You are on page 1of 53

Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T.

Dương – ĐHBK HN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


TRƢỜNG CƠ KHÍ
NCM Hàn và Công nghệ kim loại
*****

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU HÀN


ME4128
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dƣơng

- MNCM Hàn và Công nghệ Kim loại, Trường Cơ khí,


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Email: duong.nguyentien@hust.edu.vn
1
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Giới thiệu về học phần

 Thời lượng: 3(3-1-0-6)


- Lý thuyết: 45 tiết
- Bài tập: 15 tiết
 Phương pháp đánh giá kết quả học tập:
- Giữa kỳ: Hệ số 0.3
- Kết thúc HP: Hệ số 0.7

2
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Nội dung chính học phần


 Mở đầu
 Chương 1. Vật liệu dùng trong kết cấu hàn
 Chương 2. Cơ sở tính toán kết cấu hàn
 Chương 3. Dầm hàn
 Chương 4. Kết cấu trụ, cột hàn
 Chương 5. Giàn hàn
 Chương 6. Kết cấu hàn dạng tấm vỏ
3
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Tài liệu tham khảo


• Đoàn Định Kiến và các tác giả: Kết cấu thép - Khoa học và kỹ thuật,
Hà Nội, 1997.
• Phạm Văn Hội và các tác giả. Kết cấu thép. Công trình dân dụng và
công nghiệp.Nxb KHKT 1998.
• K. Masubuchi: Analysis of welded structures - Pergamon Press,
Oxford, 1980.
• American Welding Society: Structural welding code – Steel.
D1.1M:2002, 18th edition - American Welding Society, Miami, 2010.
• Bộ tiêu chuẩn: ASME VIII- 2010, ASME IX-2004
• Vũ Công Luận, Kết cấu hàn, ĐHBK Hà nội.
• Ngô Lê Thông. Công nghệ hàn điện nóng chảy, T.2. Ứng dụng. Nxb
KHKT, Hà Nội, 2005.
• Các quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế.
• Các tài liệu khác theo nội dung cụ thể. 4
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

MỞ ĐẦU
M.1. Kết cấu hàn trong các lĩnh vực công nghiệp
M.1.1. Khái niệm về kết cấu hàn
• Các kết cấu chịu lực được chế tạo
và tổ hợp từ nhiều loại cấu kiện, bộ
phận hoặc các chi tiết khác nhau
nhằm đáp ứng những yêu cầu sử
dụng nhất định.
• Để tạo ra các bộ phận kết cấu hoặc
kết cấu tổng thể người ta có thể sử
dụng nhiều quá trình công nghệ
khác nhau như hàn, đúc, tán đinh,
dán, biến dạng tạo hình, cắt gọt,..
• Những kết cấu được gia công, chế tạo bằng công
nghệ hàn - quy ước gọi là kết cấu hàn. 5
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

M.1.2. Một số loại kết cấu hàn

6
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

7
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

8
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Construction of nuclear power station


Circumferential welding of a reactor
vessel by submerged arc welding

1250 tons Vacuum Vessel


Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

• Kết cấu hàn rất phong phú đa dạng về chủng loại, kích cỡ và khối
lượng.

• Kết cấu hàn có trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và làm việc trong
những điều kiện rất khác nhau:

- Dưới nước: Tàu ngầm, dàn khoan, tàu thuỷ,..

- Trên không và trong vũ trụ: Máy bay, tên lửa, tàu liên hợp,...

- Trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc rất thấp.

- Trong điều kiện ăn mòn hoặc mài mòn cao,...

10
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

M.2. Những ƣu điểm cơ bản của kết cấu hàn


M.2.1. Kết cấu hàn có tất cả những ƣu điểm chủ yếu
của kết cấu kim loại
 Khả năng chịu lực lớn, có độ tin cậy cao khi sử dụng
 Khối lượng bé:
 = Khối lượng riêng/ Độ bền tính toán
-> Kết cấu thép nhẹ nhất trong các loại kết cấu chịu lực
-> Nhẹ hơn gỗ 1,5 lần, bêtông cốt thép (5-6) lần.
 Cơ động trong lắp ráp và vận chuyển.
 Dễ sửa chữa, thay thế.
 Có tính công nghiệp hoá cao.

11
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

M.2.2. Kết cấu hàn còn có những đặc điểm vƣợt trội
 Có thể tạo ra những kết cấu siêu trường, siêu trọng.

