You are on page 1of 365

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA Y
BỘ MÔN SINH LÝ

NGÂN HÀNG CÂU HỎI


HỌC PHẦN SINH LÝ I

Cần Thơ, tháng 03/2022

1
NHẬP MÔN VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG
(câu 1 – câu 261)

Câu 1. Sinh lý học nghiên cứu về sự phát triển và sự tiến hóa của sự sống ở: 
a. * Sinh vật
b. Con người
c. Động vật
d. Thực vật
Câu 2. Đối tượng của sinh lý học y học là cơ thể: 
a. * Người bình thường
b. Sinh vật bình thường
c. Động vật bình thường
d. Người bình thường và khi mắc bệnh
Câu 3. Sinh lý học là môn học kế thừa các ngành, môn học sau: 
a. * Vật lý học, hóa học
b. Sinh lý bệnh
c. Miễn dịch học
d. Dược lý học
Câu 4. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu sinh lý học là quan
sát và thực nghiệm ở các mức độ, NGOẠI TRỪ: 
a. * In vitu
b. In vitro
c. In vivo
d. In situ
Câu 5. Ba đặc điểm chính của cơ thể sống: 
a. * Khả năng thay cũ đổi mới, chịu kích thích và sinh tồn nòi giống
b. Quá trình đồng hóa, quá trình dị hóa và khả năng chịu kích thích
c. Quá trình đồng hóa, quá trình dị hóa và khả năng sinh tồn nòi giống
d. Quá trình đồng hóa, khả năng chịu kích thích và sinh tồn nòi giống
Câu 6. Khả năng thay cũ đổi mới của sự sống: 
a. * Là hoạt động chuyển hóa gồm 2 quá trình: đồng hoá và dị hoá.
b. Là khả năng của cơ thể đáp ứng với những kích thích của môi trường sống.
c. Là biểu hiện kìm hãm hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động của tế
bào, cơ quan trong cơ thể.
d. Là hưng phấn hoặc ức chế.
Câu 7. Khả năng thay cũ đổi mới của sự sống: 
a. * Gồm 2 quá trình: đồng hóa và dị hóa
b. Mức tế bào: tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết
c. Mức cơ thể: đảm bảo duy trì nòi giống từ thế này sang thế hệ khác
d. Là biểu hiện của tế bào, cơ quan khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt
động
Câu 8. Các dạng năng lượng của cơ thể: 
a. * Trong cơ thể có 5 dạng năng lượng
b. Có 4 dạng không sinh công
c. Có 2 dạng không sinh công
d. Có 1 dạng sinh công
Câu 9. Các dạng năng lượng sinh công của cơ thể là: 
2
a. * Hoá năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng
b. Hóa năng, cơ năng, thẩm thấu năng, nhiệt năng
c. Hóa năng, cơ năng, điện năng, nhiệt năng
d. Hóa năng, điện năng, thẩm thấu năng, nhiệt năng
Câu 10. Nguồn gốc các dạng năng lượng của cơ thể: 
a. * Hóa năng: tồn tại trong liên kết của các phân tử hóa học cấu tạo nên cơ thể
b. Thẩm thấu năng: sinh ra từ sự chênh lệch áp suất ở hai bên màng tế bào
c. Điện năng: sinh ra từ sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào
d. Nhiệt năng: sinh ra từ các liên kết của các phân tử hóa học cấu tạo nên cơ thể
Câu 11. Chuyển hoá nhiệt năng trong cơ thể: 
a. * Sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
b. Khoảng 50% năng lượng sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể trở
thành nhiệt năng
c. Là dạng năng lượng duy trì thân nhiệt ổn định nên cần được giữ lại cơ thể
d. 80% năng lượng nhiệt năng có thể chuyển hóa thành cơ năng
Câu 12. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể: 
a. * Từ thức ăn
b. Từ sự trượt lên nhau của các sợi actin và myosin trong tế bào cơ
c. Từ sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào
d. Từ sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào
Câu 13. Tiêu hao năng lượng của cơ thể: 
a. * Năng lượng dù tiêu hao ở bất cứ dạng nào cuối cùng đều thải ra ngoài dưới
dạng nhiệt
b. Chỉ năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở mới được thải ra ngoài dưới dạng
nhiệt
c. Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể: cần cho sự tồn tại bình thường của cơ
thể và hoạt động sinh sản
d. Chuyển hóa cơ sở cao nhất vào buổi sáng
Câu 14. Năng lượng tiêu hao cho vận cơ: 
a. * 25% hoá năng chuyển thành công cơ học
b. 75% hoá năng chuyển thành công cơ học
c. 25% cơ năng chuyển thành công cơ học
d. 75% cơ năng chuyển thành công cơ học
Câu 15. Đơn vị đo chuyển hóa cơ sở: 
a. * Kcal/m2 da/giờ
b. Kcal/m2 da/ngày
c. KJ/giờ
d. KJ/m2 da/ngày
Câu 16. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở: 
a. * Tuổi càng cao thì chuyển hóa cơ sở càng giảm
b. Chuyển hóa cơ sở ở nam và nữ giống nhau ở cùng độ tuổi
c. Chuyển hóa cơ sở cao nhất vào buổi sáng
d. Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, chuyển hóa cơ sở cao hơn bình thường
Câu 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng trong vận cơ, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Thời điểm vận cơ
b. Cường độ vận cơ
3
c. Tư thế vận cơ
d. Mức độ thông thạo
Câu 18. Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn: 
a. * Chế độ ăn hỗn hợp là 10
b. Lipid là cao nhất
c. Protid là thấp nhất
d. Glucid là 14
Câu 19. Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. * Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1g thể trọng là 50 Kcal
b. Tăng chiều cao, tăng trọng lượng cơ thể
c. Rèn luyện cơ thể, thể dục thể thao
d. Thay thế các mô già, chết
Câu 20. Sinh lý học là ngành khoa học về, NGOẠI TRỪ: 
a. Các hoạt động chức năng của cơ thể sống.
b. Các vấn đề vật lý, hóa học của sự sống.
c. Nguồn gốc, sự phát triển và tiến hóa của sự sống.
d. * Cơ chế bệnh sinh của các biểu hiệu bệnh lý.
Câu 21. Sinh lý học y học cung cấp các thông tin về sự sống của tế bào, cơ quan,
cơ thể người trong điều kiện bình thường về, NGOẠI TRỪ: 
a. Cơ chế hoạt động chức năng.
b. Điều hòa hoạt động chức năng.
c. Các chỉ số biểu hiện hoạt động chức năng.
d. * Đặc điểm hình thái học.
Câu 22. Các lĩnh vực nghiên cứu của sinh lý học, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt động chức năng của từng tế bào, từng cơ quan, hệ thống cơ quan.
b. Sự điều hòa chức năng để đảm bảo cho cơ thể tồn tại, phát triển một cách bình
thường.
c. * Cơ chế bệnh sinh của các biển hiện bệnh lý.
d. Xác định được các chỉ số biểu hiện các hoạt động chức năng của các cơ quan.
Câu 23. Nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để đảm bảo cho cơ thể tồn tại,
phát triển một cách bình thường và thích ứng được với sự biến đổi của môi
trường sống là lĩnh vực nghiên cứu của: 
a. Sinh học.
b. Di truyền học.
c. * Sinh lý học.
d. Sinh lý bệnh-miễn dịch.
Câu 24. Đối tượng của sinh lý học y học là: 
a. * Cơ thể người bình thường.
b. Cơ thể người bị bệnh.
c. Cơ thể người bình thường và bị bệnh.
d. Cơ thể người và các vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh.
Câu 25. Vị trí của sinh lý học y học: 
a. Là một ngành khoa học cơ bản.
b. * Là một ngành khoa học cơ sở.
c. Là một ngành khoa học chuyên ngành.
d. Là một ngành khoa học chuyên sâu.
Câu 26. Sinh lý học y học: 
4
a. Là một ngành khoa học hình thái có liên quan với các ngành khoa học chức
năng.
b. Là một ngành khoa học hình thái có liên quan với các ngành khoa học chức năng
và các ngành khoa học hình thái khác.
c. Là một ngành khoa học chức năng có liên quan với các ngành khoa học hình
thái.
d. * Là một ngành khoa học chức năng có liên quan với các ngành khoa học hình
thái và các ngành khoa học chức năng khác.
Câu 27. Sinh lý học là một nhánh phát triển của ngành: 
a. * Sinh học.
b. Vật lý học.
c. Hóa học.
d. Toán học.
Câu 28. Sinh lý học kế thừa các ngành khoa học cơ bản sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Toán học.
b. Vật lý học.
c. Hóa học.
d. * Sinh học.
Câu 29. Sinh lý học kế thừa các ngành khoa học cơ bản sau: 
a. Toán -Lý.
b. Lý - Hoá.
c. Toán - Hoá.
d. * Toán – Lý - Hoá.
Câu 30. Sinh lý học y học gắn bó đặc biệt và là nền tảng trực tiếp để học: 
a. Hóa sinh và lý sinh.
b. Vi sinh và ký sinh trùng.
c. * Sinh lý bệnh-miễn dịch và dược lý học.
d. Giải phẫu và mô học.
Câu 31. Sinh lý học y khoa cần nền tảng kiến thức từ môn học: 
a. * Mô học.
b. Bệnh học.
c. Dược lý.
d. Sinh lý bệnh.
Câu 32. Sinh lý học y khoa cần nền tảng kiến thức từ môn học: 
a. * Giải phẫu học và mô học.
b. Vi sinh học và ký sinh học.
c. Dược lý và bệnh học.
d. Sinh lý bệnh-miễn dịch.
Câu 33. Các ngành y học chức năng có liên quan chặt chẽ đến sinh lý học,
NGOẠI TRỪ: 
a. Hóa sinh học.
b. Lý sinh học.
c. Huyết học.
d. * Mô học.
Câu 34. Ngành khoa học sau không phải là ngành khoa học chức năng của y
học: 
a. Sinh lý học.
5
b. Lý sinh học.
c. * Giải phẫu học.
d. Hóa sinh học.
Câu 35. Lịch sử phát triển của sinh lý học không gắn liền với: 
a. Sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên.
b. Thay đổi quan điểm triết học.
c. Các phát minh và công nghệ mới.
d. * Thể chế chính trị.
Câu 36. Giai đoạn hình thành trong lịch sử sinh lý học chủ yếu ghi nhận những
hiểu biết của sinh lý học ở mức độ: 
a. Phân tử.
b. Tế bào.
c. Cơ quan.
d. * Cơ thể.
Câu 37. Những nền móng đầu tiên cho sự ra đời của sinh lý học, NGOẠI TRỪ:

a. Thuyết huyền bí của tôn giáo về linh hồn và thể xác.
b. “Thuyết hoạt khí” do Hippocrate đề xướng.
c. Sự phát triển của thuyết hoạt khí qua những luận bàn của Galien.
d. * Phát minh cấu trúc xoắn kép của acid nucleic của Watson và Crick.
Câu 38. Một trong những nền móng đầu tiên của sinh lý học do Hippocrate đề
xướng là: 
a. Thuyết hoạt huyết.
b. * Thuyết hoạt khí.
c. Thuyết hoạt hóa.
d. Thuyết hoạt não.
Câu 39. Trong lịch sử phát triển sinh lý học, “Thuyết hoạt khí” xuất hiện ở: 
a. * Giai đoạn hình thành.
b. Giai đoạn hoàn thiện.
c. Giai đoạn phát triển.
d. Giai đoạn thăng hoa.
Câu 40. Trong lịch sử phát triển sinh lý học,phát minh về cấu trúc xoắn kép của
acid nucleic của Watson và Crick được tìm ra ở: 
a. Giai đoạn hình thành.
b. Giai đoạn hoàn thiện.
c. * Giai đoạn phát triển.
d. Giai đoạn thăng hoa.
Sinh lý học bắt đầu được định hình rõ nét từ cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật: 
a. Lần thứ nhất.
b. * Lần thứ hai.
c. Lần thứ ba.
d. Lần thứ tư.
Câu 41. Phát minh của các nhà khoa học sau không thuộc giai đoạn hoàn thiện
trong lịch sử phát triển sinh lý học: 
a. Điện sinh vật của Luigi Galvani.
b. Hằng tính nội môi của Claude Bernard.
6
c. * Cấu trúc xoắn kép của acid nucleic của Watson và Crick.
d. Phản xạ có điều kiện của Pavlov.
Câu 42. Giai đoạn hoàn thiện trong lịch sử sinh lý học chủ yếu ghi nhận những
tiến bộ của sinh lý học ở mức độ: 
a. Điện tử và phân tử.
b. * Tế bào và cơ quan.
c. Cả cơ thể.
d. Hệ cơ quan.
Câu 44. Giai đoạn phát triển trong lịch sử sinh lý học chủ yếu ghi nhận những
tiến bộ của sinh lý học ở mức độ: 
a. * Phân tử.
b. Tế bào.
c. Cơ quan.
d. Cơ thể.
Câu 45. Hướng phát triển trong tương lai của sinh lý học là tìm hiểu các quá
trình sinh lý ở mức độ: 
a. * Điện tử.
b. Phân tử.
c. Tế bào.
d. Cơ quan.
Câu 46. Trong thế kỷ XXI hướng phát triển của sinh lý học dựa trên sự phát
triển của ngành công nghệ sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Công nghệ mô phỏng.
b. Công nghệ sinh học.
c. Công nghệ robot nano.
d. * Công nghệ thông tin.
Câu 47. Phát minh của các nhà khoa học sau không thuộc giai đoạn hoàn thiện
trong lịch sử phát triển sinh lý học: 
a. RNA thông tin của Jacob và Monod.
b. Mã di truyền của Nirenberg, Holdey, Khorana.
c. Cơ chế tác dụng của hormon của Sutherland.
d. * Tế bào động vật của Schwann.
Câu 48. Nghiên cứu thực nghiệm trên một cơ thể toàn vẹn là nghiên cứu: 
a. * In vivo.
b. In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 49. Nghiên cứu thực nghiệm trên một cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ
thần kinh nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng bằng đường mạch máu là nghiên
cứu: 
a. In vivo.
b. * In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 50. Nghiên cứu thực nghiệm trên một cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể
và nuôi dưỡng trong một môi trường thích hợp là nghiên cứu: 
a. In vivo.
7
b. In situ.
c. * Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 51. Nghiên cứu thực nghiệm trên một tế bào được nuôi dưỡng trong ống
nghiệm là nghiên cứu: 
a. In vivo.
b. In situ.
c. Ex vivo.
d. * In vitro.
Câu 52. In vivo là nghiên cứu thực nghiệm sinh lý học được tiến hành trên: 
a. * Cơ thể toàn vẹn.
b. Cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ thần kinh nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi
dưỡng bằng đường mạch máu.
c. Cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong một môi trường.
d. Tế bào được nuôi dưỡng trong ống nghiệm.
Câu 53. In situ là nghiên cứu thực nghiệm sinh lý học được tiến hành trên: 
a. Cơ thể toàn vẹn.
b. * Cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ thần kinh nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi
dưỡng bằng đường mạch máu.
c. Cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong một môi trường.
d. Tế bào được nuôi dưỡng trong ống nghiệm.
Câu 54. Ex vivo là nghiên cứu thực nghiệm sinh lý học được tiến hành trên: 
a. Cơ thể toàn vẹn.
b. Cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ thần kinh nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi
dưỡng bằng đường mạch máu.
c. * Cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong một môi trường.
d. Tế bào được nuôi dưỡng trong ống nghiệm.
Câu 55. In vitro là nghiên cứu thực nghiệm sinh lý học được tiến hành trên: 
a. Cơ thể toàn vẹn.
b. Cơ quan đã cắt sự chi phối của hệ thần kinh nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi
dưỡng bằng đường mạch máu.
c. Cơ quan đã tách rời ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong một môi trường.
d. * Tế bào được nuôi dưỡng trong ống nghiệm.
Câu 56. Thực nghiệm tâm động ký trên sinh vật được tiến hành trên mô hình
tim ếch cô lập (tách rời ra khỏi cơ thể), đây là nghiên cứu: 
a. In vivo.
b. In situ.
c. * Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 57. Thực nghiệm nút buộc Stanius được tiến hành trên mô hình tim ếch
còn giữ nguyên trong lồng ngực nhưng ếch đã bị hủy não và tủy sống, đây là
nghiên cứu: 
a. In vivo.
b. * In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.

8
Câu 58. Khảo sát vai trò của HCG bằng cách tiêm nước tiểu của phụ nữ có thai
vào tĩnh mạch rìa tai thỏ cái tơ, đây là nghiên cứu: 
a. * In vivo.
b. In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 59. Thí nghiệm về phản xạ có điều kiện của Pavlov bằng cách chiếu đèn,
cho chó ăn và ghi nhận số giọt nước bọt tiết ra, đây là nghiên cứu: 
a. * In vivo.
b. In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 60. Khảo sát vai trò của cơ hoành và áp suất âm trong khoang màng phổi
được tiến hành trên mô hình phổi ếch tách rời ra khỏi cơ thể, đây là nghiên cứu:

a. In vivo.
b. * In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 61. Thí nghiệm khảo sát nhu động ruột sau khi đã tách rời khỏi cơ thể và
được nuôi dưỡng trong môi trường nhân tạo là nghiên cứu: 
a. In situ.
b. In vivo.
c. * Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 62. Khảo sát tác dụng hạ đường huyết của insulin bằng cách tiêm insulin
vào tĩnh mạch rìa tai thỏ, đây là nghiên cứu: 
a. * In vivo.
b. In situ.
c. Ex vivo.
d. In vitro.
Câu 63. Nghiên cứu, học tập sinh lý phải luôn trả lời các câu hỏi sau, NGOẠI
TRỪ: 
a. Cái gì, hiện tượng gì đã xảy ra?
b. Nó đã diễn ra như thế nào?
c. Tại sao nó xảy ra và diễn biến như thế?
d. * Cơ chế bệnh sinh của nó là gì?
Câu 64. Chọn phát biểu đúng về quan hệ giữa hình thái và chức năng: 
a. Độc lập, không quan hệ với nhau.
b. Có quan hệ chặt chẽ, trong đó cấu trúc quyết định chức năng.
c. * Có quan hệ chặt chẽ, trong đó chức năng quyết định cấu trúc.
d. Có quan hệ ngang nhau không có cái nào quyết định cái nào.
Câu 65. Sinh lý học trong thực hành lâm sàng là: 
a. Khoa điều trị.
b. Khoa dược.
c. Khoa chẩn đoán hình ảnh.
d. * Khoa thăm dò chức năng.
9
Câu 66. Kiến thức sinh lý học được ứng dụng trong: 
a. Giải thích biểu hiện bệnh lý.
b. Xác định cơ chế tác dụng của thuốc.
c. * Thực hành thăm dò chức năng.
d. Xây dựng phác đồ điều trị.
Câu 67. Để có thể học tốt môn sinh lý học cần, NGOẠI TRỪ: 
a. Ghi nhận và tìm cách giải thích các hiện tượng sinh học.
b. Liên hệ hoạt động chức năng giữa các cơ quan với nhau.
c. Đặt hoạt động chức năng của các cơ quan trong mối liên hệ giữa cơ thể và môi
trường.
d. * Giải thích cơ chế của các biểu hiện bệnh lý.
Câu 68. Đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể là: 
a. Điện tử.
b. Phân tử.
c. * Tế bào.
d. Cơ quan.
Câu 69. Tính chất sau là đặc điểm của cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Khả năng thay cũ đổi mới.
b. Khả năng chịu kích thích.
c. * Khả năng tăng trưởng.
d. Khả năng sinh tồn nòi giống.
Câu 70. Các đặc điểm của cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Khả năng thay cũ đổi mới.
b. Khả năng chịu kích thích.
c. Khả năng sinh tồn nòi giống.
d. * Khả năng kéo dài sự sống.
Câu 71. Đặc điểm của cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết.
b. Khả năng chịu kích thích giúp tồn tại sự sống.
c. Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết.
d. * Khả năng gia tăng thể trọng.
Câu 72. Khả năng thay cũ đổi mới của cơ thể sống là các hoạt động: 
a. Chịu kích thích.
b. Sinh sản giống mình.
c. * Chuyển hóa.
d. Tăng trưởng.
Câu 73. Hai mặt thống nhất của chuyển hóa là: 
a. * Đồng hóa và dị hóa.
b. Mô cũ và mô mới.
c. Tác nhân kích thích và mô chịu kích thích.
d. Hưng phấn và ức chế.
Câu 74. Để hoạt động chuyển hóa diễn ra rất cần sự tham gia của: 
a. Quá trình tổng hợp và thoái hóa.
b. Mô cũ và mô mới.
c. Trạng thái hưng phấn và ức chế.
d. * Hợp chất ATP và các men sinh học.
Câu 75. Đặc điểm quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
10
a. Thu nhận vật chất biến thành chất dinh dưỡng để cơ thể xây dựng hình thể.
b. Cần những hợp chất giàu năng lượng như ATP và các men sinh học.
c. * Để giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng ATP, đôi khi quá trình chuyển hóa ngừng
lại.
d. Phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động.
Câu 76. Đặc điểm quá trình dị hóa trong cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động.
b. Đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
c. * Không cần những hợp chất giàu năng lượng như ATP mà chỉ cần các men sinh
học.
d. Là một mặt của hoạt động chuyển hóa.
Câu 77. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây: 
(1) Chuyển hóa gồm 2 quá trình: tổng hợp và thoái hóa.
(2) Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết.
(3) Đồng hóa là quá trình thu nhận vật chất, tạo hình và phát triển.
(4) Dị hóa là quá trình phân giải các sản phẩm đào thải và tiêu thụ năng lượng.

a. 4.
b. * 3.
c. 2.
d. 1.
Câu 78. Trong cơ thể sống, tính hưng phấn hoặc ức chế thể hiện khả năng: 
a. Thay cũ đổi mới.
b. * Chịu kích thích.
c. Tăng trưởng.
d. Sinh tồn nòi giống.
Câu 79. Biểu hiện của khả năng chịu kích thích ở cơ thể sống là: 
a. Đồng hóa và dị hóa.
b. Thay cũ đổi mới.
c. Sinh sản giống mình.
d. * Hưng phấn và ức chế.
Câu 80. Khả năng sau vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện tồn tại của
sự sống: 
a. Thay cũ đổi mới.
b. * Chịu kích thích.
c. Tăng trưởng.
d. Sinh tồn nòi giống.
Câu 81. Khả năng chịu kích thích của cơ thể sống chính là hoạt động: 
a. Chuyển hóa.
b. Đồng hóa và dị hóa.
c. * Phản xạ.
d. Sinh sản.
Câu 82. Trong cơ thể sống các quá trình sau đối lập nhau, NGOẠI TRỪ: 
a. Đồng hóa và dị hóa.
b. * Phân giải và đào thải.
c. Hưng phấn và ức chế.
d. Nghỉ và hoạt động.
11
Câu 83. Dưới sự kích thích của môi trường sống, tế bào hoặc cơ quan có thể,
NGOẠI TRỪ: 
a. Hưng phấn
b. Ức chế
c. * Chuyển từ trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ.
d. Kìm hãm hoặc ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động.
Câu 84. Khả năng sinh tồn nòi giống biểu hiện ở 2 mức độ: 
a. Điện tử
b. Phân tử.
c. * Tế bào và cơ thể.
d. Cơ quan và hệ thống cơ quan.
Câu 85. Chọn các phát biểu đúng: 
(1) ATP và enzym cần thiết cho quá trình thay cũ đổi mới.
(2) Tác nhân kích thích chịu ảnh hưởng của cơ thể sống qua khả năng chịu kích thích.
(3) Mã di truyền quyết định khả năng sinh tồn nòi giống.
a. * (1) và (2) đúng.
b. (1) và (3) đúng.
c. (2) và (3) đúng.
d. Chỉ câu 1 đúng.
Câu 86. Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận cùng của nơron sẽ làm mở kênh
canxi gây giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, đây là khả năng: 
a. Thay cũ đổi mới.
b. * Chịu kích thích.
c. Sinh tồn nòi giống.
d. Tăng trưởng.
Câu 87. Phản xạ rụt tay lại khi chạm tay vào vật nóng thể hiện khả năng sau
của sự sống: 
a. Thay cũ đổi mới.
b. * Chịu kích thích.
c. Sinh tồn nòi giống.
d. Tăng trưởng.
Câu 88. Đặc điểm quá trình chuyển hóa trong cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Là toàn bộ những phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể sống.
b. Gồm hai mặt thống nhất nhau là đồng hóa và dị hóa.
c. Gồm hai quá trình là chuyển hóa chất và chuyển hóa năng lượng.
d. * Gồm chuyển hoá hiếu khí và chuyển hoá kỵ khí.
Câu 89. Chuyển hóa chất bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa glucid, lipid, protid.
b. Chuyển hóa nước và các chất khoáng.
c. Chuyển hóa vitamin.
d. * Chỉ a và b đúng.
Câu 90. Để thuận lợi cho sự hấp thu các chất sinh năng có nguồn gốc ngoại sinh,
nguyên tắc chung là: 
a. Tổng hợp thành glucose, acid béo và acid amin.
b. * Thoái hóa thành monosaccharid, acid béo và acid amin.
c. Duy trì cấu trúc polysaccharid, triglycerid và protein.
d. Loại bỏ các cấu trúc sterol, cholesterol este và phospholipid.
12
Câu 91. Trong ống tiêu hóa, sự phân cắt các phân tử diễn ra như sau: 
a. Monosaccharid thành glucose.
b. Triglycerid thành acid béo và sterol.
c. Cholesterol este thành acid béo và glycerol.
d. * Protein thành các acid amin.
Câu 92. Glucid được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng: 
a. Polysaccharid trong thành phần glycoprotein.
b. Các loại monosaccharid trong thành phần lipoprotein.
c. Albumin, globulin và fibrinogen.
d. * Glucose tự do và glycosyl hóa.
Câu 93. Glycosyl hóa là phản ứng gắn kết giữa: 
a. * Glucose với protein.
b. Acid béo với protein.
c. Lipid với protein.
d. Acid nucleid với protein.
Câu 94. Lipoprotein bao gồm các loại: 
a. Chylomicron, VLDL, LDL, HDL.
b. * Albumin, globulin và fibrinogen.
c. Glycosyl hóa và chylomicron.
d. Glycosyl hóa VLDL, LDL và HDL.
Câu 95. Lipoprotein có trọng lượng phân tử lớn nhất: 
a. Chylomicron.
b. VLDL.
c. LDL.
d. * HDL.
Câu 96. So sánh tỷ trọng của các lipoprotein: 
a. VLDL>LDL>HDL.
b. LDL>VLDL>HDL.
c. * HDL>LDL>VLDL.
d. LDL>HDL>VLDL.
Câu 97. Lipid được vận chuyển trong máu chủ yếu là: 
a. Acid béo tự do.
b. Acid béo trong thành phần glycosyl hóa.
c. * Acid béo trong cấu trúc lipoprotein.
d. Acid béo gắn với albumin và globulin.
Câu 98. Cấu trúc sau đây chứa đựng phospholipid, triglycerid và cholesterol
este: 
a. Glycosyl hóa.
b. * Lipoprotein.
c. Albumin.
d. Globulin.
Câu 99. Dạng protid vận chuyển trong máu NGOẠI TRỪ: 
a. Acid amin.
b. Albumin và globulin.
c. Fibrinogen.
d. * Glycoprotein.
Câu 100. Dạng dự trữ của glucid là: 
13
a. Polysaccharid tạp.
b. Các loại monosaccharid.
c. Glycosyl hóa.
d. * Glycogen.
Câu 101. Glucid được dự trữ chủ yếu ở: 
a. Não.
b. Tim.
c. Ruột.
d. * Gan.
Câu 102. Cho phát biểu: “Glucid được dự trữ dưới dạng …(1)… chủ yếu ở
…(2)…”. (1) và (2) lần lượt là: 
a. * Glycosyl hóa/gan.
b. Glycosyl hóa/mô dưới da.
c. Glycogen/gan.
d. Glycogen/mô dưới da.
Câu 103. Lipid được dự trữ chủ yếu dưới dạng: 
a. Phospholipid.
b. * Triglycerid.
c. Cholesterol este.
d. Lipoprotein.
Câu 104. Lipid được dự trữ chủ yếu ở: 
a. Não.
b. Tim.
c. Gan.
d. * Mô dưới da.
Câu 105. Cho phát biểu: “Lipid được dự trữ dưới dạng …(1)… chủ yếu ở
…(2)…”. (1) và (2) lần lượt là: 
a. Phospholipid/màng tế bào.
b. * Triglycerid/mô dưới da.
c. Cholesterol este/lipoprotein.
d. Cholesterol este/mô dưới da.
Câu 106. Chọn phát biểu đúng về việc dự trữ protid: 
a. Protid không được dự trữ.
b. Protid không dự trữ trong các tế bào.
c. * Protid không có dạng dự trữ và nơi dự trữ riêng.
d. Protid không được dự trữ lâu dài mà luôn hình thành mới qua quá trình sinh tổng
hợp protein.
Câu 107. Các vai trò chính của glucid, lipid và protid, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo năng.
b. Tạo hình.
c. Tham gia các hoạt động chức năng.
d. * Xúc tác các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể.
Câu 108. Trong chuyển hóa glucid, lipid và protid, đồng hóa có vai trò: 
a. Tạo năng và tạo hình.
b. Tạo năng và tham gia các hoạt động chức năng.
c. * Tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng.
d. Tạo năng, tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng.
14
Câu 109. Trong chuyển hóa glucid, lipid và protid, dị hóa có vai trò: 
a. Tạo năng và tạo hình.
b. * Tạo năng và tham gia các hoạt động chức năng.
c. Tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng.
d. Tạo năng, tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng.
Câu 110. Quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Glucid, lipid, protid có 3 vai trò chính trong cơ thể là tạo năng, tạo hình và tham
gia các hoạt động chức năng.
b. * Mỗi chất sinh năng khi thoái hóa sẽ đều đi theo một con đường chuyển hóa
chung.
c. Sản phẩm chung của quá trình thoái hóa các chất sinh năng là acetyl-coenzym
A.
d. Cơ thể tạo năng lượng theo thứ tự ưu tiên từ sự thoái hóa: glucid, lipid, protid.
Câu 111. Cơ thể tạo năng lượng theo thứ tự ưu tiên từ sự thoái hóa: 
a. * Glucid, lipid, protid.
b. Lipid, protid, glucid.
c. Protid, glucid, lipid.
d. Glucid, protid, lipid.
Câu 112. Chọn phát biểu đúng về vai trò của glucid, lipid, protid trong cơ thể,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Vai trò tạo năng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: glucid, protid, lipid.
b. Vai trò tạo hình là chức năng chính của protid.
c. Lipid vừa có vai trò tạo năng, tạo hình, vừa tham gia các hoạt động chức năng
của cơ thể.
d. Vai trò tạo năng là chức năng chính của glucid.
Câu 113. Vai trò chính của glucid là: 
a. * Tạo năng.
b. Tạo hình.
c. Tham gia hoạt động chức năng.
d. Câu a và b đúng.
Câu 114. Vai trò chính của protid là: 
a. Tạo năng.
b. * Tạo hình.
c. Tham gia hoạt động chức năng.
d. Câu a và b đúng.
Câu 115. Vai trò chính của lipid là, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo năng.
b. Tạo hình.
c. Tham gia hoạt động chức năng.
d. * Xúc tác các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể.
Câu 116. Cho sơ đồ thoái hóa các chất sinh năng: 

15
Glucid

Lipid (1) Krebs Chuỗi hô hấp tế bào ATP

Protid
(1) là:
a. * Acetyl-coenzym A.
b. Glycogen, triglycerid và protein.
c. CO2, H2O và nhiệt.
d. Thể ceton và NH3.
Câu 117. Sản phẩm đào thải chung sau quá trình thoái hóa các chất sinh năng
là: 
a. Acetyl-coenzym A.
b. ATP.
c. * CO2, H2O và nhiệt.
d. Thể ceton và NH3.
Câu 118. Các con đường chủ yếu để đào thải các sản phẩm chuyển hóa thừa là:

a. Phổi và da.
b. Thận và ruột.
c. * A và B đúng.
d. A và B sai.
Câu 119. Ngoài các sản phẩm chung giống các chất sinh năng khác, sự thoái hóa
acid béo còn sinh ra: 
a. Acetyl-coenzym A.
b. CO2, H2O và nhiệt.
c. * Thể ceton.
d. NH3.
Câu 120. Ngoài các sản phẩm chung giống các chất sinh năng khác, sự thoái hóa
acid amin còn sinh ra: 
a. Acetyl-coenzym A.
b. CO2, H2O và nhiệt.
c. Thể ceton.
d. * NH3.
Câu 121. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau là: 
(1) Sự thoái hóa glucose, acid béo và acid amin đều sinh ra ATP, CO2, H2O và nhiệt.
(2) Sự thoái hóa glucose không cho thêm các sản phẩn thừa khác ngoài các sản phẩm
chung.
(3) Sự thoái hóa acid béo còn sinh ra thể ceton ngoài các sản phẩm chung.
(4) Sự thoái hóa acid amin còn sinh ra NH3 ngoài các sản phẩm chung.

a. * 4.
b. 3.
c. 2.
d. 1.
16
Câu 122. Trung tâm điều hòa chuyển hóa chất dưới vỏ nằm ở: 
a. Hành não.
b. Cầu não.
c. Trung não.
d. * Vùng hạ đồi.
Câu 123. Các trung tâm điều hòa chuyển hóa chất: 
a. Vùng hạ đồi với trung tâm no và đói.
b. Vỏ não với các phản xạ có điều kiện.
c. Hệ thần kinh tự chủ với các phản xạ giao cảm và phó giao cảm.
d. * Trung tâm dưới vỏ với các phản xạ có ý thức.
Câu 124. Các tác động của stress, nhiệt, xúc cảm ảnh hưởng lên chuyển hóa chất
thông qua: 
a. Hành não.
b. Cầu não.
c. Trung não.
d. * Vùng hạ đồi.
Câu 125. Các trạng thái sau đây có thể làm thay đổi chuyển hóa chất, NGOẠI
TRỪ: 
a. Stress.
b. Thay đổi về nhiệt.
c. * Xúc giác.
d. Thiếu chất xúc tác sinh học.
Câu 126. Trung tâm điều hòa chuyển hóa chất dưới vỏ bao gồm: 
a. * Trung tâm no và đói.
b. Trung tâm stress, nhiệt và xúc cảm.
c. Trung tâm phản xạ có điều kiện.
d. Trung tâm phản xạ giao cảm và phó giao cảm.
Câu 127. Thông thường các hormon ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid và lipid
theo cặp tác dụng sau: 
a. Tăng đường huyết và tăng tổng hợp lipid.
b. * Tăng đường huyết và tăng thoái hóa lipid.
c. Giảm dự trữ glycogen và tăng tổng hợp lipoprotein.
d. Giảm dự trữ glycogen và tăng lắng đọng lipid.
Câu 128. Thông thường các hormon ảnh hưởng lên chuyển hóa glucid và lipid
theo cặp tác dụng sau: 
a. * Giảm đường huyết và tăng tổng hợp lipid.
b. Giảm đường huyết và tăng thoái hóa lipid.
c. Tăng dự trữ glycogen và tăng tổng hợp lipoprotein.
d. Tăng dự trữ glycogen và tăng huy động lipid.
Câu 129. Hormon làm giảm đường huyết, tăng tổng hợp lipid là: 
a. Somatomedin.
b. T3-T4.
c. Cortisol.
d. * Insulin.
Câu 130. Cặp hormon sau có tác dụng khác nhau trên chuyển hóa glucid và lipid:

a. Somatomedin và T3-T4.
17
b. * Glucagon và insulin.
c. Cortisol và catecholamin.
d. T3-T4 và cortisol.
Câu 131. Hormon làm tăng tổng hợp protein: 
a. Somatomedin.
b. * Glucagon.
c. Cortisol.
d. Insulin.
Câu 132. Hormon ảnh hưởng lên chuyển hóa protein thay đổi theo độ tuổi: 
a. Somatomedin.
b. Glucagon.
c. Insulin.
d. * T3-T4.
Câu 133. Hormon của tuyến nội tiết sau ảnh hưởng lên chuyển hóa protein thay
đổi theo độ tuổi: 
a. * Tuyến giáp.
b. Tuyến tụy.
c. Tuyến thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 134. Các hormon làm tăng tổng hợp protein, NGOẠI TRỪ: 
a. * T3-T4 của tuyến giáp trong thời kỳ trưởng thành.
b. Insulin của tuyến tụy nội tiết.
c. Somatomedin của gan.
d. Các hormon sinh dục.
Câu 135. Hormon làm giảm đường huyết, tăng tổng hợp lipid và protein: 
a. Somatomedin.
b. * Insulin.
c. Glucagon.
d. Catecholamin.
Câu 136. Hormon không cùng nhóm với các hormon khác trong điều hòa chuyển
hóa protid: 
a. T3-T4 của tuyến giáp trong thời kỳ phát triển.
b. Các hormon sinh dục.
c. * Cortisol của vỏ thượng thận.
d. Insulin của tuyến tụy nội tiết.
Câu 137. Dạng năng lượng sau không sinh công trong cơ thể: 
a. Cơ năng.
b. Thẩm thấu năng.
c. Điện năng.
d. * Nhiệt năng.
Câu 138. Tổng số dạng năng lượng trong cơ thể, trong đó số dạng năng lượng
sinh công và số dạng năng lượng không sinh công lần lượt là: 
a. 3/2/1.
b. 4/2/2.
c. * 5/4/1.
d. 6/4/2.

18
Câu 139. Các dạng năng lượng sau hình thành từ thế năng giữa hai 2 bên màng
tế bào: 
a. Hóa năng và động năng.
b. * Thẩm thấu năng và điện năng.
c. Cơ năng và điện năng.
d. Hoá năng và điện năng.
Câu 140. Hóa năng có nguồn gốc từ: 
a. Sự trượt lên nhau của các siêu sợi trong tế bào.
b. Chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
c. Chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
d. * Liên kết giữa các nguyên tử hóa học.
Câu 141. Động năng có nguồn gốc từ: 
a. * Sự trượt lên nhau của các siêu sợi trong tế bào.
b. Chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
c. Chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
d. Liên kết giữa các nguyên tử hóa học.
Câu 142. Thẩm thấu năng có nguồn gốc từ: 
a. Sự trượt lên nhau của các siêu sợi trong tế bào.
b. * Chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
c. Chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
d. Liên kết giữa các nguyên tử hóa học.
Câu 143. Điện năng có nguồn gốc từ: 
a. Sự trượt lên nhau của các siêu sợi trong tế bào.
b. Chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
c. * Chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
d. Liên kết giữa các nguyên tử hóa học.
Câu 144. Nhiệt năng có nguồn gốc từ: 
a. Sự trượt lên nhau của các siêu sợi trong tế bào.
b. Chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
c. Chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
d. * Các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể.
Câu 145. ATP là dạng năng lượng: 
a. * Hóa năng.
b. Động năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.
Câu 146. Ý nghĩa của hóa năng là tạo: 
a. * Hình dạng.
b. Chuyển động.
c. Hiện tượng thẩm thấu.
d. Dòng điện sinh học.
Câu 147. Ý nghĩa của cơ năng là tạo: 
a. Hình dạng.
b. * Chuyển động.
c. Hiện tượng thẩm thấu.
d. Dòng điện sinh học.
Câu 148. Ý nghĩa của thẩm thấu năng là tạo: 
19
a. Hình dạng.
b. Chuyển động.
c. * Hiện tượng thẩm thấu.
d. Dòng điện sinh học.
Câu 149. Ý nghĩa của điện năng là tạo: 
a. Hình dạng.
b. Chuyển động.
c. Hiện tượng thẩm thấu.
d. * Dòng điện sinh học.
Câu 150. Ý nghĩa của nhiệt năng là: 
a. Hình dạng.
b. Chuyển động.
c. Hiện tượng thẩm thấu.
d. * Dạng năng lượng thoái hoá.
Câu 151. Hóa năng được giải phóng khi: 
a. * Phá vỡ các phân tử hóa học.
b. Siêu sợi actin và myosin trượt lên nhau.
c. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.
d. Vận chuyển chủ động các ion qua màng tế bào.
Câu 152. Số năng lượng của hóa năng được giải phóng phụ thuộc: 
a. Loại phản ứng chuyển hóa.
b. Loại tế bào.
c. * Loại liên kết.
d. Loại công hình thành.
Câu 153. Dạng năng lượng tích trữ trong các cấu trúc và sẽ được giải phóng ra
khi cấu trúc đó bị phá vỡ là: 
a. Điện năng.
b. Thẩm thấu năng.
c. Động năng.
d. * Hóa năng.
Câu 154. Hợp chất giàu năng lượng trong cơ thể là: 
a. * ATP.
b. Triglycerid.
c. Glycogen.
d. Protein.
Câu 155. Máu được vận chuyển trong hệ thống tuần hoàn nhờ dạng năng lượng:

a. Hóa năng.
b. * Cơ năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.
Câu 156. Khí được vận chuyển trong bộ máy hô hấp nhờ dạng năng lượng: 
a. Hóa năng.
b. * Cơ năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.

20
Câu 157. Thức ăn được vận chuyển trong bộ máy tiêu hóa nhờ dạng năng lượng:

a. Hóa năng.
b. * Cơ năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.
Câu 158. Năng lượng sử dụng để vận chuyển máu trong bộ máy tuần hoàn, vận
chuyển khí trong bộ máy hô hấp, vận chuyển thức ăn trong bộ máy tiêu hóa là
dạng: 
a. Hóa năng.
b. * Động năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.
Câu 159. Năng lượng sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa sẽ trở thành nhiệt năng
khoảng: 
a. 20%.
b. 40%.
c. 60%.
d. * 80%.
Câu 160. Dạng năng lượng thoái hóa cần thường xuyên thải ra ngoài cơ thể là:

a. Động năng.
b. * Nhiệt năng.
c. Thẩm thấu năng.
d. Điện năng.
Câu 161. Tế bào sống không có dạng công sau: 
a. Công cơ học.
b. Công thẩm thấu.
c. Công điện.
d. * Công nhiệt.
Câu 162. Hoạt động sau có ý nghĩa duy trì thân nhiệt ổn định: 
a. Co cơ.
b. Thẩm thấu.
c. * Phản ứng chuyển hóa.
d. Dòng điện sinh học.
Câu 163. Hoạt động sau có ý nghĩa duy trì thân nhiệt ổn định: 
a. Co cơ.
b. Thẩm thấu.
c. * Phản ứng chuyển hóa.
d. Dòng điện sinh học.
Câu 164. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây: 
(1) Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể tuân theo định luật bảo toàn năng lượng.
(2) Cơ thể không phải là một bộ máy tự cung, tự cấp năng lượng.
(3) Nguồn năng lượng ngoại sinh của cơ thể là hóa năng.

a. * 3.
b. 2.
21
c. 1.
d. 0.
Câu 165. Các chất sinh năng chính của cơ thể: 
a. H2O, O2.
b. Vitamin và các chất khoáng.
c. * Glucid, lipid và protid.
d. Glucid và O2
Câu 166. Quá trình hình thành các dạng năng lượng của cơ thể diễn ra qua: 
a. * 2 giai đoạn.
b. 3 giai đoạn.
c. 4 giai đoạn.
d. 5 giai đoạn.
Câu 167. Quá trình tổng hợp năng lượng: 
a. * Là quá trình chuyển từ hóa năng thức ăn thành các dạng năng lượng của cơ
thể.
b. Gồm ba giai đoạn: oxy hóa khử, phosphoryl hóa và chuyển dạng năng lượng
thành ATP.
c. Là quá trình phosphoryl hóa đốt cháy hay thoái hóa các chất sinh năng tạo ra
năng lượng tự do.
d. Tạo ra năng lượng tự do từ giai đoạn phosphoryl hóa và sử dụng để oxy hóa khử
ADP thành hợp chất giàu năng lượng ATP.
Câu 168. Quá trình phosphoryl-oxy hóa khử là quá trình: 
(1) Chuyển từ hóa năng thức ăn thành hóa năng trung gian.
(2) Hình thành dạng năng lượng dự trữ là ATP.
(3) Chuyển hóa năng ngoại lai thành hợp chất giàu năng lượng ATP.
a. * Chỉ có phát biểu (2) đúng.
b. Phát biểu (1) và (2) đúng.
c. Phát biểu (2) và (3) đúng.
d. Cả 3 phát biểu đều đúng.
Câu 169. Trong quá trình phosphoryl-oxy hóa khử: 
a. Phosphoryl hóa xảy ra trước oxy hóa khử.
b. Năng lượng tự do, CO2 và nước được đào thải ra khỏi cơ thể.
c. * ATP tích trữ năng lượng tự do hình thành từ sự phosphoryl hóa ADP.
d. ATP cung cấp năng lượng cho sự oxy hóa khử và phosphoryl hóa.
Câu 170. Phản ứng oxy hóa khử xảy ra ở: 
a. Bên ngoài tế bào.
b. * Trong bào tương tế bào.
c. Trong tất cả các bào quan của tế bào.
d. Trong nhân tế bào.
Câu 171. Phản ứng oxy hóa khử xảy ra ở bào quan: 
a. * Ty thể.
b. Mạng lưới nội bào tương.
c. Bộ Golgi.
d. Tiêu thể.
Câu 172. Cho phản ứng: [glucid, lipid, protid] + O2 → CO2 + H2O + (1)
(1) là: 
a. * ADP.
22
b. ATP.
c. Năng lượng tự do.
d. Cơ chất cho hydro.
Câu 173. Quá trình chuyển năng lượng tích trữ trong ATP thành hóa năng diễn
ra ở: 
a. Ty thể.
b. * Mạng lưới nội bào tương.
c. Màng tế bào.
d. Tiêu thể.
Câu 174. Quá trình chuyển năng lượng tích trữ trong ATP thành động năng diễn
ra ở: 
a. Ty thể.
b. Mạng lưới nội bào tương.
c. * Các sợi co rút của tế bào.
d. Tiêu thể.
Câu 175. Quá trình chuyển năng lượng tích trữ trong ATP thành thẩm thấu
năng diễn ra ở: 
a. Ty thể.
b. Mạng lưới nội bào tương.
c. * Màng tế bào.
d. Tiêu thể.
Câu 176. Để hình thành hóa năng, ATP được sử dụng để: 
a. * Đồng hóa các chất.
b. Dị hóa các chất.
c. Hấp thu các chất.
d. Bài xuất các chất.
Câu 177. Để hình thành động năng, ATP được sử dụng để: 
a. Đồng hóa và dị hóa các chất.
b. * Trượt siêu sợi actin và myosin lên nhau.
c. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.
d. Vận chuyển chủ động các ion qua màng tế bào.
Câu 178. Để hình thành thẩm thấu năng, ATP được sử dụng để: 
a. Đồng hóa và dị hóa các chất.
b. Trượt siêu sợi actin và myosin lên nhau.
c. * Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.
d. Vận chuyển chủ động các ion qua màng tế bào.
Câu 179. Để hình thành điện năng, ATP được sử dụng để: 
a. Đồng hóa và dị hóa các chất.
b. Trượt siêu sợi actin và myosin lên nhau.
c. Vận chuyển chủ động các chất qua màng tế bào.
d. * Vận chuyển chủ động các ion qua màng tế bào.
Câu 180. Bình thường hiệu suất sử dụng để tạo công của các phản ứng chuyển
hóa là: 
a. 80%.
b. * 20%.
c. 75%.
d. 25%.
23
Câu 181. Năng lượng tiêu hao ở bất cứ dạng nào cuối cùng đều thải ra ngoài dưới
dạng: 
a. Hóa năng.
b. Động năng.
c. Điện năng.
d. * Nhiệt năng.
Câu 182. Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể là năng lượng tiêu hao cho các
hoạt động trong điều kiện: 
a. Không vận cơ, không tiêu hóa.
b. * Không phát triển, không sinh sản.
c. Không tuần hoàn, không hô hấp.
d. Không điều nhiệt, không tiết niệu.
Câu 183. Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở là năng lượng tiêu hao cho
các hoạt động trong điều kiện: 
a. Không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt.
b. Không tuần hoàn, không hô hấp, không tiết niệu.
c. Không phát triển, không sinh sản.
d. * a và c đúng.
Câu 184. Cần dặn bệnh nhân trước khi đo chuyển hoá cơ sở: 
a. * Nhịn ăn, nghỉ ngơi.
b. Uống nhiều nước.
c. Tập luyện nhẹ.
d. Đi tiêu và tiểu hết.
Câu 185. Chuyển hóa cơ sở bao gồm các hoạt động: 
a. Phát triển và sinh sản.
b. Vận cơ, tiêu hóa và điều nhiệt.
c. * Thần kinh, hô hấp, tuần hoàn và tiết niệu.
d. Tất cả các hoạt động của cơ thể sống.
Câu 186. Chuyển hóa cơ sở là: 
a. Tất cả các hoạt động của cơ thể sống.
b. Tất cả các hoạt động để duy trì cơ thể.
c. * Các hoạt động diễn ra liên tục để duy trì cơ thể.
d. Các hoạt động không diễn ra liên tục để duy trì cơ thể.
Câu 187. Đơn vị đo chuyển hóa cơ sở là: 
a. Kcal/m2 da/giờ.
b. KJ/m2 da/giờ.
c. Kcal/Kg thể trọng/phút.
d. * a và b đúng.
Câu 188. Các yếu tố làm tăng chuyển hóa cơ sở, NGOẠI TRỪ: 
a. Tuổi trẻ so với các độ tuổi khác.
b. Nam so với nữ cùng độ tuổi.
c. * Nửa đầu so với nửa sau chu kỳ kinh nguyệt ở nữ.
d. Lo lắng, căng thẳng so với người trầm cảm.
Câu 189. Các tình trạng bệnh lý sau là giảm chuyển hóa cơ sở, NGOẠI TRỪ: 
a. Trầm cảm.
b. * Ưu năng tuyến giáp.
c. Hạ thân nhiệt.
24
d. Suy dinh dưỡng.
Câu 190. Các ảnh hưởng sau đây làm tăng chuyển hóa cơ sở, NGOẠI TRỪ: 
a. Stress.
b. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.
c. Cường giáp.
d. * Suy dinh dưỡng.
Câu 191. Theo nhịp ngày đêm, chuyển hóa cơ sở cao nhất vào: 
a. 1-4 giờ.
b. 10-12 giờ.
c. * 13-16 giờ.
d. 19-21 giờ.
Câu 192. Theo nhịp ngày đêm, chuyển hóa cơ sở thấp nhất vào: 
a. * 1-4 giờ.
b. 10-12 giờ.
c. 13-16 giờ.
d. 19-21 giờ.
Câu 193. Ở độ tuổi sau tốc độ giảm chuyển hóa cơ sở chậm lại: 
a. * Sơ sinh.
b. Dậy thì.
c. Trung niên.
d. Lão hóa.
Câu 194. Đơn vị đo tiêu hao năng lượng trong vận cơ là: 
a. Kcal/m2 da/giờ.
b. KJ/m2 da/giờ.
c. * Kcal/Kg thể trọng/phút.
d. a và b đúng.
Câu 195. So với các chuyển hóa bình thường khác, chuyển hóa trong vận cơ có
hiệu suất tạo công: 
a. * Cao hơn.
b. Tương đương.
c. Thấp hơn.
d. Chỉ khác biệt trong cóng và run.
Câu 196. So với các chuyển hóa bình thường khác, chuyển hóa trong vận cơ có
năng lượng tỏa ra dưới dạng nhiệt: 
a. Cao hơn.
b. Tương đương.
c. * Thấp hơn.
d. Chỉ khác biệt trong cóng và run.
Câu 197. Mức tiêu hao năng lượng trong vận cơ được dùng làm cơ sở để xác
định: 
a. * Khẩu phần ăn.
b. Tư thế vận cơ.
c. Đào tạo lao động.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 198. Cường độ vận cơ được dùng làm cơ sở để: 
a. * Phân loại lao động.
b. Chế tạo công cụ lao động.
25
c. Đào tạo lao động.
d. Cả a và c đều đúng.
Câu 199. Tư thế vận cơ được dùng làm cơ sở để: 
a. Phân loại lao động.
b. * Chế tạo công cụ lao động.
c. Đào tạo lao động.
d. Cả b và c đều đúng.
Câu 200. Về mặt tiêu hao năng lượng, cơ sở cho việc chế tạo công cụ, phương
tiện lao động phù hợp với người lao động và công việc là: 
a. Cường độ vận cơ.
b. * Tư thế vận cơ.
c. Mức độ thông thạo.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 201. Mức độ thông thạo trong vận cơ được dùng làm cơ sở để: 
a. Phân loại lao động.
b. Chế tạo công cụ lao động.
c. * Đào tạo lao động.
d. Cả b và c đều đúng.
Câu 202. Trong tiêu hao năng lượng cho vận cơ, để giảm số cơ co duy trì năng
lượng cho cơ thể cần thực hiện các giải pháp, NGOẠI TRỪ: 
a. Tự động hóa.
b. Chế tạo công cụ lao động phù hợp để có tư thế thoải mái.
c. Huấn luyện thành thạo kỹ năng làm việc cho người lao động.
d. * Thiết kế khẩu phần ăn thích hợp cho từng đối tượng lao động.
Câu 203. Số phát biểu sai trong các phát biểu về tiêu hao năng lượng cho duy trì
cơ thể là: 
(1) Tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ sở phụ thuộc tuổi, giới, trạng thái tình
cảm.
(2) Xác định tiêu hao năng lượng cho vận cơ có vai trò quan trọng trong sinh lý lao
động.
(3) Tiêu hao năng lượng cho điều nhiệt nhằm đảm bảo cho tốc độ các phản ứng hóa
học diễn ra bình thường.
(4) Tiêu hao năng lượng cho tiêu hóa là năng lượng cung cấp cho cơ thể sau khi ăn.
a. 4.
b. 3.
c. 2.
d. * 1.
Câu 204. Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn là phần trăm năng lượng: 
a. Hấp thu được từ thức ăn.
b. Thức ăn không hấp thu đào thải qua phân.
c. * Tiêu hao cho tiêu hóa so với bình thường.
d. Thức ăn cung cấp so với trước khi chế biến.
Câu 205. Tác dụng động lực đặc hiệu của chế độ ăn sau đây lớn nhất: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. * Protid.
d. Hỗn hợp.
26
Câu 206. Tác dụng động lực đặc hiệu của chế độ ăn sau đây nhỏ nhất: 
a. * Glucid.
b. Lipid.
c. Protid.
d. Hỗn hợp.
Câu 207. Xét về mặt năng lượng, chế độ ăn sau là phù hợp nhất: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. Protid.
d. * Hỗn hợp.
Câu 208. Dựa trên hiểu biết về tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn, cần xây
dựng chế độ ăn mùa hè nhiều: 
a. * Glucid.
b. Lipid.
c. Protid.
d. Lipid và protid.
Câu 209. Dựa trên hiểu biết về tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn, cần xây
dựng chế độ ăn mùa đông nhiều: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. Protid.
d. * Lipid và protid.
Câu 210. Tác dụng động lực đặc hiệu của glucid là: 
a. * 6%.
b. 10%.
c. 14%.
d. 30%.
Câu 211. Tác dụng động lực đặc hiệu của lipid là: 
a. 6%.
b. 10%.
c. * 14%.
d. 30%.
Câu 212. Tác dụng động lực đặc hiệu của protid là: 
a. 6%.
b. 10%.
c. 14%.
d. * 30%.
Câu 213. Tác dụng động lực đặc hiệu của chế độ ăn hỗn hợp là: 
a. 6%.
b. * 10%.
c. 14%.
d. 30%.
Câu 214. Năng lượng tiêu hao cho phát triển cơ thể là năng lượng được dùng cho
các hoạt động sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng chiều cao, trọng lượng.
b. Thay thế mô già, mô chết.
c. Phục hồi cơ thể sau khi bị bệnh.
27
d. * Tạo thai, nuôi và phát triển thai.
Câu 215. Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1g thể trọng là: 
a. * 5Kcal.
b. 10Kcal.
c. 14Kcal.
d. 30Kcal.
Câu 216. Năng lượng tiêu hao cho sinh sản là năng lượng được dùng cho các hoạt
động sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ tinh, hình thành phôi và làm tổ.
b. Nuôi và phát triển thai.
c. * Tiêu hóa trong quá trình mang thai.
d. Tổng hợp và bài tiết sữa.
Câu 217. Tiêu hao năng lượng trong thời kỳ mang thai khoảng: 
a. 6.000-14.000Kcal.
b. 14.000-30.000Kcal.
c. 30.000-60.000Kcal.
d. * 60.000-80.000Kcal.
Câu 218. Tiêu hao năng lượng trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ khoảng: 
a. 300Kcal.
b. 400Kcal.
c. * 500Kcal.
d. 600Kcal.
Câu 219. Khi tế bào không hoạt động, điều hòa chuyển hóa năng lượng theo cơ
chế feedback âm diễn ra như sau: 
a. Lượng ADP trong tế bào cao, các phản ứng sinh năng tăng.
b. Lượng ADP trong tế bào cao, các phản ứng sinh năng giảm.
c. Lượng ADP trong tế bào thấp, các phản ứng sinh năng tăng.
d. * Lượng ADP trong tế bào thấp, các phản ứng sinh năng giảm.
Câu 220. Khi tế bào hoạt động, điều hòa chuyển hóa năng lượng theo cơ chế
feedback âm diễn ra như sau: 
a. * Lượng ADP trong tế bào cao, các phản ứng sinh năng tăng.
b. Lượng ADP trong tế bào cao, các phản ứng sinh năng giảm.
c. Lượng ADP trong tế bào thấp, các phản ứng sinh năng tăng.
d. Lượng ADP trong tế bào thấp, các phản ứng sinh năng giảm.
Câu 221. Hormon làm tăng huy động năng lượng từ chuyển hóa lipid: 
a. Catecholamin.
b. Cortisol.
c. * GH.
d. Glucagon.
Câu 222. Hormon làm tăng tích lũy năng lượng từ chuyển hóa protid: 
a. Catecholamin.
b. Cortisol.
c. * Hormon sinh dục.
d. Glucagon.
Câu 223. Trong cơ chế điều hòa chuyển hóa năng lượng, chọn phát biểu đúng:

(1) Thần kinh giao cảm và T3-T4 làm tăng chuyển hóa năng lượng.
28
(2) Vùng hạ đồi tác động đến chuyển hóa năng lượng qua trung tâm điều nhiệt.
(3) Hormon sinh dục nam làm tăng tích lũy năng lượng mạnh hơn hormon sinh dục
nữ.
a. Chỉ có (1) và (2) đúng.
b. Chỉ có (1) và (3) đúng.
c. Chỉ có (1) đúng.
d. * Cả 3 phát biểu đều đúng.
Câu 224. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thể dịch bao gồm, NGOẠI
TRỪ: 
a. Hormon T3, T4 của tuyến giáp.
b. * Vùng hạ đồi với trung tâm điều nhiệt.
c. Hormon GH của tuyến yên.
d. Hormon sinh dục.
Câu 225. Các nguyên tắc chung trong điều hòa hoạt động cơ thể là điều hòa theo
…(1)… cấp, …(2)… cơ chế, …(3)… phương thức với …(4)… cách thức và
…(5)… tiến trình. (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là: 
a. 1/2/2/3/1.
b. 2/2/1/2/3.
c. * 3/2/1/2/2.
d. 3/1/2/2/2.
Câu 226. Điều hòa ngược là điều hòa: 
a. Chỉ diễn ra ở mức tế bào.
b. Xảy ra chậm nhằm duy trì sự ổn định lâu dài.
c. * Do chính hoạt động chức năng của cơ quan quyết định.
d. Thông qua các phản xạ thần kinh và không phụ thuộc tính chất dịch cơ thể.
Câu 227. Nói về hiệu quả điều hòa: 
a. Điều hòa ở cấp tế bào không triệt để bằng cấp cơ quan.
b. Điều hòa bằng cơ chế thần kinh không triệt để bằng cơ chế thể dịch.
c. Điều hòa bằng phương thức feedback dương triệt để hơn feedback âm.
d. * Điều hòa lâu dài triệt để hơn điều hòa cấp thời.
Câu 228. Kiểu điều hòa sau dẫn đến mất ổn định nhưng lại rất cần thiết: 
a. Điều hòa bằng cơ chế thần kinh.
b. Điều hòa bằng cơ chế thể dịch.
c. * Điều hòa bằng phương thức feedback dương.
d. Điều hòa bằng phương thức feedback âm.
Câu 229. Khi một sản phụ chuyển dạ sinh, cơ co tử cung ngày càng mạnh. Đây
là ví dụ cho kiểu điều hòa: 
a. Bằng cơ chế thần kinh.
b. Bằng cơ chế thể dịch.
c. * Bằng phương thức feedback dương.
d. Bằng phương thức feedback âm.
Câu 230. Khi huyết áp tăng, sẽ có một loạt phản ứng làm giảm nhịp tim và sức
co bóp tim. Đây là ví dụ cho kiểu điều hòa ở mức độ: 
a. Tế bào bằng phương thức feedback dương.
b. Tế bào bằng phương thức feedback âm.
c. Cơ quan bằng phương thức feedback dương.
d. * Cơ quan bằng phương thức feedback âm.
29
Câu 231. Sau khi ăn, đường huyết tăng cao kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
làm tăng vận chuyển glucose vào tế bào, giảm ly giải glycogen… gây giảm đường
huyết là cách thức điều hòa: 
a. Điều hòa ngược dương tính.
b. * Điều hòa ngược âm tính.
c. Điều hòa lâu dài.
d. Theo cơ chế thần kinh.
Câu 232. Điền vào chỗ trống để hoàn thành phát biểu sau: (a) và (b) là hai
mặt thống nhất của chuyển hóa, (c) ngừng là cơ thể chết. (a), (b) và (c) lần
lượt là:
a. Ăn, uống, chuyển hóa
b. Đồng hóa, dị hóa, hô hấp
c. *Đồng hóa, dị hóa, chuyển hóa
d. Sinh nhiệt, thải nhiệt, chuyển hóa
Câu 233. Khả năng sinh tồn nòi giống có thể biểu hiện ở bao nhiêu mức độ:
a. 1
b. *2
c. 3
d. 4
Câu 234. Để tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết là khả
năng sinh tồn ở mức độ:
a. *Tế bào
b. Cơ quan
c. Hệ cơ quan
d. Cơ thể
Câu 235. Để duy trì nòi giống từ thế này sang thế hệ khác là khả năng sinh
tồn ở mức độ:
a. Tế bào
b. Cơ quan
c. Hệ cơ quan
d. *Cơ thể
Câu 236. Cơ thể tạo năng lượng từ sự thoái hóa ưu tiên 1 là:
a. *Glucid
b. Lipid
c. Protid
d. Vitamin
Câu 237. Cơ thể tạo năng lượng từ sự thoái hóa ưu tiên thứ 2 là:
a. Glucid
b. *Lipid
c. Protid
d. Vitamin
Câu 238. Vai trò chính của Glucid là:
a. *Tạo năng
b. Tạo hình
c. Thực hiện chức năng
d. Cả 3 vai trò như nhau
Câu 239. Vai trò chính của Protid là:
30
a. Tạo năng
b. *Tạo hình
c. Thực hiện chức năng
d. Cả 3 vai trò như nhau
Câu 240. Vai trò chính của Lipid là:
a. Tạo năng
b. Tạo hình
c. Thực hiện chức năng
d. *Cả 3 vai trò như nhau
Câu 241. Vai trò tạo năng lượng chính cho cơ thể là từ quá trình chuyển hóa
chất nào:
a. *Glucid
b. Lipid
c. Protid
d. Vitamin và nước
Câu 242. Vai trò tạo hình chính cho cơ thể là từ quá trình chuyển hóa chất
nào:
a. Glucid
b. Lipid
c. *Protid
d. Vitamin và nước
Câu 243. Stress tác động lên quá trình chuyển hóa chất thông qua tác động
lên:
a. Vỏ não
b. *Vùng hạ đồi
c. Trung tâm đói
d. Trung tâm no
Câu 244. Quá trình tổng hợp năng lượng từ thức ăn đến ATP diễn ra qua
bao nhiêu giai đoạn:
a. 01
b. *02
c. 03
d. 04
Câu 245. Năng lượng tiêu hao cho các hoạt động cần thiết để cơ thể tồn tại
trong điều kiện cơ sở, NGOẠI TRỪ:
a. Thần kinh
b. Hô hấp
c. *Sinh sản
d. Tiết niệu
Câu 246. Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể, NGOẠI TRỪ:
a. Tập luyện thể thao
b. Tăng cân
c. Hồi phục sau nhiễm Covid-19
d. *Tăng sự thông minh
Câu 247. Hormon có tác dụng làm tăng chuyển hóa năng lượng của gần như
toàn bộ cơ thể:
a. *Hormon tuyến giáp T3-T4
31
b. Hormon Catecholamin
c. Hormon Somatomedin
d. Hormon sinh dục
Câu 248. Hormon làm tăng huy động năng lượng từ glucid:
a. Hormon tuyến giáp T3-T4
b. *Hormon Catecholamin
c. Hormon Somatomedin
d. Hormon sinh dục
Câu 249. Hormon làm tăng huy động năng lượng từ lipid:
a. Hormon tuyến giáp T3-T4
b. Hormon Catecholamin
c. *Hormon Somatomedin
d. Hormon sinh dục
Câu 250. Hormon làm tăng đồng hóa protid tích lũy năng lượng:
a. Hormon tuyến giáp T3-T4
b. Hormon Catecholamin
c. Hormon Somatomedin
d. *Hormon sinh dục
Câu 251. Tác dụng tăng đồng hóa protid tích lũy năng lượng ở hormon sinh
dục có đặc điểm:
a. *Hormon sinh dục nam mạnh hơn hormon sinh dục nữ
b. Hormon sinh dục nữ mạnh hơn hormon sinh dục nam
c. Hormon sinh dục nam và nữ có tác dụng như nhau
d. Hormon sinh dục không có tác dụng này
Câu 252. Điều hòa quá trình tổng hợp năng lượng là điều hòa ở cấp độ:
a. *Cấp tế bào
b. Cấp cơ quan
c. Cấp hệ cơ quan
d. Cấp cơ thể
Câu 253. Điều hòa quá trình thải nhiệt trong môi trường nóng là điều hòa ở
cấp độ:
a. Cấp tế bào
b. Cấp cơ quan
c. Cấp hệ cơ quan
d. *Cấp cơ thể
Câu 254. Điều hòa quá trình dịch mã gen DNA-PK ở người là điều hòa ở cấp
độ:
a. *Cấp tế bào
b. Cấp cơ quan
c. Cấp hệ cơ quan
d. Cấp cơ thể
Câu 255. Điều hòa hoạt động phát nhịp tim của nút xoang tại tim là điều hòa
ở cấp độ:
a. Cấp tế bào
b. *Cấp cơ quan
c. Cấp hệ cơ quan
d. Cấp cơ thể
32
Câu 256. Điều hòa quá trình chuyển hóa năng lượng qua chu trình Krebs là
điều hòa ở cấp độ:
a. *Cấp tế bào
b. Cấp cơ quan
c. Cấp hệ cơ quan
d. Cấp cơ thể
Câu 257. Khi cơ thể bị stress, cơ thể xuất hiện điều hòa ngược dương tính
nồng độ Cortisol trong máu làm cho nồng độ chất này:
a. *Tăng và tỷ lệ thuận với mức độ stress
b. Giảm và tỷ lệ thuận với mức độ stress
c. Tăng và tỷ lệ nghịch với mức độ stress
d. Giảm và tỷ lệ nghịch với mức độ stress
Câu 258. Điều hòa huyết áp bằng cách thay đổi dịch ngoại bào là điều hòa
theo cơ chế:
a. Bằng cơ chế thần kinh
b. *Bằng cơ chế thể dịch
c. Không phải cơ chế nào
d. Cả 2 cơ chế thần kinh và thể dịch
Câu 259. Mục đích của việc chế tạo công cụ lao động:
a. Giảm cường độ lao động
b. *Giảm số lượng cơ co
c. Giảm co cơ không cần thiết
d. Tăng cảm giác dễ chịu
Câu 260. Cơ sở chính của việc xây dựng chế độ ăn cho các vận động viên thể
thao từng môn:
a. *Cường độ vận động
b. Tư thế vận cơ
c. Mức độ thông thạo
d. Điều kiện kinh tế
Câu 261. Năng lượng tiêu hao cho việc tổng hợp và bài tiết sữa cho con bú
mỗi ngày là:
a. *500 Kcal
b. 600 Kcal
c. 700 Kcal
d. 800 Kcal

33
SINH LÝ THÂN NHIỆT
(câu 262 – câu 428)

Câu 262. Thân nhiệt được chia làm: 


a. 01 loại
b. * 02 loại
c. 03 loại
d. 04 loại
Câu 263. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở các cơ quan sau đây, NGOẠI
TRỪ: 
a. Não
b. Gan
c. Lách
d. * Da
Câu 264. Vị trí thường dùng để đo thân nhiệt trung tâm hằng định nhất: 
a. Miệng
b. Nách
c. * Trực tràng
d. Tai
Câu 265. Nơi đo thân nhiệt trung tâm dao động nhiều nhất: 
a. Miệng
b. * Nách
c. Trực tràng
d. Tai
Câu 266. Thân nhiệt ở nách thấp hơn thân nhiệt ở miệng là: 
a. 0,2-0,50C
b. 0,5-10C
c. * 0,3-0,50C
d. 0,5-1,50C
Câu 267. Vị trí đo thân nhiệt được sử dụng ở trẻ bị tiêu chảy, NGOẠI TRỪ: 
a. Miệng
b. Nách
c. * Trực tràng
d. Tai
Câu 268. Vị trí đo sau không được dùng để đánh giá thân nhiệt trung tâm: 
a. * Trán
b. Miệng
c. Nách
d. Trực tràng
Câu 269. Các yếu tố làm tăng thân nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Vận cơ
b. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
c. Thai nghén
d. * Nhiễm khuẩn tả
Câu 270. Điều kiện để cơ thể thải nhiệt bằng truyền nhiệt là: 
a. * Nhiệt độ cơ thể lớn hơn nhiệt độ môi trường
b. Nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt độ môi trường
34
c. Nhiệt độ cơ thể nhỏ hơn nhiệt độ môi trường
d. Câu a và b đúng
Câu 271. Trong điều kiện bình thường, lượng nước mất hàng ngày không
nhìn thấy và không ý thức được là: 
a. 0,1 lít/ngày
b. 0,5 lít/ngày
c. * 0,6 lít/ngày
d. 0-2 lít/ngày
Câu 272. Cơ chế chống nóng của cơ thể: 
a. Giảm sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
b. Giảm sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
c. Tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
d. * Tăng sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
Câu 273. Nhiệt năng truyền bằng sống bức xạ có đặc tính. NGOẠI TRỪ: 
a. Truyền bằng tia hồng ngoại.
b. Chiếm 60 % lượng nhiệt truyền.
c. Bức xạ truyền đi theo sống hình sin.
d. * Là hình thức truyền nhiệt trực tiếp quan trọng nhất khi nhiệt độ của môi trường
thấp hơn nhiệt độ cơ thể.
Câu 274. Hình thức toả nhiệt có đặc điểm: 
a. Là hình thức mất nhiệt quan trọng chiếm 30 % lượng nhiệt mất.
b. Hình thức toả nhiệt qua đường mồ hôi là quan trọng nhất trong phương thức
truyền nhiệt.
c. * Một gram nước bốc hơi lấy đi 580 Kcalo nhiệt lượng.
d. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì phương thức tỏa nhiệt nầy không quan trọng.
Câu 275. Thân nhiệt ngoại vi có đặc điểm: 
a. Là nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ các phản ứng hóa học xẩy ra trong
cơ thể.
b. Không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
c. Nhiệt độ ở miệng giao động hơn nhiệt độ trực tràng.
d. * Có thể dùng để đánh giá hiệu qủa điều nhiệt.
Câu 276. Về thân nhiệt trung tâm: 
a. * Là nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ các phản ứng hóa học xẩy ra trong
cơ thể.
b. Thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
c. Nhiệt độ ở trực tràng giao độn hơn nhiệt độ ở miệng.
d. Nhiệt độ ở trực tràng dao động trong khoảng từ 37oC - 38oC.
Câu 277. Khi cơ thể cảm nóng hoặc cảm lạnh thì: 
a. Trung tâm điều nhiệt vẩn hoạt động bình thường.
b. * Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn, trung tâm chống nóng bị tê liệt.
c. Lượng mồ hôi vẫn bài tiết bình thường.
d. Thân nhiệt bình thường hoặc giảm.
Câu 278. Cơ chế chống nóng của cơ thể: 
a. Giảm sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
b. * Giảm sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
c. Tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
d. Tăng sinh nhiệt, tăng thải nhiệt
35
Câu 279. Yếu tố sau ảnh hưởng đến thân nhiệt theo chiều hướng làm tăng: 
a. Buổi tối trong chu kỳ ngày đêm.
b. Bệnh tả.
c. * Tháng cuối thai kỳ.
d. Người già.
Câu 280. Hạ nhiệt bằng phương pháp đắp khăn lạnh trên trán có tác
dụng: 
a. Giảm thân nhiệt ngoại vi bằng cơ chế bốc hơi nước.
b. Giảm thân nhiệt trung tâm bằng cơ chế bốc hơi nước.
c. * Giảm thân nhiệt ngoại vi bằng cơ chế truyền nhiệt.
d. Giảm thân nhiệt trung tâm bằng cơ chế truyền nhiệt.
Câu 281. Thân nhiệt có xu hướng giảm ở: 
a. * 1-4 giờ sáng
b. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
c. Tuổi già
d. Cường giáp
Câu 282. Thân nhiệt có xu hướng giảm ở các trường hợp sau, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nhiễm khuẩn tả
b. Suy giáp
c. Người già
d. * Ba tháng đầu thai kỳ
Câu 283. Thân nhiệt cao nhất vào khoảng thời gian: 
a. 8h – 10h
b. 10h – 13h
c. 12h – 14 h
d. * 14h – 17h
Câu 284. Thân nhiệt của cơ thể từ bao nhiêu nguồn: 
a. 01
b. * 02
c. 03
d. 04
Câu 285. Phản ứng chuyển hóa sinh nhiệt quan trọng nhất trong cơ thể là: 
a. * Chuyển hóa cơ sở
b. Vận cơ
c. Tiêu hóa
d. Hô hấp
Câu 286. Phản ứng chuyển hóa sinh nhiệt trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa cơ sở
b. Vận cơ
c. Tiêu hóa
d. * Hô hấp
Câu 287. Nhiệt độ từ môi trường có đặc điểm: 
a. Từ vật nhiệt độ cao như mặt trời, không khí nóng, …
b. * Sinh nhiệt thường xuyên
c. Lượng nhiệt cung cấp không lớn
d. Chủ yếu ảnh hưởng đến thân nhiệt ngoại vi
36
Câu 288. Hình thức sinh nhiệt tự nhiên, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa cơ sở
b. Cóng
c. Run
d. * Tiêu hóa
Câu 289. Hình thức sinh nhiệt bằng hành vi: 
a. Tiêu hóa
b. * Vận cơ
c. Tuần hoàn
d. Hô hấp
Câu 290. Mức tăng tối đa của chuyển hóa cơ sở: 
a. 100%
b. 120%
c. * 150%
d. 200%
Câu 291. Cóng và run là hình thức sinh nhiệt quan trọng vì: 
a. * 80% năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt
b. Chỉ xuất hiện khi cơ thể lạnh
c. Là bản năng sinh tồn
d. Câu a và b đúng
Câu 292. Trong co cơ số năng lượng tiêu hao không phải dưới dạng nhiệt chiếm:

a. * 25%
b. 50%
c. 75%
d. 100%
Câu 293. Đặc điểm của sinh nhiệt từ phản ứng chuyển hóa , NGOẠI TRỪ: 
a. Diễn ra thường xuyên
b. Cung cấp lượng nhiệt lớn
c. Đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ thể
d. * Gồm chuyển hóa cơ sở và vận cơ
Câu 294. Nhiệt được truyền đến vị trí nào trong cơ thể để thải ra ngoài, NGOẠI
TRỪ : 
a. Bề mặt da
b. Niêm mạc lưỡi
c. Niêm mạc miệng
d. * Niêm mạc mắt
Câu 295. Cơ chế thải nhiệt của cơ thể có: 
a. 01 cơ chế
b. * 02 cơ chế
c. 03 cơ chế
d. 04 cơ chế
Câu 296. Hình thức truyền nhiệt bức xạ, NGOẠI TRỪ: 
a. Bức xạ
b. Trực tiếp
c. * Gián tiếp
d. Đối lưu
37
Câu 297. Nhiệt độ sinh ra được truyền ra ngoài nhờ: 
a. Hệ thống thần kinh
b. Hệ thống mạch bạch huyết
c. * Hệ thống mạch máu
d. Các dịch nội bào
Câu 298. Đặc điểm của thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh
b. Điều kiện nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường
c. * Phụ thuộc vào thời gian truyền nhiệt và diện tích tiếp xúc
d. Sự chênh lệch nhiệt độ càng lớn thì lượng nhiệt truyền được càng nhiều
Câu 299. Truyền nhiệt bức xạ phụ thuộc các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ: 
a. * Khoảng cách giữa hai vật
b. Thời gian truyền nhiệt
c. Màu sắc vật lạnh
d. Nhiệt độ vật lạnh
Câu 300. Truyền nhiệt trực tiếp có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Giữa hai vật tiếp xúc
b. Phụ thuộc và diện tích tiếp xúc
c. * Không ảnh hưởng bởi nhiệt độ khoảng không ở giữa
d. Tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc
Câu 301. Truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau là hình thức của: 
a. * Truyền nhiệt bức xạ
b. Truyền nhiệt đối lưu
c. Truyền nhiệt trực tiếp
d. Cả A và B đều đúng
Câu 302. Hình thức truyền nhiệt duy trì sự chênh lệch nhiệt độ ở điểm tiếp xúc
luôn được duy trì: 
a. Truyền nhiệt trực tiếp
b. * Truyền nhiệt đối lưu
c. Truyền nhiệt bức xạ
d. Truyền nhiệt gián tiếp
Câu 303. Truyền nhiệt đối lưu là hình thức truyền nhiệt KHÔNG có đặc điểm
sau: 
a. Các vật tiếp xúc trực tiếp
b. * Vật lạnh hoặc vật nóng chuyển động
c. Tỷ lệ với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh
d. Phụ thuộc vào thời gian truyền nhiệt
Câu 304. Hình thức truyền nhiệt không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật nóng và
vật lạnh: 
a. Truyền nhiệt trực tiếp
b. Truyền nhiệt đối lưu
c. * Truyền nhiệt bức xạ
d. Thải nhiệt qua da
Câu 305. Màu sắc thích hợp trong thời tiết nắng nóng là: 
a. * Màu trắng
b. Màu hồng
c. Màu vàng
38
d. Màu đen
Câu 306. Thải nhiệt hình thức bốc hơi nước thực hiện ở vị trí, NGOẠI TRỪ:

a. Da
b. Niêm mạc đường hô hấp
c. Niêm mạc lưỡi
d. * Niêm mạc trực tràng
Câu 307. Bốc hơi nước qua đường hô hấp có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Phụ thuộc vào nhịp thở
b. Do các tuyến niêm mạc đường hô hấp bài tiết ra
c. Phụ thuộc nhiệt độ môi trường
d. * Là phương thức thải nhiệt quan trọng của con người khi trời nóng
Câu 308. Lượng nước thấm qua da và qua đường hô hấp có thể lấy đi: 
a. * 288-384 Kcal/ ngày
b. 240 – 280 Kcal/ngày
c. 10-12 Kcal/giờ
d. 15-20 Kcal/ngày
Câu 309. Tốc độ bốc hơi trên da phụ thuộc, NGOẠI TRỪ: 
a. Bề mặt thoáng
b. Độ ẩm không khí
c. Tốc độ gió
d. * Ánh sáng mặt trời
Câu 310. Lượng nước thấm qua da có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất hằng ngày
b. Cơ thể không cảm thấy được
c. Không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
d. * Phụ thuộc vào nhiệt độ cơ thể
Câu 311. Lượng nước mất đi hằng ngày bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thấm qua da
b. * Qua mồ hôi
c. Qua hơi thở
d. Câu a và b đúng
Câu 312. Phương thức thải nhiệt nào có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng
chống nóng của loài người, NGOẠI TRỪ: 
a. Bài tiết mồ hôi
b. Truyền nhiệt bức xạ
c. Truyền nhiệt đối lưu
d. * Bốc hơi nước qua hơi thở
Câu 313. Điều nhiệt là hoạt động chức năng, NGOẠI TRỪ: 
a. * Giữ thân nhiệt là một hằng số
b. Giúp các phản ứng hóa học diễn ra với tốc độ hằng định
c. Giữ hằng định nội môi
d. Câu a và b đúng
Câu 314. Điều nhiệt diễn ra khi: 
a. Môi trường thay đổi nhiệt độ
b. Thay đổi bên trong cơ thể
c. Rối loạn điện giải
39
d. * Câu a và b đúng
Câu 315. Lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể bằng lượng nhiệt toả ra khỏi cơ thể
cùng trong một khoảng thời gian là: 
a. Công thức điều nhiệt
b. * Nguyên tắc điều nhiệt
c. Cơ sở khoa học của điều nhiệt
d. Kết quả của điều nhiệt
Câu 316. Lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể bằng lượng nhiệt toả ra khỏi cơ thể
cùng trong một khoảng thời gian là nguyên tắc của điều nhiệt ở: 
a. * Thân nhiệt trung tâm
b. Thân nhiệt ngoại vi
c. Trung tâm điều nhiệt
d. Câu a và b đúng
Câu 317. Cung phản xạ điều nhiệt gồm bao nhiêu thành phần: 
a. 02
b. 03
c. 04
d. * 05
Câu 318. Cơ quan nào sau đây phải là bộ phận nhận cảm của cung phản xạ điều
nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Da tay
b. Da bàn chân
c. Đồi thị
d. * Hệ thống cơ xương
Câu 319. Thân nhiệt trung tâm có Thụ thể nhiệt ở vị trí: 
a. Tim
b. Gan
c. * Não
d. Thận
Câu 320. Thụ thể nhiệt trên da có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Có Thụ thể nóng và lạnh riêng
b. * Phân bố xen kẽ với tỉ lệ tương đương
c. Có đặc tính thích nghi
d. Diện tích kích thích đủ rộng mới gây ra được cảm giác về nhiệt
Câu 321. Nhận cảm về nhiệt KHÔNG có đặc điểm sau: 
a. Thụ thể phân bố cả bên trong và bên ngoài cơ thể
b. Nhận biết lạnh chủ yếu ở bên ngoài
c. Nhận biết nóng chủ yếu ở bên trong
d. * Các Thụ thể nhiệt đều có đặc tính thích nghi
Câu 322. Các Thụ thể nhiệt trên da có đặc điểm: 
a. Số lượng Thụ thể nóng nhiều hơn Thụ thể lạnh
b. Nằm chủ yếu ở bề mặt da, càng sâu càng giảm
c. Có tính thích nghi rất nhanh
d. * Câu b và c đúng
Câu 323. Kích thích gây cảm giác nhiệt ở ngoại vi có tính chất sau, NGOẠI TRỪ:

a. Có thể là kích thích lạnh hoặc nóng
40
b. Phụ thuộc vào mức độ kích thích
c. Quá lạnh hoặc quá nóng làm mất tác dụng kích thích
d. * Cảm giác nóng và lạnh được nhận cảm như nhau
Câu 324. Phát biểu nào sau đây là SAI về điều hòa thân nhiệt ở người: 
a. Thụ thể nhiệt phân bố không đều khắp cơ thể
b. * Thân nhiệt ngoại vi và trung tâm có cùng bộ phận nhận cảm
c. Thông tin về nhiệt độ trong cơ thể chủ yếu do dòng máu mang đến
d. Rối loạn thân nhiệt khi có sự thay đổi dòng máu đến đồi thị
Câu 325. Dẫn truyền cảm giác nhiệt có đặc điểm: 
a. * Theo dây thần kinh cảm giác từ ngoại biên về trung ương
b. Tận cùng ở hạch gai
c. Nơi tiếp nhận thông tin cuối cùng là phức hợp nhân bụng -nền ở đồi thị
d. Câu a và b đúng
Câu 326. Phát biểu đúng về dẫn truyền nhiệt độ ở ngoại vi, NGOẠI TRỪ: 
a. Xung động theo dây thần kinh tủy đến sừng sau tủy sống
b. * Nơ ron thứ hai đi thẳng lên phức hợp bụng – nền ở đồi thị
c. Xung động đi theo 2 loại sợi dẫn truyền là sợi A có myelin và sợi C
d. Tổng cộng có 03 nơ ron dẫn truyền cảm giác nhiệt đến vỏ não
Câu 327. Trung tâm phản xạ điều nhiệt nằm ở: 
a. Đồi thị
b. Vỏ não
c. * Cả ở đồi thị và vở não
d. Tùy cung phản xạ
Câu 328. “Điểm chuẩn” set point của cơ thể: 
a. Được giữ ở mức chuẩn 370C và dao động xung quanh một khoảng nhất định
b. Dùng để đối chiếu với nhiệt độ nhận cảm được từ máu ngoại vi
c. Nhiễm khuẩn làm tăng nhiệt độ máu mà không làm tăng nhiệt độ điểm chuẩn
d. * Sốt là hậu quả của tăng điểm chuẩn “set point”
Câu 329. Tình trạng cơ thể cảm giác lạnh khi bị sốt là do: 
a. * Trung tâm điều nhiệt phát động cơ chế chống lạnh
b. Phản ứng thích nghi khi sốt
c. Vỏ não bị rối loạn dẫn đến phát sai tín hiệu
d. Câu a và b đúng
Câu 330. Trung tâm điều nhiệt ở vỏ não nằm ở: 
a. * Thùy đỉnh
b. Thùy thái dương
c. Thùy chẩm
d. Toàn bộ vỏ não
Câu 331. Nơi khởi phát các đáp ứng điều nhiệt bằng hành vi nằm ở: 
a. Đồi thị
b. * Vỏ não
c. Set point
d. Câu b và c đúng
Câu 332. Trung tâm điều nhiệt ở vỏ não có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Nằm ở thùy đỉnh
b. * Hoạt động không ý thức
c. Khởi phát đáp ứng điều nhiệt bằng hành vi
41
d. Câu b và c đúng
Câu 333. “Nhiệt độ chuẩn” có thể bị thay đổi bởi: 
a. Nhiễm độc tố vi khuẩn
b. Chất gây sốt nội sinh
c. Chất độc sau các phản ứng chuyển hóa
d. * Phản ứng thích nghi của cơ thể
Câu 334. Đường dẫn truyền ly tâm của cung phản xạ điều nhiệt: 
a. Đường thần kinh
b. Đường thể dịch
c. * Câu a và b đúng
d. Câu a và b sai
Câu 335. Đường thần kinh dẫn truyền của cung phản xạ điều nhiệt đến tủy sống
ở vị trí: 
a. Sừng trước
b. Sừng sau
c. Sừng bên
d. * Hạch giao cảm
Câu 336. Đường dẫn truyền ly tâm của cung phản xạ điều nhiệt tác động lên
mạch máu khi đi đến: 
a. Sừng trước
b. Sừng sau
c. * Sừng bên
d. Câu b và c đúng
Câu 337. Run là đáp ứng, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng trương lực cơ
b. Do nơ ron ở sừng trước tủy sống
c. Hoạt động chống lạnh quan trọng
d. * Chỉ có ở con người
Câu 338. Thay đổi chuyển hóa tế bào trong đáp ứng điều nhiệt là hoạt động do:

