You are on page 1of 15

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Học phần: Địa kinh tế


Tác động của toàn cầu hóa đến nguồn lao động tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Xuân Thu


Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Khánh
Mã sinh viên: KTQT48A10208
Lớp hành chính: KTQT48A1
Lớp học phần: ĐKT-48TC-KTQT.3_LT

Hà Nội, tháng 6/2023


TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA TỚI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Hoàng Minh Khánh – KTQT48A10208

Tóm tắt: Lao động là một trong những yếu tố chịu tác động bởi quá trình toàn cầu hóa.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết đã đánh giá mối quan hệ giữa toàn cầu
hóa, vốn đầu tư nước ngoài đến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhờ quá trình toàn cầu hóa thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng
lao động trong các ngành truyền thống, cụ thể là ngành nông, lâm, ngư nghiệp, trong khi
đó mối quan hệ giữa FDI vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chưa được
thể hiện rõ ràng.

Từ khóa: Toàn cầu hóa, FDI, lao động

The impact of globalization on the labor force in Vietnam

Abstract: Labor is one of the factors influenced by the globalization process and the
attraction of foreign direct investment (FDI). Through quantitative research method, this
article evaluates the relationship between globalization, FDI and the labor structure by
economic sectors in Vietnam. The research findings indicate that the process of
globalization drives the shift in the labor structure towards industries and services,
reducing the proportion of labor in traditional sectors, specifically the agricultural sector.
However, the relationship between FDI and the shift in the labor structure by economic
sectors is not significant.

Keywords: Globalization, FDI, labor force


1. Lời mở đầu

Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến nay
nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời
sống xã hội. Đặc biệt trong khía cạnh kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các
tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói
riêng (Đặng Hoàng Linh, 2015). Từ những năm cuối thập kỷ 1980 trở đi, Việt Nam đã nỗ
lực đáng kể để hội nhập kinh tế với thế giới. Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC và
ASEM vào năm 1995, 1998 và 2001, mở cửa thị trường thương mại với Trung Quốc, mở
rộng quan hệ song phương với Hoa Kỳ, gia nhập WTO vào năm 2007 và ký kết TPP vào
năm 2015. Các cải cách “tự do thương mại” đã dẫn đến sự bùng nổ trong thương mại quốc
tế của Việt Nam (Trần Thọ Đạt & Nguyễn Thị Cẩm Vân, 2018). Tính chung cả năm 2022,
tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD (mpi.gov.vn), tăng gấp
10,5 lần so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 (Tác giả tự tính toán dựa trên
báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2006). Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa là
một biểu hiện của toàn cầu hóa trong nền kinh tế, vừa là nguyên nhân thúc đẩy sự sâu rộng
của toàn cầu hóa (Elena Chirilă-Donciu, 2013). Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 vẫn
còn diễn biến phức tạp, tổng số vốn FDI đăng kí vào Việt Nam năm 2021 đạt 38,8 tỷ USD
với 1818 dự án, gấp gần 5 lần so với tổng số vốn FDI đăng kí vào Việt Nam năm 1995
(theo tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2021).

