn kho 60.000
B. Tài sản dài hạn 2.150.000 B. Vốn chủ sở hữu 2.350.000
1. Tài sản cố đinh hữu hình 2.600.000 1. Vốn đầu tư của CSH 1.900.000
2. Hao mòn tài sản cố định (450.000) 2. Lợi nhuận sau thuế 150.000
3. Nguồn vốn đầu tư XDCB 300.000
Tổng tài sản 2.670.000 Tổng nguồn vốn 2.670.000

21
Cho nghiệp vụ: Doanh nghiệp mua một lô NVL trị giá 250.000, chưa thanh toán
cho nhà cung cấp. Nghiệp vụ này làm thay đổi quy mô tài sản, nguồn vốn như thế
nào?
Lời giải gợi ý:
Bước 1: Xác định đối tượng ĐT1: Nguyên vật liệu ĐT2: Phải trả nhà cung
KT cấp
Bước 2: Xác định đối tượng là Tài sản Nguồn vốn
tài sản hay nguồn vốn
Bước 3: Chỉ ra sự biến động Tăng 250.000 Tăng 250.000
tăng hay giảm
Bước 4: Kết luận Nghiệp vụ này làm cho tổng tài sản và nguồn vốn
cùng tăng thêm 250.000
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn = 2.920.000.000
Bài tập tự giải:
Tình hình tài sản của một doanh nghiệp tính đến ngày 31/12/N được cho như sau:
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 80.000 Vay và nợ thuê tài chính 120.000
Phải thu khách hàng 120.000 Phải trả người bán 60.000
Hàng hóa tồn kho 600.000 Phải trả khác 20.000
Tài sản cố đinh hữu hình 1.400.000 Vốn đầu tư của chủ sở 1.700.000
hữu
Hao mòn tài sản cố định (200.000) Quỹ đầu tư phát triển 100.000
Tổng tài sản 2.000.000 Tổng nguồn vốn 2.000.000
Cho nghiệp vụ: Thanh toán khoản nợ kỳ trước cho người bán bằng tiền gửi ngân
hàng, số tiền: 60.000. Nghiệp vụ này làm ảnh hưởng đến quy mô tài sản, nguồn vốn
của bảng cân đối kế toán như thế nào?
Dạng 4: Lập bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp giải:
Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xác định kết quả kinh doanh
cuối kỳ của doanh nghiệp
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu trên BC KQKD
Bước 3: Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Chú ý: Các chỉ tiêu được xác định như sau:
22
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu (CKTM, GGHM, HMTL)
2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
+ (Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính) - (Chi phí bán hàng +
Chi phí quản lý doanh nghiệp)
4. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh +
Lợi nhuận khác
6. Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế
TNDN hiện hành - Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Bài mẫu 1: Cho bảng cân đối kế toán đầu tháng 3/N tại một doanh nghiệp như
sau (Đơn vị tính: 1.000.000đ)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 1.000 Phải trả vốn CNV 1.840
Tiền gửi ngân hàng 2.000 Phải trả cho người bán 600
Phải thu khách hàng 1.100 Vay và nợ thuê tài chính 3.000
Tạm ứng 300 Lợi nhuận chưa PP 560
Thành phẩm 2.400 Nguồn vốn kinh doanh 24.000
Chi phí sản xuất dở 200
dang
Nguyên vật liệu 4.000
Tài sản cố định 1.900
Tổng cộng tài sản 30.000 Tổng cộng nguồn vốn 30.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đơn vị tính: 1.000.000đ)
1. Người mua trả tiền hàng kỳ trước qua ngân hàng 500.
2. Dùng Tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 275 (Đã bao gồm cả
thuế GTGT 10%).
3. Rút TGNH trả nợ người bán 300.
4. Mua nguyên liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế 1.500, thuế suất thuế GTGT
10% chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 11 (Bao gồm
cả thuế GTGT 10%), đã thanh toán bằng tiền tạm ứng.
5. Xuất nguyên vật liệu để trực tiếp chế biến sản phẩm là 3.000, cho nhu cầu quản
lý phân xưởng sản xuất 50, cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp: 50.