a. Trung tâm điều nhiệt
b. * Trung tâm giao cảm
c. Chất gây sốt nội sinh
d. Chất gây sốt ngoại sinh
Câu 339. Tác động của cảm giác nhiệt đến sừng trước tủy sống KHÔNG gây đáp
ứng sau: 
a. Thay đổi trương lực cơ
b. Thay đổi thông khí phổi
c. Run
d. * Cóng
Câu 340. Cơ quan đáp ứng của cảm giác nhiệt chủ yếu: 
a. Cơ
b. Mạch máu
c. * Tuyến bã nhờn
d. Tuyến mồ hôi
Câu 341. Cơ quan đáp ứng của cung phản xạ nhiệt gồm, NGOẠI
TRỪ: 
42
a. Tim
b. Da
c. Thận
d. * Gan
Câu 342. Tín hiệu nội tiết của trung tâm điều nhiệt tác động lên hormon nào của
tuyến yên: 
a. * TSH, ACTH
b. ACTH, MSH
c. Prolactin
d. FSH, LH
Câu 343. Tín hiệu nội tiết của trung tâm điều nhiệt chủ yếu tác động lên cơ quan,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tuyến yên
b. Tuyến giáp
c. Tuyến thượng thận
d. * Tuyến sinh dục
Câu 344. Đường dẫn truyền ly tâm của cung phản xạ điều nhiệt đi đến các vị trí,
NGOẠI TRỪ: 
a. Sừng bên tủy sống
b. Sừng trước tủy sống
c. * Tuyến giáp
d. Tuyến yên
Câu 345. Cơ chế điều nhiệt bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Chống nóng
b. Chống lạnh
c. Điều nhiệt bằng hành vi
d. * Giảm sinh nhiệt khi lạnh
Câu 346. Giảm sinh nhiệt là, NGOẠI TRỪ: 
a. Giảm tốc độ các phản ứng chuyển hóa
b. Giảm nhịp tim
c. Giảm tần số hô hấp
d. * Giảm tiết mồ hồi
Câu 347. Cảm giác mệt mỏi khi môi trường nóng là do: 
a. * Giảm tốc độ phản ứng chuyển hóa
b. Mất nước và điện giải
c. Cảm giác của vỏ não
d. Câu b và c đúng
Câu 348. Cơ chế chống nóng là: 
a. Giảm sinh quan trọng nhất
b. Tăng thải là cơ chế hỗ trợ
c. Điều nhiệt hóa học
d. * Điều nhiệt vật lý
Câu 349. Da đỏ trong môi trường nóng là do, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt động của thần kinh giao cảm
b. Giãn mạch da
c. Cơ chế điều nhiệt
d. * Hoạt động của thần kinh phó giao cảm
43
Câu 350. Trong môi trường nóng cơ thể tăng quá trình thải nhiệt qua các hoạt
động, NGOẠI TRỪ: 
a. Bài tiết mồ hôi
b. Tăng bức xạ nhiệt
c. * Tăng lượng nước thấm qua da
d. Tăng thông khí phổi
Câu 351. Cơ chế chống lạnh: 
a. Tăng thải nhiệt, giảm sinh nhiệt
b. * Tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
c. Tăng thải nhiệt , tăng sinh nhiệt
d. Giảm sinh nhiệt, giảm thải nhiệt
Câu 352. Giảm thải nhiệt bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Co mạch da
b. * Da nổi mẩn ngứa
c. Giảm bài tiết mồ hôi
d. Giảm truyền nhiệt
Câu 353. Thiếu máu nuôi đến da gây tác động, NGOẠI TRỪ: 
a. Da tái
b. Nổi mẩn ngứa
c. Hoại tử
d. * Xuất huyết dưới da
Câu 354. Hoạt động giúp chống lạnh cho cơ thể: 
a. Phản xạ co mạch da
b. * Phản xạ dựng lông
c. Tăng chuyển hóa
d. Tăng trương lực cơ
Câu 355. Giảm lượng máu đến da sẽ làm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thay đổi màu sắc da
b. Giảm nhiệt đến da
c. Giảm tiết mồ hôi
d. * Tăng thải nhiệt qua da
Câu 356. Tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng khi cơ thể lạnh là do, NGOẠI TRỪ:

a. Thần kinh thực vật
b. Hormon tủy thượng thận
c. * Hormon vỏ thượng thận
d. Hormon tuyến giáp
Câu 357. Mỡ nâu KHÔNG có đặc điểm sau: 
a. Tỷ lệ thuận với lượng nhiệt hóa học sinh ra
b. Trẻ em nhiều hơn người lớn
c. Vị trí ở xương bả vai, dọc theo mạch máu lớn
d. * Nguồn sinh nhiệt chủ yếu trong cơ thể
Câu 358. Tác dụng T3-T4 trong quá trình tăng sinh nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng tốc độ chuyển hóa
b. * Tác dụng nhanh
c. Thời gian tác dụng kéo dài
d. Tác dụng lên tất cả các tế bào sinh ra nhiệt
44
Câu 359. Vị trí mỡ nâu thường thấy: 
a. Cơ vùng cổ
b. * Ngực
c. Xương gai vai
d. Mỡ bụng
Câu 360. Nguồn sinh nhiệt trong cơ thể người có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng trương lực cơ xảy ra sau tăng chuyển hoá tế bào.
b. Run cơ là phản xạ sau cùng trong chuỗi phản xạ chống lạnh.
c. Tác dụng của T3-T4 chậm nhưng kéo dài hơn catecholamin.
d. * Lượng nhiệt hóa học là nguồn sinh nhiệt quan trọng ở người lớn.
Câu 361. Hormon đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh nhiệt,
NGOẠI TRỪ: 
a. Adrenaline
b. Noradrenaline
c. T3-T4
d. * Insulin
Câu 362. Run cơ tối đa giúp cơ thể sinh nhiệt cao hơn bình thường: 
a. 2-3 lần
b. 3-4 lần
c. * 4-5 lần
d. 5-6 lần
Câu 363. Phản ứng của cơ thể khi lạnh diễn ra theo quá trình nào: 
a. Tăng chuyển hóa > Run cơ> Tăng trương lực cơ
b. * Tăng chuyển hóa > Tăng trương lực cơ> Run cơ
c. Run cơ> Tăng trương lực cơ> Tăng chuyển hóa
d. Tăng trương lực cơ> Run cơ>Tăng chuyển hóa
Câu 364. Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi là: 
a. * Hành vi học từ cuộc sống
b. Cải tạo khí hậu trái đất
c. Rèn luyện cơ bắp
d. Hạn chế sử dụng thức ăn có tạp chất
Câu 365. Mùa đông nên sử dụng chế độ ăn có tác dụng động lực đặc hiệu của
thức ăn: 
a. * Cao
b. Thấp
c. Hỗn hợp
d. Tùy sở thích
Câu 366. Tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá năng lượng của tế bào để sinh ra
nhiệt mà không dự trữ dưới dạng ATP là của, NGOẠI TRỪ: 
a. Thần kinh giao cảm
b. Adrenaline
c. Noradrenaline
d. * Acetylcholin
Câu 367. Trung tâm phản xạ của run cơ nằm ở: 
a. * Hạ đồi
b. Vỏ não
c. Tuyến yên
45
d. Tủy sống
Câu 368. Đặc điểm của nhiệt hóa học, NGOẠI TRỪ: 
a. Sinh ra nhiệt khi cơ thể lạnh
b. * Nếu dư được dự trữ dưới dạng ATP
c. Quan trọng đối với trẻ sơ sinh
d. Làm tăng tốc độ chuyển hóa năng lượng của tế bào
Câu 369. Đặc điểm của thân nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. * Có 3 loại
b. Thân nhiệt trung tâm thường được giữ ổn định quanh trị số 370C
c. Thân nhiệt trung tâm là mục đích của hoạt động điều nhiệt
d. Thân nhiệt ngoại vi có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động điều nhiệt
Câu 370. Đặc điểm của thân nhiệt trung tâm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Không chịu ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra trong
cơ thể
b. Là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như gan, não, các tạng
c. Là mục đích của hoạt động điều nhiệt
d. Xác định ở trực tràng là hằng định nhất
Câu 371. Đặc điểm của thân nhiệt ngoại vi, NGOẠI TRỪ: 
a. * Là nhiệt độ da, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
b. Thường thấp hơn thân nhiệt trung tâm
c. Để đánh giá hiệu quả hoạt động điều nhiệt
d. Thay đổi tuỳ theo vị trí đo trên da
Câu 372. Đặc điểm của quá trình thải nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. * Qua ba cơ chế thải nhiệt chính
b. Truyền nhiệt là phương thức trong đó nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang
vật lạnh
c. Truyền nhiệt bức xạ là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau
d. Có 3 hình thức truyền nhiệt: bức xạ, trực tiếp và đối lưu
Câu 373. Đặc điểm của quá trình sinh nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. * Có 3 nguồn gốc sinh nhiệt của cơ thể
b. Các hoạt động chuyển hóa sinh nhiệt gồm: chuyển hoá cơ sở, vận cơ, tiêu hóa
c. Tiêu hóa: sinh nhiệt do tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn
d. Trong co cơ 75% năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt
Câu 374. Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt: 
a. * Truyền nhiệt là phương thức trong đó nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang
vật lạnh
b. Có 2 hình thức truyền nhiệt: bức xạ, trực tiếp
c. Truyền nhiệt bức xạ: nhiệt được truyền dưới dạng tia tử ngoại
d. Truyền nhiệt trực tiếp: khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc
mà không phụ thuộc mức chênh lệch nhiệt độ 2 vật
Câu 375. Điều hòa thân nhiệt: 
a. * Nhằm giữ cho thân nhiệt hằng định trong khi nhiệt độ của môi trường sống
luôn thay đổi
b. Trung tâm điều nhiệt ở vỏ não
c. Nội môi có thể thay đổi để giúp điều hòa thân nhiệt
d. Tốc độ các phản ứng trong cơ thể thay đổi để giúp điều hòa thân nhiệt
Câu 376. Cơ chế chống nóng: 
46
a. * Giảm quá trình sinh nhiệt và tăng quá trình thải nhiệt
b. Tăng các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể
c. Tăng sinh nhiệt không quan trọng bằng giảm thải nhiệt
d. Còn gọi là điều nhiệt hóa học
Câu 377. Tăng quá trình thải nhiệt: 
a. * Cơ chế chống nóng chủ yếu
b. Giảm truyền nhiệt
c. Giảm bài tiết mồ hôi
d. Co mạch dưới da
Câu 378. Cơ chế chống lạnh của cơ thể: 
a. * Giảm quá trình thải nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt
b. Tăng lượng máu đến da
c. Tăng truyền nhiệt
d. Tăng tiết mồ hôi
Câu 379. Tính chất của thân nhiệt trung tâm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhiệt độ ở gan, lách, não, thận,...
b. Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
c. *Dùng để đánh giá hiệu quả quá trình điều nhiệt
d. Ít dao động theo nhiệt độ môi trường
Câu 380. Tính chất của thân nhiệt ngoại vi: 
a. Nhiệt độ ở gan, lách, não, thận,...
b. Ảnh hưởng trực tiếp đến các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
c. *Dùng để đánh giá hiệu quả quá trình điều nhiệt
d. Ít dao động theo nhiệt độ môi trường
Câu 381. Đặc điểm của thân nhiệt ngoại vi, NGOẠI TRỪ: 
a. Là nhiệt độ da
b. *Vừa là mục tiêu và đánh giá hiệu quả điều nhiệt
c. Ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường
d. Thường thấp hơn thân nhiệt trung tâm
Câu 382. Nhiệt độ cơ thể được chia làm: 
a. 1 loại
b. *2 loại
c. 3 loại
d. 4 loại
Câu 383. Phát biểu đúng về yếu tốảnh hưởng thân nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. *Thân nhiệt tỷ lệ thuận với tuổi
b. Ban ngày có nhiệt độ cao hơn đêm
c. Bệnh lý nhiễm khuẩn có xu hướng làm tăng thân nhiệt
d. Thân nhiệt tăng ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
Câu 384. Phát biểu đúng về yếu tố ảnh hưởng thân nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. *Nam có thân nhiệt cao hơn nữ
b. Ban ngày có nhiệt độ cao hơn đêm
c. Bệnh lý nhiễm khuẩn có xu hướng làm tăng thân nhiệt
d. Thân nhiệt tăng ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt
Câu 385. Yếu tố nào sau đây làm hạ thân nhiệt: 
a. Thai nghén
b. Vận cơ
47
c. *Bệnh tả
d. Môi trường nóng
Câu 386. Yếu tố nào sau đây làm tăng thân nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Thai nghén
b. Vận cơ
c. *Bệnh tả
d. Môi trường nóng
Câu 387. Chọn nơi lấy thân nhiệt bằng nhiệt kế thủy ngân ở bé gái 11 tháng
tuổi bị tiêu chảy: 
a. *Trán
b. Nách
c. Trực tràng
d. Cả nách, trán, trực tràng đều được
Câu 388. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ghi nhận được ở vị trí, NGOẠI
TRỪ: 
a. Não
b. Thận
c. Gan
d. *Da trán
Câu 389. Thân nhiệt ở miệng thấp hơn ở nách khoảng bao nhiêu độ C
a. *0,3-0,5
b. 0,2-0,5
c. 0,5-1
d. Không khác biệt
Câu 390. Chuyển hóa cơ sở có thể tăng sinh đến mức: 
a. *150%
b. 120%
c. 180%
d. 200%
Câu 391. Hình thức sinh nhiệt tự nhiên, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa cơ sở
b. Cóng
c. Run
d. *Tiêu hóa
Câu 392. Hình thức sinh nhiệt bằng hành vi: 
a. Chuyển hóa cơ sở
b. Cóng
c. Run
d. *Tiêu hóa
Câu 393. Hình thức sinh nhiệt bằng hành vi, NGOẠI TRỪ: 
a. *Run
b. Uống nước ấm
c. Chạy bộ
d. Đốt lửa
Câu 394. Nguồn sinh nhiệt từ môi trường, NGOẠI TRỪ: 
a. Mặt trời
b. Bóng đèn điện
48
c. Không khí nóng
d. *Thức ăn
Câu 395. Đặc điểm của nguồn sinh nhiệt từ chuyển hóa: 
a. *Thường xuyên và liên tục
b. Thường xuyên và có chu kỳ
c. Không liên tục
d. Tùy thời điểm
Câu 396. Các hoạt động chuyển hóa sinh nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa cơ sở
b. Vận cơ
c. Tiêu hóa
d. *Học tập
Câu 397. Lượng nước bốc hơi qua đường hô hấp phụ thuộc: 
a. *Tần số thở
b. Nhiệt độ môi trường
c. Gió
d. Lượng nước ở đường hô hấp
Câu 398. Lượng nước thấm qua da làm cơ thể mất đi số nhiệt lượng: 
a. *12-16 kcal/giờ
b. 580 kcal
c. 8-12 kcal/giờ
d. 16-20 kcal/giờ
Câu 399. Đặc điểm truyền nhiệt bức xạ: 
a. Các vật có thể tiếp xúc hoặc không
b. *Tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vật
c. Phụ thuộc nhiệt độ khoảng không ở giữa
d. Truyền nhiệt dưới dạng tia tử ngoại
Câu 400. Đặc điểm truyền nhiệt bức xạ, NGOẠI TRỪ: 
a. Các vật không tiếp xúc nhau
b. Tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa 2 vật
c. *Phụ thuộc nhiệt độ khoảng không ở giữa
d. Truyền nhiệt dưới dạng tia bức xạ
Câu 401. Hình thức truyền nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Bức xạ
b. Trực tiếp
c. *Gián tiếp
d. Đối lưu
Câu 402. Nguyên lý thải nhiệt bằng truyền nhiệt: 
a. *Nóng sang lạnh
b. Cao sang thấp
c. Lỏng sang khí
d. Lạnh sang nóng
Câu 403. Chọn màu sắc hấp thu nhiệt nhiều nhất: 
a. *Đen
b. Đỏ
c. Cam
d. Trắng
49
Câu 404. Chọn màu sắc hấp thu nhiệt ít nhất: 
a. Đen
b. Đỏ
c. Cam
d. *Trắng
Câu 405. Chọn màu sắc phản chiếu nhiệt ít nhất: 
a. *Đen
b. Đỏ
c. Cam
d. Trắng
Câu 406. Chọn màu sắc phản chiếu nhiệt nhiều nhất: 
a. Đen
b. Đỏ
c. Cam
d. *Trắng
Câu 407. Truyền nhiệt trực tiếp phụ thuộc vào yếu tố nào, NGOẠI TRỪ: 
a. Diện tích tiếp xúc
b. Chênh lệch nhiệt độ
c. Thời gian tiếp xúc
d. *Màu sắc vật lạnh
Câu 408. Truyền nhiệt đối lưu phụ thuộc vào yếu tố, NGOẠI TRỪ: 
a. *Diện tích tiếp xúc
b. Chênh lệch nhiệt độ
c. Thời gian tiếp xúc
d. Tốc độ chuyển động của vật lạnh
Câu 409. Phát biểu nào về bốc hơi qua đường hô hấp là sai: 
a. *Thường được sử dụng trong cơ chế chống nóngở người
b. Tăng lên trong môi trường nóng
c. Từ các tuyến niêm mạc đường hô hấp
d. Giúp làm ẩm không khí vào phổi
Câu 410. Đặc điểm của thụ thể nhận cảm giác nhiệt: 
a. *Có 2 loại
b. Phân bố đều trên da tay
c. Không thay đổi theo thời gian
d. Tất cả đều sai
Câu 411. Đường dẫn truyền cảm giác nhiệt hướng tâm: 
a. *Các dây thần kinh tủyđi về sừng sau tủy sống
b. Xung động thân nhiệt trung tâm đi từ trước ra sau phức hợp bụng-nền đối bên
c. Xung động thân nhiệt ngoại vi đi từ tủy sống lên phức hợp bụng-nền cùng bên
d. Thân nhiệt ngoại vi dẫn truyền qua ba nơron
Câu 412. Trung tâm dưới vỏ của cảm giác nhiệt ở: 
a. *Phức hợp bụng-nền ở đồi thị
b. Thùy đỉnh
c. Điểm chuẩn
d. Tất cả đều là trung tâm
Câu 413. Trung tâm ở vỏ não của cảm giác nhiệt: 
a. Phức hợp bụng-nền ở đồi thị
50
b. *Thùy đỉnh
c. Điểm chuẩn
d. Tất cả đều là trung tâm
Câu 414. Đặcđiểm cơ chế chống nóng, NGOẠI TRỪ: 
a. Giảm vận cơ
b. Gây cảm giác mệt
c. *Sử dụng nhiều năng lượng
d. Giãn mạch máu dưới da
Câu 415. Đặc điểm cơ chế chống nóng, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng nhiệt độ da
b. Giảm tiêu hóa
c. Gây mất muối và nước
d. *Điều nhiệt hóa học
Câu 416. Đặc điểm cơ chế chống lạnh: 
a. Giảm tiêu hóa
b. Tăng nhiệt độ da
c. *Mất nhiều năng lượng
d. Điều nhiệt vật lý
Câu 417. Tế bào tăng chuyển hóa do: 
a. Thần kinh phó giao cảm
b. Mỡ nâu ở cánh tay
c. Hormon tuyến cận giáp
d. *Adrenaline của tủy thượng thận
Câu 418. Tế bào tăng chuyển hóa do, NGOẠI TRỪ: 
a. Thần kinh giao cảm
b. *Catecholamin của vỏ thượng thận
c. Hormon tuyến giáp
d. Mỡ nâu ở trẻ em
Câu 419. Run cơ tối đa có thể giúp cơ thể tăng sinh nhiệt gấp: 
a. *4-5 lần
b. 2-3 lần
c. 1-2 lần
d. 5-6 lần
Câu 420. Phát biểu sai về phản xạ run cơ khi lạnh: 
a. Trung tâm phản xạở vùng hạ đồi
b. * Xảy ra trước khi có phản xạ dựng lông
c. Giúp cơ thể sinh nhiệt gấp 4-5 lần
d. Nhận cảm từ tín hiệu lạnhở da
Câu 421. Thứ tự xuất hiện các phản ứng tăng sinh nhiệt trong cơ chế chống
lạnh: 
a. * Tăng chuyển hóa tế bào => Cóng => Run
b. Tăng chuyển hóa tế bào => Run => Cóng
c. Cóng => Tăng chuyển hóa tế bào => Run
d. Cóng => Run => Tăng chuyển hóa tế bào
Câu 422. Vị trí xuất hiện mỡ nâu ở trẻ em, NGOẠI TRỪ: 
a. Xương bả vai
b. Ngấn cổ
51
c. Dọc động mạch chủ bụng
d. *Bắp tay
Câu 423. Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi, NGOẠI TRỪ: 
a. Mở quạt điều hoà
b. Tắm nước lạnh vào sáng sớm
c. Ăn nhiều protid vào mùa nóng
d. *Sởn da gà khi lạnh
Câu 424. Tác dụng của đường thần kinh lên cơ chế điều hòa thân nhiệt làm
thay đổi các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa tế bào
b. Thông khí phổi
c. Trương lực cơ
d. *Nhiệt độ chuẩn
Câu 425. Trung tâm của phản xạ run cơ nằm ở: 
a. *Vùng hạ đồi
b. Tuỷ sống thắt lưng
c. Hành não
d. Cuống não
Câu 426. Chọn chế độ ăn mùa đông theo SDA: 
a. *Thức ăn nhiều năng lượng như lipid
b. Thức ăn có SDA cao như protid
c. Uống nhiều nước
d. Chế độ ăn hỗn hợp
Câu 427. Phát biểu sai về Trung tâm điều nhiệt dưới vỏ: 
a. Tiếp nhận thông tin từcảngoại vi và trung tâm
b. *Là trung tâm hoạt động có ý thức cho biết cảm giác nhiệt
c. Xử lý thông tin theo nguyên tắc điểm chuẩn
d. Khởi phát đáp ứng điều nhiệt bằng hành vi
Câu 428. Đặc điểm của thụ thể nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Phân bố không đồng đều giữa bên trong và bên ngoài cơ thể
b. Bên ngoài số lượng thụ thể lạnh nhiều hơn thụ thể nóng
c. *Thụ thể lạnh có tính thích nghi, thụ thể nóng thì không
d. Rối loạn thân nhiệt xảy ra khi thay đổi dòng máu đến đồi thị

52
SINH LÝ TẾ BÀO
(câu 429 – câu 693)

Câu 429. Tế bào là đơn vị: 


a. Cấu tạo.
b. Chức năng.
c. Sinh bệnh học.
d. * Cấu tạo, chức năng và sinh bệnh học
Câu 430. Cấu tạo và vai trò của tế bào trong cơ thể sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Mọi hoạt động và rối loạn hoạt động chức năng của cơ thể đều có cơ sở ở tế bào.
b. * Con người là động vật đa bào mà tất cả các tế bào đều hoạt động giống nhau.
c. Các tế bào được biệt hóa thành từng hệ nhưng vẫn có những đặc điểm chung.
d. Tế bào được cấu tạo bởi 5 thành phần cơ bản gọi là nguyên sinh chất.
Câu 431. Số lượng tế bào trong cơ thể người khoảng: 
a. * 100 tỉ.
b. 40 tỉ.
c. 14 tỉ.
d. 6 tỉ.
Câu 432. Số lượng tế bào não khoảng: 
a. 100 tỉ.
b. 40 tỉ.
c. * 14 tỉ.
d. 6 tỉ.
Câu 433. Nguyên sinh chất của phần lớn các tế bào có tỷ lệ theo thứ tự: 
a. Nước > lipid > protein > carbohydrat.
b. * Nước > protein > lipid > carbohydrat.
c. Nước > carbohydrat > protein > lipid.
d. Protein > lipid > carbohydrat > nước.
Câu 434. NGOẠI TRỪ tế bào mỡ, thành phần chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong
các tế bào là: 
a. * Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. Carbohydrat.
Câu 435. NGOẠI TRỪ tế bào cơ và gan, thành phần chiếm tỷ lệ ít nhất trong
các tế bào là: 
a. * Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. Carbohydrat.
Câu 436. NGOẠI TRỪ tế bào mỡ, khoảng 70-85% khối lượng tế bào là: 
a. * Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. Carbohydrat.
Câu 437. Ở phần lớn tế bào, nước chiếm khối lượng khoảng: 
a. 90-95%.
53
b. * 70-85%.
c. 30-60%.
d. 10-20%.
Câu 438. Khoảng 10-20% khối lượng tế bào là: 
a. Nước.
b. * Protein.
c. Lipid.
d. Carbohydrat.
Câu 439. Ở phần lớn tế bào, protein chiếm khối lượng khoảng: 
a. 90-95%.
b. 70-85%.
c. 30-60%.
d. * 10-20%.
Câu 440. NGOẠI TRỪ tế bào mỡ, khoảng 2% khối lượng tế bào là: 
a. Nước.
b. Protein.
c. * Lipid.
d. Carbohydrat.
Câu 441. Ở phần lớn tế bào, lipid chiếm khối lượng khoảng: 
a. 6%.
b. 3%.
c. * 2%.
d. 1%.
Câu 442. Tế bào mỡ chứa chủ yếu là: 
a. Phospholipd.
b. Cholesterol.
c. * Triglycerid.
d. Acid béo.
Câu 443. Lượng triglycerid trong tế bào mỡ chiếm khoảng: 
a. * 95%.
b. 85%.
c. 75%.
d. 65%.
Câu 444. Khoảng 95% khối lượng tế bào mỡ là: 
a. Phospholipd.
b. Cholesterol.
c. * Triglycerid.
d. Acid béo.
Câu 445. So với phần lớn các tế bào khác, tế bào mỡ có thành phần sau nhiều
hơn: 
a. Phospholipd.
b. Cholesterol.
c. * Triglycerid.
d. Acid béo.
Câu 446. Ở phần lớn tế bào, carbohydrat chiếm khối lượng khoảng: 
a. 6%.
b. 3%.
54
c. 2%.
d. * 1%.
Câu 447. Ở tế bào cơ, carbohydrat chiếm khối lượng khoảng: 
a. 6%.
b. * 3%.
c. 2%.
d. 1%.
Câu 448. Ở tế bào gan, carbohydrat chiếm khối lượng khoảng: 
a. * 6%.
b. 3%.
c. 2%.
d. 1%.
Câu 449. Khoảng 1% khối lượng tế bào nói chung là: 
a. Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. * Carbohydrat.
Câu 450. Khoảng 3% khối lượng tế bào cơ là: 1
a. Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. * Carbohydrat.
Câu 451. Khoảng 6% khối lượng tế bào gan là: 
a. Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. * Carbohydrat.
Câu 452. So với tế bào cơ, lượng carbohydrat trong tế bào gan thường: 
a. * Lớn hơn.
b. Tương đương.
c. Nhỏ hơn.
d. Không xác định.
Câu 453. So với phần lớn các tế bào khác, tế bào gan có thành phần sau nhiều
hơn: 
a. Nước.
b. Protein.
c. Lipid.
d. * Carbohydrat.
Câu 454. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây: 
(1) Các chất điện giải cung cấp phần vô cơ cho các phản ứng nội bào.
(2) Kho dự trữ năng lượng của cơ thể là triglycerid trong tế bào mỡ.
(3) Màng tế bào bao gồm màng bào tương và màng các bào quan.
a. * 3.
b. 2.
c. 1.
d. 0.
Câu 455. Màng tế bào đóng vai trò chủ yếu của tế bào vì: 
55
a. * Chiếm khoảng 80% khối lượng tế bào
b. Ngăn cách nhiều bào quan quan trọng bên trong tế bào
c. Có thể làm thay đổi cấu trúc tế bào
d. Có thể tiếp xúc với các tế bào lân cận
Câu 456. Màng tế bào có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Chiếm khoảng 80% khối lượng tế bào
b. Dày khoảng 1.5-5 nm
c. Có thể là màng bào tương
d. Có thể là màng ty thể
Câu 457. Thành phần lipid trên màng tế bào có đặc điểm, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Chiếm khoảng 52% thành phần màng tế bào
b. Có khả năng hòa màng
c. Chủ yếu là các phospholipid
d. Giúp màng tế bào mềm mại
Câu 458. Thành phần lipid chủ yếu trên màng tế bào là: 
a. Cholesterol
b. Triglycerid
c. * Phospholipid
d. Glycerol
Câu 459. Tính năng quan trọng của màng sinh học tế bào phụ thuộc:

a. Độ dày của màng tế bào
b. Tính chất ưa nước của gốc phosphat
c. Không phụ thuộc vào tính chất phân cực của các lớp lipid
d. * Tính chất kỵ nước của gốc acid béo
Câu 460. Lớp phospholipid trên màng tế bào có đặc điểm: 
a. Có thể tạo thành lớp lipid kép dày
b. Gồm 01 đầu ưa nước là gốc acid béo
c. * Có ý nghĩa quan trọng tạo nên chức năng màng sinh học tế bào
d. Một lớp phospholipid tạo nên một tấm lá
Câu 461. Lớp phospholipid trên màng tế bào có chức năng, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Không phải đơn vị cấu trúc cơ bản của màng sinh học
b. Vận chuyển các chất qua màng tế bào
c. Có khả năng hòa màng
d. Có thể để các thành phần khác khảm vào bên trong cấu trúc
Câu 462. Thành phần quyết định tính lỏng của màng tế bào là: 
a. Lớp phospholipid kép
b. Các protein
c. * Cholesterol
d. Glycerol
Câu 463. Cholesterol trên màng tế bào có tính chất, NGOẠI TRỪ: 
a. Phần nhiều ở dạng este hóa
b. Liên kết lỏng lẻo với màng
c. Đầu ưa nước là gốc hydroxyl hướng ra ngoài
d. * Đầu kỵ nước là nhân non steroid
56
Câu 464. Thành phần protein trên màng tế bào chiếm khoảng: 
a. 65%
b. * 55%
c. 45%
d. 35%
Câu 465. Các phân tử protein được khảm vào trong lớp phospholipid kép giúp:

a. Tế bào có chả năng hòa màng tế bào
b. * Tạo thành những khối cầu
c. Phân loại protein trên màng tế bào
d. Nhận diện các Thụ thể
Câu 466. Protein trên màng tế bào được chia làm 2 loại là do: 
a. Đặc điểm chức năng protein
b. * Đặc điểm liên kết trong cấu trúc màng
c. Có khả năng hòa màng
d. Chiếm khoảng tỷ trọng lớn nhất trên màng tế bào
Câu 467. Protein xuyên màng có đặc điểm: 
a. * Cấu hình nằm xuyên qua màng
b. Có thể bám vào một bên
c. Có tính chất enzyme
d. Bản chất là các Thụ thể
Câu 468. Protein xuyên màng có 03 loại là: 
a. Protein kênh; protein mang tính chất emzym và protein kháng nguyên
b. Protein kênh; protein kháng nguyên và protein nhận diện
c. * Protein vận chuyển; protein kháng nguyên và protein nhận diện
d. Protein kênh; protein kháng nguyên và protein nhận diện
Câu 469. Dạng protein không phải là Protein vận chuyển: 
a. * Protein kháng nguyên
b. Protein kênh
c. Protein mang có tính chất emzym
d. Protein mang không có tính chất emzym
Câu 470. Đặc điểm của protein ngoại vi là, NGOẠI TRỪ: 
a. * Cấu hình nằm xuyên qua màng
b. Bám vào một bên màng
c. Là các protein enzym
d. Có thể là cấu trúc sợi và ống siêu vi nằm dưới màng
Câu 471. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất: 
a. Tế bào gan
b. Tế bào thận
c. * Tế bào noãn
d. Tế bào cơ tim
Câu 472. Thành phần chiếm nhiều nhất trong tế bào là: 
a. * Nước
b. Điện giải
c. Protein
d. Carbohydrate
Câu 473. Carbohydrate có nhiều nhất ở: 
57
a. Tế bào não
b. * Tế bào gan
c. Tế bào cơ
d. Tế bào thận
Câu 474. Tế bào nào sau đây có khả năng thực bào mạnh nhất: 
a. Eosinophil
b. Monocyte
c. Đa nhân trung tính
d. * Đại thực bào
Câu 475. Hiện tượng ẩm bào có những đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nuốt phần lớn các phân tử protein
b. * Nuốt vi khuẩn
c. Khởi đầu quá trình tiêu hóa
d. Tạo cử động dạng amib
Câu 476. Thành phần chiếm ít nhất trên màng tế bào: 
a. Protein
b. Lipid
c. * Carbohydrate
d. Cholesterol
Câu 477. Vai trò nào sau đây là của protein trên màng tế bào, NGOẠI
TRỪ: 
a. Enzyme
b. Khuếch tán chọn lọc
c. * Tạo lớp áo
d. Câu a và b
Câu 478. Vai trò của thành phần carbohydrate trên màng tế bào có
tác dụng: 
a. Giúp vận chuyển vật chất chọn lọc
b. * Tạo lớp áo mang điện tích âm
c. Tham gia như những enzyme
d. Tham gia phản ứng dịch thể
Câu 479. Chức năng nào sau đây của màng tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Trao đổi thông tin giữa các tế bào
b. Phân cách với môi trường xung quanh
c. * Hầu hết trao đổi thông tin qua hormone
d. Tham gia bài tiết
Câu 480. Đặc điểm chức năng nào sau đây là của ty thể: 
a. * Sản sinh ATP
b. Sinh tổng hợp protein
c. Tiêu hóa
d. Khử độc
Câu 481. Đặc điểm giống nhau giữa ty thể và bộ Golgi: 
a. Sinh tổng hợp
b. * Dự trữ
c. Vận chuyển vật chất
d. Khử độc
Câu 482. Thành phần chiếm ít nhất trên màng tế bào: 
58
a. Protein
b. Lipid
c. * Carbohydrate
d. Cholesterol
Câu 483. Vai trò của protein trên màng tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Enzyme
b. Khuếch tán chọn lọc
c. * Tạo lớp áo
d. Câu b và c
Câu 484. Vai trò của thành phần carbohydrate trên màng tế bào có
tác dụng: 
a. Giúp vận chuyển vật chất chọn lọc
b. * Tạo lớp áo mang điện tích âm
c. Tham gia như những enzyme
d. Tham gia phản ứng dịch thể
Câu 485. Chức năng nào sau đây của màng tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Trao đổi thông tin giữa các tế bào
b. Phân cách với môi trường xung quanh
c. * Hầu hết trao đổi thông tin qua hormone
d. Tham gia bài tiết
Câu 486. Đặc điểm giống nhau giữa ty thể và bộ Golgi: 
a. Sinh tổng hợp
b. * Dự trữ
c. Vận chuyển vật chất
d. Khử độc
Câu 487. Áp suất keo của huyết tương có giá trị: 
a. 24 mmHg
b. * 26 mmHg
c. 28 mmHg
d. 30 mmHg
Câu 488. Dịch nội bào: 
a. Chiếm 56% trọng lượng cơ thể, chứa một lượng lớn K+, Mg++
b. Chiếm 1/3 lượng dịch cơ thể, chứa một lượng lớn Na+, Cl-
c. * Chiếm 2/3 lượng dịch cơ thể, chứa một lượng lớn K+, Mg++
d. Chiếm 2/3 lượng dịch cơ thể, chứa một lượng lớn Na+, Cl-
Câu 489. Đặc điểm chức năng nào sau đây là của ty thể: 
a. * Sản sinh ATP
b. Sinh tổng hợp protein
c. Tiêu hóa
d. Khử độc
Câu 490. Số lượng tế bào trung bình bình thường trong cơ thể người
là: 
a. 50.000 tỉ
b. * 100.000 tỉ
c. 150.000 tỉ
d. 200.000 tỉ
Câu 491. Tế bào nào sau đây có kích thước lớn nhất: 
59
a. Tế bào gan
b. Tế bào thận
c. * Tế bào noãn
d. Tế bào cơ tim
Câu 492. Thành phần chiếm nhiều nhất trong tế bào là: 
a. * Nước
b. Điện giải
c. Protein
d. Carbohydrate
Câu 493. Tế bào nào sau đây có khả năng thực bào mạnh nhất: 
a. Eosinophil
b. Monocyte
c. Đa nhân trung tính
d. * Đại thực bào
Câu 494. Hiện tượng ẩm bào có những đặc điểm nào sau đây, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nuốt phần lớn các phân tử protein
b. * Nuốt vi khuẩn
c. Khởi đầu quá trình tiêu hóa
d. Tạo cử động dạng amib
Câu 495. Áp suất keo của huyết tương có giá trị: 
a. 24 mmHg
b. 26 mmHg
c. * 28 mmHg
d. 30 mmHg
Câu 496. Thành phần lipid trên màng sinh học tế bào KHÔNG có đặc
điểm nào sau đây: 
a. Thành phần Phospholipid chiếm 25%
b. * Thực chất là một lớp lipid
c. Thành phần Cholesterol chiếm 13%
d. Các lớp lipid có thể uốn khúc trượt qua lại dễ dàng
Câu 497. Thành phần nào không thuộc cấu trúc tế bào thần kinh: 
a. Thân tế bào
b. Đuôi gai
c. Sợi trục
d. * Khe synap
Câu 498. Điện thế màng tế bào được hình thành do sự khác biệt về: 
a. * Nồng độ
b. Áp suất
c. Nhiệt độ
d. Gia tốc
Câu 499. Tế bào là một tổ chức sống như thế nào với môi trường xung
quanh: 
a. * Độc lập tương đối
b. Độc lập tuyệt đối
c. Phụ thuộc
d. Không có sự phân cách
60
Câu 500. Kiểu kết dính tế bào-tế bào và tế bào-bề mặt được thực hiện
theo các cơ chế nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Tác dụng tương hỗ giữa các nhóm chức hóa học
b. * Tác dụng của các men trên hai tế bào
c. Cầu nối trung gian giữa các ion hóa trị 2+
d. Lực tĩnh điện giữa hai tế bào
Câu 501. Tương tác kiểu nào sau đây là cơ sở để tế bào thực hiện các
chức năng miễn dịch: 
a. * Kháng nguyên-kháng thể
b. Men-cơ chất
c. Tín hiệu hóa học-thụ thể
d. Men-cơ chất và Tín hiệu hóa học-thụ thể
Câu 502. Tế bào nào không tham gia trao đổi thông tin giữa các tế bào
sát nhau: 
a. Tế bào biểu mô
b. * Tế bào máu
c. Tế bào thần kinh
d. Tế bào cơ tim
Câu 503. Glycerol phospholipids chiếm bao nhiêu phần trăm lipid của
tế bào: 
a.20%
b.95%
c. * 23,75%
d.19%
Câu 504. Chức năng nào sau đây không phải của Proteoglycan: 
a. Kết dính
b. Thụ thể của hoạt chất sinh học
c. Miễn dịch
d. * Đẩy các phân tử tích điện cùng dấu
Câu 505. Lớp khí quyển xung quanh tiểu cầu có chứa rất nhiều yếu tố
đông máu đó là dạng: 
a. Kết dính tế bào - tế bào
b. Kết dính tế bào - bề mặt
c. * Kết dính tế bào -các chất
d. Kết dính tế bào -cơ chất
Câu 506. Conexon cho các phân tử có khối lượng bao nhiêu đi trực
tiếp từ tế bào này sang tế bào khác: 
a.100
b. * 1000
c.10000
d.100000
Câu 507. Chức năng của Cholesterol ở màng tế bào: 
a. * Quyết định tính lỏng của màng
b. Quyết định hình dạng của màng
c. Quyết định tín hiểu thụ thể ở màng
d. Quyết định Gram của màng

61
Câu 508. Thành phần nào sau đây giữ chức năng hình thành điện thế
âm cho màng tế bào: 
a. * Lớp áo glycocalyx
b. Protein ngoại vi
c. Glycerolphotpholipid
d. Cholesterol
Câu 509. Cơ sở nào của màng tế bào giúp hình thành nên các mô và
cơ quan từ các tế bào riêng lẻ: 
a.Tương tác tế bào
b. * Kết dính tế bào
c. Tham gia trao đổi thông tin
d. Tác nhân gây điện thế màng
Câu 510. Thành phần nào của màng tế bào có chức năng chính là tạo
nên hình dạng tế bào: 
a. * Protein ngoại vi
b. Protein xuyên màng
c. Glycoprotein
d. Lipoprotein
Câu 511. Cholesterol của màng tế bào gồm các thành phần sau,
NGOẠI TRỪ: 
a. Gốc hydroxyl kỵ nước hướng vào trong và đầu kỵ nước khác là nhân steroid
hướng ra ngoài
b. Gốc hydroxyl kỵ nước hướng vào trong và đầu ưa nước khác là nhân steroid
hướng ra ngoài
c. * Gốc hydroxyl ưa nước hướng ra ngoài và đầu kỵ nước khác là nhân steroid
hướng vào trong
d. Gốc hydroxyl ưa nước hướng vào trong và đầu kỵ nước khác là nhân steroid
hướng ra ngoài
Câu 512. Khả năng kết màng tế bào được hình thành bởi các yếu tố
nào, NGOẠI TRỪ: 
a. Tác dụng tương hỗ của các nhóm chức hóa học
b. Cầu nối trung gian của các ion hóa trị 2+
c. Lực tĩnh điện giữa các tế bào
d. * Sự hòa màng tế bào
Câu 513. Protein nào sau đây không xuất hiện trong màng tế bào: 
a. Protein ngoại vi
b. Protein kháng nguyên
c. Protein chất mang
d. * Protein enzym
Câu 514. Cấu trúc nào của màng tế bào được cấu tạo từ 6 phân tử
protein có chức năng vận chuyển xung giữa các tế bào: 
a. * Connexin
b. Connexon
c. Glycocalyx
d. Glycoprotein
Câu 515. Sự kết dính màng tế bào với các chất được thực hiện qua cơ
chế nào: 
62
a. Yếu tố hình thành điện thế
b. * Lớp áo glycocalyx
c. Hệ thống men cơ chất
d. Thành phần lipid
Câu 516. Cấu trúc nào của màng tế bà không chứa thành phần lipid:

a. Cholesterol màng
b. Lớp photpholipid kép
c. Glycolipid
d. * Proteoglycan
Câu 517. Tương tác tế bào không bao gồm: 
a. Tương tác kháng nguyên – kháng thể
b. Tương tác kiểu men – cơ chất
c. Tương tác kiểu tin hiệu hóa học – cơ chất
d. * Tương tác vật lý
Câu 518. Khi nói về thành phần lipid của màng tế bào, đặc điểm nào
sau đây không đúng: 
a. * Lipid chiếm khối lượng lớn nhất màng tế bào.
b. Gồm: phospholipid, cholesterol, các lipid khác.
c. Lipid chiếm số lượng lớn nhất màng tế bao
d. Chiếm 42% thành phần màng tế bào.
Câu 519. Chức năng nào của Cholesterol trong màng tế bào là đúng:

a. * Đơn vị cấu trúc cơ bản của màng sinh học.
b. Quyết định tính lỏng của màng
c. Co rút
d. Tham gia vào các phản ứng miễn dịch
Câu 520. Loại protein nào sau đây nằm ở mặt ngoài của màng tế bào:

a. Protein kênh
b. * Protein kháng nguyên
c. Protein chất mang
d. Protein ngoại vi
Câu 521. Chức năng nào sau đây của thành phần glucid trên màng tế
bào là không đúng: 
a. Đẩy các phân tử tích điện âm
b. Kết dính các sợi cơ
c. Hoạt động như những thụ thể
d. * Vận chuyển các chất
Câu 522. Hiện tượng xuất bào là hiện tượng tế bào bài tiết các chất
sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Hormon
b. Chất truyền đạt thần kinh
c. Chất dinh dưỡng
d. * Chất cặn bã
Câu 523. Màng tế bào chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng
tế bào: 
63
a. * 80%
b. 50%
c. 40%
d. 75%
Câu 524. Màng tế bào có tính thấm cao nhất đối với ion: 
a. Fe2+
b. Ca2+
c. Na+
d. * K+
Câu 525. Thành phần nào chiếm khối lượng nhiều nhất trong màng tế
bào: 
a. Lipid
b. * Protid
c. Glucid
b. Axit nucleic
Câu 526. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc màng tế
bào: 
a. * Lớp phospholipid kép là đơn vị cấu trúc cơ bản của màng tế bào
b. Cholesterol quyết định tính thấm của màng
c. Lớp áo glycocalyx có chức năng đẩy các phân tử tích điện dương
d. Lớp phospholipid kép có đầu kị nước là gốc lipid, có đầu ưa nước là gốc phosphat
Câu 527. Chức năng màng sinh học của tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Protein trung tâm làm nhiệm vụ chuyên chở chất qua màng
b. Lớp lipid tạo khả năng hòa màng
c. Protein ngoại vi đóng vai trò là các enzym
d. * Protein ngoại vi tạo bộ khung cho màng
Câu 528. Màng tế bào dày khoảng : 
a. * 7,5-10 nm
b. 8,5 – 10 nm
c. 6,5 – 10 nm
d. 7,0 – 10 nm
Câu 529. Tỷ lệ lipid và các thành phần trong cấu trúc màng tế bào: 
a. Lipid chiếm khoảng 45% thành phần màng tế bào, trong đó 25% là phospholipid,
12% là cholesterol và còn lại là các lipid khác.
b. Lipid chiếm khoảng 42% thành phần màng tế bào, trong đó 25% là phospholipid,
12% là cholesterol và còn lại là các lipid khác.
c. * Lipid chiếm khoảng 42% thành phần màng tế bào, trong đó 25% là phospholipid,
13% là cholesterol và còn lại là các lipid khác.
d. Lipid chiếm khoảng 45% thành phần màng tế bào, trong đó 25% là phospholipid,
13% là cholesterol và còn lại là các lipid khác.
Câu 530. Đặc điểm thành phần protid của màng tế bào, NGOẠI TRỪ:

a. Protein chiếm khoảng 55% thành phần màng tế bào.
b. * Các phân tử protein khảm vào lớp phospholipid kép tạo thành những cấu trúc
dạng sợi.
c. Dựa vào liên kết trong cấu trúc màng, protein được chia làm 2 loại: protein xuyên
màng và protein ngoại vi.
64
d. Protein xuyên màng có chức năng chủ yếu là protein vận chuyển.
Câu 531. Phát biểu nào sau đây đúng về chức năng màng tế bào: 
a. * Màng tế bào thực hiện một số chức năng chính như: phân cách với môi trường
xung quanh, vận chuyển chọn lọc các chất qua màng tế bào, tác nhân tạo ra điện thế
màng, kết dính tế bào, tương tác tế bào, trao đổi thông tin giữa các tế bào.
b. Tương tác tế bào là sự phản ứng giữa các thành phần của màng tế bào mà chủ yếu
là các glucid.
c. Tế bào là một tổ chức sống độc lập nên nó không có mối liên hệ với môi trường
xung quanh.
d. Tương tác kiểu tín hiệu hóa học - thụ thể thực hiện trao đổi thông tin giữa các tế
bào ở gần nhau.
Câu 532. Câu nào dưới đây nói đúng về chức năng màng tế bào,
NGOẠI TRỪ: 
a. Các tế bào sát nhau trao đổi thông tin nhờ liên kết hở.
b. Các tế bào xa nhau trao đổi thông tin nhờ tín hiệu hóa học.
c. Liên kết hở được cấu tạo gồm 6 phân tử protein.
d. * Connexon chỉ đáp ứng được một số thông tin của tế bào.
Câu 533. Số lượng các chất cơ bản tạo nên màng tế bào là: 
a. 3
b. 4
c. * 5
d. 6
Câu 534. Thành phần nào sau đây chiếm tỷ lệ cao nhất trong cấu trúc
màng tế bào: 
a. * Nước
b. Chất điện giải
c. Protid
d. Lipid
Câu 535. Chức năng nào sau đây không phải của thành phần glucid
trên màng tế bào: 
a. Glucid thường kết hợp với protid và lipid
b. Bao phủ bề mặt ngoài của tế bào thành một lớp áo lỏng lẻo gọi là glycocalyx
c. * Nằm ở mặt trong màng tế bào với vai trò là chất mang khi kết hợp với protein
ngoại vi
d. Tham gia vào phản ứng miễn dịch
Câu 536. Thành phần lipid trên màng tế bào bao gồm có, NGOẠI
TRỪ: 
a. Phospholipid
b. Cholesterol
c. Lipid khác
d. * Cholesterol esterase
Câu 537. Số lượng chức năng chính của màng tế bào là: 
a. * 6
b. 7
c. 5
d. 4

65
Câu 538. Các đặc điểm sau đây là của thành phần lipid trên màng tế
bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Lipid chiếm khoảng 42% thành phần màng tế bào
b. Trong thành phần phospholipid thì glycerol phospholipid chiếm tỷ lệ nhiều nhất
C. Cholesterol quyết định tính lỏng của màng tế bào
D. * Lớp phospholipid không tham gia vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Câu 539. Màng tế bào có đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Có lớp lipid kép đầu kị nước hướng vào nhau
b. Dày 7,5-10nm
c. Thành phần protein chiếm tỷ trọng lớn nhất
d. * Không tạo khả năng hòa màng
Câu 540. Đặc điểm thành phần protid của màng tế bào: 
a. Protid chiếm 42% thành phần màng tế bào
b. Có vai trò tổng hợp ADN
c. * Tạo bộ khung cho màng và thực hiện chức năng co rút
d. Các protein ngoại vi thường bám vào mặt ngoài tế bào
Câu 541. Chức năng màng tế bào: 
a. * Phân cách thành phần bên trong tế bào với môi trường xung quanh
b. Vận chuyển không chọn lọc các chất qua màng tế bào
c. Tham gia trao đổi thông tin tế bào bằng các liên kết hở giữa các tế bào xa nhau
d. Không tạo ra điện thế màng
Câu 542. Trong chức năng tham gia trao đổi thông tin của màng tế
bào: 
a. Trao đổi thông tin giữa các tế bào nằm sát nhau bằng tín hiệu hóa học
b. Trao đổi thông tin giữa các tế bào nằm xa nhau bằng các liên kết hở
c. * Liên kết hở gồm 6 phân tử protein gọi là connecxin ở mỗi bên màng bào tương
tạo thành connecxon
d. Trao đổi giữa các tế bào sát nhau làm xung động đi chậm hơn so với sự dẫn truyền
qua sinap
Câu 543. Cấu trúc tế bào gồm mấy thành phần chính: 
a. 2
b. * 3
c. 4
d. 5
Câu 544. Các protein màng tế bào không có vai trò nào sau đây: 
a. Tạo cấu trúc chống đỡ
b. Là Thụ thể
c. Là kháng nguyên
d. * Tổng hợp DNA
Câu 545. Trong thành phần lipid của màng, thứ tự về tỉ lệ các chất: 
a. * Phospholipid > Cholesterol > Glycolipid
b. Cholesterol > Glycolipid > Phospholipid
c. Glycolipid > Phospholipid > Cholesterol
d. Phospholipid > Glycolipid > Cholesterol
Câu 546. Các chức năng sau đây của glucid màng, NGOẠI TRỪ: 
a. Làm các tế bào dính vào nhau
b. * Có vai trò hoạt hóa các chất
66
c. Đóng vai trò là Thụ thể
d. Tham gia phản ứng miễn dịch
Câu 547. Chức năng màng sinh học của tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Protein trung tâm làm nhiệm vụ chuyên chở chất qua màng
b. Protein ngoại vi đóng bai trò là các enzym
c. * Protein ngoại vi tạo các bộ khung cho màng
d. Lớp lipid tạo khả năng hòa mà
Câu 548. Chức năng của khung xương tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo hình
b. * Tạo năng
c. Tạo cử động
d. Duy trì hình dạng tế bào
Câu 549. Bào quan nào sau đây có chức năng giải độc cho tế bào: 
a. Lysosome
b. * Peroxisom
c. Bộ máy Golgi
d. Ty thể
Câu 550. Chức năng của bộ Golgi, NGOẠI TRỪ: 
a. Sinh tổng hợp carbohydrat
b. Kết hợp protein tạo glycoprotein
c. Tạo tiêu thể
d. * Tạo peroxisom
Câu 551. Chọn phát biểu đúng về lông tế bào (cilia): 
a. * Tạo các chuyển động nhanh, bất ngờ 10-20 lần/giây
b. Tạo các chuyển động chậm, 5-10 lần/giây
c. Đẩy chất dịch trong lòng ống theo nhiều hướng khác nhau
d. Giải độc cho tế bào
Câu 552. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ty thể: 
a. Có ở tất cả các tế bào
b. Hình cầu hoặc sợi dài
c. Có hai màng
d. * Hình que
Câu 553. Các đặc điểm say đây thuộc về bộ Golgi, NGOẠI TRỪ: 
a. Được tạo thành bởi các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau.
b. * Tạo trung thể.
c. Sinh tổng hợp carbohydrat và kết hợp protein tạo glycoprotein.
d. Bổ sung lại màng tế bào.
Câu 554. Chức năng nào sau đây là của peroxisom: 
a. Trình diện kháng nguyên.
b. Sản sinh và tích trữ năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
c. Điều hòa tiến trình phân bào.
d. * Giải độc cho tế bào.
Câu 555. Đặc điểm nhân của tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Có cấu trúc màng đôi.
b. Chứa nhiễm sắc thể và hạch nhân.
c. * Hạch nhân là một màng hạt nghèo chất mRNA.
d. Khi tế bào phân chia có thể thấy rõ nhiễm sắc thể.
67
Câu 556. Chức năng đúng của trung thể là: 
a. Sinh tổng hợp protein và lipid.
b. * Điều hòa tiến trình phân bào.
c. Sản sinh và tích trữ năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP.
d. Tạo tiêu thể.
Câu 557. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với khung xương của tế bào: 
a. Gồm các sợi siêu vi và các ống siêu vi.
b. * Tạo các chuyển động nhanh.
c. Tạo và duy trì hình dạng tế bào và vị trí của các bào quan bên trong.
d. Tạo các cử động của tế bào và các chuyển động trong tế bào.
Câu 558. Chọn phát biểu đúng về chức năng của ty thể: 
a. Tương tác tế bào
b. * Tích trữ năng lượng
c. Tổng hợp protein
d. Tạo tiêu thể
Câu 559. Trình diện kháng nguyên là đặc điểm của bào quan nào: 
a. Golgi body.
b. Mitochondrial.
c. Centriole.
d. * Lysosome.
Câu 560. Đặc điểm của trung thể, NGOẠI TRỪ: 
a. Mỗi trung tử có 9 mặt, mỗi mặt có 3 ống vi thể
b. Điều hòa tiến trình phân bào
c. * Hai trung tử nằm song song với nhau
d. Là trung tâm tổ chức các ống vi thể
Câu 561. Đặc điểm của Cilia là gì: 
a. * Tạo các chuyển động nhanh, 10-20 lần/ giây
b. Tạo các chuyển động nhanh, 5-10 lần/ giây
c. Tạo các chuyển động chậm, 5-10 lần/ giây
d. Tạo các chuyển động chậm, 10-20 lần/ giây
Câu 562. Đặc điểm của thể Golgi: 
a. Tạo tiêu thể
b. * Giải độc tế bào
c. Sinh tổng hợp carbohydrat
d. Bổ sung màng tế bào
Câu 563. Một ty thể có thể tạo ra bao nhiểu ty thể: 
a. Không giới hạn
b. Chỉ một ty thể duy nhất
c. * 2_3 ty thể hoặc nhiều hơn khi tế bào cần ATP
d. Chỉ tạo ra 2 ty thể giống nhau và có ADN giống nhau
Câu 564. Hai trung tử của trung thể nằm: 
a. Song song với nhau
b. * Vuông góc với nhau
c. Đối nhau
d. Xa nhau
Câu 565. Hiện tượng nhập bào của tiêu thể tạo ra: 
a. ADN
68
b. Kháng thể
c. * Không bào
d. ATP
Câu 566. Đặc điểm của peroxisome, NGOẠI TRỪ: 
a. * Là túi màng kép
b. Có nguồn gốc từ mạng lưới nội bào tương
c. Chứa nhiều men có khả năng tạo ra và phân hủy H²O²
d. Có chức năng giải độc cho tế bào
Câu 567. Đặc điểm của lông tế bào. NGOẠI TRỪ: 
a. Có ở các tế bào biểu mô thành ống
b. * Có 8 nhóm ống
c. Tạo chuyển động nhanh cho tế bào
d. Làm các chất dịch trong lòng ống bị đẩy theo 1 hướng nhất định
Câu 568. Tại ty thể tạo ra bao nhiêu phần trăm ATP: 
a. * 95%.
b. 90%.
c. 88%.
d. 5%.
Câu 569. Mỗi trung thể có bao nhiêu mặt: 
a. 7 mặt.
b. 8 mặt.
c. * 9 mặt.
d. 10 mặt.
Câu 570. Chức năng của tiêu thể là gì: 
a. Sinh tổng hợp carbohydrat và kết hợp protein tạo glycoprotein.
b. Tạo các chuyển động nhanh.
c. Giải độc cho tế bào.
d. * Trình diện kháng nguyên.
Câu 571. Chức năng của bộ Golgi, NGOẠI TRỪ: 
a. Là nơi tiếp nhận các sản phẩm từ mạng lưới nội bào tương.
b. Tạo tiêu thể.
c. Sinh tổng hợp carbohydrat và kết hợp protein tạo glycoprotein.
d. * Tạo các cử động của tế bào và các chuyển động trong tế bào.
Câu 572. Chức năng của Peroxisom: 
a. * Tạo và duy trì hình dạng tế bào và vị trí của các bào quan bên trong.
b. Tạo tiêu thể.
c. Trình diện kháng nguyên.
d. Giải độc cho tế bào.
Câu 573. Trạm năng lượng của tế bào là bào quan nào trong các bào
quan sau đây: 
a. * Ty thể
b. Lục lạp
c. Peroxisome
d. Tiêu thể
Câu 574. Nhân có bao nhiêu chức năng: 
a. 2
b. * 3
69
c. 4
d. 5
Câu 575. Chức năng của bộ Golgi, NGOẠI TRỪ: 
a. Sinh tổng hợp carbohydrate và kết hợp protein tạo glycoprotein
b. Tạo tiêu thể
c. Bổ sung lại màng tế bào và mang các bào quan như ty thể
d. * Giải độc cho tế bào
Câu 576. Tích trữ năng lượng cho tế bào dưới dạng ATP qua, NGOẠI
TRỪ: 
a. Chu trình Krebs
b. Chuỗi hô hấp tế bào
c. Quá trình phosphoryl hoá
d. * Quá trình oxy hoá
Câu 577. Bào quan nào sau đây có hai màng: 
a. * Ti thể
b. Peroxisom
c. Lysosome
d. Bộ Golgi
Câu 578. Chức năng của nhân tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Phân bào nguyên nhiễm
b. Phân bào giảm nhiễm
c. Sao mã tạo mARN
d. * Sinh tổng hợp protein
Câu 579. Chức năng của bộ Golgi: 
a. Sinh tổng hợp protein
b. Sinh tổng hợp lipid
c. * Sinh tổng hợp carbohydrat
d. Sản sinh ATP
Câu 580. Cuốn theo các chất lạ từ hốc mũi và đường hô hấp về họng,
là chức năng của: 
a. Vi sợi
b. Vi ống
c. * Lông tế bào
d. Trung thể
Câu 581. Bào quan nào chứa nhiều men có khả năng tạo ra và phân hủy
H2O2: 
a. Trung thể
b. Ty thể
c. Tiêu thể
b. * Peroxisom
Câu 582. Bào quan nào không có màng bao bọc: 
a. Ty thể
b. Tiêu thể
c. Peroxisom
d. * Ribosome
Câu 583. Bào qua nào được hình thành từ lưới nội chất trơn: 
a. Trung thể
70
b. Ty thể
c. Tiêu thể
d. * Peroxisom
Câu 584. Tỷ lệ ATP được tạo thành ở trong bào tương tế bào và ty thể là bao
nhiêu: 
a. * 5% trong bào tương tế bào và 95% trong ty thể
b. 95% trong bào tương tế bào và 5% trong ty thể
c. 10% trong bào tương tế bào và 90% trong ty thể
d. 90% trong bào tương tế bào và 10% trong ty thể
Câu 585. Chức năng của nhân, NGOẠI TRỪ: 
a. Phân bào nguyên nhiễm
b. Phân bào giảm nhiễm
c. Sao mã tạo mRNA để sinh tổng hợp protein cho tế bào
d. * Sinh tổng hợp protein và lipid
Câu 586. Bào quan nào tham gia quá trình tiêu hoá của tế bào
a. Ty thể
b. Trung thể
c. * Tiêu thể
d. Peroxisom
Câu 587. Bào quan nào có chức năng giải độc cho tế bào: 
a. Ty thể
b. Trung thể
c. Tiêu thể
d. * Peroxisom
Câu 588. Khi tế bào phân chia có thể thấy rõ những đôi nhiễm sắc thể, giữa
thời kỳ tế bào phân chia chỉ thấy những đốm sẫm màu gọi là gì: 
a. * Nhiễm sắc chất (chromatin)
b. Chromatid
c. Hạch nhân
d. Tâm động
Câu 589. Cấu trúc nào sau đây, không chứa ribosome: 
a. Nhân tế bào
b. Mạng lưới nội chất
c. Ty thể
d. * Peroxisom
Câu 590. Bào quan nào tham gia tạo thoi vô sắc trong quá trình nhân
đôi AND: 
a. * Trung thể
b. Ty Thể
c. Tiêu thể
d. Lông tế bào
Câu 591. Chức năng của mạng lưới nội chất không bao gồm: 
a. Sinh tổng hợp lipid
b. Sinh tổng protein
c. Dự trữ ion canxi
d. * Kết dính tế bào

71
Câu 592. Quá trình tiêu hóa của tiêu thể không bào gồm hoạt động
nào: 
a. Nhập bào
b. Tạo không bào
c. Tiết men
d. * Tách đôi tế bào
Câu 593. Chức năng của nhân tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Phân bào nguyên nhiễm
b. Phân bào giảm nhiễm
c. Sao mã tạo mARN
d. * Tiêu hóa nội bào
Câu 594. Đặc điểm của trung tử: 
a. * 3 mặt, mỗi mặt 9 ống vi thể
b. 9 mặt, mỗi mặt 3 ống vi thể
c. 9 mặt, mỗi mặt 9 ống vi thể
d. 3 mặt, mỗi mặt 3 ống vi thể
Câu 595. Tế bào giữ được cấu trúc là nhờ vào: 
a. Nhân
b. * Sợi siêu vi và ống siêu vi
c. Màng tế bào
d. Vi sợi
Câu 596. Vai trò của lông tế bào ở đường hô hấp: 
a. Làm ấm không khí
b. Làm ẩm không khí
c. * Cuốn theo các chất lạ
d. Thụ thể
Câu 597. Bào quang có chưa H2O2 có khả năng thủy phân: 
a. Lysosome
b. * Peroxisom
c. Bộ Golgi
d. Cilia
Câu 598. Bào quan nào sau đây chỉ thực hiện chức năng vào quá trình
phân bào: 
a. Tiêu Thể
b. * Trung thể
c. Ty thể
d. Bộ Golgi
Câu 599. Ribosome có nhiều nhất ở: 
a. Nhân
b. Nguyên sinh chất
c. * Lưới nội chất hạt
d. Lưới nội chất trơn
Câu 600. Bào quan nào trong tế bào giữ chức năng tích trữ năng
lượng: 
a. Nhân
b. Trung thể
c. * Ty thể
72
d. Tiêu thể
Câu 601. Bào quan trong tế bào chứa thông tin di truyền là: 
a. * Nhân
b. Ty thể
c. Tiêu thể
d. Lưới nội chất
Câu 602. Chức năng nào sau đây của nhân không đúng: 
a. Phân bào nguyên nhiễm
b. Phân bào giảm nhiễm
c. Sao mã tạo mRNA để sinh tổng hợp protein cho tế bào
d. * Điều hòa tiến trình phân bào
Câu 603. Thành phần cơ bản của tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Nước
b. Ion
c. Lipid
d. *Vitamin
Câu 604. Thành phần carbohydrate ở tế bào: 
a. *01 phần trăm
b. 03 phần trăm
c. 06 phần trăm
d. 02 phần trăm
Câu 605. Thành phần carbohydrate ở tế bào cơ: 
a. 01 phần trăm
b. *03 phần trăm
c. 06 phần trăm
d. 02 phần trăm
Câu 606. Thành phần carbohydrate ở tế bào gan: 
a. 01 phần trăm
b. 03 phần trăm
c. *06 phần trăm
d. 02 phần trăm
Câu 607. Vai trò của các chất điện giải trong tế bào: 
a. *Tham gia phản ứng nội bào
b. Dự trữ năng lượng
c. Tham gia cấu trúc tế bào
d. Bảo vệ tế bào
Câu 608. Màng tế bào chiếm bao nhiêu khối lượng tế bào: 
a. *80 phần trăm
b. 42 phần trăm
c. 55 phần trăm
d. 03 phần trăm
Câu 609. Đơn vị cấu trúc cơ bản của màng sinh học tế bào: 
a. *Phospholipid
b. Cholesterol
c. Lipoprotein
d. Glycoprotein

73
Câu 610. Vai trò của cholesterol trong cấu trúc màng tế bào quy
định: 
a. *Tính lỏng
b. Tính miễn dịch
c. Tính kháng nguyên
d. Tính kết dính
Câu 611. Số protein xuyên màng có gắn kết với thành phần glucid
tạo Glycoprotein là: 
a. *100 phần trăm
b. 10 phần trăm
c. 03 phần trăm
d. 42 phần trăm
Câu 612. Số lipid màng có gắn kết với thành phần glucid tạo
Glycolipid là: 
a. 100 phần trăm
b. *10 phần trăm
c. 03 phần trăm
d. 42 phần trăm
Câu 613. Tế bào kết dính theo kiểu, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tế bào - cơ quan
b. Tế bào - tế bào
c. Tế bào - bề mặt
d. Tế bào - chất
Câu 614. Sự kết dính tế bào - tế bào được thực hiện theo cơ chế,
NGOẠI TRỪ: 
a. *Lực tĩnh điện giữa các tế bào trái dấu
b. Tác dụng tương hỗ giữa các nhóm chức hóa học
c. Sự gắn kết của lớp áo glycocalyx
d. Cầu nối trung gian của ion hóa trị II
Câu 615. Lớp khí quyển tiểu cầu có nhiều yếu tố đông máu là cách
kết dính: 
a. Tế bào – cơ quan
b. Tế bào - tế bào
c. Tế bào - bề mặt
d. *Tế bào - chất
Câu 616. Tế bào nội mô mạch máu gắn kết với đại phân tử Collagen
là kiểu kết dính: 
a. Tế bào – cơ quan
b. Tế bào - tế bào
c. *Tế bào - bề mặt
d. Tế bào - chất
Câu 617. Kháng nguyên nhóm máu trên màng tế bào hồng cầu là
kiểu tương tác tế bào nào: 
a. *Kháng nguyên – kháng thể
b. Men – cơ chất
c. Tín hiệu hóa học - thụ thể
d. Tế bào - tế bào
74
Câu 618. IgE bám trên màng tế bào bạch cầu là kiểu tương tác tế
bào nào: 
a. *Kháng nguyên – kháng thể
b. Men – cơ chất
c. Tín hiệu hóa học - thụ thể
d. Tế bào - tế bào
Câu 619. Men ATPase gắn kết với bơm Na+-K+ là tương tác tế
bàokiểu: 
a. Kháng nguyên – kháng thể
b. *Men – cơ chất
c. Tín hiệu hóa học - thụ thể
d. Tế bào – tế bào
Câu 620. Histamin gắn kết lên thụ thể H2 ở màng đáy của tế bào
thành ở dạ dày là tương tác tế bào kiểu: 
a. Kháng nguyên – kháng thể
b. Men - cơ chất
c. *Tín hiệu hóa học - thụ thể
d. Tế bào - tế bào
Câu 621. Các kiểu tương tác tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Kháng nguyên – kháng thể
b. Men – cơ chất
c. Tín hiệu hóa học - thụ thể
d. *Tế bào - tế bào
Câu 622. Trao đổi thông tin bằng liên kết hở gặp ở tế bào nào,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tế bào biểu mô
b. Tế bào cơ trơn ống tiêu hóa
c. Tế bào cơ tim
d. *Tế bào cơ vân
Câu 623. Bào quan nào được gọi là trạm năng lượng của tế bào: 
a. *Ty thể
b. Trung thể
c. Tiêu thể
d. Ribosom
Câu 624. Bào quan giúp điều hòa quá trình phân chia của tế bào: 
a. Ty thể
b. *Trung thể
c. Tiêu thể
d. Ribosom
Câu 625. Bào quan tham gia quá trình tổng hợp protein: 
a. Ty thể
b. Trung thể
c. Tiêu thể
d. *Ribosom
Câu 626. Bào quan tham gia quá trình tiêu hóa tế bào: 
a. Ty thể
b. Trung thể
75
c. *Tiêu thể
d. Ribosom
Câu 627. Chức năng của Bộ Golgi, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tạo glycolipid
b. Tạo glycoprotein
c. Tạo tiêu thể
d. Tích trữ chất tiết từ mạng lưới nội bào tương
Câu 628. Tiêu thể được hình thành từ: 
a. *Bộ Golgi
b. Mạng lưới nội bào tương
c. Ty thể
d. Peroxisom
Câu 629. Peroxisom có chức năng: 
a. *Giải độc tế bào
b. Trình diện kháng nguyên
c. Tạo tiêu thể
d. Dự trữ canxi
Câu 630. Thành phần cơ bản của màng tế bào là (1) được khảm bởi
các phân tử (2) và bao bọc bên ngoài là (3). (1), (2), (3) lần lượt là: 
a. *Lớp phospholipid kép, protein, lớp áo glycocalyx
b. Lớp phospholipid, protein xuyên màng, lớp áo carbohydrate
c. Lớp phospholipid kép, protein, lớp áo carbohydrate
d. Lớp phospholipid, protein ngoại vi, lớp áo glycocalyx
Câu 631. Đặc điểm của vận chuyển thụ động, NGOẠI TRỪ: 
a. Không cần tiêu thụ năng lượng ATP
b. Theo gradient điện hóa học
c. *Tất cả không cần chất chuyên chở
d. Hướng đến thăng bằng bậc thang
Câu 632. Đặc điểm của khếch tán đơn giản: 
a. *Vận chuyển qua lớp phospholipid kép hoặc kênh protein
b. Bằng cơ chế hòa màng
c. Có thể cần protein chất mang
d. Chất khếch tán gồm nước, khí, vitamin và alcol
Câu 633. Vận chuyển qua các phân tử cấu tạo màng, NGOẠI TRỪ:

a. Khếch tán
b. Thẩm thấu
c. Điện thẩm
d. *Ẩm bào
Câu 634. Chất khếch tán qua lớp lipid kép, NGOẠI TRỪ: 
a. *Vitamin
b. Khí oxy
c. Acid béo
d. Nước
Câu 635. Yếu tố ảnh hưởng lên khếch tán: 
a. *Tỷ lệ thuận với trọng lượng phân tử
b. Tỷ lệ thuận với tính tan
76
c. Tỷ lệ thuận với nhiệt độ
d. Tỷ lệ nghịch với độ dày màng
Câu 636. Áp suất lọc ở đầu tiểu động mạch: 
a. *13mmHg
b. -3mmHg
c. 28mmHg
d. 10mmHg
Câu 637. Các kênh protein chọn lọc chất khếch tán do đặc điểm về,
NGOẠI TRỪ: 
a. Đường kính
b. Hình dạng
c. Điện tích
d. *Trọng lượng phân tử
Câu 638. Nước được vận chuyển qua màng tế bào bằng cách,
NGOẠI TRỪ: 
a. Khếch tán qua lớp lipid kép
b. Khếch tán qua kênh protein
c. *Khếch tán được gia tốc
d. Thẩm thấu
Câu 639. Chức năng của long tế bào (cilia): 
a. *Đẩy dịch theo 1 hướng nhất định
b. Cố định bụi bẩn trong không khí
c. Làm ẩm không khí
d. Tạo cử động tế bào
Câu 640. Chức năng của bộ xương tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Duy trì hình dạng tế bào
b. Cố định vị trí các bào quan trong tế bào
c. Tạo chuyển động trong tế bào
d. *Đẩy dịch theo 1 hướng nhất định
Câu 641. Quá trình tiêu hóa của tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo không bào
b. Trình diện kháng nguyên
c. Men tiêu hóa thủy phân túi tiêu hóa
d. *Thể cặn được hấp thu vào bào tương
Câu 642. Nơi dự trữ ion Canxi trong tế bào: 
a. *Mạng lưới nội bào tương
b. Tiêu thể
c. Peroxisom
d. Bộ Golgi
Câu 643. Gen kiểm soát chu trình tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. DNA-PK
b. p53
c. INK4
d. *Telomere
Câu 644. Đặc điểm tế bào hậu gián phân, NGOẠI TRỪ: 
a. Không đổi mới được
b. Không có khả năng sinh sản
77
c. Mất dần trong quá trình tích tuổi
d. *Đời sống phụ thuộc vào số lượng telomere
Câu 645. Nhiệm vụcủa Telomere: 
a. *Chống tái tổ hợp sai lạc của nhiễm sắc thể
b. Kiểm soát hoạt động tế bào
c. Mã hóa di truyền các yếu tố bệnh lý
d. Điều hòa hoạt động gen p53
Câu 646. Mỗi tế bào biểu hiện khoảng bao nhiêu phần trăm số gen :

a. 5
b. 10
c. *15
d. 20
Câu 647. Sự biệt hóa tế bào gốc phụ thuộc: 
a. *Tác nhân ảnh hưởng lên quá trình biệt hóa
b. Tiềm năng của cơ thể
c. Số lượng Telomere
d. Hoạt chất sinh học
Câu 648. Tế bào có thể biến đổi thành bất kỳ tế bào nào trong cơ thể:

a. *Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. Tế bào gốc đa năng
d. Tế bào gốc đơn năng
Câu 649. Tế bào có thể biệt hóa thành hầu hết các tế bào trong cơ
thể: 
a. Tế bào gốc toàn năng
b. *Tế bào gốc vạn năng
c. Tế bào gốc đa năng
d. Tế bào gốc đơn năng
Câu 650. Tế bào có thể biệt hóa thành nhiều tế bào có quan hệ họ
hàng: 
a. Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. *Tế bào gốc đa năng
d. Tế bào gốc đơn năng
Câu 651. Tế bào có thể biệt hóa thành 1 loại tế bào nhưng còn đổi
mới được: 
a. Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. Tế bào gốc đa năng
d. *Tế bào gốc đơn năng
Câu 652. Vệ sĩ của bộ gen: 
a. Gen DNA-PK
b. *Gen p53
c. Gen INK4
d. Gen CDK
78
Câu 653. Chức năng của protein xuyên màng trong màng tế bào,
NGOẠI TRỪ:
a. Protein vận chuyển
b. Protein kháng nguyên
c. Protein nhận diện
d. *Protein men
Câu 654. Chọn phát biểu SAI
a. Tất cả tế bào được cấu tạo bởi 5 thành phần cơ bản
b. Carbohydrat chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở tế bào gan
c. *Nước là thành phần chiếm khối lượng lớn nhất của tất cả tế bào
d. Lipid có chức năng tạo màng tế bào và bào quan
Câu 655. Tính lỏng của màng được quyết định bởi thành phần:
a. *Lipid
b. Carbohydrat
c. Protein
d. Tất cả đều đúng
Câu 656. Thành phần lipid của màng tế bào bao gồm, NGOẠI TRỪ:
a. Phospholipoprotein
b. *Cholesterol
c. Lipoprotein
d. Lipolipid
Câu 657. Chức năng màng tế bào, NGOẠI TRỪ:
a. Kết dính tế bào
b. Tạo điện thế màng
c. Tương tác tế bào
d. *Sinh tổng hợp carbohydrat
Câu 658. Phân loại thành phần protein trong màng tế bào dựa vào:
a. *Liên kết trong cấu trúc màng
b. Có liên kết men hay không
c. Cấu tạo của protein
d. Số lượng có mặt trên màng tế bào
Câu 659. Lớp khí quyển bao quanh tiểu cầu có bản chất là:
a. *Lớp áo glycocalyx
b. Màng tế bào
c. Protein ngoại vi
d. Receptor
Câu 660. Bào quan thực hiện chức năng tiêu hóa tế bào thông qua
hiện tượng thực bào là:
a. *Tiêu thể
b. Bạch cầu hạt
c. Peroxisom
d. Màng tế bào
Câu 661. Để duy trì hình dạng tế bào là chức năng của:
a. Lông tế bào
b. *Bộ xương tế bào
c. Bộ Golgi
d. Tiêu thể
79
Câu 662. Trình diện kháng nguyên là vai trò của bào quan:
a. Ty thể
b. Trung thể
c. *Tiêu thể
d. Bộ Golgi
Câu 663. Bào quan có tác dụng điều hòa tiến trình phân bào:
a. Nhân
b. *Trung thể
c. Ty thể
d. Tiêu thể
Câu 664. Trong khi phân bào, bào quan tách thành 2 cực của thoi vô
sắc:
a. Nhân
b. *Trung thể
c. Ty thể
d. Tiêu thể
Câu 665. Nơi tổng hợp các lipid trong tế bào:
a. Ribosom
b. Mạng lưới nội bào tương hạt
c. *Mạng lưới nội bào tương trơn
d. Trung thể
Câu 666. Bào quan có khả năng bổ sung lại màng tế bào và màng các
bào quan khác:
a. Ty thể
b. Tiêu thể
c. Trung thể
d. *Bộ Golgi
Câu 667. Hợp tử là dạng tế bào gốc:
a. *Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. Tế bào gốc đa năng
d. Tế bào gốc đơn năng
Câu 668. Tế bào gốc dòng hồng cầu là:
a. Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. Tế bào gốc đa năng
d. *Tế bào gốc đơn năng
Câu 669. Tế bào gốc định hướng sinh lympho là dạng:
a. Tế bào gốc toàn năng
b. Tế bào gốc vạn năng
c. *Tế bào gốc đa năng
d. Tế bào gốc đơn năng
Câu 670. Telomere là chuỗi acid nucleic có cấu trúc:
a. AATGGG
b. *TTAGGG
c. AATGGX
d. GGGTTA
80
Câu 671. Khi Telomere quá ngắn, nhiễm sắc thể sẽ bị:
a. Dễ tạo đột biến
b. Không trượt được trên thoi vô sắc
c. *Không bám được lên màng nhân
d. Dễ nhân đôi mất kiểm soát
Câu 672. Sự biệt hóa tế bào gốc phụ thuộc vào, NGOẠI TRỪ:
a. Tiềm năng của tế bào gốc
b. *Ý muốn của cơ thể
c. Tác động của môi trường
d. Hormon
Câu 673. Khếch tán được gia tốc còn được gọi là, NGOẠI TRỪ:
a. Khếch tán được tăng cường
b. Khếch tán được thuận hóa
c. Khếch tán qua chất mang
d. *Khếch tán thu động
Câu 674. Yếu tố ảnh hưởng lên khếch tán đơn giản, NGOẠI TRỪ:
a. Nhiệt độ
b. *Điện thế màng
c. Bản chất chất khếch tán
d. Trạng thái màng
Câu 675. Áp suất thẩm thấu trong máu được tạo ra bởi, NGOẠI
TRỪ:
a. Muối
b. Globulin
c. Albumin
d. *HCl
Câu 676. Acid amin có thể được vận chuyển qua màng tế bào bằng
cách:
a. Khếch tán qua kênh protein
b. *Khếch tán được gia tốc
c. Điện thẩm
d. Siêu lọc
Câu 677. Năng lượng cung cấp cho vận chuyển chủ động sơ cấp đến
từ:
a. Gián tiếp thủy phân ATP
b. *Trực tiếp thủy phân ATP
c. Glycogen
d. Glucose
Câu 678. Các ion sau đây có thể vận chuyển kiểu đồng vận chuyển
thuận:
a. *Ion natri và glucose
b. Ion kali và acid amin
c. Ion natri với ion kali
d. Ion kali và glucose
Câu 679. Bơm proton sử dụng hình thức vận chuyển nào:
a. Vận chuyển chủ động thứ cấp
b. *Vận chuyển chủ động sơ cấp
81
c. Khếch tán đơn giản
d. Đồng vận chuyển nghịch
Câu 680. Thực bào là khả năng của:
a. Đại thực bào
b. Bạch cầu mono
c. Bạch cầu ưa acid
d. *Bạch cầu ưu kiềm
Câu 681. Tế bào nhờ có cơ chế hòa màng mà thực hiện được:
a. Tiêu hóa
b. Bài tiết
c. Chuyển động
d. *Khếch tán
Câu 682. Cơ sở vật lý của điện thế màng:
a. *Điện thế khếch tán
b. Điện thế thẩm thấu
c. Điện thẩm
d. Siêu lọc
Câu 683. Tại một thời điểm, điện thế khếch tán phụ thuộc vào yếu tố,
NGOẠI TRỪ:
a. Điện tích ion
b. Tính thấm của màng đối với ion
c. Chênh lệch nồng độ ion 2 bên
d. *Năng lượng ATP cung cấp
Câu 684. Ngưỡng kích thích của tế bào:
a. -60mV
b. *-65mV
c. -70mV
d. -75mV
Câu 685. Trạng thái hồi cực, tái lập điện thế nghỉ là vai trò của:
a. *Kênh Kali
b. Bơm Kali
c. Bơm Natri-Kali-ATPase
d. Phối hợp cả 3
Câu 686. Ở trạng thái nghỉ, tính thấm của ion Kali so với Natri:
a. Thấp hơn
b. *Cao hơn
c. Tương đương
d. Cả 2 đều không thấm
Câu 687. Ở trạng thái nghỉ, tính thấm của ion Natri so với Kali:
a. *Thấp hơn
b. Cao hơn
c. Tương đương
d. Cả 2 đều không thấm
Câu 688. Ở tế bào cơ, các giai đoạn của điện thế màng có sự tham gia
của:
a. Kênh Natri
b. Kênh Kali
82
c. Kênh Canxi
d. *Tất cả đều có tham gia
Câu 689. Điều hòa ngược gây mở kênh Natri ở trang thái kích thích
của điện thế màng là dạng:
a. *Điều hòa dương
b. Điều hòa âm
c. Phối hợp cả hai
d. Không phải dạng điều hòa
Câu 690. Ion có vai trò quan trọng nhất tạo ra điện thế màng ở tế
bào thần kinh là:
a. *Natri
b. Kali
c. Clo
d. Canxi
Câu 691. Ion có vai trò ít quan trọng nhất tạo ra điện thế màng ở tế
bào thần kinh là:
a. Natri
b. Kali
c. *Clo
d. Canxi
Câu 692. Điểm hồi cực đầu tiên là điểm khử cực cuối cùng gặp ở:
a. Tế bào thần kinh
b. *Tế bào cơ tim
c. Tế bào cơ vân
d. Tế bào cơ trơn
Câu 693. Điểm hồi cực đầu tiên là điểm khử cực đầu tiên gặp ở,
NGOẠI TRỪ:
a. Tế bào thần kinh
b. *Tế bào cơ tim
c. Tế bào cơ vân
d. Tế bào cơ trơn

