You are on page 1of 19

Kiến thức máy in

Kinh nghiệm quý báu về máy in , mực in cho dân văn phòng, cách sử dụng máy in hiệu quả,
khắc phục sự cố máy in dễ dàng nhanh chóng.
Subscribe to posts

Tự sửa máy in, cách khắc phục sự cố máy in, sửa chữa lỗi máy in đơn
giản.
đăng Oct 2, 2014, 9:21 PM bởi Hang thanh

Ngày nay máy in được sử dụng rộng rãi tại các văn phòng công ty , hệ thống ngân hàng , các
doanh nghiệp và cả ở nhà riêng là một phần không thể thiếu được của hoạt động sản xuất
kinh doanh . Trong quá trình sử dụng máy in HP, Canon , Samsung , Brother , Epson nếu bị
kẹt giấy hoặc lem mực, lỗi không in được , lỗi không cuốn giấy ,máy báo đèn đỏ.... máy
không khởi động . Nhưng với sự kiên nhẫn và thận trọng, bạn có thể sẽ sửa chữa máy in
khắc phục được sự cố in ấn và tránh không bị trục trặc xảy ra. Dưới đây là cách giải quyết 5
trong số các trục trặc máy in thường xảy ra nhất.
1.Kẹt giấy:
Máy in bị kẹt giấy khi giấy nạp vào bị lệch, gây đùn giấy hay bị ngưng giữa
chừng và giấy bị đùn kẹt cứng trong máy.

Khi bị kẹt giấy, vài máy in thường báo bằng đèn tín hiệu. Vài máy khác phát hiện
ra chỗ bị kẹt giấy và hướng dẫn giải quyết qua màn hình điều khiển. Nếu máy in
của bạn có tính năng này, hãy làm theo hướng dẫn; cũng nên xem lại tài liệu theo
máy. Sau đây là thao tác cơ bản để bạn làm theo.
Tắt máy in: Nếu bạn muốn can thiệp vào bên trong máy, chắc hẳn bạn sẽ không
muốn bị điện giật hay gặp vấn đề với các bộ phận đang hoạt động. Và nếu bạn
đang cố sửa một máy in laser, bạn không muốn bộ phận sấy (fuser) sinh thêm
nhiệt. Nếu giấy bị kẹt ở ngay hay gần bộ phận này, hãy đợi nó nguội hẳn.

Mở tất cả nắp máy mà giấy đi qua: Nếu không biết là nắp nào dẫn đến chỗ bị
kẹt giấy, hãy tháo hay mở khay nạp giấy và lần theo đường nạp đến khay giấy ra,
mở hết các nắp bạn thấy.

Cẩn thận rút các tờ giấy và mảnh giấy vụn: Tìm các tờ giấy bị kẹt hay nạp
lệch, luôn cả những mảnh giấy vụn. Kéo mạnh giấy ra, nhưng cẩn thận và chậm
rãi. Nếu có thể, kéo giấy theo chiều được nạp (không kéo lui). Lấy hết tất cả giấy
và mảnh giấy vụn có thể gây kẹt thêm. Nếu bạn làm hư một bộ phận cơ nào của
máy, hãy ngừng lại và gọi điện thoại cho dịch vụ bảo hành.

Đậy tất cả nắp lại và bật máy in: Khi được bật lại, máy in sẽ tự khởi động lại.
Nếu máy báo còn bị kẹt giấy, hãy kiểm tra lại một lần nữa xem còn giấy vụn bị
kẹt không. Nếu máy vẫn còn báo lỗi, hãy thử tắt máy và mở máy lại. Translate
Nếu vẫn còn lỗi, hãy gọi dịch vụ.

Cách phòng tránh: Hãy dùng cùng một loại giấy trong khay nạp giấy. Dù máy
của bạn có một hay nhiều khay nạp giấy, hãy cho máy biết đó là loại giấy nào.
Nhiều bảng điều khiển của máy in có mục hay danh sách mà theo đó bạn có thể
chọn giấy theo tên, kiểu, độ dầy, hay các tiêu chuẩn khác. Nếu bạn không biết
chắc máy in của mình dùng loại giấy nào, hãy xem tài liệu theo máy. Khi nạp
giấy lại, hãy chú ý cách nạp giấy như thế nào, kiểm tra lại có cần điều chỉnh
thanh chỉ chiều dài hay chiều ngang hay không.

2. Kẹt lệnh in:


Dù có tinh vi đến đâu, máy in cũng chỉ có thể in mỗi lượt một tài liệu. Một lượt
in có thể bị chặn lại và làm kẹt tất cả các lượt sau. Nếu máy in bị ngừng lại không
phải do trục trặc về cơ, hãy kiểm tra danh sách lệnh chờ in, xem tác vụ nào gây
tắc nghẽn.

Máy in không nối mạng: Nếu máy tính của bạn dùng máy in riêng, bạn có thể
xem danh sách in trực tiếp. Trong Windows, vào mục Printers của Control Panel;
trong máy Mac, xem mục Print & Fax của phần Utilities. Tại đây, tác vụ in nào bị
kẹt sẽ được liệt kê, và bạn có thể hủy tác vụ đó.

Máy in nối mạng: Trong danh sách chờ in trên mạng, bạn chỉ kiểm tra được các
tác vụ bạn gửi từ máy tính của mình. Nếu tác vụ của người khác gây vấn đề, bạn
phải hoặc liên lạc họ để họ giúp, hoặc yêu cầu bộ phận CNTT can thiệp.

