You are on page 1of 12

I.

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ


1) KN: Là văn bản cấp dưới gửi lên cấp trên hoặc cơ quan ngang cấp để đề nghị, xem xét,
giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhận văn
bản.
2. Bố cục nội dung
a) Đặt vấn đề
- Nêu công việc được giao đang thực hiện (dẫn nguồn văn bản giao việc) và chỉ ra phát sinh
đang gặp phải cần được giải quyết bởi cơ quan cấp trên hoặc cơ quan ngang cấp
- Nêu công việc sắp triển khai thực hiện và chỉ ra những vấn đề có liên quan cần sự phối hợp
giải quyết của các cơ quan ngang cấp 1 việc chưa làm
b) Giải quyết: Nêu cụ thể nội dung đề nghị, có thể chỉ ra thời gian và cách thức thực hiện
(trường hợp gửi cơ quan ngang cấp)
c) Kết luận: thể hiện sự mong muốn được cấp trên hoặc cơ quan ngang cấp quan tâm giải
quyết và cảm ơn ở dưới văn bản.
II. TỜ TRÌNH
1) KN: Tờ trình là văn bản cấp dưới gửi lên cấp trên để đề nghị, xem xét, phê duyệt, phê
chuẩn
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn mở rộng quy mô hoạt động, sản
xuất, thay đổi chức năng hoặc trang bị thêm cơ sở vật chất
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn việc thay đổi 1 chế độ, 1 định mức,
1 chỉ tiêu
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn việc huỷ bỏ, bãi bỏ những văn bản,
những quy định đã lỗi thời hoặc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung quy định, điều lệ
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn 1 đề án, kế hoạch, phương án
chương trình, dự toán, quyết toán
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn các vấn đề về công tác nhân sự:
tuyển dụng mới, khen thưởng, kỷ luật
- Đề nghị cấp trên xem xét, phê duyệt, phê chuẩn việc thành lập mới hoặc giải thể các
cơ quan đơn vị
2) Bố cục nội dung
a) Đặt vấn đề: phân tích thực trạng, nhận định tình hình, đánh giá vấn đề cần đề xuất, đặc
biệt nhấn mạnh vào những bức xúc làm nổi bật nhu cầu bức thiết của vấn đề dẫn đến việc
phải đề nghị
- Lưu ý: phần mở đầu lập luận chặt chẽ, logic để thuyết phục cấp trên
b) Giải quyết vấn đề: nếu cụ thể nội dung đề nghị, phân tích tính hiệu quả và khả thi của đề
nghị và có thể chỉ ra 1 vài phương pháp để cấp trên phê duyệt
- Lưu ý:
+ Có thể sẽ chỉ ra cả những khó khăn sẽ gặp phải nếu đề xuất được phê duyệt (tăng sức
thuyết phục) và có thể chỉ ra giải pháp để giải quyết khó khăn
+ Nếu đề xuất xem xét, phê duyệt, phê chuẩn 1 đề án, 1 phương án, 1 chương trình, 1 dự
toán, quyết toán, kế hoạch hoặc danh sách có hơn 5 đối tượng thì phải đính kèm những văn
bản này theo tờ trình và chỉ nêu những thông tin cơ bản của những văn bản trong chính văn
của tờ trình, không nêu quá chi tiết, vụn vặt.
c) Kết luận: nhắc lại ý nghĩa tích cực của đề nghị mới đối với hoạt động quản lý điều hành,
đối với hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, đối với xã hội và thể hiện sự mong muốn được cấp
trên quan tâm giải quyết và cám ơn
*So sánh công văn đề nghị vs tờ trình
Tiêu chí CVĐN TT
Tính chất của vấn đề cần Cấp dưới -> cấp trên về vấn Đề nghị cấp trên giải quyết
giải quyết đề phát sinh -> khách quan vấn đề mới phát sinh từ ý
(hoạt động cũ – cấp trên đã chí chủ quan của cấp dưới
biết) (hoạt động mới – cấp trên
chưa biết)
Khả năng được giải quyết Chắc chắn được giải quyết Có thể hoặc không được giải
quyết