 Có thể tạo ra những kết cấu nguyên khối và bền vững từ


những vật liệu có tính chất khác nhau.

 Các liên kết hàn có độ kín tốt rất cần thiết cho nhiều loại kết
cấu như nồi hơi,vỏ tàu, bồn bể, đường ống,...

 Đầu tư cho thiết bị, nhà xưởng thấp.

 Điều kiện lao động được cải thiện.

 Tiết kiệm vật liệu.

12
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Ví dụ 1: So với kết cấu đinh tán

 Dầm cầu L=23m, thiết kế theo 2 phương án: Hàn và tán đinh cùng
có khả năng chịu tải như nhau:
• Phương án đinh tán: Có mặt cắt ngang khá phức tạp, khả năng
làm việc kém hơn và đặc biệt chi phí vật liệu lớn hơn.
• Phương án hàn: Có hình dạng mặt cắt ngang hợp lý, giảm tới
gần 25% khối lượng kim loại và giá thành chế tạo.
13
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Ví dụ 2: So với kết cấu ren

 Ví dụ 3: So với kết cấu đúc: Cho phép giảm từ (20-60)% khối


lượng kim loại, vì: Không mất kim loại cho việc nấu chảy và rót kim
loại lỏng vào khuôn (cháy, bốc hơi, đậu ngót,..), không cần lượng dư
gia công, sản phẩm có cơ tính tốt hơn nên có thể thiết kế với kích
thước bé hơn. 14
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

M.3. Những hạn chế cơ bản của kết cấu hàn


• Tại khu vực mối hàn và vùng lân cận nhiệt, tổ chức kim loại và
các tính chất khác có thể thay đổi theo chiều hướng xấu như
tăng cứng và giảm dẻo, dai giảm khả năng làm việc của kết cấu,
đặc biệt khi kết cấu làm việc dưới tác dụng của tải trọng động,
tải trọng va đập hoặc trong môi trường có nhiệt độ thấp.
• Luôn tồn tại một trạng thái ứng suất dư.
• Dễ bị biến dạng do tác dụng nhiệt, giảm độ chính xác chế tạo
phức tạp cho quá trình lắp ráp, tổ hợp tiếp theo, giảm tính thẩm
mỹ của sản phẩm và gây tốn kém khi có nhu cầu loại bỏ biến
dạng hàn.

15
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Đối với kết cấu hàn:


• Giải quyết đồng thời 3 vấn đề chính:
- Chọn vật liệu hợp lý.
- Có giải pháp kết cấu tối ưu.
- Có công nghệ chế tạo phù hợp đạt yêu cầu về chất lượng.
• Các yêu cầu chủ yếu:
- Đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Tiết kiệm vật liệu.
- Chế tạo được bằng các công nghệ tiên tiến
- Vận chuyển, tổ hợp đơn giản.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ chính xác cần thiết.
- Giá thành sản phẩm thấp.
16
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

17
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Vật liệu cơ bản


Vật liệu cơ bản VLCB (vật liệu gốc, vật liệu nền) --> Dùng để
chế tạo các phần tử. Trong một KCH có thể sử dụng nhiều loại
vật liệu khác nhau: Ví dụ Khung xe Audi A8

18
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

• Ước tính một kết cấu hàn thông dụng trong các công trình xây
dựng, chi phí cho vật liệu khoảng 60-70% giá thành sản phẩm
--> Cần chọn VLCB hợp lý và sử dụng tiết kiệm.
• Chủng loại vật liệu: rất đa dạng (số liệu ở Mỹ năm 2000)
* Thép cácbon : 73,8%
* Thép hợp kim: 9,8%
* Hợp kim nhôm: 2,9%
Thép: Thông dụng nhất trong tất cả các loại vật liệu có ưu thế
vượt trội so với các loại vật liệu khác và tiếp tục được sử dụng
rộng rãi trong những thập kỉ tới.
• Khối lượng thép tiêu thụ trên toàn thế giới (xem biểu đồ):
 02/2015: Toàn thế giới tiêu thụ khoảng 1.637 triệu tấn thép
(50% thép được sản xuất tại Trung quốc- Số liệu 2017).
 Năm 2016: VN ước tính tiêu thụ hơn 27 triệu tấn thép. 19
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

20
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.1. Thép

Kim loại
Kim loại đen Kim loại màu
(Sắt và hợp kim của sắt) (Các kim loại khác)

Thép (C < 2,14%) Gang (C 2,14%)


(Ít sử dụng trong KCH)

Thép Cacbon Thép hợp kim

21
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.1.1. Thép cacbon


1) Khái niệm và đặc điểm ứng dụng
Là hợp kim của sắt và cacbon mà cacbon là nguyên tố chủ yếu quyết
định các tính chất của thép. Các nguyên tố khác như Mn, Si, P, S...
(Thông thường: Mn < 0,75%; Si < 0,35%; P, S < 0,05% ).