Cách phòng tránh: Nếu tình trạng bị kẹt lệnh in thường xuyên xảy ra, bạn cần
nhờ nhân viên CNTT tìm rõ lý do. Thường là do tập tin có kích thước quá lớn
gây nghẽn mạng, hay do bộ nhớ của máy in, hay do cố gắng in trên loại giấy đặc
biệt (như in tiêu đề) mà quên nạp giấy hay không chọn đúng khay, hay do in một
tác vụ mà cần phải nạp giấy bằng tay.
3. Mất điện khi đang in:
Tắt máy in: Không nên để các bộ phận máy bất ngờ bị rối tung khi nguồn điện
được phục hồi.

Dọn sạch đường dẫn giấy: Lấy những tờ giấy bị kẹt khi đang in.

Bật máy lại (khi có điện lại): Khi máy in khởi động, xem có hiển thị báo lỗi hay
không, hay có tiếng động lạ có thể cho biết máy bị trục trặc hay hư hỏng. Nếu
bạn dùng máy in laser hay LED, hãy xem tài liệu theo máy để có biện pháp bảo
trì chùi sạch mực bị nghẹt ở trống từ (drum). Nếu sử dụng máy in phun, ống mực
in phun bị nghẹt khi đang in cần phải được làm sạch. Thử in một trang và kiểm
tra xem còn bị lem hay còn bị vệt sọc hay không; tham khảo tài liệu theo máy để
được hướng dẫn thêm.

Cách phòng tránh: Trường hợp máy tự bị mất điện rất hiếm. Nếu khu vực của
bạn thường xuyên bị cúp điện, hãy gắn máy in vào thiết bị lưu điện UPS để hoàn
tất tác vụ in và tắt máy như thường lệ.

4. Sử dụng không đúng mặt giấy in ảnh

Bạn đang hăm hở chờ xem ảnh mình chụp in ra trông thế nào, nhưng ảnh in ra
chỉ là những đốm mực lớn, không khô – bạn đã in không đúng mặt giấy in ảnh.

Hủy tác vụ in nếu có thể: Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đã ra lệnh in
nhiều ảnh; mỗi tờ giấy in sai mặt sẽ làm tình hình thêm rối tung.

Cẩn thận rút giấy ra và đừng để vấy mực: Đừng để mực dính vào tay – hãy
mang găng tay hay dùng khăn ăn hoặc khăn giấy.

Bỏ giấy: Dĩ nhiên bạn sẽ phải bỏ tờ giấy đã in hư này.


Cách phòng tránh: Xem tài liệu theo máy và dấu ghi trên khay để đảm bảo bạn
nạp giấy in ảnh đúng cách.
5. Tràn mực:
Mực in có thể bị tràn bên trong máy in khi sử dụng, hay có thể bị đổ lên mặt bàn,
bắn lên quần áo, da, hay thảm khi bạn thay hộp mực.

Áp dụng biện pháp cơ bản:

Hãy để mực khô và chặn chỗ bị tràn lại.

Không nên dùng nước nóng, nước lạnh, hay hơi nóng để làm sạch mực; hãy dùng
dung dịch làm sạch thông thường một cách cẩn thận và thận trọng.

Không nên dùng máy hút bụi gia dụng thông thường vì nó có thể thổi mực ra
phía sau.

Tránh không hít mực.

Thử 3 cách cơ bản để làm sạch mực tràn:

Nếu mực tràn trên mặt phẳng cứng, hãy dùng giấy bồi hay khăn giấy cẩn thận
quét mực vào bao nhựa hay túi đựng có nắp để vứt bỏ.

Dùng loại vải chùi mực đặc biệt để thấm mực. Cũng có thể dùng khăn giấy hay
khăn vải thường.

Bạn cũng có thể dùng máy hút mực đặc biệt. Máy có đầu gắn để đưa vào các chỗ
nhỏ hẹp và hút mực từ bên trong máy hay trên thảm, máy cũng có một túi đựng
được các vật rất nhỏ.

Cách phòng tránh: Luôn cầm hộp mực cẩn thận, nhất là khi tháo lắp hộp mực.
Trước khi tháo hộp mực, hãy phủ các khu vực xung quanh bằng giấy báo hay
khăn giấy để tránh bị tràn, bắn mực.

Không hoảng hốt khi bị tràn mực: Hộp mực ít khi bị tràn trừ phi bị thủng, bẹp,
nứt, hay dập. Hộp mực nạp lại thường bị rỉ hay tràn, nên hãy sử dụng cẩn thận.
Các trang web trên mạng thường có lời khuyên làm sạch mực in bị tràn bằng
cách dùng các chất như cồn, WD-40, hay keo xịt tóc để tẩy rửa – nhưng hiệu quả
hay không còn tùy vào nơi dính mực và vào hàm lượng hóa chất.

Cách thông thường là xử lý vết mực tràn nhanh chóng nhưng cẩn thận, bắt đầu
với các bước làm sạch cơ bản và nhanh nếu cần. Trước khi dùng chất làm sạch
nào đó cho một diện tích lớn, hãy thử xem chất này có gây hư hại hay không.
Bước đầu tiên cho mọi trường hợp: Thấm mực tràn bằng vải hút hay khăn giấy.

Mực dính trên da: Dùng xà phòng và nước để rửa sạch. Nếu còn dính mực, hãy
chà xát. Dùng thêm dung dịch làm sạch, nhưng hãy cẩn thận.