III. QUYẾT ĐỊNH


1) KN: là văn bản hành chính cá biệt mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền ban hành đưa ra quy tắc xử sự riêng đối với 1 hoặc 1 nhóm đối tượng
cụ thể được chỉ định rõ, được áp dụng 1 lần và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng
chế nhà nước.
2) Bố cục nội dung: bao gồm phần căn cứ ban hành (căn cứ pháp lý, căn cứ thẩm
quyền, lý do ban hành)
- Phần nội dung chính của QĐ: được thể hiện trong các điều.
+ Trong đó Điều 1 quy định nội dung điều chỉnh của quyết định (chỉ ra điều chỉnh
công việc, nội dung gì, phải đưa thông tin cá nhân kèm theo; Các Điều tiếp theo quy
định hệ quả pháp lý nảy sinh liên quan đến nội đung được điều chỉnh ở Đ1). Nếu Đ1
điều chỉnh nhiều hơn 5 đối tượng thì không liệt kê các đối tượng này trong Đ1 mà sẽ
dán kèm theo danh sách.
+ Điều cuối cùng: quy định hiệu lực của văn bản về đối tượng thực hiện, thời gian,
không gian, đối tượng xuất hiện, lý do ban hành thì để đầu tiên, các đối tượng ở Đ1 để
cuối cùng chịu trách nhiệm thi hành QĐ này, kế cuối là những đối tượng liên quan
đến những đối tượng xuất hiện ở Đ1, trước kế cuối là các đối tượng liên quan khác.
+ Nơi nhận: Như Điều cuối cùng

