You are on page 1of 2

Nhóm 9:

- Hệ thống sản xuất Đẩy

Với chiến lược Đẩy, doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm dựa trên nhu cầu dự kiến của người
tiêu dùng và khả năng cung ứng của công ty, từ đó hàng hóa sẽ được lưu kho và đẩy ra
thị trường thông qua hệ thống phân phối.

Có nghĩa là doanh nghiệp cần dự báo số lượng và nhu cầu tiêu thụ, từ đó xác định mức
hàng hóa cần sản xuất và lưu trữ sẵn trong kho. Với một chuỗi cung ứng sử dụng chiến
lược Đẩy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được đẩy từ phía nhà sản xuất qua các kênh
phân phối tới nhà bán lẻ và cuối cùng là đến tay khách hàng.

Ví dụ chuỗi cung ứng đẩy trong thực tế là các nhà sản xuất bánh kẹo, gia vị, đồ gia dụng,
… thường sản xuất số lượng lớn và phân phối sản phẩm tới các siêu thị, tạp hoá,… và
bán tới tay khách hàng.

Ưu điểm của chuỗi cung ứng đẩy là khách hàng có thể tiếp cận với lượng lớn sản
phẩm..Chiến lược đẩy có thể phát huy hiệu quả khi thị trường còn non trẻ và tiếp thị đẩy
giúp tạo ra những bước nhảy linh hoạt về tăng trưởng thị trường và lợi nhuận nhanh
chóng.

Nhược điểm: Tuy nhiên, nếu sản phẩm đẩy ra không được tiếp nhận hoặc có sự thay đổi
từ nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến số lượng hàng tồn rất lớn, ảnh hưởng đến doanh
nghiệp và cả đối tác. Tình trạng này gây ra tắc nghẽn hoặc chậm trễ trong cung ứng, chất
lượng dịch vụ xuống dốc và sản phẩm không bắt kịp thị trường.Khi thị trường đã bão hòa
thì logic trên sẽ bị phá vỡ. Ngoài ra, việc gia tăng chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển, thì
chi phí bán hàng sẽ góp phần bào mòn lợi nhuận của công ty và khiến cho hệ thống sản
xuất đẩy trở nên yếu thế hơn so với sản xuất kéo.

- Hệ thống sản xuất kéo

Trái ngược với chiến lược Đẩy, chiến lược Kéo không đòi hỏi doanh nghiệp phải dự đoán
trước kết quả, mà ngay khi có đơn đặt hàng thì doanh nghiệp mới bắt đầu tiến hành sản
xuất.

Hay nói cách khác, chiến lược này hoạt động dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.
Đây là chiến lược có liên quan đến nguyên tắc just-in-time (sản xuất tức thời) trong quản
lý sản xuất, nhằm giảm thiểu số lượng hàng lưu trữ trong kho và tập trung vào việc giao
hàng đúng thời hạn.
Ví dụ với chiến lược kéo: Amazon dựa vào chiến lược kéo khi bán sản phẩm từ người
bán thứ ba để giảm rủi ro tồn kho không bán được.

Chiến lược này có nhiều ưu điểm như:

- Nhà sản xuất có thể linh động trong việc sản xuất đơn hàng.
- Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp dư thừa hàng hóa, không thể bán, hay không có
kho lưu trữ hàng hóa.
- Sản phẩm được tung ra thị trường sẽ là những hàng hóa mới nhất.

Tuy nhiên, chiến lược này vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Thời gian đặt đơn hàng
có thể kéo dài dẫn đến không đủ sản phẩm để cung cấp cho khách hàng; khó tận dụng lợi
thế kinh doanh theo quy mô vì không thể đáp ứng yêu cầu khách hàng. Vậy nên, chiến
lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải lên kế hoạch chi tiết cho từng công đoạn cụ thể, sắp
xếp các tác vụ khoa học nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng liên tục và trơn tru.

Bài tập tình huống

vậy sản xuất đó thuộc loại sản xuất đẩy. Do sản xuất theo từng chi tiết; sản xuất dở
dang quá nhiều, sản xuất thừa, Chuyển động xảy ra ngay cả khi công việc kế đó chưa sẵn
sàng,ngay cả khi không có yêu cầu.

You might also like