Mực dính vào vải hay thảm: Dùng xà phòng và nước để chải vết mực theo chiều
đi lên và vào bên trong – theo chiều lên để không cho mực thấm sâu vào vải, theo
chiều vào trong để tránh loang thêm vết mực. Dùng thêm dung dịch làm sạch,
nhưng hãy cẩn thận.

Mực dính trên mặt cứng: Sau khi thấm mà vẫn còn vết mực, thử dùng phương
pháp khác hay chất làm sạch thích hợp.

Mực dính bên trong máy in: Việc làm sạch máy sẽ lộn xộn mà kết quả không
chắc chắn.

Tắt máy in nếu có thể. Nếu phải cần để máy bật khi tiếp cận hộp mực, tạm thời
cứ để máy bật, và kiểm tra hộp mực. Bạn sẽ phải quyết định xem vết tràn có thể
sẽ tệ hại hơn nếu bạn tháo hay để hộp mực lại trong máy in. Khi làm sạch, cố
gắng không cho mực tràn thêm.

Bây giờ hãy tắt máy in nếu bạn chưa tắt máy, xem xét phía trong máy, tìm chỗ bị
tràn mực và thấm mực càng nhiều càng tốt. Sau đó, dùng cồn để chùi lại, dùng
vải không có xơ để làm sạch thêm; cẩn thận không để thứ gì kẹt lại bên trong.

In thử một trang xem có còn mực bên trong không, giấy in còn bị lem hay bị vệt
sọc liên tục hay không. Xem máy in có hoạt động bình thường không.

Nếu may mắn, mọi chuyện sẽ bình thường lại sau khi cho giấy chạy nhiều tờ qua
máy để mực bị tràn in thấm hết. Nếu không may, mực tràn còn lại trong máy sẽ
gây thêm hư hại.

Cách phòng tránh: Dùng hộp mực cẩn thận, nhất là đổ mực máy in lại và khi
tháo lắp hộp mực. Nếu bạn thường bị tràn mực, hãy phủ khu vực máy in bằng
giấy báo hay khăn giấy.

==>Hãy gọi cho chúng tôi khi bạn không thể tự khắc phục được các sự cố của

máy in: 0907.688.605 Mr Nghị


Chúng tôi sẽ: Lắng nghe và tư vấn miễn phí cho quý khách hàng
Có kỹ thuật viên đến tận nơi để khắc phục sự cố..

Máy in bị lỗi font chữ


đăng Sep 29, 2014, 12:33 AM bởi Hang thanh

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng máy in bị lỗi Font chữ:

Lỗi Driver
Lỗi Win
Lỗi cáp tín hiệu
Lỗi cap Formater...

Một trong những nguyên nhân trên sẽ gây ra hiện tượng máy in bị lỗi font chữ, các bạn căn
cứ vào đấy để tìm cách tự khắc phục cho may in của mình nhé.

Tư vấn hotline: 0907688605

Khắc phục các hư hỏng thông thường của máy in phun màu
đăng Sep 25, 2014, 1:19 AM bởi Hang thanh [ đã cập nhật Sep 25, 2014, 1:32 AM ]

Khi sử dụng máy in phun nếu xuất hiện các vấn đề trục trặc như bản in không đẹp, không
cuốn giấy, kẹt giấy, mực in không đều hoặc bị nghẹt mực....Người sử dụng có thể lo lắng
dẩn đến việc xử lý không đúng cách làm cho tính trạng hư hỏng nặng hơn. Bài viết này sẽ
hướng dẫn 1 số cách khắc phục các hư hỏng thông thường của máy in phun màu.
1. Máy in không cuốn được giấy.

Do sắp xếp giấy không ngay ngắn: Sửa lại cho ngay, cạnh giấy phải thẳng và chạm hết
xuống đáy của khay giấy
Giấy quá nhiều làm chật cứng trong khay giấy: giảm bớt số lượng giấy.
Giấy quá dày và cứng: Thay giấy mỏng hơn.
Thanh chặn giấy kẹp quá chặt: Điều chỉnh lại thanh chặn giấy nằm hai bên hông khay
đựng giấy lại cho vừa.
bánh cao su kéo giấy bị dơ, mòn: Ở cuối khay giấy có một bánh cao su để kéo giấy hãy
lau sạch bằng vãi mền khô hoặc ẩm. Không được dùng tay bẩn chạm vào bánh cao su
cuốn giấy.

2. Máy in bị kẹt giấy:

Giấy quá đầy và cứng: Khi kéo vào nữa chừng thì trục kéo giấy không kéo được nữa,
cần phải thay giấy mỏng hơn.
Do giấy bị rách hoặc cong vênh nên vứng vào các bộ phận của máy gây kẹt giấy.
Khi bị kẹt giấy phải kéo giấy ra theo chiểu di chuyển của giấy khi in và bỏ đi, không
được sử dụng lại. Kiểm tra và lấy hết giấy bị rách còn kẹt trong máy. Nếu giấy vẫn tiếp
tục bị kẹt thì nên xem xét lại chất lượng giấy hoặc bộ phận kéo giấy.
3. Máy in báo lỗi khi in:

Khi in máy báo lỗi " This document failed to print": Do chưa bật công tắc máy in, chưa
kết nối máy in với máy vi tính hoặc dây cáp nối bị hỏng.

Máy in đang ở trạng thái Offline: Truy cập vào Start Menu - printers and Faxes -
nhấn phải chuột vào biểu tượng cùa máy in và chọn Use printer online.

