You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
--------

BÁO CÁO MÔN HỌC


MẠCH ĐIỆN TỬ 1
ĐỀ TÀI : NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CHUNG VỀ IC 555 .
THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH TẠO DAO ĐỘNG SỬ
DỤNG IC 555

GVHD : Trần Văn Thọ


SVTH : Nhóm : 31 MSSV
Lương Kỳ Ẽm 2251050049
Đinh Văn Hoàng 2251050053

TP.HCM-11/2022
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................2


PHẦN 1 . NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CHUNG VỀ IC 555............................3
1.1 Giới thiệu , sơ đồ khối , sơ đồ nguyên lý , chân của ic 555.............................3
1.1.1Giới thiệu về ic 555.....................................................................................3
1.1.2 Sơ đồ khối của IC 555................................................................................4
1.1.3 Sơ đồ nguyên lí của ic 555.........................................................................5
1.2 Cấu tạo nguyên lý và một số ứng dụng............................................................7
1.2.1 Cấu tạo nguyên lý......................................................................................7
1.2.2 Một số ứng dụng........................................................................................8
PHẦN 2. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH TẠO DAO ĐỘNG SỬ DỤNG
IC 555......................................................................................................................10
2.1 Lựa chọn thiết bị............................................................................................10
2.1.1 Ic 555........................................................................................................10
2.1.2 Điện trở....................................................................................................10
a/ Cấu tạo.......................................................................................................10
b/ Nguyên lý hoạt động..................................................................................10
2.1.3 Tụ Điện.....................................................................................................11
a/ Cấu tạo.......................................................................................................11
b/ Nguyên lý hoạt động..................................................................................11
2.1.4 LED – RED..............................................................................................12
a/ Cấu tạo.......................................................................................................12
b/ Nguyên lý hoạt động..................................................................................13
2.1.5 Nguồn 5V.................................................................................................14
a/ Cấu tạo.......................................................................................................14
b/ Nguyên lí hoạt động...................................................................................14
2.2 Sơ đồ ghép nối................................................................................................15
2.3 Mạch chạy mô phỏng.....................................................................................15

1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạch mẽ của khoa học công nghệ , cuộc
sống của con người đã có những thay đổi ngày càng tốt hơn , với những trang thiết
bị hiện đại phục vụ công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước . Đặt biệt
góp phần vào sự phát triển của ngành kĩ thuật điện tử
Bài báo cáo này không chỉ là sự tổng hợp của kiến thức lý thuyết mà còn là
kết quả của những nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm đầy thách thức. Chúng em đã
hết sức cố gắng để xây dựng một mô hình vật lý chính xác và linh hoạt, có thể áp
dụng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ trình bày về cơ sở lý thuyết ic 555 , quy
trình xây dựng mô hình, cũng như những thách thức và cơ hội mà chúng em đã gặp
trong quá trình nghiên cứu.
Chúng em hy vọng rằng thông qua bài báo cáo này, chúng em có thể chia sẻ
những thông điệp quan trọng và cung cấp kiến thức hữu ích cho cộng đồng.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Trần Văn Thọ đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý,
chia sẻ nhiều kinh nghiệm , tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để chúng em hoàn
thành tốt đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện đề tài
Nhóm 31

2
PHẦN 1 . NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT CHUNG VỀ IC 555
1.1 Giới thiệu , sơ đồ khối , sơ đồ nguyên lý , chân của ic 555
1.1.1Giới thiệu về ic 555
Ic thời gian 555 được du nhập vào những năm 1971 bằng công ty Signetics
Corporation bằng 2 dòng sản phẩm SE55/NE555 và được gọi là máy thời gian và
cũng là loại có đầu tiên . Nó cung cấp cho các nhà thiết kế mạch điện tử với chi phí
tương đối rẻ , ổn định . Từ đó thiết bị này làm ra với tính thương mại hoá . 10 năm
sau một số nhà sản suất ngừng sản xuất loại ic này bởi vì sự canh tranh và những lí
do khác
Các dạng hình dáng chân của ic 555

Hình 1.1: Các dạng hình dáng chân của ic 555


IC 555 là một thiết bị linh hoạt và hữu dụng nhất trong các thiết kế và mạch điện tử
hoạt động ở cả trạng thái ổn định và bất ổn định. Nó có thể cung cấp thời gian trễ
từ micro giây đến nhiều giờ. IC 555 là một vi mạch rất rẻ, hoạt động với nhiều
mức điện áp (thông thường, từ 4,5 đến 15V DC) và các điện áp đầu vào khác nhau
được cung cấp không ảnh hưởng đến đầu ra của bộ định thời.