23
6. Rút tiền gửi NH về quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương 1.840.
7. Trả lương CNV 1.840 bằng tiền mặt.
8. Tính ra lương phải trả cho CNSX là 1.800, cho nhân viên quản lý phân xưởng
là 100, cho nhân viên quản lý doanh nghiệp là 200.
9. Trích các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định.
10. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 50, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn
doanh nghiệp 20.
11. Bán sản phẩm tại kho chưa thu tiền, biết giá xuất kho 2.000, giá bán 3.600
chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%.
12. Cuối kỳ nhập kho thành phẩm từ sản xuất trị giá 5.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản và lập bảng cân đối tài khoản.
2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
Lời giải gợi ý:
1. Định khoản: Định khoản các nghiệp vụ theo nguyên tắc định khoản
1. Nợ TK 112: 500
Có TK 131: 500
2. Nợ TK 152: 250
Nợ TK 133: 25
Có TK 111: 275
3. Nợ TK 331: 300
Có TK 112: 300
4.a Nợ TK 152: 1.500
Nợ TK 133: 150
Có TK 331: 1.650
b, Nợ TK 152: 10
Nợ TK 133: 1
Có TK 141: 11
5. Nợ TK 621: 3.000
Nợ TK 627: 50
Nợ TK 642: 50
Có TK 152: 3.100
6. Nợ TK 111: 1.840
Có TK 112: 1.840
7. Nợ TK 334: 1.840
Có TK 111: 1.840
8. Nợ TK 622: 1.800
Nợ TK 627: 100
Nợ TK 642: 200

24
Có TK 334: 2.100
9. Nợ TK 622: 423
Nợ TK 627: 23,5
Nợ TK 642: 47
Nợ TK 334: 220,5
Có TK 338: 714
10. Nợ TK 627: 50
Nợ TK 642: 20
Có TK 214: 70
11a. Nợ TK 632: 2.000
Có TK 155: 2.000
b. Nợ TK 131: 3.960
Có TK 511: 3.600
Có TK 333: 360
12. Nợ TK 155: 5.000
Có TK 154: 5.000
13. Kết chuyển
Nợ TK 154: 5.446,5
Có TK 621: 3.000
Có TK 622: 2.223
Có TK 627: 223,5
14. Kết chuyển giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp
Nợ TK 911: 2.317
Có TK 632: 2.000
Có TK 642: 317
15. Kết chuyển doanh thu bán hàng
Nợ TK 511: 3.600
Có TK 911: 3.600
Lợi nhuận trước thuế: 3.600 – 2.317 = 1.283
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
1.283 x 20% = 256,6
Lợi nhuận sau thuế:
1.283 - 256,6 = 1.026,4
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:
Nợ TK 821: 256,6
Có TK 3334: 256,6
17. Kết chuyển chi phí thu nhập DN
Nợ TK 911: 256,6
Có TK 821: 256,6
25
18. Kết chuyển lại lợi nhuận sau thuế
Nợ TK 911: 1.026,4
Có TK 421: 1.026,4
Bước 2: Lập sơ đồ chữ T: Để lập sơ đồ chữ T, đầu tiên chúng ta cần liệt kê các tài
khoản chữ T xuất hiện trong bài. Sau đó dựa vào bảng cân đối kế toán đầu kì điền số
dư đầu kỳ, và tổng hợp phát sinh trong kỳ và tính ra số dư cuối kỳ.
TK 111 TK 112
1.000 2.000
(6) 1.840 (2) 275 (1) 500 (3) 300
(7) 1.840 (6) 1.840
1.840 2.115 500 2.140
725 360
TK 133 TK 131
0 1.100
(2) 25 (11)b 3.960 (1) 500
(4) 151
176 3.960 500
176 4.560

TK 141 TK 152
300 4.000
(4) 11 (2) 250 (5) 3.100
(4a) 1.500
(4b) 10
11 1.760 3.100
289 2.660

TK 154 TK 155
200 2.400
(13) (12) 5.000 (12) 5.000 (11a) 2.000
5.446,5
5.446,5 5.000 5.000 2.000
646,5 5.400
TK 211 TK 214
1.900 0
(10) 70
0 0 70
1.900 70