Máy khi đang ở trạng thái Pause (tạm dừng): truy cập vào Start menu- Printers and
faxes - nhấn phải chuột vào biểu tượng của máy in và chọn Resume Printing
4. Máy in bị lỗi bản in:

Bản in bị nhòe: Do tóc, lông (của súc vật) hoặc xơ giấy bám vào khay chứa bình mực
hoặc đầu phun. tìm và gắp chúng ra khỏi đầu phun. Đối với 1 số máy có đầu phun nắm
trên bình mực thì có thề tháo bình mực ra để kiểm tra, dùng giấy mền làm sạch xung
quanh đầu phun, không được chạm vào đầu phun.

Bản in bị ướt do mực quá nhiều: Lỗi này do sử dụng loại giấy thường (plain) mà lại
chọn chế độ in chât lượng cao.Phải lưu ý chọn chế độ in và loại giấy thích hợp.

5. Bản in bị dính mực thừa:

Kiểm tra và lau khô các vết mực dính trên các bộ phận cuốn giấy cùa máy in.

6. Bản in bị mất nét, mất màu:

Do máy bị nghẹt mực, cần dùng chức năng làm sạch đầu phun và in thử cho đến khi
mục ra đủ các màu. Do mỗi lần làm sạch đầu phun sẽ rất hao mực nên chỉ sử dụng khi
thât sự cần thiết. Nấu mực bị nghẹt ít thì có thể không cần dùng chức năng làm sạch
đầu phun mà chỉ cần in vài bản với chế độ Best là mực sẽ hết nghẹt.

7. Máy in bị lổi kẹt lệnh in:


Vì một lí do nào đó mà có một hoặc nhiều bản in đầu tiên bị lỗi, làm cho các bản in
sau cũng sẽ bị kẹt lại. Cách xử lý là : vào Start Menu -Printers and Faxes nhấn đúp
chuột vào biểu tượng của máy in (hoặc nhấn phải chuột chọn Open) để mở cửa sổ máy
in ra.===> Trong cửa sổ này bạn sẽ tìm thấy các lệnh in và một trông số đó sẽ có tình
trạng lổi " Error printing" nhấn chuột phải vào lệnh in bị lổi và chọn Restart hoặc
Cancel để hủy bỏ lệnh in này.
Có thề phải mất một thời gian quá lâu để chương trình hủy bỏ lệnh in, sau khi hủy bỏ
hết các lệnh in bị lổi thì các lệnh in tiếp theo mới được thực hiện.

Cách khắc phục 10 sự cố máy in thường gặp.


đăng Sep 23, 2014, 7:54 PM bởi Hang thanh [ cập nhật Sep 28, 2014, 8:18 AM bởi Dan Mr ]

Một số bí quyết giúp bạn xử lý nhanh các sự cố máy in, lỗi máy in thường gặp:

1.Máy không in được.

Nếu khi ấn nút bắt đầu in mà máy in không in tài liệu như mọi khi, bạn hãy kiểm tra các kết
nối cáp máy in bởi đây là sự cố phổ biến nhất. Sau đó hãy kiểm tra kết nối lại USB và mạng
máy tính, các trình điều khiển máy in phải được cài đặt đúng trên máy tính mà bạn đang in.
Đôi lúc trình Driver phần in ấn có thể bị lỗi và bạn phải tiến hành cài đặt lại.

Nếu phải cài đặt lại trình điều khiển, bạn hãy sử dụng đĩa kèm theo máy in (thường có khi
mua) hoặc tải về từ trình website của nhà sản xuất. Các nhà sản xuất máy in đều có web
riêng có các phần mềm tương thích với máy để người dùng có thể tải về khi cần thiết, và có
thể bạn cũng nên thường xuyên nâng cấp phần mềm của mình bởi có thể khi máy tính của
bạn chạy hệ điều hành Windows 8, các bản cũ phải được nâng cấp để đảm bảo sự tương
thích.

Để kiểm tra trình điều khiển của máy tính nếu bạn không chắc chắc, bạn có thể xem trong
Control Panel. Tùy thuộc vào các phiên bản Windows, mục in ấn thường là Printers hoặc
Printers and Devices. Bạn nhấp chuột phải và vào Printing Preferences để thiết lập trình điều
khiển cho mình.

2. In quá chậm.

Không phải tất cả các máy in đều có tốc độ in như nhau. Máy in laser nhìn chung nhanh hơn
nhiều so với máy in phun, và sau khi in phun, bạn phải chờ đợi một lúc để mực phun được
khô đều trên giấy vừa in. Tuy nhiên, cũng có một số thủ thuật nhỏ giúp bạn có thể rút ngắn
được thời gian in ấn tài liệu của mình.
Khi in ấn các văn bản trong buổi thảo luận (hoặc thông thường) mang tính chất để đọc nội
dụng, bạn có thể tiến hành nhanh hơn bằng cách chọn lại độ phân giải ở mức vừa mắt xem,
không cần phải quá cầu kỳ về mặt hiển thị chữ quá rõ nét.

Nếu máy in hỗ trợ in 2 mặt, bạn có thể sẽ tiết kiệm được nhiều giấy. Song việc thực hiện lật
giấy lại trong máy in không hề đơn giản và mất rất nhiều thời gian. Do đó, khi việc in tài
liệu ưu tiên cho thời gian, bạn nên chọn chế độ Simplex (một mặt) thay vì Duplex (hai mặt)
để thời gian ít được nhanh hơn.