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lao động cũng là một trong những yếu tố bị ảnh hưởng.
Một số tác động có thể kể đến bao gồm sự gia tăng bất bình đẳng trong thu nhập của người
lao động (Bernhard G. Gunter & Rolph van der Hoeven, 2004; Ha Thi Thanh Doan &
Guanghua Wan, 2017; Verity Burgmann, 2016; Niklas Potrafke, 2014), gia tăng sự di
chuyển lao động quốc tế (Trần Anh Vũ, 2019). Ngoài ra, Vo Thi Dieu Ai và cộng sự (2021)
đã chỉ ra rằng sự gia tăng nguồn vốn FDI có tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng trong
dài hạn lại có tác động tiêu cực tới số lượng việc làm tại Việt Nam, ngược lại Poo Bee Tin
và cộng sự (2012) kết luận rằng vốn FDI tác động tích cực tới nguồn cung lao động trong
dài hạn tại Malaysia. Những nghiên cứu trên đều chưa đề cập đến mối quan hệ giữa toàn
cầu hóa và sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo ngành, hơn nữa số lượng bài viết về chủ
đề này còn hạn chế. Nghiên cứu của Ken Suzuki, Yoko Oishi, & Saumik Pau (2018) mới
chỉ nêu lên tác động của toàn cầu hóa đến tỉ lệ thu nhập của lao động theo nhóm ngành.
Nghiên cứu duy nhất có cùng chủ đề này (Margaret McMillan & Dani Rodrik, 2011) đã
chỉ ra sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa,
tuy nhiên số liệu phân tích mới chỉ dừng lại ở năm 2011 và bài viết chưa đề cập đến trường
hợp của Việt Nam.

Để nhấn mạnh tác động của toàn cầu hóa tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành kinh tế ở Việt Nam, tác giả đã thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu về toàn cầu hóa và
cơ cấu lao động tại Việt Nam theo năm và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính. Sau đó,
bài viết sẽ bàn rõ hơn về lí do của hiện tượng trên, đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp
và đưa ra kết luận.

2. Tổng quan lý thuyết

2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

Bài viết tham khảo và sử dụng lý thuyết về nền kinh tế song hành của W. Arthur
Lewis được sử dụng trong bài nghiên cứu của Margaret McMillan & Dani Rodrik (2011)
để đưa ra những lý thuyết về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế như sau:

Dựa vào số liệu về số doanh nghiệp theo ngành kinh tế của Niên giám Thống kê
của Tổng cục Thống kê, có thể chia thành các nhóm ngành kinh tế như sau: (1) Nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (2) Công nghiệp và xây dựng (khai khoáng; công
nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện nước, cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải; xây dựng); (3) Dịch vụ (bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe
máy và xe có động cơ khác; vận tải, kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; thông tin và truyền
thông; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động kinh doanh bất động sản;
hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ;
giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; nghệ thuật vui chơi và giải trí; hoạt
động dịch vụ khác).

Dựa vào nghiên cứu của Margaret McMillan & Dani Rodrik (2011), có thể chia
thành 2 nhóm ngành: Nhóm ngành truyền thống (nông, lâm, ngư nghiệp) và Nhóm
ngành hiện đại (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ).

2.2. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và lao động

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và lao động đã đưa ra những quan
điểm khác nhau. Vo Thi Dieu Ai và cộng sự (2021) sử dụng mô hình Pooled OLS để chỉ
ra rằng tại Việt Nam, FDI có tác động tích cực đến số lượng lao động trong ngắn hạn và
tiêu cực trong dài hạn, và tác động của FDI lên số lượng việc làm là khác nhau trong 6
vùng kinh tế. Ngược lại, trong nghiên cứu của Poo Bee Tin và cộng sự (2012), kết quả từ
kỹ thuật Cointegration Johansen và mô hình VECM để chỉ ra rằng FDI, thương mại ròng
làm tăng số lượng lao động trong dài hạn. Một vài nghiên cứu khác lại cho thấy sự gia tăng
bất bình đẳng trong thu nhập của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa (Bernhard G.
Gunter & Rolph van der Hoeven, 2004; Verity Burgmann, 2016; Niklas Potrafke, 2014),
gia tăng sự di chuyển lao động quốc tế (Trần Anh Vũ, 2019). Ha Thi Thanh Doan &
Guanghua Wan, 2017 sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS và mô hình 2SLS để chỉ ra
rằng xuất khẩu làm giảm tỷ lệ lao động và sự tương quan này là khác nhau ở các quốc gia
đang phát triển và phát triển, trong khi nhập khẩu làm tăng tỷ lệ lao động và FDI không có
tác động đáng kể.