Đặc điểm của ic 555


 Có hai loại IC 555: NE555 và SE555. Trong khi NE555 có thể được sử dụng trong
phạm vi nhiệt độ 0-70°C, SE555 có thể được sử dụng trong phạm vi nhiệt độ từ -
55°C đến 125°C.
 Có sự ổn định nhiệt độ 0,005% mỗi °C.
 Nó có thể hoạt động với các nguồn điện khác nhau, từ 5 V đến 18 V.

3
 Nó có thể được sử dụng như một bộ tạo xung hoặc một bộ dao động bằng cách vận
hành nó ở các chế độ khác nhau.
 Tên gọi 555 xuất phát từ thực tế là nó chứa ba điện trở 5 Kilo-Ohm mắc nối tiếp để
tạo thành mô hình phân áp.
 Có thể điều khiển cả Transistor-Transistor Logic (TTL) do dòng điện đầu ra cao và
các mạch logic CMOS.
 Có dòng điện đầu ra cao và chu kỳ làm việc có thể điều chỉnh.
 IC 555 có thể hoạt động trong cả hai chế động không ổn định và chế độ đơn ổn.
 Ngõ ra có thể cung cấp cho tải một dòng điện 200mA theo kiểu sink hoặc source.
 Có chứa 24 transistor, 2 diode và 17 điện trở.
 IC 555 có sẵn dưới dạng IC 8 chân (DIP).
 Thời gian định thời có thể từ micro giây đến hàng giờ.
1.1.2 Sơ đồ khối của IC 555

Hình 1.2 : sơ đồ chân chính của ic 555


 Chân 1 Ground (GND): Chân này cho nối mass để lấy dòng cấp cho IC.
 Chân 2 Trigger (Ngõ vào xung kích): Nó chịu trách nhiệm chuyển đổi SET và
RESET của flip-flop. Biên độ của xung kích hoạt bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến ngõ
ra của bộ định thời. Ngõ ra lên mức cao và khoảng định thời bắt đầu khi ngõ vào
tại chân kích kích hoạt giảm xuống dưới một nửa điện áp điều khiển (tức là 1/3 của
VCC).

4
 Chân 3 Output: Dạng sóng ngõ ra sẽ xuất hiện ở chân này. Điện áp ngõ ra nằm
trong khoảng từ 1,7 V đến dưới VCC. Hai loại tải có thể được kết nối với ngõ ra.
Một là tải tích cực mức cao, được kết nối giữa các chân 3 và 1 (GND) và một là tải
kích cực mức thấp, được nối giữa các chân 3 và 8 (VCC).
 Chân 4 Reset: Một xung âm tác động vào chân này sẽ vô hiệu hóa hoặc reset bộ
định thời. Bộ định thời chỉ bắt đầu hoạt động khi điện áp trên chân này lớn hơn 0,7
V và do đó nó thường được kết nối với VCC khi không được sử dụng.
 Chân 5 Control Voltage (Điện áp điều khiển): Nó điều khiển ngưỡng và mức kích
hoạt và do đó điều khiển được thời gian định thời của 555. Độ rộng của xung ngõ
ra được xác định bởi điện áp điều khiển. Điện áp ngõ ra có thể được điều chế bởi
một điện áp bên ngoài được đưa vào chân này. Trong thực tế, chân này có thể
không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5
xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc nhiễu và giữ cho
điện áp chuẩn được ổn định.
 Chân 6 Threshold (Ngưỡng): Điện áp đặt vào chân này được so sánh với điện áp
tham chiếu 2/3 VCC. Khi điện áp tại chân này lớn hơn 2/3 VCC, flip-flop bị
RESET và ngõ ra chuyển từ Cao xuống Thấp.
 Chân 7 Discharge (Xả điện): Chân này được kết nối với cực thu hở
của transistor NPN bên trong để cho phép tụ định thời xả điện. Khi điện áp tại chân
này đạt đến 2/3 VCC, ngõ ra sẽ chuyển từ Cao xuống Thấp.
 Chân 8 VCC: Điện áp cung cấp trong phạm vi 4.5V đến 16V được cấp vào chân
này.
1.1.3 Sơ đồ nguyên lí của ic 555
Bên trong của một IC định thời 555 bao gồm những thành phần sau đây:
 Hai bộ so sánh
 Một SR flip-flop
 Hai transistor
 Một mạng điện trở
 Các bộ so sánh chính là các Op-Amp cơ bản. Bộ so sánh 1 so sánh điện áp ngưỡng
với điện áp tham chiếu VCC 2/3. Tùy thuộc điện áp của chân 6 so với điện áp

