You are on page 1of 2

1.

7 Sự đòi hỏi đối với người dưới quyền


Sự đòi hỏi cao đối với người dưới quyền là một yêu cầu mang tính nguyên tắc. Sự đòi
hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan như: năng lực, điều kiện thực hiện của người
được yêu cầu . Thế nhưng trong tình huống mâu thuẫn này dường như Phạm Nhật Vượng
đã không xem xét đến khía cạnh đấy khi đưa ra những yêu cầu bắt buộc trong phong trào
‘’ Người Vin dùng hàng Vin’’:
- Nhân viên nếu không chấp hành lệnh mua hoặc thuê xe của Vinfast thì không được
miễn phí hoặc trợ giúp gửi xe từ ngày 01/10/2019.
- Nhân viên phải chuyển sang điện thoại của Vsmart của hang sản xuất.Chủ tịch Phạm
Nhật Vượng đặt hạn chót là ngày 01/12/2019 để toàn bộ nhân viên của tập đoàn sẽ sử
dụng điện thoại Vsmart.
- Những người Vingroup tuyển dụng mới sẽ phải chuyển sang sử dụng điện thoại
VSmart trong vòng hai tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động.
- Nhân viên của Vin phải bỏ ra một khoản thu nhập của mình để mua các sản phẩm của
Vin. Không biết chất lượng ra sao mà bị ép mua khi vừa mới sản xuất ra .
Sự đòi hỏi đối với người dưới quyền là điều bẳt buộc phải có đối với một công ty , một
tập đoàn bởi nó đem lại sự uy tín cho tập đoàn cũng như đánh giá được độ uy tín của
người đứng đầu tổ chức. Trong trường hợp này, sự đòi hỏi nhân viên phải mua xe điện
oto và điện thoại của công ty này là quá cao nó đã trở thành ép buộc. Chủ tịch Phạm Nhật
Vượng cũng như tập đoàn Vingroup đã không xem xét đến khía cạnh năng lực, khả năng
thực hiện yêu cầu của nhân viên như thu nhập của cá nhân, của gia đình, hoàn cảnh gia
đình,…đã phê bình tập thể cán bộ công nhân viên , ký những ban hành gây bất lợi cho
nhân viên như:
- Tỷ lệ cán bộ, nhân viên đăng ký mua hoặc thuê xe Vinfast của các phòng, ban thuộc tập
đoàn này “nếu dưới 90% thì bị trừ thưởng 100%, còn dưới 95% thì bị trừ 50%”.
- Vingroup cũng cấm tất cả ô tô và xe máy không phải của Vinfast được đậu tại bãi để xe
của công ty từ cuối năm 2019.
- Một nhân viên cấp lãnh đạo khác của Vingroup đã phàn nàn rằng chỉ có 8% nhân viên
đã mua xe Vinfast và cảnh báo nhân viên quản lý cấp cao rằng họ sẽ bị mất tiền thưởng
nếu không tăng mức mua xe Vinfast lên ít nhất 30%.
Để giữ được việc làm nhân viên đã phải bỏ ra khoản tiền để mua hoặc thuê xe của Vin ,
mua điện thoại của hang sản xuất hay mua các sản phẩm của Vin mà không biết chất
lượng ra sao thậm chí sản phẩm của hãng đa dạng và có giá cao hơn so với thị trường .
Điều này đã gây áp lực rất lớn cho nhân viên vì họ có thể sẽ phải sống tiết kiệm hơn , chi
tiêu hợp lí hơn để ổn định giữa cuộc sống hàng ngày và công việc. Đã có những nhân
viên lên mạng và giao bán lại những sản phẩm không vừa ý hoặc do khó khăn về tài
chính sau một thời gian sử dụng và Vin đã ký văn bản sa thải các nhân viên đó.
Trong tình huống này có những cái sai và cái đúng nhưng cái sai chiếm phần lớn. Chủ
tịch Phạm Nhật Vượng cũng như Vingroup có quyền ra yêu cầu đòi hỏi với nhân viên và
yêu cầu nói chung ở đây đó là muốn nhân viên thể hiện được vai trò thúc đẩy, truyền lửa
trong phong trào ‘’ Người Vin dùng hàng Vin’’, nỗ lực chung tay cùng tập đoàn trong
việc lan toả tinh thần yêu nước , tự tôn dân tộc và xây dựng thương hiệu quốc gia. Từ đó
làm tăng uy tín của tập đoàn, thu hút được những người dùng , những nhân tài tiềm năng .
Nhưng hiệu quả của phong trào này chưa được tốt, chưa được sôi nổi vì vậy tập đoàn đã
đưa ra những giải pháp khắc phục nhưng những giải pháp này có thể khá tiêu cực và gây
áp lực rất lớn cho nhân viên, việc họ ép buộc phải mua xe điện, oto , điện thoại và sản
phẩm của công ty nếu không sẽ bị trừ tiền thưởng, không được để xe ở bãi xe của công
ty, thậm chí bị đuổi việc đã gây rất nhiều bất mãn, tranh luận.
Sự đòi hỏi ở đây có thể là về : năng lực, phẩm chất đạo đức, kĩ năng, chuyên môn ,…
nhằm đem lại sự uy tín , nhằm đem đến chất lượng công việc cao thế nhưng trong tình
huống này sự đòi hỏi không những không thể hiện được những điều đó ngược lại việc
nhiều bình luận tiêu cực về tập đoàn Vingroup xuất hiện trên các bài viết và các trang
mạng xã hội sau khi các nhân viên bị sa thải, nghỉ việc bất mãn với việc để rò rỉ thông tin
đã gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty cũng như người dẫn đầu. Sự đòi hỏi này không
những không mang đến chất lượng công việc cao còn ảnh hưởng rất lớn với công việc.
Sự đòi hỏi quá cao này đã gây áp lực rất lớn với nhân viên, họ phải cố gắng giữ được việc
làm, giữ được quyền lợi vốn được hưởng dẫn đến sẽ gặp vài sự sai sót trong công việc
làm cho công việc không hiệu quả.
Như vậy trong tình huống này, sự đòi hỏi với người dưới quyền là điều bắt buộc phải có
nhưng tập đoàn Vingroup đã đưa ra những yêu cầu quá cao, quá khắt khe với nhân viên
không phù hợp với năng lực, điều kiện thực hiên của người được yêu cầu- nhân viên.

You might also like