Một vấn đề liên quan đến trình điều khiển của máy in là các máy in cao lấp laser và một số
máy in phun có hỗ trợ PostScript, PCL hoặc driver riêng của nhà sản xuất. PostScript hỗ trợ
việc in ấn tạo ra chất lượng cao nhất, đặc biệt là các bản in chứa cả văn bản lẫn hình ảnh đồ
họa nhưng ngược lại, PostScript tốn rất nhiều thời gian của tiến trình. Bạn có thể tăng tốc in
ấn bằng việc sử dụng các trình điều khiển khác nhưng vẫn có thể sử dụng PostScript khi có
bản in có hình ảnh chất lượng cao.

Thông thường, tốc độ in ấn có sự khác biệt giữa các phương thức kết nối USB, Ethernet, Wi-
Fi do thời gian chuyển tập tin tới máy in có một phần yêu cầu của máy cần xử lý tập tin.
Theo đánh giá chung, kết nối Wi-Fi là chậm nhất so với các phương thức khác và người
dùng chỉ còn cách để máy in gần bộ đinh tuyến để tăng tốc độ hoặc sử dụng phương thức
khác.

3. Lỗi kẹt giấy.

Kẹt giấy là tình trạng thường xuyên ở máy in và một số mô hình máy mới sẽ gửi thông báo
lỗi chi tiết. Nhiều máy in chỉ cung cấp cảnh báo lỗi chung chẳng hạn như ánh sáng màu xanh
hoặc đỏ mà không có tiếng bíp khiến người sử dụng không hiểu vấn đề gì đang xảy ra. Tuy
nhiên, may mắn là lỗi kẹt giấy trên máy in dễ xử lý hơn trên máy Photocopy đứng (bởi
đường dẫn giấy ngắn hơn). Bạn chỉ cần sắp xếp lại khay giấy hoặc làm theo chỉ dẫn chỉ tự
báo trên máy in là thiết bị sẽ hoạt động bình thường.

4. Lỗi khay giấy.

Lỗi này gần giống như tình trạng bị kẹt giấy. Bạn đã sắp xếp lại giấy in trong khay nhưng
vẫn nhận được cảnh báo. Lúc này, bạn cần xem lại lượng giấy in trong khay xem có nhiều
quá không, bỏ những tờ giấy bị nhăn hoặc dính, để trong khay chỉ với số lượng vừa đủ và
sắp xếp lại sao cho vị trí giấy chính xác với khay. Cũng có thể bạn sẽ nhận được báo lỗi giấy
trong khay quá ít, do đó cần phải xem xét kỹ lượng giấy trong khay, không nên để quá nhiều
hoặc quá ít.

Nếu là máy in có nhiều khay, có thể là các khay phụ được dự trữ để phòng khay chính gặp
sự cố, bạn hãy thiết lập lại trình điều khiển để đảm bảo các khay giấy đều đúng kích cỡ.
5. Hết mực nhanh.
Trong in ấn, vấn đề liên quan đến mực in luôn khiến người dùng phải băn khoăn bởi chi phí
cao cũng như việc sử dụng trong in ấn tốn rất nhiều mực. Để hạn chế việc tiêu tốn mực in,
bạn có thể thiết lập từ trình điều khiển in ấn. Một số máy in hiện đại cũng có những chế độ
riêng giúp bạn tiết kiệm được mực in. Hơn nữa, bạn nên xem xét tài liệu của mình phục vụ
cho mục đích gì để chọn lượng mực vừa đủ.

Các máy in thường thông báo mực của bạn ở mức thấp và bạn lập tức đi thay hộp mực mới.
Tuy nhiên, độ chính xác này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. Trong một số trường hợp,
những lời cảnh bảo thường xuất hiện nhưng thực tế hộp mực của bạn vẫn còn in được thêm
nhiều tài liệu nữa. Để sử dụng tối đa mực, điều đơn giản là bạn hãy mua sẵn, hoặc dự phòng
mực in cho mình và hãy dùng hết toàn bộ mực của hộp cũ rồi mới thay hộp mới.
6. Sai mực in.
Một số người dùng tiết kiệm sử dụng mực in của nhà sản xuất bên thứ ba thay vì mực in của
nhà sản xuất chính hãng. Mặc dù cố giá thành rẻ hơn nhưng đôi khi có thể sẽ ảnh hưởng tới
chất lượng in ấn. Một số trường hợp có thể xảy ra là màu sắc bị trộn vào nhau, vòi phun bị
tắc…

Một số trường hợp khác như bạn để mua mực dự trữ về nhưng lại để quá lâu mà không sử
dụng khiến bụi có thể ngưng lại làm tắc nghẽn đầu phun. Hộp mực thường có hạn sử dụng
nhất định do đó bạn phải kiểm tra kỹ trước khi mua về sử dụng.
7.Chất lượng chữ in ra thấp.
Nếu chất lượng văn bản ra từ máy in phun rất thấp, các chữ bị mờ hoặc có chỗ lại quá đậm,
bạn hãy kiểm tra lại đầu phun mực và sắp xếp lại các đầu in. Trong mục Maintenance hoặc
Setup Menu của máy in sẽ cho bạn thấy chỉ dẫn để thực hiện điều này.