26
TK 331 TK 333
600 0
(3) 300 (4) 1.650 (11) 360
(12) 256,6
300 1.650 616,6
1.950 616,6
TK 341 TK 338
3.000 0
(9) 714
0 0 714
3.000 714

TK 334 TK 421
1.840 560
(7) 1.840 (8) 2.100 (18) 1.026,4
(9) 220,5
2.060,5 2.100 1.026,4
1.879,5 1.586,4
TK 411 TK 621
24.000
(5) 3.000 (13) 3.000
0 0
24.000 3.000 3.000

TK 622 TK 627

(8) 1.800 (5) 50 (13) 223,5


(9) 423 (13) 2.223 (8) 100
(9) 23,5
(10) 50
2.223 2.223 223,5 223,5

TK 632 TK 642

(11) 2.000 (14) 2.000 (5) 50 (14) 317


(8) 200
(9) 47
(10) 20
2.000 2.000 317 317
27
TK 511 TK 911

(15) 3.600 (11b) 3.600 (14) (15) 3.600


2.317
(17)
256,6
(18)
1.026,4
3.600 3.600 3.600 3.600

Bước 3: Dựa vào số dư đầu kỳ, tổng phát sinh và số dư cuối kỳ, chúng ta lập được
bảng cân đối tài khoản như sau:
Bảng cân đối tài khoản
Ngày 31 tháng 3 năm N
Tài Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có
111 1.000 1.840 2.115 725
112 2.000 500 2.140 360

131 1.100 3.960 500 4.560

133 0 176 0 176

141 300 0 11 289

152 4.000 1.760 3.100 2.660

154 200 5.446,5 5.000 646,5


155 2.400 5.000 2.000 5.400
211 19.000 0 0 19.000
333 0 0 616,6 616,6
331 600 300 1.650 1.950
341 3.000 0 0 3.000
334 1.840 2.060,5 2.100 1.879,5
411 24.000 0 0 24.000
214 0 (70) (70)
421 560 0 1.026,4 1.586,4
338 0 0 714 714
511 0 3.600 3.600
28
Tài Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có
621 0 3.000 3.000
622 0 2.142 2.142
627 0 219 219
632 0 2.000 2.000
642 0 308 308
821 73 73
911 3.600 3.600
Cộng 30.000 30.000 35.915 35.915 33.746,5 33.746,5

Bước 4: Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 3 năm N
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn 14.816,5 A. Nợ phải trả 8.160,1
1. Tiền mặt 725 1. Phải trả NB 1.950
2. Tiền gửi ngân hàng 360 2. Thuế phải nộp 616,6
3. Phải thu khách hàng 4.560 3. Phải trả người lao động 1.879,5
4. Thuế GTGT đầu vào được
KT 176 4. Vay và nợ thuê tài chính 3.000
5. Tạm ứng 289 5. Phải trả khác 714
6. Nguyên vật liệu 2.660
7. Chi phí sản xuất dở dang 646,5
8. Thành phẩm 5.400
B. Tài sản dài hạn 18.930 B. Vốn chủ sở hữu 25.586,4
1. TSCĐ hữu hình 19.000 1. Vốn đầu tư của CSH 24.000
2. Hao mòn TSCĐ (70) 2. Lợi nhuận sau thuế 1.586,4
Tổng tài sản 33.746,5 Tổng cộng 33.746,5

29
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng 3 năm N
Chỉ tiêu Cách lấy số liệu Số tiền
Doanh thu bán hàng và cung cấp Tổng số phát sinh bên Có TK 511 3.600
dịch vụ (Nghiệp vụ 15)
Các khoản giảm trừ doanh thu Không phát sinh 0
Doanh thu thuần = DT – Các khoản giảm trừ doanh thu 3.600
Giá vốn hàng bán Số phát sinh bên Có TK 632 đối ứng 2.000
với bên Nợ TK 911 (Nghiệp vụ 14)
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán 1.600
Doanh thu hoạt động tài chính Không phát sinh
Chi phí hoạt động tài chính Không phát sinh
Chi phí bán hàng Không phát sinh
Chi phí quản lý doanh nghiệp Số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng 317
với bên Nợ TK 911 (Nghiệp vụ 14
Thu nhập khác Không phát sinh
Chi phí khác Không phát sinh
Tổng LN kế toán trước thuế Tổng lợi nhuận thuần từ HDKD và lợi 1.283
nhuận khác
Chi phí thuế TN hiện hành Nghiệp vụ 16 256,6
Lợi nhuận sau thuế Nghiệp vụ 18 1.026,4