IV. CÔNG VĂN CHỈ ĐẠO


1) KN: là văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới để yêu cầu triển khai thực hiện các công
việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị
2) Nội dung
a) Đặt vấn đề: nêu công việc cần triển khai thực hiện hoặc dẫn nguồn vb có nội
dung cần triển khai thực hiện và chỉ ra những công việc cần triển khai và yêu cầu
đạt được
b) Giải quyết vấn đề: Phân công rõ công việc và trách nhiệm cho các đơn vị hoặc cá
nhân triển khai, quy định thời gian và cách thức thực hiện
c) Kết luận: Yêu cầu cấp dưới nghiêm túc triển khai thực hiện và quy định chế độ
thông tin báo cáo
*Chú ý: “Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu
các đơn vị cho biết ý kiến và gửi về…..để cơ quan ban hành chỉ đạo kịp thời”
V. THÔNG BÁO
1) KN: Thông báo là văn bản dùng để thông tin các hoạt động sắp diễn ra, đang diễn ra
của 1 cơ quan đơn vị
2) Bố cục nội dung
a) Đặt vấn đề: nêu văn bản có nội dung cần thông báo hoặc viện dẫn cấp có thẩm quyền y/c
thông báo
b) Giải quyết vđ: nêu cụ thể nd cần tb nếu nd càn tb có nhìu vđ thì phải tách thành các phần
các mục để ng đọc dễ hỉu dễ nhớ
c) Kết luận: nhắc lại nd chính trọng tâm cần nhấn mạnh (đối vs TH tb có nd dài) và/hoặc
cảm ơn xã giao nếu thấy cần thiết
Khác nhau: TB dùng đề thông tin trong nội bộ (trên xuống dưới) hoặc thông tin đại trà; CV
GĐMDTB thì dùng để thông tin cho các cq bên ngoài hệ thống
VI. BÁO CÁO
1) KN: Dùng để trình bày tình hình trong kết quả hoạt động của 1 cơ quan, đvi trong 1
khoảng thời gian nhất định. Báo cáo là cơ sở để cấp trên đưa ra quyết định quản lý phù hợp,
báo cáo là thông tin thứ cấp để cơ quan, tổ chức tiếp tục hoạch định cho giai đoạn tiếp theo
2) Yêu cầu đối với báo cáo: báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, kịp thời, cập
nhật
3) Phân loại báo cáo
- Dựa vào nội dung của báo cáo: báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề
+ Báo cáo tổng hợp: báo cáo về tất cả các mặt hoạt động của cơ quan đơn vị để họ có cái nhìn
khái quát về thực trạng của cơ quan tổ chức, từ đó đưa ra quyết định quản lý và xác định mục
tiêu cho các giai đoạn tiếp theo
+ Báo cáo chuyên đề: báo cáo chuyên sâu về 1 lĩnh vực hoạt động, thường là hoạt động trọng
yếu để đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân và giải pháp, thực hiện tốt hơn trong lĩnh vực
trọng yếu trong tương lai
- Dựa vào tính cộng trừ thường xuyên
+ Báo cáo định kỳ: bao gồm báo cáo tuần, tháng, quý, nửa năm, 1 năm
+ Báo cáo đột xuất: báo cáo khi có sự việc bất thường
- Dựa vào quá trình quản lý
+ Báo cáo sơ kết: báo cáo sau 1 thời gian thực hiện kế hoạch
+ Báo cáo tổng kết: báo cáo sau khi hoàn tất 1 kế hoạch
4) Bố cục báo cáo
a) Phần mở đầu (có thể có mục đặc điểm tình hình)
- Các trường hợp có mục đặc điểm hình thành
TH1: Liên quan đến biến động có 1 số khả năng sau đây
+ Biến động về uqy định của pháp luật liên quan ảnh hưởng đến lĩnh vực của cơ quan đơn vị
+ Biến động về tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương, trong nước, quốc tế
+ Biến động về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực
+ Biến động về chức năng nhiệm vụ của phạm vi hoạt động cơ quan đơn vị
TH2: Đây là báo cáo đầu tiên kể từ khi cơ quan đơn vị mới được thành lập
TH3: Đây là báo cáo cho 1 chu kỳ dài
+ Nếu không có mục đặc điểm tình hình thì phần mở đầu của báo cáo chỉ viện dẫn vb hoặc
cấp có thẩm quyền yêu cầu báo cáo
- Cách viết mục đặc điểm tình hình: nêu sự biến động (dẫn nguồn các văn bản liên quan hoặc
đặc điểm của tổ chức. Phân tích sự tác động của biến động ảnh hưởng ntn đến lĩnh vực hoạt
động của cơ quan đơn vị. Chỉ ra thuận lợi và khó khăn của sự biến động và đặc điểm của tổ
chức
b) Nội dung chính của báo cáo
- Thứ nhất: là trình bày kết quả hoạt động của chu kỳ cần báo cáo, tiếp theo là phương hướng
của chu kỳ tiếp theo, đề xuất kiến nghị
- Mục II bao gồm: kết quả đạt được, 1 só tồn tại, đánh giá chung
+ Đối với phần kết quả đạt được: phải trình bày theo từng lĩnh vực, từng mảng công việc,
từng đầu công việc. Đối với những hoạt động có số liệu thì phải luỹ kế số liệu từ đầu kỳ đến
thời điểm báo cáo và các số liệu này phải được phân tích đánh giá thông qua so sánh vs kế
hoạch đã đặt ra, son sánh với chu kỳ liền kề phía trước, so sánh với cùng chu kỳ đó của giai
đoạn trước
+ Đối với 1 số tồn tại: trình bày theo trật tự của phần kết quả đạt được
+ Đối vưới phần đánh giá chung: Chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân
- Đối với phần phương hướng cho chu kỳ kế tiếp: trình bày theo trật tự kết quả đạt được theo
từng lĩnh vực và mảng công việc
- Đối với đề xuất kiến nghị: phải dựa vào nguyên nhân khách quan của hạn chế và phương
hướng của chu kỳ tiếp theo
*Chú ý: Nếu có mục đặc điểm tình hình thì chắc chắn có mục đề xuất, kiến nghị. Nếu không
có mục ddth thì có thể có hoặc không đxkn;.

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG AN THÀNH PHỐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …../CATP Đà Nẵng, ngày ….. tháng 10 năm 2021
V/v đề nghị phối hợp tuyên truyền,
phòng, chống tội phạm Cướp giật tài sản

Kính gửi: Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã xảy ra một số
vụ cướp giật tài sản và số nạn nhân chủ yếu là các nữ sinh viên của các trường
đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố.
Để làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh tội phạm cướp giật tài sản,
Công an thành phố Đà Nẵng đề nghị các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa
bàn Thành phố tuyên truyền đến các sinh viên cần nâng cao tinh thần cảnh giác,
bảo vệ tài sản của mình, không được đeo túi xách trên người, hoặc treo phía
trước xe máy và nghe điện thoại khi tham gia giao thông.
Nếu gặp trường hợp bị cướp giật tài sản, thì nạn nhân cần bình tĩnh nhìn
kỹ đặc điểm của đối tượng, loại xe, biển kiểm soát phương tiện đối tượng sử
dụng, hướng tẩu thoát và báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để kịp thời truy
bắt đối tượng gây án.
Các trường hợp phát hiện đối tượng phạm tội đề nghị thông báo ngay cho
Công an cơ sở hoặc Đội Cảnh sát hình sự - Công an thành phố Đà Nẵng (qua số
ĐT: 02023.751.424) để phối hợp giải quyết.
Công an thành phố Đà Nẵng đề nghị các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn thành phố phối hợp thực hiện.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận: KT. TRƯỞNG CÔNG AN