Ảnh hưởng của cacbon


đến cơ tính của thép

C cứng, bền, dẻo, dai 


Thép C có cơ tính cao,
giá thành thấp  Được
sử dụng nhiều nhất trong
các loại vật liệu.
22
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

2) Phân loại và ký hiệu thép C


1 - Phân loại theo hàm lượng C chứa trong thép
• Thép cacbon thấp: C < 0,25%
• Thép cacbon trung binh: 0,25%  C  0,50%
• Thép cacbon cao: C > 0,50%
2 - Phân loại theo tổ chức tế vi trên giản đồ trạng thái Fe-C
• Thép trước cùng tích.
• Thép cùng tích (0,8% C).
• Thép sau cùng tích
 Theo AISI (American Iron and Steel Institute):
• Thép cacbon thấp: C < 0,30%: Thép C cực thấp (C < 0,15%) và
thép C mềm (mild steel) C=( 0,15- 0,30)%; c = 250-450 MPa.
• Thép cacbon trung bình: 0,30%  C  0,60%
• Thép cacbon cao : C > 0,60%. 23
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Giản đồ trạng thái Fe-C:

24
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

3 - Phân loại theo phương pháp luyện


• Thép luyện trong lò chuyển: Hàm lượng các nguyên
thường kém chính xác; giòn; năng suất cao, rẻ.
• Thép luyện trong lò Mactanh: Chất lượng cao hơn, cấu
trúc thuần nhất, thành phần có thể điều chỉnh trong khi
luyện; năng suất thấp và giá thành cao.
• Thép luyện trong lò điện: Chất lượng cao hơn 2 loại trên,
đặc biệt (P, S) rất bé.
4 - Phân loại theo mức độ khử ôxy trong thép
• Thép sôi: Có mức độ khử oxy không triệt để, nhạy cảm
với hiện tượng dòn nguội, nứt nóng
• Thép lặng: Có mức độ khử oxy triệt để. Giá thành cao,
nhưng chất lượng tốt, dùng nhiều để chế tạo kết cấu hàn.
• Thép nửa lặng (nửa sôi).
25
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

5 - Phân loại theo công dụng của thép


 Thép cacbon kết cấu thông dụng (thép thông dụng, thép
thường)
 Thép cacbon kết cấu chất lượng tốt (thép tốt).
 Thép cacbon dụng cụ
 Thép cacbon kết cấu thông dụng (TCVN 1765-75)
Nhóm A: ( CT31, CT33, …, CT61) – 7 mác
Nhóm B: ( BCT31, BCT33,…, BCT61).
Nhóm C: ( CCT34, CCT38, …, CCT51).
 Do chất lượng không cao nên thép các bon thông dụng chủ
yếu được dùng cho các kết cấu thông dụng trong lĩnh vực xây
dựng, giao thông hoặc để chế tạo các chi tiết, kết cấu máy chịu
tải nhỏ.

26
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Thép cacbon kết cấu chất lƣợng tốt


Hàm lượng C chính xác hơn, hàm lượng P, S rất thấp và
các chỉ tiêu về cơ tính khá rõ ràng ở các trạng thái
nhiệt luyện khác nhau.
(TCVN 1766-1975): C08, C10, C15, C20,…, C85.
GOST : 08, 10, 15, 20,…, 85.
Thép cácbon chất lượng tốt chia 3 phân nhóm:
• Thép cácbon thấp (C < 0,25%) - thép thấm cácbon.
Độ dẻo, dai cao nhưng độ bền thấp. Đối với các kết
cấu hàn chịu lực phức tạp và chịu mài mòn mạnh bề
mặt, người ta thường phải thấm cácbon trước khi
nhiệt luyện (tôi + ram ).  Thép thuộc nhóm này có
tính hàn tốt.