Tuy nhiên số lượng nghiên cứu về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và sự chuyển dịch
cơ cấu lao động theo ngành còn hạn chế. Qua phân tích đồ thị hai biến và phương pháp hồi
quy hiệu chỉnh cố định, Ken Suzuki, Yoko Oishi, & Saumik Pau (2018) đã cho thấy mối
tương quan ngược chiều giữa tự do thương mại và thu nhập của người lao động, và cũng
chỉ ra rằng tại các nước phát triển, số lượng lao động ở nhóm ngành nông nghiệp có xu
hướng thấp hơn. Margaret McMillan & Dani Rodrik (2011) sử dụng phương pháp phân
tích dữ liệu đa quốc gia và đa thời gian, để chỉ ra rằng lao động đang dịch chuyển theo
hướng từ các ngành năng suất thấp (ngành truyền thống) sang các ngành có năng suất cao
hơn (ngành hiện đại) tại châu Á. Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu & Nguyễn
Thị Xuân Hương (2019) đã nêu lên rằng việc thu hút FDI góp phần tạo thêm việc làm mới
cho ngành nông nghiệp, tuy nhiên người lao động lại có xu hướng chuyển sang các ngành
nghề khác ổn định hơn như làm việc ở khác khu công nghiệp tại địa phương. Các nghiên
cứu trên đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về tác động của toàn cầu hóa đến cơ cấu lao
động, song các bài viết mới chỉ dừng lại ở phân tích định tính, số liệu đã cũ hoặc chưa đề
cập đến trường hợp của Việt Nam.

Tác giả sẽ tiếp cận mối quan hệ này dựa trên tham khảo từ các bài nghiên cứu của
Ken Suzuki, Yoko Oishi, & Saumik Pau, 2018; Margaret McMillan & Dani Rodrik, 2011
và Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu & Nguyễn Thị Xuân Hương, 2019 để
chứng minh quan điểm như sau: Toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động
theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động ở ngành nông
nghiệp.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:

i Đầu tiên, bài viết sẽ làm rõ về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và cơ cấu lao động
ngành nông nghiệp bằng mô hình hồi quy OLS.

ii Sau đó, bài nghiên cứu sẽ đánh giá độ phù hợp của mô hình và đưa ra kết quả thu
được.

iii Cuối cùng, kết quả thu được sẽ được phân tích đánh giá để làm rõ mục tiêu nghiên
cứu của bài viết và đưa ra các khuyến nghị về chính sách.

3.1. Dữ liệu

Dữ liệu trong bài được thu thập từ 11 cuốn Niên giám Thống kê của Tổng cục Thông
kê Việt Nam từ 2011 – 2021. Tổng số quan sát là 11 quan sát.
Những dữ liệu được sử dụng bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), % kim
ngạch xuất khẩu tính trên GDP (EX), % kim ngạch nhập khẩu tính trên GDP (IM) là các
biến độc lập đại diện cho yếu tố toàn cầu hóa, và cơ cấu lao động ngành nông nghiệp (Tỷ
lệ lao động trên 15 tuổi làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp) (LDNN) đại diện cho
cơ cấu lao động là biến phụ thuộc. Tác giả chọn cơ cấu lao động ngành nông, lâm, ngư
nghiệp đại diện cho cơ cấu lao động vì khi lao động ở nhóm ngành này giảm thì cơ cấu lao
động ở các nhóm ngành công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng lên và ngược lại.

Trong mô hình, các biến FDI, EX, IM và LDNN đều được log hóa và kí hiệu là
LFDI, LEX, LIM và LLDNN. Với dữ liệu các biến số được thu thập, log hóa, thông qua
phần mềm Eviews4, tác giả thực hiện thống kê mô tả các biến số ở Bảng 1.