83
VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO
(câu 694 – câu 800)

Câu 694. Vận chuyển chọn lọc qua màng tế bào gồm những hình thức,
NGOẠI TRỪ: 
a. Khuếch tán đơn giản
b. Thẩm thấu
c. Siêu lọc
d. * Ẩm bào
Câu 695. Hiện tượng ẩm bào có những đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ:

a. Nuốt phần lớn các phân tử protein
b. * Nuốt vi khuẩn
c. Khởi đầu quá trình tiêu hóa
d. Tạo cử động dạng amib
Câu 696. Bơm Na+ K+ ATPase có tác dụng nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Giúp 2 K+ từ ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài
b. * Giúp duy trì nồng độ Na+ và K+ khác nhau hai bên màng: Nao+ < Nai+,
Ki+ > Ko+
c. Giúp điều hòa thể tích tế bào
d. Tạo ra điện thế màng tế bào
Câu 697. Quá trình hình thành điện thế hoạt động: 
a. Giai đoạn khử cực K+ di chuyển vào bên trong tế bào
b. Giai đoạn tái cực Na+ di chuyển ra ngoài tế bào
c. * Bơm Na+-K+-ATPase hoạt động giúp phục hồi lại trạng thái nghỉ tế bào
d. Câu b và c đúng
Câu 698. Quá trình siêu lọc có đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. 9/10 lượng dịch từ mao động mạch vào khoảng kẽ được tái hấp thu trở lại mao
tĩnh mạch
b. * 1/10 lượng dịch từ mao động mạch sẽ chảy vào hệ thống tĩnh mạch rồi vào
tuần hoàn hệ thống
c. Giúp dịch và các chất di chuyển từ mao mạch ra khoảng kẽ
d. Có được do sự chênh lệch giữa các lực tác dụng lên thành mao mạch, tạo ra một
áp suất lọc
Câu 699. Yếu tố nào sau đây giúp phân loại vận chuyển chủ động: 
a. Chất mang
b. Hướng vận chuyển
c. * Nguồn gốc ATP
d. Mức tiêu thụ ATP
Câu 700. Quá trình vận chuyển chủ động sơ cấp giúp vận chuyển chất nào
sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Na+
b. Ca++
c. Nước
d. * Glucose
Câu 701. Nguồn gốc của điện thế nghỉ tế bào có từ những quá trình nào sau
đây, NGOẠI TRỪ: 
84
a. Sự khuếch tán K+
b. Sự khuếch tán Na+
c. Hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
d. * Hoạt động của bơm H+ K+ ATPase
Câu 702. Hiện tượng ẩm bào có những đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ:

a. Nuốt phần lớn các phân tử protein
b. * Nuốt vi khuẩn
c. Khởi đầu quá trình tiêu hóa
d. Tạo cử động dạng amib
Câu 703. Quá trình điện thẩm có đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Sự di chuyển của ion khi có sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào
b. * Đạt trạng thái cân bằng động trước khi cân bằng điện thế
c. Chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ ion
d. Xác định điện thế màng tế bào bằng phương trình Nernst
Câu 704. Quá trình siêu lọc có đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. 9/10 lượng dịch từ mao động mạch vào khoảng kẽ được tái hấp thu trở lại mao
tĩnh mạch
b. * 1/10 lượng dịch từ mao động mạch sẽ chảy vào hệ thống tĩnh mạch rồi vào
tuần hoàn hệ thống
c. Giúp dịch và các chất di chuyển từ mao mạch ra khoảng kẽ
d. Có được do sự chênh lệch giữa các lực tác dụng lên thành mao mạch, tạo ra một
áp suất lọc
Câu 705. Quá trình điện thẩm có đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Sự di chuyển của ion khi có sự chênh lệch điện thế hai bên màng tế bào
b. * Đạt trạng thái cân bằng động trước khi cân bằng điện thế
c. Chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ ion
d. Xác định điện thế màng tế bào bằng phương trình Nernst
Câu 706. Yếu tố nào sau đây giúp phân loại vận chuyển chủ động:
a. Chất mang
b. Hướng vận chuyển
c. * Nguồn gốc ATP
d. Mức tiêu thụ ATP
Câu 707. Hiện tượng ẩm bào có những đặc điểm nào sau đây, NGOẠI TRỪ:

a. Nuốt phần lớn các phân tử protein
b. * Nuốt vi khuẩn
c. Khởi đầu quá trình tiêu hóa
d. Tạo cử động dạng amib
Câu 708. Nguồn gốc của điện thế nghỉ tế bào có từ những quá trình nào sau
đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Sự khuếch tán K+
b. Sự khuếch tán Na+
c. Hoạt động của bơm Na+ K+ ATPase
d. * Hoạt động của bơm H+ K+ ATPase
Câu 709. Bơm Na+ K+ ATPase có tác dụng nào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Giúp 2 K+ từ ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài
85
b. * Giúp duy trì nồng độ Na+ và K+ khác nhau hai bên màng: Nao+ < Nai+,
Ki+ > Ko+
c. Giúp điều hòa thể tích tế bào
d. Tạo ra điện thế màng tế bào
Câu 710. Quá trình hình thành điện thế hoạt động: 
a. Giai đoạn khử cực K+ di chuyển vào bên trong tế bào
b. Giai đoạn tái cực Na+ di chuyển ra ngoài tế bào
c. * Bơm Na+-K+-ATPase hoạt động giúp phục hồi lại trạng thái nghỉ tế bào
d. Câu b và c đúng
Câu 711. Tốc độ khuếch tán qua màng phụ thuộc vào: 
a. Bản chất của chất khuếch tán, trong đó tỉ lệ thuận với độ hòa tan trong lipid.
b. * Tỷ lệ thuận với nhiệt độ
c. Tỷ lệ thuận với độ dày của màng
d. Tỷ lệ nghịch với số kênh trên đơn vị diện tích màng
Câu 712. Đặc điểm khác nhau chính giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán
được gia tốc là: 
a. Bản chất của chất khuếch tán
b. Độ dày màng tế bào
c. Vai trò của thàng phần lipid
d. * Tốc độ khuếch tán
Câu 713. Chức năng quan trọng nhất của Bơm Na+ - K+ - ATPase là: 
a. Duy trì nồng độ Na+ và K+ khác nhau hai bên màng
b. * Điều hòa thể tích tế bào
c. Là tác nhân tạo ra điện thế màng
d. Là tác nhân tạo ra điện thế hoạt động
Câu 714. Bơm Na+ - K+ - ATPase có đặc điểm: 
a. Chỉ hiện diện ở một số tế bào trong cơ thể
b. Có 2 vị trí Thụ thể gắn với Na+ ở phía trong tế bào
c. Có 3 vị trí Thụ thể gắn với K+ ở phía ngoài tế bào
d. * Phần phía trong gần Thụ thể của Na+ có men ATPase hoạt động
Câu 715. Các dạng khuếch tán trong vận chuyển vật chất qua các phân tử
cấu tạo màng tế bào: 
a. * Khuếch tán đơn giản và khuếch tán được gia tốc
b. Vận chuyển chủ động
c. Vận chuyển chủ động sơ cấp
d. Vận chuyển chủ động thứ cấp
Câu 716. Các dạng vận chuyển vật chất bằng một đoạn màng tế bào: 
a. * Hiện tượng nhập bào và hiện tượng xuất bào
b. Vận chuyển thụ động
c. Vận chuyển chủ động
d. Vận chuyển chủ động sơ cấp
Câu 717. Khái niệm về điện thế màng: 
a. * Là điện thế tồn tại trên màng của hầu như mọi tế bào trong cơ thể
b. Là điện thế tồn tại trong màng của hầu như mọi tế bào trong cơ thể
c. Là điện thế tồn tại bên ngoài không liên quan đến màng tế bào
d. Là điện thế tồn tại trên màng của một loại tế bào duy nhất trong cơ thể
Câu 718. Trạng thái nghỉ của tế bào là: 
86
a. * Khi tế bào không bị kích thích
b. Khi tế bào bị kích thích và chuyển sang tình trạng hoạt động
c. Khi tế bào chuyển tiếp từ tình trạng hoạt động sang tình trạng không hoạt động
d. Trạng thái hoạt động bình thường
Câu 719. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự khuếch tán đơn giản, NGOẠI TRỪ:

a. Ảnh hưởng của tính thấm màng
b. Ảnh hưởng của sự chênh lệch nồng độ các chất ở hai bên màng
c. Ảnh hưởng của chênh lệch các áp suất dung dịch
d. * Ảnh hưởng của tốc độ khuếch tán
Câu 720. Đặc điểm của vận chuyển thụ động là, NGOẠI TRỪ: 
a. Theo hướng gradient nồng độ
b. Theo thể thức bậc thang
c. Không cần tiêu thụ năng lượng
d. * Hầu hết không cần chất chuyên chở
Câu 721. Trong phương trình Nernst ta có thể xác định điện thế khuếch tán
dựa vào đặc điểm khi chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng độ
của: 
a. * Một ion hóa trị 1
b. Một ion hóa trị 2
c. Hai ion hóa trị 1
d. Hai ion hóa trị 2
Câu 722. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự khuếch tán đơn giản, NGOẠI TRỪ:

a. Tính thấm màng
b. Sự chênh lệch nồng độ các chất ở 2 bên màng
c. * Nhiệt độ
d. Sự chênh lệch điện thế
Câu 723. Các chất được vận chuyển chủ động thứ cấp là chất nào: 
a. * Glucose
b. Fructose
c. Saccarose
d. Lipid
Câu 724. Trong phương trình Goldman-Hodgkin-Katz, khi màng tế bào
thấm với nhiều ion khác nhau thì điện thế khuếch tán phụ thuộc vào các yếu
tố, NGOẠI TRỪ: 
a. Dấu điện tích của ion
b. Tính thấm P của màng tế bào đối với ion
c. * Áp suất môi trường
d. Chênh lệch nồng độ ion giữa 2 bên màng
Câu 725. Điện thế nghỉ trong điện học của màng tế bào là bao nhiêu: 
a. * -90 đến - 40 mV
b. 90 đến 40 mV
c. -90 đến 0 mV
d. -90 đến -10 mV
Câu 726. Vận chuyển vật chất qua các phân tử cấu tạo màng tế bào gồm: 
a. Vận chuyển chủ động
87
b. Vận chuyển thụ động
c. Vận chuyển gián tiếp
d. * Câu a và b đúng
Câu 727. Cơ sở vật lí của điện thế màng là: 
a. * Điện thế khuếch tán
b. Điện thế bên trong tế bào
c. Điện thế bên ngoài tế bào
d. Điện thế dẫn truyền
Câu 728. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự khuếch tán đơn giản, NGOẠI TRỪ:

a. Tính thấm của màng
b. Sự chênh lệch nồng độ
c. Chênh lệch các áp suất dung dịch
d. * Tế bào khác
Câu 729. Vận chuyển chủ động có các đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng ATP
b. Cần chất chuyên chở
c. Diễn ra theo hướng ngược gredient nồng độ, từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao
d. * Không cần chất chuyên chở và năng lượng ATP
Câu 730. Các điều kiện phương trình Nernst, NGOẠI TRỪ: 
a. Ở một thời điểm nhất định và trạng thái cân bằng động
b. Ở nhiệt độ 37oC
c. Xảy ra ở 1 ion hóa trị 1
d. * Xảy ra ở nhiều ion
Câu 731. Khi màng tế bào thấm với những ion khác nhau thì điện thế khuếch
tán phụ thuộc vào các yếu tố, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dấu điện tích của ion
b. Tính thấm P của màng tế bào
c. Chênh lệch nồng độ ion giữa 2 bên màng
d. Câu a và b
Câu 732. Có mấy hình thức vận chuyển vật chất qua các phân tử cấu tạo
màng tế bào: 
a. 1
b. * 2
c. 3
d. 4
Câu 733. Tốc độ khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào: 
a. Thời gian, bản chất, nhiệt độ
b. Nhiệt độ, trạng thái, thời gian
c. * Bản chất, nhiệt độ, trạng thái
d. Không gian, nhiệt độ, bản chất
Câu 734. Các trạng thái điện học của màng tế bào: 
a. Trạng thái dừng, trạng thái kích thích, trạng thái hồi cực
b. * Trạng thái nghỉ, trạng thái kích thích, trạng thái hồi cực
c. Trạng thái dừng, trạng thái kích thích, trạng thái khử cực
d. Trạng thái hoạt động, trạng thái kích thích, trạng thái khử cực
88
Câu 735. Tốc độ khuếch tán quan màng phụ thuộc vào: 
a. Dạng khuếch tán
b. * Bản chất của chất khuếch tán
c. Tính thấm của màng tế bào
d. Trọng lượng phân tử chất khuếch tán
Câu 736. Đặc điểm của sự vận chuyển thụ động qua màng tế bào: 
a. Diễn ra ngược chiều gradient nồng độ
b. Cần tiêu thụ năng lượng ATP
c. * Theo thể thức bậc thang
d. Là hình thức vận chuyển từ nơi nhược trương sang nơi ưu trương
Câu 737. Vận chuyển chủ động qua màng tế bào: 
a. * Luôn cần chất chuyên chở
b. Không cần năng lượng ATP
c. Thăng bằng bậc thang nồng độ
d. Đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
Câu 738. Khuếch tán được gia tốc: 
a. * Không cần ATP
b. Không cần chất mang
c. Tốc độ vận chuyển thấp
d. Đi ngược bậc thang nồng độ
Câu 739. Các giai đoạn của điện thế màng tế bào thần kinh với sự tham gia của:

a. Khí CO2 và O2
b. Nước
c. Vitamin A, D, E, K
d. * Kênh Na+, kênh K+ và bơm K+ - Na+ - ATPase
Câu 740. Điều kiện để xác định điện thế khuếch tán theo phương trình Nernst:

a. Nhiệt độ 39 độ C
b. * Một ion hóa trị 1
c. Xảy ra không cùng 1 thời điểm
d. Nhiều ion khác nhau
Câu 741. Vận chuyển thụ động (khuếch tán) bao gồm các dạng nào: 
a. Khuếch tán, thẩm thấu, siêu lọc
b. Khuếch tán, thẩm thấu, điện thẩm
c. Thẩm thấu, siêu lọc
d. * Khuếch tán, thẩm thấu, điện thẩm và siêu lọc
Câu 742. Các chất được vận chuyển trong vận chuyển chủ động sơ cấp là: 
a. Ion Na+, K+, Cl-
b. Ion Na+, Cl-, Ca2+
c. Ion Mg2+, I-, Mn2+
d. * Ion Na+, K+, Ca2+, H+, Cl-
Câu 743. Các trạng thái điện học của màng tế bào bao gồm: 
a. Trạng thái nghỉ, kích thích
b. Trạng thái nghỉ, kích thích, hoạt động
c. Trạng thái nghỉ, kích thích, hòa màng
d. * Trạng thái nghỉ, kích thích, hồi cực
89
Câu 744. Điều kiện xảy ra của phương trình Nernst là gì: 
a. * Ở một thời điểm nhất định, 2 lực cân bằng nhau, khi ở 370C, chênh lệch điện
thế cân bằng với chênh lệch nồng độ của ion hóa trị 1 thì ta có thể xác định được điện
thế khuếch tán
b. Ở bất kì thời điểm nào, 2 lực cân bằng nhau, khi ở 370C, chênh lệch điện thế cân
bằng với chênh lệch nồng độ của ion hóa trị 1 thì ta có thể xác định được điện thế
khuếch tán
c. Ở bất kì thời điểm nào cũng có thể xảy ra
d. Ở bất kì nhiệt độ nào chênh lệch điện thế cũng xảy ra với một ion hóa trị 1
Câu 745. Có bao nhiêu dạng khuếch tán qua màng tế bào: 
a. * 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 746. Hiện tượng hòa màng liên quan đến thành phần nào của màng tế bào:

a. Glucid
b. * Lipid
c. Protein
d. Glucose
Câu 747. Nồng độ ion K+ trong nội bào và ngoại bào khác nhau thế nào: 
a. K+ trong nội bào thấp hơn ngoại bào
b. * K+ trong nội bào cao hơn ngoại bào
c. Không có sự chênh lệch giữa K+ nội bào và ngoại bào
d. K+ trong nội bào quá cao và ngoại bào quá thấp
Câu 748. Đặc điểm của vận chuyển chủ động: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng
b. Cần chất chuyên chở
c. Ngược hướng gradient nồng độ
d. * Cùng hướng gradient nồng độ
Câu 749. Vận chuyển chủ động là: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng ATP
b. Có 2 hình thức: khuếch tán và siêu lọc
c. Không qua lớp phospholipid kép
d. * Không cần tiêu thụ năng lượng ATP
Câu 750. Ảnh hưởng của tính thấm màng phụ thuộc vào, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhiệt độ
b. Bản chất của chất khuếch tán
c. Trạng thái của màng
d. * Độ pH
Câu 751. Cơ sở vật lí của điện thế màng gồm các phương trình: 
a. Phương trình Nernst
b. Phương trình Goldman- Hodgkin-Katz
c. Phương trình Hodgkin
d. * Phương trình Nernst, phương trình Goldman- Hodgkin-Katz
Câu 752. Trạng thái điện học của màng tế bào gồm: 
a. Trạng thái nghỉ, trạng thái hưng phấn
90
b. Trạng thái nghỉ, trạng thái kích thích
c. Trạng thái hồi cực, trạng thái kích thích
d. * Trạng thái nghỉ, trạng thái kích thích, trạng thái hồi cực
Câu 753. Cơ sở vật lí của điện thế màng là: 
a. Điện thế nghỉ
b. * Điện thế khuếch tán
c. Tính thấm qua màng
d. Trạng thái hồi cực
Câu 754. Chất được vận chuyển qua màng bằng hình thức khuếch tán được gia
tốc: 
a. NH3
b. Protein
c. Uric
d. * Monosaccharid và acid amin
Câu 755. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu tạo nên hiện tượng gì: 
a. Sinh công
b. Sinh nhiệt
c. * Điện thẩm
d. Thẩm thấu
Câu 756. Xu thế khuếch tán do chênh lệch về điện thế: 
a. Các ion (+) di chuyển về phía bên màng tích điện (+)
b. Các ion (+) di chuyển về phía bên màng tích điện (+)
c. Các ion (+) di chuyển về phía bên màng tích điện (+) và các ion (+) di chuyển
về phía bên màng tích điện (+)
d. * Các ion (+) di chuyển về phía bên màng tích điện (-) và các ion (-) di chuyển
về phía bên màng tích điện (+)
Câu 757. Đặc điểm điện thế màng tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Trạng thái nghỉ là khi tế bào không hoạt động
b. Điện thế khuếch tán của Na+: ion Na+ phân bố ở bên ngoài nhiều hơn bên trong
tế bào
c. Điện thế khuếch tán Cl-: ion Cl- phân bố bên ngoài nhiều hơn bên trong tế bào
d. * Điện thế khuếch tán K+: ion K+ phân bố bên trong ít hơn bên ngoài tế bào
Câu 758. Bơm Na+ - K+ - ATPase khi hoạt động sẽ: 
a. Bơm 2 K+ từ bên ngoài vào trong tế bào và 2 Na+ từ trong ra ngoài
b. * Bơm 2 K+ từ bên ngoài vào trong tế bào và 3 Na+ từ trong ra ngoài
c. Bơm 3 K+ từ bên trong ra ngoài tế bào và 3 Na+ từ ngoài vào trong
d. Bơm 2 K+ từ bên trong ra ngoài tế bào và 3 Na+ từ ngoài vào trong
Câu 759. Điện thế màng là: 
a. Điện thế bên ngoài so với bên trong màng tế bào
b. * Điện thế bên trong so với bên ngoài màng tế bào
c. Điện thế bên ngoài màng tế bào
d. Điện thế bên trong màng tế bào
Câu 760. Khuếch tán qua kênh protein cho các chất qua là: 
a. O2, vitamin A
b. Acid béo
c. Rượu, vitamin K
d. * Nước
91
Câu 761. Khuếch tán qua kênh lipid kép cho các chất đi qua: 
a. Các ion
b. Nước
c. Chất hòa tan
d. * Vitamin tan trong dầu
Câu 762. Yếu tố nào ảnh hưởng đến phương trình Goldman-Hodgkin-Katz,
NGOẠI TRỪ: 
a. Dấu điện tích
b. Tính thấm P của màng tế bào đối với mỗi ion
c. Chênh lệch nồng độ ion giữa 2 màng
d. * Ion K+
Câu 763. Ion có vai trò quan trọng nhất đối với sự tái lập phân bố ion: 
a. Ion Na+
b. * Ion H+
c. Ion Cl-
d. Ion Fe++
Câu 764. Tốc độ khuếch tán qua màng phụ thuộc mấy yếu tố: 
a. 1
b. 2
c. * 3
d. 4
Câu 765. Trong khuếch tán đơn giản qua lớp lipid kép, chất khuếch tán gồm: 
a. * Lipid, khí, vitamin tan trong dầu, nước
b. Lipid, khí, vitamin tan trong nước, nước
c. Lipid, khí, vitamin tan trong nước, cồn
d. Glucid, khí, vitamin tan trong dầu, nước
Câu 766. Điều kiện để xác định điện thế khuếch tán theo phương trình Nernst:

a. * Cùng một thời điểm, ion hóa trị 1, ở trạng thái thăng bằng động
b. Không cùng một thời điểm, ion khác nhau, ở trạng thái thăng bằng
c. Cùng một thời điểm, ion khác nhau, ở trạng thái thăng bằng
d. Cùng một thời điểm, ion hóa trị 1, không ở trạng thái thăng bằng
Câu 767. Theo phương trình Nernst tính được điện thế khuếch tán của ion Cl- ở
trạng thái nghỉ là bao nhiêu: 
a. +61mV
b. * -90mV
c. -86mV
d. -94mV
Câu 768. Trạng thái nghỉ là gì: 
a. * Bên ngoài tế bào tích điện dương hơn so với bên trong tế bào
b. Bên ngoài tế bào tích điện âm hơn so với bên trong tế bào
c. Bên trong tế bào tích điện dương hơn so với bên ngoài tế bào
d. Bên trong tế bào tích điện âm hơn so với bên ngoài tế bào
Câu 769. Vận chuyển chủ động còn gọi là khuếch tán có đặc điểm: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng ATP mà thực hiện nhờ năng lượng chuyển động nhiệt.
b. * Hầu hết không cần chất chuyên chở
c. Thường gradient từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ cao hơn
92
d. Thường gradient từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn
Câu 770. Khuếch tán đơn giản là: 
a. * Khuếch tán không cần chất mang
b. Khuếch tán qua lớp lipid
c. Khuếch tán qua kênh glucose
d. Khuếch tán qua kênh Na+
Câu 771. Các chất khuếch tán được qua màng tế bào bằng cách khuếch tán đơn
giản: 
a. * O2, Nito, vitamin A, D
b. Acid amin
c. NH3
d. Monosaccarid
Câu 772. Tế bào có khả năng thực bào được hình thành từ: 
a. Hồng cầu
b. Bạch cầu ưa bazo
c. * Bạch cầu đa nhân trung tính
d. Tiểu cầu
Câu 773. Khuếch tán qua các kênh protein là: 
a. Chất được vận chuyến là CO2 , nito, acid béo…
b. * Khuếch tán qua phân tử protein xuyên màng dạng kênh
c. Các ion khuếch tán qua lớp lipid kép
d. Cho Na + đi từ trong ra ngoài tế bào
Câu 774. Điện thế khuếch tán của Cl-: 
a. Ion Cl- phân bố ở bên trong nhiều hơn bên ngoài
b. Theo phương trình Goldman tính được điện thế khuếch tán của ion Cl-
c. * Theo phương trình Nernst tính được điện thế khuếch tán của ion Cl- là -90mV
d. Tính thấm của Cl- ảnh hưởng nhiều đến điện thế màng
Câu 775. Phương trình Nernst tính theo công thức: 
a. * EMF = ± 61 log C1/C2
b. B EMF = 86 log C1/C2
c. C EMF = ± 61 log C2/C1
d. D EMF = - 61 log C1/C2
Câu 776. Vận chuyển thụ động còn được gọi là: 
a. Thẩm thấu
b. Điện thẩm
c. * Khuếch tán
d. Siêu lọc
Câu 777. Tốc độ khuếch tán qua màng phụ thuộc vào yếu tố nào, NGOẠI TRỪ:

a. Bản chất
b. Nhiệt độ
c. Trạng thái
d. * Nồng độ
Câu 778. Điện thế màng tế bào điều kiện phương trình Nernst là: 
a. * Cùng một thời điểm , 370C, chênh lệch điện thế cân bằng với chênh lệch nồng
độ ion hóa trị 1
b. Khác thời điểm
93
c. Có nhiều ion hóa trị
d. Khác 370C
Câu 779. Các trạng thái điện học của màng tế bào. Trong điện thế nghỉ thì sự
phân bố ion nào từ bên trong lớn hơn bên ngoài tế bào: 
a. ion K+, Na+
b. ion Na+, Cl-
c. * ion K+
d.
ion K+, Cl-
Câu 780. Tác dụng về các bậc thang sau đây ảnh hưởng tới mức độ khuếch tán,
NGOẠI TRỪ: 
a. Điện tích.
b. * Năng lượng.
c. Áp suất.
d. Nồng độ.
Câu 781. Ảnh hưởng của tính thấm màng phụ thuộc vào NGOẠI TRỪ: 
a. Bản chất của chất khuếch tán.
b. Nhiệt độ.
c. Trạng thái của màng.
d. * Sự chênh lệch nồng độ.
Câu 782. Một tế bào luôn có các trạng thái điện học NGOẠI TRỪ: 
a. Trạng thái kích thích.
b. * Trạng thái phân cực.
c. Trạng thái nghỉ.
d. Trạng thái hồi cực.
Câu 783. Khi màng tế bào thấm với nhiều ion khác nhau thì điện thế khuếch tán
phụ thuộc vào NGOẠI TRỪ: 
a. Dấu điện tích của ion.
b. Tính thấm P của màng tế bào đối với mỗi ion.
c. Chênh lệch nồng độ ion giữa hai bên màng.
d. * Chênh lệch tốc độ giữa hai màng.
Câu 784. Khi nói đến hiện tượng tế bào nuốt các chất bên ngoài tế bào là nói đến
hiện tượng gì: 
a. Hiện tượng xuất bào và nhập bào.
b. * Hiện tượng nhập bào.
c. Hiện tượng xuất bào.
d. Cơ chế xuất và nhập bào.
Câu 785. Vận chuyển thụ động bao gồm các hình thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Khuếch tán.
b. * Bán thấm.
c. Thẩm thấu.
d. Điện thẩm.
Câu 786. Vận chuyển chủ động có đặc điểm: 
a. * Diễn ra theo hướng ngược gradien từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ
cao.
b. Không cần tiêu thụ năng lượng ATP.
c. Không cần chất chuyên chở.
d. Theo hướng thăng bằng bậc thang.
94
Câu 787. Trong trạng thái nghỉ của màng tế bào, ion nào đóng vai trò chính tạo
ra điện thế nghỉ: 
a. Na+
b. Cl-
c. Ca++
d. * K+
Câu 788. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự khuếch tán đơn giản: 
a. * Ảnh hưởng của tính thấm màng, sự chênh lệch nồng độ của các chất hai bên
màng, chênh lệch điện thế, áp suất dung dịch.
b. Nhiệt độ, bản chất của chất khuếch tán, thời gian, không gian.
c. Chênh lệch áp suất thủy tĩnh, thời gian.
d. Chênh lệch áp suất thẩm thấu, thời gian.
Câu 789. Khuếch tán đơn giản có hai hình thức sau: 
a. * Qua lớp lipid kép, kênh protein.
b. Kênh Na+, Ca++
c. Qua lớp lipid đơn, kênh protein.
d. Kênh Ca++, qua lớp lipid kép.
Câu 790. Vận chuyển thụ động gồm các hình thức NGOẠI TRỪ: 
a. Khuếch tán.
b. Thẩm thấu.
c. Siêu lọc.
d. * Bán thấm.
Câu 791. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào: 
a. * Bản chất, nhiệt độ, trạng thái.
b. Bản chất, kích thước, nhiệt độ.
c. Bản chất, độ nhớt, trạng thái.
d. Bản chất, kích thước, độ nhớt.
Câu 792. Phương trình Goldman-Hodgkin-Katz, khi màng tế bào thấm với nhiều
ion khác nhau thì điện thế khuếch tán phụ thuộc vào mấy yếu tố: 
a. 1
b. 2
c. * 3
d. 4
Câu 793. Vận chuyển chủ động có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng ATP
b. Cần chất chuyên chở
c. Diễn ra theo hướng ngược chiều gradient (từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có
nồng độ cao)
d. * Làm thăng bằng bậc thang nồng độ
Câu 794. Vận chuyển thụ động có những đặc điểm gì: 
a. Cần tiêu thụ năng lượng ATP.
b. Cần có chất chuyên chở.
c. * Diễn ra theo hướng gradient từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
d. Không làm thăng bằng bậc thang nồng độ.
Câu 795. Chất nào sau đây vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức khuếch
tán đơn giản: 
a. * Acid béo
95
b. Vitamin C
c. Acid amin
d. Vitamin B1
Câu 796. Chất được vận chuyển qua hình thức khuếch tán đơn giản: 
a. Nước
b. Các ion
c. * Các chất tan trong lipid và các vitamin tan trong dầu
d. Các chất tan trong nước
Câu 797. Hình thức khuếch tán đơn giản gồm những hình thức nào: 
a. * Khuyếch tán qua lớp lipid kép và khuyêch tán qua các kênh protein
b. Khuyếch tán qua kênh Na-Kali
c. Khuyếch tán qua kênh protein
d. Khuyếch tán qua lớp lipid kép
Câu 798. Trong vận chuyển chất qua màng tế bào, vận chuyển thụ động là: 
a. * Qua lớp phospholipid kép.
b. Qua các protein mang xuyên màng có tính chất enzym.
c. Kết hợp protein mang xuyên màng.
d. Vận chuyển bằng cơ chế hòa màng
Câu 799. Vận chuyển chủ động có đặc điểm: 
a. Không cần tiêu thụ năng lượng ATP.
b. Không cần chất chuyên chở.
c. * Cần tiêu thụ năng lượng ATP.
d. Diễn ra theo hướng gradient.
Câu 800. Vận chuyển thụ động còn gọi là khuếch tán có đặc điểm: 
a. * Hầu hết không cần chất chuyên chở
b. Cần tiêu thụ năng lượng ATP
c. Cần chất chuyên chở
d. Diễn ra theo hướng ngược gradient từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ
cao

96
SINH LÝ DỊCH CƠ THỂ
(câu 801 – câu 1048)

Câu 801. Hai yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thăng bằng kiềm toan của cơ thể
là: 
a. H+ và Na+.
b. Na+ và HCO 3− .
c. * HCO 3− và H+
d. HCO 3− và Cl-.
Câu 802. Khi tăng H+ trong cơ thể: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể.
b. Cơ chế bù trừ của hô hấp, thải tất cả CO2 sinh ra qua phổi.
c. Cơ chế bù trừ của thận.
d. * Cơ chế bù trừ bởi gan.
Câu 803. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Cần cơ chế bù trừ của hô hấp
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Cần cơ chế bù trừ của hệ tiêu hoá
Câu 804. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
+

b. Cần cơ chế bù trừ của hô hấp


c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Cần cơ chế bù trừ của hệ tuần hoàn
Câu 805. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 806. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 807. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Tăng tái hấp thu HCO3- tại thận
Câu 808. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Tăng tái hấp thu HCO3- tại thận
Câu 809. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
97
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng bài tiết HCO3- tại thận
Câu 810. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng bài tiết HCO3- tại thận
Câu 811. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng tái hấp thu H+ tại thận
Câu 812. Khi tăng H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng tái hấp thu H+ tại thận
Câu 813. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Giảm đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 814. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
+

b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Giảm đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 815. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Giảm tái hấp thu HCO3- qua nước tiểu
Câu 816. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. * Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm tăng đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. Giảm tái hấp thu HCO3- qua nước tiểu
Câu 817. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
+

b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm thông khí


c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng tái hấp thu HCO3- qua nước tiểu
Câu 818. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
98
d. * Tăng tái hấp thu HCO3- qua nước tiểu
Câu 819. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm thông khí
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 820. Khi giảm H+ trong cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ được đệm bởi hệ thống đệm trong cơ thể
b. Hệ hô hấp đáp ứng bằng cách làm giảm đào thải CO2
c. Cần cơ chế bù trừ của thận
d. * Tăng đào thải H+ qua nước tiểu
Câu 821. Kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh nhân có tình trạng tăng thông khí.
b. * PCO2 của máu tăng.
c. Tăng pH máu.
d. Thận giảm bài tiết H+ ra nước tiểu .
Câu 822. Kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh nhân có tình trạng tăng thông khí.
b. Tại tế bào biểu mô của thận không có sự kết hợp giữa CO2 và nước.
c. Giảm hấp thu HCO 3− .
d. * PCO2 của máu giảm gây giảm pH máu.
Câu 823. Toan hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Giảm thông khí thì PCO2 máu tăng.
b. CO2 khuếch tán vào tế bào biểu mô thận.
c. H+ được bài tiết và HCO 3− tái hấp thu vào máu.
d. * Qua cơ chế điều chỉnh của thận giúp pH máu giảm trở lại bình thường
Câu 824. Kiềm chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. K vào tế bào nhiều hơn và được bài tiết ra nhiều hơn H+.
+

b. * Nếu tổng lượng K+ giảm gây nên kiềm nước tiểu nghịch lý.
c. Nếu tổng lượng K+ giảm mà không được điều chỉnh tình trạng nhiễm kiềm ngày
càng trầm trọng.
d. Cần chú ý điều chỉnh cân bằng Cl-, K+ nội môi.
Câu 825. Toan chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ vào trong tế bào nhiều, đẩy K+ ra ngoài tế bào.
b. Nước tiểu toan hóa và ít K+
c. Vào nước tiểu H+ sẽ kết hợp với hệ đệm trong lòng ống.
d. * pH > 7,45.
Câu 826. pH < 7,35 , HCO3- < 22 mmol/L, chẩn đoán là: 
a. * Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 827. pH > 7,45 , HCO3- > 26 mmol/L, chẩn đoán là: 
a. Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. * Kiềm chuyển hóa.
99
d. Kiềm hô hấp.
Câu 828. pH > 7,45 , PCO2 < 45mmHg, chẩn đoán là: 
a. Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. * Kiềm hô hấp.
Câu 829. pH < 7,35 , PCO2 > 45mmHg, chẩn đoán là: 
a. Toan chuyển hóa.
b. * Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 830. pH bình thường trong cơ thể: 
a. 6,8 – 7,7.
b. 7,5 – 8
c. * 7,35 – 7,45
d. 7,1 – 7,4
Câu 831. pH máu bình thường: 
a. <7
b. 7-7,35
c. * 7,35-7,45
d. >7,45
Câu 832. [H+] bình thường trong cơ thể: 
a. 30 – 40 nmol/L
b. * 36 – 44 nmol/L
c. 30 – 50 nmol/L
d. 20 – 40 nmol/L
Câu 833. [H+] bình thường trong máu động mạch: 
a. 30 – 40 nmol/L
b. * 36 – 44 nmol/L
c. 30 – 50 nmol/L
d. 20 – 40 nmol/L
Câu 834. [H+] bình thường trong máu động mạch: 
a. 30 ± 4 nmol/L
b. 36 ± 4 nmol/L
c. * 40 ± 4 nmol/L
d. 44 ± 4 nmol/L
Câu 835. [H+] bình thường trong máu động mạch: 
a. 20 ± 4 nmol/L
b. 30 ± 4 nmol/L
c. * 40 ± 4 nmol/L
d. 50 ± 4 nmol/L
Câu 836. PaCO2 bình thường trong máu động mạch: 
a. 20 – 40 mmHg
b. 30 – 50 mmHg
c. * 35 – 45 mmHg
d. 30 – 60 mmHg
Câu 837. PaCO2 bình thường trong máu động mạch: 
100
a. <35 mmHg
b. * 35-45 mmHg
c. 45-55 mmHg
d. >55 mmHg
Câu 838. PaCO2 bình thường trong máu động mạch: 
a. 30 mmHg
b. * 40 mmHg
c. 50 mmHg
d. 60 mmHg
Câu 839. PaCO2 bình thường trong máu động mạch: 
a. 4 mmHg
b. 14 mmHg
c. * 40 mmHg
d. 140 mmHg
Câu 840. Khả năng điều chỉnh HCO 3− trong ECF của thận thông qua các
họat động chính, NGOẠI TRỪ: 
a. Bài tiết H+.
b. Tái hấp thu Na+.
c. Tái hấp thu HCO 3− .
d. * Tái hấp thu NH3.
Câu 841. Thuốc lợi tiểu ức chế men carbonic anhydrase có thể gây: 
a. * Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 842. HCO3- bình thường trong cơ thể: 
a. * 22 - 26 mmol/L
b. 24 – 28 mmol/L.
c. 26 – 30 mmol/L
d. 28 – 32 mmol/L
Câu 843. HCO3- bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. 18 - 26 mmol/L
b. * 26 – 28 mmol/L
c. 28 – 36 mmol/L
d. 36 – 42 mmol/L
Câu 844. HCO3- bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. 20 mmol/L
b. * 28 mmol/L
c. 36 mmol/L
d. 44 mmol/L
Câu 845. HCO3- bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. <22 mmol/L
b. * 24-28 mmol/L
c. 29-36 mmol/L
d. >36 mmol/L
Câu 846. HCO3- bình thường trong dịch nội bào: 
101
a. 5 mmol/L
b. * 10 mmol/L
c. 15 mmol/L
d. 20 mmol/L
Câu 847. HCO3- bình thường trong dịch nội bào: 
a. <5 mmol/L
b. <7 mmol/L
c. * 10 mmol/L
d. >15 mmol/L
Câu 848. Na+ bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. 130 mmol/L
b. * 140 mmol/L
c. 150 mmol/L
d. 160 mmol/L
Câu 849. Na+ bình thường trong huyết tương: 
a. 130-135 mmol/L
b. * 135-145 mmol/L
c. 145-155 mmol/L
d. >155 mmol/L
Câu 850. Na+ bình thường trong huyết tương: 
a. 127 mmol/L
b. 134 mmol/L
c. * 141 mmol/L
d. 148 mmol/L
Câu 851. Na+ bình thường trong dịch kẽ: 
a. 126 mmol/L
b. * 136 mmol/L
c. 146 mmol/L
d. 156 mmol/L
Câu 852. Na+ bình thường trong dịch kẽ: 
a. 125-134 mmol/L
b. * 135-140 mmol/L
c. 140-150 mmol/L
d. >150 mmol/L
Câu 853. Na+ bình thường trong dịch nội bào: 
a. 4 mmol/L
b. * 14 mmol/L
c. 24 mmol/L
d. 34 mmol/L
Câu 854. Na+ bình thường trong dịch nội bào: 
a. 1,4 mmol/L
b. 4 mmol/L
c. * 14 mmol/L
d. 140 mmol/L
Câu 855. K+ bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. * 4 mmol/L
b. 14 mmol/L
102
c. 24 mmol/L
d. 34 mmol/L
Câu 856. K+ bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. <3,5 mmol/L
b. * 3,5-5 mmol/L
c. 5-6 mmol/L
d. >6 mmol/L
Câu 857. K+ bình thường trong dịch ngoại bào: 
a. 2 mmol/L
b. * 4 mmol/L
c. 6 mmol/L
d. 8 mmol/L
Câu 858. K+ bình thường trong dịch kẽ: 
a. 2,5 mmol/L
b. * 4,5 mmol/L
c. 6,5 mmol/L
d. 8,5 mmol/L
Câu 859. K+ bình thường trong dịch kẽ: 
a. * 4,5 mmol/L
b. 14,5 mmol/L
c. 145 mmol/L
d. 1450 mmol/L
Câu 860. K+ bình thường trong dịch nội bào: 
a. 120 mmol/L
b. * 140 mmol/L
c. 160 mmol/L
d. 180 mmol/L
Câu 861. K+ bình thường trong dịch nội bào: 
a. 120 mmol/L
b. 130 mmol/L
c. * 140 mmol/L
d. 150 mmol/L
Câu 862. K+ bình thường trong dịch nội bào: 
a. 1,4 mmol/L
b. 4 mmol/L
c. 14 mmol/L
d. * 140 mmol/L
Câu 863. HCO3- là ion âm chủ yếu của, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 864. Na+ là ion dương chủ yếu của, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
103
Câu 865. K+ là ion dương chủ yếu của: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 866. PO43- là ion âm chủ yếu của: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 867. Cl- là ion âm chủ yếu của, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 868. Na+ và Cl- là ion chủ yếu của, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 869. Na+ và HCO3- là ion chủ yếu của, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 870. K+ và PO43- là ion chủ yếu của: 
a. * Dịch nội bào
b. Dịch ngoại bào
c. Dịch kẽ
d. Huyết tương
Câu 871. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 872. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Tăng thông khí phế nang
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 873. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Tăng đào thải CO2
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 874. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
104
b. * Thận tăng bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 875. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. * Tăng thông khí phế nang
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 876. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. * Tăng đào thải CO2
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 877. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 878. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng thông khí phế nang
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 879. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng đào thải CO2
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 880. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * H+ vào tế bào biểu mô ống thận tăng hơn
Câu 881. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * Tăng thông khí phế nang
Câu 882. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * Tăng đào thải khí CO2
Câu 883. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. * Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
105
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 884. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. * Giảm thông khí phế nang
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 885. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. * Giảm đào thải CO2
b. Thận tăng bài tiết H+.
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 886. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Thận giảm bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 887. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Giảm thông khí phế nang
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 888. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Giảm đào thải khí CO2
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 889. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 890. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm thông khí phế nang
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 891. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-

106
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm đào thải khí CO2
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 892. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. * H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm hơn
Câu 893. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. * Giảm thông khí phế nang
Câu 894. Khi bị nhiễm toan, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ:

a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. * Giảm đào thải khí CO2
Câu 895. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 896. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Giảm thông khí phế nang
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 897. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. * Giảm đào thải CO2
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
b. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 898. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Thận giảm bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 899. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Giảm thông khí phế nang
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 900. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
107
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. * Giảm đào thải CO2
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 901. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 902. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm thông khí phế nang
b. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 903. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. * Giảm đào thải khí CO2
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận ít hơn
Câu 904. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
b. * K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 905. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
d. * Giảm thông khí phế nang
Câu 906. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+
c. Tăng tái hấp thu HCO3-
b. * Giảm đào thải CO2
Câu 907. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. * Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 908. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. * Tăng thông khí phế nang
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 909. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. * Tăng đào thải CO2
b. Thận giảm bài tiết H+
108
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 910. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. * Thận tăng bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 911. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
c. * Tăng thông khí phế nang
d. Giảm tái hấp thu HCO3-
e. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 912. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. * Tăng đào thải CO2
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 913. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng tái hấp thu HCO3-
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 914. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng thông khí phế nang
e. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 915. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. * Tăng đào thải CO2
d. K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 916. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * K+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn
Câu 917. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * Tăng thông khí phế nang
Câu 918. Khi bị nhiễm kiềm, cơ thể đáp ứng bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận tăng lọc HCO3-
b. Thận giảm bài tiết H+
c. Giảm tái hấp thu HCO3-
d. * Tăng đào thải CO2
109
Câu 919. Trong trường hợp cơ thể nhiễm toan chuyển hóa: 
a. H+ vào tế bào biểu mô ống thận giảm.
b. * H+ được bài tiết nhiều hơn.
c. HCO3- được bài tiết vào long ống.
d. Nước tiểu kiềm hóa.
Câu 920. Kiềm chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. K+ vào tế bào ống thận nhiều hơn.
b. K+ được bài tiết vào lòng ống thận nhiều hơn H+.
c. * Thận tăng giữ HCO3- lại cho cơ thể.
d. Cần chú ý điều chỉnh cân bằng Cl-, K+ nội môi.
Câu 921. Toan hô hấp: 
a. Khi có tăng thông khí thì PaCO2 máu tăng.
b. * CO2 khuếch tán vào tế bào biểu mô thận
c. HCO3- bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn
d. pH giảm trở về mức bình thường.
Câu 922. Nguyên nhân toan hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh phổi làm giảm thông khí.
b. Sử dụng morphin quá liều.
c. * Cho bệnh nhân thở máy quá mức.
d. Sử dụng thuốc dãn cơ quá liều.
Câu 923. Kiềm hô hấp: 
a. Thường gặp trong trường hợp ức chế trung tâm hô hấp quá mức
b. * Thận giảm bài tiết H+
c. Thận tăng tái hấp thu HCO3-.
d. Sau điều chỉnh pH tăng về mức bình thường.
Câu 924. Nguyên nhân kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng thông khí quá mức.
b. Hystery
c. Thở máy quá mức.
d. * Ức chế trung tâm hô hấp.
Câu 925. Điều hoà thăng bằng toan kiềm trong cơ thể, NGOẠI TRỪ:

a. Acid là chất có khả năng giải phóng ion H+
b. Base là chất có khả năng nhận ion H+
c. Điều hòa nồng độ ion H+ có liên quan đến hệ thống đệm của dịch nội và ngoại bào.
d. * Những acid mạnh là hệ thống đệm tốt cho cơ thể.
Câu 926. Các trường hợp sau đây nhiễm kiềm chuyển hóa, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nôn kéo dài.
b. * Thở máy quá mức.
c. Hẹp môn vị
d. Điều trị bằng cortisol.
Câu 927. Khi giảm thể tích máu có thể gây: 
a. Nhiễm toan chuyển hóa.
b. Nhiễm toan hô hấp.
c. * Nhiễm kiềm chuyển hóa.
d. Nhiễm kiềm hô hấp.
110
Câu 928. Cơ chế bù trong kiềm chuyển hóa: 
a. Trung tâm hô hấp bị kích thích.
b. Tăng đào thải CO2 ở phổi.
c. Tăng hình thành NH3 ở thận.
d. * Giảm tái hấp thu HCO3-.
Câu 929. Thăng bằng toan kiềm, NGOẠI TRỪ: 
a. Acid là chất có khả năng giải phóng ion H+
b. Base là chất có khả năng nhận ion H+
c. Điều hòa nồng độ ion H+ có liên quan đến hệ thống đệm của dịch nội và ngoại bào
d. * Những acid mạnh là hệ thống đệm tốt cho cơ thể
Câu 930. Đặc điểm huyết tương: 
a. Huyết tương không có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. * Huyết tương là thành phần của dịch ngoại bào
c. Protein của huyết tương cao gấp mười ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 15% trọng lượng cơ thể
Câu 931. Đặc điểm huyết tương: 
a. Huyết tương không có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. * Protein của huyết tương cao gấp ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 15% trọng lượng cơ thể
Câu 932. Đặc điểm huyết tương: 
a. Huyết tương không có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. Protein của huyết tương cao gấp mười ba lần của dịch kẽ
d. * Huyết tương chiếm 5% trọng lượng cơ thể
Câu 933. Đặc điểm huyết tương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Huyết tương không có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Huyết tương là một thành phần của dịch ngoại bào
c. Protein của huyết tương cao gấp ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 5% trọng lượng cơ thể
Câu 934. Đặc điểm huyết tương, NGOẠI TRỪ: 
a. Huyết tương có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. * Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. Protein của huyết tương cao gấp ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 5% trọng lượng cơ thể
Câu 935. Đặc điểm huyết tương, NGOẠI TRỪ: 
a. Huyết tương có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. * Protein của huyết tương cao gấp mười ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 5% trọng lượng cơ thể
Câu 936. Đặc điểm huyết tương, NGOẠI TRỪ: 
a. Huyết tương có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. Protein của huyết tương cao gấp ba lần của dịch kẽ
d. * Huyết tương chiếm 15% trọng lượng cơ thể
Câu 937. Đặc điểm các hệ đệm trong cơ thể: 
a. Tỷ số acid/base của từng hệ đệm là giống nhau theo nguyên tắc isohydric.
111
b. * Chỉ cần nghiên cứu sự thay đổi của hệ đệm bicarbonate sẽ suy ra sự thay đổi của
hệ đệm phosphate.
c. Tỷ số acid/base không bị thay đổi khi thay đổi nồng độ H+
d. Hemoglobin là một acid mạnh.
Câu 938. Đặc điểm của huyết tương: 
a. * Huyết tương có chức năng điều hòa thăng bằng kiềm toan
b. Dịch ngoại bào là một thành phần của huyết tương
c. Protein của huyết tương cao gấp mười ba lần của dịch kẽ
d. Huyết tương chiếm 15% trọng lượng cơ thể
Câu 939. Hai cơ chế chính điều hòa các chức năng cơ thể là: 
a. * Thần kinh và thể dịch
b. Tim mạch và thần kinh
c. Thể dịch và hô hấp
d. Hô hấp và tim mạch
Câu 940. Thể tích dịch cơ thể chiếm: 
a. * 50-60% trọng lượng cơ thể
b. 30-40 % trọng lượng cơ thể
c. 40-50% trọng lượng cơ thể
d. 60-70% trọng lượng cơ thể
Câu 941. Thể tích dịch cơ thể chiếm: 
a. 20-80% trọng lượng cơ thể
b. 30-70 % trọng lượng cơ thể
c. 40-60% trọng lượng cơ thể
d. * 50-60% trọng lượng cơ thể
Câu 942. Thể tích dịch cơ thể chiếm: 
a. 20% trọng lượng cơ thể
b. 30% trọng lượng cơ thể
c. 40% trọng lượng cơ thể
d. * 50-60% trọng lượng cơ thể
Câu 943. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 20 lít
b. 24 lít
c. * 30 lít
d. 35 lít
Câu 944. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 18 lít
b. 24 lít
c. * 30 lít
d. 36 lít
Câu 945. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 10 lít
b. 20 lít
c. * 30 lít
d. 40 lít
112
Câu 946. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. * 10 lít
b. 20 lít
c. 30 lít
d. 40 lít
Câu 947. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. 5 lít
b. * 10 lít
c. 15 lít
d. 20 lít
Câu 948. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. 4 lít
b. * 10 lít
c. 16 lít
d. 22 lít
Câu 949. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 5 lít
b. 10 lít
c. 15 lít
d. * 20 lít
Câu 950. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 10 lít
b. * 20 lít
c. 30 lít
d. 40 lít
Câu 951. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 16 lít
b. * 20 lít
c. 24 lít
d. 30 lít
Câu 952. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, áp suất thẩm thấu ở
ngăn ngoại bào tương đương: 
a. 2350 mOsmol
b. * 2850 mOsmol
c. 3350 mOsmol
d. 3850 mOsmol
Câu 953. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, áp suất thẩm thấu ở
ngăn ngoại bào tương đương: 
a. 2400 mOsmol
b. * 2800 mOsmol
c. 3200 mOsmol
113
d. 3600 mOsmol
Câu 954. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, áp suất thẩm thấu ở
ngăn nội bào tương đương: 
a. 2850 mOsmol
b. 3700 mOsmol
c. 4850 mOsmol
d. * 5700 mOsmol
Câu 955. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 50kg, áp suất thẩm thấu ở
ngăn nội bào tương đương: 
a. 285 mOsmol
b. 2850 mOsmol
c. 570 mOsmol
d. * 5700 mOsmol
Câu 956. Một người cân nặng 50kg, bị mất 6 lít nước, thể tích dịch
trong cơ thể còn lại tương đương: 
a. 8 lít
b. 16 lít
c. * 24 lít
d. 30 lít
Câu 957. Một người cân nặng 50kg, bị mất 6 lít nước, thể tích dịch
trong cơ thể còn lại tương đương: 
a. 8 lít
b. 16 lít
c. * 24 lít
d. 30 lít
Câu 958. Một người cân nặng 50kg, bị mất 4 lít nước, thể tích dịch
trong cơ thể còn lại tương đương: 
a. 16 lít
b. 21 lít
c. * 26 lít
d. 31 lít
Câu 959. Một người cân nặng 50kg, bị mất 5 lít nước, thể tích dịch
trong cơ thể còn lại tương đương: 
a. 12 lít
b. 18 lít
c. * 25 lít
d. 31 lít
Câu 960. Một người bị mất 3 lít nước, vậy thể tích dịch ngoại bào đã
mất sau khi đạt cân bằng là: 
a. * 1 lít
b. 2 lít
c. 3 lít
d. 4 lít
Câu 961. Một người bị mất 6 lít nước, vậy thể tích dịch ngoại bào đã
mất sau khi đạt cân bằng là: 
a. 1 lít
b. * 2 lít
114
c. 3 lít
d. 4 lít
Câu 962. Một người bị mất 4,5 lít nước, vậy thể tích dịch ngoại bào đã
mất sau khi đạt cân bằng là: 
a. 1 lít
b. * 1,5 lít
c. 2 lít
d. 2,5 lít
Câu 963. Một người bị mất 3 lít nước, vậy thể tích dịch nội bào đã mất
sau khi đạt cân bằng là: 
a. 1 lít
b. * 2 lít
c. 3 lít
d. 4 lít
Câu 964. Một người bị mất 4,5 lít nước, vậy thể tích dịch nội bào đã
mất sau khi đạt cân bằng là: 
a. 1 lít
b. 2 lít
c. * 3 lít
d. 4 lít
Câu 965. Một người bị mất 6 lít nước, vậy thể tích dịch nội bào đã mất
sau khi đạt cân bằng là: 
a. 1 lít
b. 2 lít
c. 3 lít
d. * 4 lít
Câu 966. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 20 lít
b. 28 lít
c. * 36 lít
d. 44 lít
Câu 967. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 12 lít
c. 24 lít
d. * 36 lít
e. 48 lít
Câu 968. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch trong cơ
thể tương đương: 
a. 16 lít
b. 26 lít
c. * 36 lít
d. 46 lít
Câu 969. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 8 lít
115
b. 16 lít
c. * 24 lít
d. 32 lít
Câu 970. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 4 lít
b. 14 lít
c. * 24 lít
d. 34 lít
Câu 971. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch nội bào
tương đương: 
a. 12 lít
b. * 24 lít
c. 36 lít
d. 48 lít
Câu 972. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. * 12 lít
b. 24 lít
c. 36 lít
d. 48 lít
Câu 973. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. 2 lít
b. * 12 lít
c. 22 lít
d. 32 lít
Câu 974. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, thể tích dịch ngoại
bào tương đương: 
a. * 12 lít
b. 20 lít
c. 24 lít
d. 40 lít
Câu 975. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, áp suất thấm thấu ở
ngăn nội bào tương đương: 
a. * 6840 mOsmol/L
b. 3420 mOsmol/L
c. 1710 mOsmol/L
d. 855 mOsmol/L
Câu 976. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, áp suất thấm thấu ở
ngăn nội bào tương đương: 
a. 3840 mOsmol/L
b. 4840 mOsmol/L
c. 5840 mOsmol/L
d. * 6840 mOsmol/L
Câu 977. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, áp suất thấm thấu ở
ngăn ngoại bào tương đương: 
116
a. 6840 mOsmol/L
b. * 3420 mOsmol/L
c. 1710 mOsmol/L
d. 855 mOsmol/L
Câu 978. Một người khoẻ mạnh, cân nặng 60kg, áp suất thấm thấu ở
ngăn ngoại bào tương đương: 
a. 4420 mOsmol/L
b. * 3420 mOsmol/L
c. 2420 mOsmol/L
d. 1420 mOsmol/L
Câu 979. Một người bình thường cân nặng 60kg, thể tích nước trong
cơ thể tương đương: 
a. * 36 lít
b. 26 lít
c. 42 lít
d. 48 lít
Câu 980. Một người trưởng thành 50kg có tổng thể tích dịch cơ thể là:

a. * 30 lít
b. 20 lít
c. 10 lít
d. 40 lít
Câu 981. Một người trưởng thành 60kg có thể tích dịch ngoại bào là:

a. * 12 lít
b. 24 lít
c. 36 lít
d. 48 lít
Câu 982. Một người trưởng thành 60kg có thể tích dịch nội bào là: 
a. * 24 lít
b. 12 lít
c. 36 lít
d. 48 lít
Câu 983. Một người trưởng thành 50kg có thể tích dịch ngoại bào
chiếm: 
a. * 20 % trọng lượng cơ thể
b. 10 % trọng lượng cơ thể
c. 30 % trọng lượng cơ thể
d. 40 % trọng lượng cơ thể
Câu 984. Ở người bình thường, thể tích dịch nội bào chiếm: 
a. * 40 % trọng lượng cơ thể
b. 35 % trọng lượng cơ thể
c. 30 % trọng lượng cơ thể
d. 25 % trọng lượng cơ thể
Câu 985. Thể tích dịch nội bào chiếm: 
a. 10 % trọng lượng cơ thể
b. 20 % trọng lượng cơ thể
117
c. 30 % trọng lượng cơ thể
d. * 40 % trọng lượng cơ thể
Câu 986. Ở người bình thường, huyết tương chiếm: 
a. * 5 % trọng lượng cơ thể
b. 15% trọng lượng cơ thể
c. 20% trọng lượng cơ thể
d. 25% trọng lượng cơ thể
Câu 987. Ở người bình thường, huyết tương chiếm: 
a. * 5% trọng lượng cơ thể
b. 15% trọng lượng cơ thể
c. 20% trọng lượng cơ thể
d. 25% trọng lượng cơ thể
Câu 988. Ở người bình thường, huyết tương chiếm: 
a. 2,5 % trọng lượng cơ thể
b. * 5% trọng lượng cơ thể
c. 10% trọng lượng cơ thể
d. 15% trọng lượng cơ thể
Câu 989. Ở người bình thường, dịch kẽ chiếm: 
a. * 15 % trọng lượng cơ thể
b. 5% trọng lượng cơ thể
c. 25% trọng lượng cơ thể
d. 20% trọng lượng cơ thể
Câu 990. Ở người bình thường, dịch kẽ chiếm: 
a. 2,5 % trọng lượng cơ thể
b. 5% trọng lượng cơ thể
c. 7,5% trọng lượng cơ thể
d. * 15% trọng lượng cơ thể
Câu 991. Ở người bình thường, dịch kẽ chiếm: 
a. 1/4 thể tích dịch ngoại bào
b. 2/4 thể tích dịch ngoại bào
c. * 3/4 thể tích dịch ngoại bào
e. Thể tích bằng dịch ngoại bào
Câu 992. Ở người bình thường, dịch kẽ chiếm: 
a. * Thể tích gấp 3 lần huyết tương
b. Thể tích gấp 4 lần huyết tương
c. Thể tích gấp 5 lần huyết tương
d. thể tích gấp 6 lần huyết tương
Câu 993. Ở người bình thường, dịch nội bào chiếm: 
a. * 2/3 tổng lượng dịch cơ thể
b. 1/3 tổng lượng dịch cơ thể
c. Gấp đôi dịch ngoại bào
d. Gấp ba dịch ngoại bào
Câu 994. Ở người bình thường, dịch nội bào chiếm: 
a. * 2/3 tổng lượng dịch cơ thể
b. 1/3 tổng lượng dịch cơ thể
c. 1/4 tổng lượng dịch cơ thể
d. 1/2 tổng lượng dịch cơ thể
118
Câu 995. Ở người bình thường, dịch nội bào chiếm: 
a. Bằng tổng lượng dịch cơ thể
b. Bằng thể tích dịch ngoại bào
c. * Gấp đôi thể tích dịch ngoại bào
d. Gấp ba thể tích dịch ngoại bào
Câu 996. Ở người bình thường, dịch ngoại bào chiếm: 
a. * 1/3 tổng lượng dịch cơ thể
b. 2/3 tổng lượng dịch cơ thể
c. 1/3 dịch nội bào
d. ¼ dịch nội bào
Câu 997. Ở người bình thường, thể tích dịch ngoại bào bằng: 
a. * 1/2 thể tích dịch nội bào
b. 1/3 thể tích dịch nội bào
c. 1/4 thể tích dịch nội bào
d. 1/5 thể tích dịch nội bào
Câu 998. Ở người bình thường, huyết tương chiếm: 
a. 1/5 thể tích dịch ngoại bào
b. * 1/4 thể tích dịch ngoại bào
c. 1/2 thể tích dịch ngoại bào
d. Gấp đôi thể tích dịch ngoại bào
Câu 999. Ở người bình thường, thể tích dịch ngoại bào: 
a. * Bằng phân nửa thể tích dịch nội bào
b. Bằng phân nửa tổng thể tích dịch cơ thể
c. Bằng một phần ba thể tích dịch nội bào
d. Bằng một phần tư thể tích dịch nội bào
Câu 1000. Thành phần dịch cơ thể có đặc điểm: 
a. * Chất không điện giải chiếm tỷ lệ lớn hơn chất điện giải
b. Chất không điện giải chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chất điện giải
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định bởi thành phần không điện giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1001. Thành phần dịch cơ thể: 
a. * Chất điện giải chiếm tỷ lệ ít hơn chất không điện giải
b. K+ là ion chủ yếu của dịch ngoại bào
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần không điện
giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1002. Thành phần dịch cơ thể: 
a. Chất điện giải chiếm tỷ lệ lớn hơn chất không điện giải
b. * K+ là ion chủ yếu của dịch nội bào
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần không điện
giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1003. Thành phần dịch cơ thể: 
a. Chất điện giải chiếm tỷ lệ lớn hơn chất không điện giải
b. * Na+ là ion chủ yếu của dịch ngoại bào
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần không điện
giải
119
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1004. Thành phần dịch cơ thể: 
a. Chất điện giải chiếm tỷ lệ lớn hơn chất không điện giải
b. Na+ là ion chủ yếu của dịch nội bào
c. * Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần các chất
điện giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1005. Thành phần dịch cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. Chất điện giải chiếm tỷ lệ ít hơn chất không điện giải
b. K+ là ion chủ yếu của dịch nội bào
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần các chất điện
giải
d. * Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1006. Thành phần dịch cơ thể, NGOẠI TRỪ: 
a. Chất không điện giải chiếm tỷ lệ lớn hơn chất điện giải
b. Na+ là ion chủ yếu của dịch ngoại bào
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định chủ yếu bởi thành phần các chất điện
giải
d. * Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1007. Thành phần dịch cơ thể có đặc điểm: 
a. * Dịch ngoại bào chứa chủ yếu glucose, acid béo, acid amin, một lượng lớn Natri,
Clo và bicarbonate
b. Chất không điện giải chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chất điện giải
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định bởi thành phần không điện giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1008. Thành phần dịch cơ thể có đặc điểm: 
a. * Dịch nội bào chứa chủ yếu là Kali, Magie, phosphat
b. Chất không điện giải chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chất điện giải
c. Tính thẩm thấu dịch cơ thể được quyết định bởi thành phần không điện giải
d. Dịch nội bào chứa chủ yếu các chất dinh dưỡng
Câu 1009. Nội môi là: 
a. * Dịch ngoại bào
b. Môi trường bên trong cơ thể hay còn gọi là dịch nội bào
c. Dịch nội bào
d. Môi trường bên trong tế bào
Câu 1010. Hằng tính nội môi là, NGOẠI TRỪ: 
a. * Không được liên tục đổi mới
b. Duy trì các trạng thái hoặc điều kiện hằng định trong nội môi
c. Tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các tế bào
d. Được quyết định bởi hoạt động của 3 hệ thống: tiếp nhận, vận chuyển và bài tiết
Câu 1011. Hằng tính nội môi là, NGOẠI TRỪ: 
a. * Được quyết định bởi hoạt động của chỉ 2 hệ thống: tiếp nhận và đào thải
b. Duy trì các trạng thái hoặc điều kiện hằng định trong nội môi
c. Tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của các tế bào
d. Cần được liên tục đổi mới và tuần hoàn
Câu 1012. Trong hằng tính nội môi, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hệ tim mạch và hô hấp là hệ thống vận chuyển
120
b. Hệ hô hấp và hệ tiêu hóa vừa thuộc hệ thống tiếp nhận vừa thuộc hệ thống bài tiết
c. Tim và mạch đảm bảo cho dịch ngoại bào được tuần hoàn khắp cơ thể
d. Qua hoạt động thông khí, hệ hô hấp đào thải CO2 ra ngoài
Câu 1013. Kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh nhân có tình trạng tăng thông khí.
b. * PCO2 của máu tăng.
c. Tăng pH máu.
d. Thận giảm bài tiết H+ ra nước tiểu .
Câu 1014. Kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh nhân có tình trạng tăng thông khí.
b. Tại tế bào biểu mô của thận không có sự kết hợp giữa CO2 và nước.
c. Giảm hấp thu HCO 3− .
d. * PCO2 của máu giảm gây giảm pH máu.
Câu 1015. Toan hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Giảm thông khí thì PCO2 máu tăng.
b. CO2 khuếch tán vào tế bào biểu mô thận.
c. H+ được bài tiết và HCO 3− tái hấp thu vào máu.
d. * Qua cơ chế điều chỉnh của thận giúp pH máu giảm trở lại bình thường
Câu 1016. Kiềm chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. K vào tế bào nhiều hơn và được bài tiết ra nhiều hơn H+.
+

b. * Nếu tổng lượng K+ giảm gây nên kiềm nước tiểu nghịch lý.
c. Nếu tổng lượng K+ giảm mà không được điều chỉnh tình trạng nhiễm kiềm ngày
càng trầm trọng.
d. Cần chú ý điều chỉnh cân bằng Cl-, K+ nội môi.
Câu 1017. Toan chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. H+ vào trong tế bào nhiều, đẩy K+ ra ngoài tế bào.
b. Nước tiểu toan hóa và ít K+
c. Vào nước tiểu H+ sẽ kết hợp với hệ đệm trong lòng ống.
d. * pH > 7,45.
Câu 1018. pH < 7,35 , HCO3- < 22 mmol/L, chẩn đoán là:
a. * Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 1019. pH > 7,45 , HCO3- > 26 mmol/L, chẩn đoán là: 
a. Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. * Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 1020. pH > 7,45 , PCO2 < 45mmHg, chẩn đoán là: 
a. Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. * Kiềm hô hấp.
Câu 1021. pH < 7,35 , PCO2 > 45mmHg, chẩn đoán là: 
121
a. Toan chuyển hóa.
b. * Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 1022. Thuốc lợi tiểu ức chế men carbonic anhydrase có thể gây: 
a. * Toan chuyển hóa.
b. Toan hô hấp.
c. Kiềm chuyển hóa.
d. Kiềm hô hấp.
Câu 1023. PaCO2 bình thường trong cơ thể: 
a. 20 – 40 mmHg
b. 30 – 50 mmHg
c. * 35 – 45 mmHg
d. 30 – 60 mmHg
Câu 1024. HCO3- bình thường trong cơ thể: 
a. * 22 - 26 mmol/L
b. 24 – 28 mmol/L.
c. 26 – 30 mmol/L
d. 28 – 32 mmol/L
Câu 1025. Khi cơ thể nhiễm toan, NGOẠI TRỪ: 
a. Thận giảm lọc HCO3-
b. Thận tăng bài tiết H+.
c. * Giảm tái hấp thu HCO3-
d. H+ vào tế bào biểu mô ống thận nhiều hơn.
Câu 1026. Trong trường hợp cơ thể nhiễm toan chuyển hóa: 
a. H vào tế bào biểu mô ống thận giảm.
+

b. * H+ được bài tiết nhiều hơn.


c. HCO3- được bài tiết vào lòng ống.
d. Nước tiểu kiềm hóa.
Câu 1027. Kiềm chuyển hóa, NGOẠI TRỪ: 
a. K vào tế bào ống thận nhiều hơn.
+

b. K+ được bài tiết vào lòng ống thận nhiều hơn H+.
c. * Thận tăng giữ HCO3- lại cho cơ thể.
d. Cần chú ý điều chỉnh cân bằng Cl-, K+ nội môi.
Câu 1028. Toan hô hấp có đặc điểm: 
a. Khi có tăng thông khí thì PaCO2 máu tăng.
b. * CO2 khuếch tán vào tế bào biểu mô thận
c. HCO3- bài tiết vào nước tiểu nhiều hơn
d. pH giảm trở về mức bình thường.
Câu 1029. Nguyên nhân toan hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Bệnh phổi làm giảm thông khí.
b. Sử dụng morphin quá liều.
c. * Cho bệnh nhân thở máy quá mức.
d. Sử dụng thuốc dãn cơ quá liều.
Câu 1030. Kiềm hô hấp có đặc điểm: 
a. Thường gặp trong trường hợp ức chế trung tâm hô hấp quá mức
b. * Thận giảm bài tiết H+
122
c. Thận tăng tái hấp thu HCO3-.
d. Sau điều chỉnh pH tăng về mức bình thường.
Câu 1031. Nguyên nhân kiềm hô hấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng thông khí quá mức.
b. Hystery
c. Thở máy quá mức.
d. * Ức chế trung tâm hô hấp.
Câu 1032. Các trường hợp sau đây nhiễm kiềm chuyển hóa, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nôn kéo dài.
b. * Thở máy quá mức.
c. Hẹp môn vị
d. Điều trị bằng cortisol.
Câu 1033. Khi giảm thể tích máu có thể gây: 
a. Nhiễm toan chuyển hóa.
b. Nhiễm toan hô hấp.
c. * Nhiễm kiềm chuyển hóa.
d. Nhiễm kiềm hô hấp.
Câu 1034. Cơ chế bù trong kiềm chuyển hóa: 
a. Trung tâm hô hấp bị kích thích.
b. Tăng đào thải CO2 ở phổi.
c. Tăng hình thành NH3 ở thận.
d. * Giảm tái hấp thu HCO3-.
Câu 1035. Yếu tố gây tăng bài tiết Renin của tổ chức cận cầu thận: 
a. Tăng áp suất thẩm thấu dịch ngoại bào.
b. Uống quá nhiều nước.
c. Dãn động mạch vào cầu thận.
d. * Giảm thể tích dịch ngoại bào.
Câu 1036. Câu nào sau đây đúng với renin: 
a. Renin được bài tiết bởi tế bào cầu thận
b. Tăng huyết áp động mạch thận gây kích thích sự bài tiết renin
c. * Renin biến đổi angiotensinogen thành angiotensin I
d. Renin biến đổi angiotensin I thành angiotensin II
Câu 1037. Những chất chính sau đây quyết định độ thẩm thấu của
huyết tương, NGOẠI TRỪ: 
+
a. Na
b. Glucose.
c. * Cl-
d. Albumin.
Câu 1038. Chức năng điều hòa nội môi của thận, NGOẠI TRỪ: 
a. Điều hòa thành phần và nồng độ của các chất trong huyết tương.
b. Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào.
c. * Điều hòa số lượng tiểu cầu.
d. Điều hòa pH và huyết áp của cơ thể.
Câu 1039. Số lượng dịch não tủy được bài tiết trung bình mỗi ngày: 
a. 200ml
b. * 500ml
123
c. 1000ml
d. 1200ml
Câu 1040. Đặc điểm dịch não tuỷ, NGOẠI TRỪ: 
a. Dịch không màu
b. Tỉ trọng khoảng 1.005
c. * Protein trong dịch não tuỷ khoảng 200-300mg/dL
d. Nồng độ ion Na+ tương đương với huyết tương
Câu 1041. Áp suất nhãn cầu bình thường: 
a. * 15mmHg
b. 20mmHg
c. 25mmHg
d. 30mmHg
Câu 1042. Áp suất thuỷ tĩnh mao mạch đầu tiểu động mạch: 
a. 20mmHg
b. * 30mmHg
c. 40mmHg
d. 50mmHg
Câu 1043. Áp suất thuỷ tĩnh mao mạch đầu tiểu tĩnh mạch: 
a. * 10mmHg
b. 20mmHg
c. 30mmHg
d. 40mmHg
Câu 1044. Áp suất keo dịch kẽ: 
a. * 8mmHg
b. 18mmHg
c. 28mmHg
d. 38mmHg
Câu 1045. Áp suất âm dịch kẽ: 
a. * -3mmHg
b. -10mmHg
c. -15mmHg
d. -18mmHg
Câu 1046. Áp suất keo huyết tương: 
a. 20mmHg
b. * 28mmHg
c. 36mmHg
d. 42mmHg
Câu 1047. Một người bình thường cân nặng 70kg, thể tích nước trong
cơ thể tương đương: 
a. 28 lít
b. 30 lít
c. * 42 lít
d. 50 lít
Câu 1048. Một người bình thường cân nặng 70kg, thể tích dịch nội bào
là: 
a. 14 lít
b. 20 lít
124
c. * 28 lít
d. 36 lít

125
ĐẠI CƯƠNG VỀ HOẠT CHẤT SINH HỌC
(câu 1049 – câu 1363)

Câu 1049. Hệ thống nội tiết bao gồm: 


a. Các tế bào thuộc tuyến nội tiết có nhiệm vụ bài tiết hormon.
b. Các tuyến nội tiết nằm rải rác nhưng có liên quan về mặt chức năng.
c. Các tuyến nội tiết và mô đích của hormon do nó tiết ra.
d. * Các cơ quan và tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và bài tiết hoạt chất sinh học.
Câu 1050. Đặc điểm của các tuyến nội tiết: 
a. Nhỏ, nằm rải rác, không liên quan nhau về mặt chức năng.
b. * Nhỏ, không liên quan nhau về giải phẫu nhưng lại liên quan về chức năng.
c. Kích thước lớn nhỏ, gắn kết nhau về giải phẫu và chức năng.
d. Kích thước lớn nhỏ, liên quan về giải phẫu, không liên quan về chức năng.
Câu 1051. Về mặt mô học, tuyến nội tiết có cấu tạo: 
a. Tế bào chế tiết đổ hormon vào ống dẫn đưa ra máu.
b. * Đám tế bào chế tiết đổ trực tiếp hormon vào lưới mao mạch bao quanh.
c. Những đám tế bào chế tiết không có ống dẫn và không có mạch máu bao quanh.
d. Các nang chế tiết dẫn lưu hormon theo ống dẫn ra ngoài.
Câu 1052. Theo quan điểm hiện đại, hoạt chất sinh học khác hormon
cổ điển ở chỗ: 
a. * Không nhất thiết do tuyến nội tiết tiết vào máu.
b. Phải do tuyến nội tiết tiết vào trong máu.
c. Không nhất thiết là chất hóa học tác động lên mô đích.
d. Phải là chất hóa học tác động lên mô đích.
Câu 1053. Quan điểm cổ điển và quan điểm hiện đại thống nhất nhau
ở những điểm sau khi đưa ra định nghĩa về hoạt chất sinh học (hormon),
là những chất trung gian hóa học: 
a. Do tuyến nội tiết tiết ra.
b. Được tiết vào trong máu.
c. Gắn được lên tất cả các thụ thể.
d. * Có tác dụng sinh học trên mô đích.
Câu 1054. Thuật ngữ hoạt chất sinh học đồng nghĩa với: 
a. Hormon, tín hiệu hóa học nội bào, chất truyền tin thứ nhất.
b. Tín hiệu hóa học ngoại bào, chất truyền tin thứ hai.
c. Chất truyền tin thứ hai, chất dẫn truyền thần kinh.
d. * Hormon, tín hiệu hóa học ngoại bào, chất truyền tin thứ nhất.
Câu 1055. Theo quan điểm cổ điển hormon là chất trung gian hóa học
do: 
a. Tất cả tế bào cơ thể chế tiết vào trong máu và có tác dụng sinh học lên mô đích.
b. Tất cả tế bào cơ thể chế tiết vào trong các loại dịch cơ thể và có tác dụng sinh
học lên mô đích.
c. * Tuyến nội tiết chế tiết vào trong máu và có tác dụng sinh học lên mô đích.
d. Tuyến nội tiết chế tiết vào trong các loại dịch cơ thể và có tác dụng sinh học lên
mô đích.
Câu 1056. Theo quan điểm hiện nay hoạt chất hóa học là chất trung
gian hóa học do: 
126
a. Tất cả tế bào cơ thể chế tiết vào trong máu và có tác dụng sinh học lên mô đích.
b. * Tất cả tế bào cơ thể chế tiết vào trong các loại dịch cơ thể và có tác dụng sinh
học lên mô đích.
c. Tuyến nội tiết chế tiết vào trong máu và có tác dụng sinh học lên mô đích.
d. Tuyến nội tiết chế tiết vào trong các loại dịch cơ thể và có tác dụng sinh học lên
mô đích.
Câu 1057. Mô đích là mô: 
a. Tạo ra hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
b. * Tiếp nhận hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
c. Chuyển hóa hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
d. Đào thải hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
Câu 1058. Các hoạt chất sinh học có mô đích là hầu như tất cả các tế
bào của cơ thể: 
a. ACTH và TSH.
b. Calcitonin và PTH.
c. * T3-T4 và somatomedin.
d. GH và aldosteron.
Câu 1059. Các hoạt chất sinh học không có mô đích đặc hiệu: 
a. FSH và LH.
b. * T3-T4 và somatomedin.
c. ADH và oxytocin.
d. Aldosteron và gastrin.
Câu 1060. Bản chất của các thụ thể là: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. * Protid.
d. Chất vô cơ.
Câu 1061. Thụ thể là những phân tử có mặt ở: 
a. Tế bào nội tiết để tiếp nhận các tín hiệu gây bài tiết hormon.
b. Tế bào nội tiết để tiếp nhận các tín hiệu ngoại bào với tính đặc hiệu và ái lực
cao.
c. Tế bào đích để tiếp nhận các tín hiệu ngoại bào gây bài tiết hormon.
d. * Tế bào đích để tiếp nhận các hoạt chất sinh học một cách đặc hiệu.
Câu 1062. Về mặt cấu trúc, mỗi thụ thể có ít nhất: 
a. * 2 phần.
b. 3 phần.
c. 4 phần.
d. 5 phần.
Câu 1063. Phần làm nhiệm vụ nhận biết và liên kết với hoạt chất sinh
học của Thụ thể là: 
a. Phần tương tác.
b. * Phần điều hòa.
c. Phần hiệu ứng.
d. Phần hỗ trợ.
Câu 1064. Phần của thụ thể làm nhiệm vụ gây ra tác động đầu tiên lên
mô đích là: 
a. Phần tương tác.
127
b. Phần điều hòa.
c. * Phần hiệu ứng.
d. Phần hỗ trợ.
Câu 1065. Thụ thể của các hoạt chất sinh học tan trong nước thường
nằm ở: 
a. * Màng bào tương.
b. Trong bào tương.
c. Màng nhân.
d. Trong nhân.
Câu 1066. Thụ thể của các hoạt chất sinh học tan trong dầu thường
nằm ở: 
a. Màng bào tương và trong bào tương.
b. Màng nhân và trong nhân.
c. Màng bào tương và màng nhân.
d. * Trong bào tương và trong nhân.
Câu 1067. Thụ thể của các hormon peptid và catecholamin nằm ở: 
a. * Màng bào tương.
b. Trong bào tương.
c. Màng nhân.
d. Trong nhân.
Câu 1068. Thụ thể của các hormon steroid nằm ở: 
a. Màng bào tương.
b. * Trong bào tương.
c. Màng nhân.
d. Trong nhân.
Câu 1069. Thụ thể của hormon T3-T4 nằm ở: 
a. Màng bào tương.
b. Trong bào tương.
c. Màng nhân.
d. * Trong nhân.
Câu 1070. Thụ thể nằm ở màng tế bào tiếp nhận các hormon: 
a. * Peptid và catecholamin.
b. Catecholamin và T3-T4.
c. T3-T4 và steroid.
d. Steroid và peptid.
Câu 1071. Thụ thể nằm trong tế bào tiếp nhận các hormon: 
a. Peptid và catecholamin.
b. Catecholamin và T3-T4.
c. * T3-T4 và steroid.
d. Steroid và peptid.
Câu 1072. Thụ thể nằm trong bào tương tế bào tiếp nhận các hormon:

a. Peptid.
b. Catecholamin.
c. T3-T4.
d. * Steroid.
Câu 1073. Thụ thể nằm trong nhân tế bào tiếp nhận các hormon: 
128
a. Peptid.
b. Catecholamin.
c. * T3-T4.
d. Steroid.
Câu 1074. Hoạt chất sinh học là một: 
a. * Agonist có tính đặc hiệu và có ái lực cao với thụ thể.
b. Agonist có tính đặc hiệu và ái lực thay đổi trên tuyến nội tiết.
c. Antagonist có tính đặc hiệu và có hiệu lực cao với Thụ thể.
d. Antagonist có tính đặc hiệu và hiệu lực thay đổi trên tuyến nội tiết.
Câu 1075. Ligand là 1 loại: 
a. Liên kết giữa hoạt chất sinh học và thụ thể.
b. Phản ứng giữa hoạt chất sinh học và thụ thể.
c. Tác dụng khi hoạt chất sinh học gắn vào thụ thể.
d. * Chất hóa học có khả năng gắn đặc hiệu vào thụ thể.
Câu 1076. Ligand là 1 chất có khả năng: 
a. Xúc tác phản ứng hóa học.
b. Gây đáp ứng sinh học.
c. * Gắn đặc hiệu vào thụ thể.
d. Gây bài tiết hormon.
Câu 1077. Ligand mà không gây được đáp ứng sinh học gọi là: 
a. Agonist.
b. Chất chủ vận.
c. Chất đồng vận.
d. * Chất đối kháng.
Câu 1078. Trên thụ thể, agonist và antagonist có mối quan hệ: 
a. Kết hợp.
b. Tương hỗ.
c. * Cạnh tranh.
d. Luân phiên.
Câu 1079. Agonist là một chất: 
a. Có ái lực với thụ thể nhưng không gây hiệu lực sinh lý.
b. * Có ái lực với thụ thể và gây ra một hiệu lực sinh lý.
c. Không có ái lực với thụ thể và cũng không gây hiệu lực sinh lý.
d. Không có ái lực với thụ thể nhưng vẫn gây được hiệu lực sinh lý.
Câu 1080. Antagonist là một chất: 
a. * Có ái lực với thụ thể nhưng không gây hiệu lực sinh lý.
b. Có ái lực với thụ thể và gây ra một hiệu lực sinh lý.
c. Không có ái lực với thụ thể và cũng không gây hiệu lực sinh lý.
d. Không có ái lực với thụ thể nhưng vẫn gây được hiệu lực sinh lý.
Câu 1081. Acetylcholin và atropin: 
a. Là hai agonist.
b. Là hai antagonist.
c. * Lần lượt là agonist và antagonist.
d. Lần lượt là antagonist và agonist.
Câu 1082. So sánh tác động của acetylcholin và atropin lên Thụ thể
muscarinic: 
a. Ái lực và hiệu lực của acetylcholinmạnh hơnatropin.
129
b. Ái lực và hiệu lực của acetylcholin yếu hơnatropin.
c. Ái lực của acetylcholinmạnh hơnatropin nhưng hiệu lực thì ngược lại.
d. * Ái lực của acetylcholin yếu hơn atropin nhưng hiệu lực thì ngược lại.
Câu 1083. Catecholamin làm tăng tần số và lực co bóp tim, nếu tiết nhiều sẽ
gây tăng huyết áp. Dùng propranolol điều trị với cơ chế đẩy catecholamin ra
khỏi thụ thể của nó: 
a. Catecholamin và propranolol là hai agonist.
b. Catecholamin và propranolol là hai antagonist.
c. * Catecholamin là agonist và propranolol là antagonist.
d. Catecholamin là antagonist và propranolol là agonist.
Câu 1084. Catecholamin làm tăng tần số và lực co bóp tim, nếu tiết nhiều sẽ
gây tăng huyết áp. Dùng propranolol điều trị với cơ chế đẩy catecholamin ra
khỏi thụ thể của nó: 
a. Ái lực và hiệu lực của catecholamin mạnh hơn propranolol.
b. Ái lực và hiệu lực của catecholamin yếu hơn propranolol.
c. Ái lực của catecholamin mạnh hơn propranolol nhưng hiệu lực thì ngược lại.
d. * Ái lực của catecholamin yếu hơn propranolol nhưng hiệu lực thì ngược lại.
Câu 1085. Hoạt chất sinh học do các tuyến nội tiết tiết ra được gọi là: 
a. Hoạt chất sinh học ngoại sinh.
b. Chất trung gian hóa học tại chỗ.
c. * Hormon chung.
d. Hormon địa phương.
Câu 1086. Hormon chung là những hoạt chất sinh học: 
a. * Được các tuyến nội tiết tiết ra.
b. Do các cơ quan không phải là tuyến nội tiết tiết ra.
c. Do hầu hết các tế bào của cơ thể tiết ra.
d. Được đưa từ bên ngoài vào cơ thể.
Câu 1087. Loại hoạt chất sinh học nào sau đây thỏa các tiêu chuẩn định nghĩa
theo quan điểm cổ điển: 
a. Hoạt chất sinh học ngoại sinh.
b. Chất trung gian hóa học tại chỗ.
c. * Hormon chung.
d. Hormon địa phương.
Câu 1088. Hoạt chất sinh học được cấu trúc dạng chuỗi, nếu là 2 chuỗi thì sẽ
liên kết nhau bằng cầu nối disulfur. Đó là hoạt chất có bản chất: 
a. * Peptid.
b. Acid amin.
c. Acid béo.
d. Steroid.
Câu 1089. Hoạt chất sinh học được cấu trúc dạng chuỗi có gắn thêm các gốc
carbohydrat. Đó là hoạt chất có bản chất: 
a. Acid amin.
b. Peptid.
c. * Glycoprotein.
d. Lipid.
Câu 1090. Hoạt chất sinh học có bản chất protein thuộc nhóm: 
a. Acid amin.
130
b. * Peptid.
c. Steroid.
d. Polysaccharid.
Câu 1091. Trong cấu trúc của hoạt chất sinh học, các cầu nối disulfua được
sử dụng để liên kết: 
a. Hai acid amin.
b. * Hai chuỗi polypeptid.
c. Hai acid béo.
d. Hai steroid.
Câu 1092. Các nhóm hormon sau có bản chất glycoprotein: 
a. GH, ACTH, PTH.
b. * TSH, FSH, LH, HCG.
c. T3-T4, calcitonin, insulin, glucagon.
d. Aldosteron, cortisol, testosteron.
Câu 1093. Các hormon sau có cùng bản chất: 
a. Angiotensin và aldosteron.
b. * FSH và LH.
c. T3-T4 và calcitonin.
d. Các natriuretic peptid và cortisol.
Câu 1094. Các hormon sau có cùng bản chất với FSH và LH: 
a. Estrogen và progesteron.
b. Melatonin và serotonin.
c. T3-T4 và catecholamin.
d. * TSH và HCG.
Câu 1095. Hormon là dẫn xuất của acid amin tyrosin: 
a. * T3-T4 và catecholamin .
b. Melatonin và serotonin.
c. Histamin.
d. GABA.
Câu 1096. Hormon là dẫn xuất của acid amin tyrosin: 
a. * T3-T4.
b. Melatonin.
c. Histamin.
d. GABA.
Câu 1097. Hormon là dẫn xuất của acid amin tyrosin: 
a. * Catecholamin.
b. serotonin.
c. Histamin.
d. GABA.
Câu 1098. Hormon là dẫn xuất của acid amin tryptophan: 
a. T3-T4 và catecholamin.
b. * Melatonin và serotonin.
c. Histamin.
d. GABA.
Câu 1099. Hormon là dẫn xuất của acid amin histidin: 
a. Melatonin
b. Serotonin.
131
c. * Histamin.
d. GABA.
Câu 1100. Hormon là dẫn xuất của acid amin glutamic: 
a. Melatonin
b. Serotonin.
c. Histamin.
d. * GABA.
Câu 1101. Các tuyến nội tiết sau có bài tiết hormon là dẫn xuất của acid amin
tyrosin: 
a. Vùng hạ đồi và tuyến yên.
b. * Tuyến giáp và tủy thượng thận.
c. Tuyến tụy và vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục nam và nữ.
Câu 1102. Các hormon sau có cùng bản chất: 
a. Calcitonin và cortisol.
b. Insulin và androgen.
c. * T3-T4 và catecholamin.
d. Histamin và GABA.
Câu 1103. Các hormon sau có cùng bản chất nhưng khác tính tan: 
a. Calcitonin và PTH.
b. Insulin và glucagon.
c. * T3-T4 và catecholamin.
d. Testosteron và estrogen.
Câu 1104. Các hormon sau được xếp cùng nhóm theo phân loại bản chất hóa
học: 
a. T3-T4 và calcitonin.
b. LH và progesteron.
c. PTH và vitamin D3.
d. * Melatonin và serotonin.
Câu 1105. Hormon dẫn xuất của acid béo thường là: 
a. Hormon chung.
b. * Hormon địa phương.
c. Hormon sinh dục và nhau thai.
d. Hormon vùng hạ đồi và tuyến yên.
Câu 1106. Hormon địa phương thường có bản chất là: 
a. Acid amin.
b. Peptid.
c. * Acid béo.
d. Steroid.
Câu 1107. Hormon là dẫn xuất của acid béo thườngcó nguồn gốc từ: 
a. Các tuyến nội tiết.
b. Các cơ quan không phải là tuyến nội tiết.
c. * Hầu hết các tế bào cơ thể.
d. Ngoại sinh.
Câu 1108. Hormon của tuyến nội tiết sau có bản chất là steroid: 
a. Tuyến yên.
b. Tuyến giáp.
132
c. Tuyến tụy.
d. * Tuyến sinh dục.
Câu 1109. Hormon của các tuyến nội tiết sau có cùng bản chất:
a. Vùng hạ đồi và tuyến giáp.
b. Tuyến giáp và tuyến cận giáp.
c. * Vỏ thượng thận và tuyến sinh dục.
d. Tủy thượng thận và tuyến tụy.
Câu 1110. Các hormon sau có cùng bản chất: 
a. HCG và GABA.
b. Melatonin và vitamin D3.
c. * Estrogen và testosteron.
d. Mineralocorticoid và ADH.
Câu 1111. Các hormon sau có cùng bản chất: 
a. Aldosteron và angiotensin.
b. * Glucocorticoid và vitamin D3.
c. Hormon sinh dục và HCG.
d. Mineralocorticoid và vasopressin.
Câu 1112. Đặc điểm của các hormon tan trong nước: 
a. Được tổng hợp dưới dạng tiền chất và bài tiết chậm.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng kết hợp.
c. Có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
d. * Tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng ngắn.
Câu 1113. Đặc điểm của các hormon tan trong nước: 
a. * Được tổng hợp sẵn và bài tiết nhanh.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng kết hợp.
c. Có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng chậm nhưng kéo dài.
Câu 1114. Đặc điểm của các hormon tan trong nước: 
a. Được tổng hợp dưới dạng tiền chất và bài tiết chậm.
b. * Được vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
c. Có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng chậm nhưng kéo dài.
Câu 1115. Đặc điểm của các hormon tan trong nước: 
a. Được tổng hợp dưới dạng tiền chất và bài tiết chậm.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng kết hợp.
c. * Có Thụ thể nằm trên màng bào tương tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng chậm nhưng kéo dài.
Câu 1116. Các thuốc dùng trong cấp cứu tốt nhất nên có đặc điểm: 
a. * Tan trong nước với Thụ thể nằm trên màng tế bào.
b. Tan trong dầu với Thụ thể nằm trên màng tế bào.
c. Tan trong nước với Thụ thể nằm trong tế bào.
d. Tan trong dầu với Thụ thể nằm trong tế bào.
Câu 1117. Đặc điểm của các hormon tan trong dầu: 
a. Được tổng hợp sẵn và bài tiết nhanh.
b. * Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng kết hợp.
c. Có Thụ thể nằm trên màng bào tương tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng ngắn.
133
Câu 1118. Đặc điểm của các hormon tan trong dầu: 
a. * Được tổng hợp dưới dạng tiền chất và bài tiết chậm.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng tự do.
c. Có Thụ thể nằm trên màng bào tương tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng ngắn.
Câu 1119. Đặc điểm của các hormon tan trong dầu: 
a. Được tổng hợp sẵn và bài tiết nhanh.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng tự do.
c. * Có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
d. Tạo ra các đáp ứng nhanh nhưng ngắn.
Câu 1120. Đặc điểm của các hormon tan trong dầu: 
a. Được tổng hợp sẵn và bài tiết nhanh.
b. Được vận chuyển trong máu phần lớn dưới dạng tự do.
c. Có Thụ thể nằm trên màng bào tương tế bào đích.
d. * Tạo ra các đáp ứng chậm nhưng kéo dài.
Câu 1121. Loại hoạt chất sinh học sau không tan trong nước: 
a. Các hormon peptid.
b. Catecholamin.
c. Các chất dẫn truyền thần kinh.
d. * Các hormon steroid.
Câu 1122. Hoạt chất sinh học tan trong nước thường có thời gian bán hủy
tính bằng: 
a. Ngày.
b. Giờ.
c. Phút.
d. * Giây.
Câu 1123. Hoạt chất sinh học tan trong dầu thường có thời gian bán hủy tính
bằng: 
a. Năm.
b. Tuần đến tháng.
c. * Giờ đến ngày.
d. Giây đến phút.
Câu 1124. Các hoạt chất sinh học sau tác động tại chỗ: 
a. * Histamin, prostaglandin và các chất dẫn truyền thần kinh.
b. Hormon của vùng hạ đồi và tuyến yên.
c. Mineralocorticoid, glucocorticoid và vitamin D3.
d. Hormon của tuyến giáp, cận giáp, tụy.
Câu 1125. Các hoạt chất sinh học tại chỗ thường được phân phối bởi: 
a. Máu.
b. * Dịch kẽ.
c. Dịch trong các tế bào.
d. Dịch trong các khoang tiềm ẩn.
Câu 1126. Các hoạt chất sinh học tác động ở xa thường được phân phối bởi:

a. * Máu.
b. Dịch kẽ.
c. Dịch trong các tế bào.
134
d. Dịch trong các khoang tiềm ẩn.
Câu 1127. Đặc điểm của các hormon địa phương: 
a. Thường là các hormon peptid.
b. Được bài tiết vào máu.
c. * Tác động theo phương thức cận tiết và tự tiết.
d. Truyền tín hiệu đi chậm.
Câu 1128. Đặc điểm của các hormon địa phương: 
a. * Do hầu hết tế bào trong cơ thể tiết ra.
b. Được bài tiết vào máu.
c. Tác động lên một cơ quan khác nơi bài tiết.
d. Truyền tín hiệu đi chậm.
Câu 1129. Đặc điểm của các hormon địa phương: 
a. Thường là các hormon peptid.
b. * Được bài tiết vào dịch kẽ.
c. Tác động lên một cơ quan khác nơi bài tiết.
d. Truyền tín hiệu đi chậm.
Câu 1130. Đặc điểm của các hormon địa phương: 
a. Thường là các hormon peptid.
b. Được bài tiết vào máu.
c. Tác động lên một cơ quan khác nơi bài tiết.
d. * Truyền tín hiệu đi nhanh.
Câu 1131. Các hormon địa phương, NGOẠI TRỪ: 
a. Các dẫn xuất của acid béo.
b. Histamin.
c. Các chất dẫn truyền thần kinh.
d. * Các natriuretic peptid.
Câu 1132. Các đặc điểm của các hoạt chất sinh học tác động ở xa: 
a. Thường là các hormon dẫn xuất của acid béo.
b. Truyền tín hiệu đi nhanh.
c. Tác động theo phương thức cận tiết và tự tiết.
d. * Được bài tiết vào máu.
Câu 1133. Đặc điểm của các hoạt chất sinh học tác động ở xa: 
a. * Có thể là hoạt chất tan trong nước hoặc tan trong dầu.
b. Được bài tiết vào dịch kẽ.
c. Thường truyền tín hiệu đi nhanh.
d. Tác động lên những tế bào trong cùng một cơ quan bài tiết.
Câu 1134. Đặc điểm của các hoạt chất sinh học tác động ở xa: 
a. Thường có bản chất là dẫn xuất của acid béo.
b. Được bài tiết vào các khoang dịch tiềm ẩn.
c. * Thường truyền tín hiệu đi chậm.
d. Tác động lên những tế bào cạnh bên.
Câu 1135. Quá trình sinh tổng hợp hoạt chất sinh học peptid chính là: 
a. Quá trình sinh tổng hợp glucid.
b. Quá trình sinh tổng hợp lipid.
c. * Quá trình sinh tổng hợp protein.
d. Quá trình sinh tổng hợp steroid.