27
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

• Thép có hàm lượng cácbon trung bình (0,25%  C 


0,5%) - Thép hoá tốt (tôi+ ram cao). Loại thép này
có tính hàn thỏa mãn hoặc hạn chế, thường được
dùng để chế tạo các kết cấu hàn chịu tải trọng tĩnh, va
đập hoặc cần có khả năng chống mài mòn tốt.

• Thép có hàm lượng cácbon cao (C > 0,5%) - Thép


đàn hồi, sau khi tôi + ram trung bình thép rất cứng,
giới hạn đàn hồi rất cao, nhưng độ dẻo, dai khá thấp.
Vì có tính hàn hạn chế hoặc xấu nên nhóm thép này
ít được sử dụng để làm kết cấu hàn.

28
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Thép cacbon dụng cụ: (TCVN 1822-1993)


• Hàm lượng C khá cao (0,7 - 1,3 %).
TCVN 1822-76: CD70, CD70A, CD80,…., CD130
GOST : Y7, Y7A, Y8, ……, Y13.
• Độ cứng cao, tính hàn và tính gia công áp lực kém,
ít được sử dụng trong các kết cấu hàn.
6 - Phân loại theo giá trị b/c của thép
C38/23 - Thép có độ bền trung bình
C44/29 ; C46/33 và C52/40 - Thép có độ bền cao
C60/45; C70/60; C85/75,… - Thép có độ bền rất cao.
• Cách phân loại này được sử dụng nhiều trong lĩnh
vực xây dựng, giao thông,…
29
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.1.2. Thép hợp kim


1) Khái niệm và đặc điểm sử dụng
Ngoài C, còn chứa một lượng các nguyên tố hợp kim khác đủ
lớn có tác dụng quyệt định đến các tính chất cơ bản của thép.
• Các nguyên tố hợp kim thường gặp là Cr, Ni, Mn, Si, W, V,
Mo, Ti, Nb, Zr, Cu, B, N, ...
• Chú ý: Khi Mn  0,8 - 1,0%; Si  0,5 - 0,8%;
Cr  0,2 - 0,8%; Ni  0,2 - 0,6%; W  0,1 - 0,6%; Mo 
0,05 - 0,2%; Ti, V, Nb, Zr, Cu  0,1%;
B  0,002%  Sẽ là tạp chất.
• Trong thép hợp kim, lượng chứa các nguyên tố có hại như
P, S và các khí ôxy, hyđrô, nitơ là rất thấp so với thép C.
 Có một số tính chất đặc biệt.

30
1.1.2.
Tính toán và thiếthợp
Thép kế kết kim
cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim chủ yếu


đến độ cứng (a) và độ dai va đập (b) của thép hợp kim
31
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

2) So sánh một số đặc tính của thép hợp kim với thép cacbon
• Có độ bền cao  Ưu thế càng rõ khi được nhiệt luyện và
tăng tổng lượng HK.
• Độ dẻo, độ dai giảm cùng với tăng bền.
• Mức độ HK hóa tăng  Tính công nghệ của thép xấu đi.
• Khả năng chịu nhiệt độ cao.
• Khả năng chống mài mòn, ăn mòn tốt,…
• Nấu luyện phức tạp, giá thành cao.

32
1.1.2.
Tính toán và thiếthợp
Thép kế kết kim
cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

3) Phân loại và ký hiệu

1 - Theo tổng lượng hợp kim chứa trong thép:


 Thép hợp kim thấp (thép peclit): HK < 2,5%
 Thép hợp kim trung binh: 2,5% ≤ HK ≤ 10%
 Thép hợp kim cao (có thể là M hoặc Os): HK > 10,0%.
Chú ý:- Phần lớn có tính hàn tốt => Sử dụng nhiều trong KCH.
- Hàm lượng hợp kim càng cao => Tính hàn càng xấu.
- AISI chia thép hợp kim thành 2 nhóm:
+ Thép hợp kim thấp: < 8,0%.
+ Thép hợp kim cao: > 8,0%.
2 - Theo các nguyên tố hợp kim chủ yếu: Thép silic, thép
mangan, thép Crôm-nikel,…