Bảng 1. Thống kê mô tả các biến số

LLDNN LFDI LEX LIM

Mean 3.696927 10.19556 4.485524 4.489343

Median 3.732896 10.19953 4.476200 4.467057

Maximum 3.879500 10.56757 4.744932 4.755313

Minimum 3.370738 9.654904 4.178992 4.294561

Std. Dev. 0.168414 0.333655 0.172191 0.136963

Skewness -0.652193 -0.358210 -0.237259 0.346980

Kurtosis 2.206693 1.820465 2.048492 2.325137

Jarque-Bera 1.068265 0.872924 0.518162 0.429468

Probability 0.586178 0.646319 0.771760 0.806756


Sum 40.66620 112.1512 49.34077 49.38277

Sum Sq. Dev. 0.283633 1.113258 0.296499 0.187590

Observations 11 11 11 11
Nguồn: Kết quả ước lượng từ mô hình

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc cơ cấu lao động theo ngành và các biến độc lập là vốn đầu tư nước ngoài
và tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu tính trên GDP đại diện cho yếu tố toàn cầu hóa. Mô
hình tổng quát xây dựng có dạng:
LLDNN = C(1) + C(2)*LFDI + C(3)*LEX+ C(4)*LIM + e
Với e là nhiễu ngẫu nhiên
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Sử dụng phần mềm Eviews4 chạy mô hình với dữ liệu thứ cấp thu thập
được.
Bước 2: Kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy ứng với các biến giải thích
và ý nghĩa thống kê của mô hình hồi quy với mức ý nghĩa 5%, 10%
Một hệ số hồi quy được gọi là có ý nghĩa thống kê nếu các giá trị Prob của các hệ
số hồi quy nhỏ hơn mức ý nghĩa được lựa chọn và giá trị Prob(F-statistic) nhỏ hơn mức
5%
Bước 3: Kiểm tra tính giải thích của mô hình thông qua hệ số R–squared và Adjusted
R–squared
Một mô hình được gọi là có tính giải thích (có sự phù hợp) nếu:
- R–squared > 0.6
- Adjusted R–squared > 0.6
Bước 4: Kiểm tra các khuyết tật của mô hình.
Một mô hình được coi là tốt (có thể dùng để phân tích) thì bên cạnh điều kiện của
các hệ số hồi quy, mô hình, hệ số R–squared, Adjusted R–squared thì mô hình còn phải
thỏa mãn không mắc các khuyết tật tự tương quan; phương sai sai số thay đổi. Đồng thời
phần dư của mô hình phải tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng các công cụ trên Eviews4 để kiểm tra các khuyết
tật này. Cụ thể:
- Sử dụng kiểm định Breusch - Godfrey để kiểm tra khuyết tật tự tương quan. Mô
hình không mắc khuyết tật tự tương quan tại bậc p nào đó nếu Prob(F-statistic) và Prob
(Obs *R-squared) > 0.05.
- Sử dụng kiểm định White Heteroskedasticity để kiểm tra khuyết tật phương sai sai
số thay đổi. Mô hình không mắc phương sai sai số thay đổi nếu Prob (F-statistic) và Prob
(Obs*R-squared) > 0.05.
- Sử dụng kiểm định Jarque - Bera để kiểm tra phần dư của mô hình có tuân theo
phân phối chuẩn hay không trong trường hợp có ít các quan sát. Phần dư của mô hình tuân
theo phân phối chuẩn nếu Prob (Jarque - Bera) > 0.05.
Khi các điều kiện trên thỏa mãn, sẽ tiến hành ước lượng và phân tích kết quả mô
hình.
4. Kết quả và thảo luận
Mô hình OLS được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và cơ cấu
lao động theo ngành, số liệu được thu thập theo năm, được hiệu chỉnh và log hóa. Kết quả
được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Tác động của toàn cầu hóa đến cơ cấu lao động theo ngành
Dependent Variable: LCCLD
Method: Least Squares
Date: 06/13/23 Time: 23:38
Sample: 2011 2021
Included observations: 11
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 8.078178 0.577575 13.98638 0.0000
LFDI 0.293912 0.148478 1.979500 0.0882*
LEX -0.932265 0.331789 -2.809815 0.0262**
LIM -0.711942 0.287390 -2.477266 0.0424**
R-squared 0.942188 Mean dependent var 3.696927
Adjusted R-squared 0.917412 S.D. dependent var 0.168414
S.E. of regression 0.048399 Akaike info criterion -2.943382
Sum squared resid 0.016397 Schwarz criterion -2.798693
Log likelihood 20.18860 F-statistic 38.02757
Durbin-Watson stat 1.618948 Prob(F-statistic) 0.000106
*Có ý nghĩa tới 10%, **Có ý nghĩa tới 5%
Nguồn: Kết quả ước lượng từ mô hình