135
Câu 1136. Quá trình sinh tổng hợp hoạt chất sinh học peptid diễn ra qua các
bào quan: 
a. Nhân → mạng lưới nội bào tương → ty thể.
b. * Nhân → mạng lưới nội bào tương → bộ Golgi.
c. Nhân → ty thể → bộ Golgi.
d. Mạng lưới nội bào tương → ty thể → bộ Golgi.
Câu 1137. Về các giai đoạn trong quá trình sinh tổng hợp hoạt chất sinh học
peptid, NGOẠI TRỪ: 
a. Sao mã diễn ra trong nhân, dịch mã tại ribosom.
b. Mạng lưới nội bào tương hạt tích trữ preprohormon.
c. * Bộ Golgi phân cắt preprohormon thành prohormon.
d. Bộ Golgi tiếp tục chuyển prohormon thành hormon và dự trữ.
Câu 1138. Sự tổng hợp hoạt chất sinh học acid amin diễn ra ở: 
a. Nhân.
b. Mạng lưới nội bào tương hạt.
c. Bộ Golgi.
d. * Dịch bào tương.
Câu 1139. Hormon T3-T4 đầu tiên được tạo thành trong: 
a. * Tế bào nang giáp.
b. Tế bào cạnh nang giáp.
c. Trong lòng nang giáp.
d. Trong dịch nang giáp.
Câu 1140. Thyroglobulin có bản chất là: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. * Protein.
d. Steroid.
Câu 1141. Hormon T3-T4 được dự trữ trong:
a. Tế bào nang giáp.
b. Tế bào cạnh nang giáp.
c. * Trong lòng nang giáp.
d. Trong mao mạch tuyến giáp.
Câu 1142. Hormon T3-T4 được dự trữ dưới dạng: 
a. Tự do trong tế bào nang giáp.
b. Gắn với màng tế bào nang giáp.
c. Tự do trong lòng nang giáp.
d. * Gắn với protein trong lòng nang giáp.
Câu 1143. Kích thích gây bài tiết hormon sẽ đồng thời gây tổng hợp hormon
mới, trừ trường hợp: 
a. Hormon peptid.
b. Hormon catecholamin.
c. Hormon melatonin.
d. * Hormon steroid.
Câu 1144. Kích thích gây bài tiết T3-T4 sẽ: 
a. Chuyển tiền T3-T4 thành T3-T4.
b. Đưa T3-T4vào trong lòng nang.
c. Gắn T3-T4 lên thyroglobulin.
136
d. * Tách T3-T4 ra khỏi thyroglobulin.
Câu 1145. Nguyên liệu để tổng hợp hormon steroid là: 
a. Glucose.
b. Acid amin.
c. Acid béo.
d. * Cholesterol.
Câu 1146. Nguyên liệu để tổng hợp hormon steroid được cung cấp chủ yếu từ:

a. Chylomicron.
b. VLDL.
c. * LDL.
d. HDL.
Câu 1147. Quá trình tổng hợp hormon steroid diễn ra ở: 
a. Mạng lưới nội bào tương hạt.
b. * Mạng lưới nội bào tương trơn.
c. Ty thể.
d. Bộ Golgi.
Câu 1148. Hormon steroid được dự trữ: 
a. Đa số dưới dạng hoạt động, số ít dưới dạng tiền chất.
b. Dưới dạng hoạt động và dạng tiền chất với số lượng như nhau.
c. * Đa số dưới dạng tiền chất, số ít dưới dạng hoạt động.
d. Dưới dạng hoạt động nhưng bị bất hoạt.
Câu 1149. Hormon peptid được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng: 
a. * Tự do.
b. ½ tự do, ½ kết hợp.
c. Kết hợp dễ phân ly.
d. Kết hợp khó phân ly.
Câu 1150. Hormon catecholamin được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới
dạng: 
a. Tự do.
b. * ½ tự do, ½ kết hợp.
c. Kết hợp dễ phân ly.
d. Kết hợp khó phân ly.
Câu 1151. Hormon T3-T4 được vận chuyển trong máu chủ yếu dưới dạng: 
a. Tự do.
b. ½ tự do, ½ kết hợp.
c. * Kết hợp dễ phân ly.
d. Kết hợp khó phân ly.
Câu 1152. Hormon tan trong dầu được vận chuyển trong máu: 
a. Đa số dưới dạng tự do là dạng tác dụng và một số ít dưới dạng kết hợp là dạng
dự trữ.
b. Đa số dưới dạng tự do là dạng dự trữ và một số ít dưới dạng kết hợp là dạng tác
dụng.
c. Đa số dưới dạng kết hợp là dạng tác dụng và một số ít dưới dạng tự do là dạng
dự trữ.
d. * Đa số dưới dạng kết hợp là dạng dự trữ và một số ít dưới dạng tự do là dạng
tác dụng.
137
Câu 1153. Đặc điểm tác dụng của hormon tan trong nước: 
a. Dễ dàng xuyên qua màng tế bào đích.
b. * Phát huy tác dụng thông qua tín hiệu nội bào.
c. Trực tiếp hoạt hóa các enzym nội bào.
d. Cần một lượng rất lớn để tạo đáp ứng sinh lý.
Câu 1154. Prostaglandin: 
a. Là hoạt chất sinh học tan trong nước có Thụ thể nằm trên màng tế bào đích.
b. Là hoạt chất sinh học tan trong nước có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
c. * Là hoạt chất sinh học tan trong dầu có Thụ thể nằm trên màng tế bào đích.
d. Là hoạt chất sinh học tan trong dầu có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
Câu 1155. Prostaglandin: 
a. Là một acid béo no có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
b. Là một acid béo no có Thụ thể nằm trên màng tế bào đích.
c. Là một acid béo không no có Thụ thể nằm trong tế bào đích.
d. * Là một acid béo không no có Thụ thể nằm trên màng tế bào đích.
Câu 1156. Hoạt chất sinh học tại chỗ có bản chất là acid béo không no nhưng
lại có Thụ thể nằm trên màng bào tương tế bào đích. Đó là: 
a. Histamin.
b. * Prostaglandin.
c. Endothelin.
d. Nitric oxid.
Câu 1157. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào được hình thành khi: 
a. * Phức hợp hormon-Thụ thể hình thành.
b. Chất truyền tin thứ nhất đi xuyên qua màng tế bào.
c. Các enzym nội bào được hoạt hóa.
d. Một dòng thác phản ứng được khuếch đại.
Câu 1158. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào được hình thành ở: 
a. Màng hoặc bào tương tế bào nội tiết.
b. Nhân tế bào nội tiết.
c. * Màng hoặc bào tương tế bào đích.
d. Nhân tế bào đích.
Câu 1159. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào có bản chất: 
a. Glucid.
b. Lipid.
c. * Protein.
d. Steroid.
Câu 1160. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào thực chất là một: 
a. Kênh ion.
b. Bơm vận chuyển vật chất.
c. Phospholipid kép của màng.
d. * Men sinh học.
Câu 1161. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào trực tiếp tác dụng: 
138
a. * Hoạt hóa một chuỗi enzym nội bào.
b. Thay đổi tính thấm của màng tế bào.
c. Co hoặc giãn cơ.
d. Tổng hợp và bài tiết chất.
Câu 1162. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, tín hiệu nội bào thường trực tiếp hoạt hóa hệ thống enzym: 
a. Synthetase.
b. Hydrolase.
c. Lyase.
d. * Kinase.
Câu 1163. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai của hoạt
chất sinh học, các phản ứng nội bào diễn ra theo kiểu: 
a. Đơn lẻ từng phản ứng nên thường nhanh nhưng ngắn.
b. Chuỗi phản ứng liên hoàn thu hẹp dần tác dụng.
c. * Chuỗi phản ứng theo kiểu dây chuyền và dòng thác.
d. Nhiều chuỗi phản ứng đi theo những hướng khác nhau.
Câu 1164. Trong cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai, tương
quan giữa lượng hoạt chất sinh học và mức độ đáp ứng sinh lý là: 
a. Nhiều – nhỏ và tỷ lệ thuận.
b. Nhiều – nhỏ và tỷ lệ nghịch.
c. * Ít – lớn và tỷ lệ thuận.
d. Ít – lớn và tỷ lệ nghịch.
Câu 1165. Đặc điểm đáp ứng sinh lý trong cơ chế tác dụng thông qua chất
truyền tin thứ hai của hoạt chất sinh học, NGOẠI TRỪ: 
a. Là kết quả của sự thay đổi hoạt động chuyển hóa tế bào.
b. Có thể làm hưng phấn hoặc ức chế tế bào.
c. * Dẫn đến sự hình thành chất truyền tin thứ hai.
d. Thường xảy ra nhanh nhưng ngắn.
Câu 1166. Các chất truyền tin thứ hai, NGOẠI TRỪ: 
a. cAMP và cGMP.
b. Ca++-protein.
c. * Phosphatidyl-inositol 4,5 diphosphat.
d. Inositol triphosphat và diacylglycerol.
Câu 1167. Men adelyl cyclase tham gia vào phản ứng hình thành chất truyền
tin thứ hai: 
a. * cAMP.
b. cGMP.
c. Ca++-protein.
d. Inositol triphosphat và diacylglycerol.
Câu 1168. Hoạt động của kênh calcium tham gia vào phản ứng hình thành
chất truyền tin thứ hai: 
a. cAMP.
b. cGMP.
c. * Ca++-protein.
d. Inositol triphosphat và diacylglycerol.
Câu 1169. Men phospholipase C tham gia vào phản ứng hình thành chất
truyền tin thứ hai: 
139
a. cAMP.
b. cGMP.
c. Ca++-protein.
d. * Inositol triphosphat và diacylglycerol.
Câu 1170. Men guanyl cyclase tham gia vào phản ứng hình thành chất truyền
tin thứ hai: 
a. cAMP.
b. * cGMP.
c. Ca++-protein.
d. Inositol triphosphat và diacylglycerol.
Câu 1171. Cyclic 3’,5’-adenosin monophosphat được hình thành từ: 
a. * ATP.
b. GTP.
c. Troponin C và calmodulin.
d. Phosphatidyl-inositol 4,5 diphosphat.
Câu 1172. Protein trong phức hợp chất truyền tin thứ hai Ca++-proteincó thể
là: 
a. * Troponin C và calmodulin.
b. Protein kinase A và protein kinase C.
c. Protein Gs và protein Gi.
d. Tyrosin kinase và protein Gq.
Câu 1173. IP3 và diacylglycerol được hình thành từ: 
a. ATP.
b. GTP.
c. Troponin C và calmodulin.
d. * Phosphatidyl-inositol 4,5 diphosphat.
Câu 1174. Cyclic 3’,5’-guanosin monophosphat được hình thành từ: 
a. ATP.
b. * GTP.
c. Troponin C và calmodulin.
d. Phosphatidyl-inositol 4,5 diphosphat.
Câu 1175. Cyclic 3’,5’-adenosin monophosphat bị bất hoạt bởi: 
a. * Phosphodiesterase.
b. Phospholiase C.
c. Protein kinase A.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1176. Cyclic 3’,5’-adenosin monophosphat bị bất hoạt bởi: 
a. Adenyl cyclase.
b. * Phosphodiesterase.
c. Protein kinase A.
d. Protein kinase C.
Câu 1177. Cyclic 3’,5’-adenosin monophosphat hoạt hóa chuỗi enzym: 
a. Tyrosin kinase.
b. * Protein kinase A.
c. Protein kinase C.
d. Calmodulin-dependent kinase.

140
Câu 1178. Phân tử protein có 4 vị trí gắn Ca++ khi trở thành chất truyền tin
thứ hai sẽ hoạt hóa chuỗi enzym: 
a. Tyrosin kinase.
b. Protein kinase A.
c. Protein kinase C.
d. * Calmodulin-dependent kinase.
Câu 1179. Diacylglycerol cùng với Ca++hoạt hóa chuỗi enzym: 
a. Tyrosin kinase.
b. Protein kinase A.
c. * Protein kinase C.
d. Protein kinase G.
Câu 1180. Các protein sau khi được hoạt hóasẽ gây phosphoryl hóa, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tyrosin kinase.
b. Protein kinase.
c. * Troponin C.
d. Calmodulin.
Câu 1181. Các cặp chất truyền tin thứ hai sau có liên quan với nhau trong quá
trình hình thành và hoạt động, NGOẠI TRỪ: 
a. cAMP và Ca++-calmodulin.
b. Ca++-enzym C kinase và diacylglycerol.
c. Diacylglycerol và inositol triphosphat.
d. * cGMP và tyrosin kinase.
Câu 1182. Cơ chế kiểm soát nồng độ cAMP phụ thuộc vào sự tương quan hoạt
động giữa: 
a. Protein kinase A và protein kinase G.
b. * Adenyl cyclase và phosphodiesterase.
c. Calmodulin-dependent kinase và protein kinase C.
d. Phospholipase C và tyrosin kinase.
Câu 1183. Sự hoạt hóa adenyl cyclase phụ thuộc vào hoạt động của: 
a. Protein kinase A.
b. Protein kinase G.
c. * Protein G.
d. Phospholipase C.
Câu 1184. Protein G: 
a. * Là một họ gia đình có loại ức chế và có loại kích thích.
b. Gắn vào đầu ngoài tế bào của Thụ thể để tiếp nhận hormon.
c. Gây hoạt hóa guanyl cyclase dẫn đến sự hình thành cGMP.
d. Tham gia vào cơ chế hoạt hóa gen tế bào của hormon.
Câu 1185. Protein Gs: 
a. * Hoạt hóa adenyl cyclase dẫn đến sự hình thành cAMP.
b. Hoạt hóa guanyl cyclase dẫn đến sự hình thành cGMP.
c. Hoạt hóa phospholipase C dẫn đến sự hình thành IP3 và diacylglycerol.
d. Hoạt hóa tyrosin kinase dẫn đến sự hình thành Ca++-protein.
Câu 1186. Protein Gi: 
a. * Ức chế adenyl cyclase ngăn sự hình thành cAMP.
b. Ức chế guanyl cyclase ngăn sự hình thành cGMP.
141
c. Ức chế phospholipase C ngănsự hình thành IP3 và diacylglycerol.
d. Ức chế tyrosin kinase ngăn sự hình thành Ca++-protein.
Câu 1187. Protein Gs thuộc họ: 
a. Adenyl cyclase.
b. * Guanin nucleotid binding protein.
c. Guanyl cyclase.
d. Cyclase guanosin monophosphat.
Câu 1188. Protein Gi thuộc họ: 
a. Adenyl cyclase.
b. * Guanin nucleotid binding protein.
c. Guanyl cyclase.
d. Cyclase guanosin monophosphat.
Câu 1189. Chất trực tiếp hoạt hóa adenyl cyclase: 
a. Hoạt chất sinh học.
b. * Protein Gs.
c. ATP.
d. Protein kinase A.
Câu 1190. Protein G được hoạt hóa khi: 
a. * Hoạt chất sinh học gắn vào đầu ngoài Thụ thể.
b. Guanyl cyclase hoạt hóa GTP.
c. Có sự phosphoryl hóa protein đặc hiệu.
d. Đáp ứng sinh lý xảy ra.
Câu 1191. Theo sơ đồ tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai là cAMP,
thuốc có thể làm tăng đáp ứng sinh lý bằng các cách sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt hóa protein Gs.
b. Hoạt hóa adenyl cyclase.
c. Hoạt hóa protein kinase A.
d. * Hoạt hóa phosphodiesterase.
Câu 1192. Theo sơ đồ tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai là cAMP,
thuốc có thể làm giảm đáp ứng sinh lý bằng các cách sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Ức chế protein Gs.
b. Ức chế adenyl cyclase.
c. Ức chế protein kinase A.
d. * Ức chế phosphodiesterase.
Câu 1193. Có thể làm tăng cAMP bằng cách: 
a. Hoạt hóa adenyl cyclase và hoạt hóa phosphodiesterase.
b. * Hoạt hóa adenyl cyclase và ức chế phosphodiesterase.
c. Ức chế adenyl cyclase và hoạt hóa phosphodiesterase.
d. Ức chế adenyl cyclase và ức chế phosphodiesterase.
Câu 1194. Có thể làm giảm cAMP bằng cách: 
a. Hoạt hóa adenyl cyclase và hoạt hóa phosphodiesterase.
b. Hoạt hóa adenyl cyclase và ức chế phosphodiesterase.
c. * Ức chế adenyl cyclase và hoạt hóa phosphodiesterase.
d. Ức chế adenyl cyclase và ức chế phosphodiesterase.
Câu 1195. Phân tử troponin C có ở: 
a. Tế bào cơ vân và cơ trơn.
b. Tế bào cơ trơn và cơ tim.
142
c. * Tế bào cơ tim và cơ vân.
d. Tế bào cơ vân, cơ trơn và cơ tim.
Câu 1196. Tế bào cơ sau không có troponin C: 
a. Tế bào cơ vân.
b. * Tế bào cơ trơn.
c. Tế bào cơ tim.
d. Tế bào cơ vân và cơ tim.
Câu 1197. Ca++-Troponin C có tác dụng làm: 
a. Phân tử actin dịch khỏi điểm hoạt động của tropomyosin.
b. Phân tử actin dịch khỏi điểm hoạt động của myosin.
c. * Phân tử tropomyosin dịch khỏi điểm hoạt động của actin.
d. Phân tử tropomyosin dịch khỏi điểm hoạt động của myosin.
Câu 1198. Ca++-Troponin C có tác dụng làm phân tử …(1)… dịch khỏi điểm
hoạt động của …(2)…, khi đó đầu … (3)… có cơ hội kết hợp với …(2)… gây co
cơ. (1), (2), (3) lần lượt là: 
a. Actin, myosin, tropomyosin.
b. Myosin, actin, tropomyosin.
c. Myosin, tropomyosin, actin.
d. * Tropomyosin, actin, myosin.
Câu 1199. Số vị trí gắn Ca++ của một phân tử calmodulin là: 
a. 1.
b. 2.
c. 3.
d. * 4.
Câu 1200. Phức hợp Ca++-calmodulin sẽ có hoạt tính khi số Ca++ gắn lên
calmodulin đạt tối thiểu: 
a. 1 ion.
b. 2 ion.
c. * 3 ion.
d. 4 ion.
Câu 1201. Vai trò của Ca++-calmodulin, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt hóa enzym kinase phụ thuộc calmodulin
b. Gây phosphoryl hóa các protein đặc hiệu.
c. Tác động trực tiếp lên adenyl cyclase và phosphodiesterase
d. * Tạo nên mối tương quan giữa cAMP và cGMP.
Câu 1202. Ion sau đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các tín hiệu nội
bào: 
a. Na+.
b. K+.
c. Cl-.
d. * Ca++.
Câu 1203. Protein kinase C dễ bị kích thích bởi Ca++ khi: 
a. * Gắn vào màng bào tương của tế bào.
b. Ở tự do trong bào tương tế bào.
c. Gắn vào màng nhân tế bào.
d. Ở tự do trong nhân tế bào.
Câu 1204. Protein kinase C sẽ gắn vào màng bào tương tế bào khi có mặt: 
143
a. Troponin C.
b. Calmodulin.
c. * Diacylglycerol.
d. Inositol triphosphat.
Câu 1205. Chuỗi enzym sau sẽ được hoạt hóa khi xuất hiện diacylglycerol và
Ca++ nội bào: 
a. Protein kinase A.
b. * Protein kinase C.
c. Protein kinase G.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1206. Cơ chế kiểm soát nồng độ ion Ca++ trong bào tương tế bào phụ
thuộc vào sự tương quan hoạt động giữa: 
a. PhospholipaseC và protein kinase C.
b. Diacylglycerol và inositol triphosphat.
c. * Kênh Ca++ và bơm Ca++-ATPase.
d. Protein Gs và protein Gi.
Câu 1207. Ca++ sẽ di chuyển theo chiều gradient nồng độ trong các trường
hợp sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Từ ngoài tế bào và bào tương tế bào.
b. Từ trong ty thể ra bào tương tế bào.
c. Từ trong mạng lưới nội bào ra bào tương tế bào.
d. * Từ trong nhân ra bào tương tế bào.
Câu 1208. Sự vận chuyển Ca++ sẽ cần đến năng lượng trong trường hợp sau:

a. * Từ trong tế bào và ngoài tế bào.
b. Từ trong ty thể ra ngoài ty thể.
c. Từ trong mạng lưới nội bào tương ra ngoài mạng lưới nội bào tương.
d. Từ trong nhân ra ngoài nhân.
Câu 1209. Trong tế bào, Ca++ được dự trữ chủ yếu ở: 
a. Dịch bào tương và nhân.
b. Tiêu thể và peroxisom.
c. Bộ xương và lông tế bào.
d. * Ty thể và mạng lưới nội bào tương.
Câu 1210. Theo sơ đồ tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai là Ca++-
protein, thuốc có thể làm tăng đáp ứng sinh lý co cơ bằng cách: 
a. Hoạt hóa kênh Ca++ hoặc hoạt hóa bơm Ca++.
b. * Hoạt hóa kênh Ca++ và ức chế bơm Ca++.
c. Ức chế kênh Ca++ và hoạt hóa bơm Ca++.
d. Ức chế kênh Ca++ và ức chế bơm Ca++.
Câu 1211. Theo sơ đồ tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai là Ca++-
protein, thuốc có thể làm giảm đáp ứng sinh lý co cơ bằng cách: 
a. Hoạt hóa kênh Ca++ và hoạt hóa bơm Ca++.
b. Hoạt hóa kênh Ca++ và ức chế bơm Ca++.
c. * Ức chế kênh Ca++ và hoạt hóa bơm Ca++.
d. Ức chế kênh Ca++ và ức chế bơm Ca++.
Câu 1212. Cơ chế tác dụng thông qua IP3 và diacylglycerol thường liên quan
trực tiếp đến: 
144
a. * Các cử động của tế bào.
b. Phản ứng thủy phân của tế bào.
c. Tổng hợp chất trong mạng lưới nội bào tương và bộ Golgi.
d. Trao đổi thông tin giữa các tế bào sát nhau.
Câu 1213. Inositol triphosphat và diacylglycerol có đặc điểm: 
a. Có nguồn gốc khác nhau nhưng cùng tác dụng qua phospholipase C.
b. Sự hình thành có liên quan đến họ gia đình protein G: Gs và Gi.
c. IP3 ở lại màng tế bào trong khi DAG đi vào bào tương tế bào.
d. * Hợp lực nhau trong quá trình tác dụng qua vai trò của Ca++.
Câu 1214. Phần lipid của diacylglycerol là: 
a. Glycerol.
b. Phosphatidyl.
c. Inositol.
d. * Acid arachidonic.
Câu 1215. Acid arachidonic là tiền chất của: 
a. Diacylglycerol.
b. Inositol triphosphat.
c. * Prostaglandin.
d. Phosphatidyl-inositol 4,5 diphosphat.
Câu 1216. Các hoạt chất sinh học tác dụng qua IP3 và diacylglycerol, NGOẠI
TRỪ: 
a. Eicosanoid, cytokin, histamin-H1.
b. TRH, TSH, GnRH.
c. Angiotensin II.
d. * NP và NO.
Câu 1217. Các hormon địa phương đặc biệt là các yếu tố được phóng thích từ
các phản ứng miễn dịch và dị ứng thường tác dụng qua tín hiệu nội bào: 
a. cAMP và cGMP.
b. Ca++-calmodulin.
c. * IP3 và diacylglycerol.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1218. TRH và TSH tác dụng thông qua tín hiệu nội bào: 
a. cAMP và cGMP.
b. Ca++-calmodulin.
c. * IP3 và diacylglycerol.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1219. GnRH tác dụng thông qua tín hiệu nội bào: 
a. cAMP và cGMP.
b. Ca++-calmodulin.
c. * IP3 và diacylglycerol.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1220. Angiotensin II tác dụng thông qua tín hiệu nội bào: 
a. cAMP và cGMP.
b. Ca++-calmodulin.
c. * IP3 và diacylglycerol.
d. Tyrosin kinase.

145
Câu 1221. Các hoạt chất sinh học sau tác dụng thông qua các tín hiệu nội bào
giống nhau: 
a. * TRH và TSH.
b. GnRH và FSH, LH.
c. Angiotensin II, NO và NP.
d. Glucagon và các yếu tố tăng trưởng.
Câu 1222. Phospholipase C được hoạt hóa bởi: 
a. Protein Gs.
b. Protein Gi.
c. * Protein Gq.
d. cGMP.
Câu 1223. Protein Gq có vai trò hoạt hóa: 
a. Adenyl cyclase.
b. Guanyl cyclase.
c. * Phospholipase C.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1224. Protein Gq sẽ được hoạt hóa khi: 
a. * Hoạt chất sinh học gắn vào đầu ngoài Thụ thể.
b. Guanyl cyclase hoạt hóa GTP.
c. Có sự phosphoryl hóa protein đặc hiệu.
d. Đáp ứng sinh lý xảy ra.
Câu 1225. Protein Gq được hoạt hóa dưới tác dụng của các hormon sau,
NGOẠI TRỪ: 
a. Eicosanoid, cytokin, histamin-H1.
b. TRH, TSH, GnRH.
c. Angiotensin II.
d. * Insulin và các yếu tố tăng trưởng.
Câu 1226. Cyclic 3’, 5’-guanosin monophosphate có cơ chế hình thành, tác
dụng và thoái hóa tương đối giống: 
a. * cAMP.
b. IP3.
c. DAG.
d. Tyrosin kinase.
Câu 1227. Đặc điểm của cơ chế tác dụng qua cGMP, NGOẠI TRỪ: 
a. * Sự hình thành cGMP thông qua họ gia đình protein G.
b. Hệ thống enzym trong tế bào là protein kinase G.
c. Có hai loại guanyl cyclase để hoạt hóa cGMP.
d. Cơ chế tác dụng và thoái hóa gần tương tự cAMP.
Câu 1228. Phân bố của guanyl cyclase:
a. Đầu ngoài Thụ thể màng và dịch nội bào.
b. * Đầu trong Thụ thể màng và dịch nội bào.
c. Đầu ngoài Thụ thể màng và màng nhân.
d. Đầu trong Thụ thể màng và màng nhân.
Câu 1229. Tế bào cơ trơn thành mạch: 
a. Không có guanyl cyclase.
b. Có một loại guanyl cyclase là guanyl cyclase màng.
c. Có một loại guanyl cyclase hòa tan trong dịch nội bào.
146
d. * Có hai loại guanyl cyclase: guanyl cyclase màng và hòa tan.
Câu 1230. Số loại guanyl cyclase ở tế bào cơ trơn thành mạch: 
a. 1.
b. * 2.
c. 3.
d. 4.
Câu 1231. Natriuretic peptid và nitric oxid: 
a. Cùng hoạt hóa guanyl cyclase nhưng qua các protein G khác nhau.
b. * Cùng hoạt hóa cGMP nhưng qua các guanyl cyclase khác nhau.
c. Cùng hoạt hóa protein kinase G nhưng qua các cGMP khác nhau.
d. Cùng gây giãn mạch nhưng qua những họ protein kinase khác nhau.
Câu 1232. Đầu trong Thụ thể của insulin và các yếu tố tăng trưởng là: 
a. Protein cyclase.
b. Protein kinase.
c. * Tyrosin kinase.
d. Phospholipase.
Câu 1233. Đầu trong Thụ thể insulin có bản chất là: 
a. Protein Gi.
b. Phospholipid.
c. Carbohydrat.
d. * Enzym.
Câu 1234. Đặc điểm của các hoạt chất sinh học tác dụng thông qua hoạt
hóa gen tế bào, NGOẠI TRỪ: 
a. Là các hormon tan trong dầu như các steroid và T3-T4.
b. * Có thể đi xuyên qua các kênh protein của màng tế bào.
c. Tác dụng trực tiếp không cần thông qua chất truyền tin thứ hai.
d. Được tiếp nhận bởi Thụ thể nằm trong bào tương hoặc trong nhân.
Câu 1235. Vị trí thụ thể của hormon steroid và T3-T4 nằm ở: 
a. Trên màng tế bào với hormon steroid và trong nhân với T3-T4.
b. Trong nhân với hormon steroid và trên màng tế bào với T3-T4.
c. * Trong bào tương với hormon steroid và trong nhân với T3-T4.
d. Trong nhân với hormon steroid và trong bào tương với T3-T4.
Câu 1236. Ligand hình thành giữa tín hiệu ngoại bào tan trong dầu và Thụ
thể có tác dụng: 
a. Hoạt hóa tín hiệu nội bào dẫn đến kích hoạt một chuỗi enzym.
b. Hoạt hóa gen tế bào dẫn đến phân chia tế bào.
c. Hoạt hóa quá trình tổng hợp steroid và T3-T4.
d. * Hoạt hóa quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào.
Câu 1237. Quá trình sao mã và dịch mã dưới tác dụng của steroid thường dẫn
đến sự tổng hợp các protein, NGOẠI TRỪ: 
a. Enzym.
b. Vận chuyển.
c. Cấu trúc.
d. * Điều hòa operon.
Câu 1238. Quá trình sao mã và dịch mã dưới tác dụng của T3-T4 thường dẫn
đến sự tổng hợp các protein: 
a. * Enzym nội bào.
147
b. Vận chuyển.
c. Cấu trúc.
d. Điều hòa operon.
Câu 1239. Cơ chế tác dụng của T3-T4: 
a. * Tổng hợp hơn 100 loại enzym làm tăng hoạt động chuyển hóa nội bào.
b. Tổng hợp hơn 100 loại protein vận chuyển làm tăng trao đổi chất qua màng tế
bào.
c. Tổng hợp hơn 100 loại protein cấu trúc làm tăng các bào quan của tế bào.
d. Tổng hợp hơn 100 loại chất bài tiết làm tăng hoạt động bài tiết tế bào.
Câu 1240. Trong cơ chế tác dụng thông qua hoạt hóa gen của hoạt chất sinh
học, các đáp ứng sinh lý diễn ra: 
a. Nhanh nhưng ngắn.
b. Nhanh và kéo dài.
c. Chậm và ngắn.
d. * Chậm nhưng kéo dài.
Câu 1241. Thời gian tác dụng của các hoạt chất sinh học tan trong dầu thường
xảy ra: 
a. Sau vài giây đến vài phút và kéo dài nhiều ngày đến nhiều tuần.
b. Sau vài phút đến vài giờ và kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng.
c. * Sau vài giờ đến vài ngày và kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm.
d. Sau vài ngày đến vài tháng và kéo dài rất nhiều năm.
Câu 1242. Operon là một đoạn: 
a. * DNA.
b. RNA thông tin.
c. RNA vận chuyển.
d. Protein.
Câu 1243. Trình tự các gen trên một operon: 
a. O-P-S.
b. O-S-P.
c. * P-O-S.
d. P-S-O.
Câu 1244. Trong cấu trúc operon, gen khởi động là gen: 
a. O.
b. * P.
c. R
d. S.
Câu 1245. Trong cấu trúc operon, gen tác động là gen: 
a. * O.
b. P.
c. R
d. S.
Câu 1246. Trong cấu trúc operon, gen cấu trúc là gen: 
a. O.
b. P.
c. R.
d. * S.
Câu 1247. Trong hoạt động của operon, gen điều hòa là gen: 
148
a. O.
b. P.
c. * R.
d. S.
Câu 1248. Nhiệm vụ của gen P trong operon: 
a. * Tiếp nhận mRNA-polymerase.
b. Đóng mở gen cấu trúc.
c. Mã hóa các enzym.
d. Mã hóa protein điều hòa.
Câu 1249. Nhiệm vụ của gen O trong operon: 
a. Tiếp nhận mRNA-polymerase.
b. * Đóng mở gen cấu trúc.
c. Mã hóa các enzym.
d. Mã hóa protein điều hòa.
Câu 1250. mRNA-polymerase có nhiệm vụ: 
a. * Xúc tác sự tháo xoắn DNA.
b. Xúc tác sự nhân đôi DNA.
c. Truyền thông tin đến ribosom.
d. Vận chuyển acid amin đến ribosom.
Câu 1251. Gen mở có nghĩa là: 
a. Gen tiếp nhận được mRNA-polymerase.
b. Gen tháo xoắn được thành 2 chuỗi đơn.
c. * Gen chuyển mã được sang mRNA.
d. Gen chuyển thông tin đến ribosom được.
Câu 1252. Bản chất của protein điều hòa operon có thể là: 
a. Men sinh học của phản ứng.
b. * Thụ thể của hoạt chất sinh học.
c. Chất vận chuyển của màng.
d. Một thành phần của operon.
Câu 1253. Thụ thể của hoạt chất sinh học tan trong dầu chính là: 
a. Gen điều hòa operon.
b. * Protein điều hòa operon.
c. Gen tác động của operon.
d. mRNA polymerase.
Câu 1254. Thuốc có thể làm thay đổi quá trình sinh tổng hợp protein của
operon bằng cách gắn vào: 
a. mRNA-polymerase.
b. Gen khởi động.
c. Gen cấu trúc.
d. * Protein điều hòa.
Câu 1255. Hormon steroid có thể đóng vai trò là ligand của: 
a. mRNA-polymerase.
b. Gen khởi động.
c. Gen cấu trúc.
d. * Protein điều hòa.
Câu 1256. Số loại protein điều hòa của operon: 
a. 1.
149
b. * 2.
c. 3.
d. 4.
Câu 1257. Protein kìm hãm tác động lên operon theo kiểu: 
a. Gắn vào gen P ngăn cản mRNA-polymerase bám vào gen O.
b. * Gắn vào gen O ngăn cản mRNA-polymerase bám vào gen P.
c. Gắn vào mRNA-polymerase ngăn gen P tháo xoắn làm đóng gen.
d. Gắn vào mRNA-polymerase ngăn gen O tháo xoắn làm đóng gen.
Câu 1258. Protein hoạt hóa tác động lên operon theo kiểu: 
a. Gắn vào gen P giúp cho mRNA-polymerase bám vào gen O.
b. * Gắn vào gen O giúp cho mRNA-polymerase bám vào gen P.
c. Gắn vào mRNA-polymerase giúp gen P tháo xoắn làm mở gen.
d. Gắn vào mRNA-polymerase giúp gen O tháo xoắn làm mở gen.
Câu 1259. Trong hoạt động của operon, gen sẽ đóng khi phức hợp ligand-
protein kìm hãm: 
a. * Bám vào gen O.
b. Tách khỏi gen O.
c. Bám vào gen P.
d. Tách khỏi gen P.
Câu 1260. Trong hoạt động của operon, gen sẽ mở khi phức hợp ligand-
protein kìm hãm: 
a. Bám vào gen O.
b. * Tách khỏi gen O.
c. Bám vào gen P.
d. Tách khỏi gen P.
Câu 1261. Trong hoạt động của operon, gen sẽ đóng khi phức hợp ligand-
protein hoạt hóa: 
a. Bám vào gen O.
b. * Tách khỏi gen O.
c. Bám vào gen P.
d. Tách khỏi gen P.
Câu 1262. Trong hoạt động của operon, gen sẽ mở khi phức hợp ligand-
protein hoạt hóa: 
a. * Bám vào gen O.
b. Tách khỏi gen O.
c. Bám vào gen P.
d. Tách khỏi gen P.
Câu 1263. Nồng độ hormon/mL máu thường rất thấp chỉ tính đơn vị bằng: 
a. mg-dg.
b. g-cg.
c. ng-mg.
d. * pg-g.
Câu 1264. Trong cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục cơ bản, tuyến nội
tiết giữ vai trò chỉ huy cao nhất là: 
a. * Vùng hạ đồi.
b. Tuyến yên.
c. Tuyến giáp.
150
d. Tuyến thượng thận.
Câu 1265. Tuyến nội tiết sau không được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. Tuyến giáp.
b. * Tuyến cận giáp.
c. Tuyến sinh dục.
d. Vỏ thượng thận.
Câu 1266. Tuyến nội tiết sau không được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. Tuyến giáp.
b. Vỏ thượng thận.
c. * Tủy thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1267. Tuyến nội tiết sau không được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. Tuyến giáp.
b. * Tuyến tụy.
c. Vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1268. Tuyến nội tiết sau được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. * Tuyến giáp.
b. Tuyến cận giáp.
c. Tuyến tụy.
d. Tủy thượng thận.
Câu 1269. Tuyến nội tiết sau được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. Tuyến cận giáp.
b. Tuyến tụy.
c. * Vỏ thượng thận.
d. Tủy thượng thận.
Câu 1270. Tuyến nội tiết sau được điều hòa bài tiết theo trục: 
a. Tuyến cận giáp.
b. Tuyến tụy.
c. Tủy thượng thận.
d. * Tuyến sinh dục.
Câu 1271. Trong các tuyến nội tiết sau: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy,
vỏ thượng thận, tủy thượng thận, tuyến sinh dục. Số tuyến nội tiết không được
điều hòa bài tiết theo trục là: 
a. 4.
b. * 3.
c. 2.
d. 1.
Câu 1272. Trong các tuyến nội tiết sau: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến tụy,
vỏ thượng thận, tủy thượng thận, tuyến sinh dục. Số tuyến nội tiết được điều hòa
bài tiết theo trục là: 
a. 5.
b. 4.
c. * 3.
d. 2.
Câu 1273. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-
gan gồm các hormon: 
151
a. * GHRH-GH-somatomedin.
b. TRH-TSH-T3 và T4.
c. CRH-ACTH-cortisol.
d. Renin-angiotensin-aldosteron.
Câu 1274. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-
tuyến giáp gồm các hormon: 
a. GHRH-GH-somatomedin.
b. * TRH-TSH-T3 và T4.
c. CRH-ACTH-cortisol.
d. Renin-angiotensin-aldosteron.
Câu 1275. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-
tuyến thượng thận gồm các hormon: 
a. GnRH-LH-hormon sinh dục.
b. CRH-ACTH-aldosteron.
c. * CRH-ACTH-cortisol.
d. Renin-angiotensin-aldosteron.
Câu 1276. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-
tuyến sinh dục gồm các hormon: 
a. GHRH-LH-hormon sinh dục.
b. * GnRH-LH-hormon sinh dục.
c. GHRH-FSH-hormon sinh dục.
d. GnRH-FSH-hormon sinh dục.
Câu 1277. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục thận-gan-vỏ thượng thận
gồm các hormon: 
a. GHRH-GH-somatomedin.
b. CRH-ACTH-cortisol.
c. Renin-somatomedin-aldosteron.
d. * Renin-angiotensin-aldosteron.
Câu 1278. ACTH được bài tiết theo nhịp sinh học là: 
a. Nhịp giờ.
b. * Nhịp ngày và đêm.
c. Chu kỳ kinh nguyệt.
d. Bữa ăn.
Câu 1279. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học là: 
a. Nhịp giờ.
b. * Nhịp ngày và đêm.
c. Chu kỳ kinh nguyệt.
d. Bữa ăn.
Câu 1280. GH được bài tiết theo nhịp sinh học là: 
a. Nhịp tuần và các giai đoạn giấc ngủ.
b. * Nhịp giờ và nhịp ngày và đêm.
c. Chu kỳ kinh nguyệt.
d. Tình trạng stress.
Câu 1281. Estrogen, progesteron được bài tiết theo nhịp sinh học là: 
a. Nhịp giờ.
b. Nhịp ngày và đêm.
c. * Chu kỳ kinh nguyệt.
152
d. Bữa ăn.
Câu 1282. ACTH được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. * Cao nhất vào buổi sáng.
b. Cao nhất vào buổi chiều.
c. Cao nhất vào trước 24 giờ.
d. Cao nhất vào lúc nửa đêm về sáng.
Câu 1283. ACTH được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. Thấp nhất vào buổi sáng.
b. Thấp nhất vào buổi chiều.
c. * Thấp nhất vào vào khoảng ngay trước 24 giờ.
d. Thấp nhất vào lúc nửa đêm về sáng.
Câu 1284. ACTH được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. * Cao nhất vào buổi sáng thấp dần vào buổi chiều tối.
b. Cao nhất vào buổi chiều thấp dần vào buổi tối đến sáng.
c. Cao nhất vào trước 24 giờ thấp dần vào buổi sáng và chiều.
d. Cao nhất vào lúc nửa đêm về sáng thấp dần vào buổi chiều tối.
Câu 1285. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. * Cao nhất vào buổi sáng.
b. Cao nhất vào buổi chiều.
c. Cao nhất vào trước 24 giờ.
d. Cao nhất vào lúc nửa đêm về sáng.
Câu 1286. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. Thấp nhất vào buổi sáng.
b. Thấp nhất vào buổi chiều.
c. * Thấp nhất vào khoảng nửa đêm.
d. Thấp nhất vào lúc nửa đêm về sáng.
Câu 1287. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. * Cao nhất vào buổi sáng thấp dần vào buổi chiều tối.
b. Cao nhất vào buổi chiều thấp dần vào buổi tối đến sáng.
c. Cao nhất vào trước 24 giờ thấp dần vào buổi sáng và chiều.
d. Cao nhất vào lúc nửa đêm về sáng thấp dần vào buổi chiều tối.
Câu 1288. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học cao nhất vào: 
a. * 9 giờ.
b. 14 giờ.
c. 19 giờ.
d. 24 giờ.
Câu 1289. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học thấp nhất vào: 
a. 9 giờ.
b. 14 giờ.
c. 19 giờ.
d. * 24 giờ.
Câu 1290. Cortisol được bài tiết theo nhịp sinh học: 
a. Cao nhất vào 5 thấp nhất vào 19 giờ.
b. * Cao nhất vào 9 giờ thấp nhất vào 24 giờ.
c. Cao nhất vào 14 giờ thấp nhất 5 giờ.
d. Cao nhất vào 19 giờ thấp nhất vào 9 giờ.
Câu 1291. Sử dụng Glucocorticoid tốt nhất vào thời điểm: 
153
a. * 9 giờ.
b. 14 giờ.
c. 19 giờ.
d. 24 giờ.
Câu 1292. Cơ chế feedback âm hay dương trong điều hòa bài tiết hormon phụ
thuộc vào: 
a. Tác dụng ức chế hay kích thích của vòng feedback.
b. Chiều dài của vòng feedback ngắn hay dài.
c. * Hiệu quả đáp ứng sinh học ổn định hay mất ổn định.
d. Thời gian đáp ứng sinh học chậm hay nhanh.
Câu 1293. Độ lớn của đáp ứng sinh học sẽ được kiểm soát bởi: 
a. Độ lớn của tế bào nội tiết.
b. Khoảng cách giữa tế bào nội tiết và tế bào đích.
c. Thời gian tác dụng của hormon.
d. * Cơ chế feedback âm hay dương.
Câu 1294. Trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết: hormon A-hormon B-
hormon C, sự tổng hợp và bài tiết hormon A phụ thuộc vào nồng độ: 
a. Hormon A.
b. Hormon B.
c. Hormon C.
d. * Hormon A, B, C.
Câu 1295. Trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết: hormon A-hormon B-
hormon C, sự tổng hợp và bài tiết hormon B phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ:

a. Hormon A và B.
b. Hormon B và C.
c. * Hormon A và C.
d. Hormon A, B, C.
Câu 1296. Trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết: hormon A-hormon B-
hormon C, sự tổng hợp và bài tiết hormon C phụ thuộc trực tiếp vào nồng độ:

a. Hormon A.
b. * Hormon B.
c. Hormon C.
d. Hormon A, B, C.
Câu 1297. Feedback dương trong điều hòa bài tiết hormon diễn ra theo
hướng: 
a. * Tăng bài tiết hormon làm tăng đáp ứng sinh học.
b. Tăng bài tiết hormon không làm thay đổi đáp ứng sinh học.
c. Tăng bài tiết hormon làm giảm đáp ứng sinh học.
d. Tăng bài tiết hormon làm mất đáp ứng sinh học.
Câu 1298. Bản chất của feedback dương trong điều hòa bài tiết hormon: 
a. Tạo ra sự ổn định nên rất cần thiết.
b. Tạo ra sự ổn định nhưng lại không cần thiết.
c. * Làm mất sự ổn định nhưng lại rất cần thiết.
d. Làm mất sự ổn định nên gây ra bệnh lý.

154
Câu 1299. Chọn phát biểu đúng về cơ chế feedback trong điều hòa bài tiết
hormon: 
a. Trên nền feedback dương khi cần thiết có thể xảy ra feedback âm trong thời gian
ngắn.
b. Trên nền feedback dương khi bệnh lý có thể chuyển thành feedback âm.
c. * Trên nền feedback âm khi cần thiết có thể xảy ra feedback dương trong thời
gian ngắn.
d. Trên nền feedback âm khi bệnh lý có thể chuyển thành feedback dương.
Câu 1300. Cơ chế feedback dương xảy ra trong điều hòa bài tiết hormon trục:

a. Vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến giáp.
b. * Vùng hạ đồi-tuyến yên-vỏ thượng thận.
c. Vùng hạ đồi-tuyến yên-gan.
d. Vùng hạ đồi-tuyến yên-tinh hoàn.
Câu 1301. Cơ chế feedback dương xảy ra trong điều hòa bài tiết hormon trục:

a. Vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến giáp.
b. Vùng hạ đồi-tuyến yên-gan.
c. Vùng hạ đồi-tuyến yên-tinh hoàn.
d. * Vùng hạ đồi-tuyến yên-buồng trứng.
Câu 1302. Cơ chế feedback dương xảy ra trong trường hợp sau: 
a. * Stress.
b. Mất nước.
c. Hạ huyết áp.
d. Hạ đường huyết.
Câu 1303. Cơ chế feedback dương của hormon sinh dục xảy ra trong thời kỳ:

a. Dậy thì ở nam.
b. Sinh sản ở nam.
c. * Sinh sản ở nữ.
d. Mãn kinh ở nữ.
Câu 1304. Ở phụ nữ, estrogen gây feedback dương vào thời điểm: 
a. Hành kinh.
b. Nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt.
c. * Ngay trước phóng noãn.
d. Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt.
Câu 1305. Khi stress, hormon sau sẽ phát động quá trình feedback dương:
a. Aldosteron.
b. * Cortisol.
c. Estrogen.
d. Catecholamin.
Câu 1306. Khi stress, trục hormon sau sẽ hoạt động theo cơ chế feedback
dương: 
a. GHRH-GH-somatomedin.
b. TRH-TSH-T3-T4.
c. * CRH-ACTH-cortisol.
d. GnRH-LH-estrogen.

155
Câu 1307. Trong các trường hợp bệnh lý cấp tính, đường huyết có thể tăng
lên do: 
a. Quá trình viêm nhiễm kích thích bạch cầu phóng thích đường.
b. Các chất gây sốt nội sinh, ngoại sinh kích thích hệ thần kinh.
c. Giảm sức đề kháng làm bùng phát tình trạng tăng đường huyết tiềm tàng.
d. * Cơ chế feebback dương làm tăng huy động đường để chống stress.
Câu 1308. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục thận-gan-vỏ thượng thận
gồm các hormon: 
a. GHRH-GH-somatomedin.
b. CRH-ACTH-cortisol.
c. Renin-somatomedin-aldosteron.
d. * Renin-angiotensin-aldosteron.
Câu 1309. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-
tuyến sinh dục gồm các hormon: 
a. * GnRH-LH-hormon sinh dục.
b. TRH-TSH- hormon sinh dục.
c. CRH-ACTH- hormon sinh dục.
d. GHRH-GH- hormon sinh dục.
Câu 1310. Cơ chế điều hòa bài tiết hormon theo trục thận – gan – vỏ thượng
thận gồm các hormon: 
a. * Renin-angiotensin-aldosteron.
b. TRH-TSH- cortisol.
c. CRH-ACTH- cortisol.
d. Renin -somatomedin- cortisol.
Câu 1311. GH được bài tiết theo nhịp sinh học là: 
a.Nhịp giờ.
b.Nhịp ngày và đêm.
c.Chu kỳ kinh nguyệt.
d. * Nhịp giờ và nhịp ngày đêm.
Câu 1312. Hormon sinh dục nữ được bài tiết thay đổi theo: 
a.Nhịp giờ.
b.Nhịp ngày và đêm.
c. * Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt.
d.Nhịp giờ và nhịp ngày đêm.
Câu 1313. Cơ chế feedback dương xảy ra trong trường hợp: 
a.Bài tiết insulin sau bữa ăn.
b.Bài tiết renin khi lượng máu đến thận giảm.
c. * Bài tiết cortisol chống stress.
d.Bài tiết ADH khi thể tích tuần hoàn giảm.
Câu 1314. Hormon TRH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp lên: 
a.Gan.
b. * Tuyến giáp.
c.Vỏ thượng thận.
d.Tuyến sinh dục.
Câu 1315. Tuyến giáp sẽ chịu tác động trực tiếp của hormon sau: 
a.GHRH.
b.TRH.
156
c.CRH.
d. * TSH.
Câu 1316. Vỏ tuyến thượng thận sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau:

a.GHRH.
b.TRH.
c. * CRH.
d.GnRH.
Câu 1317. Vỏ thượng thận sẽ chịu tác động trực tiếp của hormon sau: 
a. * ACTH.
b.TRH.
c.CRH.
d.GnRH.
Câu 1318. Tuyến sinh dục sẽ chịu tác động trực tiếp của hormon sau: 
a. * LH.
b. TRH.
c. CRH.
d. GnRH.
Câu 1319. Tuyến sinh dục sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau: 
a. TSH.
b. TRH.
c. CRH.
d. * GnRH.
Câu 1320. Gan sẽ chịu tác động trực tiếp của hormon sau: 
a. * GH.
b.TRH.
c.CRH.
d.GnRH.
Câu 1321. Khi nồng độ T3, T4 tăng cao gây feedback âm tính lên tuyến
yên làm giảm bài tiết TSH là cơ chế: 
a.Feedback (-) vòng cực ngắn.
b. * Feedback (-) vòng ngắn.
c.Feedback (-) vòng dài.
d.Feedback (-) vòng cực dài.
Câu 1322. Khi nồng độ TRH tăng cao gây feedback âm tính lên vùng
hạ đồi làm giảm bài tiết TRH là cơ chế: 
a. * Feedback (-) vòng cực ngắn.
b.Feedback (-) vòng ngắn.
c.Feedback (-) vòng dài.
d.Feedback (-) vòng cực dài.
Câu 1323. Khi nồng độ T3, T4 tăng cao gây feedback âm tính lên vùng
hạ đồi làm giảm bài tiết TRH là cơ chế: 
a.Feedback (-) vòng cực ngắn.
b.Feedback (-) vòng ngắn.
c. * Feedback (-) vòng dài.
d.Feedback (-) vòng cực dài.

157
Câu 1324. Khi nồng độ TSH tăng cao gây feedback âm tính lên vùng hạ
đồi làm giảm bài tiết TRH là cơ chế: 
a.Feedback (-) vòng cực ngắn.
b. * Feedback (-) vòng ngắn.
c.Feedback (-) vòng dài.
d.Feedback (-) vòng cực dài.
Câu 1325. Khi nồng độ Cortisol trong máu tăng cao, theo cơ chế
feedback dương trong điều hoà bài tiết cortisol khi stress sẽ dẫn đến: 
a. * Tăng tiết CRH và ACTH.
b.Tăng tiết CRH và giảm tiết ACTH.
c.Giảm tiết CRH và tăng tiết ACTH.
d.Giảm tiết CRH và ACTH.
Câu 1326. Khi nồng độ estrogen trong máu tăng cao, theo cơ chế
feedback dương trong điều hoà bài tiết estrogen ngay trước khi phóng noãn
sẽ dẫn đến: 
a. * Tăng tiết GnRH và LH.
b.Tăng tiết GHRH và LH.
c.Giảm tiết GnRH và LH.
d.Giảm tiết GHRH và LH.
Câu 1327. Trong cơ chế feedback dương để chống lại tình trạng stress,
các hormon sau được tăng tiết: 
a.FSH và LH.
b.Calcitonin và PTH.
c. * Cortisol và ACTH.
d.T3-T4 và TSH.
Câu 1328. Khi nồng độ T3-T4 trong máu tăng cao, theo cơ chế feedback
âm sẽ dẫn đến: 
a.Tăng tiết TSH và TRH.
b.Tăng tiết TSH và giảm tiết TRH.
c.Giảm tiết TSH và tăng tiết TRH.
d. * Giảm tiết TSH và TRH.
Câu 1329. Điểm giống nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết là: 
a. *Đều được cấu tạo từ các tế bào tuyến
b. Các tế bào tuyến đều tiết ra hormon
c. Sản phẩm tiết ngấm thẳng vào trong máu để đến các cơ quan tác động
d. Sản phẩm tiết theo ống dẫn để đổ ra ngoài
Câu 1330. Theo phương thức tác động của nội tiết. NGOẠI TRỪ: 
a. Tín hiệu thuộc các chất tác động ở xa được truyền chậm hơn nhiều so với các
chất tác động tại chỗ
b. Các chất trung gian hóa học tại chỗ là hầu hết tế bào trong cơ thể đều có khả
năng tiết ra loại tín hiệu
c. *Các hormon chung là các tuyến nội tiết hoặc các cơ quan là tuyến nội tiết có
thể tiết ra các chất đặc hiệu
d. Phân loại theo nơi tác động gồm: tác động tại chỗ và tác động ở xa
Câu 1331. Hormon bao gồm những khái niệm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Là một chất trung gian hóa học do tuyến nội tiết bài tiết, được phân phối bởi
dòng máu
158
b. Là một chất trung gian hóa học do bất cứ một cơ quan nào tiết ra, được phân
phối bởi dòng máu
c. Là một chất trung gian hóa học do các tế bào tiết ra , được phân phối bởi dịch
gian bào
d. *Là một chất trung gian hóa học do các cơ quan bài tiết ra , được phân phối
bởi 1 đường ống
Câu 1332. Hormon mà tất cả các tế bào trong cơ thể là mô đích: 
a. *T3-T4
b. GH
c. Somastotastin
d. ACTH
Câu 1333. Vị trí của receptor trên tế bào: 
a. Trong nhân
b. Trong bào tương
c. Trên màng tế bào
d. *Một trong ba vị trí trên
Câu 1334. Vị trí receptor tiếp nhận các hormon: 
a. Trên màng tế bào: catecholamin
b. Bào tương: steroid
c. Nhân tế bào: T3-T4
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1335. Dựa vào vị trí và các loại receptor, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 3 loại receptor tương ứng với vị trí của nó
b. *Có 4 loại receptor tương ứng với vị trí của nó
c. Vị trí receptor: trên màng bào tương tế bào, trong bào tương tế bào, trong nhân
tế bào
d. Thụ thể nằm trên màng bào tương tiếp nhận hoạt chất sinh học tan trong nước
Câu 1336. Khi nói về đặc điểm thụ thể: 
a. *Thụ thể nằm trong nhân tế bào đích: tiếp nhận hoạt chất sinh học tan trong
dầu
b. Thụ thể nằm trong nhân tế bào đích: tiếp nhận hoạt chất sinh học tan trong
nước
c. Thụ thể nằm trong bào tương tế bào đích: tiếp nhận hoạt chất sinh học tan
trong nước
d. Thụ thể nằm trong nhân tế bào đích và thụ thể nằm trên màng bào tương tế
bào đích: tiếp nhận hoạt chất tan trong dầu
Câu 1337. Khi nói về khái niệm phối tử (ligand):
a. *Nếu phân tử sau khi gắn với thụ thể dẫn đến một đáp ứng sinh lý của tế bào
thì được gọi là chất chủ vận hay đồng vận
b. Nếu phân tử sau khi gắn với thụ thể dẫn đến nhiều đáp ứng sinh lý của tế bào
thì được gọi là chất chủ vận hay đồng vận
c. Nếu phân tử sau khi gắn với thụ thể mà gây ra một đáp ứng sẽ được gọi là chất
đối kháng chúng làm cản trở tác động của chất chủ vận bằng cách chiếm lấy
thụ thể của nó
d. Nếu phân tử trước khi gắn với thụ thể mà không gây ra một đáp ứng nào cả sẽ
được gọi là chất đối kháng chúng làm cản trở tác động của chất chủ vận bằng
cách chiếm lấy thụ thể của nó
159
Câu 1338. Khi nói về ái lực, NGOẠI TRỪ: 
a. Ái lực là khả năng gắn của hoạt chất vào thụ thể
b. *Ái lực và hiệu lực lúc nào cũng đi đôi với nhau
c. Hai chất có cùng thụ thể, chất nào có ái lực cao hơn sẽ đẩy được chất kia
d. Atropin không có hiệu lực trên thụ thể muscarinic
Câu 1339. Hormon tan trong nước có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:
a. Receptor trên màng
b. Di chuyển tự do trong máu
c. Tác động theo cơ chế chất truyền tin thứ hai
d. *Gây đáp ứng sinh lý chậm
Câu 1340. Hormon nào sau đây có receptor nằm trong nhân tế
bào:
a. Catecholamin
b. Hormon peptide
c. Hormon steroid
d. *T3, T4
Câu 1341. Các hormon là dẫn xuất của lipid, NGOẠI TRỪ:
A. Glucocorticoid
B. Progesteron
C. *Catecholamin
D. Testosteron
Câu 1342. Khi nói về các hormon peptide:
a. Các hormon được tạo thành dạng tiền chất dự trữ ở bộ máy golgi
b. Các hormon được tạo thành dạng tiền chất dự trữ ở mạng lưới nội chất hạt
c. Các hormon được tạo thành dạng tiền chất hoạt động ở mạng lưới nội chất hạt
d. *Các hormon được tạo thành dạng hoạt động dự trữ ở bộ máy golgi
Câu 1343. Khi nói về các hormon steroid:
a. Các hormon được tạo thành chủ yếu ở dạng hoạt động dự trữ ở các tế bào chế
tiết
b. Các hormon được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất hoạt động ở mạng lưới
nội chất hạt
c. *Các hormon được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất dự trữ ở các tế bào chế
tiết
d. Các hormon được tạo thành chủ yếu ở dạng tiền chất dự trữ ở mạng lưới nội
chất hạt
Câu 1344. Khi nói về hormon catecholamin: 
a. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết chậm
b. Tổng hợp và dự trữ dạng tiết chất, bài tiết nhanh
c. Tổng hợp sẵn, bài tiết chậm
d. *Tổng hợp sẵn, bài tiết nhanh
Câu 1345. Khi nói về các nhóm hormon steroid, NGOẠI TRỪ:
a. *Tác dụng theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai
b. Tan được trong dầu , tổng hợp từ cholesterol
c. Có khả năng gây giữ muối và nước
d. Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp
Câu 1346. Khi nói về cơ chế tác dụng của hormon:
a. Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tổng hợp protein
160
b. Thông qua chất truyền tin thứ hai, gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào
c. *Thông qua chất truyền tin thứ hai, thông qua hoạt hóa gen tế bào
d. Hoạt hóa hệ thống enzyme nội bào theo kiểu dây chuyển
Câu 1347. Khi nói về đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế dẫn
truyền tin thứ hai:
a. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
b. Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trong tế bào
c. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào
d. *Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trên màng tế bào
Câu 1348. Khi nói về cơ chế tác dụng của hormon:
a. Hoạt hóa hệ thống enzyme nội bào theo kiểu dây chuyền
b. Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tổng hợp protein
c. Thông qua chất truyền tin thứ hai, gắn vào receptor đặc hiệu trên màng tế bào
d. *Thông qua chất truyền tin thứ hai, thông qua hoạt hóa gen tế bào
Câu 1349. Khi nói về chất truyền tin thứ hai:
a. Inositol triphosphat và diacyglycerol
b. cAMP và cGMP
c. *PIP2
d. Ca2+-protein
Câu 1350. Khi nói về cAMP gây hoạt hóa: 
a. Phospholipid C
b. Adenylcylase
c. Protein kinase C
d. *Protein kinase A
Câu 1351. Khi nói với cơ chế tác dụng của hormon, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt hóa enzyme trong tế bào
b. Hoạt hoạt enzyme trong nhân
c. *AMP vòng là chất truyền tin thứ hai của hormon tuyến giáp
d. Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào
Câu 1352. Khi nói về cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai,
NGOẠI TRỪ: 
a. Chất truyền tin thứ hai hoạt hóa hệ enzyme nội bào theo cơ chế dòng thác
b. *Để đạt đáp ứng sinh lý cần lượng lớn hormon ban đầu (hormon ngoại bào)
c. Các hoạt chất sinh học tác động theo cơ chế này có đặc tính tan trong nước
d. Receptor đặc hiệu nằm trên màng tế bào
Câu 1353. Hormon tác dụng làm tim đập nhanh theo cơ chế thông qua
chất truyền tin thứ hai. Điều trị một bệnh nhân tim đập nhanh bằng cách
dùng thuốc để: 
a. Ngăn hormon gắn vào receptor
b. Ức chế enzyme adenyl cyclase
c. *Ức chế enzyme phosphoesterase
d. Ức chế cAMP
Câu 1354. Khi nói về sự vận chuyển các hoạt chất sinh học trong máu,
NGOẠI TRỪ: 
a. Hormon peptid vận chuyển dạng tự do
b. Hormon steroid phần lớn ở dạng kết hợp
c. *T3, T4 phần lớn ở dạng tự do
161
d. Catecholamin 1/2 dạng kết hợp, 1/2 dạng tự do

Câu 1355. Tuyến nội tiết sau không điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ
đồi - tuyến yên, NGOẠI TRỪ: 
a. Tuyến giáp
b. *Tuyến cận giáp và tuyến tụy
c. Vỏ thượng thận
d. Tuyến sinh dục nam và nữ
Câu 1356. Các trục vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến nội tiết:
a. TRH - TSH - T3-T4
b. CRH - ACTH - Cortisol
c. GnRH - FSH - LH - Hormon sinh dục
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1357. Glucocorticoid thấp nhất vào khoảng:
a. 21 giờ đêm
b. *24 giờ đêm
c. 9 giờ sáng
d. 4 giờ sáng
Câu 1358. Theo nhịp sinh học ACTH được bài tiết nồng độ cao nhất
lúc: 
a. 16 giờ - 20 giờ
b. Nửa đêm gần về sáng
c. *6 giờ - 8 giờ sáng
d. 10 giờ - 12 giờ trưa
Câu 1359. Động tác mút núm vú của trẻ sẽ kích thích bài tiết: 
a. ADH và oxycitocin
b. ACTH và prolactin
c. *Oxytocin và prolactin
d. ADH và ACTH
Câu 1360. Theo cơ chế feedback âm, khi dùng thuốc corticoid kéo dài
sẽ gây:
a. Tăng bài tiết TSH
b. Giảm bài tiết TSH
c. Tăng bài tiết ACTH
d. *Giảm bài tiết ACTH
Câu 1361. Điều hòa ngược âm tính (negative feedback) không phải là
yếu tố điều hòa bài tiết của hormon nào dưới đây? 
a. ACTH
b. FSH
c. *Oxytocin
d. TSH
Câu 1362. Hormon nào dưới đây có yếu tố điều hòa ngược dương tính
(positive feedback)? 
a. ACTH
b. *Oxytocin
c. TSH
d. FSH
162
Câu 1363. Cơ chế feedback dương trong điều hòa bài tiết cortisol xảy
ra trong trường hợp nào sau đây:
a. Đường huyết tăng
b. Acid amin máu tăng
c. Dị ứng
d. *Cơ thể bị stress

163
SINH LÝ NỘI TIẾT VÙNG HẠ ĐỒI-SINH LÝ TUYẾN YÊN
(câu 1364 – câu 1648)

Câu 1364. Các hormon giải phóng và ức chế của vùng hạ đồi: 
a. * Theo hệ thống cửa hạ đồi-yên xuống thùy trước tuyến yên.
b. Theo hệ thống cửa hạ đồi-yên xuống thùy sau tuyến yên.
c. Theo bó sợi thần kinh hạ đồi-yên xuống thùy trước tuyến yên.
d. Theo bó sợi thần kinh hạ đồi-yên xuống thùy sau tuyến yên.
Câu 1365. Các hormon ADH và oxytocin của vùng hạ đồi: 
a. Theo hệ thống cửa hạ đồi-yên xuống thùy trước tuyến yên.
b. Theo hệ thống cửa hạ đồi-yên xuống thùy sau tuyến yên.
c. Theo bó sợi thần kinh hạ đồi-yên xuống thùy trước tuyến yên.
d. * Theo bó sợi thần kinh hạ đồi-yên xuống thùy sau tuyến yên.
Câu 1366. Các hormon vùng hạ đồi là những hormon có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Steroid.
d. Acid béo.
Câu 1367. Hormon GHRH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. Peptid.
c. * Polypeptid.
d. protein.
Câu 1368. Hormon GHRH của vùng hạ đồi được bài tiết từ: 
a. Nhân trên thị.
b. * Nhân bụng giữa.
c. Nhân cạnh não thất.
d. Nhân cung.
Câu 1369. Hormon GHRH có tác dụng: 
a. * Kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH.
b. Ức chế tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH.
c. Kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết IGF.
d. Ức chế tuyến yên tổng hợp và bài tiết IGF.
Câu 1370. Hormon GHRH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp
lên: 
a. * Gan.
b. Tuyến giáp.
c. Vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1371. Gan sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau: 
a. * GHRH.
b. TSH.
c. CRH.
d. GnRH.
Câu 1372. Hormon sau có tác dụng feedback âm vòng dài lên lên sự bài
tiết GHRH: 
a. GH.
164
b. * Somatomedin.
c. TRH.
d. Cortisol.
Câu 1373. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, IGF tăng sẽ dẫn đến
giảm: 
a. * GHRH.
b. GHIH.
c. GnRH.
d. ACTH.
Câu 1374. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, somatomedingiảm sẽ dẫn
đến tăng: 
a. * GHRH.
b. TRH.
c. CRH.
d. GnRH.
Câu 1375. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, sự tăng hay giảm của
IGF sẽ dẫn đến sự thay đổi ngược chiều của hormon: 
a. GHIH và GH.
b. * GHRH và GH.
c. FSH và LH.
d. Oxytocin và ADH.
Câu 1376. Hormon GHIH còn có tên gọi khác là: 
a. * Somatostatin.
b. Somatomedin.
c. Insulin like growth factor.
d. Gonadotropin.
Câu 1377. Hormon GHIH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Polypeptid.
d. Protein.
Câu 1378. Hormon GHIH có nguồn gốc từ: 
a. Tuyến tùng.
b. * Vùng hạ đồi.
c. Thùy trước tuyến yên.
d. Thùy sau tuyến yên.
Câu 1379. Hormon GHIH có tác dụng: 
a. Kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH.
b. * Ức chế tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH.
c. Kích thích tuyến yên tổng hợp và bài tiết IGF.
d. Ức chế tuyến yên tổng hợp và bài tiết IGF.
Câu 1380. Hormon GHIH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp
lên: 
a. * Gan.
b. Tuyến giáp.
c. Vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
165
Câu 1381. Hormon sau có tác dụng feedback âm vòng dài lên lên sự bài
tiết GHIH: 
a. GH.
b. * IGF.
c. TSH.
d. CRH.
Câu 1382. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, IGF tăng sẽ dẫn đến
tăng: 
a. GHRH.
b. * GHIH.
c. GnRH.
d. ACTH.
Câu 1383. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, somatomedingiảm sẽ dẫn
đến giảm: 
a. ADH.
b. * GHIH.
c. GnRH.
d. PIH.
Câu 1384. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, sự tăng giảm nồng độ
somatomedin sẽ dẫn sự thay đổi cùng chiều của hormon: 
a. GHRH.
b. * GHIH.
c. GnRH.
d. PIH.
Câu 1385. GHIH có tác dụng ngược lại với hormon sau: 
a. GnRH.
b. * GHRH.
c. CRH.
d. TRH.
Câu 1386. Hormon TRH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Polypeptid.
d. Protein.
Câu 1387. Hormon TRH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp
lên: 
a. Gan.
b. * Tuyến giáp.
c. Vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1388. Tuyến giáp sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau: 
a. GHRH.
b. * TRH.
c. CRH.
d. GnRH.
Câu 1389. Hormon sau có tác dụng feedback âm vòng dài lên lên sự bài
tiết TRH: 
166
a. IGF.
b. TSH.
c. * T3-T4.
d. ACTH.
Câu 1390. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, T3-T4 tăng sẽ dẫn đến
giảm: 
a. TSH.
b. ACTH.
c. * TRH.
d. TNF.
Câu 1391. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, T3-T4 giảm sẽ dẫn đến
tăng: 
a. TSH.
b. TXA.
c. * TRH.
d. TNF.
Câu 1392. Hormon CRH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. Peptid.
c. * Polypeptid.
d. Protein.
Câu 1393. Hormon CRH của vùng hạ đồi được bài tiết từ: 
a. Nhân trên thị.
b. Nhân bụng giữa.
c. * Nhân cạnh não thất.
d. Nhân cung.
Câu 1394. Hormon CRH có tác dụng kích thích tuyến yên tổng hợp và
bài tiết: 
a. GH.
b. * ACTH.
c. TSH.
d. ADH.
Câu 1395. Hormon CRH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp
lên: 
a. Gan.
b. Tuyến giáp.
c. * Vỏ thượng thận.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1396. Vỏ thượng thận sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau:

a. GHRH.
b. TSH.
c. * CRH.
d. GnRH.
Câu 1397. Hormon sau có tác dụng feedback âm vòng dài lên lên sự bài
tiết CRH: 
a. C reactive protein.
167
b. Cytokin.
c. Cholecystokinin.
d. * Cortisol.
Câu 1398. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, cortisol tăng sẽ dẫn đến
giảm: 
a. ACTH.
b. * CRH.
c. GnRH.
d. VIP.
Câu 1399. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, cortisolgiảm sẽ dẫn đến
tăng: 
a. GHRH.
b. TRH.
c. * CRH.
d. CSF.
Câu 1400. Theo cơ chế feedback âm vòng dài, sự tăng hay giảm của
cortisol sẽ dẫn đến sự thay đổi ngược chiều của: 
a. Chondroitin sulfat proteoglycan.
b. * Corticotropin releasing hormon.
c. Cholecalciferol.
d. Cholecystokinin.
Câu 1401. Hormon GnRH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Polypeptid.
d. Protein.
Câu 1402. Hormon GnRH của vùng hạ đồi được bài tiết từ: 
a. Nhân trên thị.
b. Nhân bụng giữa.
c. Nhân cạnh não thất.
d. * Nhân cung.
Câu 1403. Hormon GnRH có tác dụng kích thích tuyến yên tổng hợp
và bài tiết: 
a. GH và prolactin.
b. TSH và ACTH.
c. * FSH và LH.
d. ADH và oxytocin.
Câu 1404. Hormon GnRH sẽ thông qua tuyến yên để tác động gián tiếp
lên: 
a. Gan.
b. Tuyến giáp.
c. Vỏ thượng thận.
d. * Tuyến sinh dục.
Câu 1405. Tuyến sinh dục sẽ chịu tác động gián tiếp của hormon sau:

a. GHRH.
b. TSH.
168
c. CRH.
d. * GnRH.
Câu 1406. Hormon sau có tác dụng feedback âm vòng dài lên lên sự bài
tiết GnRH: 
a. Gastrin.
b. Gonadotropin.
c. * Hormon sinh dục.
d. Glucocorticoid.
Câu 1407. Các hormon sau được xếp vào nhóm hormon ức chế của
vùng hạ đồi: 
a. TRH và CRH.
b. GHRH và GnRH.
c. * GHIH và PIH.
d. ADH và oxytocin.
Câu 1408. Vùng hạ đồi hầu như không tiết hormon giải phóng: 
a. GH.
b. ACTH.
c. TSH.
d. * Prolactin.
Câu 1409. Các hormon CRH, TRH, GnRH của vùng hạ đồi được điều
hòa bài tiết theo cơ chế feedback âm: 
a. Vòng dài.
b. Vòng ngắn.
c. Vòng cực ngắn.
d. * Cả 3 vòng : dài, ngắn và cực ngắn.
Câu 1410. Các hormon sau không được xếp vào nhóm hormon giải
phóng và ức chế của vùng hạ đồi: 
a. TRH và CRH.
b. GHRH và GnRH.
c. GHIH và PIH.
d. * ADH và oxytocin.
Câu 1411. Các hormon sau của vùng hạ đồi sẽ đến dự trữ ở thùy sau
tuyến yên: 
a. GHRH và GHIH.
b. TRH và CRH.
c. GnRH và PIH.
d. * ADH và oxytocin.
Câu 1412. Các hormon do vùng hạ đồi tổng hợp: 
a. GH và prolactin.
b. TSH và ACTH.
c. FSH và LH.
d. * ADH và oxytocin.
Câu 1413. Vùng hạ đồi tổng hợp nhưng không dự trữ và bài tiết các
hormon sau: 
a. GHRH và GHIH.
b. TRH và CRH.
c. GnRH và PIH.
169
d. * ADH và oxytocin.
Câu 1414. Đặc điểm cấu tạo chức năng của tuyến yên, NGOẠI TRỪ:

a. Liên hệ mật thiết với vùng hạ đồi qua đường mạch máu và thần kinh.
b. Thùy trước mang đặc điểm của tuyến nội tiết điển hình nên gọi là thùy tuyến.
c. * Thùy giữa phát triển theo bậc thang tiết hóa tiết nhiều MSH.
d. Thùy sau có các tế bào giống tế bào thần kinh đệm nên gọi là thùy thần kinh.
Câu 1415. Các hormon tuyến yên là những hormon có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Steroid.
d. Acid béo.
Câu 1416. Thùy trước tuyến yên bài tiết các hormon sau, NGOẠI
TRỪ: 
a. GH và prolactin.
b. TSH và ACTH.
c. FSH và LH.
d. * Oxytocin và ADH.
Câu 1417. Hormon GH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. Peptid.
c. Polypeptid.
d. * Protein.
Câu 1418. Growth hormone được xếp vào nhóm hormon: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Acid béo.
d. Steroid.
Câu 1419. Đặc điểm của growth hormone, NGOẠI TRỪ: 
a. Tan trong nước, vận chuyển tự do trong máu.
b. * Thụ thể nằm trong bào tương tế bào đích trên toàn bộ cơ thể.
c. Tác dụng theo cơ chế thông qua chất truyền tin thứ hai.
d. Được điều hòa bài tiết theo nhịp giờ và nhịp ngày và đêm.
Câu 1420. GH được bài tiết từ: 
a. * Tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên.
b. Tế bào ưa acid thùy sau tuyến yên.
c. Tế bào ưa base thùy trước tuyến yên.
d. Tế bào ưa base thùy sau tuyến yên.
Câu 1421. Các hormon do tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên bài tiết:

a. * GH và prolactin.
b. TSH và ACTH.
c. FSH và LH.
d. ADH và oxytocin.
Câu 1422. U tế bào ưa acid thùy trước tuyến yến sẽ làm tăng tiết
hormon: 
a. * GH và prolactin.
170
b. TSH và ACTH.
c. FSH và LH.
d. ADH và oxytocin.
Câu 1423. Mô đích của hormon GH là: 
a. Tất cả tế bào cơ thể.
b. Cơ và xương.
c. * Gan.
d. Thận.
Câu 1424. Tác dụng của GH là kích thích bài tiết: 
a. Somatostatin.
b. * Somatomedin.
c. Secretin.
d. Sialoprotein.
Câu 1425. Tăng tiết GH trước tuổi dậy thì sẽ dẫn đến tình tình trạng:

a. Loãng xương.
b. Béo phì.
c. * Khổng lồ.
d. Teo cơ.
Câu 1426. Tăng tiết GH ở tuổi trưởng thành sẽ dẫn đến tình tình trạng:

a. Mất xương.
b. Béo phì.
c. Khổng lồ.
d. * To đầu chi.
Câu 1427. Bệnh khổng lồ có nguyên nhân do tăng tiết: 
a. * GH.
b. TSH.
c. ACTH.
d. ADH.
Câu 1428. Bệnh cực đại đầu chi có nguyên nhân do tăng tiết: 
a. * Growth hormone.
b. Vasopressin.
c. Adiponectin.
d. Tumor necrosis factor.
Câu 1429. Bệnh khổng lồ do tăng tiết GH sẽ đi kèm với tình trạng: 
a. Tăng tích lũy mỡ ở vùng bụng.
b. * Tăng đường huyết.
c. Tăng canxi máu.
d. Tăng thoái hóa protein.
Câu 1430. Bệnh lùn cân đối có nguyên nhân do giảm tiết: 
a. * GH.
b. TSH.
c. ACTH.
d. GnRH.
Câu 1431. Dưới tác dụng của GH cơ thể tạo năng lượng chủ yếu từ: 
a. Glucid.
171
b. * Lipid.
c. Protid.
d. Vitamin.
Câu 1432. GH thường được tăng bài tiết trong trường hợp: 
a. Mất nước do nôn ói, tiêu chảy, bỏng, chảy máu.
b. Viêm do nhiễm khuẩn hoặc tác nhân vật lý, hóa học.
c. * Khẩn cấp do đói, lạnh, hạ đường huyết, stress.
d. Kích thích thần kinh do cà phê, thuốc lá, chất gây nghiện.
Câu 1433. Các hormon do tế bào ưa base thùy trước tuyến yên bài tiết,
NGOẠI TRỪ: 
a. * GH.
b. TSH.
c. ACTH.
d. Gonadotropin.
Câu 1434. Thực nghiệm cho thấy hormon sau có ảnh hưởng lên học tập
và trí nhớ: 
a. GH.
b. TSH.
c. * ACTH.
d. ADH.
Câu 1435. Bệnh nhân bị nhược năng vỏ thượng thận nguyên phát mạn
tính sẽ có triệu chứng sau liên quan đến ACTH: 
a. Rối loạn điện giải.
b. Yếu cơ.
c. * Xạm da.
d. Hạ huyết áp.
Câu 1436. Xạm da trong bệnh Addison (suy vỏ thượng thận nguyên
phát) có liên quan đến hormon: 
a. GH.
b. TSH.
c. * ACTH.
d. GnRH.
Câu 1437. Khi T3-T4 trong máu tăng sẽ gây feedback âm làm: 
a. Tăng ACTH.
b. * Giảm ACTH.
c. Tăng TSH.
d. Giảm TSH.
Câu 1438. FSH và LH là hormon của: 
a. Vùng hạ đồi.
b. * Thùy trước tuyến yên.
c. Thùy sau tuyến yên.
d. Tuyến sinh dục.
Câu 1439. Các hormon của tuyến yên hướng đến tuyến sinh dục là: 
a. GH và prolactin.
b. TSH và ACTH.
c. * FSH và LH.
d. ADH và oxytocin.
172
Câu 1440. Hormon prolactin có cùng nguồn gốc với: 
a. * GH.
b. TSH.
c. ACTH.
d. Gonadotropin.
Câu 1441. Hormon gây bài xuất sữa vào trong lòng nang sữa: 
a. Estrogen.
b. Progesteron.
c. * Prolactin.
d. Oxytocin.
Câu 1442. Tuyến vú đã chịu tác dụng của các hormon theo thứ tự sau
đây để thực hiện chức năng tạo sữa nuôi con: 
a. Estrogen, progesteron → oxytocin → prolactin.
b. * Estrogen, progesteron → prolactin → oxytocin.
c. Prolactin → oxytocin → estrogen, progesteron.
d. Oxytocin → prolactin → estrogen, progesteron.
Câu 1443. Hormon gây bài xuất sữa ra bên ngoài: 
a. Estrogen.
b. Progesteron.
c. Prolactin.
d. * Oxytocin.
Câu 1444. Để tạo sữa nuôi con, mẹ cần cho trẻ bú sớm sau khi sinh
nhằm tăng tiết 
a. GH và TSH.
b. FSH và LH.
c. * Prolactin và oxytocin.
d. Estrogen và progesteron.
Câu 1445. Tác dụng chính của hormone nào sau đây làm tăng tái hấp
thu nước không ảnh hưởng đến muối ở ống thận: 
a. ACTH.
b. * ADH.
c. Aldosteron.
d. Cortisol.
Câu 1446. Hormon làm tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp:

a. * ADH.
b. PTH.
c. Calcitonin.
d. Erythropoietin.
Câu 1447. Các cặp hormon sau có tác dụng ngược nhau, NGOẠI TRỪ:

a. PTH và calcitonin.
b. Insulin và glucagon.
c. Endothelin và NO.
d. * Aldosteron và ADH.
Câu 1448. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
173
a.Tan trong nước
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d. * Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp.
Câu 1449. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Tan trong dầu
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
Câu 1450. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Tan trong nước
b. * Tổng hợp và dự trữ dưới dạng tiền hormon
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1451. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Tan trong nước
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c. * Bài tiết chậm
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1452. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Recceptor nằm trong tế bào
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
Câu 1453. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Recceptor nằm trên màng tế bào
b. * Tổng hợp và dự trữ dưới dạng tiền hormon
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
Câu 1454. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Recceptor nằm trên màng tế bào
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c. * Cơ chế tác dụng thông qua hoạt hoá hệ thống gen
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1455. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Recceptor nằm trên màng tế bào
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
d. * Thời gian tác dụng chậm, dài.