33
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

3 - Theo công dụng


a) Thép hợp kim kết cấu (TCVN 3104-1979)
• VD:15Cr; 20Cr; 12CrNi3; 50Si2; 12CrNi4A ….
- Dùng nhiều trong máy móc và kết cấu thép.
- Thông dụng nhất trong các KCH là nhóm thép hợp kim thấp độ
bền cao HSLA (High Strength Low Alloyed Steels): c và b khá
cao nhưng giá thành không quá cao  Kinh tế.
b) Thép hợp kim dụng cụ (TCVN 1873-1993)
• Nhóm thép này có độ bền, độ cứng cao, tính chống mài mòn
cao, đặc biệt là sau khi nhiệt luyện.
• Ví dụ thép 90CrSi; 100CrMn;…
Chú ý: Nhóm thép này ít khi được sử dụng trong kết cấu hàn .
34
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

c) Thép hợp kim đặc biệt (TCVN 2735-78)


• Thép không gỉ: C ≈ 0,1- 0,4%, Cr>12%.
VD: 12Cr18Ni9Ti2 ,…
• Thép bền nhiệt:
VD: 12CrMo; 12CrMoV;… t <3000C
14Cr17Ni; … t <5500C
40Cr10Si2Mo; … t <8500C
• Các loại thép đặc biệt khác (HK rất cao): Có tính chịu mài
mòn đặc biệt cao, có tính chất từ đặc biệt, có tính giãn nở
nhiệt đặc biệt,…

35
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.2. Hợp kim màu


Vật liệu Khối lƣợng riêng T/m3 Môdun đàn hồi kG/cm2

Hợp kim nhôm 2,7 0,72.106


Hợp kim manhê 1,8 0,43.106
Hợp kim titan 4,5 1,08.106
Thép cácbon 7,8 2,1.106

 Ƣu điểm quan trọng:


• Có khối lượng bé, nhờ vậy có thể nâng trọng tải, tốc độ của các
phương tiện, giảm công suất của động cơ tải của các thiết bị.
• Có khả năng làm việc tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp và các
môi trường ăn mòn
 Ứng dụng: Rộng rãi để chế tạo các máy móc thiết bị, giao
thông vận tải, trong CN hàng không, vũ trụ, CN hoá chất,.…
36
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Ví dụ về ứng dụng hợp kim nhôm


- Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Hàng không vũ trụ, thiết
bị giao thông bộ, tàu thuyền, sản phẩm gia dụng,…
- Tây Âu tiêu thụ hàng năm trên 10 triệu tấn (17kg/người)

37
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Ví dụ:

Tỉ lệ vật liệu nhôm ở mức 58%. Tổng trọng lượng của khung
gầm xe chỉ 282kg - nhẹ nhất trong các mẫu sedan hạng sang
cùng phân khúc. Trọng lượng nhẹ, cùng với độ cứng cao, xe
chạy êm, vận hành tốt hơn. 38
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Khi sử dụng cần chú ý đến các đặc điểm của vật
liệu đƣợc chọn:
• E bé so với thép → Độ cứng của kết cấu rất thấp, các
phần tử chịu nén dễ mất ổn định → Cần gia cố gân
cứng vững.
• Hợp kim nhẹ rất nhạy cảm với hiện tượng tập trung
ứng suất dưới tác dụng của tải trọng biến đổi → Các
liên kết hàn cần có sự chuyển tiếp đều đặn từ kim
loại mối hàn sang kim loại cơ bản. Khi cần thiết phải
sử dụng các phương pháp gia công cơ tiếp theo để
tạo cho liên kết có hình dáng bề mặt hợp lý.

39
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Nhôm và hợp kim nhôm


1) Phân loại HK nhôm:
HK nhôm đúc và biến dạng (có thể và không có thể hóa bền bằng
nhiệt luyện được): 5052, 5083, 6061,…
2) Các đặc tính của HK nhôm cần chú ý khi sử dụng trong KCH:
• Nhiệt độ nóng chảy của nhôm và oxyt nhôm  Khó hàn
• Hệ số giãn nở nhiệt gấp 2 lần so với thép  Biến dạng hàn lớn
và dễ mất ổn định.
• Hệ số dẫn nhiệt lớn (gấp 6 lần so với thép )  Cần nguồn nhiệt
có công suất lớn, độ tập trung cao.
• Khả năng dẫn điện tốt  Khó hàn điện tiếp xúc.
• HK nhôm không đổi màu khi nung, không nhiễm từ.
• E bằng 1/3 của thép  Độ cứng vững, độ ổn định thấp.
• Dễ gia công biến dạng tạo hình, … 40
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.3. Nguyên tắc chọn vật liệu cho KCH