Kết quả tại bảng 2 cho thấy các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê: Hệ số Prob
(LFDI) = 0.0882 < 0,1; Prob (LEX) = 0.0262 < 0.05; Prob (LIM) = 0.0424 < 0.05. Mô
hình hồi quy phù hợp do hệ số Prob(F-statistic) = 0.000106 < 0.05.
Hệ số xác định của mô hình R-squared = 0.942188 > 0.06; Adjusted R-squared =
0.917412 > 0.06.
Bảng 3. Breusch- Godfrey Serial Correlation LM Test (lags = 2)
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 0.259720 Probability 0.781066
Obs*R-squared 1.035219 Probability 0.595943
Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình

Theo kết quả bảng 3, hệ số Prob (F-statistic) = 0.781066 > 0.05; Prob (Obs*R-
squared) = 0.595943 > 0.05. Mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan.
Bảng 4: White Heteroskedasticity Test
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 1.488159 Probability 0.566463
Obs*R-squared 10.23576 Probability 0.331738
Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình

Theo kết quả bảng 4, hệ số Prob (F-statistic) = 0.566463 > 0.05; Prob (Obs*R-
squared) = 0.331738 > 0.05. Mô hình không mắc khuyết tật phương sai sai số thay đổi.
Biểu đồ 1. Phần dư phân phối chuẩn

Nguồn: Kết quả kiểm định mô hình

Kết quả từ biểu đồ 1 cho thấy, hệ số Probability = 0.756729 > 0.05, phần dư của
mô hình tuân theo phân phối chuẩn.
4.1. Tác động của toàn cầu hóa đến cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Kết quả ước lượng từ mô hình ở Bảng 2 đã chỉ ra tác động của toàn cầu hóa đến
cơ cấu lao động theo ngành tại Việt Nam với chuỗi dữ liệu theo năm với mô hình hồi quy
như sau:

LLDNN= 0.293912*LFDI - 0.932265*LEX – 0.711942*LIM + 8.078178

Kết quả thu được cho thấy hệ số của LEX, LIM là âm, trong khi hệ số của LFDI là
dương, chứng tỏ kim ngạch xuất, nhập khẩu có mối tương quan ngược chiều với tỉ lệ lao
động trong nhóm ngành nông nghiệp, trong khi FDI lại có mối quan hệ thuận chiều. Tuy
nhiên FDI lại không có tác động đáng kể tới cơ cấu lao động ngành này, do giá trị Prob =
0.0882 nhỏ hơn mức ý nghĩa là 10% và lớn hơn mức ý nghĩa là 5%, trong khi giá trị Prob
của các hệ số khác đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Hệ số R-squared và Adjusted R-
squared đều lớn, lần lượt là 0.942188 và 0.917412, cho thấy mô hình có khả năng giải
thích sự thay đổi trong cơ cấu lao động theo ngành.