30
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng 3 năm N

Chỉ tiêu Số tiền

1 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.600
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
3.600
(10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 2.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.600
(20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 0
7. Chi phí hoạt động tài chính 0
Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng 0
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 317
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.283
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 0
12. Chi phí khác 0
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 0
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 1.283
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 256,6
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 1.026,4

31
Bài tập mẫu 2:
Có tài liệu về số dư đầu kỳ của các tài khoản tại một doanh nghiệp như sau (Đơn
vị tính: 1000đ):
TÀI SẢN SỐ TIỀN
Tiền mặt 15.000
Tiền gửi ngân hàng 40.000
Phải thu của khách hàng 14.000
Tạm ứng 6.000
Nguyên vật liệu 70.000
Công cụ dụng cụ 5.000
Thành phẩm 30.000
Tài sản cố định 185.000
Hao mòn TSCD (15.000)
NGUỒN VỐN SỐ TIỀN
Phải trả người bán 14.000
Vay và nợ thuê tài chính 25.000
Phải trả người lao động 11.000
Nguồn vốn chủ sở hữu 300.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):
1. Mua TSCĐ hữu hình trị giá là 50.000 chưa có thuế, thuế suất thuế GTGT 10%
chưa trả tiền cho người bán, chi phí vận chuyển bốc dỡ thuê ngoài 110 (Bao gồm cả
thuế GTGT 10%) đã thanh toán bằng tiền tạm ứng
2. Mua NVL nhập kho, giá mua 11.000 (Bao gồm cả thuế GTGT 10%), chưa thanh
toán tiền cho người bán.
3. Xuất kho thành phẩm gửi bán đi bán theo thành công xưởng là 30.000
4. Người mua trả tiền còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt 14.000
5. Trả hết lương còn nợ người lao động kỳ trước bằng tiền mặt.
6. Doanh nghiệp dùng TGNH để trả nợ cho người bán 5000
7. Thanh toán tiền vay ngắn hạn ngân hàng đến kỳ hạn phải trả bằng tiền gửi ngân
hàng 3000.
8. Tính ra tổng số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ là 25.000,
cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 5000, cho nhân viên quản lý phân xưởng sản
xuất là 5.000
32
9. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
10. Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh 60.000, trong đó dùng cho chế tạo sản
phẩm là 55.000, cho nhu cầu chung ở phân xưởng là 2.000 và cho quản lý doanh
nghiệp là 3000
11. Trích khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 2000, ở bộ phận QLDN 600
12. Nhập kho thành phẩm từ phân xưởng sản xuất theo giá thành thực tế là 75.000
13. Người mua chấp nhận số hàng gửi đi bán và đã thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt
14. Chi phí bốc dỡ, bao gói số thành phẩm trên đã chi bằng tiền mặt 1000
15. Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho người mua, giá thành sản xuất thực tế
50.000, giá bán chưa có thuế là 63.000, thuế suất thuế GTGT 10% người mua chưa
thanh toán
Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả kinh doanh?
Lời giải gợi ý:
Bước 1: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
1.a. Nợ TK 211 50.000
Nợ TK 133 5.000
Có TK 331 55.000
b, Nợ TK 211 1.000
Nợ TK 133 100
Có TK 141 1.100
2, Nợ TK 152 10.000
Nợ TK 133 1.000
Có TK 331 11.000
3, Nợ TK 157 30.000
Có TK 155 30.000
4, Nợ TK 111 14.000
Có TK 131 14.000
5, Nợ TK 334 11.000
Có TK 111 11.000
6, Nợ TK 331 5.000
Có TK 112 5.000
7, Nợ TK 311 3.000
Có TK 112 3.000