174
Câu 1456. Đặc điểm của hormon peptid và catecholamin, NGOẠI
TRỪ: 
a.Recceptor nằm trên màng tế bào
b.Bài tiết nhanh
c.Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
d. * Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp
Câu 1457. Đặc điểm sau đây là của hormon steroid và T3, T4: 
a.Tan trong nước
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d. * Vận chuyển trong máu dưới dạng kết hợp.
Câu 1458. Đặc điểm sau đây là của hormon steroid và T3, T4: 
a.Tan trong nước
b. * Tổng hợp và dự trữ dưới dạng tiền hormon
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1459. Đặc điểm sau đây là của hormon steroid và T3, T4: 
a.Tan trong nước
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c. * Bài tiết chậm
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1460. Đặc điểm của hormon steroid và T3, T4: 
a. * Tan trong dầu
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1461. Đặc điểm của hormon steroid và T3, T4: 
a. * Cơ chế tác dụng hoạt hoá hệ thống gen tế bào
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1462. Đặc điểm của hormon steroid và T3, T4: 
a. * Thời gian tác dụng chậm và dài
b.Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
c.Bài tiết nhanh
d.Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do.
Câu 1463. Đặc điểm của hormon steroid và T3, T4: 
a. * Thụ thể nằm trong tế bào
b.Tổng hợp và dự trữ sẵn
c.Bài tiết nhanh
d.Cơ chế tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai.
Câu 1464. Các hormon sau thuộc hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ:

a.GHRH
b.GHIH
c. * TSH
d.CRH
175
Câu 1465. Các hormon sau thuộc hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ:

a.GnRH
b.GHIH
c. * FSH và LH
d.PIH.
Câu 1466. Các hormon sau thuộc hormon tiền yên, NGOẠI TRỪ: 
a.TSH
b.ACTH
c.FSH và LH
d. * Oxytoxin
Câu 1467. Các hormon sau thuộc hormon tiền yên, NGOẠI TRỪ: 
a.GH
b.ACTH
c.Prolactin
d. * ADH
Câu 1468. Tác dụng của T3, T4 trên chuyển hoá glucid, NGOẠI TRỪ:

a.Tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen
b.Tăng tân tạo đường
c.Tăng hấp thu glucose ở ruột
d. * Giảm thoái hóa glucose tạo năng lượng
Câu 1469. Tác dụng của calcitonin trên Ca2+ và phosphat máu, NGOẠI
TRỪ: 
a.Giảm Ca2+ và phosphat máu
b. * Tăng Ca2+ và phosphat máu
c.Giảm hoạt động tiêu xương
d.Tăng đào thải Ca2+ và phosphat qua nước tiểu
Câu 1470. Tác dụng của hormon cận giáp, NGOẠI TRỪ: 
a.Tăng Ca2+ và giảm phosphat máu
b. * Tăng Ca2+ và phosphat máu
c.Tăng hoạt động tiêu xương
d.Giảm tái hấp thu phosphat ở ống lượn gần
Câu 1471. Tác dụng của insulin trên chuyển hoá glucid, NGOẠI TRỪ:

a.Tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào
b. * Giảm sử dụng glucose tạo năng lượng
c.Tăng tổng hợp glucogen ở gan
d.Tăng chuyển glucose thừa thành acid béo ở gan.
Câu 1472. Tác dụng của glucocorticoid trên chuyển hoá, NGOẠI TRỪ:

a.Kích thích tân tạo đường và giảm sử dụng glucose ở tế bào.
b.Tăng dị hóa protein.
c.Tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ.
d. * Giảm oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng
Câu 1473. Hormon GHRH, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bản chất là protein

176
b.Nguồn gốc từ nhân bụng giữa
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d.IGF (gan) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1474. Hormon GHRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là polypeptid
b.Nguồn gốc từ nhân bụng giữa
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d. * GH (tuyến yên) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1475. Hormon GHRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là polypeptid
b.Nguồn gốc từ nhân bụng giữa
c. * Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d.IGF (gan) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1476. Hormon GHIH, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bản chất polypeptid
b.Nguồn gốc từ vùng hạ đồi
c.Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d.IGF (gan) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1477. Hormon GHIH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Nguồn gốc từ vùng hạ đồi
c.Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d. * IGF (gan) điều hòa bài tiết feedback âm vòng ngắn
Câu 1478. Hormon GHIH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Nguồn gốc từ vùng hạ đồi
c.Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d. * GH (tuyến yên) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1479. Hormon GHIH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Nguồn gốc từ vùng hạ đồi
c. * Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
d.IGF (gan) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1480. Hormon TRH, NGOẠI TRỪ: 
a. * Là Thyroid Releasing Hormone
b.Bản chất là peptid
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH
d.T3-T4 (tuyến giáp) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1481. Hormon TRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Là Thyrotropin Releasing Hormone
b. * Bản chất là acid amin
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH
d.TRH (vùng hạ đồi) điều hòa bài tiết feedback âm vòng cực ngắn
Câu 1482. Hormon TRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Là Thyrotropin Releasing Hormone
b.Bản chất là peptid
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH
177
d. * TRH (vùng hạ đồi) điều hòa bài tiết feedback âm vòng ngắn
Câu 1483. Hormon TRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Là Thyrotropin Releasing Hormone
b.Bản chất là peptid
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH
d. * TSH (tuyến yên) điều hòa bài tiết feedback âm vòng dài
Câu 1484. Hormon CRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất polypeptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH
c.Là Corticotropin Releasing Hormone
d. * Cortisol (tuyến thượng thận) điều hòa bài tiết feedback âm vòng ngắn
Câu 1485. Hormon CRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất polypeptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH
c.Là Corticotropin Releasing Hormone
d. * ACTH (tuyến yên) điều hòa bài tiết feedback âm vòng cực ngắn
Câu 1486. Hormon CRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất polypeptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết ACTH
c.Là Corticotropin Releasing Hormone
d. * Cortisol (tuyến thượng thận) điều hòa bài tiết feedback âm khi cơ thể bị stress
Câu 1487. Hormon GnRH, NGOẠI TRỪ: 
a. * Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết GH
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết LH
d.Là Gonadotropin releasing hormone
Câu 1488. Hormon GnRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết LH
d. * Hormon sinh dục (tuyến sinh dục) điều hoà bài tiết feedback âm vòng ngắn
Câu 1489. Hormon GnRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết LH
d. * Estrogen ở nữ điều hoà bài tiết feedback âm vào thời điểm trước khi phóng noãn.
Câu 1490. Hormon GnRH, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là peptid
b.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH
c.Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết LH
d. * GnRH (vùng hạ đồi) điều hoà bài tiết feedback âm vòng ngắn.
Câu 1491. Các hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ: 
a. * GH
b.GHRH
c.GnRH
d.CRH
Câu 1492. Các hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ: 
178
a. * TSH
b.GHRH
c.GnRH
d.CRH
Câu 1493. Các hormon thuộc thuỳ trước tuyến yên, NGOẠI TRỪ: 
a. * CRH
b.TSH
c.ACTH
d.GH
Câu 1494. Các hormon thuộc thuỳ trước tuyến yên, NGOẠI TRỪ: 
a. * ADH
b.TSH
c.FSH
d.GH
Câu 1495. Các hormon thuộc thuỳ trước tuyến yên, NGOẠI TRỪ: 
a. * Oxytocin
b.TSH
c.ACTH
d.LH
Câu 1496. Các hormon thuộc hậu yên: 
a. * ADH
b.TSH
c.LH
d.Prolactin
Câu 1497. Các hormon thuộc hậu yên: 
a. * Oxytocin
b.TSH
c.LH
d.Prolactin
Câu 1498. Hormon tăng trưởng có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bản chất là peptid
b.Nguồn gốc từ tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên
c.GHRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết GH
d.GHIH của vùng hạ đồi ức chế tuyến yên bài tiết GH
Câu 1499. Hormon tăng trưởng có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bản chất là peptid
b.Nguồn gốc từ tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên
c.GHRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết GH
d.GH gây tăng đường huyết
Câu 1500. Hormon tăng trưởng có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là protein
b.Nguồn gốc từ tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên
c.GHRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết GH
d. * GH gây hạ đường huyết
Câu 1501. Hormon kích thích tuyến giáp có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:

a. * Bản chất là polypeptid
179
b.Mô đích là nang tuyến giáp
c.Là Thyroid stimulating hormone
d.TRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết TSH.
Câu 1502. Hormon kích thích tuyến giáp có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:

a.Bản chất là glycoprotein
b.Mô đích là nang tuyến giáp
c.Là Thyroid stimulating hormone
d. * TRH của vùng hạ đồi ức chế tuyến yên bài tiết TSH.
Câu 1503. Hormon kích thích tuyến giáp có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:

a.Bản chất là glycoprotein
b.Mô đích là nang tuyến giáp
c.Là Thyroid stimulating hormone
d. * T3, T4 của tuyến giáp điều hoà bài tiết gây feedback âm vòng cực ngắn
Câu 1504. Hormon kích thích vỏ tuyến thượng thận có đặc điểm,
NGOẠI TRỪ: 
a.Là adreno corticotropin hormone
b. * Là hormon hướng sinh dục
c.CRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết ACTH.
d.Cortisiol của vỏ thượng thận gây feedback âm
Câu 1505. Hormon kích thích vỏ tuyến thượng thận có đặc điểm,
NGOẠI TRỪ: 
a.Là adreno corticotropin hormone
b.có vai trò trong học tập, trí nhớ và hành vi
c. * CRH của vùng hạ đồi ức chế tuyến yên bài tiết ACTH.
d.Cortisiol của vỏ thượng thận gây feedback âm
Câu 1506. Hormon kích thích vỏ tuyến thượng thận có đặc điểm,
NGOẠI TRỪ: 
a.Là adreno corticotropin hormone
b.có vai trò trong học tập, trí nhớ và hành vi
c. * Stress làm tăng bài tiết ACTH theo cơ chế feedback âm.
d.ACTH cũng được điều hòa bài tiết theo nhịp ngày đêm
Câu 1507. Hormon FSH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích nang trứng
b. * Bản chất là protein
c.Mô đích là tinh hoàn và buồng trứng
d.Kích thích sự phát triển ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng
Câu 1508. Hormon FSH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích nang trứng
b.Bản chất là glycoprotein
c. * Mô đích chỉ là tinh hoàn
d.Kích thích sự phát triển ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng
Câu 1509. Hormon FSH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích nang trứng
b.Bản chất là glycoprotein
c. * Mô đích chỉ là buồng trứng
180
d.FSH kích thích nang trứng phát triển
Câu 1510. Hormon LH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích hoàng thể
b.Bản chất là glycoprotein
c. * Mô đích chỉ là buồng trứng
d.LH phối hợp với FSH làm phát triển nang trứng đến chín và gây phóng noãn
Câu 1511. Hormon LH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích hoàng thể
b.Bản chất là glycoprotein
c.Mô đích là buồng trứng và tinh hoàn
d. * Kích thích sự phát triển ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng
Câu 1512. Hormon FSH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon kích thích nang trứng
b.Bản chất là glycoprotein
c.Mô đích là buồng trứng và tinh hoàn
d. * Kích thích phát triển tế bào Leydig (tế bào kẽ) gây bài tiết testosteron
Câu 1513. Hormon prolactin có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Là hormon thuộc hậu yên
b.Bản chất là protein
c.Mô đích là tuyến vú
d.Làm bài tiết sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài.
Câu 1514. Hormon prolactin có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Là hormon thuộc tiền yên
b.Bản chất là protein
c. * PIH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết prolactin
d.Làm bài tiết sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài.
Câu 1515. Hormon chống bài niệu ADH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Được tổng hợp tại hậu yên
b.Bản chất là một peptid
c.Ở nồng độ thấp có tác dụng chống bài niệu
d.Ở nồng độ cao có tác dụng gây co mạch
Câu 1516. Hormon chống bài niệu ADH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Được dự trữ tại hậu yên
b.Bản chất là một peptid
c. * Ở nồng độ thấp có tác dụng co mạch làm tăng huyết áp
d.Áp suất thẩm thấu tăng gây tăng bài tiết ADH
Câu 1517. Hormon chống bài niệu ADH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Được dự trữ tại hậu yên
b.Bản chất là một peptid
c.Áp suất thẩm thấu tăng gây tăng bài tiết ADH
d. * Thể tích máu tăng gây tăng bài tiết ADH
Câu 1518. Hormon chống bài niệu ADH có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Được dự trữ tại hậu yên
b.Bản chất là một peptid
c. * Áp suất thẩm thấu giảm gây tăng bài tiết ADH
d.Thể tích máu giảm gây tăng bài tiết ADH
Câu 1519. Hormon oxytocin có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
181
a. * Được tổng hợp ở hậu yên
b.Bản chất là một peptid
c.Gây co tử cung mang thai đặc biệt lúc chuyển dạ
d.Bài xuất sữa ra ngoài do co các tế bào biểu mô cơ quanh nang tuyến sữa
Câu 1520. Hormon oxytocin có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a.Được tổng hợp ở vùng hạ đồi
b.Bản chất là một peptid
c.Kích thích cơ học núm vú gây tăng bài tiết oxytocin
d. * Làm bài tiết sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài
Câu 1521. Các hormon do tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên bài tiết:

a. * GH và prolactin.
b.TSH và ACTH.
c.FSH và LH.
d.ADH và oxytocin.
Câu 1522. Các hormon do tế bào ưa base thùy trước tuyến yên bài tiết,
NGOẠI TRỪ: 
a.TSH.
b.ACTH.
c. * Prolactin.
d.Gonadotropin.
Câu 1523. Các hormon do tế bào ưa base thùy trước tuyến yên bài tiết,
NGOẠI TRỪ: 
a. * GH.
b.ACTH.
c.TSH.
d.Gonadotropin.
Câu 1524. Khi nói về đặc điểm khác nhau của tuyến nội tiết và tuyến
ngoại tiết, ngoại trừ: 
a. Tế bào tuyến nội tiết tiết ra chất tiết ngấm thẳng vào máu, tế bào tuyến ngoại
tuyến tiết ra chất tiết ra bề mặt biểu mô
b. * Tuyến nội tiết có ống dẫn, tuyến ngoại tiết không có ống dẫn
c. Tuyến nội tiết: chất tiết đến nhiều cơ quan đích, tuyến ngoại tiết: chất tiết đến
một nơi nhất định
d. Tuyến nội tiết có tác dụng điều hòa trao đổi chất và chuyển hóa, tuyến ngoại
tiết có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng và khử trùng
Câu 1525. Phương thức tác động chủ yếu của hệ nội tiết ở đường ống
tiêu hóa: 
a. * Tự tiết
b. Cận tiết
c. Nội tiết
d. Ngoại tiết
Câu 1526. Theo quan niệm hiện nay, khái niệm hormon được chia làm
mấy nhóm: 
a. 2
b. * 3
c. 4
182
d. 5
Câu 1527. Điều đúng khi nói về mô đích, ngoại trừ: 
a. Mô chịu sự tác động của hormon một cách đặc hiệu
b. Có những hoạt chất sinh học mà mô đích của nó là tất cả hoặc hầu như tất cả các
tế bào của cơ thể
c. * Tuyến nội tiết này không là mô đích cho hormon của tuyến nội tiết khác
d. Không đáp án nào đúng
Câu 1528. Thụ thể có thể nằm ở, ngoại trừ: 
a. Trên màng bào tương tế bào
b. Trong bào tương tế bào
c. * Ngoài bào tương tế bào
d. Trong nhân tế bào
Câu 1529. Thụ thể tiếp nhận hoạt chất sinh học tan trong dầu như
hormon T3, T4: 
a Trên màng bào tương tế bào đích
b Trong bào tương tế bào đích
c Ngoài bào tương tế bào đích
d * Trong nhân tế bào đích
Câu 1530. Receptor được phân thành bao nhiêu nhóm: 
a *2
b 3
c 4
d 5
Câu 1531. Nhóm hiệu ứng chủ yếu thể hiện ở các hormon gắn kết với
receptor nằm ở : 
a * Trên màng tế bào
b Trong nhân tế bào
c Trong bào tương
d Ngoài bào tương
Câu 1532. Phân tử gắn vào thụ thể mà không gây ra một đáp ứng nào
cả gọi là: 
a Chất chủ vận
b Chất đồng vận
c * Chất đối kháng
d Không đáp án nào đúng
Câu 1533. Điều đúng khi nói về ái lực, ngoại trừ: 
a * Hai chất có cùng thụ thể thì không thể nào đẩy nhau được
b Là khả năng gắn hoạt chất sinh học vào thụ thể
c Atropin có ái lực trên thụ thể muscarinic mạnh hơn acetylcholin
d Ái lực không phải lúc nào cũng đi đôi với hiệu lực
Câu 1534. Hormon tan trong nước, ngoại trừ: 
a Insulin
b Adrenaline
c * Estrogen
d Glucagon
Câu 1535. Hormon tan trong lipid, ngoại trừ: 
a T3 , T4
183
b Testostrerone
c * Noradrenaline
d Cortisol
Câu 1536. Theo bản chất hóa học, hormon tuyến giáp thuộc loại nào:

a Hoạt chất sinh học peptid
b * Hoạt chất sinh học acid amin
c Hoạt chất sinh học lipid
d Không đáp án nào đúng
Câu 1537. Đâu không phải là đặc tính sinh học của hormone thuộc loại
peptid: 
a Tan trong nước
b Dự trữ dạng tìm chất
c Tác dụng nhanh ngắn
d * Có recepter trong nhân
Câu 1538. Cách vận chuyển hoạt chất sinh học trong máu dạng tìm
chất được bắt gặp ở: 
a T3 T4 và peptid
b Peptid và catecholamin
c Chất béo và peptid
d * Chất béo và T3- T4
Câu 1539. Đâu là đặc tính sinh học của hormone thuộc loại
catecholamin: 
a. * Tan trong nước
b. Dự trữ dạng tìm chất
c. Tác dụng kéo dài
d. Có tác dụng chậm
Câu 1540. Đâu không phải là một cặp chất truyền tin thứ hai đúng: 
a. cAMP và cGMP
b. Ca2+- protein- inositol triphosphat
c. * Na+-protein – diacylglycerol
d. inositol triphosphat– diacylglycerol
Câu 1541. Khi cơ thể tăng bài tiết Adennyl cyclase sẽ gây ra hiện tượng:

a. * gây tăng chuyển hóa từ 5’-AMP thành cAMP
b. gây ức chế chuyển hóa từ 5’-AMP thành cAMP
c. gây hiện tượng chuyển hóa từ cAMP thành 5’-AMP
d. ức chế quá trình hoạt hóa
Câu 1542. Khi cơ thể tăng bài tiết menphosphodiesterase sẽ gây ra hiện
tượng: 
a. gây tăng chuyển hóa từ 5’-AMP thành cAMP
b. gây ức chế chuyển hóa từ 5’-AMP thành cAMP
c. * gây hiện tượng chuyển hóa từ cAMP thành 5’-AMP
d. tạo ra chất truyền tin thứ hai
Câu 1543. Đâu không là chức năng của các đáp ứng sinh lí từ hai chất
truyền tin thứ hai là inositol triphosphat và diacylglycerol 
a. * Co cơ vân và hoạt động bài tiết của tế bào.
184
b. Hoạt động bài tiết và lông tế bào
c. Hoạt động phân chia và sinh sản của tế bào
d. Co cơ trơn và hoạt đông phân chia tế bào
Câu 1544. Theo Jacob &Monod cơ chế operon không có đặc điểm nào
sau đây 
a. Vùng điều hòa hoạt động liên tục
b. Một operon được cấp trúc từ 3 phần gồm: P,O , vùng mã hóa
c. * Một operon được cấp trúc từ 3 phần gồm :điều hòa, vùng mã hóa, kết thúc.
d. Hormon T3-T4 cũng tuân theo cơ chế này
Câu 1545. Phương thức hoạt hóa tế bào có các đặc điểm NGOẠI TRỪ:

a. Tan trong dầu nên mới có thể hòa màn vào trong tế bào.
b. Gồm hai nhóm hormon là T3-T4 và steroid
c. * Có receptor nằm ngoài màng tế bào
d. Hoạt động bằng các tạo ligan trực tiếp với tế bào tạo sản phẩm
Câu 1546. Khi cơ thể bị suy tuyến thượng thận nguyên phát khi xét
nghiệm các chỉ số sinh hóa sẽ (so với mức bình thường) 
a. CRH tăng hoặc giảm, ACTH tăng, cortisol tăng
b. CRH tăng hoặc giảm, ACTH giảm, cortisol tăng
c. CRH tăng hoặc giảm, ACTH giảm, cortisol giảm
d. * CRH tăng hoặc giảm, ACTH tăng , cortisol giảm
Câu 1547. Khi xét nghiệm các chỉ số sinh hóa cho thấy người đó có nồng
độ CRH tăng, ACTH giảm, cortisol tăng, người đó có thể đang bị: 
a. * Cường tuyến thượng thận nguyên phát
b. Suy tuyến thượng thận thứ phát
c. Suy tuyến yên
d. Cường tuyến tượng thận tam phát
Câu 1548. Khi có tác nhân kích thích nào sau đây sẽ gây ra hiện tượng
dãn mạch: 
a. Kích thích vào hệ thần kinh giao cảm
b. * Kích thích hệ thần kinh phó giao cảm
c. Cơ thể mất nước
d. Bổ sung nhiều Noadrenalin.
Câu 1549. Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhịp sinh học? 
a. Nhịp sinh học là phản ứng của sinh vật với sự thay đổi của môi trường có tính
chu kì..
b. Nhịp sinh học là phản ứng của sinh vật với sự thay đổi của môi trường có tính
chu kì.
c. Nhịp sinh học có tính di truyền
d. * Thức ăn chính là nhân tố khởi động nhịp sinh học
Câu 1550. Tuyến yên bài tiết ACTH, ACTH kích thích vỏ thượng thận
bài tiết glucocorticoid. ACTH được bài tiết theo chu kỳ, cao nhất vào buổi
sáng và giảm dần vào buổi chiều đến nữa đêm. Hiện tượng trên thuộc kiểu
điều hòa nào? 
a. Điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên-tuyến nội tiết
b. * Điều hòa bài tiết theo nhịp sinh học
c. Điều hòa bài tiết do tác nhân kích thích
185
d. Điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược
Câu 1551. Khi GH tăng theo cơ chế feedback âm sẽ gây: 
a. tăng tiết GHRH, tăng tiết GHIH
b. tăng tiết GHRH, giảm tiết GHIH
c. * giảm tiết GHRH, tăng tiết GHIH
d. giảm tiết GHRH, giảm tiết GHIH
Câu 1552. Nồng độ hormon T3, T4 giảm thì ngay lập tức nó sẽ kích
thích vùng dưới đồi, tuyến yên tăng bài tiết TRH và TSH. Chính hai hormon
này quay trở lại kích thích tuyến giáp tăng bài tiết để đưa nồng độ T3, T4 trở
về mức bình thường. Đây là cơ chế gì? Chọn ý đúng nhất: 
a. Điều hòa do tác nhân kích thích
b. Điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược
c. * Điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược âm tính
d. Điều hòa bài tiết theo cơ chế điều hòa ngược dương tính
Câu 1553. Cơ chế feedback dương không được sử dụng trong trường
hợp nào sao đây: 
a. Khi giảm thể tích dịch ngoại bào tăng bài tiết renin
b. * Cơ thể tăng tiết insulin khi thiếu hụt đường
c. Khi cơ thể nóng tăng tiết mồ hôi
d. Khi suy tuyến giáp tăng bài tiết ACTH
Câu 1554. Khi bị suy tuyến giáp nguyên phát có bao nhiêu feedback
dương xảy ra trong trục vùng hạ đồi tuyến yên tuyến giáp: 
a. 1
b. * 2
c. 3
d. 4
Câu 1555. Hormon bao gồm những khái niệm sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Là một chất trung gian hóa học do tuyến nội tiết bài tiết, được phân phối bởi dòng
máu
b. Là một chất trung gian hóa học do bất cứ cơ quan một cơ quan nào tiết ra, được
phân phối bởi dòng máu
c. Là một chất trung gian hóa học do các tế bào tiết ra, được phân phối bởi dịch gian
bào
d. * Là một chất trung gian hóa học do các cơ quan bài tiết, được phân phối bởi một
đường ống
Câu 1556. Hormon nào sau đây có mô đích là hầu hết các tế bào trong
cơ thể: 
a. * T3-T4
b. GH
c. ACTH
d. Somatostatin
Câu 1557. Vị trí của receptor trên tế bào: 
a. Trên màng bào tương
b. Trong nhân
c. Trong bào tương
d. * Một trong ba vị trí trên
Câu 1558. Hormon nào sau đây có thụ thể nằm trong nhân: 
186
a. * T3-T4
b. Peptid
c. Steroid
d. Catecholammin
Câu 1559. Ligand là :
a. * Một chất hóa học có khả năng gắn đặc hiệu vào receptor
b. Một loại lien kết giữa hoạt chất sinh học và receptor
c. Một loại tác dụng khi hoạt chất sinh học gắn vào receptor
d. Một loại phản ứng giữa hoạt chất sinh học và receptor
Câu 1560. Trong cấu trúc của hoạt chất sinh học, các cầu nối disunfua
được sử dụng để liên kết: 
a. * Hai chuỗi Polypeptid
b. Hai Steroid
c. Hai acid béo
d. Hai acid amin
Câu 1561. Chất nào sau đây không phải là chất truyền tin thứ II: 
a. AMPc
b. GMPc
c. * PIP2
d. Inositol triphosphat và diacyglycerol
Câu 1562. Đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế hoạt hóa gen : 
a. Tổng hợp sẵn trong tế bào
b. Bài tiết nhanh
c. Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
d. * Tác dụng chậm nhưng kéo dài
Câu 1563. AMPc gây hoạt hóa: 
a. Adenylcylase
b. Phospholipid C
c. * Protein kinase A
d. Protein kinase C
Câu 1564. Khi nói về hệ nội tiết, phát biểu nào sau đây sai: 
a. Là những tuyến không có ống dẫn
b. Sản phẩm bài tiết đổ thẳng vào máu
c. * Hệ nội tiết không có khả năng tiết các chất sinh hóa hormon theo máu chuyển
đến và tác động tại những cơ quan khác trong cơ thể
d. Hệ nội tiết điều hòa cơ thể thông qua các hormon
Câu 1565. Tính chất chung của các hormone ở vùng hạ đồi, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
b. * Tổng hợp ở dạng tiền chất và bài xuất chậm
c. Điều hòa theo cơ chế feedback âm
d. Có Receptor nằm trên màng
Câu 1566. Hormon ở thùy sau tuyến yên là: 
a. TSH và prolactin
b. * ADH và oxytocin
c. PTH và Oxytocin
d. ADH và prolactin
187
Câu 1567. Điều hòa theo nhịp sinh học ACTH của vỏ thượng thận bài
tiết nồng độ thấp nhất lúc: 
a. 16 giờ-20 giờ
b. * 24 giờ
c. 6 giờ - 8 giờ
d. 10 giờ 13 giờ
Câu 1568. Prolactin điều tiết theo nhịp sinh học 24 giờ với nồng độ cao
nhất vào ban đêm và trở lại bình thường lúc: 
a. 5 giờ- 6 giờ
b. * 6 giờ - 8 giờ
c. 13 giờ - 16 giờ
d. 10 giờ - 13 giờ
Câu 1569. Hormon gây kích thích bài tiết sữa ra bên ngoài: 
a. Prolactin
b. * Oxytocin
c. Estrogen
d. Progesterone
Câu 1570. Đặc điểm của cơ chế feed back âm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thường gặp
b. * Ít gặp, cần thiết
c. Chủ yếu, nhanh nhậy
d. Ổn định nồng độ hormon
Câu 1571. Vùng hạ đồi thuộc phần nào của não: 
a. Não thất bên
b. * Não trung gian
c. Cầu não
d. Não thất IV.
Câu 1572. Các noron vùng hạ đồi có khả năng tổng hợp và bài tiết
hormone qua: 
a. Hệ dẫn truyền thần kinh
b. * Hệ cửa, trục hạ đồi tuyến yên
c. Trục hạ đồi tuyến yên
d. Hệ của và mạch máu.
Câu 1573. Các loạI hormon sau thuộc vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ:
a. GHIH
b. * FSH và LH
c. GnRH
d. PIH
Câu 1574. Hormon mà tất cả các tế bào trong cơ thể là mô đích: 
a. * T3-T4
b. GH
c. Somastostatin
d. ACTH
Câu 1575. Hormon tác dụng thông qua cơ chế hình thành và tác dụng
của IP3 và diacyl glycerol, NGOẠI TRỪ: 
a. TRH
b. TSH
188
c. GnRH
d. * ADH
Câu 1577. Các hormon do vùng dướI đồi bàI tiết sẽ theo ………….. đến
tác động lên chức năng tuyến yên: 
a. Con đường mạch máu
b. Con đường thần kinh
c. * Con đường mạch máu và thần kinh
d. Các protein vận chuyển
Câu 1578. Sự tăng tiết hormon GHRH tại vùng hạ đồi do: 
a. Sự tăng nồng độ glucose máu
b. Sự tiêu hóa glucose tại dạ dày và ruột
c. * Sự giảm nồng độ glucose trong máu
d. Sự tái hấp thu glucose tại ống thận
Câu 1579. Tác dụng của TRH là: 
a. Kích thích tuyến yên bài tiết T3-T4
b. Kích thích tuyến giáp bài tiết T3-T4
c. Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH
d. * Kích thích tuyến yên bài tiết TSH
Câu 1580. Các hormone tác dụng chuyển hóa của thùy trước tuyến yên:

a. ACTH, TSH, Prolactin, GH
b. ACTH, TSH, MSH, GH
c. MSH, TSH, ACTH, Prolactin
d. * FSH, ACTH, TSH, GH
Câu 1581. Hormon bài xuất sữa ra ngoài: 
a. Estrogen
b. Progesteron
c. * Oxytocin
d. Prolactin
Câu 1582. Tác dụng của ADH: 
a. Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn gần , gây co mạch , có ảnh hương lên hành vi và
trí nhớ
b. * Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa và ống góp , gây co mạch , có ảnh hưởng
lên hành vi và trí nhớ
c. Tăng tái hấp thụ nước ở ống lượn xa , tăng tái hấp thụ Na+ ở quai Henle , gây co
mạch .
d. Tăng tái hấp thụ Na+ ở ống lượn xa và ống góp , gây có mạch , có ảnh hưởng lên
hành vi và trí nhớ
Câu 1583. Gan sẽ chịu tác động trực tiếp của hormon sau: 
a. * GH
b. GnRH
c. CRH
d. TRH
Câu 1584. Gan chịu tác động gián tiếp của hormon sau: 
a. GnRH
b. * GHRH
c. CRH
189
d. TRH
Câu 1585. Hormon CRH có tác dụng kich thích tuyến yên tổng hợp và
bài tiết: 
a. * ACTH
b. TSH
c. GH
d. ADH
Câu 1586. Tác dụng của prolactin là : 
a. Phát triển ống tuyến vụ và mô đệm.
b. Phát triển ống tuyến và thùy tuyến
c. Kích thích bài tiết sữa
d. * Phát triển tuyến vú và kích thích bài tiết sữa
Câu 1587. Các hormon vùng hạ đồi sẽ bài tiết theo……. đến dự trữ hay
tác động lên chức năng tuyến yên: 
a. Con đường mạch máu
b. * Con đường mạch máu và thần kinh
c. Con đường thần kinh
d. Các protein vận chuyển
Câu 1588. Các nơron của vùng hạ đồi không có chức năng nào dưới
đây : 
a. Tổng hợp nhiều loại hormon
b. Là điểm dẫn truyền trung gian trong cảm giác đau
c. * Chỉ bài tiết hormon kích thích
d. Tham gia quá trình bài tiết sữa
Câu 1589. Các hormon nào sau đây là hormon giải phóng: 
a. GHRH, GHIH
b. GHIH, GnRH
c. GnRH, GHIH
d. * GHRH, GnRH
Câu 1590. Các hormon sau đây là hormon giải phóng, NGOẠI TRỪ:

a. GHRH
b. * PIH
c. GnRH
d. TRH
Câu 1591. Các hormon sau đây kích thích thùy trước tuyến yên,
NGOẠI TRỪ: 
a. GHRH
b. * GHIH
c. TRH
d. CRH
Câu 1592. Hormon nào sau đây có cấu trúc đơn giản nhất: 
a. * TRH
b. PIH
c. GnRH
d. CRH
Câu 1593. Tác dụng của TRH là: 
190
a. Kích thích tuyến yên bài tiết T3-T4
b. Kích thích tuyến giáp bài tiết T3-T4
c. Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH
d. * Kích thích tuyến yên bài tiết TSH
Câu 1594. Hormone nào ở vùng hạ đồi có tác động gián tiếp lên quá
trình phóng trứng: 
a. GHIH
b. * GnRH
c. PRH
d. TRH
Câu 1595. Hormone GHIH có tác dụng như thế nào lên tuyến yên
trước: 
a. Kích thích tuyến yên bài tiết ACTH
b. Ức chế tuyến yên tiết Prolactin
c. Kích thích tuyến yên bài tiết LH
d. * Ức chế tuyến yên tiết GH
Câu 1596. Hormone được tiết ra ở vùng hạ đồi kích thích tuyến yên
trước, NGOẠI TRỪ: 
a. CRH
b. TRH
c. * PIH
d. GnRH
Câu 1597. Các hormone kích thích của vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ: 
a. * GHIH, PIH
b. TRH, GnRH
c. GHRH, TRH
d. CRH, PRH
Câu 1598. Hormone nào ở vùng hạ đồi có tác động lên sự phát triển của
cơ thể trước dậy thì: 
a. PRH
b. CRH
c. * GHRH
d. TRH
Câu 1599. Lớp nào nằm ngoài cùng của tuyến vỏ thượng thận: 
a. * Lớp cầu
b. Lớp lưới
c. Lớp trung gian
d. Lớp bó
Câu 1600. Tuyến tuỷ thượng thận tiết ra những hormone, NGOẠI
TRỪ: 
a. Epinephrine
b. Norepinephrine
c. Epinephrine, norepinephrine
d. * Insulin, glucagon
Câu 1601. Tuyến thượng thận nằm thế nào so với thận và được chia
thành mấy phần: 
a. Nằm ở bên trái thận, được chia thành 2 phần là vỏ và tuỷ
191
b. Nằm ở cực dưới thận, được chia thành 3 phần là trên, giữa, dưới
c. * Nằm ở cực trên thận, được chia thành 2 phần là vỏ và tuỷ
d. Nằm ở bên phải thận, được chia thành 3 phần là trên, giữa, dưới
Câu 1602. Lớp nào thuộc tuyến vỏ thượng thận, NGOẠI TRỪ: 
a. Lớp bó, lớp lưới
b. * Lớp cầu, lớp trung gian, lớp lưới
c. Lớp bó, lớp cầu
d. Lớp cầu, lớp bó, lớp lưới
Câu 1603. Dạng tiền chất chung của các hormon steroid: 
a. * Cholesterol
b. Progressterol
c. Pregnenolone
d. 17-OH- Pregnenolone
Câu 1604. Các hormone steroid có chung đặc tính sau: 
a. * Tổng hợp dưới dạng tiền chất
b. Bài tiết nhanh
c. Vận chuyển trong máu dưới dạng tự do
d. Tác dụng nhanh và ngắn
Câu 1605. Giảm bài tiết ACTH của tuyến yên , gây teo lớp nào sau đây
của vỏ thượng thận là đúng: 
a. Cầu, bó, lưới
b. Cầu, bó
c. Cầu, lưới
d. * Bó, lưới
Câu 1606. Hormon tủy thượng thận được tổng hợp từ : 
a. * Tyrosin
b. Cholesteron
c. Acid amin
d. Steroid
Câu 1607. Hội chứng cushing do lạm dụng corticoid có những triệu
chứng, triệu chứng nào sau đây là sai: 
a. Mất cân dối, bụng béo nhưng tay chân gầy.
b. Tăng đường huyết.
c. * Nhiễm khuẩn.
d. Sụt cân
Câu 1608. Nhóm Mineralocorticoid Aldosteron gây tác dụng gì ở thận
và hệ tuần hoàn: 
a. * Tăng tái hấp thu Na+ kéo theo Cl-, bài tiết K+ hay H+, gây tăng thể tích ngoại
bào 5-15%
b. Tăng tái hấp thu Na+ kéo theo nước, Cl- và các ion khác, bài tiết K+ hay H+,
gây giảm huyết áp động mạch 15-25%
c. Tăng tái hấp thu K+ kéo theo nước, Cl- và các ion khác, bài tiết Na+ hay H+,
gây giảm thể tích ngoại bào 5-15%
d. Tăng tái hấp thu Na+ kéo theo nước, Cl-, bài tiết K+ hay H+, làm nồng độ Na+
trong dịch ngoại bào tăng nhiều.
Câu 1609. Glucocorticoid có tác dụng chuyển hóa nào sau đây là
đúng:
192
a. Làm thoái hóa tế bào cơ thể, tăng vận chuyển acid amin vào tế bào cơ thể trừ
gan
b. * Làm thoái hóa lipid ở mô mỡ, tăng oxy hóa acid béo ở mô
c. Làm tăng sử dụng glucose ở tế bào và tăng tạo đường mới ở gan
d. Làm tăng glucose sử dụng ở tế bào, giảm glucose máu
Câu 1610. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về tác dụng
glucocorticoid trong chống viêm: 
a. Tăng bài tiết HCl và giảm chất nhầy ở dạ dày
b. Gây hưng phấn, khó ngủ
c. * Tăng sản xuất tế bào, đặc biệt là tế bào lympho T
d. Giảm sốt
Câu 1611. Glucocorticoid không có đặc điểm nào sau đây: 
a. Kháng viêm
b. Chống stress
c. Giảm kháng thể
d. * Tăng chuyển T4 thành T3
Câu 1612. Hormone sinh dục nào ở vỏ thượng thận giúp phát triển đặc
tính sinh dục: 
a. Progesteron, estrogen, androgen (quan trọng nhất là androstenedione)
b. Gestagen, estrogen, androgen (quan trọng nhất là androstenedione)
c. *Progesteron, estrogen, androgen (quan trọng nhất là dehydroepiandrosterone)
d. Progesteron, estrogen, androgen (quan trọng nhất là dihydrotestosterone)
Câu 1613. Catecholamine có bao nhiêu loại thụ thể tiếp nhận được: 
a. * 2; là a và p
b. 2; là α và β
c. 4; là a1, a2, p1, p2
d. 4, là a, p, α, β
Câu 1614. Ở vị trí nào thì tác dụng của noradrenalin mạnh hơn
adrenalin: 
a. Trên chuyển hóa
b. * Trên mạch máu
c. Trên huyết áp
d. Trên cơ trơn
Câu 1615. Adrenaline không có tác dụng nào sau đây: 
a. Làm tăng trương lực, tăng co bóp ở tim
b. Làm giãn mạch máu cơ vân cùng lúc co mạch ở da
c. * Tăng huyết áp tâm thu và tâm trương
d. Thoái hóa glycogen trong gan và cơ
Câu 1616. Yếu tố nào là đúng nhất khi nói về bài tiết aldosteron: 
a. * Tăng nồng độ K+ trong dịch ngoại bào giúp tăng bài tiết aldosteron
b. Giảm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào giúp giảm bài tiết aldosteron
c. Giảm hoạt tính hệ thống renin-angiotensin giúp tăng bài tiết aldosteron
d. Tăng nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào giúp giảm mạnh bài tiết aldosterone
Câu 1617. Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài tiết aldosteron: 
a. Nồng độ Na+ giảm 10-20% thì bài tiết aldosteron tăng gấp đôi
b. Aldosteron bài tiết tăng cao vào buổi sáng, giảm mạnh vào buổi chiều
c. * Nồng độ K+ có ảnh hưởng nhưng không lớn với việc bài tiết aldosteron
193
d. Tăng hoạt tính hệ thống renin-angiotensin giúp tăng bài tiết aldosteron
Câu 1618. Hoocmon nào giúp điều hòa bài tiết glucocorticoid: 
a. AMH
b. Angiotensin
c. * ACTH
d. Adrenaline
Câu 1619. Ý nào đúng khi nói về điều hòa và bài tiết glucocorticoid: 
a. Yếu tố điều hòa bài tiết glucocorticoid giống với điều hòa bài tiết
mineralocorticoid
b. Bài tiết glucocorticoid không theo nhịp sinh học
c. Bài tiết thấp nhất vào lúc giữa trưa
d. * Glucocorticoid được bài tiết giảm dần sau 9h sáng
Câu 1620. Các yếu tố kích thích bài tiết hormon tủy thượng thận đúng
là: 
a. Đường huyết tăng, huyết áp giảm, stress,...
b. * Đường huyết giảm, huyết áp giảm, stress,...
c. Đường huyết tăng, sốt, huyết áp tăng
d. Không đáp án nào đúng
Câu 1621. Khi nói về mối liên hệ giữa vùng hạ đồi với tuyến yên,
NGOẠI TRỪ: 
a. Thùy trước tuyến yên liên hệ với vùng hạ đồi qua hệ cửa Popa-Fielding
b. *Các hoocmon ADH và GH được vận chuyển xuống thùy sau tuyến yên bằng
đường thần kinh
c. Đường thần kinh nối vùng hạ đồi với thùy sau tuyến yên
d. Vùng hạ đồi liên hệ với tuyến yên qua 2 đường
Câu 1622. Tính chất chung của các hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ:

a. *Tổng hợp dạng tiền chất, bài xuất chậm
b. Receptor nằm trên màng
c. Điều hòa theo cơ chế feedback âm
d. Tác dụng thông qua chất truyền tin thứ hai
Câu 1623. Khi nói về nguồn gốc các hormon vùng hạ đồi, NGOẠI
TRỪ: 
a. *GHRH có nguồn gốc từ nhân nền
b. CRH có nguồn gốc từ nhân cạnh não thất
c. GnRH có nguồn gốc từ nhân cung
d. TRH có nguồn gốc chưa rõ
Câu 1624. Khi nói về bản chất các hormon vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ:

a. GnRH có bản chất là peptid 11 acid amin
b. CRH có bản chất là peptid 41 acid amin
c. TRH có bản chất là peptid 3 acid amin
d. *PIH có bản chất là peptid 14 acid amin
Câu 1625. Khi nói về cơ chế điều hòa các hormon vùng hạ đồi: 
a. Prolactin (tuyến yên) điều hòa ngược dương PIH
b. *GH (tuyến yên) điều hòa ngược âm vòng ngắn GHRH
c. IGF (thận) điều hòa ngược âm vòng dài GHIH
194
d. Cortisol điều hòa ngược âm CRH khi có stress
Câu 1626. Khi nói về cơ chế điều hòa các hormon vùng hạ đồi:
a. ACTH (tuyến yên) điều hòa ngược âm vòng dài đối với CRH
b. *T3, T4 (tuyến giáp) điều hòa ngược âm vòng dài đối với TRH
c. PIH (tuyến yên) điều hòa ngược âm đối với prolactin
d. IGF (thận) điều hòa ngược âm vòng dài với GHRH
Câu 1627. Chức năng của CRH là:
a. Kích thích thùy sau tuyến yên tổng hợp và tiết GH
b. Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết TRH
c. Kích thích thùy trước tuyến yên tiết GH
d. *Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết ACTH
Câu 1628. Chức năng của GnRH là:
a. GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH, chủ yếu
FSH
b. *GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH, chủ yếu
LH
c. GnRH kích thích thùy sau tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH, chủ yếu
FSH
d. GnRH kích thích thùy sau tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH, chủ yếu
LH
Câu 1629. Chức năng của GHIH là:
a. Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH, chủ yếu FSH
b. Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết GH
c. *Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết GH
d. Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết ACTH
Câu 1630. Chức năng của GHRH là:
a. Chống bài niệu
b. *Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và tiết GH
c. Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết prolactin
d. Tăng chuyển hóa cơ bản
Câu 1631. Chức năng của TRH là:
a. Kích thích thùy trước tuyến giáp tổng hợp và bài tiết TSH
b. Làm bài tiết sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài
c. Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết prolactin
d. *Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết TSH
Câu 1632. Chức năng của PIH là:
a. *Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết prolactin
b. Co tử cung mang thai đặc biệt lúc chuyển dạ
c. Ức chế thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH
d. Kích thích thùy trước tuyến yên tổng hợp và bài tiết FSH, LH

Câu 1633. Đặc điểm cấu tạo tuyến yên:


a. *Nằm trong hố yên xương bướm
b. Nằm trong hố yên xương sàn
c. Nằm trên củ yên xương bướm
d. Nằm trên lưng yên xương bướm
Câu 1634. Khi nói về cấu tạo tuyến yên, NGOẠI TRỪ:
195
a. *Tuyến yên gồm 2 thùy
b. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nhỏ
c. Tuyến yên nằm trong hố yên xương bướm
d. Thùy giữa tuyến yên ở người kém phát triển
Câu 1635. Đặc điểm nào sau đây đúng về các hormon tuyến yên:
a. *Là các hormon tan trong nước
b. Là các hormon tan trong dầu
c. Đều được sản xuất ở tuyến yên
d. Là các hormon lipid
Câu 1636. Tuyến yên sản xuất và bài tiết bao nhiêu hormon:
a. *6
b. 8
c. 7
d. 5
Câu 1637. Khi nói về các hormon tuyến yên, NGOẠI TRỪ:
a. *Thùy sau tuyến yên bài tiết 2 hormon
b. Thùy trước tuyến yên tiết 6 hormon
c. Oxytocin và vasopressin là 2 hormon được dự trữ ở hậu yên
d. Hormon tăng trưởng được tiết ra từ thùy trước tuyến yên
Câu 1638. Khi nói về bản chất của các hormon tuyến yên, NGOẠI
TRỪ:
a. *Chỉ có FSH và LH mang bản chất là glycoprotein
b. Hormon GH có dạng 1 chuỗi đơn
c. Hormon ACTH có bản chất là polypeptid
d. Prolactin có 198 acid amin
Câu 1639. Tác dụng tạo xương của GH bao gồm, NGOẠI TRỪ:
a. Tăng số lượng tế bào tạo xương
b. *Tăng vận chuyển Ca trong máu vào xương
c. Tăng cốt hóa sụn liên hợp
d. Tăng tạo khung protein
Câu 1640. Bệnh nhân bị nhược năng vỏ thượng thận nguyên phát mạn
tính có triệu chứng sau liên quan đến ACTH:
a. Rối loạn điện giải
b. Yếu cơ
c. *Xạm da
d. Hạ huyết áp
Câu 1641. Câu nào sau đây đúng với ACTH: 
a. *Ức chế phản ứng viêm tổ chức bằng cơ chế gián tiếp
b. Trong trường hợp stress, được giải phóng nhanh khi xung động thần kinh tới
tuyến yên trước
c. Cấu trúc đồng nhất với cấu trúc phân tử của MSH
d. Do tế bào somatotrop của tuyến yên tiết
Câu 1642. Tác dụng của LH trên nam giới: 
a. Kích thích phát triển ống sinh tinh
b. Kích thích sản sinh tinh trùng
c. Kích thích làm nở to tinh hoàn
d. *Kích thích sản xuất testosteron
196
Câu 1643. TSH làm tăng nồng độ hormon giáp trong máu bằng cách,
NGOẠI TRỪ: 
a. *Tăng nồng dộ globulin gắn hormon giáp (TBG)
b. Làm tiêu protein của thyroglobulin
c. Tăng kích thước của tế bào tuyến giáp
d. Tăng số lượng tế bào tuyết giáp
Câu 1644. Tác dụng của oxytocin là: 
a. Tăng tổng hợp sữa, khởi phát và thúc đầy sổ thai, có ảnh hưởng lên hành vi và
trí nhớ
b. Tăng co bóp tử cung khi mang thai, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương
c. Kích thích tuyến sữa phát triển, tổng hợp sữa, khởi phát và thúc đẩy quá trình
sổ thai, có ảnh hưởng lên hành vi và trí nhớ
d. *Chuyển sữa từ nang tuyến vào ống tuyến, tăng bài xuất sữa, khởi phát và thúc
đẩy quá trình sổ thai, có ảnh hưởng tốt cho quá trình học tập, trí nhớ và hoàn thiện
kĩ năng lao động
Câu 1645. Cho các phát biểu sau:
GH trong máu tăng kích thích vùng hạ đồi tiết ra GHRH.
Tăng tiết GH có thể dẫn đến đái tháo đường.
GH bản chất là peptide.
GH tác động làm tăng các tạo cốt bào trong xương.
Số phát biểu sai là:
a. 1
b. *2
c. 3
d. 4
Câu 1646. Prolactin có tác dụng gây bài tiết sữa:
a. *Vào nang sữa khi tuyến vú chịu đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron
b. Vào nang sữa khi tuyến vú đã chịu tác dụng của oxytocin
c. Ra bên ngoài sau khi tuyến vú đã chịu tác dụng của oxytocin
d. Ra bên ngoài khi tuyến vú không chịu tác dụng của một hormon nào khác
Câu 1647. Vùng dưới đồi bài tiết ADH, do tác nhân kích thích, NGOẠI
TRỪ:
a. Mất nước do nôn ói
b. Chảy máu nặng
c. *Giảm áp suất thẩm thấu của máu
d. Tiêu chảy
Câu 1648. Chức năng nào sau đây là của hormon FSH ở nam:
a. Kích thích phát triển tế bào Leydig gây bài tiết testosteron
b. Kích thích nang trứng phát triển
c. *Kích thích sự phát triển của ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng
d. Gây bài tiết testosteron

197
SINH LÝ TUYẾN GIÁP – SINH LÝ TUYẾN CẬN GIÁP
(câu 1649 – câu 1700)

Câu 1649. Các hormon do tế bào nang giáp bài tiết: 


a. TSH.
b. * T3-T4.
c. Calcitonin.
d. PTH.
Câu 1650. Hormon do tế bào cận nang giáp bài tiết: 
a. TSH.
b. * T3-T4.
c. Calcitonin.
d. PTH.
Câu 1651. Tổng hợp hormon T3-T4 cần: 
a. * Tyrosin và iod.
b. Histidin và tryptophan.
c. Prostaglandin.
d. Steroid và cholesterol.
Câu 1652. Thiếu bẩm sinh hormon sau đây có thể dẫn đến đần độn khi
trưởng thành: 
a. GH.
b. * T3-T4.
c. Insulin.
d. PTH.
Câu 1653. Làm biệt hóa các tế bào là tác dụng chính của hormon: 
a. Somatomedin.
b. * T3-T4.
c. Insulin.
d. Catecholamin.
Câu 1654. Bệnh nhân ưu năng tuyến giáp sẽ có triệu chứng, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Lạnh, sợ lạnh, da khô.
b. Run tay.
c. Tăng tần số tim.
d. Teo cơ.
Câu 1655. Nóng, tiết mồ hôi trong cường giáp là do tăng tiết T3-T4 gây:

a. Tăng biệt hóa tế bào.
b. * Tăng chuyển hóa năng lượng.
c. Tăng dẫn truyền qua synap.
d. Tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin và hormon.
Câu 1656. Bệnh nhân nhược năng tuyến giáp sẽ có triệu chứng, NGOẠI
TRỪ: 
198
a. Lạnh, sợ lạnh, da khô.
b. Thiếu máu hồng cầu to, phù trước xương chày.
c. Chậm chạp, mỏi cơ, kém tập trung.
d. * Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng.
Câu 1657. Để trẻ em tăng trưởng tốt cần có các hormon sau, NGOẠI
TRỪ: 
a. GH và vitamin D.
b. Calcitonin và T3-T4.
c. Estrogen và testosteron.
d. * Oxytocin và prolactin.
Câu 1658. Khi nồng độ T3-T4 trong máu tăng cao, theo cơ chế feedback
âm sẽ dẫn đến: 
a. Tăng tiết TSH và TRH.
b. Tăng tiết TSH và giảm tiết TRH.
c. Giảm tiết TSH và tăng tiết TRH.
d. * Giảm tiết TSH và TRH.
Câu 1659. Hormon do tế bào chính tuyến cận giáp bài tiết: 
a. TSH.
b. T3-T4.
c. Calcitonin.
d. * PTH.
Câu 1660. Hormon PTH có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Steroid.
d. Acid béo.
Câu 1661. Hormon có tác dụng ngược lại với calcitonin: 
a. GH.
b. * PTH.
c. Insulin.
d. Vitamin D3.
Câu 1662. T3-T4 được tổng hợp trong tế bào nang giáp qua: 
a.2 giai đoạn
b.3 giai đoạn
c. * 4 giai đoạn
d.5 giai đoạn
Câu 1663. Tỉ số T3/T4: 
a.1/3
b.1/4
c.1/5
d. * 1/10
Câu 1664. Thyroid hormon, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là hormon iod hóa acid amin tyrosin
b. * T3-T4 được tổng hợp trong tế bào nang giáp qua 3 giai đoạn
c.Tỷ số T3/T4 là 1/10
d.T3 mới là dạng tác dụng chính
Câu 1665. Thyroid hormon, NGOẠI TRỪ: 
199
a.Bản chất là hormon iod hóa acid amin tyrosin
b.T3-T4 được tổng hợp trong tế bào nang giáp qua 4 giai đoạn
c.Được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với
globulin
d. * T4 mới là dạng tác dụng chính
Câu 1666. Thyroid hormon, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là hormon iod hóa acid amin tyrosin
b. * Tỷ số T3/T4 là 1/3
c.Được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với
globulin
d.T3 mới là dạng tác dụng chính
Câu 1667. Thyroid hormon, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là hormon iod hóa acid amin tyrosin
b.Tỷ số T3/T4 là 1/10
c. * Được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với
albumin
d.T3 mới là dạng tác dụng chính
Câu 1668. Thyroid hormon, NGOẠI TRỪ: 
a. * Lạnh, stress ức chế bài tiết T3, T4
b.Tỷ số T3/T4 là 1/10
c.Được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với
globulin
d.T3 mới là dạng tác dụng chính
Câu 1669. Hormon calcitonin, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là polypeptid
b.Nguồn gốc từ tế bào cạnh nang giáp
c.Giúp tăng đào thải Ca2+ và phosphat qua nước tiểu.
d. * Ca2+ máu giảm kích thích bài tiết calcitonin
Câu 1670. Hormon calcitonin, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là polypeptid
b.Nguồn gốc từ tế bào C của tuyến giáp
c. * Tăng hoạt động tiêu xương.
d.Ca2+ máu tăng kích thích bài tiết calcitonin
Câu 1671. Hormon calcitonin, NGOẠI TRỪ: 
a.Bản chất là polypeptid
b.Nguồn gốc từ tế bào C của tuyến giáp
c. * Giảm lắng đọng Ca2+ ở xương.
d.Ca2+ máu tăng kích thích bài tiết calcitonin
Câu 1672. Có mấy loại tế bào nội tiết trong tuyến giáp:
a. 3 loại: tế bào nang giáp, tế bào hình dẹt, tế bào hình trụ
b. 3 loại: tế bào cạnh nang, tế bào hình dẹt, tế bào hình trụ
c. 2 loại: tế bào hình dẹt, tế bào hình trụ
d. *2 loại: tế bào nang giáp, tế bào cạnh nang
Câu 1673. Hormon nào sau đây không do các tế bào tuyến giáp tiết ra:

a. Thyroxin
b. Calcitonin
200
c. Triiodothytonin
d. *PTH
Câu 1674. Chọn câu đúng, hormon calcitonin được tổng hợp ở: 
a. Tế bào nang giáp của tuyến giáp
b. Tế bào chính của tuyến cận giáp
c. *Tế bào C của tuyến giáp
d. Tế bào ưa acid của tuyến cận giáp
Câu 1675. Khi nói về hormon thyroxin, NGOẠI TRỪ: 
a. Trong phân tử có chứa 4 nguyên tử ion
b. *Thời gian tác dụng ngắn
c. Tan trong nước
d. Tác dụng yếu hơn 4 lần hormon triiodothyronin
Câu 1676. Khi nói về hormon triiodothyronin:
a. Trong phân tử có chứa một nguyên tử nitrogen
b. Tác dụng yếu hơn thyroxin
c. Được bài tiết dưới dạng diiodthyronin rồi được gắn thêm iod thành T3 trong
máu
d. *Là dạng tác dụng chính của mô đích
Câu 1677. Khi nói về quá trình tổng hợp T3-T4, NGOẠI TRỪ:
a. *Màng đỉnh tế bào nang giáp bắt lấy chất keo trong lòng nang bằng cơ chế
thực bào
b. Giai đoạn oxy hóa iod xảy ra ở đỉnh tế bào nang giáp
c. Hai tiền chất hormon là MIT và DIT sẽ trùng hợp nhau tạo thành hai hormon
tuyến giáp là T3-T4
d. Quá trình tổng hợp hormon xảy ra qua 5 giai đoạn
Câu 1678. Thứ tự nào sau đây sắp xếp đúng các giai đoạn của quá trình
tổng hợp T3-T4:
a. Bắt iod → iod hóa tyrosin → oxy hóa iod → Giải phóng T3-T4
b. *Bắt iod → oxy hóa iod → iod hóa tyrosin → giải phóng T3-T4
c. Iod hóa tyrosin → bắt iod → oxy hóa iod → giải phóng T3-T4
d. Giải phóng T3-T4 → iod hóa tyrosin → oxy hóa iod → bắt iod
Câu 1679. Khi nói về tác dụng của hormon calcitonin, NGOẠI
TRỪ:
a. *Giảm lắng động Ca2+ ở xương
b. Điều hòa thể tích dịch ngoại bào
c. Tăng đào thải Ca2+ và phosphat qua nước tiểu
d. Giảm hình thành tế bào hủy xương mới
Câu 1680. Chọn đáp án đúng khi nói về tác dụng của hormon
calcitonin: 
a. Tăng tái hấp thu Na+ và Cl-
b. Tăng Ca2+
c. *Giảm hoạt động tiêu xương
d. Giảm lắng động Ca2+ ở xương
Câu 1681. Hormon T3-T4 làm tăng đường huyết là do, NGOẠI
TRỪ:
a. Tăng tân tạo đường
b. *Giảm hấp thu glucose ở ruột
201
c. Tăng phân giải glycogen
d. Tăng thoái hóa glucose
Câu 1682. Khi nói về tác dụng của hormon T3-T4 trên tim mạch,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng nhịp tim
b. *Giảm huyết áp
c. Tăng lực co cơ tim
d. Tăng huyết áp
Câu 1683. Hormon T3-T4 làm tăng tổng hợp năng lượng là do:
a. Giảm tốc độ các phản ứng hóa học
b. Giảm tiêu thụ và thoái hóa thức ăn
c. Giảm số lượng ty thể
d. *Tăng kích thước ty thể
Câu 1684. Khi nói về tác dụng của hormon T3-T4:
a. *Tăng acid béo trog máu
b. Giảm hấp thu B12
c. Tăng cholesterol trong huyết tương
d. Tăng phospholipid trong huyết tương
Câu 1685. Điều kiện nào sau đây làm ức chế bài tiết T3-T4: 
a. Lạnh, stress
b. *Iod vô cơ cao
c. Iod vô cơ thấp
d. Tiểu đường type 1
Câu 1686. Khi nói về kích thước bài tiết T3-T4, NGOẠI TRỪ: 
a. Lạnh
b. Stress
c. TRH kích thích tuyến yên bài tiết TSH
d. *Ca2+ trong máu tăng
Câu 1687. Calcitonin được bài tiết như thế nào: 
a. *Ca máu tăng
2+

b. Iod vô cơ cao
c. GH tăng
d. Huyết áp giảm
Câu 1688. Cơ chế điều hòa ngược âm tính hormon tuyến giáp, NGOẠI
TRỪ:
a. TRH kích thích bài tiết TSH
b. TSH kích thích tuyết giáp bài tiết T3-T4
c. T3-T4 tiết quá nhiều quay lại ức chế tuyến yên và vùng hạ đồi
d. *T3-T4 tiết quá nhiều quay lại ức chế tuyến yên và vùng thái dương
Câu 1689. Bài tiết TSH phụ thuộc vào ... theo cơ chế … : 
a. *Nồng độ T3-T4 tự do; điều hòa ngược âm tính
b. Nồng độ T3-T4 toàn phần; điều hòa ngược âm tính
c. TRH; điều hòa ngược âm tính
d. TRH; điều hòa ngược dương tính
Câu 1690. Triệu chứng sau đây trong bệnh Basedown (ưu năng tuyến
giáp) không phải do T3-T4 trực tiếp gây ra: 
a. Nhịp tim nhanh
202
b. Tăng huyết áp
c. *Mắt lồi
d. Run tay
Câu 1691. Tất cả các dấu hiệu sau đây là biểu hiện của bệnh suy tuyến
giáp, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhịp tim chậm
b. Mức chuyển hóa giảm
c. Chậm chạp, yếu cơ
d. *Không chịu được nóng
Câu 1692. Cơ chế gây sinh lý bệnh cường giáp: 
a. Xuất hiện kháng thể kích thích tế bào tuyến giáp tăng sản xuất T3, T4
b. U thùy trước tuyến yên tăng sản xuất TSH
c. Một phần mô tuyến giáp tăng hoạt động mất kiểm soát dẫn đến tăng sản xuất
hormon tuyến giáp
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1693. Cơ chế gây sinh lý bệnh suy giáp : 
a. Vùng dưới đồi sản xuất không đủ TRH hoặc tuyến yên sản xuất không TSH
đủ
b. Tiết TSH thiếu hut do tiết TRH không đủ
c. Nồng độ tuyến giáp giảm, dẫn đến TSH tăng làm tuyến giáp to ra, nguyên nhân
do u tuyến yên dẫn đến ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1694. Đặc điểm cấu trúc của tuyến cận giáp: 
a. Có 4 tuyến cận giáp, 2 tuyến ở cực trên 2 tuyến ở cực dưới tuyến giáp
b. Kích thước mỗi tuyến nhỏ 6×3×2mm
c. Có 3 loại tế bào: tế bào chính, tế bào ưa acid và tế bào ưa kiềm
d. *A và B đúng
Câu 1695. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về hormon PTH: 
a. Bản chất là polypeptid, 85 acid amin
b. Nguồn gốc từ tế bào ưa acid tuyến cận giáp
c. *Có tác dụng làm tăng Ca2+ và giảm phosphat máu
d. Tăng sự tạo thành tế bào tạo xương mới
Câu 1696. Khi nói về tác dụng của hormon PTH, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng hoạt động tiêu xương và sự tạo thành các tế bào hủy xương mới
b. Tăng tái hấp thu Ca2+ ở ống lượn xa và ống góp, giảm tái hấp thu phosphat ở
ống lượn gần
c. *Tăng tái hấp thu Ca2+ ở ống lượn gần và ống góp, giảm tái hấp thu phosphat
ở ống lượn xa
d. Tăng tạo thành 1,25 dihydroxycholecalciferol làm tăng hấp thu Ca2+ ở ruột
Câu 1697. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về điều hòa bài tiết
hormon PTH: 
a. Ca2+ máu tăng làm nồng độ PTH máu tăng
b. Ca2+ máu tăng làm nồng độ PTH máu giảm
c. Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết PTH
d. *B và C đúng
Câu 1698. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ PTH, NGOẠI TRỪ:

203
a. *Tăng canxi máu
b. Giảm hấp thụ canxi
c. Cường cận giáp tiên phát và thứ phát
d. Thiếu hụt vitamin D
Câu 1699. Nguyên nhân làm giảm nồng độ PTH, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng canxi máu
b. Suy chức năng cận giáp
c. Sau cắt tuyến cận giáp
d. *Thiếu hụt vitamin D
Câu 1700. Tăng tiết PTH có thể gây ra các bệnh lí sau, NGOẠI TRỪ:

a. Loãng xương
b. *Hạ huyết áp
c. Loét tiêu hóa
d. Sỏi thận

204
SINH LÝ TỤY NỘI TIẾT – SINH LÝ TUYẾN THƯỢNG THẬN
(câu 1701 – câu 1778)

Câu 1701. Các hormon tuyến tụy là những hormon có bản chất: 
a. Acid amin.
b. * Peptid.
c. Steroid.
d. Acid béo.
Câu 1702. Hormon do tế bào PP đảo Langerhans tụy bài tiết là: 
a. Insulin.
b. Glucagon.
c. Somatostatin.
d. * Polypeptid chưa rõ.
Câu 1703. Hormon sau không phải do tuyến tụy tiết ra: 
a. Glucagon.
b. Insulin.
c. Somatostatin.
d. * Somatomedin.
Câu 1704. Làm dự trữ glucid, lipid và protid là tác dụng chính của
hormon: 
a. Somatomedin.
b. T3-T4.
c. * Insulin.
d. Glucagon.
Câu 1705. Đái tháo đường có thể xảy ra trong các trường hợp sau,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng tiết GH.
b. * Tăng tác dụng của insulin.
c. Sử dụng nhiều corticoid là những chất cortisol tổng hợp.
d. Cường giao cảm.
Câu 1706. Hormon đối trọng chính với insulin trong điều hòa chuyển
hóa:
a. GH.
b. T3-T4.
c. * Glucagon.
d. Cortisol.
Câu 1707. Insulin có tác dụng ngược với hormon sau: 
a. * Glucagon.
b. Aldosteron.
c. Cortisol.
d. Calcitonin.
Câu 1708. Hormon glucagon có tác dụng ngược lại với hormon sau: 
a. TSH.
b. ACTH.
c. Calcitonin.
d. * Insulin.

205
Câu 1709. Hormon sau đối lập với insulin trong việc hấp thu glucose
vào tế bào: 
a. * Somatomedin.
b. Glucagon.
c. T3 và T4.
d. Catecholamin.
Câu 1710. Làm tăng đường huyết là tác dụng chính của hormon: 
a. GH.
b. T3-T4.
c. * Glucagon.
d. Cortisol.
Câu 1711. Tuyến nội tiết sau được mệnh danh là tuyến sinh mạng: 
a. Tuyến yên.
b. Tuyến giáp.
c. Tuyến tụy.
d. * Tuyến thượng thận.
Câu 1712. Nhóm hormon có đặc tính giữ muối nước và kháng viêm: 
a. Peptid.
b. Acid amin.
c. * Steroid.
d. Acid béo.
Câu 1713. Các hormon steroid có chung các đặc tính, NGOẠI TRỪ: 
a. Giữ muối và nước.
b. Kháng viêm.
c. Tan trong dầu.
d. * Gây biệt hóa.
Câu 1714. Các hormon sau gây giữ muối và nước, NGOẠI TRỪ: 
a. Aldosteron.
b. Cortisol.
c. * Catecholamin.
d. Hormon sinh dục.
Câu 1715. Hormon do lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết: 
a. * Mineralocorticoid.
b. Glucocorticoid.
c. Hormon sinh dục.
d. Catecholamin.
Câu 1716. Hormon do lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận bài tiết: 
a. Mineralocorticoid và glucocorticoid.
b. * Glucocorticoid và hormon sinh dục.
c. Hormon sinh dục và mineralocorticoid.
d. Mineralocorticoid, glucocorticoid và hormon sinh dục.
Câu 1717. Xét về mặt chức năng, vỏ thượng thận có thể chia thành: 
a. 1 lớp.
b. * 2 lớp.
c. 3 lớp.
d. 4 lớp.

206
Câu 1718. Bệnh nhân uống nhiều corticoid (giống cortisol) sẽ gây
feedback âm làm giảm: 
a. * ACTH.
b. TSH.
c. FSH.
d. LH.
Câu 1719. Lạm dụng corticoid có thể gây các hiện tượng sau, NGOẠI
TRỪ: 
a. Đái tháo đường.
b. Loãng xương.
c. Dễ nhiễm trùng
d. * Hạ huyết áp.
Câu 1720. Lạm dụng corticoid (giống cortisol) gây hội chứng Cushing
có thể dẫn đến các hậu quả sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Teo cơ.
b. * Hạ đường huyết.
c. Bùng phát bệnh nhiễm trùng.
d. Phù.
Câu 1721. Lạm dụng corticoid (giống cortisol)gây hội chứng Cushing
với các triệu chứng sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Teo cơ.
b. Tăng đường huyết.
c. Loãng xương.
d. * Tăng bạch cầu thực bào vi khuẩn.
Câu 1722. Lạm dụng thuốc nào sau đây có thể dẫn đến loãng xương thứ
phát: 
a. Calcitonin.
b. Vitamin D.
c. Insulin.
d. * Corticoid.
Câu 1723. Các hormon sau làm tăng đường huyết, NGOẠI TRỪ: 
a. GH.
b. Glucagon.
c. * Calcitonin.
d. Cortisol.
Câu 1724. Các hormon sau tạo thành từng cặp đối lập về tác dụng,
NGOẠI TRỪ: 
a. Insulin và glucagon.
b. NO và endothelin.
c. * Cortisol và aldosteron.
d. PTH và calcitonin.
Câu 1725. Trong cơ chế feedback dương để chống lại tình trạng stress,
các hormon sau tăng tiết: 
a. FSH và LH.
b. Calcitonin và PTH.
c. * Cortisol và ACTH.
d. T3-T4 và TSH.
207
Câu 1726. Cơ chế feedback dương trong stress xảy ra có liên quan đến
hormon sau: 
a. * Cortisol.
b. Aldosteron.
c. Estrogen.
d. Catecholamin.
Câu 1727. Cơ chế feedback dương xảy ra trong trường hợp: 
a. Bài tiết insulin sau bữa ăn.
b. Bài tiết renin khi lượng máu đến thận giảm.
c. * Bài tiết cortisol chống stress.
d. Bài tiết ADH khi thể tích tuần hoàn giảm.
Câu 1728. Hormon do tủy thượng thận bài tiết: 
a. Mineralocorticoid.
b. Glucocorticoid.
c. Hormon sinh dục.
d. * Catecholamin.
Câu 1729. Hormon có cùng bản chất với T3-T4 nhưng khác tính tan là:

a. Aldosteron.
b. PTH.
c. Glucagon.
d. * Catecholamin.
Câu 1730. Tác dụng của catecholamin phụ thuộc vào, NGOẠI TRỪ:

a. Adrenalin hay noradrenalin.
b. Thụ thể  hay .
c. * Vị trí Thụ thể nằm ở trên màng bào tương hay trong tế bào.
d. Tác dụng của hệ giao cảm phối hợp.
Câu 1731. Hormon sau đây được dùng làm thuốc cấp cứu trụy tim
mạch: 
a. T3-T4.
b. Calcitonin và PTH.
c. Aldosteron và cortisol.
d. * Adrenalin và noradrenalin.
Câu 1732. Làm tăng sinh hồng cầu là tác dụng chính của hormon: 
a. Somatomedin.
b. T3-T4.
c. Insulin.
d. * Erythropoietin.
Câu 1733. Hormon có vai trò kích thích tủy xương tạo hồng cầu: 
a. Các NP.
b. Serotonin.
c. VIP.
d. * Erythropoietin.
Câu 1734. Hormon có tác dụng kích thích tủy xương tạo hồng cầu: 
a. T3-T4.
b. Insulin
208
c. Aldosteron
d. * Erythropoietin.
Câu 1735. Đặc điểm cấu tạo của tuyến tụy, NGOẠI TRỪ: 
a. Là một tuyến pha có phần ngoại tiết và nội tiết
b. Phần ngoại tiết là mô acini bài tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng
c. Phần nội tiết là đảo Langerhans bài tiết hormon đổ vào máu
d. *Các tế bào đảo tụy có liên hệ mật thiết với nhau, điều hòa gián tiếp sự bài tiết
hormon của nhau
Câu 1736. Đặc điểm nào sao đây là đúng khi nói về đảo Langerhans: 
a. Được điều hòa bài tiết do vùng dưới đồi và tuyến yên
b. Có số lượng 1 – 2 triệu, kích thước 0,03mm
c. Gồm bốn loại tế bào chính là α, β, γ và PP
d. *Chủ yếu bài tiết ra ba loại hormon là insulin, glucagon và somatostatin
Câu 1737. Khi nói về bản chất của các hormon tuyến tụy: 
a. *Insulin là một polypeptid có 51 acid amin
b. Glucagon là một polypeptid có 28 acid amin
c. Somatostatin là một polypeptid có 14 acid amin
d. Tất cả đều đúng
Câu 1738. Khi nói về nguồn gốc của các hormon tuyến tụy: 
a. Insulin có nguồn gốc từ tế bào α đảo Langerhans
b. Glucagon có nguồn gốc từ tế bào β đảo Langerhans
c. *Somatostatin có nguồn gốc từ tế bào δ đảo Langerhans
d. Tất cả đều sai
Câu 1739. Bản chất của Insulin: 
a. Là một polypeptid có 52 acid amin
b. Gồm 2 chuỗi, 1 chuỗi 22 acid amin và 1 chuỗi 30 acid amin
c. *2 chuỗi nối với nhau bằng cầu nối disulfur
d. A và B đúng
Câu 1740. Cho các phát biểu sau: 
1. Insulin, glucagon, và somatostatin đều có bản chất là các polypeptid.
2. Trọng lượng phân tử của glucagon là 3.485.
3. Insulin có nguồn gốc từ tế bào β đảo Langerhans.
4. Somatostatin có nguồn gốc từ tế bào γ đảo Langerhans.
Số phát biểu đúng là:
a. 1
b. *2
c. 3
d. 4
Câu 1741. Cho các phát biểu sau về quá trình sinh tổng hợp insulin: 
1. Do gen ở nhánh dài NST 11 quy định.
2. Từ ADN/ARN dịch mã thành preproinsulin.
3. Enzyme ti thể tách preproinsulin thành proinsulin.
4. Proinsulin dự trữ trong các hạt tại Golgi.
5. Khi các hạt trưởng thành: 1 proinsulin → 1 insulin + 1 peptide C
Số phát biểu đúng là:
a. 1
b. 2
209
c. 3
d. *4
Câu 1742. Tác dụng của insulin: 
a. Tăng vận chuyển glucose vào trong các tế bào não, hồng cầu, tế bào gan, tế bào
biểu mô tiêu hóa, biểu mô ống thận và tế bào cơ khi nó đang hoạt động
b. *Tăng sử dụng glucose tạo năng lượng
c. Giảm tổng hợp và tăng phân giải glycogen ở gan
d. Tăng tân tạo đường
Câu 1743. Glucose có thể vào trong tế bào mà không cần insulin ở các
tế bào sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Tế bào biểu mô tiêu hóa
b. Tế bào gan
c. *Tế bào cơ
d. Tế bào cơ khi nó đang hoạt động
Câu 1744. Insulin có tác dụng làm tăng: 
a. Đường huyết
b. Tổng hợp và dự trữ protein
c. Dự trữ lipid
d. *B và C đúng
Câu 1745. Glucagon có tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng đường huyết
b. Tăng phân giải protein
c. Tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ
d. *Giảm acid béo trong máu, tăng vận chuyển acid béo vào gan
Câu 1746. Hormon đối trọng với glucagon trong việc điều chỉnh đường
huyết là: 
a. *Insulin
b. PTH
c. Calcitoni
d. T3 - T4
Câu 1747. Glucagon có tác dụng sau đây, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng đường huyết
b. Tăng tân tạo đường ở gan
c. Tăng phân giải glucagon ở gan
d. *Giảm vận chuyển acid amin từ các mô ngoài gan
Câu 1748. Somatostatin có tác dụng: 
a. Tăng tốc độ thức ăn được hấp thu vào máu
b. Ức chế bài tiết insulin và glucagon của tuyến tụy
c. Giảm các hoạt động tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hấp thu
d. *B và C đúng
Câu 1749. Somatostatin có các chức năng sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Ức chế bài tiết insulin, glucagon, gastrin, secrentin, cholecystokinin
b. Giảm vận động dạ dày, ruột và túi mật
c. *Tăng tốc độ thức ăn được hấp thu vào máu
d. Làm giảm các hoạt động cơ học, bài tiết và hấp thu của đường tiêu hóa
Câu 1750. Khi nói về hoạt động điều hòa bài tiết insulin: 

210
a. *Nồng độ glucose, acid amin, acid béo, thể ceton trong máu tăng kích thích bài
tiết insulin
b. Glucagon ức chế bài tiết insulin
c. Stomatostatin kích thích bài tiết insulin
d. Tất cả đều đúng
Câu 1751. Khi nói về các yếu tố làm tăng bài tiết insulin, NGOẠI TRỪ:

a. Đường huyết tăng
b. Kích thích thần kinh phó giao cảm
c. *Kích thích thần kinh giao cảm
d. Glucagon tăng
Câu 1752. Ở bệnh nhân đái tháo đường, thiếu insulin có thể khiến cơ
thể: 
a. Tăng mỡ máu do tăng glycerol và acid béo trong máu
b. Xơ vữa động mạch
c. Giảm protein ở các mô khiến cơ thể gầy, sút cân nhanh
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1753. Các yếu tố làm tăng kích thích bài tiết glucagon, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nồng độ glucose trong máu giảm
b. *Nồng độ glucose trong máu tăng
c. Acid amin tăng
d. Luyện tập, lao động nặng
Câu 1754. Các yếu tố làm tăng kích thích bài tiết somatostatin, NGOẠI
TRỪ: 
a. *Nồng độ glucose trong máu giảm
b. Nồng độ acid amin trong máu tăng
c. Nồng độ acid béo trong máu tăng
d. Gastrin, secrentin, cholecystokinin tăng
Câu 1755. Khi bệnh nhân bị thiếu hụt insulin hoặc kháng insulin gây
ra tình trạng lượng đường máu cao, có thể kéo theo: 
a. Xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim
b. Viêm đường tiết niệu, suy thận
c. Mờ mắt, mù lòa
d. *Tất cả đều đúng
Câu 1756. Nồng độ acid amin cao sau bữa ăn giàu protein sẽ khiến: 
a. Nồng độ insulin tăng, nồng độ glucagon giảm
b. Nồng độ insulin giảm, nồng độ glucagon tăng
c. *Nồng độ insulin và glucagon đều tăng
d. Nồng độ insulin và glucagon đều giảm
Câu 1757. Tuyến thượng thận chia làm bao nhiêu phần riêng biệt khác
nhau về giải phẫu, mô học, phát triển và chức năng: 
a. 1
b. *2
c. 3
d. 4
Câu 1758. Vỏ thượng thận chia bao nhiêu lớp: 
211
a. 1
b. 2
c. *3
d. 4
Câu 1759. Kể tên các lớp của vỏ thượng thận từ ngoài vào trong: 
a. *Lớp cầu, lớp bó, lớp lưới
b. Lớp bó, lớp cầu, lớp lưới
c. Lớp lưới, lớp cầu,lớp bó
d. Lớp cầu, lớp lưới, lớp bó
Câu 1760. Đặc điểm của tuyến thượng thận, NGOẠI TRỪ: 
a. Tủy thượng thận: bài tiết hormon catecholamin
b. *Gồm ba phần riêng biệt khác nhau
c. Vỏ thượng thận sản xuất các hormon steroid gồm khoảng hơn 30 loại
d. Vỏ thượng thận có 3 lớp
Câu 1761. Hormon do lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận bài tiết: 
a. Mineralocorticoid
b. Catecholamin
c. Mineralocorticoid và hormon sinh dục
d. *Glucocorticoid và hormon sinh dục
Câu 1762. Hormon do lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết:
a. Hormon sinh dục
b. Catecholamin
c. Glucocorticoid
d. *Mineralocorticoid
Câu 1763. Hormon do vỏ thượng thận bài tiết, NGOẠI TRỪ:
a. Mineralocorticoid
b. *Catecholamin
c. Glucocorticoid
d. Hormon sinh dục
Câu 1764. Hormon do tủy thượng thận bài tiết. NGOẠI TRỪ:
a. Epinephrin
b. *Mineralocorticoid
c. Norepinephrin
d. Tất cả đều đúng
Câu 1765. Nguồn gốc hormon glucocorticoid:
a. *Lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận
b. Lớp cầu vỏ thượng thận
c. Lớp bó vỏ thượng thận
d. Tủy thượng thận
Câu 1766. Đặc điểm về chức năng hormon mineralocorticoid, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tác dụng trên thận và tuần hoàn: là chức năng quan trọng nhất
b. *Bài tiết theo nhịp sinh học tăng cao vào buổi chiều
c. Ảnh hưởng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt tương tự như trên ống thận
d. Tăng nồng độ K+ trong dịch ngoại bào gây tăng bài tiết aldosteron
Câu 1767. Đặc điểm về chức năng hormon glucocorticoid, NGOẠI
TRỪ: 
212
a. *Tăng sử dụng glucose ở tế bào
b. Tăng dị hóa protein
c. Tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ
d. Tăng oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng
Câu 1768. Hiệu lực tác dụng của hormon noradrenaline mạnh hơn
Adrenaline trên: 
a. *Huyết áp
b. Tim
c. Đồng tử
d. Cơ trơn
Câu 1769. Aldosterone có tác dụng trên thận và tuần hoàn, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tái hấp thu Na+ kéo theo Cl-
b. Bài tiết K+
c. Tăng thể tích dịch ngoại bào
d. *Tái hấp thu Na+ sẽ kéo theo H+ dẫn đến nhiễm kiềm nhẹ
Câu 1770. Cortisol làm giảm protein trong tất cả các tế bào, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tế bào cơ tim
b. *Tế bào gan
c. Mô cơ
d. Lympho
Câu 1771. Khi thiếu aldosterone thì sẽ dẫn đến : 
a. *Lưu lượng tim giảm
b. Na+ tăng dẫn đến thể tích máu dịch ngoài bào tăng
c. Giảm lượng K+ ở dịch ngoại bào
d. Áp suất động mạch tăng
Câu 1772. Trong tác dụng kháng viêm của hormon cortisol, không có
sự ức chế: 
a. Prostagandin
b. Leukotrien
c. Hoạt động miễn dịch
d. *Huy động acid amin
Câu 1773. Trên hệ nội tiết, catecholamine ức chế bài tiết: 
a. Glucagon
b. Hormon tuyến giáp
c. *PTH
d. PIH
Câu 1774. Một người phải chịu đựng stress do áp lực thi cử thì sẽ làm
thay đổi sự bài tiết hormon nào? 
a. Tăng tiết cortisol theo cơ chế điều hòa ngược âm
b. *Tăng tiết cortisol theo cơ chế điều hòa ngược dương
c. Tăng tiết aldosteron theo cơ chế điều hòa ngược âm
d. Tăng tiết cortisol theo cơ chế điều hòa ngược dương và giảm bài tiết aldosteron
Câu 1775. Trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong điều hòa bài
tiết aldosterone, không có: 
a. Tăng nồng độ K+
213
b. Tăng hoạt tính hệ thống renin - angiotensin
c. Tăng nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào
d. *Tăng đường huyết
Câu 1776. Khi nói về điều hòa bài tiết ở hormon tuyến thượng thận,
NGOẠI TRỪ: 
a. *Nồng độ Na+ dịch ngoại bào tăng dẫn đến tăng nồng độ aldosterone
b. Nồng độ K+ dịch ngoại bào tăng dẫn đến tăng nồng độ aldosterone
c. ACTH điều hòa bài tiết glucocorticoid
d. Lạnh gây kích thích bài tiết hormon tủy thượng thận
Câu 1777. Chọn đáp án đúng về điều hòa bài tiết ở hormon tuyến
thượng thận: 
a. Aldosterone không được bài tiết theo nhịp sinh học
b. Cortisol bài tiết cao nhất vào buổi tối
c. Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế điều hòa ngược âm
d. *Huyết áp giảm làm tăng tiết catecholamine
Câu 1778. Một người có chế độ ăn giàu K+ trong nhiều tuần thì sẽ làm
thay đổi bài tiết hormon nào sau đây? 
a. Tăng tiết cortisol
b. Tăng tiết ACTH
c. *Tăng tiết aldosteron
d. Tăng tiết CRH

214
MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC NGOÀI TUYẾN NỘI TIẾT
(câu 1779 – câu 1810)

Câu 1779. Bệnh nhân hen phế quản có nhiều: 


a. Prostaglandin A2.
b. Prostaglandin E2.
c. * Prostaglandin F2.
d. Prostaglandin I2.
Câu 1780. Prostaglandin I2 thuộc nhóm: 
a. Prostaglandin cổ điển.
b. * Prostacyclin.
c. Thromboxan.
d. Leucotrien.
Câu 1781. Các chất sau đây gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch,
NGOẠI TRỪ: 
a. Histamin.
b. * Thromboxan A2.
c. Leucotrien.
d. Bradykinin.
Câu 1782. Nhóm gia đình các hormon sau có tác dụng làm giảm huyết
áp: 
a. * ANP, BNP, CNP.
b. Renin, angiotensin, aldosteron.
c. Các prostaglandin.
d. Các hormon steroid.
Câu 1783. Các chất sau có tác dụng co mạch, tăng huyết áp, NGOẠI
TRỪ: 
a. Catecholamin.
b. Angiotensin II.
c. * Histamin.
d. Endothelin.
Câu 1784. Các hormon làm co mạch, tăng huyết áp, NGOẠI TRỪ: 
a. Catecholamin.
b. Endothelin.
c. Angiotensin II.
d. * Các NP.
Câu 1785. Có thể phát triển các thuốc điều trị tăng huyết áp theo hướng
làm tăng: 
a. Angiotensin II.
b. * NP.
c. endothelin.
d. aldosteron.
Câu 1786. Có thể phát triển các thuốc điều trị tăng huyết áp theo hướng
làm tăng: 
a. Angiotensin II.
b. Endothelin.
c. * NO.
215
d. Cortisol.
Câu 1787. Có thể phát triển các thuốc điều trị tăng huyết áp theo hướng
làm giảm: 
a. * Angiotensin II.
b. NP.
c. NO.
d. Histamin.
Câu 1788. Có thể phát triển các thuốc điều trị tăng huyết áp theo hướng
làm giảm: 
a. NP.
b. NO.
c. * Endothelin.
d. Histamin.
Câu 1789. Có thể phát triển các thuốc điều trị tăng huyết áp theo hướng
làm giảm các hormon sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Angiotensin II.
b. Catecholamin.
c. * NO.
d. Endothelin.
Câu 1790. Hormon do thận tiết ra khi dòng máu đến thận giảm: 
a. * Renin.
b. Angiotensinogen.
c. Các natriuretic peptid.
d. Endothelin.
Câu 1791. Hormon do gan tiết ra: 
a. Renin.
b. * Angiotensinogen.
c. Các natriuretic peptid.
d. Endothelin.
Câu 1792. Thuốc ức chế men chuyển sẽ ngăn sự hình thành: 
a. Renin.
b. * Angiotensin II.
c. Endothelin.
d. Vasopressin.
Câu 1793. Hormon do tâm nhĩ tiết ra khi bị căng: 
a. * ANP.
b. BNP.
c. CNP.
d. NO.
Câu 1794. Hormon do tâm thất tiết ra khi bị căng: 
a. ANP.
b. * BNP.
c. CNP.
d. NO.
Câu 1795. Hormon do tế bào nội mô mạch máu tiết ra khi bị căng: 
a. ANP.
b. BNP.
216
c. * CNP.
d. NO.
Câu 1796. Hormon có tác dụng ngược lại với angiotensin II: 
a. * Các natriuretic peptid.
b. Histamin.
c. NO.
d. VIP.
Câu 1797. Các hormon do tế bào nội mô mạch máu tiết ra, NGOẠI
TRỪ: 
a. Angiotensinogen.
b. Endothelin.
c. * CNP.
d. NO.
Câu 1798. Hormon có tác dụng ngược lại với NO: 
a. ADH.
b. Các natriuretic peptid.
c. * Endothelin.
d. VIP.
Câu 1799. Hormon có tác dụng co mạch mạnh nhất: 
a. Vasopressin.
b. Angioteinsin II.
c. * Endothelin.
d. Catecholamin.
Câu 1800. Cặp hormon có tác dụng ngược nhau trên xương: 
a. Catecholamin và glucagon.
b. * PTH và calcitonin.
c. Aldosteron và cortisol.
d. Prolactin và oxytocin.
Câu 1801. Hormon cần thiết để hấp thu canxin ở ruột: 
a. T3-T4.
b. Erythropoietin.
c. Aldosteron.
d. * Cholecalciferol.
Câu 1802. Hormon cần thiết cho việc hấp thu canxi ở ruột: 
a. * Vitamin D.
b. Erythropoietin.
c. Histamin.
d. Prostaglandin.
Câu 1803. Chất cần thiết cho sự hấp thu Ca++ ở ruột: 
a. Calcitonin.
b. Oxytocin.
c. * Vitamin D.
d. PTH.
Câu 1804. Để hấp thu tốt Ca++ cần phơi nắng để có: 
a. Vitamin A.
b. Vitamin B.
c. Vitamin C.
217
d. * Vitamin D.
Câu 1805. Các hormon sau làm tăng canxi máu: 
a. Aldosteron và cortisol.
b. Calcitonin và T3-T4.
c. * Vitamin D và PTH
d. Glucagon và insulin.
Câu 1806. Nhóm các hormon sau ảnh hưởng có lợi trên hệ xương 
a. Nhóm các hormon steroid, PTH và glucagon.
b. Nhóm các hormon tiền yên, Oxytocin và ADH.
c. * Nhóm các hormon sinh dục, calcitonin và GH.
d. Nhóm các hormon vỏ thượng thận và catecholamin.
Câu 1807. Các hormon làm phát triển hệ thống cơ xương của cơ thể,
NGOẠI TRỪ: 
a. GH.
b. * PTH.
c. Testosteron.
d. Estrogen.
Câu 1808. Các hormon có tác dụng tăng trưởng trên toàn thân: 
a. * Somatomedin và T3-T4.
b. FSH và LH.
c. Prolactin và oxytocin.
d. Adrenalin và noradrenalin.
Câu 1809. Tác dụng tăng trưởng của somatomedin khác với T3-T4 ở
chỗ: 
a. Chỉ làm tăng trưởng trên một vài mô đích nhất định.
b. Chủ yếu làm tăng trưởng về mặt chức năng.
c. * Chủ yếu làm tăng trưởng về mặt thể chất.
d. Tác dụng gián tiếp thông qua GH.
Câu 1810. Tác dụng tăng trưởng của T3-T4 khác với somatomedin ở
chỗ: 
a. Làm biệt hóa một số mô nhất định như mô não.
b. Tác dụng mạnh ở tuổi trưởng thành.
c. * Chủ yếu làm tăng trưởng về mặt chức năng.
d. Chủ yếu làm tăng trưởng về mặt thể chất.