Qua đó, tác giả khẳng định được rằng quá trình toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến cơ
cấu lao động theo ngành, cụ thể là theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong các nhóm
ngành truyền thống (nông, lâm, ngư nghiệp) và tăng tỉ trọng lao động trong các
nhóm ngành hiện đại (công nghiệp, dịch vụ), trong đó tự do hóa thương mại làm gia
tăng sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia khác, thúc đẩy sự thay
đổi này, tuy nhiên dòng vốn FDI vào Việt Nam lại không có tác động đáng kể. Điều này
đồng thuận với quan điểm của Margaret McMillan & Dani Rodrik, 2011. Đặc biệt, về tác
động của FDI đến sự thay đổi cơ cấu lao động, bài nghiên cứu cũng cho thấy quan điểm
tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu & Nguyễn
Thị Xuân Hương (2019), rằng vốn FDI không có một tác động rõ ràng. Nguyễn Thị Mỹ
Nguyệt & Nguyễn Hoàng Việt (2021) qua nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng vốn
FDI có tác động không đáng kể đến tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mối quan hệ
này có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân. Đầu tiên, các ngành công nghiệp,
dịch vụ có tiềm năng tăng trưởng cao và nhu cầu về các mặt hàng này lớn (theo Niên
giám Thống kê của Tổng cục thống kê), nên trong bối cảnh tự do thương mại, các ngành
công nghiệp và dịch vụ cần tăng cường đầu tư, cải tiến để gia tăng năng suất, cải thiện
chất lượng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Kết quả là ngành công nghiệp và dịch vụ
phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư và có thu nhập cao hơn nên có xu hướng thu hút lao
động từ các ngành khác. Về mối quan hệ giữa FDI và cơ cấu lao động ngành nông
nghiệp, nguồn vốn FDI phần lớn chảy vào các ngành công nghiệp, dịch vụ (theo Niên
giám Thống kê của Tổng cục thống kê) làm gia tăng sản xuất, từ đó người lao động ở
nhóm ngành nông nghiệp sẽ tìm đến những cơ hội việc làm mới nhằm gia tăng thu nhập,
cải thiện mức sống của mình (Học viện Ngoại giao Khoa Kinh tế Quốc tế, 2021), tuy
nhiên với lượng vốn FDI vào ngành nông nghiệp ít hơn các nhóm ngành khác (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư) khiến năng suất nhóm ngành này thấp hơn so với mặt bằng chung, nên
sẽ yêu cầu nhiều lao động hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lĩnh vực nông nghiệp thu
hút vốn FDI rất ít, đặc biệt trong giai đoạn 2014 – 2018, tỉ lệ vốn FDI đầu tư vào ngành
nông nghiệp lần lượt là 0,5; 1; 0,4; 1%.