1. Phải thỏa mãn các yêu cầu chịu lực của kết cấu, tức là đáp ứng
điều kiện bền, ổn định, cứng vững,…
- Điều kiện bền được đánh giá theo b, c, r (giới hạn mỏi).
- Độ bền, cứng càng cao, không đồng hành với việc độ dẻo, dai hay
khả năng chịu mỏi càng cao.
- Đối với điều kiện ổn định E càng bé → Mất ổn định càng dễ xảy ra.
- Độ cứng vững phụ thuộc rất nhiều vào E: E càng bé thi f càng lớn
hay độ cứng vững càng thấp và có thể dẫn đến việc lãng phí vật liệu
một cách vô ích để nâng cao độ cứng vững của kết cấu:
Độ võng f ~1/EF.
41
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

2. Vật liệu phải có tính công nghệ (đặc biệt là tính hàn) rõ ràng
Ngay từ giai đoạn thiết kế, cần phải xác định được tính hàn của vật
liệu. Theo quy ước, tính hàn chia thành:
• Nhóm có tính hàn tốt
• Nhóm có tính hàn thỏa mãn
• Nhóm có tính hàn hạn chế và xấu
3. Căn cứ vào môi trường làm việc cụ thể
Môi trường ăn mòn, nhiệt độ làm việc,...
4. Chỉ tiêu kinh tế
Căn cứ vào giá thành cần tính cho nhiều phương án để chọn phương
án tối ưu tạo cho sản phẩm có giá thành thấp nhất.

42
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

5. Chủng loại vật liệu (kích thước, hình dáng tiết diện
ngang,…) phải được chọn phù hợp với điều kiện chịu lực và
lắp ghép nhằm tận dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu.
Ví dụ: Trong lĩnh vực xây dựng:
- Thép phân nhóm A, B: Được sử dụng nhiều trong các loại
dầm, giàn, trụ cột,..
- Nhóm C: Được sử dụng nhiều trong các loại kết cấu có yêu
cầu chất lượng hàn cao hơn: Bồn chứa, cầu thép,…
Các loại thép thông dụng có giới hạn bền thấp trong khoảng
370-430 Mpa, giá thành hạ.

43
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Khi cần các loại thép có giới hạn


bền cao hơn (430-540 MPa) --> Sử
dụng HSLA như 09Mn2, 09Mn2Si,
10CrNiCu,… không những chịu lực tốt
mà có thể giảm khối lượng kết cấu (20-
25%), giảm giá thành sản phẩm.

Thép cacbon kết cấu dùng trong công


nghiệp đóng tàu: A36; AH32; AH36,…
44
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Bồn chứa Ga, Bồn chứa


Loại
LPG
Dung tích
05 - 100m3
bồn chứa
Áp suất thiết kế 18kg/cm2
Áp suất thử thuỷ
27kg/cm2
lực
Áp suất làm việc 18kg/cm2
Thép Q345B, Thép
Vật liệu
 Chế tạo bồn bể: A516GR70
Sơn Epoxy chống rỉ ,
- Bồn bể đặt cố định: Yêu cầu chịu lực Màu sắc
Sơn màu theo yêu cầu
không cao, cần kín, dễ chế tạo, khả năng Nhiệt độ đầu vào 50 độ C
chống ăn mòn,..--> Thép các bon thấp
hoặc thép hợp kim thấp
- Bồn bể di động trên bộ:
Vật liệu chế tạo :
Yêu cầu về độ bền, tính công nghệ là
Thép Q235; SS400;
hàng đầu; về khối lượng: thứ yếu
CT38,…
 Dùng thép HSLA, thép hợp kim
Chiều dày: 5-14mm;
- Bồn bể cho các thiết bị hoạt động trên
Áp suất làm việc: 8–
không: Yêu cầu về khối lượng là hàng
30 Kg/cm2
đầu => HK nhẹ là phù hợp. 45
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Các loại bồn bình trao đổi nhiệt dùng trong các thiết bị hóa
chất thường được chế tạo từ các loại vật liệu có khả năng trong
điều kiện nhiệt độ thấp (ak) như thép Cr-Ni hay hợp kim nhôm:

Bồn chứa thực phẩm


sử dụng trong các lĩnh
vực: Hóa chất, dược
phẩm, chế biến, xử lý
nước, môi trường, dầu
khí:
12Cr18Ni9Ti;12Cr18
Ni10,... theo GOST
hoặc 301,302, 304,
316,... theo ASTM.

