You are on page 1of 2

CÁC BƯỚC LẬP HỒ SƠ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Bước 1: Thu thập các hồ sơ từ chủ đầu tư


- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương
- Giấy phép xây dựng
- Hợp đồng thuê đất hoặc GCN quyền sử dụng đất
- Quyết định phê duyệt ĐTM, Báo cáo ĐTM được phê duyệt, đề án bảo vệ
môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các quyết định phê duyệt
- Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường
- Báo cáo quan trắc môi trường 2-3 năm gần nhất, sơ đồ vị trí lấy mẫu quan
trắc.
- Hợp đồng thu gom xử lý chất thải rắn thông thường, CTNH
- Hồ sơ PCCC
- Quy trình vận hành dự án, nhà máy, và hệ thống xử lý chất thải (nước thải,
chất thải rắn, khí thải)
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải
- Hợp đồng/thỏa thuận đấu nối nước thải với cụm công nghiệp
- Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
- Báo cáo xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường
- Hóa đơn sử dụng nước sạch, điện trong vòng 6 tháng gần đây
- Các biên bản kiểm tra, thanh tra về môi trường của cơ cở (nếu có)
- Các bản vẽ: quy trình công nghệ sản xuất, xử lý nước thải, chất thải, khí thải,
mặt bằng bố trí các hạng mục.
- Đối với các dự án không phải lập ĐTM thì bổ sung báo cáo nghiên cứu khả
thi, báo cáo thiết kế cơ sở, các bản vẽ liên quan
Bước 2: Xác định đơn vị thẩm định, cấp thẩm định hồ sơ GPMT
Theo điều 71, Luật BVMT số 72
Bước 3: Xác định mẫu hồ sơ GPMT
Theo Nghị định 08: Phụ lục VIII, IX, X, XI, XII
Căn cứ theo từng loại dự án để xác định cho phù hợp (Ghi chú: đây là bước
rất quan trọng, xác định sai là phải làm lại từ đầu).
Bước 4: Lập hồ sơ
- Nắm rõ quy trình sản xuất, quy trình công nghệ của các nhà máy, dự án
- Xác định rõ nguồn thải, khối lượng, đặc tính chất thải
- Xác định rõ nguyên vật liệu, hóa chất…phục vụ quá trình sản xuất
- Lên báo cáo theo mẫu đã xác định ở Bước 3.
- Chú ý: Phần xác định nguồn thải, thông số, tải lượng, QC đánh giá là phần
ghi vào trong giấy phép nên cần xác định cụ thể và rõ ràng.
Bước 5: Nộp hồ sơ
- Công văn (theo mẫu tại phục lục XIIII)
- Các hồ sơ nộp kèm: báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động
môi trường; giấy đăng ký kinh doanh, giấy giới thiệu
Bước 6: Chỉnh sửa hồ sơ
- Chỉnh sửa hồ sơ theo góp ý của hội đồng
- Có văn bản giải trình chỉnh sửa
- Báo cáo sau chỉnh sửa
- Nộp lại toàn bộ hồ sơ.
Các điều ghi nhớ khi lập GPMT
- Đọc kỹ luật BVMT 72, Nghị dịnh 08, Thông tư 02
- Thu thập các hướng dẫn lập hồ sơ tại văn phòng 1 cửa sở TNMT các tỉnh
- Các QCVN 2023 về môi trường cần update để sử dụng trong quá trình viết
hồ sơ.

You might also like