5. Kết luận và khuyến nghị chính sách

Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy OLS để tìm hiểu tác động của toàn
cầu hóa đến cơ cấu lao động theo nhóm ngành tại Việt Nam, và đưa ra kết luận rằng toàn
cầu hóa đi kèm với sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành
công nghiệp, dịch vụ, trong đó sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu thúc đẩy quá trình
này. Ngoài ra bài nghiên cứu cũng tìm được thêm một phát hiện mới, đó là FDI không có
tác động rõ ràng đến cơ cấu lao động.
Sự thay đổi trong cơ cấu lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa sẽ tạo ra những lợi
ích nhất định trong nền kinh tế, song lại đặt ra những thách thức cho ngành nông nghiệp
và những người lao động trong ngành nông nghiệp. Đầu tiên, sự chuyển dịch cơ cấu lao
động theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ có thể khó khăn đối với người lao động
trong ngành nông nghiệp. Việc tham gia vào các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu
những kĩ năng, kiến thức chuyên môn và khả năng thích ứng với công nghệ nhanh, và
không phải ai cũng có thể đáp ứng những yêu cầu trên, đặc biệt là những nhóm người
nông dân nghèo. Điều này có thể dẫn đến thất nghiệp và bất bình đẳng thu nhập. Hơn
nữa, cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp giảm sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc vào
những sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Việc phụ thuộc như vậy sẽ gây ảnh hưởng tiêu
cực đến an ninh lương thực và bền vững của Việt Nam, khiến quốc gia phải đối mặt
những rủi ro từ sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế.
Để khắc phục được những khó khăn trên, trước hết, Chính phủ cần hỗ trợ và đào
tạo để nâng cao trình độ và năng lực của lao động trong ngành nông nghiệp thông qua các
chương trình đào tạo, hỗ trợ về vốn để giúp người lao động chuyển đổi sang các ngành
hiện đại. Tiếp theo, một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn ở các ngành công nghiệp,
dịch vụ là điều cần thiết, điều này sẽ thu hút những nguồn vốn FDI mới vào các ngành
này, tạo thêm việc làm cho người lao động. Cuối cùng, cần có những chính sách về vốn
đầu tư nước ngoài ở ngành nông nghiệp nhằm cải tiến về công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm để tăng cường cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Bài viết sử dụng mô hình OLS – mô hình đơn giản nhất dùng để xác định mối
quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, nên chỉ mới chỉ ra được mối
quan hệ giữa toàn cầu hóa và cơ cấu lao động một cách tổng quát, và cần được cải thiện
trong những nghiên cứu trong tương lai thông qua việc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và sử
dụng các mô hình đa biến phức tạp hơn để nắm bắt được sự phức tạp và đa chiều của sự
chuyển dịch cơ cấu lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bernhard G. Gunter & Rolph van der Hoeven (2004), The social dimension of
globalization: A review of the literature, International Labour Review, Vol. 143 (2004), No.
1-2, 9-43.

[2] Đặng Hoàng Linh (2015), Giáo trình Địa – Kinh tế, Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.

[3] Elena Chirilă-Donciu (2013), Globalization and Foreign Direct Investments, CES
Working Papers, pp. 177-186.

[4] Ha Thi Thanh Doan & Guanghua Wan (2017), Globalization and the labor share in
national income, ADBI Working Paper Series, 639.

[5] Học viện Ngoại Giao Khoa Kinh tế quốc tế (2021), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

[6] Ken Suzuki, Yoko Oishi & Saumik Paul (2018), Globalization, strutural transformation
and the labor income share, ADBI Working Paper Series, 893.

[7] Margaret McMillan & Dani Rodrik (2011), Globalization, strutural change and
productivity growth, Making Globalization Socially Sustainable, pp. 49-84.

[8] Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Thị Minh Châu & Nguyễn Thị Xuân Hương (2019), Giải
pháp tăng cường quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp
ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 55, pp. 118-125.

[9] Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt & Nguyễn Hoàng Việt (2021), Đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tăng trưởng ngành nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 287, pp. 24-34.

[10] Niklas Potrafake (2014), The Evidence on Globalization, CESifo Working Paper,
4708.
[11] Poo Bee Tin, Rahmah Ismail, Siti Hajar Ton Zainal Abidin & Norasmah Othman
(2012), The Impact of Globalization on Labour Supply: The Case of Malaysia,
PROSIDING PERKEM VII, JILID 1(2012), pp. 391-399.

[12] Trần Anh Vũ (2019), Toàn cầu hóa và xu hướng di chuyển lao động quốc tế ở Việt
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Công đoàn, 15, pp. 42-64.

[13] Tran Tho Dat, Nguyen Thi Cam Van (2018), Impact of Globalization on Economic
Growth in Vietnam: An Empirical Analaysis, Journal of Economics and Development,
20(1), pp. 32-47.

[14] Verity Burgmann (2016), Globalization and Labour in the Twenty-First century,
Routledge Advances in International Economy.

[15] Vo Thi Dieu Ai, Nguyen Thi Mai Phuong, Tran Thi Thanh Suong & Hoang Phuong
Uyen (2021), Effects of foreign direct investment on employment in Vietnam, Hue
University Journal of Science: Economics and Development, 130, pp. 55-69. DOI:
10.26459/hueunijed.v130i5B.6251.

You might also like