5
chuẩn 2/3 VCC mà bộ so sánh 1 có điện áp mức cao hay thấp để làm tín hiệu R
(Reset) điều khiển flip-flop.

Hình 1.3 : Sơ đồ bên trong IC 555


 Bộ so sánh 2, cung cấp đầu vào S cho flip-flop, so sánh điện áp kích hoạt với điện
áp tham chiếu VCC 1/3. Tùy thuộc điện áp của chân 2 so với điện áp chuẩn 1/3
VCC mà bộ so sánh 2 có điện áp mức cao hay thấp để làm tín hiệu S (Set) điều
khiển flip-flop.
 Mạng điện trở gồm ba điện trở sẽ hoạt động như một mạch chia điện áp. Giá trị của
các điện trở này là 5KΩ. Ba điện trở 5K này chịu trách nhiệm về tên “IC 555”.
 Trong số hai transistor, một transistor là transistor xả điện. Cực thu hở của
transistor này được kết nối với chân xả điện (Chân 7) của IC. Tùy thuộc vào trạng
thái ngõ ra của flip-flop mà transistor này dẫn bảo hòa hoặc tắt.
 Khi transistor dẫn bão hòa, nó cung cấp một đường dẫn xả điện tới tụ điện được
kết nối bên ngoài. Cực nền của transistor kia được kết nối với chân reset (Chân 4)
để reset bộ định thời bất chấp trạng thái của các ngõ vào khác.
1.2 Cấu tạo nguyên lý và một số ứng dụng
1.2.1 Cấu tạo nguyên lý
6
Ở trên mạch H đang ở mức 1 và gần bằng Vcc; L là mức 0. Sử dụng FF – RS.
Khi S = [1] thì Q = [1] và = Q- = [ 0].
Sau đó, khi S = [0] thì Q = [1] và =Q- = [0].
Khi R = [1] thì = [1] và Q = [0].
Khi S = [1] thì Q = [1] và khi R = [1] thì Q = [0] bởi vì Q-= [1]
Lúc này thì Transistor sẽ mở dẫn và cực C sẽ được nối tiếp đất. Do đó, điện áp
không được nạp vào tụ C, điện áp ở chân 6 sẽ không vượt quá ngưỡng V2. Bởi lối
ra của OP – AMP 2 lúc này thường đang ở mức 0, FF sẽ không được reset lại trạng
thái cũ.
Khi mới thực hiện việc đóng mạch, tụ C nạp qua Ra, Rb, với thời hằng (Ra+Rb)C.
Tụ C nạp điện áp từ 0V -> ⅓ Vcc:
Lúc này V+1(V+ OA1) > V-1. Do đó OA1 (ngõ ra của OA1) có mức logic 1(H).
V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0(L). R = 0, S = 1 –> Q = 1 /Q (Q đảo) =
0.
Q = 1 –> Ngõ ra = 1
Q = 0 –> Transistor hồi tiếp lúc này sẽ là không dẫn.
(OA viết tắt: OP – AMP)

Tụ C tiếp tụ nạp từ điện áp ⅓ Vcc -> ⅔ Vcc:

7
Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0. R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=1,
/Q=0).
Transistor lúc này vẫn không dẫn.
Tụ C nạp qua ngưỡng ⅔ Vcc:
Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0. V+2 > V-2. Do đó OA2 = 1.
R = 1, S = 0 –> Q=0, /Q = 1.
/Q = 1 –> Transistor dẫn, điện áp trên chân 7 xuống 0V !
Tụ C xả qua Rb. Với thời hằng Rb.C.
Điện áp trên tụ C giảm xuống thì đó là lúc tụ C đang trong quá trình xả, làm cho
điện áp tụ C nhảy xuống dưới ⅔ Vcc.
Tụ C tiếp tục xả từ điện áp ⅔ Vcc – ⅓ Vcc
Lúc này, V+1 < V-1. Do đó OA1 = 0.
V+2 < V-2. Do đó OA2 = 0. R = 0, S = 0 –> Q, /Q sẽ giữ trạng thái trước đó (Q=0,
/Q=1).
Transistor vẫn đang dẫn.
Tụ C xả qua ngưỡng ⅓ Vcc:
Lúc này V+1 > V-1. Do đó OA1 = 1.
V+2 < V-2 (V-2 = ⅔ Vcc) . Do đó OA2 = 0. R = 0, S = 1 –> Q = 1, /Q (Q đảo) = 0.
Q = 1 –> Ngõ ra = 1.
/Q = 0 –> Transistor hoạt động ở trạng thái không dẫn -> chân 7 ở mức thấp và tụ
C lại nó sẽ được nạp điện với điện áp ban đầu là ⅓ Vcc.
1.2.2 Một số ứng dụng

+ Là thiết bị tạo xung chính xác

+ Máy phát xung

+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)

+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)

8
Hình 1.4 :Mạch đèn led nhấp nháy

Hình 1.5 :Mạch điều chỉnh độ sáng bóng đèn

9
PHẦN 2. THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MẠCH TẠO DAO ĐỘNG SỬ DỤNG
IC 555
2.1 Lựa chọn thiết bị
2.1.1 Ic 555
IC 555 là một thiết bị linh hoạt và hữu dụng nhất trong các thiết kế và mạch
điện tử hoạt động ở cả trạng thái ổn định và bất ổn định. Nó có thể cung cấp thời
gian trễ từ micro giây đến nhiều giờ.
Thông số chuẩn của IC 555 sẽ được liệt kê như sau:
– Nguồn điện áp đầu vào trong dải tần từ 2 – 18V;
– Cường độ dòng điện tiêu thụ: 6 – 15mA;
– Công suất tiêu thụ lớn nhất (Pmax): 600mW;
– Điện áp logic đầu ra lớn nhất (mức 1): 0.5 – 15V;
– Điện áp logic đầu ra nhở nhất (mức 0): 0.03 – 0.06V;
2.1.2 Điện trở
a/ Cấu tạo
Thường được tạo thành từ một vật liệu có đặc tính, như kim loại hoặc thanh
carbon. Cấu tạo cơ bản của một điện trở gồm có hai đầu kết nối và một phần điện
trở chính. Phần điện trở chính có thể có nhiều hình dạng khác nhau, như thanh,
cuộn, hoặc bảng mạch in. Đối với điện trở kim loại, phần điện trở chính thường
được làm từ dây kim loại có khả năng dẫn điện tốt như đồng, nhôm hoặc chất hợp
kim.

Hình 2.1 : Điện trở trong thực tế


10
b/ Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của điện trở dựa trên hiện tượng điện trở, cũng được gọi
là kháng điện. Khi một điện áp được áp dụng qua hai đầu của một điện trở, điện trở
sẽ tạo ra một sự cản trở cho luồng điện chảy qua nó. Điện trở được xác định bởi
một giá trị gọi là trở kháng, được đo bằng đơn vị ohm (Ω). Trở kháng càng lớn thì
cản trở càng cao và ngược lại.
2.1.3 Tụ Điện
a/ Cấu tạo
- Là tập hợp của hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách bởi lớp điện môi.

Hình 2.2 : Cấu tạo của tụ điện


- Cấu tại của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại. Hai
bề mặt này được đặt song song với nhau và dược ngăn cách bởi một lớp điện môi.
- Dây dẫn của tụ điện có thể dử dụng làm giấy bạc, màng mỏng....
- Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện như thủy tinh, giấy,
giấy tẩm hóa chất, gốm, mica, mang nhựa hoặc không khí. các điện môi này không
dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện. Tùy theo lớp
cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng

b/ Nguyên lý hoạt động

Tụ điện có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường
bằng cách lưu trữ các electron, nó cũng có thể phóng ra các điện tích này để tạo
11
thành dòng điện. Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, nhờ có tính chất này mà
tụ có khả năng dẫn điện xoay chiều.
- Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo thời
gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do dòng điện
tăng vọt. Đây là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến

Hình 2.3 : Mô phỏng nguyên lý hoạt động của tụ điện


2.1.4 LED – RED

a/ Cấu tạo

Cấu tạo đèn led bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có vai trò và nhiệm vụ
khác nhau để cấu thành nên chiếc đèn led chiếu sáng hiệu quả.
Chip led – phần tử phát sáng: đây là bộ phận tạo ra ánh sáng của đèn. Một
bóng đèn led chất lượng, đòi hỏi chip led cũng phải đạt chất lượng. Trong chip led
có pha các tạp chất để tạo ra một tiếp giáp P-N. Kênh P chứa lỗ trống, kênh N chứa
điện tử, khi điện tử lấp đầy chỗ trống nó sinh ra bức xạ ánh sáng. Các bước sóng
phát ra có màu khác nhau tùy thuộc vào tạp chất trong chíp bán dẫn.
– Mạch in: Là bộ phận dùng để gắn chip led của đèn. Chất lượng mối hàn giữa
chip led với mạch in ảnh có ảnh hưởng đến độ bền của đèn. Nếu mối hàn kém,

12
hoặc không tiếp xúc sẽ làm cho đèn không thể phát sáng sau một thời gian sử
dụng.
– Bộ nguồn: Bộ nguồn cấp điện cho đèn led phải đảm bảo cung cấp dòng điện và
điện áp ổn định phù hợp với loại đèn led đang sử dụng, bộ nguồn phải có tuổi thọ
tương đương với tuổi thọ của LED.
– Vỏ đèn: Được thiết kế đa dạng mẫu mã, màu sắc có vai trò bảo vệ các linh kiện
phía trong. Để đèn led có độ bền cao, vỏ đèn phải được sản xuất bằng chất liệu cao
cấp, đạt các tiêu chuẩn như chống nước, chống thấm… đồng thời đảm bảo khả
năng tỏa nhiệt nhanh chóng.

b/ Nguyên lý hoạt động

Dựa vào cấu tạo đèn led, chúng ta có thể hình dung được nguyên lý hoạt động
của đèn led như sau: Đèn led hoạt động dựa vào sử dụng chip led phát sáng nhờ
công nghệ bán dẫn. Trong khối bán dẫn có hai cực loại P và loại N. Trong đó, khối
bán dẫn P được thiết kế có chứa nhiều loại lỗ trống tự do được mang điện tích
dương. Khi tiến hành ghép vào khối bán dẫn N các lỗ trống bên khối bán dẫn P
chuyển sang khối bán dẫn N.
Đồng thời, bên khối P sẽ nhận thêm các điện tích âm được chuyển từ khối N
sang. Như vậy, khối bán dẫn P đã tích điện âm và ngược lại khối N tích điện
dương. Ở nơi tiếp giáp giữa hai khối bán dẫn này có những điện tử bị các lỗ trống
hút vào.
Khi chúng càng tiến lại gần nhau sẽ tạo nên những nguyên tử trung hòa. Cả quá
trình này sẽ giải phóng các năng lượng dạng ánh sáng. Việc sử dụng hai khối bán
dẫn tương tác với nhau theo nguyên tắc vật lý đã giúp đèn led không cần sử lượng
điện năng lớn. Vì thế, đèn led được coi là thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện năng
nhất hiện nay

Hình 2.4 : Led – red trong thực tế


13
2.1.5 Nguồn 5V
a/ Cấu tạo
- Có cấu tạo gồm 6 viên pin kiền xếp chồng lên nhau bên trong vỏ pin
- Mỗi pin có điện áp khoảng 1,5V khi chúng được xếp chồng lên nhau , tổng
điện áp cung cấp sẽ là 9V
b/ Nguyên lí hoạt động
Loại pin này là sự kết hợp của cực âm (cathode, làm từ lithium) và điện cực
dương (anode làm từ carbon). Khi bạn sạc pin, nguồn điện sẽ đẩy lùi ion từ
cathode sang anode và lưu trữ tại đây.
Quá trình sử dụng đi theo chiều ngược lại, ion sẽ đi từ anode quay trở lại
cathode để tạo ra năng lượng..

Hình 2.5 : Nguồn pin 5V


2.2 Sơ đồ ghép nối

Hình 2.6 : sơ đồ ghép nối


14
2.3 Mạch chạy mô phỏng

15

You might also like