33
8, Nợ TK 622 25.000

Nợ TK 627 5.000
Nợ TK 642 5.000
Có TK 334 35.000
9, Nợ TK 622 4.750
Nợ TK 627 950
Nợ TK 642 950
Nợ TK 334 2.100
Có TK 338 8.750
10, Nợ TK 621 55.000
Nợ TK 627 2.000
Nợ TK 642 3.000
Có TK 152 60.000
11, Nợ TK 627 2.000
Nợ TK 642 600
Có TK 214 2.600
12, Nợ TK 155 75.000
Có TK 154 75.000
13.a. Nợ TK 632 30.000
Có TK 157 30.000
b. Nợ TK 111 44.000
Có TK 511 40.000
Có TK 333 4.000
14, Nợ TK 641 1.000
Có TK 111 1.000
15.a. Nợ TK 632 50.000
Có TK 155 50.000
b. Nợ TK 131 69.300
Có TK 511 63.000
Có TK 333 6.300

34
Kết chuyển
16, Nợ TK 154 94.700
Có TK 621 55.000
Có TK 622 29.750
Có TK 627 9.950
17, Nợ TK 911 90.550
Có TK 632 80.000
Có TK 642 9.550
Có TK 641 1.000
18, Nợ TK 511 103.000
Có TK 911 103.000
19, Nợ TK 821 2.490
Có TK 3334 2.490
20, Nợ TK 911 2.490
Có TK 821 2.490
21, Nợ TK 911 9.960
Có TK 421 9.960

35
Bước 2: Xác định giá trị các chỉ tiêu trên BC KQKD
Chỉ tiêu Cách lấy số liệu Số tiền
Doanh thu bán hàng và Tổng số phát sinh bên Có TK 511 (NV 13b, 103.000
cung cấp dịch vụ 15b)
Các khoản giảm trừ Tổng số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với 0
doanh thu bên Có TK 521, TK 333
Doanh thu thuần = DT – Các khoản giảm trừ doanh thu 103.000
Giá vốn hàng bán Số phát sinh bên Có TK 632 đối ứng với bên 80.000
Nợ TK 911 (NV 17)
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán 23.000
Doanh thu tài chính Số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên 0
Có TK 911
Chi phí tài chính Tổng số phát sinh bên Có TK 635, đối ứng với 0
bên Nợ TK 911
Chi phí quản lý doanh Số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên 9.550
nghiệp Nợ TK 911 (NV 17)
Lợi nhuận thuần từ Lợi nhuận gộp + DT tài chính - CP tài chính - 12.450
HĐKD CP QLDN
Thu nhập khác Số phát sinh bên Nợ TK 711, đối ứng với bên 0
Có TK 911
Chi phí khác Số phát sinh bên Có TK 811, đối ứng với bên 0
Nợ TK 911
LN khác Chênh lệch giữ TN khác và CP khác 0
Tổng LN kế toán Tổng lợi nhuận thuần từ HDKD và lợi 12.450
trước thuế nhuận khác
Chi phí thuế TN hiện Số phát sinh bên Có TK 821, đối ứng với 2.490
hành bên Nợ TK 911 (NV 20)
Lợi nhuận sau thuế Số phát sinh bên Có TK 421, đối ứng với 9.960
bên Nợ TK 911 (NV 21)

36
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng 12 năm N
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Mã Thuyết Tháng Tháng
Chỉ tiêu
số minh này trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 103.000
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 10 103.000
(10 = 01 - 02)
4. Giá vốn hàng bán 11 80.000
Mã Thuyết Tháng Tháng
Chỉ tiêu
số minh này trước
1 2 3 4 5
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ 20 23.000
(20 = 10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 0
7. Chi phí hoạt động tài chính 22 0
Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0
8. Chi phí bán hang 24 1.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9.550
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30 12.450
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
11. Thu nhập khác 31 0
12. Chi phí khác 32 0
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 12.450
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 2.490
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52) 60 9.960
37
Dạng 5: Hoàn thiện báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Phương pháp giải:
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu cần hoàn thiện trên Báo cáo KQKD
- Bước 2: Xác định cách tính chỉ tiêu để xác định kết quả (Cách tính đã trình bày
ở dạng 4)
- Bước 3: Hoàn thiện báo cáo KQKD
Dựa vào yêu cầu đề bài hoàn thiện chỉ tiêu nào trên Báo cáo KQKD để tính toán.
Ta có các chỉ tiêu được xác định như sau:
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu (CKTM, GGHM, HMTL)
2. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính) - (Chi phí
bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
4. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Lợi nhuận khác
6. Lợi nhuận sau thuế TNDN = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế - Chi phí thuế
TNDN hiện hành - Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
Bài tập mẫu:
Cho Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Thành Hưng như
sau:

Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH Thành Mẫu số B 02 – DN


Hưng (Ban hành kèm theo TT 200/TT-BTC
Địa chỉ: Số 18 - Giảng Võ - Hà Nội ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Tháng 12 năm N
Đơn vị: 1000đ
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Giá vốn hàng bán 42.400.000
2 Doanh thu 52.500.000
3 Chi phí từ hoạt động tài chính 1.980.000
4 Lợi nhuận sau thuế (?)
38
5 Doanh thu từ hoạt động tài chính 13.500.000
6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.380.000
7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (?)
(thuế suất hiện hành)
8 Doanh thu khác 30.000
9 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD (?)
10 Chi phí bán hang 2.770.000
11 Chi phí khác 40.000
12 Tổng lợi nhuận trước thuế (?)
13 Lợi nhuận gộp (?)
Yêu cầu:
Sắp xếp lại các chỉ tiêu theo thứ tự trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và
điền các số liệu còn thiếu?
Lời giải gợi ý:
STT Chỉ tiêu Số tiền
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 52.500.000
2 Giá vốn hàng bán 42.400.000
3 Lợi nhuận gộp 10.100.000
4 Doanh thu từ hoạt động tài chính 13.500.000
5 Chi phí từ hoạt động tài chính 1.980.000
6 Chi phí bán hàng 2.770.000
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.380.000
8 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 15.470.000
9 Doanh thu khác 30.000
10 Chi phí khác 40.000
11 Tổng lợi nhuận trước thuế 15.460.000
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 3.092.000
(thuế suất hiện hành)
13 Lợi nhuận sau thuế 12.368.000

39
Bài tập tự giải:
Cho số liệu về Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thu Hương như
sau:

Mẫu số B 02 – DN
Đơn vị báo cáo: Công ty TNHH Thu Hương
(Ban hành kèm theo TT 200/TT-BTC
Địa chỉ: Số 45 - Minh Khai - Hà Nội
ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


Tháng 12 năm N

STT Chỉ tiêu Số tiền

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.668.500.000


2 Lợi nhuận sau thuế TNDN ?
STT Chỉ tiêu Số tiền
3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ?
4 Doanh thu khác 23.500.000
5 Giá vốn hàng bán 1.625.603.827
6 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ?
7 Doanh thu hoạt động tài chính 35.200.000
8 Chi phí tài chính 86.450.000
9 Chi phí bán hang 37.692.700
10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 121.877.723
11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ?
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 208.018.937
13 Chi phí khác 18.760.000
Yêu cầu:
Sắp xếp lại các chỉ tiêu theo thứ tự trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và
điền các số liệu còn thiếu?
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống dưới đây:
Câu 1. Tài khoản 214:
A. Ghi dương bên Nguồn vốn
B. Ghi âm bên Nguồn vốn
40
C. Ghi dương bên Tài sản
D. Ghi âm bên Tài sản
Câu 2. Tài khoản 131 có số dư bên Nợ ghi:
A. Ghi âm bên tài sản
B. Ghi dương bên tài sản
C. Ghi dương bên nguồn vốn
D. Ghi âm bên nguồn vốn
Câu 3. Bảng cân đối kế toán là:
A. Bảng tổng hợp thông tin tài chính của doanh nghiệp.
B. Bảng phản ánh nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp.
C. Bảng tổng hợp cân đối tổng quát phản ánh tổng hợp tình hình tài sản của
doanh nghiệp trên 2 mặt tài sản và nguồn vốn tại 1 thời điểm nhất định.
D. Bảng tổng hợp cân đối tổng quát phản ánh tổng hợp tình hình tài sản của
doanh nghiệp trên 2 mặt tài sản và nguồn vốn trong kỳ của doanh nghiệp.
Câu 4. Nội dung của bảng cân đối kế toán:
A. Thể hiện mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
B. Phản ánh các loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
C. Phản ánh tại thời điểm nhất định
D. Thể hiện mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, Phản ánh các loại tài
sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, Phản ánh tại thời điểm nhất định
Câu 5. Tài khoản nào có số bên Có nhưng ghi bên tài sản:
A. TK 133 B. TK 331
C. TK 214 D. TK 421
Câu 6. Chỉ tiêu nào thuộc bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
A. Doanh thu
B. Tiền mặt
C. Thành phẩm
D. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Câu 7. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên tính cân đối:
A. Tài sản - nguồn vốn
B. Doanh thu - chi phí - kết quả
C. Phát sinh Nợ - Có của các tài khoản
D. Luồng tiền vào - ra
Câu 8. Số dư bên Nợ tài khoản "Phải trả cho người bán" được:
A. Ghi số âm bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán

41
B. Ghi số dương bên tài sản của bảng cân đối kế toán
C. Ghi số dương bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán
D. Ghi số âm bên tài sản của bảng cân đối kế toán
Câu 9. Quan hệ cân đối giữa chi phí, thu nhập và kết quả?
A. Kết quả = Thu nhập + Chi phí
B. Kết quả = Thu nhập – Chi phí
C. Kết quả = Chi phí / Thu nhập
D. Kết quả = Chi phí x Thu nhập
Câu 10. Ý nghĩa của việc sử dụng các thông tin kế toán?
A. Cung cấp thông tin
B. Tổng hợp thông tin cần thiết cho các đối tượng
C. Cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng cần sử dụng thông tin
D. Là hình thức biểu hiện cần thiết cho người sử dụng thông tin
Câu 11. Có số liệu tại một doanh nghiệp ngày 31/12 như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Tiền mặt 4.000
Nguyên vật liệu 4.000
Khách hàng ứng trước 1.000
Vay và nợ thuê tài chính 3.000
Tài sản cố định 20.000
Nguồn vốn kinh doanh X
Hao mòn TSCĐ 2.000
Tìm giá trị của X là?
A. 24.000 B. 28.000 C. 22.000 D. 26.000
Câu 12. Dựa vào tài liệu hãy xác định vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp?
Ứng cho người bán 1.000
Tiền mặt 1.000
Tài sản cố định 20.000
Hàng hóa 8.000
Vay và nợ thuê tài chính 5.000
A. 23.000 B. 25.000 C. 35.000 D. 33.000
Câu 13. Bảng cân đối kế toán ngày 1/1 có số liệu như sau: Tiền mặt: 300 triệu,
nợ người bán: 800 triệu, tài sản cố định: 2.200 triệu và vốn chủ sở hữu. Sau
nghiệp vụ kinh tế phát sinh “Vay ngắn hạn ngân hàng để mua nguyên liệu, trị
giá 500 triệu” thì vốn chủ sở hữu và tổng tài sản sẽ là:

42
A. 1.700 và 2.500 B. 2.500 và 3.000 C. 3.300 và 3.800 D. 1.700 và
3.000
Câu 14. Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng của Bảng
cân đối kế toán.
A. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300 triệu đồng
B. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200 triệu đồng
C. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700 triệu đồng
D. Tất cả các trường hợp trên
Câu 15. Nếu có các số liệu về tài sản và nguồn vốn như sau (Đơn vị tính triệu
đồng): Tiền mặt: 20, hàng hóa: 60, tài sản cố định hữu hình: 100, hao mòn
TCSĐHH: 20, vay và nợ thuê tài chính: 20, nguồn vốn kinh doanh: 110, thì lợi
nhuận chưa phân phối sẽ là:
A. 50 B. 30 C. 20 D. 10
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Một DN có tình hình tài sản và nguồn vốn tại thời điểm đầu kỳ như
sau: (Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
1. Tiền mặt 150.000 1. Phải trả người bán 115.000
2. Tiền gửi ngân hàng 80.000 2. Phải trả người lao động 45.000
3. Phải thu khách hàng 180.000 3. Vay và nợ thuê tài chính 200.000
4. Nguyên vật liệu 120.000 4. Quỹ khen thưởng phúc lợi 100.000
5. Thành phẩm 200.000 5. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.700.000
6. Hàng hóa 75.000 6. LNST chưa phân phối 110.000
6. Tài sản cố định HH 1.500.000
7. Hao mòn TSCĐ (35.000)
Tổng 2.270.000 Tổng 2.270.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua nguyên vật liệu, giá mua chưa có thuế là 15.000, thuế giá trị gia tăng 10%;
toàn bộ tiền hàng đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản, số hàng mua
đã được kiểm nhận, nhập kho đủ.
2. Xuất kho hàng hóa gửi đại lý, giá vốn hàng bán 25.000.
3. Trích lợi nhuận chưa phân phối, lập quỹ đầu tư phát triển 50.000.
4. Dùng tiền mặt thanh toán một phần nợ đầu kỳ cho người bán 100.000.
5. Mua một TSCĐ HH đã đưa vào sử dụng, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế
200.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chi phí lắp đặt 2.000. Toàn bộ đã được thanh toán
bằng tiền gửi ngân hàng.
6. Gửi tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 35.000.

43
7. Người mua thanh toán 50% số nợ đầu kỳ cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản,
doanh nghiệp đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng.
8. Mua nhập kho một số công cụ, dụng cụ trị giá hóa đơn 22.000 (bao gồm cả
thuế GTGT 10%), doanh nghiệp ký nhận nợ trong thời gian 1 tháng.
9. Nhận vốn góp liên doanh bằng một TSCĐ HH theo giá thỏa thuận 500.000
Yêu cầu:
1. Cho biết các nghiệp vụ trên thuộc loại quan hệ đối ứng nào?
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh?
3. Lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ của doanh nghiệp
Bài 2: Tại một doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ. Trong kỳ có các tài liệu liên quan đến quá trình bán hàng tập hợp được
như sau (Đơn vị tính: đồng)
1. Xuất kho 500 sản phẩm A chuyển đến cho khách hàng X, giá vốn xuất kho của
sản phẩm A là 50.000 đ/sản phẩm. Giá bán đơn vị chưa có thuế GTGT của sản phẩm
A là 90.000đ/sản phẩm, thuế GTGT 10%.
2. Xuất kho 200 sản phẩm B bán trực tiếp cho khách hàng Y chưa thu tiền với giá
bán chưa bao gồm thuế GTGT 10% là 130.000đ/sp, giá vốn của sản phẩm B là 95.000
đ/sp . Khách hàng Y chấp nhận thanh toán.
3. Khách hàng X chấp nhận thanh toán 1/2 số hàng gửi bán ở nghiệp vụ 1. Số còn
lại, khách hàng Y đã trả lại doanh nghiệp do không đúng yêu cầu, doanh nghiệp đã
kiểm nhận và nhập kho đầy đủ.
4. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 20.000.000 đồng; cán bộ
quản lý doanh nghiệp là 18.000.000 đồng.
5. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ qui định
6. Chi phí tiền điện và các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ ở bộ phận bán
hàng là 1.000.000 đồng, bộ phận quản lý doanh nghiệp là 1.500.000 đồng, đã thanh toán
bằng tiền mặt.
7. Trích khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng là 2.000.000 đồng, bộ phận
quản lý doanh nghiệp là 1.600.000 đồng
8. Khách hàng Y đã thanh toán toàn bộ tiền hàng trong kỳ bằng chuyển khoản sau
khi trừ 1% chiết khấu thanh toán được hưởng tính trên tổng giá thanh toán. Doanh
nghiệp đã nhận được giấy báo có ngân hàng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
2. Xác định kết quả kinh doanh và định khoản các bút toán kết chuyển để xác định
kết quả kinh doanh. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
3. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh?

44

You might also like