- Như trên; PHÓ TRƯỞNG CÔNG AN
- Trưởng CATP;
- Cổng thông tin điện tử UBND TP;
- Cổng thông tin điện tử CATPĐN;
- PX15 - CATP;
- Lưu: CSHS. Thượng tá Phạm Ngọc Thanh

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VĂN PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …../TTr-VP Quận 3, ngày …. tháng 10 năm 2021

TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị thay mới trang thiết bị và cơ sở vật chất

Kính gửi: Chánh án Tòa án Nhân dân quận 3.


Hiện nay, hai trong số ba máy in trong Văn phòng đã hư hỏng khiến tiến
độ công việc của công chức bị ảnh hưởng và trì trệ. Bên cạnh đó, các thiết bị
như máy điều hòa trong Văn phòng thường xuyên gặp trục trặc khiến cho môi
trường làm việc chưa được đảm bảo và một số viên gạch lát sàn ngay cửa Văn
phòng đã bị vỡ gây khó khăn cho các cán bộ, công nhân viên trong quá trình di
chuyển tại cơ quan.
Để quá trình làm việc được diễn ra thuận lợi và hiệu quả, Văn phòng đề
nghị Chánh án Tòa án nhân dân quận 3 xem xét và sớm thay mới các máy in đã
hư hỏng, kiểm tra máy điều hòa trong văn phòng và đồng thời tiến hành sửa
chữa nền gạch có dấu hiệu xuống cấp.
Qua quá trình tìm hiểu, Văn phòng nhận thấy sản phẩm máy điều hòa và
máy in của Công ty X và gạch lát sàn của Công ty Y có ưu điểm về giá cả và
chất lượng, với tổng kinh phí dự trù là hai mươi triệu đồng (có bảng báo giá sản
phẩm của Công ty X và Công ty Y kèm theo).
Văn phòng đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Quận quan tâm, xem xét,
hỗ trợ thay mới các trang thiết bị và cơ sở vật chất cho Văn phòng để môi
trường làm việc công tác của các cán bộ, công nhân viên được đảm bảo và tiến
độ làm việc đạt hiệu quả.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận: KT. CHÁNH VĂN PHÒNG


- Như trên; PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
- Lưu: VT.

Nguyễn Diễm Mi

UBND TỈNH CÀ MAU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: …../QĐ-SGDĐT Cà Mau, ngày ….. tháng 5 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm viên chức lãnh đạo , quản lý

GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của Ủy ban nhân


dân tỉnh Cà Mau quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau;
Căn cứ Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/02/2023 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học
phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 3269/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ
chức vụ, thôi chức vụ công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bổ nhiệm bà Nguyễn Diễm My, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hồ Thị
Kỷ giữ chức vụ Hiệu trưởng trường THPT Hồ Thị Kỷ nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Điều 2. Bà Nguyễn Diễm My được hưởng lương, phụ cấp chức vụ và các khoản
phụ cấp khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ, Chánh văn phòng Đảng - Đoàn thể,
Trường THPT Hồ Thị Kỷ và bà Nguyễn Diễm My chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Như Điều 3; Nguyễn Diễm My
- Lưu: VT, TCCB.
*CÔNG VĂN CHỈ ĐẠO
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THÁI BÌNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…/UBND-KGVX Thái Bình, ngày … tháng 5 năm 2021


V/v chỉ đạo thực hiện các
biện pháp phòng, chống dịch
tại doanh nghiệp và quản lý các
trường hợp nguy cơ cao

Kính gửi:
- Các sở, ban, ngành tỉnh Thái Bình;
- Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn Tỉnh.