46
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN
 Trong lĩnh vực chế tạo thiết bị năng lƣợng:
- Các loại nồi hơi  Dùng vật liệu có chất lượng tốt như thép
các bon tốt hoặc thép hợp kim thấp: Độ bền không quá cao
nhưng có tính công nghệ tốt (đặc biệt là tính hàn).
VD: Thép tấm 15K, 20K, 22K, 09Mn2Si,16MnSi, 12CrMo,
hoặc thép ống: 10,15, 15CrMo.
- Những bộ phận làm việc ở nhiệt độ cao: Dùng thép bền nhiệt
như 14Cr17Ni, 40Cr10Si2Mo (làm việc ở nhiệt độ khá cao).

Bộ môn Hàn và Công nghệ kim loại 47


Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Trong lĩnh vực vận chuyển khí, gaz:

Chế tạo hệ thống ống dẫn khí tại Nam Illinoi, Hoa kỳ.
48
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

Tóm lại, việc chọn vật liệu cơ


bản cho kết cấu hàn là khá phức
tạp, vì phải giải quyết hàng loạt vấn
đề đồng thời để tìm ra phương án
tối ưu nhất đáp ứng các chỉ tiêu
kinh tế- kỹ thuật.

49
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

1.4. Tiêu chuẩn về vật liệu


 TCVN công bố, như :
- TCVN 1765-75 – Thép cácbon thông dụng
- TCVN 1766-75 – Thép cácbon kết cấu chất lượng tốt
- TCVN 3104-79 – Thép hợp kim thấp, ….
- Một số tiêu chuẩn chuyển dịch từ nước ngoài.

 Nhận xét chung:


• Nhiều loại vật liệu chưa có tiêu chuẩn (thép hợp kim, kim
loại màu,…).
• Trong từng tiêu chuẩn đã ban hành số lượng mác thép
cũng còn rất hạn chế.
50
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Khái quát các hệ thống tiêu chuẩn:


 Đối với phạm vi toàn cầu: ISO.
 Đối với các quốc gia, có các nhóm sau:
• Nga (GOST), Trung quốc (GB) và Việt nam (TCVN) có
hệ thống tiêu chuẩn tương đối giống nhau.
• Các nước Châu Âu: EN - Tiêu chuẩn của Liên minh
châu Âu (DIN; BSI ; AFNOR,…).
• Mỹ: Quốc gia có hệ thống tiêu chuẩn phức tạp:
ASTM, SAE, AISI,….
• Nhật có bộ tiêu chuẩn JIS khá đồ sộ.
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 So sánh tƣơng đƣơng


1 - Các mác vật liệu có đặc tính kỹ thuật hoàn toàn giống nhau:
Mức độ tương đương này thường gặp trong các tiêu chuẩn của Việt Nam,
Nga và Trung Quốc, hoặc trong các tiêu chuẩn của các nước thuộc Liên
minh châu Âu được công bố sau năm 1990.Ví dụ:
TCVN 1765-75 GOST 380-71 GB 700-79
CT33n Cm1nc A1b
CT38s Cm3kn A3F,AY3F,AJ3F…
2 - Các mác vật liệu gần giống nhau:
- Gần giống nhau về cơ tính nhưng rất khác nhau về thành phần hoá
học, tính công nghệ khác nhau hoặc ngược lại,
- Khá giống nhau về thành phần hoá học nhưng lại có cơ tính rất khác.
Trong trường hợp như vậy khi chọn vật liệu thay thế nên có sự phân tích
kỹ lưỡng, và tốt hơn hết nên chọn vật liệu được dùng thay thế phải có
các đặc tính kỹ thuật cơ bản không thấp hơn so với vật liệu cần thay thế.
52
Tính toán và thiết kế kết cấu hàn – PGS.TS. N.T. Dương – ĐHBK HN

 Bài tập về nhà:

Hãy chọn 2 mác vật liệu từ 2 Tiêu chuẩn vật liệu bất kỳ được
áp dụng để chế tạo 1 loại kết cấu hàn tự chọn (cầu thép, bình
áp lực, giàn khoan, bồn chứa xăng cho máy bay,…). Nêu tên
và số hiệu tiêu chuẩn, tra cứu cơ tính, thành phần hóa học và
đặc điểm công nghệ của vật liệu đã chọn. Nộp bài tuần sau.

Hết chương 1
53

You might also like