Đối với máy in laser, nếu khi in ra xuất hiện những đốm mờ nhạt, vệt hoặc các sọc mờ thì có
thể là mực của bạn đang không đều. Bạn hay tháo hộp mực ra và lắc nhẹ nhàng đều lượng
mực trong hộp được đều.
8.Hình ảnh bị sai màu.
Hình ảnh cũng như văn bản và đồ họa có chất lượng khác nhau đáng kể giữa các máy in,
chẳng hạn giữa máy in phun và laser. Nếu như bức hình của bạn có màu sắc quá khác biệt so
với trước kia, bạn hãy kiểm tra lại những thiết lập trên máy và loại giấy sử dụng là phù hợp.
Nếu bạn sử dụng giấy của bên thứ ba thì có thể chất lượng in cũng sẽ không được như giấy
của nhà sản xuất, điều này phụ thuộc vào chất lượng từng loại giấy. Tuy nhiên, để đảm bảo
tốt việc in ấn, bạn nên chọn đúng giấy của nhà sản xuất.

Nếu chất lượng giấy tốt mà khi in, màu sắc của hình ảnh có phần nhạt đi, rất có thể hộp mực
của bạn đang bị khô do sử dụng lâu năm hoặc đã hết thời gian sử dụng. Do đó, để đảm bảo
chất lượng, bạn nên sử dụng mực in đều đặn và thay mực khi đã hết hạn dùng.
9. Máy quét không làm việc.
Các loại máy in đa chức năng (Multifunction Printers - MFP) cũng được sử dụng khá nhiều.
Nếu máy không thức hiện được lệnh quét (scan), bạn hãy kiểm tra lại các kết nối như Wi-Fi,
sau đó là các phần mềm MFP trên máy tính bởi nó có thể bị hỏng. Nếu những cách trên đều
không được, có thể thiết bị đang bị hỏng phần cứng và bạn nên liên lạc với nhà sản xuất để
nhận được sự trợ giúp.
10. Hình ảnh quét chất lượng thấp.
Chất lượng hình ảnh trong các máy in đa chức năng (MFP) thường có sự khác nhau, phụ
thuộc vào các thiết lập của bạn và một số máy cũng hỗ trợ công cụ chỉnh sửa hình ảnh. Để
đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn đúng định dạng của hình ảnh hỗ trợ cho việc in ấn (thông
thường là PDF và JPEG). Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ trong phần mềm
có sẵn để chỉnh lại sao cho bức hình đẹp nhất.

Nhận bơm mực - nạp mực - khắc phục các sự cố máy in tại Q.1

Các vấn đề hư hỏng của máy in:


đăng Sep 23, 2014, 7:53 PM bởi Hang thanh [ đã cập nhật Sep 26, 2014, 1:55 AM ]

1. Bật nguồn máy không khởi động


2. Máy in không kết nối được với máy tính
3. Máy khởi động nhưng không in được
4. In bị kẹt giấy, báo lỗi kẹt giấy Jam paper
5. In bị lem đen, sọc ngang, sọc dọc
6. In không ra chữ
7. In ra có bóng chữ
8. In mờ, không rõ nét
9. In bị sai màu, thiếu màu sắc
10. Máy báo lỗi Toner Empty/ Prepare new cartridge/ Toner Empty Replace Toner/ Toner
Exhausted
11.Máy không nhận Driver
12. Máy in không ra đủ màu sắc hoặc sai màu
13. Báo lỗi chip hoặc tràng bộ đếm
.....
Hãy gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc, xữ lý những sự cố về máy in mà
quý khách hàng đang gặp phải.

Hỗ trợ Hotline : 086.2823170

Máy in còn mực mà in ra toàn giấy trắng


đăng Sep 16, 2014, 3:33 AM bởi Dan Mr [ đã cập nhật Sep 16, 2014, 4:00 AM ]

Hiện tượng máy in chỉ in ra toàn giấy trắng


- Mặc dù máy in vẫn nhận lệnh in, vẫn chạy, hộp mực vẫn còn đầy nhưng máy in lại chỉ in ra
toàn giấy trắng. Nhất là bạn lại vừa mới nạp mực in mới.
Nguyên nhân máy in ra giấy trắng
- Trục từ bị hỏng -> không hút được mực từ hộp mực nên không ra chữ. Ta chỉ cần thay thế
trục từ mới là xong.
- Có thể bị lỗi driver máy in, ta có thể gỡ driver cũ ra và cài đặt lại driver được tải từ nhà sản
xuất. Cách thức tại xem tại:

- Kiểm tra hộp mực của bạn bằng cách lắp hộp mực khác vào máy in và in thử, nếu bình
thường thì hộp mực của bạn đã cần phải thay thế.
- Có thể trống ( drum ) đã hỏng, nên thay mới. Giá thay drum mới tùy theo từng hộp mực mà
có giá từ 80k - 150k.

Nếu máy in của bạn vẫn bị in không ra thì hãy gọi chúng tôi để được hỗ trợ.

HOtline hỗ trợ miễn phí: 0989 423 038

Làm gì khi máy in bị lem mực một bên


đăng Sep 12, 2014, 2:32 AM bởi Dan Mr

Đang hí hửng với hợp đồng vừa soạn xong, in ra trình sếp thì bỗng thấy một bên bị lem mực
tùm lum, bạn cuống cuồng in lại lần nữa thì vẫn thế. hãy bình tĩnh xử lý để giải quyết luôn
việc này chỉ cần bạn biết một chút về hộp mực là có thể xử lý được rồi.
Bản in của bạn bị lem mực là do những nguyên nhân sau
1. Drum hỏng - hay còn gọi là trống bị hư.
- Bạn tháo hộp mực từ máy in ra, sau đó tháo trống ra để lau chùi, vệ sinh lại, nên nhớ là
dùng những loại giấy thật mềm hoặc dẻ thật mềm để lau nhé, vì khi trống bị xước thì chỉ còn
cách là thay thôi. bây giờ hãy lắp lại và in thử xem thế nào.