Thực hiện Thông báo số 107/TB-VPCP ngày 14/5/20121 của Văn phòng
Chính phủ về việc thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức
Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 tại cuộc
họp Thường trực Ban chỉ đạo trực tuyến với các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Bắc
Ninh, Bắc Giang và Công văn số 3836/CV-BCĐ ngày 10/5/2021 của Ban chỉ
đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Uỷ ban nhân dân Tỉnh yêu cầu:
1. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi
chung là doanh nghiệp) tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương,
của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
2. Chủ doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm Quyết
định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2021 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng,
chống dịch Covid-19, thực hiện tốt yêu cầu 5K và các biện pháp phòng, chống
dịch trong doanh nghiệp.
3. Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp khẩn trương liên hệ
với Ban Quản lý khu công nghiệp các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc… cập nhật danh sách lao động là người Thái Bình tại các địa
phương trên; Thông báo cho Sở Y tế, UBND thành phố để theo dõi, quản lý,
cách ly theo quy định.
4. Đối với UBND các huyện
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch theo các cấp độ tại khu công
nghiệp, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.
- Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án
cách ly, xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 tại khu công nghiệp, cụm công
nghiệp.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để hướng dẫn doanh nghiệp
cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống Covid-19 (AntoanCovid.vn).
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế để hướng dẫn các hoạt động phòng, chống
dịch tại các doanh nghiệp.
- Chủ tịch UBND huyện, thành phố chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường,
thị trấn, giao trách nhiệm cho Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, phát huy vai
trò Tổ Tự quản phối hợp với lực lượng Công an tăng cường rà soát, kiểm tra,
giám sát, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý chặt chẽ các trường hợp đi, đến các
địa phương có dịch, nhất là tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Đà Nẵng...về địa phương, thông báo kịp thời với cơ quan y tế để có
phương án cách ly, xét nghiệm kịp thời. Chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh
nếu để sót, lọt những trường hợp nêu trên mà không quản lý, không lập danh
sách.
- Báo cáo UBND Tỉnh về công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp
thuộc thẩm quyền quản lý trước ngày 22/5/2021.
5. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp
tỉnh; UBND huyện, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp, khu công nghiệp,
cụm công nghiệp về phương án phòng, chống dịch theo các cấp độ và việc phân
luồng cách ly y tế, thiết lập phòng cách ly y tế tạm thời khi có trường hợp nghi
ngờ mắc Covid- 19; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên
đối với các trường hợp tiếp xúc với nhiều người hằng ngày và trường hợp có
nguy cơ...; hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các chế phẩm sát khuẩn tay nhanh,
chế phẩm sát khuẩn bề mặt;
- Chỉ đạo đơn vị y tế các tuyến kịp thời tham mưu cho Ban Chỉ đạo
phòng, chống dịch các cấp thực hiện biện pháp điều tra dịch tễ, khai báo y tế,
quản lý, theo dõi sức khỏe, cách ly, xét nghiệm theo quy định đối với các trường
hợp đi, đến các địa phương có dịch, nhất là tại các tỉnh, thành phố: Bắc Giang,
Bắc Ninh. Vĩnh Phúc, Đà Nẵng...
6. Sở Công Thương, Hiệp Hội doanh nghiệp Tỉnh, các sở, ban, ngành,
UBND huyện, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng,
chống dịch đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; xử lý và xử
phạt theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt nghiêm ở
mức cao nhất, cần thiết yêu cầu dùng hoạt động đối với doanh nghiệp không
đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch.
UBND Tỉnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện; Sở
Công thương, Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, UBND
huyện, thành phố thông báo nội dung chỉ đạo của UBND Tỉnh tại Công văn này
đến các doanh nghiệp theo lĩnh vực, địa bàn quản lý.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, yêu
cầu các đơn vị cho biết ý kiến và gửi về UBND Tỉnh để UBND Tỉnh giải quyết
kịp thời.
Nơi nhận: KT. CHỦ TỊCH
- Như trên; PHÓ CHỦ TỊCH
- Bộ Y tế;
- Ban chỉ đạo Tỉnh;
- Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
Nguyễn Quang Hưng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …. tháng ….. năm 2023
Số: …../TB-QLĐT

THÔNG BÁO
Về việc nghỉ Tết Dương lịch năm 2024

Ngày 23/11/2023, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh đã bh Thông báo số 2818/TB-ĐHM về việc….
Theo văn bản trên, Phòng Quản lý Đào tạo thông báo, Tết Dương lịch
năm 2024 sinh viên, học viên nghỉ 01 ngày: 01/01/2024 (thứ Hai).

Nơi nhận: KT. TRƯỞNG PHÒNG


- Như trên; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- Lưu: P.QLĐT, TH(1).

Phan Thị Thu Phương

*Lưu ý: Thông báo không có kính gửi, Nơi nhận là Phòng thì ko có VT

You might also like