218
SINH LÝ NƠRON VÀ SYNAP
(câu 1811 – câu 2047)

Câu 1811. Chức năng của đuôi gai trong cấu trúc tế bào thần kinh: 
a. * Đuôi gai đóng vai trò tiếp nhận thông tin nên có nhiều Thụ thể trên màng
b. Là nơi xử lý thông tin của nơron
c. Dẫn truyền xung động thần kinh
d. Câu a và b đúng
Câu 1812. Đặc điểm của đuôi gai trong cấu trúc tế bào thần kinh,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Mỗi nơron có nhiều đuôi gai
b. Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh.
c. Đuôi gai đóng vai trò tiếp nhận thông tin
d. Đuôi gai có nhiều Thụ thể trên màng
Câu 1813. Chức năng của thân tế bào thần kinh, NGOẠI TRỪ: 
a. Tham gia các phản xạ trong cơ thể
b. Đuôi gai đóng vai trò tiếp nhận thông tin nên có nhiều thụ thể trên màng
c. * Đuôi gai là nơi xử lý thông tin của nơron
d. Dẫn truyền xung động thần kinh
Câu 1814. Đặc điểm của thân nơron ở hệ thần kinh ngoại biên,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Chỉ huy và xử lý tín hiệu
b. Dẫn truyền xung động thần kinh
c. Có khả năng tiếp nhận tín hiệu
d. Tập trung thành các hạch thần kinh
Câu 1815. Sự khác biệt giữa thân tế bào thần kinh so với các tế bào
khác: 
a. * Chứa nhiều thể Nissl làm cho thân tế bào thần kinh có màu xám
b. Chứa nhiều thể Nissl làm cho thân tế bào thần kinh có màu trắng
c. Có chứa ít bào quan hơn chủ yếu là các ty thể
d. Câu a và c đúng
Câu 1816. Thân tế bào thần kinh có đặc điểm: 
a. * Thân tế bào thần kinh ở hệ thần kinh trung ương tạo thành các nhân xám
b. Thân tế bào thần kinh ở hệ thần kinh ngoại biên tạo thành các nhân trắng
c. Thân tế bào thần kinh chính là các trung tâm phản xạ
d. câu a và b đúng
Câu 1817. Cấu trúc sau thân tế bào thần kinh nằm trong thần kinh
trung ương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hạch
b. Củ não sinh tư
c. Vỏ não
d. Sừng của tủy sống
Câu 1818. Cấu trúc nào sau đây là trung tâm phản xạ, NGOẠI TRỪ:

a. * Hạch
b. Cấu tạo lưới
c. Các nhân nền não
219
d. Sừng của tủy sống
Câu 1819. Tập hợp của các sợi trục ở ngoại biên và đuôi gai của
nơron hạch gai tạo thành: 
a. * Dây
b. Bó
c. Cột
d. Hạch
Câu 1820. Tập hợp các sợi trục ở hệ thần kinh trung ương trong một
đường dẫn truyền gọi là: 
a. * Bó
b. Dây
c. Cột
d. Thân
Câu 1821. Đặc điểm của sợi trục không có myelin: 
a. * Không có myelin giữa các lớp cuộn của tế bào Schwann
b. Không có tế bào Schwann bao quanh sợi trục
c. Còn gọi là sợi trắng
d. Còn gọi là sợi xám
Câu 1822. Đặc điểm của sợi trục có myelin, NGOẠI TRỪ: 
a. * Còn gọi là sợi xám
b. Có tế bào Schwann bao quanh sợi trục
c. Giữa các lớp cuộn tế bào Schwann có chất myelin cách điện
d. Có tua bào tương dài, đầu tận cùng phân nhánh gọi là nhánh tận cùng
Câu 1823. Đặc điểm của sợi trục có myelin: 
a. * Còn gọi là sợi trắng
b. Tua bào tương ngắn
c. Myelin chỉ bao mặt ngoài của lớp cuộn tế bào Schwann cuối cùng
d. Nhờ có myelin mà giúp gia tăng cường độ kích thích trên sợi trục
Câu 1824. Khoảng cách giữa các tế bào Schwann gọi là: 
a. * Eo Ranvier
b. Khe synap
c. Khe tiếp hợp
d. Khoảng Shwann
Câu 1825. Cấu trúc màng trước synap là: 
a. * Cúc tận cùng
b. Đuôi gai
c. Sợi trục
d. Thân tế bào thần kinh
Câu 1826. Cấu trúc màng sau synap, NGOẠI TRỪ: 
a. * Cúc tận cùng
b. Màng tế bào cơ
c. Đuôi gai
d. Thân tế bào thần kinh
Câu 1827. Khi cơ thể bị nhiễm toan, tế bào thần kinh bị ảnh hưởng: 
a. * Giảm tính hưng phấn
b. Tăng tính hưng phấn
c. Giảm ngưỡng kích thích
220
d. Tăng chuyển hóa : nhu cầu oxy tăng, sản sinh nhiều NH2
Câu 1828. Khi cơ thể bị nhiễm kiềm chuyển hóa, tế bào thần kinh bị
ảnh hưởng: 
a. * Tăng tính hưng phấn có thể gây co giật động kinh
b. Giảm tính hưng phấn có thể gây hôn mê
c. Tăng ngưỡng kích thích
d. Giảm chuyển hóa, giảm nhu cầu oxy
Câu 1829. Các thuốc sau đây gây ức chế hoạt động tế bào thần kinh,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Strychnine
b. Lidocain
c. Seduxen
d. Propofol
Câu 1830. Các thuốc sau đây gây giảm ngưỡng kích thích của tế bào
thần kinh, NGOẠI TRỪ: 
a. * Strychnine
b. Cafein
c. Theophillin
d. Theobromin
Câu 1831. Thiếu oxy tế bào thần kinh sẽ ngừng hưng phấn và mất tri
giác sau bao nhiêu giây: 
a. * 3 – 5
b. 5 – 10
c. 10 – 15
d. 15 – 30
Câu 1832. Tế bào thần kinh có khả năng đáp ứng với các kích thích
nhịp nhàng tần số cao là khái niệm để nói về đặc điểm: 
a. * Hoạt tính chức năng cao
b. Ngưỡng kích thích thấp
c. Chuyển hóa tăng
d. Ngưỡng kích thích cao
Câu 1833. Khi dây thần kinh bị đứt hoàn toàn, bệnh nhân không cử
động được cơ tương ứng do thần kinh chi phối. Nguyên nhân do: 
a. * Xung động không dẫn truyền qua được vị trí bị tổn thương trên sợi trục
b. Không bơm được ion Ca++ vào cúc tận cùng
c. Không đạt điện thế để tạo đủ ngưỡng kích thích cho màng sau synap
d. Câu a và b đúng
Câu 1834. Quy luật “tất cả hoặc không” là quy luật hoạt động của các
cấu trúc: 
a. * Một sợi trục
b. Bó sợi trục
c. Dây thần kinh
d. Thân tế bào thần kinh
Câu 1835. Sắp xếp theo thứ tự tốc độ dẫn truyền giảm dần trên các
loại sợi trục: 
a. * A alpha – A beta – A gamma – A delta
b. A alpha - A delta - A beta - A gamma
221
c. A alpha - A gamma -A beta – A delta
d. A alpha – A beta – A delta – A gamma
Câu 1836. Sắp xếp theo tứ tự tốc độ dẫn truyền tăng dần trên các lợi
sợi trục: 
a. * C – B – A beta – A alpha
b. C - A - A delta – A alpha
c. A alpha – A beta - B – C
d. A alpha - B – A beta – C
Câu 1837. Đặc điểm dẫn truyền trên sợi trục có myelin, NGOẠI TRỪ:

a. * Tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với sợi trục không có myelin
b. Tốc độ dẫn truyền nhanh hơn so với sợi trục không có myelin
c. Điện thế hoạt động lan truyền theo kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier
d. Đường kính các sợi trục có myelin càng lớn thì tốc độ dẫn truyền càng nhanh
Câu 1838. Đặc điểm dẫn truyền trên sợi trục không có myelin,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Điện thế hoạt động lan truyền theo kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier
b. Tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với sợi trục có myelin
c. Tốc độ dẫn truyền chậm hơn so với sợi trục có myelin
d. Tham gia dẫn truyền cảm giác đau “chậm”, xúc giác thô sơ
Câu 1839. Sợi trục tham gia dẫn truyền tín hiệu chi phối cho vận động
suốt cơ: 
a. * A gamma
b. A alpha
c. A beta
d. A delta
Câu 1840. Sợi tiền hạch giao cảm thuộc loại sợi: 
a. * B
b. C
c. A beta
d. A delta
Câu 1841. Sợi trục tham gia dẫn truyền tín hiệu chi phối vận động cho
cơ vân – sợi ngoại suốt: 
a. * A alpha
b. A gamma
c. A beta
d. A delta
Câu 1842. Sự dẫn truyền trên dây thần kinh giúp thông tin được đảm
bảo dẫn truyền chính xác đến đích nhờ đặc điểm: 
a. * Sự dẫn truyền xung động xảy ra trên từng sợi không lan tỏa sang các sợi
khác
b. Quy luật hoạt động “tất cả hoặc không có gì”
c. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ đáp ứng
d. Sự dẫn truyền hai chiều trên sợi trục
Câu 1843. Ion Ca++ tham gia vào giai đoạn nào trong cơ chế dẫn
truyền qua synap: 
a. * Màng trước synap
222
b. Khe synap
c. Màng sau synap
d. Cúc tận cùng của tế bào thần kinh
Câu 1844. Cơ chế dẫn truyền màng trước synap, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bơm Ca đi vào trong cúc tận cùng
2+

b. Các túi synap di chuyển đến hoà màng vào màng cúc tận cùng
c. Giải phóng chất truyền đạt thần kinh vào khe synap
d. Các túi synap có thể được tái sử dụng cho lần giải phóng tiếp theo
Câu 1845. Xung động không được dẫn truyền qua màng trước synap
trong điều kiện: 
a. * Cạn kiệt chất truyền đạt thần kinh ở cúc tận cùng
b. Giảm 50% số lượng sợi trục trong dây thần kinh hoặc bó sợi thần kinh
c. Giảm nồng độ ion Ca++ nội bào
d. Câu a và b đúng
Câu 1846. Khi nồng độ chất truyền đạt thần kinh giảm trong các túi
synap, quá trình dẫn truyền xung động qua synap sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên
ở cơ chế: 
a. * Màng trước synap
b. Khe synap
c. Màng sau synap
d. Câu a và b đúng
Câu 1847. Loại Thụ thể gây ức chế tín hiệu màng sau synap: 
a. * Thụ thể enzyme gây hoạt hóa proteinkinase
b. Thụ thể enzyme gây chuyển hóa tạo ra cAMP
c. Thụ thể enzyme gây hoạt hóa hệ thống gen
d. Thụ thể kênh Na+
Câu 1848. Loại Thụ thể gây ức chế tín hiệu màng sau synap, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Thụ thể enzyme gây hoạt hóa hệ thống gen
b. Thụ thể enzyme gây hoạt hóa proteinkinase
c. Thụ thể kênh Cl-
d. Thụ thể kênh K+
Câu 1849. Loại Thụ thể gây hưng phấn tín hiệu màng sau synap,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Thụ thể enzyme gây hoạt hóa proteinkinase
b. Thụ thể enzyme gây chuyển hóa tạo ra cAMP
c. Thụ thể enzyme gây hoạt hóa hệ thống gen
d. Thụ thể kênh Na+
Câu 1850. Loại Thụ thể gây hưng phấn tín hiệu màng sau synap: 
a. * Thụ thể enzyme gây hoạt hóa hệ thống gen
b. Thụ thể enzyme gây hoạt hóa proteinkinase
c. Thụ thể kênh Cl-
d. Thụ thể kênh K+
Câu 1851. Chất truyền đạt thần kinh nào sau đây không được tái sử
dụng trở lại: 
a. * Endorphin
b. Achetylcholin
223
c. GABA
d. Serotonin
Câu 1852. Các chất truyền đạt thần kinh được tổng hợp tại cúc tận
cùng, NGOẠI TRỪ: 
a. * Vasopressin
b. Acid gamma amino butyric
c. Dopamin
d. Adrenalin
Câu 1853. Chất truyền đạt thần kinh không bị enzyme phân hủy tại
khe synap: 
a. * Chất P
b. Serotonin
c. Achetylcholin
d. GABA
Câu 1854. Đặc điểm của chất truyền đạt thần kinh phân tử lớn,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Túi synap được tái sử dụng trở lại
b. Bản chất là peptid nên được gọi là pepetid thần kinh
c. Mỗi nơron có thể tổng hợp và bài tiết một hay nhiều peptid não
d. Tác dụng chậm, kéo dài
Câu 1855. Đặc điểm của chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Bản chất là peptid nên được gọi là pepetid thần kinh
b. Túi synap được tái sử dụng trở lại
c. Tác dụng nhanh và ngắn
d. Mỗi nơron chỉ tổng hợp và giải phóng một chất
Câu 1856. Tổng đại số điện thế lên màng sau synap nhờ sự tổng hợp các
chất truyền đạt thần kinh được giải phóng liên tiếp nhau và đủ nhanh ở màng
trước synap là hiện tượng: 
a. * Cộng synap theo thời gian
b. Cộng synap theo không gian
c. Chậm synap
d. Mỏi synap
Câu 1857. Tổng đại số điện thế lên màng sau synap nhờ sự tổng hợp các
chất truyền đạt thần kinh được giải phóng từ các cúc tận cùng ở các vị trí
khác nhau của màng trước synap là hiện tượng: 
a. * Cộng synap theo không gian
b. Cộng synap theo thời gian
c. Chậm synap
d. Mỏi synap
Câu 1858. Chậm tái hấp thu Ca2+ vào màng sau synap làm mở kênh K+
gây nên hiện tượng: 
a. * Mỏi synap
b. Cộng synap
c. Chậm synap
d. Tăng tốc độ dẫn truyền qua synap
Câu 1859. Bất hoạt các Thụ thể ở màng sau synap gây nên hiện tượng:
224

a. * Mỏi synap
b. Cộng synap
c. Chậm synap
d. Tăng tốc độ dẫn truyền qua synap
Câu 1860. Cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh ở màng trước synap gây
nên hiện tượng: 
a. * Mỏi synap
b. Cộng synap
c. Chậm synap
d. Tăng tốc độ dẫn truyền qua synap
Câu 1861. Hiện tượng chậm synap bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Thời gian sản xuất và huy động chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap
b. Thời gian giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap
c. Thời gian khuếch tán chất truyền đạt thần kinh qua khe synap
d. Thời gian chất truyền đạt thần kinh gây tác động lên màng sau synap
Câu 1862. Thời gian xung động dẫn truyền qua synap được định nghĩa
là: 
a. * Thời gian chậm synap
b. Thời gian cộng synap
c. Thời gian mỏi synap
d. Thời gian khuếch tán tín hiệu
Câu 1863. Nhiều cúc tận cùng của một nơron cùng tạo synap với một
nơron khác, được gọi là hiện tượng: 
a. * Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
b. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
c. Dẫn truyền phân kỳ thành nhiều đường
d. Dẫn truyền phân kỳ khuếch đại
Câu 1864. Nhiều cúc tận cùng của nhiều nơron khác nhau cùng tạo
synap với một nơron, được gọi là hiện tượng: 
a. * Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
b. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
c. Dẫn truyền phân kỳ thành nhiều đường
d. Dẫn truyền phân kỳ khuếch đại
Câu 1865. Nơron trung gian có khả năng nhận tín hiệu từ nhiều sợi
thần kinh ngoại vi là hiện tượng: 
a. * Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
b. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
c. Dẫn truyền phân kỳ thành nhiều đường
d. Dẫn truyền phân kỳ khuếch đại
Câu 1866. Một tế bào tháp trên vỏ não có thể kích thích 10.000 sợi cơ
vân là hiện tượng: 
a. * Dẫn truyền phân kỳ khuếch đại
b. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
c. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
d. Dẫn truyền phân kỳ thành nhiều đường
Câu 1867. Đường dẫn truyền cảm giác đi lên nhiều vùng của não như
225
đồi thị, cấu tạo lưới, tiểu não… là hiện tượng: 
a. * Dẫn truyền phân kỳ thành nhiều đường
b. Dẫn truyền phân kỳ khuếch đại
c. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
d. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
Câu 1868. Một bệnh nhân được đo điện sinh lý thần kinh ghi nhận kết
quả các dây thần kinh ngoại biên có vận tốc dẫn truyền giảm trên 50% so với
bình thường. Bệnh nhân này có thể bị: 
a. * Hủy myelin
b. Đứt sợi trục thần kinh
c. Thoái hóa sợi trục
d. Tổn thương tế bào thần kinh
Câu 1869. Hủy myelin trên sợi trục tế bào thần kinh có thể dẫn đến: 
a. * Giảm tốc độ dẫn truyền trên dây thần kinh
b. Giảm biên độ điện thế hoạt động
c. Mất hoàn toàn khả năng dẫn truyền xung động
d. Tăng biên độ điện thế hoạt động
Câu 1870. Sử dụng thuốc kích thích hệ thần kinh liều lượng lớn trong
khoảng thời gian ngắn có thể gây nên hiện tượng, NGOẠI TRỪ: 
a. * Tăng tốc độ dẫn truyền qua synap
b. Cộng synap
c. Mỏi synap
d. Chậm synap
Câu 1871. Đặc điểm của hệ thống tế bào thần kinh đệm, NGOẠI TRỪ:

a. Chiếm thể tích lớn trong não bộ
b. * Là dạng tế bào đơn năng, không có khả năng biệt hóa thêm
c. Một số nhóm tế bào có chức năng điều chỉnh lượng máu lưu thông trong não,
duy trì nồng độ Kali ngoại bào
d. Một số nhóm tế bào có chức năng như đại thực bào, tìm kiếm để loại bỏ các
mảnh vỡ của tế bào thần kinh sau chấn thương
Câu 1872. Các tế bào không thuộc hệ thống tế bào thần kinh đệm: 
a. Astrocytes
b. Oligodendrocytes
c. Schwann cells
d. * Neuron cells
Câu 1873. Chức năng của tế bào thần kinh đệm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dẫn truyền xung động thần kinh
b. Tổng hợp mylein
c. Tìm kiếm để loại bỏ các mảnh vỡ của tế bào thần kinh sau chấn thương
d. Duy trì nồng độ Kali ngoại bào
Câu 1874. Vị trí điện thế hoạt động được tạo thành để bắt đầu dẫn
truyền tín hiệu trên suốt chiều dài sợi trục gọi là: 
a. Thân tế bào thần kinh
b. Cúc tận cùng
c. * Gò sợi trục
d. Thể Nissl
226
Câu 1875. Đặc điểm của các trung tâm phản xạ chỉ huy trong các hoạt
động của hệ thần kinh có bản chất: 
a. * Thân tế bào thần kinh nằm ở trung ương
b. Thân tế bào thần kinh nằm ở ngoại biên
c. Hạch thần kinh
d. Các tế bào thần kinh: sợi nhánh, thân, đuôi gai nằm ở thần kinh trung ương
Câu 1876. Cấu trúc không có chức năng xử lý và chỉ huy tín hiệu: 
a. Chất xám vỏ não
b. Nhân bèo – nhân đuôi
c. Sừng tủy sống
d. * Hạch ngoại biên
Câu 1877. Đặc điểm của đuôi gai trong cấu trúc tế bào thần kinh: 
a. Mỗi nơron chỉ có một đuôi gai
b. * Nơron vận động alpha có nhiều đuôi gai, là dạng nơron đa cực
c. Đuôi gai đóng vai trò tiếp nhận thông tin và xử lý tín hiệu
d. Chỉ có 5 – 20% cúc tận cùng của tế bào thần kinh phía trước tạo synap với đuôi gai
của tế bào thần kinh phía sau.
Câu 1878. Đặc điểm của sợi trục đi ở thần kinh trung ương: 
a. Tập hợp các sợi trục tạo thành các dây thần kinh
b. Tham gia dẫn truyền xung động thần kinh đi từ ngoại biên về tủy sống
c. * Có hai loại sợi trục: sợi trục có myelin và sợi trục không có myelin
d. Câu b và c đúng
Câu 1879. Đặc điểm của sợi trục đi ở thần kinh ngoại biên, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tập hợp các sợi trục và đuôi gai của nơron hạch gai ở hệ thần kinh ngoại biên tạo
thành các dây thần kinh
b. Tham gia dẫn truyền xung động thần kinh đi từ ngoại biên về tủy sống
c. Có hai loại sợi trục: sợi trục có myelin và sợi trục không có myelin
d. * Sợi trục có myelin dẫn truyền xung thần kinh chậm hơn sợi trục không có myelin
Câu 1880. Đặc điểm của thân tế bào thần kinh, NGOẠI TRỪ: 
a. Là nơi xử lý thông tin của tế bào thần kinh
b. Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
c. Thân tế bào thần kinh chứa nhiều thể Nissl
d. * Vị trí tập trung nhiều thân tế bào thần kinh sẽ có màu xám và đều có chức năng
xử lý thông tin
Câu 1881. Đặc điểm của Synap điện: 
a. Chiếm số lượng nhiều hơn so với synap hóa học trong chức năng truyền thông tin
của hệ thần kinh
b. * Tín hiệu được dẫn truyền có thể đi hai chiều
c. Chất truyền đạt thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu từ màng trước – qua khe – đến
màng sau synap
d. Bào tương giữa hai tế bào thần kinh ngăn cách nhau bởi một khe synap khoảng 200
– 300 A0
Câu 1882. Đặc điểm của Synap hóa học, NGOẠI TRỪ: 
a. Chiếm số lượng nhiều hơn so với synap hóa học trong chức năng truyền thông tin
của hệ thần kinh
b. Tín hiệu được dẫn truyền có thể đi một chiều
227
c. Chất truyền đạt thần kinh giúp dẫn truyền tín hiệu từ màng trước – qua khe – đến
màng sau synap
d. * Bào tương các tế bào liền kề nhau được kết nối trực tiếp bởi các kênh ion được
gọi là vùng kết nối
Câu 1883. Đặc điểm của nhóm Thụ thể kênh ion (Ionotropic) ở màng
sau synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Có hai phần: phần kết hợp nhô vào khe và phần nằm trong tế bào
b. Khi bị kích hoạt, gây ra hiệu ứng mở kênh ion trên màng tế bào thần kinh phía sau
synap
c. * Chia làm hai nhóm: kênh Na+, kênh Cl- là kênh hưng phấn; kênh K+ là kênh ức
chế
d. Việc mở và đóng kênh ion của tế bào thần kinh sau synap được kiểm soát rất nhanh
Câu 1884. Đặc điểm của nhóm Thụ thể kênh enzyme (Metabotropic) ở
màng sau synap: 
a. Chỉ có một phần nằm trong tế bào
b. Khi bị hoạt hóa luôn gây sự hưng phấn dẫn truyền tín hiệu cho tế bào thần kinh sau
synap
c. * Thực hiện chức năng bằng cách hoạt hóa ‘chất truyền tin thứ hai”
d. Việc mở và đóng kênh ion của tế bào thần kinh sau synap được kiểm soát rất nhanh
Câu 1885. Đặc điểm của nhóm Thụ thể kênh ion (Ionotropic) ở màng
sau synap: 
a. * Có hai phần: phần kết hợp nhô vào khe và phần nằm trong tế bào
b. Thực hiện chức năng bằng cách hoạt hóa ‘chất truyền tin thứ hai”
c. Chia làm hai nhóm: kênh Na+, kênh Cl- là kênh hưng phấn; kênh K+ là kênh ức chế
d. Việc mở và đóng kênh ion của tế bào thần kinh sau synap được kiểm soát chậm và
kéo dài
Câu 1886. Đặc điểm của nhóm Thụ thể kênh enzyme (Metabotropic) ở
màng sau synap, NGOẠI TRỪ: 
a. * Chỉ có một phần nằm trong tế bào
b. Chia làm hai nhóm tác dụng lên tế bào thần kinh sau synap là: hưng phấn hoặc ức
chế
c. Thực hiện chức năng bằng cách hoạt hóa ‘chất truyền tin thứ hai”
d. Việc mở và đóng kênh ion của tế bào thần kinh sau synap được kiểm soát chậm,
có vai trò quan trọng trong quá trình ghi nhớ
Câu 1887. Đặc điểm của synap trong truyền thông tin ở hệ thần kinh:

a. Luôn dẫn truyền một chiều từ màng trước qua khe đến màng sau synap
b. * Có hai loại synap: synap hóa học và synap điện
c. Synap điện chiếm số lượng nhiều hơn so với synap hóa học
d. Câu b và c đúng
Câu 1888. Các chất truyền đạt thần kinh sau đây là chất truyền đạt
thần kinh phân tử nhỏ, NGOẠI TRỪ: 
a. Achetycholin
b. Noradrenalin
c. Dopamine
d. * Vasopressin
Câu 1889. Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ có đặc điểm: 
228
a. Được tổng hợp tại thân tế bào thần kinh
b. * Thời gian tác dụng nhanh và ngắn
c. Các túi synap không được tái sử dụng
d. Luôn được tái sử dụng trở lại bằng cách tái nhập lại vào cúc tận cùng tế bào thần
kinh trước synap
Câu 1890. Chất truyền đạt thần kinh phân tử lớn có đặc điểm, NGOẠI
TRỪ: 
a. Được tổng hợp tại thân tế bào thần kinh
b. Thời gian tác dụng chậm và kéo dài
c. Các túi synap không được tái sử dụng
d. * Một tế bào thần kinh chỉ tổng hợp được một chất truyền đạt thần kinh phân tử
lớn
Câu 1891. Các chất truyền đạt thần kinh sau đây là chất truyền đạt
thần kinh phân tử lớn, NGOẠI TRỪ: 
a. Oxytocin
b. Chất P
c. * Gamma – aminobutyric acid
d. Vasopressin
Câu 1892. Tế bào có ngưỡng kích thích thấp nhất: 
a. Tế bào cơ vân: điện thể nghỉ -90 mV
b. Tế bào thần kinh vận động alpha có điện thế nghỉ - 65 mV
c. Tế bào thần kinh trung ương: điện thế nghỉ -70 mV
d. * Tế bào thần kinh nhỏ: điện thế nghỉ -40mV
Câu 1893. Tế bào có ngưỡng kích thích cao nhất: 
a. * Tế bào cơ vân: điện thể nghỉ -90 mV
b. Tế bào thần kinh vận động alpha có điện thế nghỉ - 65 mV
c. Tế bào thần kinh trung ương: điện thế nghỉ -70 mV
d. Tế bào thần kinh nhỏ: điện thế nghỉ -40 mV
Câu 1894. Cơ chế chính gây khởi phát điện thế hoạt động trên sợi trục
tế bào thần kinh: 
a. Mở các kênh Ca++ ở màng trước synap
b. * Mở các kênh Na+ ở vị trí gò sợi trục
c. Đóng các bơm Na+-K+-ATPase trên màng tế bào
d. Sự tham gia đồng thời của quá trình: mở kênh Na+ - đóng kênh K+ - đóng bơm
Na+-K+-ATPase trên màng tế bào
Câu 1895. Đặc điểm dẫn truyền trên sợi trục có myelin, NGOẠI TRỪ:

a. Dẫn truyền nhanh hơn so với sợi không có bao myelin
b. Tiết kiệm năng lượng tiêu hao so với sợi không có bao myelin
c. * Mở tất cả các kênh ion trên sợi trục, cho ion dương đi vào trong tế bào, khởi phát
điện thế hoạt động
d. Đường kính sợi trục càng lớn, tốc độ dẫn truyền càng nhanh
Câu 1896. Bị hủy myelin đơn thuần trên sợi trục thần kinh, dẫn đến
hậu quả: 
a. Giảm năng lượng tiêu hao trong dẫn truyền tín hiệu trên sợi trục thần kinh
b. * Giảm tốc độ dẫn truyền trên sợi trục thần kinh
c. Giảm khả năng xử lý và tiếp nhận tín hiệu của thân tế bào thần kinh
229
d. Câu b và c đúng
Câu 1897. Các yếu tố gây ức chế hoạt động của tế bào thần kinh,
NGOẠI TRỪ: 
a. * PH > 7.4
b. Thiếu oxy
c. Thiếu gây tê
d. Nhiễm toan chuyển hóa
Câu 1898. Các yếu tố gây hưng phấn hoạt động của tế bào thần kinh,
NGOẠI TRỪ: 
a. * PH < 7.2
b. Cafein
c. Theophylin
d. Nhiễm kiềm hô hấp
Câu 1899. Khi tăng cường độ kích thích từ ngưỡng kích thích thấp nhất
đến ngưỡng kích thích tối đa trên dây thần kinh ngoại biên, sẽ dẫn đến kết
quả là: 
a. Biên độ sóng đáp ứng không thay đổi
b. Khi ngưỡng kích thích càng tăng thì biên độ sóng đáp ứng càng tăng
c. * Biên độ sóng đáp ứng tăng dần: bắt đầu từ ngưỡng kích thích thấp nhất và đạt
đỉnh cao nhất ở ngưỡng kích thích tối đa
d. Chỉ xuất hiện biên độ sóng đáp ứng ở ngưỡng kích thích tối đa
Câu 1900. Sợi trục có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất: 
a. * A alpha: đường kính 15 m
b. A beta: đường kính 8 m
c. A gamma : đường kính 5m
d. A delta: đường kính 3 m
Câu 1901. Sợi trục có tốc độ dẫn truyền chậm nhất: 
a. A alpha
b. A beta
c. B
d. * C
Câu 1902. Sợi trục có đường kính nhỏ nhất: 
a. A alpha
b. A beta
c. B
d. * C
Câu 1903. Sợi trục tham gia dẫn truyền vận động cơ vân: 
a. * A alpha
b. A beta
c. B
d. C
Câu 1904. Cạn kiệt chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap gây
hiệu ứng: 
a. Hiện tượng cộng synap
b. * Hiện tượng mỏi synap
c. Hiện tượng chậm synap
d. Hiện tượng hội tụ dẫn truyền
230
Câu 1905. Cung phản xạ có thời gian phản xạ ngắn nhất: 
a. * Phản xạ 2 nơron
b. Phản xạ 3 nơron
c. Phản xạ 4 nơron
d. Phản xạ 5 nơron
Câu 1906. Adrenalin được loại bỏ ra khỏi khe synap để chấm dứt dẫn
truyền bằng cách, NGOẠI TRỪ: 
a. Bị enzyme bất hoạt tại khe
b. Tái nhập trở lại cúc tận cùng để tái sử dụng
c. Khuếch tán khỏi khe synap
d. * Bị Ca2+ bất hoạt tại khe
Câu 1907. Vasopresin được loại bỏ ra khỏi khe synap để chấm dứt dẫn
truyền bằng cách: 
a. Bị enzyme bất hoạt tại khe
b. Tái nhập trở lại cúc tận cùng để tái sử dụng
c. * Khuếch tán khỏi khe synap
d. Câu a và c đúng
Câu 1908. Kênh ion ở cúc tận cùng tham gia chính trong cơ chế dẫn
truyền tín thiệu thần kinh qua màng trước synap: 
a. * Kênh Ca++ đóng mở theo điện thế
b. Kênh Na+
c. Bơm Na+ - K+ -ATPase
d. kênh Ka+
Câu 1909. Sự phóng thích tín hiệu từ nhiều vị trí khác nhau của cúc tận
cùng ở màng trước synap tác dụng lên các thụ thể ở màng sau synap trong
cùng một thời điểm, là hiện tượng: 
a. * Cộng synap theo không gian
b. Cộng synap theo thời gian
c. Phân kỳ khuếch đại
d. Phân kỳ thành nhiều đường hơn
Câu 1910. Nhiều cúc tận cùng của nhiều nơron khác nhau cùng tạo
synap với một nơron, là hiện tượng: 
a. Cộng synap theo không gian
b. Cộng synap theo thời gian
c. * Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
d. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
Câu 1911. Tập hợp nơron xung động được dẫn truyền ra theo nhiều
hướng khác nhau, là hiện tượng: 
a. Phân kỳ khuếch đại
b. * Phân kỳ thành nhiều đường hơn
c. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron
d. Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron
Câu 1912. Noron là: 
a. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh
b. Đơn vị chức năng của hệ thần kinh
c. *Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
d. Đơn vị dẫn truyền của hệ thần kinh
231
Câu 1913. Đặc điểm cấu tạo của noron, NGOẠI TRỪ: 
a. Vửa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh
b. *Có một hình dạng và một kích thước nhất định
c. Có 3 thành phần chính: đuôi gai, thân noron, sợi trục
d. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
Câu 1914. Cấu tạo của noron gồm 3 thành phần chính : 
a. Đuôi gai, thân noron, nhân
b. *Đuôi gai, thân noron, synap
c. Đuôi gai, thân noron, sợi trục
d. Đuôi gai, tế bào Schwann, sợi trục
Câu 1915. Đặc điểm của đuôi gai: 
a. *Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
b. Có chứa nhân và ty thể
c. Là những tua bào tương dài, phân nhánh
d. Chứa nhiều thể Nissl
Câu 1916. Đặc điểm của đuôi gai, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
b. Mỗi noron có nhiều đuôi gai trừ noron hạch gai
c. Đóng vai trò tiếp nhận thông tin
d. *Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
Câu 1917. Đuôi gai có vai trò: 
a. Xử lý thông tin của noron
b. *Tiếp nhận thông tin
c. Dẫn truyền xung động thần kinh
d. Hình thành phản xạ thần kinh
Câu 1918. Để tiếp nhận thông tin hiệu quả đuôi gai cần có đặc điểm
gì: 
a. Chứa nhiều nhân
b. Có nhiều đuôi gai
c. *Có nhiều thụ thể trên màng
d. Đuôi gai cần phải dài
Câu 1919. Đặc điểm của thân noron: 
a. Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
b. Là những tua bào tương dài, phân nhánh
c. Có vai trò tiếp nhận thông tin
d. *Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
Câu 1920. Đặc điểm của thân noron, NGOẠI TRỪ: 
a. *Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
b. Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
c. Có chứa nhiều thể Nissl
d. Là nơi xử lý thông tin của noron
Câu 1921. Đặc điểm của thể Nissl: 
a. Làm cho noron có màu trắng
b. Xử lý thông tin của noron
c. *Làm cho noron có màu xám
d. Trung tâm phản xạ

232
Câu 1922. Tập hợp các thân noron ở hệ thần kinh ngoại biên được gọi
là: 
a. Thể Nissl
b. Sợi thần kinh
c. Sợi trục
d. *Hạch thần kinh
Câu 1923. Tập hợp các thân noron ở hệ thần kinh trung ương được
gọi là: 
a. Sợi thần kinh
b. *Nhân xám
c. Sợi trục
d. Hạch thần kinh
Câu 1924. Đặc điểm của sợi trục là: 
a. Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
b. Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
c. *Là những tua bào tương dài
d. Tiếp nhận thông tin của noron
Câu 1925. Đặc điểm của sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Là tua bào tương dài
b. Đóng vai trò dẫn truyền xung động thần kinh
c. Có 2 loại sợi trục về mặt cấu trúc
d. *Có chứa nhân, nhiều tơ thần kinh và ty thể
Câu 1926. Đặc điểm của gò sợi trục: 
a. *Vị trí chuyển tiếp từ thân tế bào thần kinh thành sợi trục
b. Nằm ở tận cùng của sợi trục
c. Chứa chất dẫn truyền thần kinh
d. Xử lý thông tin của noron
Câu 1927. Sợi trục đóng vai trò: 
a. Tiếp nhận thông tin
b. Xử lý thông tin
c. *Dẫn truyền xung động thần kinh
d. Trao đổi thông tin
Câu 1928. Khoảng cách giữa các tế bào Schwann được gọi là: 
a. Cúc tận cùng
b. *Eo Ranvier
c. Gò sợi trục
d. Synap
Câu 1929. Tập hợp các sợi trục ở hệ thần kinh trung ương trong một
đường dẫn truyền gọi là: 
a. Dây thần kinh
b. Sợi thần kinh
c. Tế bào thần kinh
d. Bó
Câu 1930. Tập hợp các sợi trục và đuôi gai của noron hạch gai ở hệ
thần kinh ngoại biên gọi là: 
a. *Dây thần kinh
b. Bó
233
c. Tế bào thần kinh
d. Hệ thần kinh
Câu 1931. Sợi trục về mặt cấu trúc gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi có myelin
b. *Hạch thần kinh
c. Sợi không có myelin
d. Sợi xám
Câu 1932. Các tế bào thần kinh đệm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tế bào hình sao
b. Tế bào ít nhánh
c. Tế bào Schwann
d. *Tế bào nhiều nhánh
Câu 1933. Chức năng của tế bào thần kinh đệm: 
a. Dẫn truyền xung động thần kinh
b. *Hỗ trợ hoạt động cho các tế bào thần kinh
c. Tiếp nhận thông tin
d. Xử lý thông tin của noron
Câu 1934. Tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chất
dinh dưỡng là đặc điểm của tế bào thần kinh đệm nào: 
a. *Tế bào hình sao
b. Tế bào ít nhánh
c. Tế bào Schwann
d. Tế bào vi mô
Câu 1935. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh trung ương là đặc
điểm của tế bào thần kinh đệm nào: 
a. Tế bào hình sao
b. *Tế bào ít nhánh
c. Tế bào Schwann
d. Tế bào vi mô
Câu 1936. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên là đặc điểm
của tế bào thần kinh đệm nào: 
a. Tế bào hình sao
b. Tế bào ít nhánh
c. *Tế bào Schwann
d. Tế bào vi mô
Câu 1937. Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh là đặc điểm của
tế bào thần kinh đệm nào: 
a. Tế bào hình sao
b. Tế bào ít nhánh
c. Tế bào Schwann
d. *Tế bào vi mô
Câu 1938. Đặc điểm của tế bào hình sao là: 
a. *Tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chất dinh dưỡng…
b. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh trung ương
c. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên
d. Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh
Câu 1939. Đặc điểm của tế bào ít nhánh là: 
234
a. Tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chất dinh dưỡng…
b. *Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh trung ương
c. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên
d. Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh
Câu 1940. Đặc điểm của tế bào Schwann là: 
a. Tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chất dinh dưỡng…
b. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh trung ương
c. *Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên
d. Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh
Câu 1941. Đặc điểm của tế bào vi mô là: 
a. Tham gia vào quá trình trao đổi chất, cung cấp một số chất dinh dưỡng…
b. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh trung ương
c. Tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên
d. *Xuất hiện nhiều sau chấn thương thần kinh
Câu 1942. Synap là: 
a. Vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của hệ thần kinh
b. *Là “khớp” giữa noron này với một noron khác hoặc với tế bào đáp ứng
c. Vị trí chuyển tiếp từ thân tế bào thần kinh thành sợi trục
d. Là những tua bào tương ngắn, phân nhánh
Câu 1943. Synap hóa học với 3 thành phần, NGOẠI TRỪ: 
a. Màng trước synap
b. Khe synap
c. *Màng giữa synap
d. Màng sau synap
Câu 1944. Đặc điểm của màng trước synap: 
a. có chứa các thụ thể
b. Khoảng giữa 2 màng
c. Màng của đuôi gai hoặc thân noron tiếp theo hay màng của tế bào đáp ứng
d. *Màng các cúc tận cùng, trong màng có chứa các chất dẫn truyền thần kinh
Câu 1945. Đặc điểm của khe synap: 
a. có chứa các thụ thể
b. *Khoảng giữa 2 màng
c. Màng của đuôi gai hoặc thân noron tiếp theo hay màng của tế bào đáp ứng
d. Màng các cúc tận cùng, trong màng có chứa các chất dẫn truyền thần kinh
Câu 1946. Đặc điểm của màng sau synap: 
a. có chứa nhân
b. Khoảng giữa 2 màng
c. *Màng của đuôi gai hoặc thân noron tiếp theo hay màng của tế bào đáp ứng
d. Màng các cúc tận cùng, trong màng có chứa các chất dẫn truyền thần kinh
Câu 1947. Khả năng hưng phấn của noron với các đặc điểm, NGOẠI
TRỪ: 
a. *Tác nhân kích thích
b. Ngưỡng kích thích rất thấp
c. Hoạt tính chức năng cao
d. Chuyển hóa của noron tăng
Câu 1948. Các yếu tố ảnh hưởng lên tính hưng phấn của noron,
NGOẠI TRỪ: 
235
a. pH
b. Oxy
c. Thuốc
d. *Nhiệt độ
Câu 1949. Ảnh hưởng của pH kiềm lên tính hưng phấn của noron: 
a. Tăng tính hưng phấn của noron có thể gây hôn mê
b. *Tăng tính hưng phấn của noron có thế gây co giật
c. Giảm tính hưng phấn của noron có thể gây co giật
d. Giảm tính hưng phấn của noron có thể gây hôn mê
Câu 1950. Ảnh hưởng của pH toan lên tính hưng phấn của noron: 
a. Tăng tính hưng phấn của noron có thể gây hôn mê
b. Tăng tính hưng phấn của noron có thế gây co giật
c. Giảm tính hưng phấn của noron có thể gây co giật
d. *Giảm tính hưng phấn của noron có thể gây hôn mê
Câu 1951. Ảnh hưởng của thiếu oxy lên tính hưng phấn của noron: 
a. *Ngừng hưng phấn và gây mất tri giác sau 3-5 giây
b. Tăng tính hưng phấn có thể gây co giật
c. Giảm tính hưng phấn có thể gây hôn mê
d. Ngừng hưng phấn và gây hôn mê
Câu 1952. Các chất làm tăng tính hưng phấn của noron do làm giảm
ngưỡng kích thích, NGOẠI TRỪ: 
a. Cafein
b. Theophillin
c. Theobromin
d. *Strychnine
Câu 1953. Chất làm tăng tính hưng phấn của noron do ức chế các
chất truyền đạt ức chế: 
a. Cafein
b. Theophillin
c. Theobromin
d. *Strychnine
Câu 1954. Chất làm giảm tính hưng phấn của noron do làm tăng
ngưỡng kích thích: 
a. Cafein
b. *Thuốc mê
c. Strychnine
d. Theophillin
Câu 1955. Chất làm giảm tính hưng phấn của noron do làm tăng
ngưỡng kích thích: 
a. Cafein
b. *Thuốc tê
c. Strychnine
d. Theophillin
Câu 1956. Chất làm tăng tính hưng phấn của noron do làm giảm
ngưỡng kích thích: 
a. *Cafein
b. Strychnine
236
c. Thuốc tê
d. Thuốc mê
Câu 1957. Chất làm tăng tính hưng phấn của noron do làm giảm
ngưỡng kích thích: 
a. Strychnine
b. Thuốc tê
c. *Theophillin
d. Thuốc mê
Câu 1958. Chất làm tăng tính hưng phấn của noron do làm giảm
ngưỡng kích thích: 
a. Strychnine
b. Thuốc tê
c. Thuốc mê
d. *Theobromin
Câu 1959. Đặc điểm dẫn truyền xung động trên sợi trục, NGOẠI
TRỪ: 
a. *Sự dẫn truyền xung động xảy ra trên từng sợi không lan tỏa sang các sợi khác
b. Xung động thần kinh chỉ được dẫn truyền trên noron còn nguyên vẹn dưới dạng
điện thế hoạt động theo cả hai chiều
c. Tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
d. Tốc độ dẫn truyền tỷ lệ thuận với đường kính sợi trục
Câu 1960. Đặc điểm dẫn truyền trên sợi không có myelin: 
a. Điện thế hoạt động lan truyền theo kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier
b. *Điện thế hoạt động lan dần sang các điểm lân cận
c. Điện thế hoạt động lan truyền ngắt quảng
d. Điện thế hoạt động tại một điểm
Câu 1961. Đặc điểm dẫn truyền trên sợi có myelin: 
a. Điện thế hoạt động lan dần sang các điểm lân cận
b. Điện thế hoạt động tại một điểm
c. *Điện thế hoạt động lan truyền theo kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier
d. Tốc độ dẫn truyền chậm hơn dẫn truyền sợi không có myelin
Câu 1962. Đặc điểm của quy luật “tất cả hoặc không”, NGOẠI TRỪ:

a. Kích thích dưới ngưỡng thì không đáp ứng
b. Kích thích bằng hoặc trên ngưỡng thì đáp ứng tối đa
c. Kích thích càng mạnh thì tần số xung động sẽ càng cao
d. *Kích thích càng yếu thì tần số xung động sẽ càng cao
Câu 1963. Sợi Aα có chức năng: 
a. *Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân
b. Sợi truyền xúc giác (da)
c. Sợi vận động ở suốt cơ
d. Sợi tiền hạch giao cảm
Câu 1964. Sợi Aβ có chức năng: 
a. Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân
b. *Sợi truyền xúc giác (da)
c. Sợi vận động ở suốt cơ
d. Sợi tiền hạch giao cảm
237
Câu 1965. Sợi Aγ có chức năng: 
a. Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân
b. Sợi truyền xúc giác (da)
c. *Sợi vận động ở suốt cơ
d. Sợi tiền hạch giao cảm
Câu 1966. Sợi Aδ có chức năng: 
a. Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân
b. Sợi truyền xúc giác (da)
c. Sợi vận động ở suốt cơ
d. *Sợi truyền cảm giác nhiệt và đau “nhanh”
Câu 1967. Sợi B có chức năng: 
a. *Sợi tiền hạch giao cảm
b. Sợi truyền xúc giác (da)
c. Sợi vận động ở suốt cơ
d. Sợi truyền cảm giác nhiệt và đau “nhanh”
Câu 1968. Sợi C có chức năng: 
a. Sợi tiền hạch giao cảm
b. *Sợi truyền cảm giác đau “chậm”, sợi hậu hạch giao cảm
c. Sợi truyền xúc giác (da)
d. Sợi vận động ở suốt cơ
Câu 1969. Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác, sợi vận động cơ vân thuộc
loại sợi: 
a. *Aα
b. Aβ
c. Aγ
d. Aδ
Câu 1970. Sợi truyền xúc giác (da) thuộc loại sợi: 
a. Aα
b. *Aβ
c. Aγ
d. Aδ
Câu 1971. Sợi vận động ở suốt cơ thuộc loại sợi: 
a. Aα
b. Aβ
c. *Aγ
d. Aδ
Câu 1972. Sợi truyền cảm giác nhiệt và đau “nhanh” thuộc loại sợi: 
a. Aα
b. Aβ
c. Aγ
d. *Aδ
Câu 1973. Sợi tiền hạch giao cảm thuộc loại sợi: 
a. *B
b. Aα
c. Aβ
d. C

238
Câu 1974. Sợi truyền cảm giác đau “chậm”, sợi hậu hạch giao cảm
thuộc loại sợi: 
a. B
b. Aα
c. Aβ
d. *C
Câu 1975. Đặc điểm dẫn truyền xung động trong một bó sợi trục: 
a. *Sự dẫn truyền xung động xảy ra trên từng sợi không lan tỏa sang các sợi khác
b. Xung động thần kinh chỉ được dẫn truyền trên noron còn nguyên vẹn dưới dạng
điện thế hoạt động theo cả hai chiều
c. Tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
d. Tốc độ dẫn truyền tỷ lệ thuận với đường kính sợi trục
Câu 1976. Cơ chế dẫn truyền xung động qua synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Cơ chế trước synap
b. *Cơ chế giữa synap
c. Cơ chế sau synap
d. Cơ chế chấm dứt dẫn truyền
Câu 1977. Đặc điểm của cơ chế trước synap: 
a. Thụ thể men gây 3 hiệu ứng
b. Thụ thể kênh:Na+, K+
c. *Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận cùng sẽ làm mở cổng kênh Ca2+
d. Các túi synap không được tái sử dụng cho lần giải phóng tiếp theo
Câu 1978. Đặc điểm của cơ chế trước synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận cùng sẽ làm mở cổng kênh Ca2+
b. Ca2+ đi vào trong cúc đến gắn lên các túi nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh
c. Chất truyền đạt thần kinh được giải phóng vào khe synap
d. *Các túi synap không được tái sử dụng cho lần giải phóng tiếp theo
Câu 1979. Đặc điểm của cơ chế sau synap, NGOẠI TRỪ: 
a. *Khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận cùng sẽ làm mở cổng kênh Ca2+
b. Chất truyền đạt thần kinh gắn vào thụ thể đặc hiệu ở màng synap
c. Tùy theo tính chất có thể gây hưng phấn hoặc ức chế ở màng synap
d. Thụ thể men gây 3 hiệu ứng
Câu 1980. Thụ thể men gây ra hiệu ứng, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển hóa tạo ra cAMP dẫn đến kích thích nhiều hoạt động tế bào
b. *Chất truyền đạt thần kinh gắn vào thụ thể đặc hiệu
c. Hoạt hóa hệ thống gen làm tăng tổng hợp thụ thể
d. Hoạt hóa proteinkinase làm giảm số lượng thụ thể màng
Câu 1981. Thụ thể kênh gây hưng phấn: 
a. K+
b. Cl-
c. *Na+
d. Ca2+
Câu 1982. Xung động dẫn truyền qua synap sẽ dừng lại khi xảy ra
hiện tượng, NGOẠI TRỪ: 
a. Chất truyền đạt thần kinh khuếch tán ra mô xung quanh
b. Chất truyền đạt thần kinh bị men phân hủy
c. Chất truyền đạt thần kinh được tái sử dụng
239
d. *Chất truyền đạt thần kinh bị enzym phá hủy
Câu 1983. Chất truyền đạt thần kinh có trên : 
a. *40 loại
b. 30 loại
c. 20 loại
d. 10 loại
Câu 1984. Đặc điểm của nhóm phân tử nhỏ: 
a. Bản chất là peptid
b. *Bản chất là amin
c. Mỗi noron có thể tổng hợp và bài tiết một hay nhiều peptid não
d. Tác dụng chậm và kéo dài
Câu 1985. Đặc điểm của nhóm phân tử nhỏ, NGOẠI TRỪ: 
a. Bản chất là amin
b. Mỗi noron chỉ tổng hợp và giải phóng một chất
c. *Mỗi noron có thể tổng hợp và bài tiết một hay nhiều peptid não
d. Tác dụng nhanh và kéo dài
Câu 1986. Đặc điểm của nhóm phân tử lớn: 
a. Bản chất là amin
b. Tác dụng nhanh và ngắn
c. Mỗi noron chỉ tổng hợp và giải phóng một chất
d. *Túi synap chứa chất truyền đạt thần kinh không được tái sử dụng
Câu 1987. Đặc điểm của nhóm phân tử lớn, NGOẠI TRỪ: 
a. Túi synap chứa chất truyền đạt thần kinh không được tái sử dụng
b. Bản chất là peptid
c. *Mỗi noron có thể tổng hợp và bài tiết một hay nhiều peptid não
d. Tác dụng chậm và kéo dài
Câu 1988. Chuyển hóa của nhóm phân tử lớn: 
a. *Khuếch tán ra các mô xung quanh rồi bị phá hủy bởi men
b. Khuếch tán ra khỏi khe synap vào các dịch xung quanh
c. Phân hủy tại khe synap dưới tác dụng của men
d. Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng và được tái sử dụng
Câu 1989. Chuyển hóa của nhóm phân tử nhỏ, NGOẠI TRỪ: 
a. Khuếch tán ra khỏi khe synap vào các dịch xung quanh
b. *Khuếch tán ra các mô xung quanh rồi bị phá hủy bởi men
c. Phân hủy tại khe synap dưới tác dụng của men
d. Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng và được tái sử dụng
Câu 1990. Các chất điển hình của nhóm phân tử nhỏ: 
a. Vasopressin
b. Gastrin
c. *Acetylcholin
d. ACTH
Câu 1991. Các chất điển hình của nhóm phân tử lớn: 
a. Acetylcholin
b. Dopamin
c. Glycin
d. *Vasopressin

240
Câu 1992. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi tế bào tháp lớn,
các nhân nền não là: 
a. *Acetylcholin
b. Noradrenalin
c. Dopamin
d. Serotonin
Câu 1993. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi các noron nằm
trong não, vùng hạ đồi là: 
a. Acetylcholin
b. *Noradrenalin
c. Dopamin
d. Serotonin
Câu 1994. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi các noron vùng
chất đen và các nhân nền não là: 
a. Acetylcholin
b. Noradrenalin
c. *Dopamin
d. Serotonin
Câu 1995. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi các nhân của
não giữa, sừng sau tủy sống là: 
a. Acetylcholin
b. Noradrenalin
c. Dopamin
d. *Serotonin
Câu 1996. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi tủy sống và
noron vận động thân não là: 
a. *Glycin
b. Serotonin
c. Dopamin
d. Gastrin
Câu 1997. Chất truyền đạt thần kinh được bài tiết bởi tủy sống, tiểu
não, nhân nền là: 
a. Gastrin
b. *GABA
c. Serotonin
d. Dopamin
Câu 1998. Chất truyền đạt thần kinh có tác dụng kích thích trừ ở tận
cùng phó giao cảm lại thường có tác dụng ức chế: 
a. *Acetylcholin
b. Noradrenalin
c. Dopamin
d. Serotonin
Câu 1999. Chất truyền đạt thần kinh có tác dụng xúc cảm và gây ngủ:

a. Acetylcholin
b. Noradrenalin
c. Dopamin
241
d. *Serotonin
Câu 2000. Các hiện tượng dẫn truyền xung động qua synap, NGOẠI
TRỪ: 
a. Hiện tượng cộng kích thích sau synap
b. *Hiện tượng kích thích synap
c. Hiện tượng mỏi synap
d. Hiện tượng chậm synap
Câu 2001. Đặc điểm của hiện tượng cộng kích thích synap: 
a. Thời gian để xung động được dẫn truyền qua synap
b. Dẫn truyền theo lối phân kỳ
c. *Cộng kích thích trong không gian
d. Dẫn truyền theo lối hội tụ
Câu 2002. Hiện tượng mỏi synap là: 
a. *Khả năng dẫn truyền xung động qua synap sẽ giảm dần khi noron trước synap bị
kích thích liên tục với tần số cao
b. Thời gian để xung động được dẫn truyền qua synap
c. Cộng kích thích trong không gian
d. Dẫn truyền theo lối phân kỳ
Câu 2003. Hiện tượng chậm synap là: 
a. Khả năng dẫn truyền xung động qua synap sẽ giảm dần khi noron trước synap bị
kích thích liên tục với tần số cao
b. *Thời gian để xung động được dẫn truyền qua synap
c. Cộng kích thích trong không gian
d. Dẫn truyền theo lối phân kỳ
Câu 2004. Cơ chế của hiện tượng mỏi synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Cạn chất truyền đạt thần kinh dự trữ ở cúc tận cùng
b. Bất hoạt dần các thụ thể ở màng sau synap
c. *Thời gian khuếch tán chất truyền đạt thần kinh qua khe synap chậm
d. Chậm tái hấp thu Ca2+ vào màng sau synap làm mở kênh K+ gây hiện tượng ức
chế
Câu 2005. Hiện tượng chậm synap bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thời gian giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap
b. Thời gian khuếch tán chất truyền đạt thần kinh qua khe synap
c. Thời gian truyền đạt thần kinh gây tác động lên màng sau synap
d. *Thời gian phân hủy chất truyền đạt thần kinh ở màng sau synap
Câu 2006. Đặc điểm dẫn truyền theo lối phân kỳ: 
a. *Khi tín hiệu thần kinh vào một tập hợp noron gây hưng phấn một lượng lớn hơn
rất nhiều các sợi ra khỏi tập hợp
b. Khi tín hiệu thần kinh từ nhiều nhánh tận cùng tới chỉ kích thích một nonron
c. Nhiều cúc tận cùng của một noron cùng tạo synap với một noron khác
d. Nhiều cúc tận cùng của nhiều noron khác nhau cùng tạo synap với một noron
khác
Câu 2007. Đặc điểm dẫn truyền theo lối hội tụ: 
a. Khi tín hiệu thần kinh vào một tập hợp noron gây hưng phấn một lượng lớn hơn
rất nhiều các sợi ra khỏi tập hợp
b. Trên đường dẫn truyền cứ qua mỗi trận thì số lượng noron bị kích thích lại nhiều
lên
242
c. Từ một tập hợp noron xung động được dẫn truyền ra theo nhiều hướng khác nhau
d. *Khi tín hiệu thần kinh từ nhiều nhánh tận cùng tới chỉ kích thích một nonron
Câu 2008. Đặc điểm của phân kỳ khuếch đại: 
a. Nhiều cúc tận cùng của một noron cùng tạo synap với một noron khác
b. *Trên đường dẫn truyền cứ qua mỗi trận thì số lượng noron bị kích thích lại
nhiều lên
c. Nhiều cúc tận cùng của nhiều noron khác nhau cùng tạo synap với một noron
khác
d. Từ một tập hợp noron xung động được dẫn truyền ra theo nhiều hướng khác nhau
Câu 2009. Đặc điểm của phân kỳ nhiều đường hơn: 
a. Nhiều cúc tận cùng của một noron cùng tạo synap với một noron khác
b. Trên đường dẫn truyền cứ qua mỗi trận thì số lượng noron bị kích thích lại nhiều
lên
c. Nhiều cúc tận cùng của nhiều noron khác nhau cùng tạo synap với một noron
khác
d. *Từ một tập hợp noron xung động được dẫn truyền ra theo nhiều hướng khác
nhau
Câu 2010. Đặc điểm của các loại tế bào thần kinh đệm, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tế bào ít nhanh tham gia tổng hợp myelin trong hệ thần kinh ngoại biên
b. Tế bào vi mô tìm kiếm loại bỏ mảnh vở tế bào
c. Tế bào hình sao tham gia vào quá trình trao đổi chất
d. Tế bào hình sao duy trì nồng độ Kali ngoại bào
Câu 2011. Đặc điểm của thân nơron: 
a. Không có ty thể
b. Là những tua bào tương ngắn
c. *Chứa nhiều thể Nissl
d. Có nhiều thụ thể trên màng
Câu 2012. Sắp xếp tốc độ dẫn truyền của các sợi trục tăng dần: 
a. *Aα > Aβ > Aγ > Aδ
b. Aα > Aδ > Aγ > Aβ
c. Aα > A γ > Aβ > Aδ
d. Aα > Aδ > Aβ > Aγ
Câu 2013. Đặc điểm của Synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Là khớp giữa thân noron này với noron khác
b. Màng trước synap có các chất dẫn truyền thần kinh
c. Màng sau synap có các thụ thể
d. *Đa phần là synap điện, synap hóa học chiếm phần ít
Câu 2014. Đặc điểm khả năng hưng phấn của nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. Ngưỡng kích thích thấp
b. Khi hưng phấn nhu cầu O2 tăng
c. *Khi hưng phấn giảm sản xuất NH2
d. Thời gian trơ rất ngắn
Câu 2015. Hiện tượng mỏi synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Cạn chất truyền đạt thần kinh dự trữ ở cúc tận cùng
b. *Tăng tái hấp thu Ca2+
c. Bất hoạt các thụ thể ở màng sau synap
d. Có sự mở kênh K+ gây ức chế
243
Câu 2016. Hiện tượng chậm synap, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tối đa 0,5 giây
b. Thời gian giải phóng chất truyền đạt thần kinh
c. Thời gian khuếch tán chất truyền đạt thần kinh qua khe
d. Thời gian chất truyền đạt thần kinh tác động lên thụ thể
Câu 2017. Hiện tượng cộng kích thích sau synap, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhiều cúc tận cùng cùng giải phòng chất truyền đạt thần kinh cùng lúc là cộng
đồng thời các điện thể kích thích
b. Cúc tận cùng giải phòng liên tiếp nhau, đủ nhanh là cộng kích thích theo thời
gian
c. Một cúc tận cùng chỉ đủ tạo điện thế kích thích sau synap là 0,5-1mV
d. *Cần 25-30mV mới đạt ngưỡng kích thích
Câu 2018. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử lớn, NGOẠI TRỪ:

a. Bản chất là peptid
b. Tác dụng chậm, kéo dài
c. *Túi synap tái sử dụng
d. Khuếch tán ra các mô xung quanh và bị hủy bởi men
Câu 2019. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử lớn, NGOẠI TRỪ:

a. Bản chất là peptid
b. *Tác dụng nhanh, ngắn
c. Túi synap không tái sử dụng
d. Khuếch tán ra các mô xung quanh và bị hủy bởi men
Câu 2020. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử lớn: 
a. Bản chất là amin
b. Tác dụng nhanh, ngắn
c. *Túi synap không tái sử dụng
d. Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng
Câu 2021. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử nhỏ, NGOẠI TRỪ
a. Bản chất là amin
b. Tác dụng nhanh, ngắn
c. *Túi synap không tái sử dụng
d. Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng
Câu 2022. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử lớn, NGOẠI TRỪ 
a. Bản chất là peptid
b. Tác dụng chậm, kéo dài
c. Túi synap không tái sử dụng
d. *Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng
Câu 2023. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử lớn: 
a. Bản chất là amin
b. Tác dụng nhanh, ngắn
c. Túi synap tái sử dụng
d. *Khuếch tán ra các mô xung quanh và bị hủy bởi men
Câu 2024. Đặc điểm của chất truyền thần kinh phân tử nhỏ: 
a. Bản chất là peptid
b. Tác dụng chậm, kéo dài
244
c. Túi synap không tái sử dụng
d. *Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng
Câu 2025. Đặc điểm cơ chế dẫn truyền xung động qua synap, NGOẠI TRỪ:

a. *Các túi synap không được tái sử dụng
b. Điện thế lan đến cúc tận cùng làm mở kênh Ca2+
c. Có 2 loại thụ thể: Thụ thể men, thụ thể kênh
d. Có 3 cơ chế chấm dứt dẫn truyền
Câu 2026. Các yếu tố ảnh hưởng lên tính hưng phấn của noron, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nhiễm kiềm gây tăng hưng phấn
b. Thiếu Oxy sẽ làm ngưng hưng phấn
c. *Ảnh hưởng của cafein làm tăng ngưỡng kích thích
d. Strychnine gây tăng tính hưng phấn
Câu 2027. Đặc điểm dẫn truyền xung động trên sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Tốc độ dẫn truyền tỷ lệ thuận với đường kính sợi trục
b. *Lan truyền kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier tốn nhiều năng lượng
c. Dẫn truyền trên sợi myelin có tốc độ nhanh hơn
d. Luôn tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”
Câu 2028. Đặc điểm của đuôi gai, NGOẠI TRỪ: 
a. Tua bào tương ngắn
b. Nhiều thụ thể
c. *Nhiều tơ thần kinh
d. Phân nhánh
Câu 2029. Đặc điểm của Sợi trục: 
a. Tua bào tương ngắn
b. Chứa nhiều thể Nissl
c. *Nhiều tơ thần kinh, ty thể
d. Tập hợp sợi trục và đuôi gai ở ngoại biên gọi là hạch thần kinh
Câu 2030. Đặc điểm của Sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Tua bào tương dài
b. Nhiều tơ thần kinh, ty thể
c. Khoảng giữa các tế bào Schwan là eo Ranvier
d. *Tập hợp sợi trục và đuôi gai ở ngoại biên gọi là hạch thần kinh
Câu 2031. Đặc điểm của Sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Tua bào tương dài
b. Nhiều tơ thần kinh, ty thể
c. Khoảng giữa các tế bào Schwan là eo Ranvier
d. *Chứa nhiều thể Nissl
Câu 2032. Đặc điểm của Sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tua bào tương ngắn
b. Nhiều tơ thần kinh, ty thể
c. Khoảng giữa các tế bào Schwan là eo Ranvier
d. Tập hợp sợi trục và đuôi gai ở ngoại biên gọi là dây thần kinh
Câu 2033. Đặc điểm của đuôi gai, NGOẠI TRỪ: 
a. Tua bào tương ngắn
b. Nhiều thụ thể
245
c. *Chứa nhiều thể Nissl
d. Phân nhánh
Câu 2034. Đặc điểm của đuôi gai, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tua bào tương dài
b. Nhiều thụ thể
c. Tập hợp sợi trục và đuôi gai ở ngoại biên gọi là dây thần kinh
d. Phân nhánh
Câu 2035. Đặc điểm của đuôi gai, NGOẠI TRỪ: 
a. Tua bào tương ngắn
b. Nhiều thụ thể
c. *Tập hợp sợi trục và đuôi gai ở ngoại biên gọi là hạch thần kinh
d. Phân nhánh
Câu 2036. Đặc điểm của thân nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. Chứa nhiều thể Nissl
b. *Nhiều thụ thể
c. Tập hợp thân nơron ở ngoại biên gọi là hạch thần kinh
d. Nhiều ty thể
Câu 2037. Đặc điểm của thân nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. Chứa nhiều thể Nissl
b. Tập hợp thân nơron ở ngoại biên gọi là hạch thần kinh
c. *Có eo Ranvier
d. Nhiều tơ thần kinh
Câu 2038. Đặc điểm khả năng hưng phấn của nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. *Thời gian trơ rất dài
b. Khi hưng phấn nhu cầu O2 tăng
c. Khi hưng phấn tăng sản xuất NH2
d. Ngưỡng kích thích thấp
Câu 2039. Đặc điểm khả năng hưng phấn của nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. Thời gian trơ rất ngắn
b. Khi hưng phấn nhu cầu O2 tăng
c. * Khi hưng phấn giảm sản xuất Acetylcholin
d. Ngưỡng kích thích thấp
Câu 2040. Đặc điểm về chất truyền đạt thần kinh nhóm phân tử nhỏ,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tác dụng nhanh và ngắn
b. Endorphin, Gastrin, ACTH
c. Chuyển hóa theo 3 cách
d. Túi synap được tái sử dụng
Câu 2041. Đặc điểm về chất truyền đạt thần kinh nhóm phân tử nhỏ,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tác dụng nhanh và ngắn
b. Serotonin, Dopamin, Acetylcholin
c. Chuyển hóa theo 3 cách
d. *Túi synap không được tái sử dụng
Câu 2042. Đặc điểm về chất truyền đạt thần kinh nhóm phân tử lớn: 
a. Tác dụng nhanh và ngắn
b. *Endorphin, Gastrin, ACTH
246
c. Chuyển hóa theo 3 cách
d. Túi synap được tái sử dụng
Câu 2043. Đặc điểm về chất truyền đạt thần kinh nhóm phân tử lớn: 
a. Tác dụng chậm, kéo dài
b. Endorphin, Gastrin, ACTH
c. *Chuyển hóa theo 3 cách
d. Túi synap không được tái sử dụng
Câu 2044. Đặc điểm về chức năng các sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. *Aα là sợi truyền xúc giác (da)
b. Aγ là sợi vận động ở suốt cơ
c. C là sợi truyền cảm giác đau “chậm”
d. Aδ là sợi truyền cảm giác nhiệt
Câu 2045. Đặc điểm về chức năng các sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Aβ là sợi truyền xúc giác (da)
b. *B là sợi vận động ở suốt cơ
c. C là sợi truyền cảm giác đau “chậm”
d. Aδ là sợi truyền cảm giác đau “nhanh” (da)
Câu 2046. Đặc điểm về chức năng các sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Aβ là sợi truyền xúc giác (da)
b. Aγ là sợi vận động ở suốt cơ
c. *B là sợi truyền cảm giác đau “chậm”
d. Aδ là sợi truyền cảm giác đau “nhanh” (da)
Câu 2047. Đặc điểm về chức năng các sợi trục, NGOẠI TRỪ: 
a. Aβ là sợi truyền xúc giác (da)
b. Aγ là sợi vận động ở suốt cơ
c. *Aα là sợi truyền cảm giác đau “chậm”
d. Aδ là sợi truyền cảm giác đau “nhanh” (da)

247
SINH LÝ HỆ THẦN KINH CẢM GIÁC
(câu 2048 – câu 2273)

Câu 2048. Đặc điểm các Thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. * Có ít ở phần trên đùi, mặt trước cẳng tay, đầu mũi, mặt dưới ngón chân cái
b. Tập trung nhiều ở đầu ngón tay, đầu lưỡi, môi
c. Độ nhậy cảm của Thụ thể xúc giác thay đổi theo cá thể, tập luyện
d. Kích thích gây cảm giác xúc giác là những kích thích cơ học như va chạm, áp
suất
Câu 2049. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hạch thần kinh cảm giác
b. Đầu dây thần kinh tự do
c. Tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da
d. Đĩa Merkel nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp biểu bì da
Câu 2050. Vị trí trên cơ thể tập trung ít Thụ thể xúc giác nhất: 
a. * Mặt trước cẳng tay
b. Đầu ngón tay
c. Đầu lưỡi
d. Mặt dưới ngón chân cái
Câu 2051. Cảm giác xúc giác thô sơ được dẫn truyền từ tủy sống về đồi thị
theo: 
a. * Bó gai thị trước
b. Bó gai thị sau
c. Bó Goll – Burdach
d. Bó tủy tiểu não
Câu 2052. Cảm giác xúc giác tinh vi được dẫn truyền từ tủy sống về đồi thị
theo: 
a. * Bó gai thị sau
b. Bó gai thị trước
c. Bó Goll – Burdach
d. Bó tủy tiểu não
Câu 2053. Đặc điểm trung tâm nhận cảm cảm giác xúc giác tại vỏ não, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Có 3 vùng nhận cảm: vùng I – vùng II – vùng III
b. Nằm ở thùy đỉnh
c. Diện tích hình chiếu tỷ lệ thuận với số lượng Thụ thể có trên phần đó
d. Hình chiếu của các phần cơ thể lộn ngược
Câu 2054. Tổn thương vùng nhận cảm xúc giác I tại thùy đỉnh của vỏ não,
bệnh nhân có biểu hiện, NGOẠI TRỪ: 
a. * Không ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hình dạng và tính chất của bề mặt của
vật
b. Không cảm nhận được sự thay đổi áp suất lên cơ thể
c. Không đánh giá đúng trọng lượng của vật
d. Cảm giác nhiệt và đau nhưng không cảm nhận được chính xác tính chất, cường độ,
vị trí
Câu 2055. Dẫn truyền hướng tâm các sợi cảm giác xúc giác vùng đầu mặt của
dây V đi theo bó: 
248
a. * Bó gai thị sau
b. Bó gai thị trước
c. Đi thẳng từ dây thần kinh sọ não số V về đồi thị
d. Đi thẳng từ dây thần kinh sọ não số V về vỏ não
Câu 2056. Đặc điểm của Thụ thể nhận cảm nhiệt nóng: 
a. * Hoạt động mạnh ở nhiệt độ 38 – 430C, giới hạn cao nhất là 45-470C
b. Là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong có các sợi trục không myelin
c. Nhiều gấp 3 – 10 lần Thụ thể nhận cảm nhiệt lạnh
d. Có tính chất thích nghi tốt hơn so với Thụ thể nhận cảm nhiệt lạnh
Câu 2057. Đặc điểm của Thụ thể nhận cảm nhiệt lạnh: 
a. * Có tính chất thích nghi nhanh nhưng không hoàn toàn
b. Còn có tên gọi tiểu thể Ruffini
c. Bắt đầu kích thích ở nhiệt độ 20 – 250C
d. Mất hẳn ở nhiệt độ 300C
Câu 2058. Chặng dẫn truyền hướng tâm cảm giác nhiệt từ ngoại biên về đồi thị có
đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dẫn truyền theo 02 loại sợi: A delta dẫn truyền cảm giác nhiệt nóng, C dẫn
truyền cảm giác nhiệt lạnh
b. Có 3 nơron tham gia
c. Từ tủy sống đi theo bó gai thị trước đến tận cùng ở chất lưới thân não và phức
hợp bụng nền ở đồi thị
d. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo
sang bên đối diện
Câu 2059. Cặng dẫn truyền hướng tâm cảm giác xúc giác thô sơ từ ngoại biên về
đồi thị có đặc điểm: 
a. * Sợi C tham gia dẫn truyền
b. Có 2 nơron tham gia
c. Từ tủy sống chỉ đi theo bó gai thị trước đến tận cùng ở chất lưới thân não và phức
hợp bụng nền ở đồi thị
d. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang
bên đối diện
Câu 2060. Chặng dẫn truyền hướng tâm cảm giác xúc giác tinh tế từ ngoại
biên về đồi thị có đặc điểm: 
a. * Sợi A beta tham gia dẫn truy ền
b. Có 2 nơron tham gia
c. Từ tủy sống chỉ đi theo bó gai thị trước đến tận cùng ở chất lưới thân não và
phức hợp bụng nền ở đồi thị
d. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo
sang bên đối diện
Câu 2061. Chặng dẫn truyền hướng tâm cảm giác xúc giác từ ngoại biên về đồi thị
có đặc điểm: 
a. * Dẫn truyền theo 02 loại sợi: A beta dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế, C
dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ
b. Có 2 nơron tham gia
c. Từ tủy sống chỉ đi theo bó gai thị trước đến tận cùng ở chất lưới thân não và
phức hợp bụng nền ở đồi thị

249
d. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo
sang bên đối diện
Câu 2062. Vị trí trung tâm nhận cảm cảm giác nhiệt: 
a. * Vỏ não thùy đỉnh
b. Vỏ não thùy thái dương
c. Vỏ não thùy đỉnh và cấu tạo lưới hành – cầu não
d. Cấu tạo lưới hành – cầu não
Câu 2063. Đặc điểm của các Thụ thể nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. * Thụ thể nóng nhiều gấp 3-10 lần Thụ thể lạnh và nằm ở nông hơn
b. Mỗi Thụ thể chi phối 1 vùng khoảng 1mm
c. Gây cảm giác nhiệt nhờ hiện tượng cộng kích thích
d. Thụ thể nhiệt có nhiều ở môi kế tiếp là ngón tay và ít trên thân mình
Câu 2064. Tác nhân gây cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. * Kích thích xúc giác thô sơ
b. Kích thích cơ học mạnh
c. Kích thích nhiệt quá nóng
d. Kích thích hóa học
Câu 2065. Loại sợi dẫn truyền cảm giác đau mạn: 
a. * C
b. A alpha
c. A beta
d. A delta
Câu 2066. Loại sợi dẫn truyền cảm giác đau cấp: 
a. * A delta
b. A alpha
c. A beta
d. C
Câu 2067. Đặc điểm của đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác đau, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Dẫn truyền theo bó gai thị sau
b. Có 3 nơron
c. Xung động được dẫn truyền theo bó gai lưới tận cùng ở cấu tạo lưới thuộc hành
não, cầu não, não giữa cả hai bên
d. Nơron cuối cùng có sợi trục tận cùng ở nền não và vùng cảm giác đau của vỏ
não
Câu 2068. Trung tâm nhận cảm cảm giác đau có đặc điểm: 
a. * Vỏ não có vai trò trong việc đánh giá đau về chất
b. Nằm tại thùy đỉnh vỏ não
c. Tổn thương mất vỏ não, sẽ không nhận cảm được cảm giác đau
d. Vị trí cảm giác đau mạn được xác định chính xác hơn đau cấp
Câu 2069. Tổn thương vị trí tủy sống C1 – C2 bên phải gây ảnh hưởng đến cảm
giác: 
a. * Mất cảm giác xúc giác tinh vi bên phải và mất cảm giác nhiệt, đau, xúc giác
thô sơ bên trái
b. Mất cảm giác xúc giác thô sơ phải và mất cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi
bên trái

250
c. Mất cảm giác xúc giác thô sơ trái và mất cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi
bên phải
d. Mất cảm giác xúc giác tinh vi bên trái và mất cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô
sơ bên phải
Câu 2070. Tổn thương vị trí tủy sống C1 – C2 bên trái gây ảnh hưởng đến cảm
giác:
a. * Mất cảm giác xúc giác tinh vi bên trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ
bên phải
b. Mất cảm giác xúc giác thô sơ phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên
trái
c. Mất cảm giác xúc giác tinh vi bên phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ
bên trái
d. Mất cảm giác xúc giác thô sơ trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên
phải
Câu 2071. Đặc điểm của các Thụ thể cảm giác đau có đặc điểm: 
a. * Thụ thể đau vùng màng xương, các tạng thường không có đường dẫn truyền riêng
mà phải mượn đường của Thụ thể đau vùng da tương ứng
b. Phân bố lớp sâu của da
c. Thụ thể đau: đầu tự do của dây thần kinh, tiểu thể Pacini, Tiểu thể Meissner ở đỉnh
các gai da
d. Thụ thể đau có tính thích nghi
Câu 2072. Trung tâm nhận cảm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. * Vùng cảm giác đau của vỏ não nằm ở thùy đỉnh
b. Vỏ não có vai trò trong việc đánh giá đau nhất là về chất.
c. Vị trí của cảm giác đau cấp được xác định chính xác hơn cảm giác đau mạn.
d. Tổn thương mất vỏ vẫn còn cảm giác đau
Câu 2073. Đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác sâu không ý thức, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Có 3 nơron
b. Nơron ngoại biên có thân nằm ở hạch gai, sợi trục đi vào sừng sau tủy sống
c. Nơron thứ hai thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục đi lên tận cùng vỏ tiểu não
cũ (thùy nhộng)
d. Dẫn truyền theo 02 bó: bó tủy – tiểu não thẳng, bó tủy – tiểu não chéo
Câu 2074. Đặc điểm trung tâm nhận cảm cảm giác sâu có ý thức: 
a. * Có vai trò tạo cảm giác bản thể như: tư thế, vị trí từng phần cơ thể trong không
gian, khái niệm về trọng lượng, cảm giác về áp lực
b. Trung tâm nằm ở thùy nhộng (tiểu não cổ)
c. Giúp nhận đồ vật bằng thị giác
d. Chức năng chính trong tạo cảm giác trương lực cơ giúp cơ thể giữ thăng bằng.
Câu 2075. Bộ phận nhận cảm cảm giác sâu: 
a. * Thụ thể bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp
b. Thụ thể nằm trên bề mặt da
c. Thụ thể nằm ở vị trí sừng sau tủy sống
d. Thụ thể nằm ở da, tạng, xương, cơ, mạch máu
Câu 2076. Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:

a. * Bó thon – bó chêm tham gia dẫn truyền từ hành não lên đồi thị
251
b. Nơron thứ nhất tận cùng ở nhân thon, nhân chêm hành não
c. Nơron thứ hai: thân nằm ở nhân thon và nhân chêm hành não
d. Nơron thứ ba: thân nằm ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy đỉnh của vỏ não
Câu 2077. Cảm giác sâu không ý thức có ý nghĩa: 
a. * Xung động từ các thụ thể bản thể theo hai bó Flechsig và Gower truyền về tiểu
não để điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cơ thể
b. Dẫn truyền xung động từ các thụ thể bản thể về tuỷ sống để điều hoà trương lực
cơ.
c. Dẫn truyền xung động từ các thụ thể về các trung khu dưới vỏ để điều hoà trương
lực cơ và thăng bằng cơ thể.
d. Xung động theo bó Flechsig và Gower về hành não để điều hoà trương lực cơ.
Câu 2078. Chức năng đồi thị gồm: 
a. * Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan, trung khu cao cấp dưới vỏ của cảm
giác đau
b. Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi vận động và cảm giác
c. Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi cảm giác và cảm xúc cấp thấp
d. Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan, trung khu phát động vận động tự
động
Câu 2079. Khả năng nhận cảm của tế bào nón, tế bào gậy: 
a. * Tế bào nón: ánh sáng ban ngày, ánh sáng màu. Tế bào gậy: ánh sáng hoàng
hôn
b. Tế bào nón: ánh sáng ban ngày. Tế bào gậy: ánh sáng màu, ánh sáng hoàng
hôn
c. Tế bào nón: ánh sáng hoàng hôn. Tế bào gậy: ánh sáng ban ngày, ánh sáng
màu
d. Tế bào nón: ánh sáng hoàng hôn và ánh sáng ban ngày. Tế bào gậy: ánh sáng
màu
Câu 2080. Khi nào thì mất thị trường hoàn toàn của một mắt: 
a. * Tổn thương dây thần kinh thị giác (dây II)
b. Tổn thương chéo thị giác phía ngoài
c. Tổn thương chéo thị giác phía trong
d. Tổn thương vùng chẩm một bên bán cầu đại não
Câu 2081. Bệnh nhân nam 42 tuổi đi khám mắt vì càng ngày càng khó nhìn thấy
mặt chữ khi đọc báo. Suy giảm thị lực của bệnh nhân này là giảm khả năng co
của: 
a. * Cơ thể mi
b. Cơ vận nhãn
c. Mống mắt
d. Đồng tử
Câu 2082. Bà A 58 tuổi đi khám bệnh vì gần đây bà luồn chỉ vào kim rất khó khăn,
khám mắt cho thấy bà bị lão thị (presbyopia). Bệnh này đuợc gây ra bởi: 
a. * Thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết
b. Thoái hóa hoàng điểm
c. Đục dịch kính
d. Bong võng mạc
Câu 2083. Ông A 68 tuổi có biểu hiện quáng gà (nyctalopia) do thiếu vitamin A
nên ông không nhìn thấy gì khi cuờng độ ánh sáng yếu (ban đêm). Phản ứng nào
252
sau đây của tế bào que trực tiếp xảy ra do hấp thu năng luợng ánh sáng: 
a. * Chuyển dạng 11 – cis retinal thành all – trans retinal
b. Phân cắt scotopsin
c. Tách rời scotopsin khởi metarhodopsin
d.Chuyển dạng Vitamin A thành retinen
Câu 2084. Sau khi kích thích đã tắt ảnh của vật vẫn còn lưu lại trên võng mạc
khoảng thời gian: 
a. * 35/100 giây
b. 45/100 giây
c. 55/100 giây
d. 65/100 giây
Câu 2085. Thời gian kích thích tối thiểu của ánh sáng để gây hưng phấn ở võng
mạc là: 
a. 2/1.000 giây
b. 4/1.000 giây
c. 6/1.000 giây
d. 8/1.000 giây
Câu 2086. Đặc điểm của vùng nhận cảm thị giác sơ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng này bị tổn thương nhìn thấy vật nhưng không biết vật gì
b. Nằm ở thùy chẩm của vỏ não
c. Trực tiếp nhận các xung động đến từ mắt
d. Chức năng là cho ta cảm giác ánh sáng, bóng tối, màu sắc, cho ta nhìn thấy vật
Câu 2087. Đặc điểm của vùng nhận cảm thị giác thứ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Vùng này bị tổn thương sẽ không nhìn thấy gì
b. Nhận các xung động đến từ vùng thị giác sơ cấp
c. Chức năng là vùng thị giác nhận thức có vai trò phân tích các ý nghĩa của hình
ảnh.
d. Nằm ở thùy chẩm của vỏ não
Câu 2088. Tổn thương thùy chẩm bên phải, bệnh nhân sẽ mất thị trường nào: 
a. * Thị trường mũi phải – thị trường thái dương trái
b. Thị trường mũi trái – thị trường thái dương phải
c. Thị trường thái dương trái và thị trường mũi trái
d. Thị trường thái dương phải và thị trường mũi phải
Câu 2089. Tổn thương thùy chẩm bên phải, bệnh nhân sẽ mất nhận cảm ánh sáng
võng mạc nào: 
a. * Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi trái
b. Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi phải
c. Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi phải
d. Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi trái
Câu 2090. Đường dẫn truyền cảm giác thính giác, NGOẠI TRỪ: 
a. * Có 03 nơron tham gia dẫn truyền
b. Nơron thứ nhất: là các tế bào giác quan trên đường ống Corti tạo thành phần ốc
tai của dây VIII về đến nhân lưng và nhân bụng
c. Nơron thứ hai: xuất phát từ nhân lưng và nhân bụng của dây VIII và dừng lại ở
nhân trám, thể hình thang của cầu não đối bên
d. Nơron thứ ba: theo thể Reil bên lên thể gối trong
Câu 2091. Tai người có thể nghe được các âm thanh rõ nhất trong giới hạn: 
253
a. * 1.000-4.000Hz
b. 20-20.000Hz
c. 50-20.000Hz
d. 10 – 4000Hz
Câu 2092. Đặc điểm sợi nền trong màng nền, NGOẠI TRỪ: 
a. * Sợi dài, mềm hơn nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung tần số cao
b. Chiều dài: tăng dần từ đáy (0,04mm) đến đỉnh ốc tai (0,5mm)
c. Đường kính: giảm dần từ đáy đến đỉnh ốc tai. Do đó độ cứng giảm 100 lần
d. Sợi ngắn, cứng nằm gần đáy (gần cửa sổ bầu dục) có khuynh hướng rung với
tần số thấp
Câu 2093. Đặc điểm của vùng nhận cảm thính giác sơ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Nằm ở thùy đỉnh của vỏ não
b. Trực tiếp nhận các xung động đến từ tai
c. Chức năng là cho ta cảm giác âm thanh
d. Nếu tổn thương sẽ không nghe thấy gì
Câu 2094. Đặc điểm của vùng nhận cảm thính giác thứ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Nhận các xung động đến từ tai
b. Chức năng là vùng thính giác nhận thức có vai trò phân tích các ý nghĩa của âm
thanh nghe được
c. Nằm ở thùy thái dương
d. Vùng này bị tổn thương nghe thấy tiếng nhưng không biết đó là âm gì
Câu 2095. Thụ thể nhận cảm cảm giác vị giác nằm ở các vị trí, NGOẠI TRỪ: 
a. * Khí quản
b. Lưỡi
c. Vòm miệng
d. Sụn nắp thanh quản
Câu 2096. Vị trí nhận cảm các vị cơ bản trên cấu trúc lưỡi là: 
a. * Chua ở hai bên phần lưng lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở đầu lưỡi
– Đắng ở sau lưỡi
b. Chua ở hai bên phần đầu lưỡi – Mặn ở hai bên phần lưng lưỡi – Ngọt ở đầu lưỡi –
Đắng ở sau lưỡi
c. Chua ở hai bên phần lưng lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở sau lưỡi –
Đắng ở phần đầu lưỡi
d. Chua ở hai bên phần đầu lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở hai bên phần
lưng lưỡi – Đắng ở sau lưỡi
Câu 2097. Một bệnh nhân rối loạn vị giác thay đổi sau khi đi nhổ rang khôn.
Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến rối loạn vị giác: 
a. * Tổn thương các Thụ thể nhận cảm vị giác trên vùng gai lưỡi trong thao tác khi
tiểu phẫu
b. Rối loạn bài tiết tuyến nước bọt
c. Tổn thương các nhánh dẫn truyền vị giác trung ương
d. Câu a và b đúng
Câu 2098. Trong sự nhận cảm vị giác có sự tham gia của các cấu trúc sau đây,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Các dây thần kinh V,VII,IX,X
b. Các chồi vị giác trên gai lưỡi
c. Đồi thị
254
d. Vỏ não thùy đỉnh
Câu 2099. Đặc điểm về nhận cảm khướu giác trên người, NGOẠI TRỪ: 
a. * Con người có khả năng phân biệt được cường độ mùi hơn là sự hiện diện của
mùi
b. Ngưỡng kích thích khứu giác rất thấp
c. Thụ thể là các tế bào nhận cảm mùi nằm ở niêm mạc mũi giữa vách ngăn và
xương cuốn mũi trên
d. Người ta có thể phân biệt 2000-4000 mùi khác nhau
Câu 2100. Cơ chế kích thích vị ngọt ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt
động trong sợi thần kinh: 
a. * Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
b. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
c. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2101. Cơ chế kích thích vị đắng ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt
động trong sợi thần kinh: 
a. * Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
b. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
c. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2102. Cơ chế kích thích vị chua ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt
động trong sợi thần kinh: 
a. * H+ gây đóng các kênh K+
b. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
c. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
d. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
Câu 2103. Cơ chế kích thích vị mặn ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế
hoạt động trong sợi thần kinh: 
a. * Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
b. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
c. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2104. Sự khác biệt về cường độ được phát hiện khi nồng độ các chất phải
thay đổi : 
a. * 30%
b. 20%
c. 10%
d. <10% vì đó là một cảm giác rất tinh vi
Câu 2105. Trong hệ thống thính giác, nội dịch được sản xuất từ: 
a. * Thang giữa
b. Chuỗi xương con
c. Cửa sổ bầu dục
d. Màng nền
Câu 2106. Khi có sóng nội dịch, các cấu trúc nào di chuyển cùng lúc : 
a. * Màng nền – Màng Reissner – Màng mái
b. Màng nền – màng lưới – Màng Reissner
c. Màng nền – Màng mái – Màng lưới
255
d. Màng nền – trụ corti – màng lưới
Câu 2107. Chức năng của các chuỗi xương con trong tai giữa: 
a. * Tăng áp lực âm thanh
b. Giảm chênh lệch áp lực giữa tai ngoài và tai trong
c. Giúp xác định hướng của sóng âm
d. Loại âm thanh có tần số cao trong kích thích thính giác
Câu 2108. Chức năng của vòi Eustache trong vai trò nhận cảm thính giác: 
a. * Giảm chênh lệch áp lực giữa tai ngoài và tai trong
b. Tăng áp lực âm thanh
c. Giúp xác định hướng của sóng âm
d. Loại âm thanh có tần số cao trong kích thích thính giác
Câu 2109. Đường dẫn truyền thính giác từ bộ phận nhận cảm về vỏ não đi qua
cấu trúc: 
a. * Thể gối trong
b. Tiểu não
c. Vùng dưới đồi
d. Thể gối ngoài
Câu 2110. Thuật ngữ “điếc dẫn truyền” có thể gợi ý nguyên nhân tổn thương do:

a. * U thần kinh tiền đình - ốc tai
b. Thủng màng nhĩ
c. Bất thường chuỗi xương con
d. Bất thường thành phần nội dịch ở tai trong
Câu 2111. Trung tâm nhận cảm cảm giác khứu giác nằm tại: 
a. * Thùy trán vỏ não
b. Thùy đỉnh vỏ não
c. Thùy thái dương vỏ não
d. Thùy chẩm vỏ não
Câu 2112. Ý nghĩa hệ lưới hoạt hóa truyền lên, NGOẠI TRỪ: 
a. * Giúp cơ thể tăng khả năng đáp ứng với cảm giác đau
b. Tạo trạng thái tỉnh táo, thức tỉnh
c. Giúp cơ thể nhận cảm cảm giác tốt hơn
d. Là một cơ chế hoạt hóa giống tính chất feedback dương
Câu 2113. Trung tâm nhận cảm cảm giác vị giác nằm tại: 
a. * Thùy đỉnh vỏ não
b. Thùy trán vỏ não
c. Thùy thái dương vỏ não
d. Thùy chẩm vỏ não
Câu 2114. Khi so sánh với các tế bào hình nón của võng mạc, các tế bào gậy: 
a. * Nhạy cảm hơn với ánh sáng
b. Là tế bào đảm nhận nhìn ngoài sáng
c. Giúp phân biệt giới hạn sự vật
d. Chủ yếu liên quan đến tầm nhìn màu sắc
Câu 2115. Đặc điểm sợi nền trong màng nền, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi dài, mềm hơn nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung tần số thấp
b. Chiều dài: tăng dần từ đáy (0,04mm) đến đỉnh ốc tai (0,5mm)
c. Đường kính: giảm dần từ đáy đến đỉnh ốc tai. Do đó độ cứng giảm 100 lần
256
d. * Sợi ngắn, cứng nằm gần đáy có khuynh hướng rung với tần số thấp
Câu 2116. Đường dẫn truyền cũ cảm giác khứu giác từ hành khứu về hồi hải mã,
cho đáp ứng của cá thể với mùi nhận cảm theo kiểu: 
a. Phản xạ cơ bản
b. * Kiểm soát tự động tiếp nhận hay tránh tác nhân mùi, ‘ưa” hay ‘không ưa”
c. Giúp cá thể nhận cảm mùi một cách có ý thức
d. Câu a và b đúng
Câu 2117. Tổn thương thùy chẩm bên trái, bệnh nhân sẽ mất nhận cảm ánh sáng
võng mạc thị trường nào: 
a. Mũi phải – thái dương trái
b. * Mũi trái – thái dương phải
c. Thái dương trái – mũi trái
d. Thái dương phải – mũi phải
Câu 2118. Tổn thương thùy chẩm bên trái, bệnh nhân sẽ mất nhận cảm ánh sáng
võng mạc nào: 
a. Thái dương phải – Mũi trái
b. * Thái dương trái – Mũi phải
c. Thái dương phải – Mũi phải
d. Thái dương trái – Mũi trái
Câu 2119. Thành phần thuộc hệ thần kinh cảm giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm
b. Đường dẫn truyền hướng tâm
c. *Đường dẫn truyền ly tâm
d. Trung tâm phản xạ
Câu 2120. Đặc điểm các receptor xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Có ít ở phần trên đùi, mặt trước cẳng tay, đầu mũi, mặt dưới ngón chân cái
b. Tập trung nhiều ở đầu ngón tay, đầu lưỡi, môi, đầu mũi
c. Độ nhậy cảm của receptor xúc giác thay đổi theo cá thể, tập luyện
d. Kích thích gây cảm giác xúc giác là những kích thích cơ học như va chạm, áp
suất, rung động
Câu 2121. Các loại receptor xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da
b. Đĩa Merkel nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp biểu bì da
c. *Đuôi dây thần kinh tự do
d. Tiểu thể Pacini
Câu 2122. Vị trí trên cơ thể tập trung ít receptor xúc giác nhất: 
a. Đầu ngón tay
b. Đầu mũi
c. Mặt dưới ngón chân cái
d. *Mặt trong cẳng chân
Câu 2123. Cảm giác xúc giác thô sơ được dẫn truyền từ tủy sống về đồi thị theo:

a. *Bó gai thị trước
b. Bó gai thị sau
c. Bó Goll – Burdach
d. Bó tủy tiểu não

257
Câu 2124. Cảm giác xúc giác tinh tế được dẫn truyền từ tủy sống về đồi thị theo:

a. Bó gai thị trước
b. *Bó gai thị sau
c. Bó Goll – Burdach
d. Bó tủy tiểu não
Câu 2125. Đặc điểm trong dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 3 noron tham gia dẫn truyền từ hạch gai lên vỏ não
b. *Noron thứ 3 có thân ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy chẩm của vỏ não
c. Loại sợi Aβ dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế
d. Loại sợi C dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ
Câu 2126. Đặc điểm trong dẫn truyền cảm giác xúc giác: 
a. Có 2 noron tham gia dẫn truyền từ hạch gai lên vỏ não
b. Loại sợi Aβ dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ
c. *Noron thứ 3 có thân ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy đỉnh của vỏ não
d. Loại sợi C dẫn truyền cảm giác xúc giác tinh tế
Câu 2127. Đặc điểm của noron dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 3 noron dẫn truyền
b. *Noron thứ nhất có thân ở hạch gai đi về sừng trước tủy sống
c. Noron thứ hai dẫn truyền từ tủy sống lên đồi thị
d. Noron thứ ba dẫn truyền từ đồi thị lên thùy đỉnh của vỏ não
Câu 2128. Đặc điểm trung tâm nhận cảm cảm giác xúc giác tại vỏ não, NGOẠI
TRỪ: 
a. Có 2 vùng nhận cảm: vùng I – vùng II – vùng III
b. Diện tích hình chiếu tỷ lệ thuận với số lượng receptor có trên phần đó
c. *Bệnh nhân tổn thương trung tâm này thì không còn nhận cảm được nhiệt và đau
d. Hình chiếu của các phần cơ thể lộn ngược
Câu 2129. Tổn thương vùng nhận cảm xúc giác I tại thùy đỉnh của vỏ não, bệnh
nhân có biểu hiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Không cảm nhận được sự thay đổi áp suất lên cơ thể
b. Không đánh giá đúng trọng lượng của vật
c. Cảm giác nhiệt và đau nhưng không cảm nhận được chính xác tính chất, cường
độ, vị trí
d. *Không ảnh hưởng đến khả năng nhận biết hình dạng và tính chất của bề mặt của
vật
Câu 2130. Đặc điểm trong dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 3 chặng dẫn truyền
b. Bó gai thị sau bắt chéo ở nhân thon và nhân chêm của hành não
c. Bó gai thị trước bắt chéo ở tủy sống
d. *Có 2 noron tham gia dẫn truyền
Câu 2131. Đặc điểm trong dẫn truyền cảm giác xúc giác: 
a. *Có 3 chặng dẫn truyền
b. Bó gai thị trước bắt chéo ở nhân thon và nhân chêm của hành não
c. Bó gai thị sau bắt chéo ở tủy sống
d .Có 2 noron tham gia dẫn truyền
Câu 2132. Tổn thương vùng cầu não bên trái gây: 
a. *Mất cảm giác xúc giác bên phải
258
b. Mất cảm giác xúc giác bên trái
c. Mất một phần cảm giác xúc giác 2 bên
d. Mất toàn bộ cảm giác xúc giác 2 bên
Câu 2133. Thụ thể nóng bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ: 
a. 10 - 150C
b. *20 - 250C
c. 38 - 430C
d. 45 - 470C
Câu 2134. Thụ thể lạnh mất hẳn ở nhiệt độ: 
a. 10 -150C
b. 20 - 250C
c. 240C
d. *>400C
Câu 2135. Ở nhiệt độ 700C, bệnh nhân sẽ nhận cảm cảm giác gì? 
a. Cảm giác nóng
b. Cảm giác lạnh
c. *Cảm giác đau
d. Không còn cảm giác
Câu 2136. Đặc điểm của receptor nhận cảm nhiệt nóng 
a. *Bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ 20 – 250C, giới hạn cao nhất là 45-470C
b. Là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong có các sợi trục không có myelin
c. Có tính chất thích nghi tốt hơn so với receptor nhận cảm nhiệt lạnh
d. Nhiều gấp 3 – 10 lần receptor nhận cảm nhiệt lạnh
Câu 2137. Đặc điểm của receptor nhận cảm nhiệt nóng, NGOẠI TRỪ: 
a. Bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ 20 – 250C, giới hạn cao nhất là 45-470C
b. Là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong có các sợi trục có myelin
c. Có tính chất thích nghi tốt hơn so với receptor nhận cảm nhiệt lạnh
d. *Nhiều gấp 10 – 15 lần receptor nhận cảm nhiệt lạnh
Câu 2138. Đặc điểm của receptor nhận cảm nhiệt lạnh 
a. Còn có tên gọi tiểu thể Ruffini
b. Bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ 20 – 250C
c. *Có tính chất thích nghi nhanh nhưng không hoàn toàn
d. Mất hẳn ở nhiệt độ 38 - 430C
Câu 2139. Đặc điểm của receptor nhận cảm nhiệt lạnh, NGOẠI TRỪ: 
a. Còn có tên gọi tiểu thể Knauss
b. *Bắt đầu hoạt động ở nhiệt độ 20 – 250C
c. Có tính chất thích nghi nhanh, hoàn toàn
d. Mất hẳn ở nhiệt độ >400C
Câu 2140. Đặc điểm dẫn truyền hướng tâm cảm giác nhiệt có đặc điểm, NGOẠI
TRỪ: 
a. Có 3 nơron tham gia
b. *Từ tủy sống đi theo bó gai thị trước đến phức hợp bụng nền ở đồi thị và chất
lưới thân não rồi lên đến vỏ não
c. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang
bên đối diện
d. Dẫn truyền theo 02 loại sợi: Aβ dẫn truyền cảm giác nhiệt nóng, C dẫn truyền
cảm giác nhiệt lạnh
259
Câu 2141. Đặc điểm dẫn truyền hướng tâm cảm giác nhiệt có đặc điểm, NGOẠI
TRỪ: 
a. Có 3 nơron tham gia
b. Vị trí bắt chéo tại nơron thứ 2, thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang
bên đối diện
c. *Từ tủy sống đi theo bó gai thị sau đến tận cùng ở chất lưới thân não và phức hợp
bụng nền ở đồi thị
d. Dẫn truyền theo 02 loại sợi: Aβ dẫn truyền cảm giác nhiệt nóng, C dẫn truyền
cảm giác nhiệt lạnh
Câu 2142. Vị trí trung tâm nhận cảm cảm giác nhiệt: 
a. Vỏ não thùy thái dương
b. Vỏ não thùy đỉnh và cấu tạo lưới hành – cầu não
c. Cấu tạo lưới hành – cầu não
d. *Vỏ não thùy đỉnh
Câu 2143. Đặc điểm của các receptor nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Mỗi receptor chi phối 1 vùng khoảng 1mm
b. Receptor nhiệt có nhiều ở môi kế tiếp là ngón tay và ít trên thân mình
c. Gây cảm giác nhiệt nhờ hiện tượng cộng kích thích
d. *Receptor nóng nhiều gấp 3-10 lần receptor lạnh và nằm ở nông hơn
Câu 2144. Tác nhân gây cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Kích thích cơ học mạnh
b. *Kích thích xúc giác thô sơ
c. Kích thích nhiệt quá nóng
d. Kích thích hóa học
Câu 2145. Đặc điểm của các receptor cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể đau vùng màng xương, các tạng thường không có đường dẫn truyền riêng
mà phải mượn đường của receptor đau vùng da tương ứng
b. *Phân bố lớp sâu của da và mô bên trong
c. Thụ thể đau: đầu tự do của dây thần kinh
d. Thụ thể đau không có tính thích nghi
Câu 2146. Đặc điểm của các receptor cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể đau vùng màng xương, các tạng thường không có đường dẫn truyền riêng
mà phải mượn đường của receptor đau vùng da tương ứng
b. Phân bố lớp nông của da và mô bên trong
c. Thụ thể đau: đầu tự do của dây thần kinh
d. *Thụ thể đau có tính thích nghi
Câu 2147. Đặc điểm của các receptor cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể đau vùng màng xương, các tạng thường không có đường dẫn truyền riêng
mà phải mượn đường của receptor đau vùng da tương ứng
b. Phân bố lớp nông của da và mô bên trong
c. *Thụ thể đau: đầu tự do của dây thần kinh, tiểu thể Pacini, tiểu thể Meissner ở
đỉnh các gai da
d. Thụ thể đau không có tính thích nghi
Câu 2148. Loại sợi dẫn truyền cảm giác đau cấp: 
a. Aα
b. Aβ
c. *Aδ
260
d. C
Câu 2149. Loại sợi dẫn truyền cảm giác đau mạn: 
a. Aα
b. Aβ
c. Aδ
d. *C
Câu 2150. Đặc điểm của đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác đau: 
a. Trung tâm nhận cảm cảm giác đau ở thù đỉnh của vỏ não
b. Có 2 nơron tham gia dẫn truyền
c. *Xung động được dẫn truyền theo bó gai lưới tận cùng ở cấu tạo lưới thuộc hành
não, cầu não, não giữa cả hai bên
d. Dẫn truyền theo bó gai thị sau
Câu 2151. Đặc điểm của đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác đau, NGOẠI
TRỪ: 
a. Có 3 nơron tham gia dẫn truyền
b. *Dẫn truyền theo bó gai thị sau
c. Xung động được dẫn truyền theo bó gai lưới tận cùng ở cấu tạo lưới thuộc hành
não, cầu não, não giữa cả hai bên
d. Nơron thứ ba có sợi trục tận cùng ở nền não và vùng cảm giác đau của vỏ não
Câu 2152. Trung tâm nhận cảm cảm giác đau có đặc điểm: 
a. Vỏ não có vai trò trong việc đánh giá đau về chất
b. Không có trung tâm chuyên biệt
c. Tổn thương mất vỏ não vẫn còn nhận cảm được cảm giác đau
d. *Vị trí cảm giác đau mạn được xác định chính xác hơn đau cấp
Câu 2153. Cảm giác đau có đặc điểm: 
a. Là cảm giác nông, các thụ thể chỉ phân bố ngoài da
b. Trung tâm cảm giác hoàn toàn khu trú trong thùy đỉnh vỏ não
c. *Có ý nghĩa bảo vệ cơ thể nên không thích nghi và liên quan với hệ lưới
d. Các xung động về đau được dẫn truyền với một tốc độ duy nhất về đồi thị
Câu 2154. Tổn thương vị trí tủy sống C1 – C2 bên phải gây ảnh hưởng đến cảm
giác: 
a. *Mất cảm giác xúc giác tinh tế bên phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ
bên trái
b. Mất cảm giác xúc giác tinh tế bên trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ bên
phải
c. Mất cảm giác xúc giác thô sơ phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên trái
d. Mất cảm giác xúc giác thô sơ trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên phải
Câu 2155. Tổn thương vị trí tủy sống C1 – C2 bên trái gây ảnh hưởng đến cảm
giác: 
a. Mất cảm giác xúc giác tinh tế bên phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ bên
trái
b. *Mất cảm giác xúc giác tinh tế bên trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác thô sơ bên
phải
c. Mất cảm giác xúc giác thô sơ phải – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên trái
d. Mất cảm giác xúc giác thô sơ trái – cảm giác nhiệt, đau, xúc giác tinh vi bên phải
Câu 2156. Bộ phận nhận cảm cảm giác sâu: 
a. Receptor nằm trên bề mặt da và gân, cơ, xương, khớp
261
b. Receptor nằm ở vị trí sừng sau tủy sống
c. *Receptor bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp
d. Receptor nằm ở da, tạng, xương, cơ, mạch máu
Câu 2157. Đặc điểm của cảm giác sâu, NGOẠI TRỪ: 
a. Có thụ thể bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp
b. Bao gồm: cảm giác sâu có ý thức và không ý thức
c. *Có 3 chặng dẫn truyền
d. Trung tâm nhận cảm cảm giác sâu có ý thức là thùy đỉnh
Câu 2158. Đặc điểm của cảm giác sâu có ý thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Có thụ thể bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp
b. Đa số bắt chéo ở nhân thon và nhân chêm hành não
c. Có 3 chặng dẫn truyền
d. *Có 2 noron tham gia dẫn truyền
Câu 2159. Đặc điểm của cảm giác sâu không ý thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Có thụ thể bản thể nằm ở gân, cơ, xương, khớp
b. Có 2 noron tham gia dẫn truyền
c. *Có 3 chặng dẫn truyền
d. Trung tâm nhận cảm cảm giác sâu không ý thức là tiểu não hoặc tủy sống
Câu 2160. Đặc điểm trung tâm nhận cảm cảm giác sâu có ý thức: 
a. *Có vai trò tạo cảm giác bản thể như: tư thế, vị trí từng phần cơ thể trong không
gian, khái niệm về trọng lượng, cảm giác về áp lực
b. Trung tâm nằm ở thùy nhộng (tiểu não cũ)
c. Giúp nhận đồ vật bằng thị giác
d. Vai trò chủ yếu là tạo cảm giác trương lực cơ giúp cơ thể giữ thăng bằng
Câu 2161. Đặc điểm của trung tâm nhận cảm cảm giác sâu không ý thức,
NGOẠI TRỪ: 
a. Nằm ở vỏ tiểu não cũ (thùy nhộng)
b. Nằm ở tủy sống
c. Chịu sự chi phối của trung khu cao hơn qua hệ ngoại tháp
d. *Giúp giữ thăng bằng và phối hợp các động tác có tính chất không tự động
Câu 2162. Đường dẫn truyền cảm giác sâu có ý thức có đặc điểm, NGOẠI TRỪ:

a. Nơron thứ nhất tận cùng ở nhân thon, nhân chêm hành não
b. Nơron thứ hai: thân nằm ở nhân thon và nhân chêm hành não
c. Nơron thứ ba: thân nằm ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy đỉnh của vỏ não
d. *Bó tủy – tiểu não có tham gia dẫn truyền
Câu 2163. Đường dẫn truyền hướng tâm cảm giác sâu không ý thức, NGOẠI
TRỪ: 
a. Có 2 nơron tham gia dẫn truyền
b. Nơron ngoại biên có thân nằm ở hạch gai, sợi trục đi vào sừng sau tủy sống
c. Nơron thứ hai thân nằm sừng sau tủy sống, sợi trục đi lên tận cùng vỏ tiểu não cũ
(thùy nhộng)
d. *Dẫn truyền theo bó hành – tiểu não
Câu 2164. Cảm giác sâu không ý thức có ý nghĩa: 
a. *Xung động từ các thụ thể bản thể theo hai bó Flechsig và Gower truyền về tiểu
não để điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cơ thể

262
b. Dẫn truyền xung động từ các thụ thể bản thể về tuỷ sống để điều hoà trương lực
cơ.
c. Dẫn truyền xung động từ các thụ thể về các trung khu dưới vỏ để điều hoà trương
lực cơ và thăng bằng cơ thể.
d. Xung động theo bó Flechsig và Gower về hành não để điều hoà trương lực cơ.
Câu 2165. So với cảm giác sâu không ý thức, cảm giác sâu có ý thức có đặc điểm:

a. Không có thụ thể bản thể
b. Bắt chéo ở tủy sống
c. *Cũng có đường dẫn truyền vào tiểu não
d. Giúp phối hợp động tác tự động
Câu 2166. Bó gai thị trước dẫn truyền cảm giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Cảm giác thô sơ
b. *Cảm giác tinh tế
c. Cảm giác đau
d. Cảm giác nhiệt
Câu 2167. Bó gai thị sau dẫn truyền cảm giác: 
a. Cảm giác thô sơ
b. *Cảm giác tinh tế
c. Cảm giác đau
d. Cảm giác nhiệt
Câu 2168. Cảm giác giác quan bao gồm: 
a. Thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác
b. Xúc giác, thính giác, khứu giác và thị giác
c. *Thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác
d. Thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác
Câu 2169. Đặc điểm của cảm giác thị giác, NGOẠI TRỪ:
a. Bộ phận nhận cảm là mắt
b. Có 2 hệ thống: hệ thống thấu kính hội tụ và hệ thống nhận cảm ánh sáng
c. Khả năng điều tiết do cơ vòng mống mắt chi phối
d. *Khi nhìn vật ở xa, có tác dụng của giao cảm
Câu 2170. Đặc điểm của cảm giác thị giác, NGOẠI TRỪ:
a. Khả năng điều tiết do cơ thể mi chi phối
b. Đồng tử thu nhỏ do cơ vòng mống mắt (tác dụng của phó giao cảm)
c. *Khi nhìn vật ở xa, cơ thể mi giãn (tác dụng của phó giao cảm)
d. Đồng tử giãn to do co cơ tia (tác dụng của giao cảm)
Câu 2171. Đặc điểm của cảm giác thị giác, NGOẠI TRỪ:
a. Khả năng điều tiết do cơ thể mi chi phối
b. Đồng tử thu nhỏ do cơ vòng mống mắt (tác dụng của phó giao cảm)
c. Khi nhìn vật ở xa, cơ thể mi giãn (tác dụng của giao cảm)
d. *Đồng tử giãn to do giãn cơ tia (tác dụng của giao cảm)
Câu 2172. Tật quang học và chiết quang của mắt, NGOẠI TRỪ:
a. Cận thị: ảnh của vật rơi trước võng mạc, nhìn rõ vật ở gần
b. Viễn thị: ảnh của vật rơi sau võng mạc, nhìn rõ vật ở xa
c. *Lão thị: giác mạc cong không đều nên ảnh của vật bị méo mó
d. Lác mắt: hai mắt có hai thị lực khác nhau
Câu 2173. Tật quang học và chiết quang của mắt, NGOẠI TRỪ:
263
a. Cận thị: ảnh của vật rơi trước võng mạc, nhìn rõ vật ở gần
b. *Lác mắt: do thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết
c. Viễn thị: ảnh của vật rơi sau võng mạc, nhìn rõ vật ở xa
d. Loạn thị: giác mạc cong không đều nên ảnh của vật bị méo mó
Câu 2174. Khả năng nhận cảm của tế bào nón, tế bào gậy:
a. *Tế bào nón: nhìn ban ngày, màu sắc. Tế bào gậy: nhìn trong tối
b. Tế bào nón: nhìn ban ngày. Tế bào gậy: nhìn trong tối, màu sắc
c. Tế bào nón:nhìn trong tối. Tế bào gậy: nhìn ban ngày, màu sắc
d. Tế bào nón: nhìn ban ngày và nhìn trong tối. Tế bào gậy: màu sắc
Câu 2175. Khả năng nhận cảm của tế bào nón, NGOẠI TRỪ:
a. *Không nhạy cảm với ánh sáng
b. Nhìn ban ngày và nhìn màu sắc
c. Có 3 loại tế bào nón
d. Cơ chế nhận cảm màu sắc: vai trò của sắc tố màu
Câu 2176. Khả năng nhận cảm của tế bào nón, NGOẠI TRỪ: 
a. Hấp thụ ánh sáng đa sắc: là tổ hợp sự nhạy cảm của tế bào nón
b. *Mắt người có thể thấy được màu sắc có λ = 100–700nm
c. Mắt không nhìn thấy được vùng tia tử ngoại λ > 700nm
d. Bệnh lý liên quan: mù màu
Câu 2177. Khả năng nhận cảm của tế bào nón, NGOẠI TRỪ: 
a. Hấp thụ ánh sáng đa sắc: là tổ hợp sự nhạy cảm của tế bào nón
b. Mắt người có thể thấy được màu sắc có λ = 400–700nm
c. Mắt không nhìn thấy được vùng tia tử ngoại λ > 700nm
d. *Bệnh lý liên quan: quáng gà
Câu 2178. Đặc điểm của tế bào que, NGOẠI TRỪ: 
a. Cơ chế nhận cảm ánh sáng: vai trò của rhodopsin
b. Đồng phân hóa 11-cis retinal thành all-trans retinal
c. Rất nhạy cảm với ánh sáng
d. *Giúp phân biệt được chi tiết, màu sắc, giới hạn của sự vật
Câu 2179. Đặc điểm của tế bào que, NGOẠI TRỪ: 
a. Cơ chế nhận cảm ánh sáng: vai trò của rhodopsin
b. Đồng phân hóa 11-cis retinal thành all-trans retinal
c. *Kém nhạy cảm với ánh sáng
d. Không giúp phân biệt được chi tiết, màu sắc, giới hạn của sự vật
Câu 2180. Đặc điểm của tế bào que, NGOẠI TRỪ: 
a. Cơ chế nhận cảm ánh sáng: vai trò của rhodopsin
b. *Đồng phân hóa 11-trans retinal thành all-cis retinal
c. Rất nhạy cảm với ánh sáng
d. Không giúp phân biệt được chi tiết, màu sắc, giới hạn của sự vật
Câu 2181. Đặc điểm của tế bào que, NGOẠI TRỪ: 
a. *Cơ chế nhận cảm ánh sáng: vai trò của Scotopsin
b. Đồng phân hóa 11-cis retinal thành all-trans retinal
c. Rất nhạy cảm với ánh sáng
d. Không giúp phân biệt được chi tiết, màu sắc, giới hạn của sự vật
Câu 2182. Đặc điểm dẫn truyền xung động thị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 3 chặng dẫn truyền
b. Chỉ có võng mạc mũi bắt chéo sang bên
264
c. *Tổn thương chéo thị gây bán manh
d. Trung tâm thị giác ở thùy chẩm
Câu 2183. Đặc điểm trung tâm thị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 2 vùng: Vùng sơ cấp – Vùng thứ cấp
b. Trung tâm thị giác ở thùy chẩm
c. *Tổn thương vùng sơ cấp, bệnh nhân nhìn thấy được vật nhưng không biết vật gì
d. Vùng sơ cấp trực tiếp nhận các xung động từ mắt
Câu 2184. Khi nào thì mất thị trường hoàn toàn của một mắt: 
a. *Tổn thương dây thần kinh thị giác (dây II)
b. Tổn thương chéo thị phía ngoài
c. Tổn thương chéo thị phía trong
d. Tổn thương vùng chẩm một bên bán cầu đại não
Câu 2185. Trong cơ chế hội tụ của mắt, điều tiết là khả năng: 
a. *Thể thủy tinh thay đổi độ khúc xạ
b. Đồng tử thay đổi kích thước
c. Thủy dịch thay đổi thể tích
d. Giác mạc thay đổi độ cong
Câu 2186. Bà A 58 tuổi đi khám bệnh vì gần đây bà luồn chỉ vào kim rất khó
khăn, khám mắt cho thấy bà bị lão thị (presbyopia). Bệnh này đuợc gây ra bởi:

a. Thoái hóa hoàng điểm
b. *Thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết
c. Đục dịch kính
d. Bong võng mạc
Câu 2187. Thời gian kích thích tối thiểu của ánh sáng để gây hưng phấn ở võng
mạc là: 
a. *2/1000 giây
b. 4/1000 giây
c. 6/1000 giây
d. 8/1000 giây
Câu 2188. Sau khi kích thích đã tắt ảnh của vật vẫn còn lưu lại trên võng mạc
khoảng: 
a. 25/100 giây
b. *35/100 giây
c. 45/100 giây
d. 55/100 giây
Câu 2189. Thời gian xuất hiện đáp ứng là:
a. 10/100 giây
b. *20/100 giây
c. 30/100 giây
d. 40/100 giây
Câu 2190. Thiếu vitamin A gây biểu hiện đầu tiên ở mắt là: 
a. Mù màu
b. *Quáng gà
c. Lác mắt
d.Loạn thị
Câu 2191. Đặc điểm của vùng nhận cảm thị giác sơ cấp, NGOẠI TRỪ: 
265
a. *Vùng này bị tổn thương nhìn thấy vật nhưng không biết vật gì
b. Nằm ở thùy chẩm của vỏ não
c. Trực tiếp nhận các xung động đến từ mắt
d. Chức năng là cho ta cảm giác ánh sáng, bóng tối, màu sắc, cho ta nhìn thấy vật
Câu 2192. Đặc điểm của vùng nhận cảm thị giác thứ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhận các xung động đến từ vùng thị giác sơ cấp
b. Chức năng là vùng thị giác nhận thức có vai trò phân tích các ý nghĩa của hình
ảnh.
c. Nằm ở thùy chẩm của vỏ não
d. *Vùng này bị tổn thương sẽ không nhìn thấy gì
Câu 2193. Tổn thương thùy chẩm bên phải, bệnh nhân sẽ mất thị trường nào: 
a. *Thị trường mũi phải - thị trường thái dương trái
b. Thị trường mũi trái - thị trường thái dương phải
c. Thị trường thái dương trái - thị trường mũi trái
d. Thị trường thái dương phải - thị trường mũi phải
Câu 2194. Tổn thương thùy chẩm bên trái, bệnh nhân sẽ mất thị trường nào: 
a. Thị trường mũi phải - thị trường thái dương trái
b. *Thị trường mũi trái - thị trường thái dương phải
c. Thị trường thái dương trái - thị trường mũi trái
d. Thị trường thái dương phải - thị trường mũi phải
Câu 2195. Tổn thương thùy chẩm bên phải, bệnh nhân sẽ mất võng mạc nào: 
a. *Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi trái
b. Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi phải
c. Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi phải
d. Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi trái
Câu 2196. Tổn thương thùy chẩm bên trái, bệnh nhân sẽ mất võng mạc nào: 
a. Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi trái
b. *Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi phải
c. Võng mạc thái dương phải – võng mạc mũi phải
d. Võng mạc thái dương trái – võng mạc mũi trái
Câu 2197. Tai người có thể nghe được các âm thanh trong giới hạn tần số: 
a. 0-20Hz
b. *20-20.000Hz
c. 20.000-40.000Hz
d. 40.000Hz
Câu 2198. Tai người có thể nghe được các âm thanh rõ nhất trong giới hạn: 
a. *1.000-4.000Hz
b. 20-20.000Hz
c. 50-20.000Hz
d. 10 – 4000Hz
Câu 2199. Đặc điểm của tai ngoài: 
a. *Bao gồm: loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ
b. Loa tai: dẫn truyền sóng âm thanh đến màng nhĩ
c. Ống tai ngoài: thu nhận và định hướng nguồn âm thanh
d. Màng nhĩ: chuyển âm thanh từ dàng sóng âm sang sóng điện từ
Câu 2200. Đặc điểm cảm giác thính giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là tai
266
b. *Loa tai: dẫn truyền sóng âm thanh đến màng nhĩ
c. Chuỗi xương con: khuếch đại âm thanh lên 1,3 lần
d. Cơ quan Corti: có các tế bào lông nhận cảm âm thanh
Câu 2201. Đặc điểm tai trong, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển động chuỗi xương con làm phát sinh sóng trong ngoại dịch
b. Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang giữa
c. *Thang giữa chứa ngoại dịch
d. Màng Reissner mỏng, dễ dàng rung động theo sóng trong thang tiền đình
Câu 2202. Đặc điểm tai trong, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển động chuỗi xương con làm phát sinh sóng trong ngoại dịch
b. *Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang ốc tai
c. Thang giữa chứa nội dịch
d. Màng Reissner mỏng, dễ dàng rung động theo sóng trong thang tiền đình
Câu 2203. Đặc điểm tai trong, NGOẠI TRỪ: 
a. *Chuyển động chuỗi xương con làm phát sinh sóng trong nội dịch
b. Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang giữa
c. Thang giữa chứa nội dịch
d. Màng Reissner mỏng, dễ dàng rung động theo sóng trong thang tiền đình
Câu 2204. Đặc điểm tai trong, NGOẠI TRỪ: 
a. Chuyển động chuỗi xương con làm phát sinh sóng trong ngoại dịch
b. Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang giữa
c. Thang giữa chứa nội dịch
d. *Màng Reissner có các tế bào lông nhận cảm âm thanh
Câu 2205. Đường dẫn truyền cảm giác thính giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Có 3 nơron tham gia dẫn truyền
b. Nơron thứ nhất: là các tế bào giác quan trên đường ống Corti tạo thành phần ốc
tai của dây VIII về đến nhân lưng và nhân bụng
c. Nơron thứ hai: xuất phát từ nhân lưng và nhân bụng của dây VIII và dừng lại ở
nhân trám, thể hình thang của cầu não đối bên
d. Nơron thứ ba: theo thể Reil bên lên thể gối trong
Câu 2206. Đặc điểm sợi nền trong màng nền, NGOẠI TRỪ: 
a. Chiều dài: tăng dần từ đáy (0,04mm) đến đỉnh ốc tai (0,5mm)
b. Đường kính: giảm dần từ đáy đến đỉnh ốc tai. Do đó độ cứng giảm 100 lần
c. *Sợi dài, mềm hơn nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung tần số thấp
d. Sợi ngắn, cứng nằm gần đáy (gần cửa sổ bầu dục) có khuynh hướng rung với tần
số thấp
Câu 2207. Đặc điểm sợi nền trong màng nền, NGOẠI TRỪ: 
a. Chiều dài: tăng dần từ đáy (0,04mm) đến đỉnh ốc tai (0,5mm)
b. Đường kính: giảm dần từ đáy đến đỉnh ốc tai. Do đó độ cứng giảm 100 lần
c. Sợi dài, mềm hơn nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung tần số cao
d. *Sợi ngắn, cứng nằm gần đáy (gần cửa sổ bầu dục) có khuynh hướng rung với
tần số cao
Câu 2208. Đặc điểm của vùng nhận cảm thính giác sơ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Trực tiếp nhận các xung động đến từ tai
b. Chức năng là cho ta cảm giác âm thanh
c. *Nằm ở thùy đỉnh của vỏ não
d. Nếu tổn thương sẽ không nghe thấy gì
267
Câu 2209. Đặc điểm của vùng nhận cảm thính giác thứ cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. *Nhận các xung động đến từ tai
b. Chức năng là vùng thính giác nhận thức có vai trò phân tích các ý nghĩa của âm
thanh nghe được
c. Nằm ở thùy thái dương
d. Vùng này bị tổn thương nghe thấy tiếng nhưng không biết đó là âm gì
Câu 2210. Trong hệ thống thính giác, nội dịch được sản xuất từ: 
a. Chuỗi xương con
b. *Thang giữa
c. Cửa sổ bầu dục
d. Màng nền
Câu 2211. Khi có sóng nội dịch, các cấu trúc nào di chuyển cùng lúc: 
a. *Màng nền – Màng Reissner – Màng mái
b. Màng nền – màng lưới – Màng Reissner
c. Màng nền – Màng mái – Màng lưới
d. Màng nền – trụ corti – màng lưới
Câu 2212. Chức năng của các chuỗi xương con trong tai giữa: 
a. *Tăng áp lực âm thanh
b. Giảm chênh lệch áp lực giữa tai ngoài và tai trong
c. Giúp xác định hướng của sóng âm
d. Loại bỏ âm thanh có tần số cao trong kích thích thính giác
Câu 2213. Chức năng của vòi Eustache trong vai trò nhận cảm thính giác: 
a. Tăng áp lực âm thanh
b. *Giảm chênh lệch áp lực giữa tai ngoài và tai trong
c. Giúp xác định hướng của sóng âm
d. Loại bỏ âm thanh có tần số cao trong kích thích thính giác
Câu 2214. Receptor nhận cảm cảm giác vị giác nằm ở các vị trí, NGOẠI TRỪ:

a. Lưỡi
b. Vòm miệng
c. Sụn nắp thanh quản
d. *Phần dưới thực quản
Câu 2215. Vị trí nhận cảm các vị cơ bản trên cấu trúc lưỡi là: 
a. Chua ở hai bên phần đầu lưỡi – Mặn ở hai bên phần lưng lưỡi – Ngọt ở đầu lưỡi –
Đắng ở sau lưỡi
b. Chua ở hai bên phần đầu lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở hai bên
phần lưng lưỡi – Đắng ở sau lưỡi
c. *Chua ở hai bên phần lưng lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở đầu lưỡi
– Đắng ở sau lưỡi
d. Chua ở hai bên phần lưng lưỡi – Mặn ở hai bên phần đầu lưỡi – Ngọt ở sau lưỡi –
Đắng ở phần đầu lưỡi
Câu 2216. Nồng độ các chất phải thay đổi bao nhiêu thì sự khác biệt về cường độ
vị giác mới được phát hiện: 
a. 20%
b. *30%
c. 40%
d. 50%
268
Câu 2217. Điều nào sau đây nói đúng về ngưỡng kích thích vị giác, NGOẠI
TRỪ: 
a. Tùy thuộc vào độ hòa tan của chất kích thích và loại chất kích thích
b. Nồng độ các chất phải thay đổi 30% thì sự khác biệt về cường độ mới được phát
hiện
c. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến vị giác, nhiệt độ tối thuận là 30-400C
d. *Mỗi chồi vị giác chỉ đáp ứng với 1 trong 4 vị cơ bản
Câu 2218. Cơ chế kích thích vị ngọt ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt
động trong sợi thần kinh: 
a. *Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
b. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
c. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2219. Cơ chế kích thích vị đắng ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế
hoạt động trong sợi thần kinh: 
a. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
b. *Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
c. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2220. Cơ chế kích thích vị mặn ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt
động trong sợi thần kinh: 
a. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
b. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
c. *Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2221. Cơ chế kích thích vị chua ở các chồi vị giác làm phát sinh điện thế
hoạt động trong sợi thần kinh: 
a. Hoạt hóa cAMP dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế bào
b. Hoạt hóa IP3 làm tăng Ca2+ nội bào
c. Kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào
d. *H+ gây đóng các kênh K+
Câu 2222. Trong sự nhận cảm vị giác có sự tham gia của các cấu trúc sau đây,
NGOẠI TRỪ: 
a. *Các dây thần kinh V,VII,IX,X
b. Các chồi vị giác trên gai lưỡi
c. Đồi thị
d. Vỏ não thùy đỉnh
Câu 2223. Trung tâm nhận cảm cảm giác vị giác nằm tại:
a. Thùy trán vỏ não
b. Thùy thái dương vỏ não
c. *Thùy đỉnh vỏ não
d. Thùy chẩm vỏ não
Câu 2224. Đặc điểm dẫn truyền xung động vị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Có 3 chặng dẫn truyền, 4 tế bào
b. Tế bào thứ nhất: đuôi gai phân nhánh trong chồi vị giác, trực tiếp nhận các xung
động từ các tế bào vị giác, tập trung lại thành các dây thần kinh

269
c. Tế bào thứ hai: Thân noron nằm trong nhân bó đơn độc, sợi trục tận cùng tại nhân
bụng giữa trước của đồi thị
d. Tế bào thứ ba: từ đồi thị đến hồi sau trung tâm thuộc thùy đỉnh của vỏ não
Câu 2225. 2/3 trước lưỡi chủ yếu do thần kinh nào chi phối: 
a. *VII’
b. IX
c. X
d. V
Câu 2226. 1/3 sau lưỡi chủ yếu do thần kinh nào chi phối: 
a. VII’
b. *IX
c. X
d. V
Câu 2227. Đặc điểm về nhận cảm khứu giác trên người, NGOẠI TRỪ: 
a. Con người có khả năng phân biệt được sự hiện diện của mùi hơn là cường độ mùi
b. Ngưỡng kích thích khứu giác rất thấp
c. *Receptor là các tế bào nhận cảm mùi nằm ở niêm mạc mũi giữa vách ngăn và
xương cuốn mũi dưới
d. Người ta có thể phân biệt 2000-4000 mùi khác nhau
Câu 2228. Trung tâm nhận cảm cảm giác khứu giác nằm tại: 
a. *Thùy trán vỏ não
b. Thùy đỉnh vỏ não
c. Thùy thái dương vỏ não
d. Thùy chẩm vỏ não
Câu 2229. Ý nghĩa hệ lưới hoạt hóa truyền lên, NGOẠI TRỪ: 
a. Tạo trạng thái tỉnh táo, thức tỉnh
b. Trạng thái cảnh giác giúp cơ thể nhận cảm giác tốt hơn
c. Là một cơ chế hoạt hóa giống tính chất feedback dương
d. *Giúp cơ thể tăng khả năng đáp ứng với cảm giác đau
Câu 2230. Hoạt động của hệ lưới hoạt hóa truyền lên: 
a. Theo cơ chế điều hòa ngược âm tạo trạng thái tỉnh táo, thức tỉnh
b. Theo cơ chế điều hòa ngược âm tạo trạng thái mệt mỏi, căng thẳng
c. *Theo cơ chế điều hòa ngược dương tạo trạng thái tỉnh táo, thức tỉnh
d. Theo cơ chế điều hòa ngược âm tạo trạng thái mệt mỏi, căng thẳng
Câu 2231. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tiểu thể Ruffini
b. Tiểu thể Pacini
c. Tiểu thể Meissner
d. Đĩa Merkel
Câu 2232. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Tiểu thể Pacini
b. *Tiểu thể Ruffini
c. Đầu dây thần kinh tự do
d. Đĩa Merkel
Câu 2233. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Tiểu thể Pacini
b. Tiểu thể Meissner
270
c. Đầu dây thần kinh tự do
d. *Tiểu thể Ruffini
Câu 2234. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Đĩa Merkel
b. Tiểu thể Meissner
c. Đầu dây thần kinh tự do
d. *Tiểu thể Knauss
Câu 2235. Các loại thụ thể xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Tiểu thể Meissner
b. *Tiểu thể Knauss
c. Tiểu thể Pacini
d. Đĩa Merkel
Câu 2236. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác tinh tế
b. Chặng thứ nhất dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống
c. Loại sợi Aβ có myelin giúp xác định chính xác vị trí
d. Bó gai thị sau dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
Câu 2237. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Loại sợi Aβ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
b. Chặng thứ nhất dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống
c. Loại sợi Aβ có myelin giúp xác định chính xác vị trí
d. *Bó gai thị sau dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác thô sơ
Câu 2238. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Loại sợi Aβ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
b. Chặng thứ nhất dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống
c. *Loại sợi C không có myelin giúp xác định chính xác vị trí
d. Bó gai thị sau dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
Câu 2239. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Loại sợi Aβ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
b. Chặng thứ nhất dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống
c. *Loại sợi Aβ có myelin giúp xác định áp suất lên toàn thân, ngứa
d. Bó gai thị sau dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
Câu 2240. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Loại sợi Aβ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
b. Chặng thứ nhất dẫn truyền từ thụ thể vào tủy sống
c. Loại sợi Aβ có myelin giúp xác định chính xác sự thay đổi của kích thích
d. *Bó gai thị trước dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác tinh tế
Câu 2241. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác xúc giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác thô sơ
b. Loại sợi Aβ có myelin giúp xác định chính xác sự thay đổi của kích thích
c. Chặng thứ hai dẫn truyền từ tủy sống đến đồi thị
d. *Bó gai thị sau dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác thô sơ

Câu 2242. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 3 ở thùy đỉnh
b. *Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác nóng
c. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
271
d. Nơron thứ 2 có thân ở sừng sau tủy sống
Câu 2243. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 3 ở thùy đỉnh
b. Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác lạnh
c. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
d. *Nơron thứ 2 có thân ở đồi thị
Câu 2244. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 3 ở thùy đỉnh
b. *Loại sợi C không có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác nóng
c. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
d. Nơron thứ 2 có thân ở sừng sau tủy sống
Câu 2245. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 3 ở thùy đỉnh
b. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
c. *Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền chậm cảm giác lạnh
d. Nơron thứ 2 có thân ở sừng sau tủy sống
Câu 2246. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 3 ở thùy đỉnh
b. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
c. Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác lạnh
d. *Nơron thứ 3 có thân ở sừng sau tủy sống
Câu 2247. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 2 ở chất lưới thân não
b. Chặng thứ hai dẫn truyền tủy sống lên thân não và đồi thị
c. *Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền chậm cảm giác nóng
d. Nơron thứ 3 có thân ở đồi thị
Câu 2248. Đặc điểm dẫn truyền cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục tận cùng của nơron thứ 2 ở chất lưới thân não
b. *Nơron thứ nhất thân nằm ở sừng sau tủy sống
c. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác nóng
d. Nơron thứ 3 có thân ở đồi thị
Câu 2249. Đặc điểm cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. *Sợi trục tận cùng của nơron thứ 2 ở sừng sau tủy sống
b. Trung tâm cảm giác nhiệt ở võ não
c. Thụ thể cảm nhận lạnh là tiểu thể Knauss
d. Nơron thứ 1 có thân ở hạch gai cạnh tủy sống
Câu 2250. Đặc điểm cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể nhận cảm nóng là tiểu thể Ruffini
b. Trung tâm cảm giác nhiệt ở võ não
c. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác nóng
d. *Thụ thể nóng có tính thích nghi rất nhanh nhưng không hoàn toàn
Câu 2251. Đặc điểm cảm giác nhiệt, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể cảm nhận lạnh là tiểu thể Knauss
b. Thụ thể lạnh có tính thích nghi rất nhanh nhưng không hoàn toàn
c. Trung tâm cảm giác nhiệt ở võ não
d. *Thụ thể nóng nhiều gấp 3-10 lần thụ thể lạnh
Câu 2252. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
272
a. *Thụ thể cảm giác đau là tiểu thể Pacini
b. Phân bố thụ thể ở lớp nông của da
c. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác đau mạn
d. Nơron thứ 3 thân ở đồi thị
Câu 2253. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể cảm giác đau là đầu tự do của dây thần kinh
b. *Phân bố thụ thể ở lớp sâu của da
c. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác đau mạn
d. Nơron thứ 2 thân ở sừng sau tủy sống
Câu 2254. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể cảm giác đau là đầu dây tự do của dây thần kinh
b. Phân bố thụ thể ở lớp nông của da
c. *Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác đau cấp
d. Nơron thứ 3 thân ở đồi thị
Câu 2255. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể cảm giác đau là đầu dây tự do của dây thần kinh
b. Phân bố thụ thể ở lớp nông của da
c. *Loại sợi C không có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác đau mạn
d. Võ não đánh giá đau về chất
Câu 2256. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể cảm giác đau là đầu dây tự do của dây thần kinh
b. Phân bố thụ thể ở lớp nông của da
c. *Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác đau mạn
d. Võ não đánh giá đau về chất
Câu 2257. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Võ não đánh giá đau về chất
b. Thụ thể cảm giác đau là đầu dây tự do của dây thần kinh
c. Loại sợi C không có myelin dẫn truyền chậm cảm giác đau mạn
d. *Thụ thể đau có tính thích nghi cao
Câu 2258. Đặc điểm cảm giác đau, NGOẠI TRỪ: 
a. Võ não đánh giá đau về chất
b. Thụ thể cảm giác đau là đầu dây tự do của dây thần kinh
c. Loại sợi Aδ có myelin dẫn truyền nhanh cảm giác đau cấp
d. *Thụ thể đau có tính thích nghi cao
Câu 2259. Đặc điểm cảm giác sâu có ý thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Võ não đánh giá tạo cảm giác bản thể
b. Thụ thể bản thể nằm ở gân cơ xương khớp
c. Nơron thứ hai thân ở nhân thon và nhân chêm
d. *Chặng thứ nhất dẫn truyền chỉ từ thụ thể vào tủy sống
Câu 2260. Đặc điểm cảm giác sâu không có ý thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ thể bản thể nằm ở gân cơ xương khớp
b. *Nơron thứ hai thân ở nhân thon và nhân chêm
c. Trung tâm nằm ở võ tiểu não cũ
d. Vai trò trung tâm cảm giác sâu không ý thức tạo cảm giác trương lực cơ giúp giữ
thăng bằng
Câu 2261. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

273
a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. *Thấu kính càng cong độ khúc xạ càng nhỏ
c. Cơ thể mi giãn do tác dụng giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2262. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. Thấu kính càng cong độ khúc xạ càng lớn
c. Cơ thể mi giãn do tác dụng giao cảm
d. *Nhìn vật ở gần do cơ thể mi giãn
Câu 2263. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. *Thấu kính càng cong độ khúc xạ càng nhỏ
c. Cơ thể mi giãn do tác dụng giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2264. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. Đồng tử thu nhỏ do co cơ vòng mống mắt
c. *Cơ thể mi giãn do tác dụng phó giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2265. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. Đồng tử thu nhỏ do co cơ vòng mống mắt
c. *Cơ thể mi co do tác dụng giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2266. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Tiêu cự là khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm
b. Đồng tử thu nhỏ do co cơ tia
c. *Cơ thể mi giãn do tác dụng phó giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2267. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. *Cơ tia co do tác dụng phó giao cảm
b. Đồng tử thu nhỏ do cơ vòng mống mắt
c. Cơ thể mi giãn do tác dụng giao cảm
d. Nhìn vật ở gần do cơ thể mi co
Câu 2268. Đặc điểm về cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc, NGOẠI TRỪ:

a. Cơ tia co do tác dụng giao cảm
b. Đồng tử thu nhỏ do cơ vòng mống mắt
c. Cơ thể mi giãn do tác dụng giao cảm
d. *Nhìn vật ở xa do cơ thể mi co
Câu 2269. Đặc điểm các tật quang học và chiết quang của mắt, NGOẠI TRỪ: 
a. *Cận thị do ảnh vật rơi sau võng mạc
274
b. Lão thị do thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết
c. Lác mắt: hai mắt có thị lực khác nhau
d. Loạn thị do giác mạc cong không đều
Câu 2270. Đặc điểm về bộ phận nhận cảm vị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Vị ngọt do hoạt hóa cAMP
b. *Vị mặn nhận cảm chủ yếu ở phần lưng lưỡi hai bên
c. Vị chua do H+ gây đóng K+
d. Vị đắng nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi
Câu 2271. Đặc điểm về bộ phận nhận cảm vị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. *Vị đắng do hoạt hóa cAMP
b. Vị chua nhận cảm chủ yếu ở phần lưng lưỡi hai bên
c. Vị chua do H+ gây đóng K+
d. Vị đắng nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi
Câu 2272. Đặc điểm về bộ phận nhận cảm vị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Vị ngọt do hoạt hóa cAMP
b. Vị chua nhận cảm chủ yếu ở phần lưng lưỡi hai bên
c. *Vị mặn do H+ gây đóng K+
d. Vị đắng nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi
Câu 2273. Đặc điểm về bộ phận nhận cảm vị giác, NGOẠI TRỪ: 
a. Vị ngọt do hoạt hóa cAMP
b. *Vị ngọt nhận cảm chủ yếu ở chủ yếu ở đầu lưỡi
c. Vị chua nhận cảm chủ yếu ở phần lưng lưỡi hai bên
d. Vị đắng nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi

275
SINH LÝ HỆ THẦN KINH VẬN ĐỘNG
(câu 2274 – câu 2532)

Câu 2274. Đặc điểm của vùng vận động sơ cấp trên vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Phần nào của cơ thể có cử động đơn giản thì vùng đại diện của nó trên vỏ não
càng lớn
b. Chi phối đối bên
c. Bản đồ hình cơ thể lộn ngược: đầu ở thấp, mình ở trên và ở cao nhất là chi dưới
d. Có tới hơn một nửa diện tích của vùng này là dành cho cử động của bàn tay và
các cơ liên quan đến nói
Câu 2275. Đặc tính nào sau đây là của hệ giao cảm, nhưng không phải là của hệ
phó giao cảm: 
a. * Các nơron tiền hạch tiết noradrenalin
b. Các nơ ron tiền hạch tiết AcetylCholin (Ach)
c. Các nơ ron tiền hạch có nguồn gốc trong tủy sống ngực thắt lưng
d. Các nơ ron hậu hạch tiết noradrenalin
Câu 2276. Hoạt động phối hợp với vùng vận động sơ cấp, nhân nền và tạo nên một
phức hợp chi phối phần lớn các cử động phức tạp của cơ thể đòi hỏi sự phối hợp
của nhiều cơ, là chức năng của: 
a. * Vùng tiền vận động
b. Tiểu não
c. Vùng vận động bổ sung
d. Đồi thị
Câu 2277. Chứng chorea (múa giật) là biểu hiện của tổn thương: 
a. * Nhân bèo sẫm
b. Nhân cầu nhạt
c. Tổn thương chất đen của vòng nhân đậu
d. Vòng nhân đuôi
Câu 2278. Giúp vỏ não trong việc thực hiện các kiểu vận động phức tạp đã được
học tập và trở thành vô thức, là chức năng của: 
a. * Vòng nhân đậu
b. Vòng nhân đuôi
c. Đồi thị
d. Tiểu não
Câu 2279. Chứng athetose (múa vờn) là biểu hiện của tổn thương: 
a. * Nhân cầu nhạt
b. Nhân bèo sẫm
c. Tổn thương chất đen của vòng nhân đậu
d. Vòng nhân đuôi
Câu 2280. Bệnh Parkinson là biểu hiện của tổn thương: 
a. * Tổn thương chất đen của vòng nhân đậu
b. Nhân cầu nhạt
c. Nhân bèo sẫm
d. Vòng nhân đuôi
Câu 2281. Lập kế hoạch về trình tự thời gian cho nhiều hình thức vận động đồng
thời và kế tiếp nhau để vỏ não có thể lựa chọn và sắp xếp lại nhằm thực hiện một
mục đích nhất định, là chức năng của: 
276
a. * Vòng nhân đuôi
b. Vòng nhân đậu
c. Đồi thị
d. Tiểu não
Câu 2282. Những Thụ thể tự động nào là trung gian làm tăng nhịp tim: 
a. * Thụ thể β1 adrenergic
b. Thụ thể α adrenergic
c. Thụ thể β2 adrenergic
d. Thụ thể M-cholinergic
Câu 2283. Tiểu não có chức năng: 
a. * Điều hoà trương lực cơ, giữ thăng bằng, phối hợp động tác tuỳ ý và không tuỳ
ý
b. Điều hoà trương lực cơ và giữ thăng bằng cho cơ thể
c. Điều hoà trương lực cơ, giữ thăng bằng và phối hợp động tác tuỳ ý
d. Giữ thăng bằng, làm tăng trương lực cơ, phới hợp động tác không tuỳ ý
Câu 2284. Chức năng đồi thị gồm: 
a. * Trạm dừng của mọi cảm giác và giác quan, trung khu cao cấp dưới vỏ của cảm
giác đau
b. Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi vận động và cảm giác
c. Trung tâm cao cấp dưới vỏ của mọi cảm giác và cảm xúc cấp thấp
d. Trung khu điều hoà trương lực cơ và cảm giác đau
Câu 2285. Biểu hiện khi tăng cường hưng phấn hệ thần kinh giao cảm: 
a. * Tăng hoạt động của tim, giảm nhu động ruột, tăng tiết mồ hôi, giãn đồng tử
b. Tăng hoạt động của tim, tăng nhu động ruột, tăng tiết mồ hôi, co đồng tử
c. Giảm hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hoá, giảm tiết mồ hôi, co đồng tử
d. Giảm hoạt động của hệ tuần hoàn, tiêu hoá giảm, tiết mồ hôi, giãn đồng tử
Câu 2286. Thụ thể của Achetylcholin nằm trên tế bào cơ vân là: 
a. * Nicotinic 2
b. Muscarinic 1
c. Muscarinic 2
d. Nicotinic 1
Câu 2287. Tổn thương vùng tủy cổ bên phải, gây mất vận động: 
a. * Mất vận động 9/10 bên phải, 1/10 bên trái
b. Mất vận động 9/10 bên trái, 1/10 bên phải
c. Mất hoàn toàn vận động bên trái
d. Mất hoàn toàn vận động bên phải
Câu 2288. Cắt giữa đường nhân đỏ và nhân tiền đình sẽ gây biểu hiện: 
a. * Tăng trương lực cơ
b. Giảm trương lực cơ
c. Mất định hướng về ánh sáng
d. Mất định hướng về âm thanh
Câu 2289. Tổn thương củ não sinh tư trước gây biểu hiện: 
a. * Mất định hướng về ánh sáng
b. Tăng trương lực cơ
c. Giảm trương lực cơ
d. Mất định hướng về âm thanh
Câu 2290. Tổn thương củ não sinh tư sau gây biểu hiện: 
277
a. * Mất định hướng về âm thanh
b. Tăng trương lực cơ
c. Giảm trương lực cơ
d. Mất định hướng về ánh sáng
Câu 2291. Chức năng của nhân lưới ở cầu não: 
a. * Tăng trương lực cơ
b. Giảm trương lực cơ
c. Mất định hướng về ánh sáng
d. Mất định hướng về âm thanh
Câu 2292. Chức năng của nhân lưới ở hành não: 
a. * Giảm trương lực cơ
b. Tăng trương lực cơ
c. Mất định hướng về ánh sáng
d. Mất định hướng về âm thanh
Câu 2293. Đặc điểm của trương lực cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. * Không chịu sự chi phối của các nhóm nhân dưới vỏ, tiểu não và vỏ não
b. Trung tâm nằm ở tủy sống
c. Là một vận động không tùy ý của cơ vân
d. Bản chất là một phản xạ tủy
Câu 2294. Các đường dẫn truyền ly tâm có tận cùng nằm ở sừng trước tủy sống
đối bên: 
a. * Bó mái tủy
b. Bó tiền đình tủy
c. Bó lưới tủy
d. Bó trám tủy
Câu 2295. Tổn thương các trung tâm vận động làm tăng trương lực cơ,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Nhân tiền đình
b. Nhân đỏ
c. Nhân lưới ở hành não
d. Tổn thương tiểu não
Câu 2296. Vận động tháp có trung tâm nằm ở: 
a. * Các vùng vỏ não vận động
b. Các nhóm nhân dưới vỏ
c. Tiểu não
d. Tủy sống
Câu 2297. Vận động ngoại tháp có trung tâm nằm ở: 
a. * Các nhóm nhân dưới vỏ
b. Các vùng vỏ não vận động
c. Tiểu não
d. Tủy sống
Câu 2298. Đường dẫn truyền ly tâm trong vận động tháp còn có tên gọi: 
a. * Bó tháp
b. Bó ngoại tháp
c. Bó vỏ - tủy
d. Bó thon – bó chêm

278
Câu 2299. Đường dẫn truyền ly tâm thuộc hệ vận động ngoại tháp, NGOẠI TRỪ:

a. * Bó cầu tủy
b. Bó đỏ tủy
c. Bó tiền đình tủy
d. Bó lưới tủy
Câu 2300. Hệ cholinergic gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Sợi hậu hạch giao cảm
b. Sợi tiền hạch giao cảm
c. Sợi tiền hạch phó giao cảm
d. Sợi hậu hạch phó giao cảm
Câu 2301. Hệ thần kinh giao cảm: 
a. * Sợi tiền hạch ngắn, sợi hậu hạch dài
b. Trung tâm nằm rải rác trong tủy sống
c. Hạch giao cảm gần tạng xa trung tâm
d. Một sợi tiền hạch chỉ tạo synap với một sợi hậu hạch
Câu 2302. Vị trí trung tâm của hệ thần kinh giao cảm: 
a. * Sừng bên tủy sống đoạn D1 – L2
b. Hành não và cầu não
c. Sừng trước tủy sống đoạn D1 – L2
d. Vùng vỏ não
Câu 2303. Dây thần kinh sọ não tham gia đường dẫn truyền ly tâm của hệ
thần kinh phó giao cảm NGOẠI TRỪ: 
a. * V
b. III
c. VII
d. X
Câu 2304. Đặc điểm hệ thần kinh phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. * Đáp ứng lan tỏa do sợi tiền hạch tạo nhiều synap với sợi hậu hạch
b. Trung tâm nằm ở vùng trung não, hành não
c. Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngăn
d. 75% các sợi phó giao cảm nằm trong dây thần kinh số X
Câu 2305. Dây thần kinh số X xuất phát từ hành não đến chi phối các cơ quan,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Tuyến mang tai
b. Các tạng trong ngực: tim, phổi, thực quản
c. Dạ dày
d. Ruột non, gan, túi mật
Câu 2306. Đặc điểm của chất dẫn truyền thần kinh Achetylcholin, NGOẠI TRỪ:

a. * Được tổng hợp tại thân tế bào thần kinh
b. Nhờ enzyme Achetylcholintranferse tổng hợp
c. Thời gian tác dụng nhanh và ngắn
d. Bị bất hoạt bởi enzyme Cholinesterase
Câu 2307. Khi bất hoạt men Cholinesterase gây biểu hiện 
a. * Co đồng tử
b. Giảm nhu động ruột
279
c. Dãn cơ vân
d. Tăng huyết áp
Câu 2308. Enzyme phân hủy Achetylcholin: 
a. * Cholinesterase
b. Achetylcholintranferse
c. Amylase
d. Catechol – O – Methylytranferase
Câu 2309. Enzyme tổng hợp Achetylcholin: 
a. * Cholinesterase
b. Achetylcholintranferse
c. Amylase
d. Catechol – O – Methylytranferase
Câu 2310. Thụ thể nằm trên tế bào đáp ứng trong synap với sợi hậu hạch hệ
thần kinh phó giao cảm: 
a. * Muscarinic
b. alpha và beta
c. Nicotinic 1
d. Nicotinic 2
Câu 2311. Bất hoạt Thụ thể của hệ thần kinh phó giao cảm trên tế bào đáp
ứng gây biểu hiện, gây biểu hiện: 
a. * Ức chế tác dụng phó giao cảm -> tăng biểu hiện giao cảm
b. Giảm xung động dẫn truyền đến synap
c. Ức chế tác dụng giao cảm -> tăng biểu hiện phó giao cảm
d. Cường phó giao cảm
Câu 2312. Thụ thể nằm trên tế bào hậu hạch trong synap với sợi tiền hạch giao
cảm và phó giao cảm: 
a. * Nicotinic 1
b. Alpha và beta
c. Muscarinic
d. Nicotinic 2
Câu 2313. Thụ thể nằm trên tế bào đáp ứng trong synap với sợi hậu hạch hệ
thần kinh giao cảm: 
a. * Alpha và beta
b. Muscarinic
c. Nicotinic 1
d. Nicotinic 2
Câu 2314. Tác động của hệ thần kinh giao cảm NGOẠI TRỪ: 
a. * Co cơ trơn phế quản
b. Tăng nhịp tim
c. Tăng huyết áp
d. Dãn đồng tử
Câu 2315. Phương thức bất hoạt noradrenalin và adrenalin : 
a. * Tất cả đều đúng
b. Tái nhập trở lại cúc tận cùng
c. Bị enzyme Catechol – O – Methylytranferase
d. Khuếch tán khỏi khe synap

280
Câu 2316. Phân chia về mặt chức năng của hệ thần kinh thực vật, tủy
thượng thận thuộc hệ thần kinh: 
a. * Hệ Adrenergic
b. Hệ Cholinergic
c. Hệ giao cảm
d. Hệ phó giao cảm
Câu 2317. Ức chế Thụ thể β1(beta 1) trên tim gây biểu hiện: 
a. * Giảm nhịp tim
b. Tăng nhịp tim
c. Dãn mạch
d. Co mạch
Câu 2318. Enzyme phân hủy Noradrenalin và Adrenalin: 
a. * Catechol – O – Methylytranferase
b. Achetylcholintranferse
c. Cholinesterase
d. Amylase
Câu 2319. Hoạt chất sinh học không tham gia vào tổng hợp noradrenalin: 
a. * Atropin
b. Tyrosin
c. Dopa
d. Dopamin
Câu 2320. Achetylcholin gắn vào Thụ thể ….. trên trên tế bào hậu hạch trong
synap với sợi tiền hạch giao cảm và phó giao cảm. Điền vào chổ trống: 
a. * Nicotinic 1
b. Alpha, beta
c. Nicotinic 2
d. Muscarinic
Câu 2321. Đặc điểm của vùng vận động tiền vận động trên vỏ não: 
a. * Bản đồ chi phối các cơ của vùng này cũng giống như trên vùng vận động sơ cấp
b. Chi phối cùng bên
c. Nằm sau vùng vận động sơ cấp
d. Hoạt động phối hợp với vùng vận động sơ cấp để chỉ huy phức hợp chi phối các
cử động đơn giản của cơ thể
Câu 2322. Đặc điểm của vùng vận động vận động bổ sung trên vỏ não, NGOẠI
TRỪ: 
a. Nằm trước và trên vùng tiền vận động
b. * Chỉ cần kích thích nhẹ có thể gây được co cơ
c. Thường gây co cơ cả hai bên
d. Hoạt động phối hợp với vùng tiền vận động để tạo ra tư thế của các phần khác
nhau cơ thể làm nền cho sự kiểm soát các cử động tinh tế của bàn tay, bàn chân
Câu 2323. Tổn thương vòng nhân đuôi, sẽ dẫn đến: 
a. * Mất những tri thức bản năng
b. Giảm trương lực cơ
c. Liệt đối bên so với trung tâm tổn thương
d. Câu a và c đúng
Câu 2324. Chặng thứ 1 trong đường dẫn truyền vận động tháp, tận cùng tại vị
trí: 
281
a. * Sừng trước tủy sống đối bên
b. Sừng trước tủy sống cùng bên
c. Sừng sau tủy sống đối bên
d. Sừng sau tủy sống cùng bên
Câu 2325. Chặng thứ 1 trong đường dẫn truyền vận động tháp, thân nơron xuất
phát từ vị trí. NGOẠI TRỪ: 
a. * 1/3 vùng vận động bổ sung
b. 1/3 vùng vận động sơ cấp
c. 1/3 vùng tiền vận động và vùng vận động bổ sung
d. 1/3 từ các vùng cảm giác thân thể
Câu 2326. Bó tháp chéo trong đường dẫn truyền vận động tháp, bắt chéo tại vị
trí: 
a. Cầu não
a. * Hành não
c. Sừng trước tủy sống cùng bên
d. Sừng trước tủy sống đối bên
Câu 2327. Thụ thể nẳm trên tấm vận thần kinh-cơ, tạo ligand với Acetylcholin
và gây co cơ có ý thức là: 
a. * Nicotinic 2 (N2)
b. Nicotinic 1 (N1)
c. Muscarinic
d. Alpha
Câu 2328. Nơron chuyển xung động thần kinh đến chi phối các cơ vân qua rễ
trước thần kinh tủy là nơron: 
a. * Nơron vận động alpha
b. Nơron vận động gamma
c. Nơron trung gian
d. Nơron vận động beta
Câu 2329. Chất truyền đạt thần kinh trong cúc tận cùng của nơron vận động
alpha là : 
a. * Acetylcholin
b. Adrenalin
c. Dopamin
d. Atropin
Câu 2330. Nhân đỏ nằm ở vị trí: 
a. * Cuống não
b. Vỏ não
c. Cầu não
d. Hành não
Câu 2331. Nhân tiền đình nằm ở vị trí:
a. Cuống não
b. Vỏ não
c. Cầu não
d. * Hành não
Câu 2332. Củ não sinh tư nằm ở vị trí: 
a. * Cuống não
b. Vỏ não
282
c. Cầu não
d. Hành não
Câu 2333. Bó tiền đình - tủy tận cùng tại vị trí: 
a. * Sừng trước tủy sống cùng bên
b. Sừng trước tủy sống đối bên
c. Sừng sau tủy sống cùng bên
d. Sừng sau tủy sống đối bên
Câu 2334. Bó đỏ - tủy tận cùng tại vị trí: 
a. Sừng trước tủy sống cùng bên
b. * Sừng trước tủy sống đối bên
c. Sừng sau tủy sống cùng bên
d. Sừng sau tủy sống đối bên
Câu 2335. Bó mái - tủy tận cùng tại vị trí: 
a. Sừng trước tủy sống đối bên đoạn tủy cổ dưới
b. * Sừng trước tủy sống đối bên đoạn tủy cổ trên
c. Sừng trước tủy sống cùng bên đoạn tủy cổ dưới
d. Sừng trước tủy sống cùng bên đoạn tủy cổ trên
Câu 2336. Bó lưới - tủy tận cùng tại vị trí: 
a. * Sừng trước tủy sống cùng bên
b. Sừng trước tủy sống đối bên
c. Sừng sau tủy sống cùng bên
d. Sừng sau tủy sống đối bên
Câu 2337. Chức năng của nhân tiền đình và bó tiền đỉnh tủy: 
a. * Tăng trương lực cơ
b. Giảm trương lực cơ
c. Giúp định hướng về ánh sáng
d. Giúp định hướng về âm thanh
Câu 2338. Chức năng của nhân đỏ và bó đỏ tủy: 
a. Tăng trương lực cơ
b. * Giảm trương lực cơ
c. Giúp định hướng về ánh sáng
d. Giúp định hướng về âm thanh
Câu 2339. Động vật thí nghiệm mất phản xạ định hướng với ánh sáng như máy
mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa mắt về nguồn sáng, gợi ý tổn thương ở cấu
trúc: 
a. * Củ não sinh tư trước
b. Củ não sinh tư sau
c. Nhân tiền đình
d. Nhân đỏ
Câu 2340. Động vật thí nghiệm mất phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh
tai, quay đầu, tai về phía nguồn âm, gợi ý tổn thương ở cấu trúc:
a. Củ não sinh tư trước
b. * Củ não sinh tư sau
c. Nhân tiền đình
d. Nhân đỏ
Câu 2341. Tổn thương nhân đỏ hoặc bó nhân đỏ-tủy, động vật thí nghiệm có biểu
hiện: 
283
a. * Trương lực toàn bộ các cơ tăng rất mạnh, đặc biệt là trương lực các cơ kháng
trọng trường
b. Trương lực toàn bộ các cơ giảm, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng trường
c. Mất phản xạ định hướng với ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa
mắt về nguồn sáng
d. Mất phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh tai, quay đầu, tai về phía nguồn
âm
Câu 2342. Tổn thương nhân tiền đình hoặc bó tiền đình-tủy, động vật thí nghiệm
có biểu hiện: 
a. Trương lực toàn bộ các cơ tăng rất mạnh, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng
trường
b. * Trương lực toàn bộ các cơ giảm, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng trường
c. Mất phản xạ định hướng với ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa
mắt về nguồn sáng
d. Mất phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh tai, quay đầu, tai về phía nguồn
âm
Câu 2343. Tổn thương củ não sinh tư trước, động vật thí nghiệm có biểu hiện: 
a. Trương lực toàn bộ các cơ tăng rất mạnh, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng
trường
b. Trương lực toàn bộ các cơ giảm, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng trường
c. * Mất phản xạ định hướng với ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa
mắt về nguồn sáng
d. Mất phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh tai, quay đầu, tai về phía nguồn
âm
Câu 2344. Tổn thương củ não sinh tư sau, động vật thí nghiệm có biểu hiện: 
a. Trương lực toàn bộ các cơ tăng rất mạnh, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng
trường
b. Trương lực toàn bộ các cơ giảm, đặc biệt là trương lực các cơ kháng trọng trường
c. Mất phản xạ định hướng với ánh sáng như máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu, đưa
mắt về nguồn sáng
d. * Mất phản xạ định hướng với âm thanh như vểnh tai, quay đầu, tai về phía nguồn
âm
Câu 2345. Đặc điểm của hạch thần kinh giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Là nơi tập trung nhiều thân tế bào thần kinh
b. Nằm gần trung tâm, xa tạng mà nó chi phối
c. Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch giao cảm nằm dọc hai bên cạnh cột
sống.
d. * Nhóm hạch trước cột sống chỉ gồm những nhóm hạch tạng nằm trong ổ bụng.
Câu 2346. 75% các sợi phó giao cảm nằm trong dây thần kinh: 
a. * X
b. III
c. VII
d. IX
Câu 2347. Thân nơron tiền hạch của hệ thần kinh phó giao cảm nằm ở vị trí,
NGOẠI TRỪ:
a. * Vỏ não
b. Trung não
284
c. Cầu não
d. Sừng bên chất xám tuỷ sống S2-S4
Câu 2348. Đặc điểm của hạch thần kinh phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơi tập trung thân nơron hậu hạch.
b. Hạch phó giao cảm nằm gần tạng mà nó chi phối, xa trung tâm.
c. * Gồm có các nhóm hạch: Hạch mi, hạch tai, hạch mạc treo, hạch hạ vị.
d. Nhóm hạch nằm ngay trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng: thuộc dây thần kinh
X và phần xuất phát từ S2-S4
Câu 2349. Nhóm hạch mi của hệ thần kinh phó giao cảm, thuộc dây thần kinh sọ
não số: 
a. * III
b. VII
c. IX
d. X
Câu 2350. Nhóm hạch tai của hệ thần kinh phó giao cảm, thuộc dây thần kinh sọ
não số: 
a. III
b.VII
c. * IX
d. X
Câu 2351. Nhóm hạch dưới hàm, hạch dưới lưỡi của hệ thần kinh phó giao cảm,
thuộc dây thần kinh sọ não số: 
a. III
b. * VII’
c. IX
d. X
Câu 2352. Nhóm hạch bướm khẩu cái của hệ thần kinh phó giao cảm, thuộc dây
thần kinh sọ não số: 
a. III
b. * VII
c. IX
d. X
Câu 2353. Vùng nửa sau ruột già và cơ quan niệu - sinh dục, nhận sự chi phối của
thần kinh giao cảm xuất phát từ: 
a. * Chất xám tủy sống S2 – S4
b. Trung não: dây thần kinh III
c. Hành não: dây thần kinh VII
d. Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2354. Tuyến mang tai nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm xuất phát từ:

a. Chất xám tủy sống S2 – S4
b. Trung não: dây thần kinh III
c. Hành não: dây thần kinh VII
d. * Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2355. Tuyến lệ, tuyến mũi, tuyến dưới hàm nhận sự chi phối của thần kinh
giao cảm xuất phát từ: 
a. Chất xám tủy sống S2 – S4
285
b. Trung não: dây thần kinh III
c. * Hành não: dây thần kinh VII
d. Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2356. Cơ đồng tử, cơ thể mi nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm xuất
phát từ: 
a. Chất xám tủy sống S2 – S4
b. * Trung não: dây thần kinh III
c. Hành não: dây thần kinh VII
d. Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2357. Các tạng trong ngực: tim, phổi, thực quản nhận sự chi phối của thần
kinh giao cảm xuất phát từ: 
a. Chất xám tủy sống S2 – S4
b. Trung não: dây thần kinh III
c. * Hành não: dây thần kinh X
d. Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2358. Các tạng trong bụng: dạ dày, ruột non, nửa đầu ruột già, gan, túi mật,
tụy nhận sự chi phối của thần kinh giao cảm xuất phát từ: 
a. Chất xám tủy sống S2 – S4
b. Trung não: dây thần kinh III
c. * Hành não: dây thần kinh X
d. Hành não: dây thần kinh IX
Câu 2359. Nhóm hạch nằm ngay trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng của hệ
thần kinh phó giao cảm, thuộc dây thần kinh sọ não số: 
a. III
b. VII
c. IX
d. * X
Câu 2360. Trong trường hợp men Cholinesterase bị bất hoạt, động vật thí nghiệm
có biểu hiện, NGOẠI TRỪ: 
a. * Tăng nhịp tim
b. Co đồng tử
c. Tăng nhu động ruột
d. Tăng trương lực cơ vân
Câu 2361. Trong trường hợp tăng nồng độ men Cholinesterase, động vật thí
nghiệm có biểu hiện: 
a. * Tăng nhịp tim
b. Co đồng tử
c. Tăng nhu động ruột
d. Tăng trương lực cơ vân
Câu 2362. Kích thích dây thần kinh số X, sẽ KHÔNG gây biểu hiện: 
a. * Tăng nhịp tim 1
b. Co đồng tử
c. Dãn mạch
d. Giảm huyết áp
Câu 2363. Khi thụ thể Muscarinic bị phong bế, sẽ gây biểu hiện: 
a. * Tăng nhịp tim
b. Co đồng tử
286
c. Dãn mạch
d. Giảm huyết áp
Câu 2364. Khi tiêm Adrenalin, sẽ gây biểu hiện: 
a. * Tăng nhịp tim
b. Co đồng tử
c. Dãn mạch
d. Giảm huyết áp
Câu 2365. Thụ thể của hệ thần kinh giao cảm trên tim là: 
a. * Beta 1
b. Alpha 1
c. Beta 2
d. Alpha 2
Câu 2366. Thụ thể của hệ thần kinh giao cảm trên mạch là: 
a. Beta 1
b. * Alpha 1
c. Beta 2
d. Alpha 2
Câu 2367. Thụ thể của hệ thần kinh phó giao cảm trên mạch là: 
a. Nicotinic 1
b. * Muscarinic
c. Nicotinic 2
d. Alpha, Beta
Câu 2368. Thụ thể của acetylcholin nằm trên tế bào cơ vân là: 
a. Nicotinic 1
b. Muscarinic
c. * Nicotinic 2
d. Alpha, Beta
Câu 2369. Thụ thể của acetylcholin nằm trên tế bào đáp ứng trong hệ thần kinh
phó giao cảm là: 
a. Nicotinic 1
b. * Muscarinic
c. Nicotinic 2
d. Alpha, Beta
Câu 2370. Thụ thể của acetylcholin nằm trên tế bào hậu hạch là: 
a. * Nicotinic 1
b. Muscarinic
c. Nicotinic 2
d. Alpha, Beta
Câu 2371. Đặc điểm của tế bào Renshaw: 
a. Nằm ở sừng sau tủy sống
b. Tạo thành một cung phản xạ với 5 thành phần với bộ phận nhận cảm nằm ở hạch
ngoại biên
c. * Nơron alpha phát xung động sẽ đồng thời truyền tín hiệu đến làm tế bào Renshaw
hưng phấn phát xung động quay lại ức chế nơron alpha
d. Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó càng
giảm.

287
Câu 2372. Đường hướng tâm trong phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm gân,
cơ, xương, khớp, NGOẠI TRỪ:    
a. * Bó đỏ - tủy
b. Bó Goll – Burdach
c. Bó tủy – tiểu não thẳng
d. Bó tủy – tiểu não chéo
Câu 2373. Đường hướng tâm trong phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở cơ
quan tiền đình: 
a. * Dây thần kinh số VIII
b. Bó Goll – Burdach
c. Bó tủy – tiểu não thẳng
d. Bó tủy – tiểu não chéo
Câu 2374. Đường hướng tâm trong phản xạ tiểu não kiểm soát – điều chỉnh vận
động có ý thức: 
a. * Bó vỏ-cầu-tiểu não
b. Bó Goll – Burdach
c. Bó tủy – tiểu não thẳng
d. Bó tủy – tiểu não chéo
Câu 2375. Chức năng của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, xương,
khớp: 
a. * Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ của các chi và thân mình
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ vùng cổ
c. Các phản xạ rung giật nhãn cầu
d. Kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý
Câu 2376. Chức năng của phản xạ tiểu não có đường hướng tâm là bó vỏ - cầu –
tiểu não: 
a. Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ của các chi và thân mình
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ vùng cổ
c. Các phản xạ rung giật nhãn cầu
d. * Kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý
Câu 2377. Đặc điểm của Phản xạ căng cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. * Là phản xạ có cung 3 nơron (2 synap), thời gian tiềm tàng ngắn
b. Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, xung động theo sợi cảm giác (loại sợi A)
truyền về tủy sống, kích thích nơron vận động alpha gây co cơ.
c. Là phản xạ cơ sở để tạo ra trương lực cơ hình thành tư thế, đồng thời phản xạ này
cũng tránh cho cơ giãn ra quá mức
d. Phản xạ căng cơ của mỗi cơ có trung tâm nằm ở một đoạn tủy nhất định, nên khảo
sát các phản xạ gân-cơ sẽ giúp định vị được tổn thương ở hệ thần kinh
Câu 2378. Trong phản xạ rút lui: với cường độ kích thích bằng hoặc vượt ngưỡng,
phản xạ xảy ra tại chổ bị kích thích là quy luật phản xạ tủy: 
a. * Quy luật một bên
b. Quy luật đối xứng
c. Quy luật khuếch tán
d. Quy luật toàn thể
Câu 2379. Đường dẫn truyền hướng tâm trong phản xạ tiểu não có bộ phận nhận
cảm ở gân, cơ, xương, khớp: 
a. * Bó tủy tiểu não chéo (Gowers), bó tủy-tiểu não thẳng (Flechsig), Bó Goll-
288
Burdach
b. Bó tiểu não-tiền đình, Bó tiểu não – hành não
c. Dây thần kinh số VIII (phần tiền đình) về nhân tiền đình ở hành não cùng bên.
d. Bó tiểu não-nhân đỏ, Bó tiểu não-đồi thị-vỏ não
Câu 2380. Chức năng kiểm soát và điều chỉnh vận động, đảm bảo cho các hoạt
động được chính xác (đúng hướng, đúng tầm, nhịp nhàng), là chức năng của
phản xạ có bộ phận nhận cảm nằm ở: 
a. Gân, cơ, xương, khớp
b. Cơ quan tiền đình
c. * Vỏ não vận động và các nhân nền não
d. Câu a và b đúng
Câu 2381. Đặc điểm Phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ ở vỏ não
b. * Phụ thuộc vào tính chất kích thích và bộ phận nhận cảm
c. Được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn
trên vỏ não
d. Có tính chất tạm thời, mất đi khi không được củng cố
Câu 2382. Các phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ rung giật nhãn cầu
b. Phản xạ co đồng tử
c. * Phản xạ chuột sợ mèo
d. Phản xạ tăng nhu động ruột khi giảm nồng độ Glucose trong máu
Câu 2383. Nhóm ức chế có điều kiện (ức chế bên trong), NGOẠI TRỪ: 
a. * Ức chế trên giới hạn
b. Ức chế dập tắt
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế làm chậm phản xạ
Câu 2384. Nhóm ức chế không điều kiện : 
a. * Ức chế trên giới hạn
b. Ức chế dập tắt
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế làm chậm phản xạ
Câu 2385. Các vùng liên hợp của vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Các vùng nhận cảm sơ cấp
b. Vùng xử lý chữ viết
c. Vùng tọa độ thân thể
d. Vùng nhận thức tổng hợp Wernicke
Câu 2386. Phản xạ chuột sợ mèo thuộc nhóm phản xạ: 
a. Phản xạ không điều kiện
b. Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian
c. * Phản xạ có điều kiện tự nhiên
d. Phản xạ có điều kiện cấp cao
Câu 2387. Trong hoạt động thần kinh cao cấp, Phản xạ “cái gì thế?” là cơ sở của
các phát minh khoa học, có bản chất là: 
a. * Ức chế ngoài
b.Ức chế dập tắt
c. Ức chế phân biệt
289
d.Ức chế có điều kiện
Câu 2388. Trong quy luật hoạt động của thần kinh cao cấp, khi hưng phấn xuất
hiện tại một điểm trên vỏ não thì các điểm quanh đó liền xuất hiện quá trình ức
chế và ngược lại, là quy luật: 
a. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ đáp ứng
b. Quy luật khuếch tán và tập trung
c. * Quy luật cảm ứng
d. Quy luật động hình
Câu 2389. Thói quen trong đời sống, góp phần quyết định tạo ra nếp suy nghĩ, tác
phong và phản ứng của con người được hình thành nhờ tác động của quy luật:

a. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ đáp ứng
b. Quy luật khuếch tán và tập trung
c. Quy luật cảm ứng
d. * Quy luật động hình
Câu 2390. Mất ngôn ngữ Broca, bệnh nhân có biểu hiện ảnh hưởng đến vận ngôn:

a. Không nói được
b. Vẫn nghe và nhắc được lời nói nhưng không hiểu lời nói đó
c. * Biết định nói gì nhưng không điều khiển được hệ phát âm, thường nói các từ đơn,
khó nói được thành câu
d. Khả năng vận ngôn của bệnh nhân không bị ảnh hưởng
Câu 2391. Hệ thống tín hiệu thứ hai có đặc điểm: 
a. Là những tín hiệu có đặc tính cụ thể: sờ, nghe, nếm, nhìn thấy được…
b. Gồm các kích thích không điều kiện và có điều kiện.
c. Hệ thống tín hiệu này chung cho cả loài người và động vật
d. * Còn được gọi là hệ thống tín hiệu của tín hiệu của tín hiệu
Câu 2392. Cấu trúc thần kinh trong đó quan trọng nhất trong điều hòa hoạt động
xúc cảm là: 
a. Tiểu não
b. Bán cầu đại não
c. * Hệ viền
d. Cầu não
Câu 2393. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện là thành lập đường liên hệ thần
kinh tạm thời: 
a. Ở tuỷ sống
b. Ở tuỷ sống và các cấu trúc dưới vỏ
c. Giữa các trung khu không điều kiện ở dưới vỏ não
d. * Giữa trung khu không điều kiện và có điều kiện ở vỏ não theo cơ chế mở đường
Câu 2394. Đáp ứng trong điều kiện hóa kiểu Pavlov có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thụ động.
b. Tình cờ.
c. * Chủ động.
d. Theo hoàn cảnh môi trường.
Câu 2395. Vai trò bán cầu ưu thế ở người, NGOẠI TRỪ: 
a. Còn được gọi là “bán cầu minh bạch”
b. Vùng Wernicke, vùng Broca, vùng nhận thức chữ viết có đặc điểm phát triển mạnh
290
ở một bên bán cầu
c. * 95% bán cầu ưu thế ở người là bán cầu phải
d. Có chức năng chủ yếu là chức năng ngôn ngữ
Câu 2396. Vai trò bán cầu biểu tượng ở người, NGOẠI TRỪ: 
a. * Còn được gọi là “bán cầu ưu thế”
b. Có chức năng chủ yếu là phân tích ý nghĩa truyền cảm (tượng thanh, tượng hình)
của tín hiệu
c. 95% bán cầu biểu tượng ở người là bán cầu phải
d. Trao đổi thông tin với bán cầu còn lại: thông qua hồi thể trai.
Câu 2397. Đặc điểm của ‘Ý thức”, NGOẠI TRỪ: 
a. Là dòng chảy liên tục của độ thức tỉnh biết được là “ta” đang tồn tại
b. Gắn liền với tư duy
c. Các phản xạ điều hoà tạng như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá là vô ý thức
d. * Các quá trình trí tuệ (học, nhớ…) luôn thực hiện trong trạng thái có ý thức
Câu 2398. Nguồn gốc trong sự phát triển và hình thành Ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ:

a. Bộ máy phát âm phát triển tốt.
b. * Não phát triển các trung khu ngôn ngữ: trung khu Wernicke có chức năng vận
động của giao tiếp, trung khu Broca có chức năng cảm giác của giao tiếp.
c. Nhu cầu về trao đổi sản phẩm lao động
d. Nhu cầu khác phát sinh trong đời sống xã hội như tình cảm, học tập…
Câu 2399. Thí nghiệm của Skinner: chuột đói nhốt trong hộp “Skinner” có ánh
sáng mờ, chuột bò khắp nơi, tình cờ dẫm chân lên một cái cần và thức ăn rơi
xuống, lâu dần chuột “học” được cách tạo ra thức ăn bằng việc chủ động dẫm
lên cần. Là thí nghiệm để chứng minh: 
a. Hoạt động học tập trong điều kiện thụ động
b. Điều kiện hóa đáp ứng
c. * Điều kiện hóa hành động
d. Điều kiện hóa type I
Câu 2400. Thí nghiệm của Pavlov: phản xạ tiết nước bọt do ánh đèn ở chó, khi
phản xạ hoàn thành có nghĩa là con chó đã “học” được việc tiết nước bọt mỗi
khi chiếu đèn, NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt động học tập trong điều kiện thụ động
b. Điều kiện hóa đáp ứng
c. * Điều kiện hóa hành động
d. Điều kiện hóa type I
Câu 2401. Xúc cảm là hành vi tình cảm thể hiện bằng đáp ứng, NGOẠI TRỪ: 
a. Thân thể (cười, khóc, thở dài…)
b. Thực vật (đỏ mặt, tái mét, toát mồ hôi, tăng huyết áp…)
c. Có ý thức chủ quan (vui, buồn, phấn khởi, thờ ơ…)
d. * Không có ý thức
Câu 2402. Hệ viền đảm nhận vai trò chức năng hành vi ở người có đặc điểm,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Các hành vi được chỉ huy hoàn toàn trong trạng thái có ý thức
b. Chỉ huy các hành vi ăn uống
c. Chỉ huy các hành vi sinh dục
d. Chỉ huy các hành vi xúc cảm
291
Câu 2403. Đặc điểm của các nhân nền não, NGOẠI TRỪ: 
a.*Vòng nhân bèo giúp não trong việc thực hiên các kiểu vận động đơn giản
b. Vòng nhân đuôi lập kế hoạch về trình tự thời gian cho nhiều hình thức vận động
đồng thời
c. Các nhân nằm chủ yếu bên cạnh đồi thị, sâu trong não
d. Gồm nhân bèo và nhân đuổi
Câu 2404. Đặc điểm đường dẫn truyền vận động tháp, NGOẠI TRỪ: 
a. Sợi trục có myelin gọi là bó tháp
b. Chặng thứ hai từ tủy sống đến cơ vân
c. *Đường truyền gồm 3 chặng dẫn truyền
d. Bó tháp chéo có 9/10 bắt chéo sang đối bên
Câu 2405. Đặc điểm của nhân đỏ và bó nhân đỏ - tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhân đỏ ở trung não
b. Chức năng ức chế nơron vận động alpha
c. *Tổn thương nhân đỏ gây giảm trương lực cơ
d. Bó nhân đỏ tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2406. Đặc điểm của nhân đỏ và bó nhân đỏ - tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. *Nhân đỏ ở cầu não
b. Chức năng ức chế nơron vận động alpha
c. Tổn thương nhân đỏ gây tăng trương lực cơ
d. Bó nhân đỏ tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2407. Đặc điểm của nhân đỏ và bó nhân đỏ - tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. *Nhân đỏ ở hành não
b. Chức năng ức chế nơron vận động alpha
c. Tổn thương bó nhân đỏ tủy gây tăng trương lực cơ
d. Bó nhân đỏ tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2408. Đặc điểm của cấu tạo lưới và bó lưới tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhân lưới ở hành não và cầu não
b. *Chức năng ức chế nơron vận động alpha
c. Nhân lưới ở cầu não làm tăng trương lực cơ
d. Nhân lưới ở hành não làm ức chế cơ kháng trọng trường
Câu 2409. Đặc điểm của cấu tạo lưới và bó lưới tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhân lưới ở hành não và cầu não
b. Bó lưới tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
c. Nhân lưới ở cầu não làm tăng trương lực cơ
d. *Nhân lưới ở hành não làm kích thích cơ kháng trọng trường
Câu 2410. Đặc điểm của nhân tiền đình và bó tiền đình tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. *Ức chế nơron vận động alpha
b. Nhân tiền đình ở hành não
c. Tổn thương nhân tiền đình gây giảm trương lực cơ
d. Bó tiền đình tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2411. Đặc điểm của nhân tiền đình và bó tiền đình tủy, NGOẠI TRỪ: 
a. Kích thích nơron vận động alpha
b. Nhân tiền đình ở hành não
c. *Tổn thương nhân tiền đình gây tăng trương lực cơ
d. Bó tiền đình tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2412. Đặc điểm của nhân tiền đình và bó tiền đình tủy, NGOẠI TRỪ: 
292
a. Kích thích nơron vận động alpha
b. *Nhân tiền đình ở cầu não
c. Tổn thương nhân tiền đình gây giảm trương lực cơ
d. Bó tiền đình tủy tận cùng ở sừng trước tủy sống
Câu 2413. Đặc điểm của hệ giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. *Trung tâm ở trung não và hành não
b. Nơron hậu hạch có thân ở chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống
c. Hạch giao cảm gần trung tâm, xa tạng
d. Đường dẫn truyền gồm 2 nơron
Câu 2414. Đặc điểm của hệ giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm ở sừng bên chất xám tủy sống D1-L2
b. Nơron hậu hạch có thân ở chuỗi hạch giao cảm cạnh cột sống
c. *Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
d. Đường dẫn truyền gồm 2 nơron
Câu 2415. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm ở trung não và hành não
b. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
c. *Hạch giao cảm gần trung tâm, xa tạng
d. Đường dẫn truyền gồm 2 nơron
Câu 2416. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. *Trung tâm ở sừng bên chất xám tủy sống D1-L2
b. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
c. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
d. Đường dẫn truyền gồm 2 nơron
Câu 2417. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
b. *Hạch giao cảm gần trung tâm, xa tạng
c. Đường dẫn truyền gồm 2 nơron
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2418. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch mi thuộc dây thần kinh IX
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2419. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch tai thuộc dây thần kinh III
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2420. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch dưới hàm thuộc dây thần kinh IX
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2421. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nơron hậu hạch có thân ở cạnh hạch phó giao cảm
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
293
c. *Hạch mi thuộc dây thần kinh VII'
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2422. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Hạch bướm khẩu cái thuộc dây thầm kinh VII
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch mi thuộc dây thần kinh IX
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2423. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Hạch bướm khẩu cái thuộc dây thầm kinh IX
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch mi thuộc dây thần kinh III
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2424. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Hạch tai thuộc dây thầm kinh IX
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch mi thuộc dây thần kinh VII
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2425. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. *Hạch tai thuộc dây thầm kinh III
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. Hạch dưới hàm thuộc dây thần kinh VII'
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2426. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Hạch dưới hàm thuộc dây thầm kinh VII’
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch tai thuộc dây thần kinh VII
d. Trung tâm ở chất xám tủy sống S2-S4
Câu 2427. Đặc điểm của phó giao cảm, NGOẠI TRỪ: 
a. Hạch tai thuộc dây thầm kinh IX
b. Hạch giao cảm xa trung tâm, gần tạng
c. *Hạch khẩu cái thuộc dây thần kinh III
d. Trung tâm ở trung não, hành não
Câu 2428. Đặc điểm của hệ Cholinergic, NGOẠI TRỪ: 
a. Acetylcholin tổng hợp ở tận cùng sợi cholinergic
b. *Thời gian tác dụng Acetylcholin trong vài phút
c. Có 2 loại thụ thể
d. Thụ thể Nicotinic N1 nằm trên tế bào hậu hạch trong synap cới sợi tiền hạch giao
cảm và phó giao cảm
Câu 2429. Đặc điểm của hệ Cholinergic, NGOẠI TRỪ: 
a. Acetylcholin tổng hợp ở tận cùng sợi cholinergic
b. Thời gian tác dụng Acetylcholin trong vài giây
c. *Có 3 loại thụ thể
d. Thụ thể M nằm trên tế bào đáp ứng trong synap với sợi hậu hạch phó giao cảm
Câu 2430. Đặc điểm của hệ Adrenergic, NGOẠI TRỪ: 
a. Tủy thượng thận cũng được xem là hệ này
b. *Thời gian tác dụng Noradrenalin trong vài phút
b. 80% Noradrenalin chuyển thành adrenalin ở tủy thượng thận
294
c. Có 2 loại thụ thể
Câu 2431. Đặc điểm của hệ Adrenergic, NGOẠI TRỪ: 
a. Tủy thượng thận được xem là hệ này
b. Thời gian tác dụng Noradrenalin trong vài giây
b. *10% Noradrenalin chuyển thành adrenalin ở tủy thượng thận
c. Có 2 loại thụ thể: α và β
Câu 2432. Đặc điểm của hệ Adrenergic, NGOẠI TRỪ: 
a. Tủy thượng thận cũng được xem là hệ này
b. *Dopamin tổng hợp từ Noradrenalin
b. 80% Noradrenalin chuyển thành adrenalin ở tủy thượng thận
c. Có 2 loại thụ thể: α và β
Câu 2433. Sợi bài tiết noradrenalin:
a. * Sợi hậu hạch giao cảm
b. Sợi hâu hạch phó giao cảm
c. Sợi tiền hạch giao cảm
d. Sợi tiền hạch phó giao cảm
Câu 2434. Trung tâm cao cấp của hệ thần kinh tự chủ:
a. Cấu trúc lưới
b. * Vùng hạ đồi
c. Vỏ não
d. Tủy tuyến thượng thận/ đồi thị
Câu 2435. Tác dụng của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Thông qua các phản xạ thực vật
b. Trên hệ tim mạch, kích thích giao cảm làm tăng hoạt động. kích thích phó
giao cảm làm giảm hoạt động
c. * Trên hệ tiêu hóa, kích thích giao cảm làm tăng hoạt động. kích thích phó
giao cảm làm giảm hoạt động
d. Giúp điều hòa hoạt động của các cơ quan
Câu 2436. Trung tâm phản xạ định hướng với ánh sáng:
a. Nhân tiền đình
b. Nhân mái
c. * Củ não sinh tư trước
d. Củ não sinh tư sau
Câu 2437. Trung tâm phản xạ định hướng với ánh sáng:
a. Nhân tiền đình
b. Nhân mái
c. Củ não sinh tư trước
d. * Củ não sinh tư sau
Câu 2438. Hành não có chức năng điều hòa trương lực cơ vì:
a. Chứa nhân đỏ làm tăng trương lực cơ
b. Chứa nhân tiền đình làm giảm trương lực cơ
c. * Chứa nhân tiền đình làm tăng trương lực cơ
d. Chứa nhân đỏ và nhân tiền đình điều hòa trương lực cơ
Câu 2439. Sợi adrenergic là sợi bài tiết chủ yếu:
a. Acetycholin
b. Adrenalin
c. * Noreadrenalin
295
d. Adrenalin và noreadrenalin
Câu 2440. Kích thích phó giao cảm gây:
a. Co đồng tử, giảm hoạt động tim mạch và tiêu hóa
b. Dãn đồng tử, giảm hoạt động tim mạch và tiêu hóa
c. * Co đồng tử, giảm hoạt động tim mạch, tăng hoạt động tiêu hóa
d. Dãn đồng tử, giảm hoạt động tim mạch, tăng hoạt động tiêu hóa
Câu 2441. Kích thích giao cảm gây:
a. Co đồng tử, giảm hoạt động tim mạch và tiêu hóa
b. Dãn đồng tử, tăng hoạt động tim mạch và tiêu hóa
c. Co đồng tử, giảm hoạt động tim mạch, tăng hoạt động tiêu hóa
d. * Dãn đồng tử, tăng hoạt động tim mạch, giảm hoạt động tiêu hóa
Câu 2442. Hạch phó giao cảm bao gồm các hạch sau, NGOẠI TRỪ:
a. * Hạch vòm khẩu cái
b. Hạch dưới hàm
c. Hạch tai
d. Hạch mi
Câu 2443. Các hạch nằm ngay trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng thuộc
dây:
a. IX
b. III
c. VII
d. * Xuất phát từ S2-S4
Câu 2444. Acetylcholin sau khi phân hủy sẽ trở thành:
a. AcetylCoA
b. AcetoacetylCoA
c. * Acid acetic
d. Acetylbutyrat
Câu 2445. Enzym phân hủy acetylcholin
a. Acetylcholin transferase
b. * Cholinesterase
c. Catecholinase
d. Acetylcholinmutase
Câu 2446. Enzym phân hủy acetylcholin
a. * Acetylcholin transferase
b. Cholinesterase
c. Catecholinase
d. Acetylcholinmutase
Câu 2447. Đặc điểm của vùng tiền vận động:
a. Nằm ngay sau vùng vận động sơ cấp
b. Sự kích thích một nhóm noron nhỏ rải rác ở vùng tiền vận động sẽ tạo ra
động tác co cơ của một cơ nào đó
c. Sự kích thích vùng tiền vận động không dẫn đến bất kỳ sự hoạt hóa cơ nào
d. * Vùng tiền vận động tạo nên một tư thế đặc biệt cần thiết cho chi thể tạo
nên động tác mong muốn
Câu 2448. Các tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông của vùng da có lông được
chi phối thần kinh bởi loại sợi nào trong các loại sợi sau:
a. * Sợi giao cảm hậu hạch cholinergic
296
b. Sợi phó giao cảm tiền hạch adrenergic
c. Sợi giao cảm hậu hạch adrenergic
d. Sợi phó giao cảm hậu hạch cholinergic
Câu 2449. Động tác vận động tinh tế của ngón trỏ có thể được thực hiện bởi
sự kích thích vùng vỏ não nào sau đây:
a. * Vùng vận động sơ cấp
b. Bán cầu tiểu não bên
c. Vỏ não tiền vận động
d. Vùng vận động bổ sung
Câu 2450. Các tuyến ở mũi, tuyến lệ, tuyến nước bọt và tiêu hóa được kích
thích bởi chất nào sau đây:
a. * Acetylcholin
b. Norepinephrine
c. Epinephrine
d. Serotonin
Câu 2451. Loại thụ thể cholinergic nào dược tìm thấy ở synape giữa các
noron trước hạch và sau hạch của hệ giao cảm:
a. Muscarinic
b. * Nicotinic
c. Alpha
d. Beta
Câu 2452. Đoạn tủy sống nào sau đây chứa toàn bộ noron giao cảm trước
hạch:
a. C5-T1
b. C3-C5
c. S2-S4
d. * T1-L2
Câu 2453. Phần nào của cơ thể được biểu thị chủ yếu ở vùng bên và vùng
dưới của vỏ não vân động sơ cấp:
a. * Mặt
b. Tay
c. Cổ
d. Chi dưới
Câu 2454. Nhóm hạch trước cột sống, NGOẠI TRỪ:
a. Hạch tạng
b. Hạch mạc treo
c. Hạch hạ vị
d. * Hạch tai
Câu 2455. Sự chi phối của thần kinh giao cảm tới vùng ngực xuất phát từ:
a. D2
b. * D3-D6
c. D7-D11
d. D12-L2
Câu 2456. Sự chi phối của thần kinh giao cảm tới vùng bụng xuất phát từ:
a. D2
b. D3-D6
c. * D7-D11
297
d. D12-L2
Câu 2457. Sự chi phối của thần kinh giao cảm tới vùng chi dưới xuất phát
từ:
a. D3-D6
b. D7-D11
c. * D12-L2
d. D2
Câu 2458. Sự chi phối của thần kinh giao cảm tới vùng chi dưới xuất phát
từ:
a. * D1
b. D2
c. D3-D6
d. D7-D11
Câu 2459. Sự chi phối của thần kinh giao cảm tới vùng cổ xuất phát từ:
a. * D2
b. D3-D6
c. D7-D11
d. D12-L2
Câu 2460. Sự chi phối của thần kinh phó giao cảm tới tuyến lệ, tuyến mũi,
tuyến dưới hàm xuất phát từ:
a. Dây III
b. * Dây VII
c. Dây IX
d. Dây X
Câu 2461. Sự chi phối của thần kinh phó giao cảm làm co cơ đồng tử, cơ thể
mi xuất phát từ:
a. * Dây III
b. Dây VII
c. Dây IX
d. Dây X
Câu 2462. Sự chi phối của thần kinh phó giao cảm tới các tạng trong ngực
bụng xuất phát từ:
a. Dây III
b. Dây VII
c. Dây IX
d. * Dây X
Câu 2463. Sự chi phối của thần kinh phó giao cảm tới tuyến mang tai xuất
phát từ:
a. Dây III
b. Dây VII
c. * Dây IX
d. Dây X
Câu 2464. Khi rời tủy sống đi tới các cơ vân ở ngoại vi, sợi trục của các
noron vận động phải đi qua cấu trúc nào sau đây:
a. Cột sau tủy sống
b. Mép trắng trước
c. Sừng sau tủy sống
298
d. * Rễ trước tủy sống
Câu 2465. Sợi trục của noron giao cảm trước hạch đi qua cấu trúc nào trong
các cấu trúc sau:
a. Rễ sau tủy sống
b. Nhánh trước của thần kinh sống
c. * Nhánh thông trắng
d. Nhánh thông xám
Câu 2466. Noron phó giao cảm trước hạch chi phối thần kinh cho đại tràng
xuống và trực tràng, nằm trong cấu trúc nào sau đây:
a. Nhân vận động lưng của thần kinh X
b. Hạch mạc treo tràng trên
c. Hạch mi
d. * Tủy sống ngang đốt S2,S3
Câu 2467. Đặc điểm của HTK phó giao cảm NGOẠI TRỪ:
a. * Trung tâm nằm liên tục
b. Hạch giao cảm gần tạng xa trung tâm
c. Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn
d. Ảnh hưởng phó giao cảm thường khu trú
Câu 2468. Đặc điểm của hệ giao cảm:
a. Trung tâm nằm không liên tục nhau trên não và tủy sống
b. Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn
c. Hạch gần tạng xa trung tâm
d. * Ảnh hưởng giao cảm thường lan rộng
Câu 2469. Vòng nhân đuôi có vai trò:
a. Là trung tâm của các vận động không ý thức
b. * Lập kế hoạch về trình tự thời gian cho nhiều hình thức vận động
c. Giúp thực hiện các động tác phức tạp đã được học tập và trở thành vô thức
d. Tạo ra các cử động đơn giản
Câu 2470. Biểu hiện của chứng athetose (múa vờn) trên bệnh nhân do ảnh
hưởng của tổn thương:
a. * Nhân cầu nhạt
b. Nhân bèo sẫm
c. Chất đen
d. Nhân đuôi
Câu 2471. Biểu hiện của chứng chorea (múa giật) trên bệnh nhân do ảnh
hưởng của tổn thương:
a. Nhân cầu nhạt
b. * Nhân bèo sẫm
c. Chất đen
d. Nhân đuôi
Câu 2472. Biểu hiện của chứng liệt run (bệnh Parkinson) trên bệnh nhân do
ảnh hưởng của tổn thương:
a. Nhân cầu nhạt
b. Nhân bèo sẫm
c. * Chất đen
d. Nhân đuôi