Nếu vẫn còn hiện tượng trên thì hãy kiểm tra lần 2 xem.

2. Ngăn chứa mực thải quá đầy dẫn đến tràn mực thải dẫn đến lem bản in
- Bạn tháo hộp mực ra, phần chứa mực thải là phần phía bên trống, tháo trống và trục cao su
ra, tiếp đến là dùng tuốc nơ vít tháo gạt thải - hay gọi la gạt lớn ra và vệ sinh lại hộp mực
thải là xong. Lắp lại hộp mực và tiến hành in bình thường.

Nếu không được nữa thì bạn nên thay gạt lớn thôi, việc thay gạt lớn thì làm tương tụ như
trên, chỉ khác là chúng ta đổi gạt mới thay gạt cũ thôi.

Nếu không quen thì hãy gọi điện ngay cho chúng tôi để được hướng dẫn xử lý chi tiết. Còn
nếu bạn không rành thì hãy gọi điện để được nhân viên hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Máy in Canon không in được và cách khắc phục


đăng Sep 11, 2014, 2:15 AM bởi Dan Mr

Một hôm đến văn phòng thì cần phải in tài liệu để gửi sếp thì cái máy in Canon của bạn
không thấy phản hồi gì sau lệnh in của bạn. Hãy bình tĩnh xử lý thay vì việc phải nhờ cậy tới
kĩ thuật hoặc mang máy ra tiệm sửa chữa. Hãy bình tĩnh kiểm tra để có thể tiếp tục in bình
thường.

- Kiểm tra xem nút báo nguồn của máy in xem có sáng không, nếu không thì hãy xem lại
dây cắm nguồn cho máy in, kiểm tra kĩ nguồn xem có điện không. Nếu không thì thử thay
dây nguồn khác không, nếu không được nữa thì hãy mang máy ra trung tâm sửa chữa thôi.

- Nếu máy in đã lên nguồn, đèn xanh báo đã sẵn sàng in: hãy kiểm tra lại ngay cáp nối từ
máy in đến máy tính của bạn xem đã nhận chưa, tiến hành khởi động lại máy tinh sau khi đã
cắm lại cáp nối.

- Kiểm tra máy tính xem đã nhận máy tính không? Bạn vào Start > Devices and Printers là
biết máy tính đã nhận chưa. Máy in được nhận thì không bị mờ đi nhé. Nếu chưa nhận thì
thay thử cáp mới xem sao.

- Nếu máy tính đã nhận máy in thì bạn in thử xem đã in được chưa, nếu vẫn chưa được thì
thay cáp mới xem thế nào.
Nếu tất cả các vấn đề trên chưa được thì đành chấp nhận mang máy ra tiệm để kỹ thuật xem
máy in cho bạn thôi.

Goodluck.

Thiết lập tính năng FAX cho máy in đa chức năng in, scan, fax
đăng Sep 5, 2014, 9:06 AM bởi Dan Mr

Hiện nay, việc sử dụng các máy in đa chức năng thông dụng với các chức năng in, fax, scan
được các công ty nhỏ và vừa sử dụng rất nhiều trong văn phòng. Nhưng việc sử dụng nó
cũng gây rất nhiều khó khăn cho những người không chuyên. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn
thiết lập để có thể sử dụng máy in đa chức năng một cách dễ dàng nhất.

Làm thế nào để máy in đa năng có thể Fax được?


- Sau khi đã cài đặt thành công driver cho máy in thì sẽ có một trình điều khiển hướng dẫn
bạn thiết lập tính năng fax cho máy in. Tùy vào từng dòng máy in đa năng như Hp, Brother
mà nó sẽ có giao diện khác nhau. Nhưng về cơ bản thì nó sẽ gồm các bước sau.

1. Kết nối máy in tới máy tính

- Tại cổng line của máy in thì bạn phải chắc chắn nó đã kết nối tới điện thoại thông qua dây
line.
- Máy in đã được bật nguồn và kết nối với máy tính thông qua cáp ( cable )

Sau khi làm xong thì tại màn hình Connect your device now bạn chỉ việc nhấn "Next".
Đợi một lúc thì thiết bị của bạn đã sẵn sàng để thiết lập tình năng Fax, nếu báo lỗi thì bạn
nên kiểm tra lại kết nối của bạn.

Cài đặt tính năng Fax.


- Tại bước Fax setup bạn sẽ phải khai báo các thông tin hiển thị ở phần header của bản fax
được gửi đi, cài đặt cho máy nhận được fax từ nơi khác gửi tới, xem bản fax, in bản fax....

- Đầu tiên nhấn Next, tại màn hình tiếp theo bạn khai báo Location ( Quốc gia ) là Việt Nam,
sau đó điền tên đơn vị, tổ chức và số fax của bạn một cách chính xác.
Vẫn tại cửa sổ này thì có hai câu hỏi cần phải trả lời Yes or No.
What distinctive ring pattern is used for your fax calls?, tùy theo sở thích mà bạn có thể
chọn chuông đơn thuần (All Rings), chuông đơn (Single Rings), chuông đôi hoặc ba
(Double/Triple Rings)… Câu hỏi thứ hai Is there an answering machine on this line? (có hệ
thống trả lời tự động ở đường dây này hay không?) thì bạn nên chọn No. Sau đó, bạn nhấn
Next

- Bước tiếp theo, bạn hãy khai báo đường dây hiện tại có tín hiệu DSL hay không (Do you
have DSL Internet service on this phone line?) và bạn có kết nối modem trên đường dây này
hay không (Are you connecting a computer modem on this phone line?). Sau khi khai báo
xong, bạn nhấn Next để sang bước tiếp theo

- Ở bước Connect your Fax, bạn hãy đánh dấu chọn trước những gì đã thiết lập và cài đặt
cho máy in đa năng, đây chính là bước để bạn kiểm tra thật kỹ các thiết lập. Chẳng hạn: I am
sharing a voice line with my fax để kiểm định lại là bạn có đang chia sẻ đường dây điện
thoại để fax hay không… Một sơ đồ sẽ hiện ra ở khung để bạn so sánh. Khi đã chắc chắn,
bạn hãy nhấn Next

Bước Testing the Fax Setup cho phép bạn fax thử với những thiết lập vừa rồi. Bạn hãy kiểm
tra lại thông số đằng sau dấu để chắc chắn. Nếu muốn chạy thử, bạn nhấn chọn Run a fax
test after configuring my HP device và chọn Next
- Nếu thông báo hiện như cửa sổ bên trên, bạn hãy nhấn Back để kiểm tra lại các thiết lập có
đúng hay không. Đặc biệt, hãy kiểm tra lại đường dây điện thoại đã được kết nối vào máy in
hay chưa. Cuối cùng, bạn hãy cho in lại thử.

Thiết lập tính năng Fax số (Digital Fax) trên máy tính

Ở cửa sổ hoàn tất cài đặt, bạn đừng vội nhấn Exit mà hãy chọn Set Up Digital Fax và tiến
hành cài đặt tính năng này

Ở cửa sổ Settings, bạn kích hoạt chế độ nhận Fax từ máy tính bằng cách nhấn On ở mục Fax
to PC Setup. Sau đó chỉ định thư mục lưu Fax ở Destination Folder. Nếu muốn bản fax hiển
thị thông tin người gửi bạn hãy nhấn chọn Include Fax information in TIFF header. Cuối
cùng, bạn hãy chon On ở Incoming Fax Notificationđể có âm báo khi có Fax và nhấn Finish
để kết thúc.

Chú ý về tính năng Fax của máy in đa năng

Trong phần lớn các văn phòng hiện nay thường dùng hai loại máy Fax và máy in khác nhau.
Tuy nhiên công nghệ tích hợp tất cả các máy văn phòng vào trong một ở máy in đa năng
khiến cho công việc được giải quyết nhanh hơn. Bạn có thể vừa in, vừa copy và vừa fax một
loại văn bản từ một bộ phận điều khiển duy nhất là máy tính, rất thuận tiện. Do đó, việc sở
hữu một chiếc máy tích hợp đa chức năng là nên.

- Khi chọn máy in đa năng hỗ trợ Fax, bạn nên chọn những máy hỗ trợ các tiêu chuẩn công
nghệ mới để việc chuyển fax được nhanh chóng. Chẳng hạn như tiêu chuẩn Super G3 của
máy in Canon. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý thông số kỹ thuật có hỗ trợ các tính năng đảm bảo
an ninh hay không. Chẳng hạn như tính năng truy cập lại số fax, kiểm tra thông tin fax RX,
từ chối cuộc gọi, từ chối nhận fax…

- Một lưu ý nữa khi bạn lựa chọn tính năng fax của máy in là khay giấy có thể fax tối đa
được bao nhiêu và có hỗ trợ được bao nhiêu danh bạ trong bộ nhớ của máy. Bạn cũng xem
xét kỹ máy in đa năng sắp mua có hỗ trợ các chức năng cao cấp khác như lưu bản fax vào bộ
nhớ máy và hỗ trợ việc chép các bản fax sang USB trong trường hợp hết giấy hay mực hay
không. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem xét mức độ cần thiết với từng tính năng vì chỉ cần
thêm một tính năng thì giá cũng vì thế mà cao lên.

Hướng dẫn từng bước các reset lại máy in dòng Brother
đăng Sep 5, 2014, 2:31 AM bởi Dan Mr [ đã cập nhật Sep 15, 2014, 12:15 AM ]

Đối với một số dòng máy in thì sau khi một thời gian dài làm việc thì nó sẽ bị tràn bộ nhớ
đếm và khi in nó sẽ báo lỗi không cho tiếp tục in mặc dù bạn vừa mới nạp mực máy in. Vì
vậy chúng ta cần reset lại bộ nhớ này để có thể tiếp tục in.
- một số dòng máy in Brother cần reset như HL-2130 / HL-2210 / HL-2240 / HL-2240D /
HL-2250DN / HL-2270DW.

Các bước thực hiện để reset máy in brother


b1. ta mở nắp máy in ra - phần nắp mở ra để lấy hộp mực.
b2. Tắt nguồn máy in đi.
b3. Nhấn và giữ nguyên nút ''go''.
b4. Bật nguồn máy in lên.
b5. Tiếp tục giữ nút ''go'' trong khoảng 15 đến 20 giây.
b6. Thả nút ''go'' ra và đợi khoảng 5 giây.
b7. bấm nút ''go'' 2 lần liên tiếp.
b8. Chờ khoảng 5 giây nữa thì bấm nút ''go'' lần
b9. Đợi khoảng 5 giây nữa thì đóng nắp máy lại.

Việc reset lại máy in brother đã hoàn tất. chờ đợi kết quả thôi.

1-10 of 10

You might also like