299
Câu 2473. Hoạt động dùng kéo cắt giấy, ném bóng vào rổ khi đã thành thạo
được thực hiện dưới sự kiểm soát của:
a. Nhân đỏ
b. * Vòng nhân bèo
c. Vòng nhân đuôi
d. Đồi thị
Câu 2474. Nơi tập hợp hầu hết các sợi cảm giác và vận động liên hệ giữa vỏ
não và tủy sống:
a. Đồi thị
b. Nhân bèo
c. Nhân đuôi
d. * Bao trong
Câu 2475. Đặc điểm của vùng vận động sơ cấp, NGOẠI TRỪ:
a. Chi phối đối bên
b. Phần nào có cử động càng phức tạp, tinh tế thì vùng đại diện của nó trên
vỏ não càng lớn
c. Nằm ở vỏ não thùy trán trước rãnh trung tâm
d. * Bản đồ hình cơ thể cao nhất là chi trên
Câu 2476. Đặc điểm của vùng vận động sơ cấp, NGOẠI TRỪ:
a. * Chi phối cùng bên
b. Phần nào có cử động càng phức tạp, tinh tế thì vùng đại diện của nó trên
vỏ não càng lớn
c. Nằm ở vỏ não thùy trán trước rãnh trung tâm
d. Bản đồ hình cơ thể cao nhất là chi dưới
Câu 2477. Đặc điểm của vùng vận động sơ cấp, NGOẠI TRỪ:
a. Chi phối đối bên
b. * Phần nào có cử động càng phức tạp, tinh tế thì vùng đại diện của nó trên
vỏ não càng nhỏ
c. Nằm ở vỏ não thùy trán trước rãnh trung tâm
d. Bản đồ hình cơ thể cao nhất là chi dưới
Câu 2478. Đặc điểm của vùng vận động sơ cấp, NGOẠI TRỪ:
a. Chi phối đối bên
b. Phần nào có cử động càng phức tạp, tinh tế thì vùng đại diện của nó trên
vỏ não càng lớn
c. * Nằm ở vỏ não sau rãnh trung tâm
d. Bản đồ hình cơ thể cao nhất là chi dưới
Câu 2479. Đường dẫn truyền nào sau đây không bắt chéo: NGOẠI TRỪ
a. Bó lưới tủy
b. Bó tiền đình tủy
c. * Bó nhân đỏ tủy
d. Bó trám tủy
Câu 2480. Đường dẫn truyền nào sau đây bắt chéo:
a. Bó tiền đình tủy
b. * Bó mái tủy
c. Bó trám tủy
d. Bó lưới tủy
Câu 2481. Noron alpha ở sừng trước tủy sống được kích thích bởi:
300
a.Nhân đỏ
b.Củ não sinh tư
c.Cấu tạo lưới ở cầu não
d.* Nhân tiền đình
Câu 2482. Các cơ kháng trọng trường được kích thích bởi:
a. Nhân đỏ
b. Củ não sinh tư
c. * Cấu tạo lưới ở cầu não
d. Nhân tiền đình
Câu 2483. Các cơ kháng trọng trường bị ức chế bởi:
a. Nhân đỏ
b. Cấu tạo lưới ở cầu não
c. * Cấu tạo lưới ở hành não
d. Nhân tiền đình
Câu 2484. Đặc điểm của tổn thương nhân đỏ hoặc bó nhân đỏ tủy:
a. Trương lực toàn bộ các cơ giảm
b. Mất các phản xạ định hướng âm thanh
c. Mất các phản xạ định hướng ánh sáng
d. * Tăng rất mạnh trương lực các cơ
Câu 2485. Cấu tạo lưới ở cầu não:
a. Ức chế truyền xuống và làm giảm trương lực cơ
b. Ức chế truyền xuống và làm tăng trương lực cơ
c. * Kích thích truyền xuống và làm tăng trương lực cơ
d. Kích thích truyền xuống và làm giảm trương lực cơ
Câu 2486. Cấu tạo lưới ở hành não:
a. * Ức chế truyền xuống và làm giảm trương lực cơ
b. Ức chế truyền xuống và làm tăng trương lực cơ
c. Kích thích truyền xuống và làm tăng trương lực cơ
d. Kích thích truyền xuống và làm giảm trương lực cơ
Câu 2487. Đường dẫn truyền nào sau đây là đường dẫn truyền ức chế:
a. * Hệ lưới truyền xuống từ hành não
b. Từ cầu não
c. Bó tiền đình tủy
d. Bó mái tủy
Câu 2488. Đường dẫn truyền nào sau đây là đường dẫn truyền ức chế:
a. * Bó nhân đỏ tủy
b. Từ cầu não
c. Bó tiền đình tủy
d. Bó mái tủy
Câu 2489. Sợi trục trong đường dẫn truyền ly tâm ở các vận động có ý thức
chủ yếu:
a. Bó tháp thẳng
b. * Bó tháp chéo
c. Bó tủy đồi thị sau
d. Bó gai thị trước
Câu 2490. Tổn thương vùng vận động bổ sung:
a. Liệt toàn thân
301
b. Phối hợp các động tác không nhịp nhàng
c. * Mất sự tinh tế trong các cử động
d. Liệt một số cơ quan ít cử động
Câu 2491. Tại cơ vân, noron vận động alpha sẽ giải phóng chất truyền đạt
thần kinh gắn lên thụ thể:
a. Nicotinic 1
b. * Nicotinic 2
c. Muscarinic
d. Alpha
Câu 2492. Bó tháp chéo bắt chéo ở:
a. * Hành não
b. Cầu não
c. Tủy sống
d. Ngay khi ra khỏi vỏ não
Câu 2493. Bó tháp thẳng bắt chéo ở:
a. Hành não
b. Cầu não
c. * Tủy sống
d. Không bắt chéo
Câu 2494. Nhân tiền đình trong hành não giữ vai trò:
a. Làm giảm trương lực cơ
b. * Làm tăng trương lực cơ
c. Làm tăng trương lực cơ khi phối hợp với tiểu não
d. Làm tăng trương lực cơ khi phối hợp với nhân đỏ
Câu 2495. Xung động từ nhân tiền đình xuống sừng trước tủy sống làm:
a. * Tăng trương lực cơ
b. Giảm trương lực cơ
c. Điều hòa trương lực cơ
d. Có liên quan đến tiểu não
Câu 2496. Tác dụng của norepinephrine khi gắn vào thụ thể alpha:
a. Giãn tế bào cơ trơn mạch máu ngoại biên
b. * Co tế bào cơ trơn mao mạch nội tạng
c. Tăng co bóp cơ tim
d. Giãn tế bào cơ trơn phế quản
Câu 2497. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Được phân phối đến các cơ quan nội tạng
b. Tạo phản ứng không theo ý muốn
c. Còn gọi là hệ thần kinh thực vật
d. * Tạo các cử động nhờ hệ cơ xương
Câu 2498. Trung khu hệ giao cảm phân bố ở:
a. * Sừng bên chất xám tủy sống từ D1-L2
b. Sừng bên chất xám tủy sống từ D1-L5
c. Sừng bên chất xám tủy sống từ D1-D10
d. Phân bố dọc hai bên đốt sống cổ
Câu 2499. Vùng vận động cơ bản:
a. Là nơi lưu trữ trí nhớ
b. Trung tâm điều khiển cử động phối hợp phức tạp
302
c. Hình chiếu của các bộ phận trong cơ thể trên vùng này bằng nhau
d. * Kích thích vùng này gây những cử động đơn giản
Câu 2500. Vùng tiền vận động:
a. Là nơi lưu trữ trí nhớ
b. * Trung tâm điều khiển cử động phối hợp phức tạp
c. Hình chiếu của các bộ phận trong cơ thể trên vùng này bằng nhau
d. Kích thích vùng này gây những cử động đơn giản
Câu 2501. Các sợi phó giao cảm có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi phó giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương qua các dây thần
kinh sọ III, VII, IX, X
b. Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây X
c. Các sợi trong dây III tới chi phối cho các cơ đồng tử, cơ thể mi
d. * Các sợi trong dây X tới chi phối cho đại tràng xuống, trực tràng
Câu 2502. Các sợi phó giao cảm có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
a. * sợi phó giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương qua các dây thần
kinh sọ II, VII, IX, X
b. Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây X
c. Các sợi trong dây III tới chi phối cho các cơ đồng tử, cơ thể mi
d. Các sợi trong tủy cùng tới chi phối cho đại tràng xuống, trực tràng
Câu 2503. Các sợi phó giao cảm có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi phó giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương qua các dây thần
kinh sọ III, VII, IX, X
b. * Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây IX
c. Các sợi trong dây III tới chi phối cho các cơ đồng tử, cơ thể mi
d. Các sợi trong tủy cùng tới chi phối cho đại tràng xuống, trực tràng
Câu 2504. Các sợi phó giao cảm có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi phó giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương qua các dây thần
kinh sọ III, VII, IX, X
b. Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây X
c. * Các sợi trong dây VII tới chi phối cho tuyến mang tai
d. Các sợi trong tủy cùng tới chi phối cho đại tràng xuống, trực tràng
Câu 2505. Các sợi phó giao cảm có đặc điểm sau NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi phó giao cảm rời khỏi hệ thần kinh trung ương qua các dây thần
kinh sọ III, VII, IX, X
b. * Các sợi trong dây IX tới chi phối cho tuyến lệ, tuyến mũi, tuyến dưới
hàm
c. Các sợi trong dây III tới chi phối cho các cơ đồng tử, cơ thể mi
d. Các sợi trong dây X tới chi phối cho đại tràng xuống, trực tràng
Câu 2506. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
cholinergic
b. Acetylcholin khi được tiêm vào hạch sẽ kích thích noron hậu hạch của cả
hệ giao cảm và phó giao cảm
c. Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi cholinergic
d. * Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi cholinergic
Câu 2507. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:

303
a. Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
cholinergic
b. Acetylcholin khi được tiêm vào hạch sẽ kích thích noron hậu hạch của cả
hệ giao cảm và phó giao cảm
c. * Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi adrenergic
d. Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi adrenergic
Câu 2508. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
cholinergic
b. * Acetylcholin khi được tiêm vào hạch chỉ kích thích noron hậu hạch của
hệ giao cảm
c. Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi cholinergic
d. Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi adrenergic
Câu 2509. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. * Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
adrenergic
b. Acetylcholin khi được tiêm vào hạch sẽ kích thích noron hậu hạch của cả
hệ giao cảm và phó giao cảm
c. Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi cholinergic
d. Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi adrenergic
Câu 2510. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
cholinergic
b. Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi cholinergic
c. * Các sợi hậu hạch giao cảm từ tuyến mồ hôi, cơ dựng lông là sợi
adrenergic
d. Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi adrenergic
Câu 2511. Đặc điểm của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. * Các sợi tiền hạch của hệ giao cảm và hệ phó giao cảm đều là sợi
adrenergic
b. Các sợi hậu hạch của hệ phó giao cảm đều là sợi cholinergic
c. Các sợi hậu hạch giao cảm từ tuyến mồ hôi, cơ dựng lông là sợi
cholinergic
d. Phần lớn sợi hậu hạch của hệ giao cảm là sợi adrenergic
Câu 2512. Điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. * Hormon tuyến giáp có tác dụng làm tăng tác dụng của hệ phó giao cảm
b. Vùng hạ đồi được coi là trung tâm cao nhất của hệ thần kinh tự chủ
c. Ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ thần kinh tự chủ rõ khi có
cảm xúc
d. Nhiều vùng của cấu tạo lưới thuộc hành não, cầu não, não giữa có tác
dụng điều hòa các chức năng tự động
Câu 2513. Điều hòa hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, NGOẠI TRỪ:
a. Hormon tuyến giáp có tác dụng làm tăng tác dụng của hệ giao cảm
b. * Đồi thị được coi là trung tâm cao nhất của hệ thần kinh tự chủ
c. Ảnh hưởng của vỏ não lên hoạt động của hệ thần kinh tự chủ rõ khi có
cảm xúc

304
d. Nhiều vùng của cấu tạo lưới thuộc hành não, cầu não, não giữa có tác
dụng điều hòa các chức năng tự động
Câu 2514. Hạch mi thuộc dây thần kinh:
a. * III
b. VII
c. IX
d. X
Câu 2515. Hạch tại thuộc dây thần kinh:
a. III
b. VII
c. * IX
d. X
Câu 2516. Hạch bướm khẩu cái thuộc dây thần kinh:
a. III
b. * VII
c. IX
d. X
Câu 2517. Các hạch nằm trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng thuộc dây:
a. III
b. VII
c. IX
d. * X
Câu 2518. Đặc điểm của hệ cholinergic:
a. * Là những sợi bài tiết acetylcholin
b. Có 4 loại thụ thể
c. Tất cả các sợi hậu hạch giao cảm và phó giao cảm đều thuộc hệ này
d. Thụ thể nicotinic nằm trên tế bào đáp ứng trong synap với sợi hậu hạch
phó giao cảm
Câu 2519. Đặc điểm của đường dẫn truyền vận động tháp, NGOẠI TRỪ:
a. * Thân noron có 1/3 ở vùng vận động sơ cấp, 1/3 ở vùng tiền vận động và
1/3 ở vùng vận động bổ sung
b. Bỏ vỏ tủy đi thẳng cùng bên từ vỏ não xuống hành não
c. Bó tháp thẳng bắt chéo tại tủy
d. Ở đoạn tủy cổ, bó tháp tạo synap trực tiếp với noron vận động alpha ở
sừng trước
Câu 2520. Đặc điểm của đường dẫn truyền vận động tháp, NGOẠI TRỪ:
a. Đường dẫn truyền vận động tháp có hai chặng
b. Bó tháp chéo bắt chéo ở hành não
c. Chặng thứ hai từ tủy sống tới cơ vân
d. * Tất cả các bó tháp tại tủy sống đều tạo synap với noron trung gian
Câu 2521. Đặc điểm của hệ thần kinh động vật:
a. Tất cả các thần kinh vận động chi phối cho cơ vân đều là có ý thức
b. * Bao gồm hệ tháp và hệ ngoại tháp
c. Hệ ngoại tháp tham gia kiểm soát hoạt động co cơ có ý thức
d. Trung tâm vận động tháp gồm vỏ não vận động và các nhân xám ở thân
não
Câu 2522. Đặc điểm của hệ thần kinh động vật:
305
a. Tất cả các thần kinh vận động chi phối cho cơ vân đều là có ý thức
b. Bao gồm hệ tháp và các nhân nền não
c. Hệ ngoại tháp tham gia kiểm soát hoạt động co cơ có ý thức
d. * Trung tâm vận động tháp gồm vỏ não vận động và các nhân nền não
Câu 2523. Chức năng của các nhân nền não, NGOẠI TRỪ:
a. Vòng nhân bèo giúp vỏ não trong việc thực hiên các kiểu vận động phức
tạp đã được học tập và trở thành vô thức
b. Tổn thương một bộ phận của vòng nhân bèo dẫn đến các rối loạn về vận
động như múa vờn, múa giật
c. Vòng nhân đuôi giúp tính toán thời gian thực hiện cử động, ước tính quy
mô cường độ cử động
d. * Tổn thương vòng nhân đuôi sẽ làm mất sự kiểm soát các cử động tinh tế
của bàn tay, bàn chân
Câu 2524. Các bó thần kinh tác động đến noron vận động alpha, NGOẠI
TRỪ:
a. Bó tháp
b. * Bó lưới tủy
c. Bó tiền đình tủy
d. Bó nhân đỏ tủy
Câu 2525. Hạch nào sau đây thuộc dây III:
a. * Hạch mi
b. Hạch tai
c. Hạch tạng
d. Hạch bướm khẩu cái
Câu 2526. Noron hậu hạch của hệ phó giao cảm nằm ở:
a. Trung não
b. Hành não
c. Sừng bên chất xám tủy sống
d. * Hạch phó giao cảm
Câu 2527. Đám rối dương vùng thượng vị xuất phát từ các sợi thuộc:
a. Hạch mạc treo
b. * Hạch tạng
c. Hạch hạ vị
d. Hạch cổ
Câu 2528. Chọn câu SAI:
a. Sợi giao cảm đến chi phối cho tủy tuyến thượng thận chỉ có một sợi
b. Tế bào tủy tuyến thượng thận do tế bào thần kinh biệt hóa tạo thành
c. Tủy tuyến thượng thận gây bài tiết catecholamin có tác dụng giống hiệu
ứng giao cảm
d. * Tủy tuyến thượng thận có tác dụng giao cảm trực tiếp
Câu 2529. Các tạng như dạ dày, ruột, gan, tủy được chi phối của thần kinh
phó giao cảm xuất phát từ:
a. Dây VII
b. Dây IX
c. * Dây X
d. S2-S4
Câu 2530. Xung động từ hệ cholinergic làm:
306
a. Tăng nhịp tim
b. * Co cơ phế quản
c. Giảm cử động và trương lực hệ tiêu hóa
d. Giãn cơ bàng quang
Câu 2531. Xung động adrenergic làm:
a. * Giãn cơ thể mi
b. Giảm tần số tim
c. Hoạt động tâm thần giảm
d. Giãn mạch ở da niêm
Câu 2532. Xung động từ hệ cholinergic làm:
a. Co cơ vòng bàng quang
b. Bài tiết tại chỗ tuyến mồ hôi
c. * Co ống dẫn mật, túi mật
d. Co tuyến nước bọt

SINH LÝ PHẢN XẠ
(câu 2533 – câu 2666)

Câu 2533. Với cường độ kích thích bằng hoặc vượt ngưỡng, phản xạ xảy ra tại chổ
bị kích thích là quy luật phản xạ tủy: 
a. * Quy luật một bên
b. Quy luật đối xứng
c. Quy luật khuếch tán
d. Quy luật toàn thể
Câu 2534. Đặc điểm của cung phản xạ 02 nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. * Thời gian tiềm tàng tương đối dài
b. Nơ ron thứ 1 thân ở hạch gai, sợi trục theo rễ sau thần kinh tủy vào tận cùng ở
sừng trước tủy sống chất xám tủy sống
c. Nơron thứ 2 thân ở sừng trước chất xám tủy sống, sợi trục theo rễ trước thần
kinh tủy đến cơ quan đáp ứng
d. Thời gian phản xạ nhanh hơn cung phản xạ 3 nơron
307
Câu 2535. Đặc điểm của cung phản xạ 03 nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. * Thời gian phản xạ nhanh hơn cung phản xạ 2 nơron
b. Nơ ron thứ 1 thân ở hạch gai, sợi trục theo rễ sau thần kinh tủy vào tận cùng ở
sừng sau chất xám tủy sống
c. Nơron thứ 2 còn gọi là nơron trung gian
d. Thời gian tiềm tàng tương đối dài
Câu 2536. Phản xạ không có trung tâm nằm ở tủy sống: 
a. * Phản xạ thăng bằng
b. Phản xạ trương lực cơ
c. Phản xạ da
d. Phản xạ rút lui
Câu 2537. Phản xạ của vùng thân não có tính sinh mạng, NGOẠI TRỪ: 
a. * Phản xạ tư thế - chỉnh thế
b. Phản xạ hô hấp
c. Phản xạ tim mạch
d. Phản xạ tiêu hóa
Câu 2538. Đường dẫn truyền hướng tâm trong cung phản xạ có bộ phận nhận
cảm ở gân, cơ, xương, khớp của phản xạ tiểu não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bó gai thị
b. Bó tủy tiểu não chéo
c. Bó tủy tiểu não thẳng
d. Bó Goll – Burdach
Câu 2539. Chức năng của cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, xương,
khớp của phản xạ tiểu não: 
a. * Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ tứ chi – thân mình
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ vùng đầu – mặt – cổ
c. Kiểm soát và điều chỉnh các phản xạ rung giật nhãn cầu
d. Kiểm soát và điều chỉnh các phản xạ tự chủ
Câu 2540. Chức năng của cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình
của phản xạ tiểu não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ tứ chi – thân mình
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ vùng đầu – mặt – cổ
c. Kiểm soát và điều chỉnh các phản xạ rung giật nhãn cầu
d. Kiểm soát và điều chỉnh các phản xạ tự chủ
Câu 2541. Trung tâm phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý: 
a. * Vỏ tiểu não mới cho sợi đi đến nhân răng
b. Vỏ não
c. Thùy nhung tiểu não
d. Thùy nhộng tiểu não
Câu 2542. Tổn thương tiểu não, bệnh nhân có biểu hiện, NGOẠI TRỪ: 
a. * Không thực hiện được các động tác
b. Mất thăng bằng
c. Thực hiện các động tác không đúng hướng, đúng tầm
d. Ảnh hưởng các hoạt động khởi đầu và kết thúc động tác
Câu 2543. Trung tâm điều hòa thân nhiệt, điều hòa no, đói và trung tâm khát: 
a. * Vùng hạ đồi
b. Đồi thị
308
c. Các nhân nền não
d. Vỏ não
Câu 2544. Sự phân chia tiểu não theo tiến hóa, tiểu não gồm các phần, NGOẠI
TRỪ: 
a. * Tiền tiểu não
b. Tiểu não cổ
c. Tiểu não cũ
d. Tiểu não mới
Câu 2545. Cường độ kích thích tăng lên đến một ngưỡng xác định gây nên hiện
tượng phản ứng lan sang các phần cơ thể khác cùng bên bị kích thích là quy
luật: 
a. * Khuếch tán
b. Một bên
c. Đối xứng
d. Toàn thể
Câu 2546. Cường độ kích thích tăng lên đến một ngưỡng xác định gây ra phản
xạ bên đối diện bị kích thích: 
a. * Đối xứng
b. Một bên
c. Khuếch tán
d. Toàn thể
Câu 2547. Phản xạ có sự tham gia tối thiểu 3 nơron, NGOẠI TRỪ: 
a. * Phản xạ gân cơ
b. Phản xạ rút lui
c. Phản xạ da bụng
d. Phản xạ da bìu
Câu 2548. Cung phản xạ gồm mấy phần: 
a. 3
b. 4
c. *5
d. 6
Câu 2549. Các phản xạ được thực hiện dưới sự chỉ huy của các trung tâm,
NGOẠI TRỪ: 
a. Tủy sống
b. Đoan não
c. Tiểu não
d. *Hạch gai
Câu 2550. Cung phản xạ của tủy sống có thể có bao nhiêu nơron: 
a. 1 hoặc 2
b. *2 hoặc 3
c. 3 hoặc 4
d. 2 hoặc 4
Câu 2551. Cung phản xạ 2 nơron có đặc điểm: 
a. *Thời gian tiềm tàng ngắn
b. Sợi trục của nơron I tận cùng ở sừng sau chất xám tủy sống
c. Thân của nơron II ở sừng sau chất xám tuỷ sống
d. Sợi trục của nơron II tận cùng ở sừng sau chất xám tủy sống
309
Câu 2552. Cung phản xạ 2 nơron có đặc điểm: 
a. Thời gian tiềm tàng tương đối dài
b. *Sợi trục của nơron I tận cùng ở sừng trước chất xám tủy sống
c. Thân của nơron II ở sừng sau chất xám tuỷ sống.
d. Sợi trục của nơron II tận cùng ở sừng sau chất xám tủy sống
Câu 2553. Cung phản xạ 2 nơron có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thời gian tiềm tàng ngắn
b. Sợi trục của nơron I tận cùng ở sừng trước chất xám tủy sống
c. Thân của nơron II ở sừng trước chất xám tuỷ sống.
d. *Sợi trục nơron II theo rễ sau thần kinh tuỷ đến cơ quan đáp ứng
Câu 2554. Cung phản xạ 3 nơron có đặc điểm: 
a. *Thời gian tiềm tàng tương đối dài
b. Sợi trục nơron I theo rễ sau thần kinh tuỷ vào tận cùng ở sừng trước chất xám tuỷ
sống
c. Sợi trục nơron II tận cùng ở sừng sau chất xám tuỷ sống
d. Thân nơron III ở sừng sau chất xám tuỷ sống
Câu 2555. Cung phản xạ 3 nơron có đặc điểm: 
a. Thời gian tiềm tàng ngắn
b. Sợi trục nơron I theo rễ trước thần kinh tuỷ vào tận cùng ở sừng trước chất xám
tuỷ sống
c. *Sợi trục nơron II tận cùng ở sừng trước chất xám tuỷ sống
d. Thân nơron III ở sừng sau chất xám tuỷ sống
Câu 2556. Cung phản xạ 3 nơron có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Thời gian tiềm tàng tương đối dài
b. *Sợi trục nơron I theo rễ trước thần kinh tuỷ vào tận cùng ở sừng trước chất xám
tuỷ sống
c. Sợi trục nơron II tận cùng ở sừng trước chất xám tuỷ sống
d. Thân nơron III ở sừng trước chất xám tuỷ sống
Câu 2557. Các loại phản xạ của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ gân
b. Phản xạ vận mạch
c. Phản xạ tư thế
d. *Phản xạ rung giật nhãn cầu
Câu 2558. Các phản xạ cơ bản của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ của tế bào Renshaw
b. Phản xạ căng cơ
c. Phản xạ gân
d. *Phản xạ rút lui
Câu 2559. Phản xạ nào là phản xạ cơ bản của tủy sống: 
a. *Phản xạ da
b. Phản xạ tư thế
c. Phản xạ rút lui
d. Phản xạ của hệ thần kinh tự chủ ở tủy sống
Câu 2560. Các phản xạ thực hiện động tác của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ tư thế
b. Phản xạ rút lui
c. Phản xạ duỗi chéo
310
d. *Phản xạ căng cơ
Câu 2561. Phản xạ nào là phản xạ thực hiện động tác của tủy sống: 
a. Phản xạ căng cơ
b. Phản xạ da
c. *Phản xạ tư thế
d. Phản xạ của hệ thần kinh tự chủ ở tủy sống
Câu 2562. Phản xạ nào là phản xạ điều hòa của tủy sống: 
a. Phản xạ căng cơ
b. Phản xạ da
c. Phản xạ tư thế
d. *Phản xạ của hệ thần kinh tự chủ ở tủy sống
Câu 2563. Phản xạ của tế bào Renshaw có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên nơron vận động alpha trong tủy sống
b. *Khi nơron alpha phát xung động gây co cơ trơn, tế bào Renshaw sẽ ức chế
nơron alpha
c. Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó càng
mạnh
d. Nhờ phản xạ của tế bào Renshaw mà sau khi cơ co, cơ sẽ giãn ra tránh hiện tượng
co cứng
Câu 2564. Phản xạ của tế bào Renshaw có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên nơron vận động alpha trong tủy sống
b. Khi nơron alpha phát xung động gây co cơ vân, tế bào Renshaw sẽ ức chế nơron
alpha
c. *Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó
càng yếu
d. Nhờ phản xạ của tế bào Renshaw mà sau khi cơ co, cơ sẽ giãn ra tránh hiện tượng
co cứng
Câu 2565. Phản xạ của tế bào Renshaw có đặc điểm: 
a. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên các tế bào cơ vân
b. Khi nơron alpha phát xung động gây co cơ vân, tế bào Renshaw sẽ kích thích
nơron alpha
c. Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó càng
yếu
d. *Nhờ phản xạ của tế bào Renshaw mà sau khi cơ co, cơ sẽ giãn ra tránh hiện
tượng co cứng
Câu 2566. Phản xạ của tế bào Renshaw có đặc điểm:
a. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên các tế bào cơ vân
b. Khi nơron alpha phát xung động gây co cơ vân, tế bào Renshaw sẽ kích thích
nơron alpha
c. *Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó
càng mạnh
d. Nhờ phản xạ của tế bào Renshaw mà cơ co lại được sau khi giãn ra
Câu 2567. Phản xạ của tế bào Renshaw có đặc điểm: 
a. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên các tế bào cơ vân
b. *Khi nơron alpha phát xung động gây co cơ vân, tế bào Renshaw sẽ ức chế nơron
alpha

311
c. Nơron alpha càng hưng phấn mạnh thì sự ức chế của tế bào Renshaw lên nó càng
yếu
d. Nhờ phản xạ của tế bào Renshaw mà cơ co lại được sau khi giãn ra
Câu 2568. Phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. *Phản xạ căng cơ là phản xạ có cung 2 nơron
b. Thời gian tiềm tàng tương đối dài
c. Chi phối cho cơ trơn
d. Không có vai trò tạo ra trương lực cơ
Câu 2569. Phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. *Phản xạ căng cơ là phản xạ có 1 synap
b. Thời gian tiềm tàng tương đối dài
c. Chi phối cho cơ trơn
d. Không có vai trò tạo ra trương lực cơ
Câu 2570. Phản xạ căng cơ có đặc điểm, ngoại trừ: 
a. Chi phối cho cơ vân
b. *Không có vai trò hình thành tư thế
c. Tránh cho cơ giãn ra quá mức
d. Giúp động tác được mềm mại, liên tục
Câu 2571. Phản xạ căng cơ có đặc điểm, ngoại trừ: 
a. Chi phối cho cơ vân
b. Tạo ra trương lực cơ hình thành tư thế
c. *Làm cho cơ giãn ra quá mức
d. Giúp động tác được không bị run rẩy, giật cục
Câu 2572. Phản xạ căng cơ có đặc điểm, ngoại trừ: 
a. *Phản xạ căng cơ là phản xạ có cung 2 synap
b. Thời gian tiềm tàng ngắn
c. Tránh cho cơ giãn ra quá mức
d. Giúp động tác được mềm mại, liên tục
Câu 2573. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. Bên cạnh mỗi cơ vân có một cấu trúc đặc biệt gọi là suốt cơ
b. Hai đầu suốt cơ là bộ phận nhận cảm cảm giác căng
c. Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, xung động theo sợi cảm giác (loại sợi B)
truyền về tủy sống
d. *Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, kích thích nơron vận động alpha gây co

Câu 2574. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. Bên cạnh mỗi cơ vân có một cấu trúc đặc biệt gọi là suốt cơ
b. Hai đầu suốt cơ là bộ phận nhận cảm cảm giác căng
c. *Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, xung động theo sợi cảm giác (loại sợi A)
truyền về tủy sống
d. Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, ức chế nơron vận động alpha gây co cơ
Câu 2575. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. *Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại không ý thức
b. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw làm cơ vân giãn ra tuyệt đối
c. Khi cần duy trì tư thế trong một thời gian dài, nơron vận động alpha ở sừng
trước tủy sống sẽ khởi phát phản xạ căng cơ
d. Khi nơron vận động gama bị kích thích, phản xạ căng cơ giảm
312
Câu 2576. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại một cách có ý thức
b. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw làm cơ vân giãn ra tuyệt đối
c. *Khi cần duy trì tư thế trong một thời gian dài, nơron vận động gamma ở sừng
trước tủy sống sẽ khởi phát phản xạ căng cơ
d. Khi nơron vận động gama bị kích thích, phản xạ căng cơ giảm
Câu 2577. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại một cách có ý thức
b. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw làm cơ vân giãn ra tuyệt đối
c. Khi cần duy trì tư thế trong một thời gian dài, nơron vận động alpha ở sừng
trước tủy sống sẽ khởi phát phản xạ căng cơ
d. *Khi nơron vận động gama giảm kích thích, phản xạ căng cơ giảm
Câu 2578. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại một cách có ý thức
b. *Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw làm cơ vân hơi co nhẹ
c. Khi cần duy trì tư thế trong một thời gian dài, nơron vận động alpha ở sừng
trước tủy sống sẽ khởi phát phản xạ căng cơ
d. Khi nơron vận động gama giảm kích thích, trương lực cơ toàn thân tăng
Câu 2579. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại không ý thức
b. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw tạo ra trương lực cơ
c. *Khi nơron vận động gama giảm kích thích, trương lực cơ toàn thân tăng
d. Khi nơron vận động gama giảm kích thích sẽ tạo ra tư thế nằm nghỉ ngơi
Câu 2580. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ căng cơ gây co cơ trở lại không ý thức
b. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw tạo ra trương lực cơ
c. Khi nơron vận động gama giảm kích thích, trương lực cơ toàn thân giảm
d. *Khi nơron vận động gama bị kích thích sẽ tạo ra tư thế nằm nghỉ ngơi
Câu 2581. Cơ chế của phản xạ căng cơ có đặc điểm: 
a. *Còn được gọi là phản xạ gân-cơ
b. Khi trung tâm của suốt cơ bị kéo căng, xung động theo sợi cảm giác (loại sợi C)
truyền về tủy sống
c. Sự giằng co giữa phản xạ căng cơ và tế bào Renshaw làm cơ vân co mạnh
d. Khi nơron vận động gama bị kích thích sẽ tạo ra tư thế nằm nghỉ ngơi
Câu 2582. Phản xạ gân cơ nhị đầu gây đáp ứng gì: 
a. *Gấp cẳng tay
b. Duỗi cẳng tay
c. Gấp và xoay ngửa cẳng tay
d. Úp sấp cẳng tay
Câu 2583. Phản xạ gân cơ nhị đầu có đặc điểm gì: 
a. *Là phản xạ của tủy sống
b. Thuộc nhóm phản xạ gân
c. Duỗi cẳng tay
d. Trung tâm chi phối C8
Câu 2584. Phản xạ gân cơ nhị đầu có đặc điểm gì: 
a. *Thuộc nhóm phản căng cơ
b. Duỗi cẳng tay
313
c. Trung tâm chi phối C7
d. Trung tâm chi phối C8
Câu 2585. Phản xạ gân cơ nhị đầu có đặc điểm gì: 
a. Thuộc nhóm phản gân
b. Duỗi cẳng tay
c. *Trung tâm chi phối C5-C6
d. Trung tâm chi phối C8
Câu 2586. Phản xạ gân cơ tam đầu gây đáp ứng gì: 
a. Gấp cẳng tay
b. *Duỗi cẳng tay
c. Gấp và xoay ngửa cẳng tay
d. Úp sấp cẳng tay
Câu 2587. Phản xạ gân cơ tam đầu có đặc điểm gì: 
a. *Là phản xạ cơ bản của tủy sống
b. Thuộc nhóm phản xạ gân
c. Gấp cẳng tay
d. Trung tâm chi phối C8
Câu 2588. Phản xạ gân cơ tam đầu có đặc điểm gì: 
a. Là phản xạ thực hiện động tác của tủy sống
b. *Thuộc nhóm phản xạ căng cơ
c. Gấp cẳng tay
d. Trung tâm chi phối C8
Câu 2589. Phản xạ gân cơ tam đầu có đặc điểm gì: 
a. Thuộc nhóm phản xạ gân
b. Gấp cẳng tay
c. Trung tâm chi phối C8
d. *Trung tâm chi phối C6-C8
Câu 2590. Phản xạ gân có đặc điểm gì: 
a. Là phản xạ gân-cơ
b. Bộ phận nhận cảm là receptor Golgi nằm ở trung tâm của cơ vân
c. *Khi cơ co, receptor Golgi bị kích thích phát xung động theo sợi Aα về tủy sống
d. Xung động theo sợi Aα về tủy sống gây ức chế trực tiếp nơron vận động alpha
làm cơ giãn ra
Câu 2591. Phản xạ gân có đặc điểm gì: 
a. Là phản xạ gân-cơ
b. Bộ phận nhận cảm là receptor Golgi nằm ở trung tâm của cơ vân
c. Khi cơ co, receptor Golgi bị kích thích phát xung động theo sợi Ad về tủy sống
d. *Xung động theo sợi Aα về tủy sống gây ức chế gián tiếp nơron vận động alpha
làm cơ giãn ra
Câu 2592. Phản xạ gân có đặc điểm gì: 
a. Là phản xạ gân-cơ
b. *Bộ phận nhận cảm là receptor Golgi nằm trong gân của cơ vân
c. Phản xạ gân ngược lại với phản xạ căng cơ
d. Phản xạ gân giúp phân bố đồng đều lực co giữa các sợi cơ
Câu 2593. Phản xạ gân có đặc điểm gì: 
a. Bộ phận nhận cảm là receptor Golgi nằm ở trung tâm của cơ vân
b. Khi cơ co, receptor Golgi bị kích thích phát xung động theo sợi C về tủy sống
314
c. Phản xạ gân giống với phản xạ căng cơ
d. *Phản xạ gân mang tính chất tiết đoạn
Câu 2594. Phản xạ gân có đặc điểm, NGOẠI TRỪ: 
a. Xung động theo sợi Aα về tủy sống gây ức chế gián tiếp nơron vận động alpha
qua nơron trung gian làm cơ giãn ra
b. *Phản xạ gân giống với phản xạ căng cơ
c. Phản xạ gân giúp phân bố đồng đều lực co giữa các sợi cơ
d. Phản xạ gân mang tính chất tiết đoạn
Câu 2595. Phản xạ da có đặc điểm gì: 
a. *Cung phản xạ có 3 nơron
b. Kích thích yếu và lập đi lập lại lại không gây được phản xạ
c. Là kết quả của hiện tượng “nhột”
d. Phản xạ da mang tính chất tiết đoạn nên không định vị được tổn thương
Câu 2596. Phản xạ da có đặc điểm gì: 
a. Cung phản xạ có 3 synap
b. *Kích thích mạnh có thể không gây được phản xạ
c. Kích thích yếu và lập đi lập lại lại không gây được phản xạ
d. Phản xạ da mang tính chất tiết đoạn nên không định vị được tổn thương
Câu 2597. Phản xạ da có đặc điểm gì: 
a. Cung phản xạ có 2 nơron
b. Kích thích yếu và lập đi lập lại lại không gây được phản xạ
c. Phản xạ da diễn ra song song với phản xạ rút lui
d. *Phản xạ da mang tính chất tiết đoạn
Câu 2598. Trung tâm chi phối phản xạ da bụng trên nằm ở đoạn tủy nào: 
a. *D6-D8
b. D8-D10
c. D10-D12
d. L4-S3
Câu 2599. Trung tâm chi phối phản xạ da bụng giữa nằm ở đoạn tủy nào: 
a. D6-D8
b. *D8-D10
c. D10-D12
d. L4-S3
Câu 2600. Trung tâm chi phối phản xạ da bụng dưới nằm ở đoạn tủy nào: 
a. D6-D8
b. D8-D10
c. *D10-D12
d. L4-S3
Câu 2601. Trung tâm chi phối phản xạ da quanh hậu môn nằm ở đoạn tủy
nào: 
a. D6-D8
b. L4-S3
c. S1-S2
d. *S3
Câu 2602. Trung tâm chi phối phản xạ da lòng bàn chân nằm ở đoạn tủy
nào: 
a. D6-D8
315
b. L4-S3
c. *S1-S2
d. S3
Câu 2603. Đặc điểm của phản xạ tư thế của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. *Khi nghỉ các cơ vẫn ở trạng thái co trương lực với sự tham gia của nơron vận
động alpha ở tủy sống
b. Tăng trương lực đồng thời các cơ gấp ở hai chi dưới và duy trì trong một thời
gian dài để đảm bảo một tư thế ngồi nhất định
c. Trung tâm phản xạ ngồi nằm ở vùng thắt lưng
d. Trung tâm phản xạ đứng nằm ở vùng thắt lưng
Câu 2604. Đặc điểm của phản xạ tư thế của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Khi nghỉ các cơ vẫn ở trạng thái co trương lực với sự tham gia của nơron vận
động gamma ở tủy sống
b. Các cơ duỗi ở cổ, thân mình, chi dưới phải co trương lực để duy trì tư thế
c. Tăng trương lực đồng thời các cơ gấp ở hai chi dưới và duy trì trong một thời
gian dài để đảm bảo một tư thế ngồi nhất định
d. *Trung tâm phản xạ ngồi nằm ở vùng cùng cụt
Câu 2605. Đặc điểm của phản xạ tư thế của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ ngồi nằm ở vùng thắt lưng
b. *Phản xạ đứng: giảm trương lực đồng thời các cơ duỗi ở hai chi dưới và duy trì
trong một thời gian dài
c. Trung tâm phản xạ đứng nằm ở vùng thắt lưng
d. Phản xạ khi nằm nghỉ ngơi: giảm trương lực các cơ vân toàn cơ thể
Câu 2606. Đặc điểm của phản xạ tư thế của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Khi nghỉ các cơ vẫn ở trạng thái co trương lực với sự tham gia của nơron vận
động gamma ở tủy sống
b. *Tăng trương lực đồng thời các cơ gấp ở hai chi dưới và duy trì trong một thời
gian ngắn để đảm bảo một tư thế ngồi nhất định
c. Phản xạ đứng: tăng trương lực đồng thời các cơ duỗi ở hai chi dưới và duy trì
trong một thời gian dài
d. Phản xạ khi nằm nghỉ ngơi: giảm trương lực các cơ vân toàn cơ thể
Câu 2607. Đặc điểm của phản xạ rút lui của tủy sống: 
a. *Còn được gọi là phản xạ gấp hay phản xạ da
b. Đường dẫn truyền trong tủy sống của phản xạ theo lối hội tụ
c. Có sự tham gia của nhiều nơron tối thiểu là 2 nơron
d. Thời gian tiềm tàng ngắn
Câu 2608. Đặc điểm của phản xạ rút lui của tủy sống: 
a. Còn được gọi là phản xạ gân cơ
b. *Có sự tham gia của nhiều nơron tối thiểu là 3 nơron
c. Thời gian tiềm tàng ngắn
d. Đáp ứng của phản xạ mất đi ngay sau khi cơ thể rời xa tác nhân kích thích
Câu 2609. Đặc điểm của phản xạ rút lui của tủy sống: 
a. Đường dẫn truyền trong tủy sống của phản xạ theo lối hội tụ
b. Có sự tham gia của nhiều nơron tối thiểu là 2 nơron
c. Thời gian tiềm tàng ngắn
d. *Đáp ứng của phản xạ vẫn được giữ thêm một thời gian sau khi cơ thể đã rời xa
tác nhân kích thích
316
Câu 2610. Đường dẫn truyền trong tủy sống của phản xạ rút lui có thể theo
các quy luật nào, NGOẠI TRỪ: 
a. Quy luật một bên
b. Quy luật đối xứng
c. *Quy luật hội tụ
d. Quy luật toàn thể
Câu 2611. Đường dẫn truyền trong tủy sống của phản xạ rút lui có thể theo
các quy luật nào, NGOẠI TRỪ: 
a. Quy luật một bên: một kích thích yếu chỉ tạo ra phản xạ tại chỗ bị kích thích
b. *Quy luật đối xứng: nếu giảm cường độ kích thích sẽ gây phản xạ bên đối diện bị
kích thích
c. Quy luật khuếch tán: nếu tiếp tục tăng cường độ kích thích lên nữa thì phản ứng
lan sang các phần cơ thể khác cùng bên bị kích thích
d. Quy luật toàn thể: nếu kích thích với cường độ quá mạnh phản ứng sẽ lan truyền
khắp cơ thể, tất cả các cơ đều co
Câu 2612. Đường dẫn truyền trong tủy sống của phản xạ rút lui có thể theo
các quy luật nào, NGOẠI TRỪ: 
a. Quy luật một bên: một kích thích yếu chỉ tạo ra phản xạ tại chỗ bị kích thích
b. Quy luật đối xứng: nếu tăng cường độ kích thích sẽ gây thêm phản xạ bên đối
diện bị kích thích
c. Quy luật khuếch tán: nếu tiếp tục tăng cường độ kích thích lên nữa thì phản ứng
lan sang các phần cơ thể khác cùng bên bị kích thích
d. *Quy luật toàn thể: nếu kích thích với cường độ quá mạnh phản ứng sẽ lan truyền
khắp cơ thể, tất cả các cơ đều giãn
Câu 2613. Phản xạ nào sau đây là phản xạ duỗi chéo của tủy sống, NGOẠI
TRỪ: 
a. Trong một cơ, khi cơ gấp co lại thì cơ duỗi sẽ giãn ra và ngược lại
b. *Kích thích đau vào chân trái sẽ gây co chân trái và tay trái
c. Khi đi, một tay đánh trước thì một tay đánh sau phối hợp rất nhịp nhàng
d. Phản xạ duỗi chéo xuất hiện ở 4 chi để hoàn thành động tác đi hoặc chạy
Câu 2614. Đặc điểm của phản xạ điều hòa của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những phản xạ thần kinh tự chủ
b. *Trung tâm phản xạ nằm ở sừng trước chất xám tủy
c. Phản xạ bài tiết mồ hôi có trung tâm không định khu rõ
d. Phản xạ tim có trung tâm định khu rõ
Câu 2615. Đặc điểm của phản xạ điều hòa của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những phản xạ thần kinh tự chủ
b. Trung tâm phản xạ nằm ở sừng bên chất xám tủy
c. Phản xạ vận mạch có trung tâm định khu không rõ
d. *Phản xạ tiêu hóa có trung tâm định khu không rõ
Câu 2616. Đặc điểm của phản xạ điều hòa của tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những phản xạ thần kinh tự chủ
b. Trung tâm phản xạ nằm ở sừng bên chất xám tủy
c. *Phản xạ bài tiết mồ hôi có trung tâm định khu rõ
d. Phản xạ tiết niệu-sinh dục có trung tâm định khu rõ
Câu 2617. Các phản xạ nào sau đây là phản xạ của hành-cầu não, NGOẠI
TRỪ: 
317
a. Phản xạ hô hấp
b. Phản xạ chảy nước mắt
c. Phản xạ giác mạc
d. *Phản xạ định hướng với ánh sáng
Câu 2618. Các phản xạ nào sau đây là phản xạ của hành-cầu não, NGOẠI
TRỪ: 
a. Phản xạ tim mạch
b. Phản xạ giác mạc
c. Phản xạ tư thế-chỉnh thế
d. *Phản xạ định hướng với âm thanh
Câu 2619. Các phản xạ nào sau đây được gọi là phản xạ có tính sinh mạng:

a. Phản xạ hô hấp
b. Phản xạ tim mạch
c. Phản xạ tiêu hóa
d. *Phản xạ tiết niệu
Câu 2620. Hành não và cầu não chi phối trương lực cơ vân thông qua hoạt
động của: 
a. *Nhân tiền đình và cấu tạo lưới
b. Nhân trám và cấu tạo lưới
c. Nhân đỏ và cấu tạo lưới
d. Nhân tiền đình và nhân trám
Câu 2621. Hành não và cầu não chi phối các phản xạ tư thế của tủy sống
thông qua hoạt động của: 
a. *Nhân tiền đình và cấu tạo lưới
b. Nhân trám và cấu tạo lưới
c. Nhân đỏ và cấu tạo lưới
d. Nhân tiền đình và nhân trám
Câu 2622. Hành não và cầu não chi phối các phản xạ chỉnh thế thông qua
hoạt động của: 
a. *Nhân tiền đình
b. Cấu tạo lưới
c. Nhân trám
d. Nhân tiền đình và cấu tạo lưới
Câu 2623. Nhân tiền đình tác động lên nơron nào để làm tăng trương lực cơ
kháng trọng trường: 
a. *Nơ ron vận động alpha
b. Nơ ron vận động gamma
c. Nơ ron vận động delta
d. Nơ ron vận động alpha và gamma
Câu 2624. Cấu tạo lưới tác động lên nơron nào để làm tăng trương lực cơ
kháng trọng trường: 
a. Nơ ron vận động alpha
b. Nơ ron vận động gamma
c. Nơ ron vận động delta
d. *Nơ ron vận động alpha và gamma
Câu 2625. Đặc điểm phản xạ chỉnh thế của hành cầu não: 
318
a. *Nhân tiền đình là trung tâm của phản xạ chỉnh thế giúp cơ thể giữ thăng bằng
b. Bộ phận nhận cảm là màng nhĩ
c. Các tín hiệu thần kinh truyền theo dây thần kinh số VIII về đến nhân tiền đình ở
hành não đối bên
d. Xung động được truyền vào theo các sợi thần kinh qua bó tiền đình-tủy
Câu 2626. Đặc điểm phản xạ chỉnh thế của hành cầu não: 
a. Nhân tiền đình là trung tâm của phản xạ chỉnh thế giúp cơ thể giữ thăng bằng
b. Bộ phận nhận cảm là màng nhĩ
c. *Các tín hiệu thần kinh truyền theo dây thần kinh số VIII về đến nhân tiền đình ở
hành não cùng bên
d. Xung động được truyền vào theo các sợi thần kinh qua bó tiền đình-tủy
Câu 2627. Phản xạ chỉnh thế của hành cầu não gây ra đáp ứng nào, NGOẠI
TRỪ: 
a. Giúp cho mắt nhìn cố định vào vật trong khi đầu xoay
b. *Nếu đầu vẫn tiếp tục quay, đồng tử lại chuyển động cùng chiều xoay
c. Điều chỉnh trương lực cơ thân mình và tứ chi giúp cơ thể lấy lại tư thế ban đầu đã
bị mất
d. Tạo ra hiện tượng rung giật nhãn cầu
Câu 2628. Phản xạ nào là phản xạ của trung não: 
a. Phản xạ chảy nước mắt
b. Phản xạ giác mạc
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu
d. *Phản xạ máy mắt
Câu 2629. Phản xạ nào là phản xạ của trung não: 
a. Phản xạ chảy nước mắt
b. Phản xạ giác mạc
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu
d. *Phản xạ lay tròng mắt
Câu 2630. Phản xạ nào là phản xạ của trung não: 
a. Phản xạ chảy nước mắt
b. Phản xạ giác mạc
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu
d. *Phản xạ quay đầu về phía nguồn sáng
Câu 2631. Trung tâm của phản xạ định hướng với ánh sáng là: 
a. *Củ não sinh tư trước
b. Củ não sinh tư sau
c. Giao thị
d. Thể vú
Câu 2632. Trung tâm của phản xạ định hướng với âm thanh là: 
a. Củ não sinh tư trước
b. *Củ não sinh tư sau
c. Giao thị
d. Thể vú
Câu 2633. Trung não chi phối các phản xạ tư thế-chỉnh thế thông qua hoạt
động của: 
a. *Nhân đỏ
b. Cấu tạo lưới
319
c. Nhân trám
d. Nhân tiền đình
Câu 2634. Đặc điểm phản xạ của gian não và đoan não, NGOẠI TRỪ: 
a. *Vùng hạ đồi tham gia các hoạt động hình thành tư duy, hành vi-động cơ, xúc
cảm
b. Vùng hạ đồi là trung tâm điều hòa thần kinh tự chủ
c. Các nhân nền não: trung tâm của các phản xạ vận động vô thức, lập kế hoạch cho
vận động
d. Vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện
Câu 2635. Vai trò của đồi não, NGOẠI TRỪ: 
a. Hình thành tư duy
b. Hình thành hành vi-động cơ
c. Hình thành xúc cảm
d. *Điều hòa thân nhiệt
Câu 2636. Vai trò của vùng hạ đồi, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm điều hòa thần kinh tự chủ
b. Điều hòa thân nhiệt
c. Điều hòa nội tiết
d. *Hình thành tư duy
Câu 2637. Các phản xạ của tiểu não, NGOẠI TRỪ: 
a. *Phản xạ thực hiện động tác
b. Phản xạ tư thế
c. Phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý
d. Phản xạ điều hòa thần kinh tự chủ
Câu 2638. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ,
xương, khớp, NGOẠI TRỪ: 
a. *Đường hướng tâm gồm 2 bó Gowers, bó Flechsig
b. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não thùy nhộng cho các sợi đến nhân mái của tiểu não
c. Đường ly tâm gồm bó tiểu não-tiền đình và bó tiểu não-hành não
d. Giúp kiểm soát phối hợp động tác và duy trì tư thế trong không gian
Câu 2639. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ,
xương, khớp, NGOẠI TRỪ: 
a. Đường hướng tâm gồm 3 bó Gowers, bó Flechsig, bó Goll-Burdach
b. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não thùy nhộng cho các sợi đến nhân mái của tiểu não
c. Đường ly tâm gồm bó tiểu não-tiền đình và bó tiểu não-hành não
d. *Phản xạ chỉnh thế
Câu 2640. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ,
xương, khớp, NGOẠI TRỪ: 
a. Đường hướng tâm gồm 3 bó Gowers, bó Flechsig, bó Goll-Burdach
b. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não thùy nhộng cho các sợi đến nhân mái của tiểu não
c. Đường ly tâm gồm bó tiểu não-tiền đình và bó tiểu não-hành não
d. *Từ đó xung động được tiếp tục dẫn truyền theo các đường ngoại tháp đến các
nơron vận động ở sừng trước tủy sống đối bên
Câu 2641. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở cơ quan
tiền đình, NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm: các receptor ở cơ quan tiền đình của tai trong
b. Đường hướng tâm: dẫn truyền theo dây thần kinh số VIII
320
c. *Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não thùy nhộng cho các sợi đến nhân mái của tiểu
não.
d. Đường ly tâm gồm bó tiểu não-tiền đình và bó tiểu não-hành não
Câu 2642. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở cơ quan
tiền đình, NGOẠI TRỪ: 
a. *Bộ phận nhận cảm: các receptor ở màng nhĩ
b. Đường hướng tâm: dẫn truyền theo dây thần kinh số VIII
c. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não thùy nhung cho các sợi đến nhân mái của tiểu
não.
d. Đường ly tâm gồm bó tiểu não-tiền đình và bó tiểu não-hành não
Câu 2643. Đặc điểm của phản xạ tiểu não có bộ phận nhận cảm ở cơ quan
tiền đình, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ chỉnh thế
b. *Phản xạ tư thế
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu
d. Các phản xạ tự chủ
Câu 2644. Bộ phận nhận cảm trong phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận
động tùy ý của tiểu não là: 
a. *Vỏ não vận động và các nhân nền não
b. Các nhân nền não
c. Thụ thể bản thể ở gân, cơ
d. Thụ thể ở cơ quan tiền đình ở tai trong
Câu 2645. Đặc điểm của cung phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy
ý: 
a. Bộ phận nhận cảm là vỏ não vận động
b. Đường hướng tâm gồm 2 bó: bó tháp, bó vỏ-cầu-tiểu não
c. *Bó trám-tiểu não bắt chéo đường giữa theo cuống dưới vào tiểu não đối bên
d. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não cũ cho các sợi đến nhân răng của tiểu não
Câu 2646. Đặc điểm của cung phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy
ý: 
a. Đường hướng tâm gồm 2 bó: bó tháp, bó vỏ-cầu-tiểu não
b. Bó trám-tiểu não bắt chéo đường giữa theo cuống dưới vào tiểu não cùng bên
c. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não cũ cho các sợi đến nhân răng của tiểu não
d. *Đường ly tâm gồm bó tiểu não-nhân đỏ và bó tiểu não-đồi thị-vỏ não
Câu 2647. Đặc điểm của cung phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy
ý: 
a. Bộ phận nhận cảm là các nhân nền não
b. *Đường hướng tâm: bó tháp, bó vỏ-cầu-tiểu não, bó trám-tiểu não
c. Bó trám-tiểu não bắt chéo đường giữa theo cuống giữa vào tiểu não đối bên
d. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não mới cho các sợi đến nhân mái của tiểu não
Câu 2648. Đặc điểm của cung phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy
ý: 
a. Bộ phận nhận cảm là các nhân nền não
b. Bó trám-tiểu não bắt chéo đường giữa theo cuống giữa vào tiểu não đối bên
c. Trung tâm phản xạ: vỏ tiểu não mới cho các sợi đến nhân mái của tiểu não
d. *Đường ly tâm gồm bó tiểu não-nhân đỏ và bó tiểu não-đồi thị-vỏ não

321
Câu 2649. Đáp ứng của cung phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy
ý, NGOẠI TRỪ: 
a. Kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý đảm bảo cho các hoạt động được chính
xác
b. Hoạt động khởi đầu-kết thúc động tác
c. *Ức chế cơ đối kháng và kích thích các cơ không đối kháng
d. Lập chương trình vận động
Câu 2650. Đặc điểm của phản xạ tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm ở chất xám tủy sống
b. *Phản xạ tư thế là phản xạ cơ bản
c. Phản xạ da xuất hiên khi gãi trên da gây co cơ vùng đó
d. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên nơron vận động Alpha
Câu 2651. Đặc điểm của phản xạ tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm ở chất xám tủy sống
b. Phản xạ gân là phản xạ cơ bản
c. Phản xạ da xuất hiên khi gãi trên da gây co cơ vùng đó
d. *Phản xạ căng cơ chi phối cho cơ trơn
Câu 2652. Đặc điểm của phản xạ tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. *Trung tâm ở chất trắng tủy sống
b. Phản xạ căng cơ là phản xạ cơ bản
c. Phản xạ da xuất hiên khi gãi trên da gây co cơ vùng đó
d. Tế bào Renshaw là tế bào nằm cạnh bên nơron vận động Alpha
Câu 2653. Đặc điểm của phản xạ tủy sống, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm ở chất xám tủy trắng
b. Phản xạ da là phản xạ cơ bản
c. *Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ nhị đầu gây úp sấp cẳng tay
d. Phản xạ căng cơ chi phối cơ vân
Câu 2654. Đặc điểm của phản xạ căng cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ tam đầu gây duỗi cẳng tay
b. *Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ tứ đầu đùi gây gấp gối
c. Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ nhị đầu gây gấp cẳng tay
d. Phản xạ căng cơ chi phối cơ vân
Câu 2655. Đặc điểm của phản xạ căng cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ căng cơ do kích thích gân gót gây gập bàn chân
b. Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ tứ đầu đùi gây duỗi gối
c. *Phản xạ căng cơ do kích thích gân cơ tam đầu đầu gây gấp cẳng tay
d. Phạn xạ căng cơ chi phối cơ vân
Câu 2656. Đặc điểm của phản xạ da, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ da do kích thích da long bàn chân gây co gập 5 ngón chân
b. Phản xạ da do kích thích da bụng dưới gây co giật bụng
c. *Phản xạ da do kích thích da mặt trong và trên đùi gây co bìu đối bên
d. Phản xạ da do kích thích da bụng trên gây co giật bụng
Câu 2657. Đặc điểm của phản xạ da, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ da do kích thích da lòng bàn chân gây gập 5 ngón chân
b. Phản xạ da do kích thích quang hậu môn gây co cơ vòng hậu môn
c. Phản xạ da do kích thích da bụng trên gây co giật bụng
d. *Phản xạ da do kích thích da mặt trong và trên đùi gây co bìu đối bên
322
Câu 2658. Đặc điểm của phản xạ rút lui, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ rút lui gây gấp từng đoạn chi khi kích thích đau
b. Tuân theo quy luật đối xứng
c. Một kích kích yếu chỉ tạo phản xạ tại chỗ
d. *Thời gian tiềm tàng ngắn
Câu 2659. Phản xạ hành cầu não, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ hô hấp
b. Phản xạ chỉnh thế
c. *Phản xạ căng cơ
d. Phản xạ của mắt
Câu 2660. Đặc điểm phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. *Đáp ứng duy trì tư thế trong không gian
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu xuất hiện khi thân bị xoay vòng
d. Đường hướng tâm theo dây thần kinh số VIII
Câu 2661. Đặc điểm phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ vùng cổ
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu xuất hiện khi thân bị xoay vòng
d. *Đường hướng tâm theo dây thần kinh số VII
Câu 2662. Đặc điểm phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. *Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ của các chi và thân mình
c. Phản xạ rung giật nhãn cầu xuất hiện khi thân bị xoay vòng
d. Đường hướng tâm theo dây thần kinh số VIII
Câu 2663. Đặc điểm phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. Đường hướng tâm theo dây thần kinh số VIII
c. *Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ của các chi và thân mình
d. Tiền đình bị kích thích gây phản ứng thực vật
Câu 2664. Đặc điểm phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. Kiểm soát và điều chỉnh việc tăng trương lực cơ vùng cổ
c. *Đường hướng tâm là các đường dẫn truyền cảm giác sâu về tiểu não
d. Tiền đình bị kích thích gây phản ứng thực vật
Câu 2665. Đặc điểm phản xạ có kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý,
NGOẠI TRỪ: 
a. *Bộ phận nhận cảm là cơ quan tiền đình của tai trong
b. Đáp ứng lập chương trình vận động
c. Kiểm soát và điều chỉnh đảm bảo các vận động được chính xác
d. Đáp ứng hoạt động khởi đầu và kết thúc động tác

323
Câu 2666. Đặc điểm phản xạ có kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý,
NGOẠI TRỪ: 
a. Bộ phận nhận cảm là vỏ não vận động và các nhân nền não
b. Đáp ứng lập chương trình vận động
c. Kiểm soát và điều chỉnh đảm bảo các vận động được chính xác
d. *Đường hướng tâm theo dây thần kinh số VIII

SINH LÝ THẦN KINH CAO CẤP


(câu 2667 – câu 2810)

Câu 2667. Phản xạ có điều kiện có những tính chất sau, NGOẠI TRỪ: 
a. Tập luyện
b. * Chủng loài
c. Tạm thời
d. Không di truyền
Câu 2668. Các phát minh khoa học thường được cho là xuất hiện từ quá trình:

a. * Ức chế ngoài
b. Ức chế trên giới hạn
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế có điều kiện
Câu 2669. Các vùng cảm giác cấp II ở vỏ não: 
a. Tổng hợp thông tin từ nhiều vùng cấp I và cho một tư duy hoàn chỉnh
b. Tổng hợp thông tin từ nhiều vùng cấp I và cho biết ý nghĩa của kích thích
c. * Nhận thông tin từ vùng cấp I tương ứng và cho biết ý nghĩa của kích thích
d. Nhận thông tin trực tiếp từ ngoại biên về và cho biết các đặc điểm của kích thích
Câu 2670. Mất ngôn ngữ Broca: 
a. Do điếc dẫn đến câm
b. Vẫn nghe và nhắc được lời nói nhưng không hiểu lời nói đó
c. * Hiểu ngôn ngữ lời nói nhưng không điều khiển được hệ phát âm
d. Do sa sút trí tuệ toàn bộ
Câu 2671. Trong điều kiện hoá đáp ứng, đáp ứng có tính chất: 
a. Chủ động
b. * Thụ động
324
c. Tình cờ
d. Theo động cơ riêng của đối tượng
Câu 2672. Đường liên lạc tạm thời được hình thành nhờ: 
a. Di truyền
b. Bẩm sinh
c. Ở tủy sống
d. * Ở vỏ não
Câu 2673. Câu nào sau đây đúng với ức chế ngoài: 
a. Ức chế có điều kiện của phản xạ không điều kiện
b. Là ức chế xảy ra ở cấu trúc ngoài vỏ não
c. Chỉ có ở người
d. * Là phản xạ tìm kiếm hay còn gọi “phản xạ cái gì thế”
Câu 2674. Khi có ức chế ở vỏ não thì: 
a. Có đáp ứng phản xạ
b. Tăng hiệu lực phản xạ
c. * Giảm hoặc mất phản xạ
d. Phản xạ vẫn bình thường
Câu 2675. Trên con chó đã có phản xạ có điều kiện do ánh sáng đèn, khi
Pavlop kích thích bằng đèn 40 Watts chó tiết 19 giọt nước bọt trong 30 giây;
khi kích thích bằng đèn 200 Watts chó sẽ tiết nước bọt: 
a. Tiết 10 giọt/ 30 giây
b. Tiết 20 giọt/ 30 giây
c. Tiết 40 giọt/ 30 giây
d. * Không tiết nước bọt
Câu 2676. Tình huống nào sau đây là biểu hiện của phản xạ có điều kiện ở
sinh vật, NGOẠI TRỪ: 
a. Chó vẫy đuôi mừng chủ
b. Nhận ra giọng nói của người bạn cũ
c. Tiết nước bọt khi nghe kể về một loại trái cây chua
d. * Chó sủa người lạ
Câu 2677. Đường liên lạc tạm thời được hình thành nhờ các yếu tố sau đây,
NGOẠI TRỪ: 
a. Hoạt hóa xi náp
b. Các gai trên sợi nhánh của tế bào thần kinh phát triển
c. Tạo thêm các xi náp mới
d. * Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh âm hơn
Câu 2678. Ức chế không điều kiện trong hoạt động thần kinh cấp cao là: 
a. Ức chế bẩm sinh, do không củng cố
b. Ức chế bẩm sinh, do củng cố chậm
c. * Ức chế bẩm sinh, do kích thích lạ xuất hiện
d. Ức chế tập thành, do không củng cố
Câu 2679. Phản xạ có điều kiện có tính chất: 
a.* Tập thành, mang tính cá thể, không di truyền, không bền, cung phản xạ không có
sẵn
b. Bẩm sinh, di truyền, không bền
c. Tập thành, di truyền, bền vững, cung phản xạ không có sẵn
d. Bẩm sinh có thể biến đổi, mang tính cá thể.
325
Câu 2680. Phản xạ là gì: 
a. Phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể
b. Phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên trong cơ thể
c. * Phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên trong và
bên ngoài cơ thể
d. Có 3 loại phản xạ theo Pavlov
Câu 2681. Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của: 
a. Môi trường bên ngoài cơ thể
b. Môi trường bên trong cơ thể
c. * Môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể
d. Theo Pavlov có 4 loại phản xạ
Câu 2682. Pavlov phân biệt có bao nhiêu loại phản xạ: 
a. * 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 2683. Đặc điểm các loại phản xạ theo Pavlov, NGOẠI TRỪ: 
a. Có 2 loại phản xạ
b. Gồm có phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
c. Phản xạ là mối liên hệ nhất định giữa cơ thể và môi trường
d. * PXKĐK là một cung phản xạ tức thời, có được nhờ học tập
Câu 2684. Đặc điểm các loại phản xạ theo Pavlov: 
a. Có 3 loại phản xạ
b. Gồm có phản xạ không ý thức và phản xạ có ý thức
c. * Các PXCĐK để giúp cơ thể thích nghi và tồn tại một cách linh hoạt
d. PXKĐK là một cung phản xạ tức thời, có được nhờ học tập
Câu 2685. Khái niệm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên
ngoài cũng như bên trong cơ thể
b. Pavlov phân biệt 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản
xạ có điều kiện (PXCĐK)
c. PXKĐK có một cung phản xạ vĩnh viễn
d. * Quá trình sống và học tập đã tạo ra vô số các PXKĐK để giúp cơ thể thích
nghi và tồn tại một cách linh hoạt
Câu 2686. Khái niệm phản xạ có điều kiện: 
a. Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên
ngoài cơ thể
b. Pavlov phân biệt 2 loại phản xạ: phản xạ không ý thức và phản xạ có ý thức
c. * PXKĐK chưa đủ để đáp ứng với các thay đổi đa dạng phức tạp khác nhau
của môi trường sống
d. PXKĐK là phản xạ có được khi học tập
Câu 2687. Thí nghiệm của Pavlov: 
Cho chó ăn (A) chó có phản xạ chảy nước bọt (B). Nếu trước khi cho chó ăn ta lắc
chuông và làm nhiều lần như thế thì về sau chỉ cần tiếng chuông (C) cũng làm con
chó có phản ứng chảy nước bọt (D).
a. (A): kích thích có điều kiện
b.* (B): phản xạ không điều kiện
326
c. (C): kích thích không điều kiện
d. (D): phản xạ không điều kiện
Câu 2688. Thí nghiệm của Pavlov, NGOẠI TRỪ: 
Cho chó ăn (A) chó có phản xạ chảy nước bọt (B). Nếu trước khi cho chó ăn ta lắc
chuông và làm nhiều lần như thế thì về sau chỉ cần tiếng chuông (C) cũng làm con
chó có phản ứng chảy nước bọt (D).
a. (A): kích thích không điều kiện .
b. (B): phản xạ không điều kiện
c. (C): kích thích có điều kiện
d. * (D): phản xạ không điều kiện
Câu 2689. Thí nghiệm của Pavlov, NGOẠI TRỪ: 
a. (A): kích thích không điều kiện .
b. * (B): phản xạ có điều kiện
c. (C): kích thích có điều kiện
d. (D): phản xạ có điều kiện
Câu 2690. Đặc điểm của phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Có tính chất bẩm sinh
b. Có tính chất chủng loài
c. Có tính chất di truyền
d. * Trung tâm phản xạ ở vỏ não
Câu 2691. Các đặc trưng của phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
e. Phụ thuộc vào tính chất của kích thích và bộ phận nhận cảm
f. Có tính chất vĩnh viễn, suốt đời
g. * Không di truyền
h. Có tính chất bẩm sinh
Câu 2692. Đặc điểm của phản xạ không điều kiện: 
a. Có tính chất tập luyện, được xây dựng trong quá trình sống
b. Không di truyền
c. * Có tính chất vĩnh viễn, suốt đời
d. Trung tâm phản xạ ở vỏ não
Câu 2693. Các đặc trưng của phản xạ không điều kiện: 
a. Có tính chất cá thể
b. * Trung tâm phản xạ ở vùng dưới vỏ
c. Phụ thuộc vào sự củng cố.
d. Không di truyền
Câu 2694. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
e. Có tính chất tập luyện, được xây dựng trong quá trình sống
f. Có tính chất cá thể
g. Có tính chất tạm thời, mất đi khi không được củng cố
h. * Phụ thuộc vào tính chất của kích thích và bộ phận nhận cảm
Câu 2695. Các đặc trưng của phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ ở vỏ não (nơi hình thành đường liên lạc tạm thời)
b. * Có tính chất bẩm sinh
c. Không di truyền
d. Có tính chất tạm thời, mất đi khi không được củng cố
Câu 2696. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện: 
a. Có tính chất bẩm sinh
327
b. Có tính chất di truyền
c. * Trung tâm phản xạ ở vỏ não (nơi hình thành đường liên lạc tạm thời).
d. Có tính chất vĩnh viễn, suốt đời
Câu 2697. Các đặc trưng của phản xạ có điều kiện: 
a. Có tính chất chủng loài
b. * Không di truyền.
c. Phụ thuộc vào tính chất của kích thích và bộ phận nhận cảm
d. Trung tâm phản xạ ở vùng dưới vỏ
Câu 2698. Các ví dụ sau thuộc phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử
b. * Đặt tên cho chó
c. Nhím gặp nguy hiểm dựng lông, cuộn tròn
d. Trung tâm phản xạ gót chân, phản xạ da bìu ở tủy sống
Câu 2699. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK: 
a. PXKDK có tính chất tập luyện, được xây dựng trong quá trình sống
b. PXCDK có tính chất chủng loài
c. PXCDK có trung tâm phản xạ ở vùng dưới vỏ
d. * PXKDK có tính chất di truyền
Câu 2700. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Mỗi bộ phận cảm thụ đều có điểm đại diện trên vỏ não
b. Khi hai điểm đại diện cùng hưng phấn, sự lan tỏa sẽ giao thoa và tạo thành
đường liên lạc tạm thời
c. * PXCDK chỉ do kích thích có điều kiện gây ra
d. Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm thời
Câu 2701. Các tính chất của đường liên lạc tạm thời, NGOẠI TRỪ: 
a. Là một đường chức năng
b. Tồn tại tạm thời trên vỏ não
c. Chuyển động hưng phấn theo hai chiều
d. * Chuyển động hưng phấn theo một chiều
Câu 2702. Đặc điểm của PXCDK tự nhiên: 
a. Khó thành lập
b. Không bền vững
c. Không tồn tại suốt đời
d. * Có tính chất loài
Câu 2703. Đặc điểm của PXCDK tự nhiên, NGOẠI TRỪ: 
a. Dễ thành lập, hình thành trong môi trường tự nhiên
b. Thường tồn tại suốt đời
c. * Có tính chất cá thể
d. Bền vững
Câu 2704. Đặc điểm của PXCDK nhân tạo: 
a. * Không bền vững
b. Hình thành tự nhiên không do chủ đích
c. Có tính chất loài
d. Thường tồn tại suốt đời
Câu 2705. Đặc điểm của PXCDK nhân tạo, NGOẠI TRỪ: 
a. Hình thành do chủ đích xây dựng của con người
b. Không bền vững
328
c. Là sự thích ứng của cá thể trong một giai đoạn đặc biệt
d. * Dễ thành lập
Câu 2706. Đặc điểm của PXCDK cảm thụ ngoài, NGOẠI TRỪ: 
a. Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ ngoài
b. Do ngũ quan cảm nhận được
c. * Bộ phận cảm thụ cơ, gan, dạ dày, bàng quang
d. Ví dụ: nhìn thấy trái me người ta tiết nước bọt
Câu 2707. Đặc điểm của PXCDK cảm thụ ngoài: 
a. Bộ phận cảm thụ cơ, gan, dạ dày, bàng quang
b. Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ trong
c. * Do ngũ quan cảm nhận được (nghe, ngửi, nếm, nhìn, sờ, đau, nóng lạnh)
d. Ví dụ: chó sẽ có phản xạ có điều kiện giật chân mỗi khi có nước ấm vào dạ
dày
Câu 2708. Đặc điểm của PXCDK cảm thụ trong: 
a. * Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ trong
b. Bộ phận nhận cảm là ngũ quan
c. Ví dụ: nhìn thấy trái me người ta tiết nước bọt
d. Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ ngoài
Câu 2709. Đặc điểm của PXCDK cảm thụ trong, NGOẠI TRỪ: 
a. Các bộ phận cảm thụ cơ, gan, dạ dày, bàng quang
b. Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ trong
c. Ví dụ: chó sẽ có phản xạ có điều kiện giật chân mỗi khi có nước ấm vào dạ
dày
d. * Do ngũ quan cảm nhận được
Câu 2710. Đặc điểm phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian: 
a. * Tác nhân thời gian đóng vai trò là kích thích có điều kiện
b. Tác nhân thời gian đóng vai trò là kích thích không điều kiện
c. Ví dụ: chó sẽ có phản xạ có điều kiện giật chân mỗi khi có nước ấm vào dạ
dày
d. Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ trong
Câu 2711. Đặc điểm phản xạ có điều kiện cấp cao, NGOẠI TRỪ: 
a. PXCĐK được xây dựng trên cơ sở một PXKĐK là PXCĐK cấp I
b. Dùng PXCĐK cấp I để xây dựng PXCĐK cấp II, cấp III
c. * Thí nghiệm của Fusicov: Dí điện vào chân chó, chó giật chân: PXCĐK
d. Thí nghiệm của Fusicov: Chạm nhẹ vào chân chó rồi dí điện vào chân nó. Làm
nhiều lần. Sau đó chỉ cần chạm nhẹ vào chân chó là chó giật chân: PXCĐK cấp I.
Câu 2712. Ức chế không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Còn gọi là ức chế ngoài
b. Ức chế không điều kiện là những ức chế có tính chất bẩm sinh
c. Còn gọi là phản xạ cái gì thế
d. * Ức chế có điều kiện là những ức chế được hình thành trong đời sống
Câu 2713. Ức chế có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Còn gọi là ức chế trong
b. Được hình thành trong đời sống
c. * Còn gọi là phản xạ cái gì thế
d. Bao gồm ức chế dập tắt, ức chế phân biệt, ức chế làm chậm phản xạ, ức chế có
điều kiện
329
Câu 2714. Các loại ức chế sau đây thuộc ức chế trong, NGOẠI TRỪ: 
a. Ức chế dập tắt
b. * Ức chế trên giới hạn
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế có điều kiện
Câu 2715. Loại ức chế sau đây thuộc ức chế ngoài: 
a. * Ức chế trên giới hạn
b. Ức chế làm chậm phản xạ
c. Ức chế có điều kiện
d. Ức chế dập tắt
Câu 2716. Các loại ức chế sau đây thuộc ức chế có điều kiện, NGOẠI TRỪ:

a. Ức chế làm chậm phản xạ
b. * Ức chế ngoài
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế dập tắt
Câu 2717. Loại ức chế sau đây thuộc ức chế không điều kiện: 
a. Ức chế dập tắt
b. * Ức chế ngoài
c. Ức chế phân biệt
d. Ức chế có điều kiện
Câu 2718. Loại ức chế sau đây thuộc ức chế ngoài: 
a. * Phản xạ “cái gì thế?”
b. Ức chế phân biệt
c. Ức chế dập tắt
d. Ức chế làm chậm phản xạ
Câu 2719. Mục đích của các quá trình ức chế vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Làm giảm cường độ những PXCĐK
b. Giúp cơ thể phân biệt các kích thích
c. Chọn lọc các kích thích
d. Loại bỏ các kích thích không cần thiết hoặc có hại cho đời sống
Câu 2720. Ức chế trên giới hạn là: 
a. Kích thích có điều kiện mà không được củng cố bằng kích thích không điều
kiện sẽ mất dần tác dụng và không gây được PXCĐK nữa
b. Khi hai kích thích có điều kiện gần giống nhau nhưng chỉ một kích thích được
củng cố thì lâu dần chỉ kích thích nào được củng cố mới gây được phản xạ
c. * Kích thích có điều kiện mà vượt quá một cường độ nhất định thì PXCĐK
không xuất hiện
d. Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện cách xa nhau một thời
gian nhất định thì PXCĐK cũng chậm lại đúng thời gian ấy
Câu 2721. Ý nghĩa của quá trình ức chế, NGOẠI TRỪ: 
a. * Quá trình ức chế là một quá trình tiêu cực
b. Giúp cơ thể phân biệt các kích thích, chọn lọc các kích thích
c. Giảm những hoạt động không cần thiết của vỏ não
d. Loại bỏ các kích thích không cần thiết hoặc có hại cho đời sống
Câu 2722. Các quy luật hoạt động của thần kinh cao cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Quy luật khuếch tán và tập trung
330
b. Quy luật cảm ứng
c. Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ đáp ứng
d. * Quy luật tương quan và hồi quy
Câu 2723. Quy luật động hình: 
a. * Góp phần quyết định tạo ra nếp suy nghĩ, tác phong và phản ứng của con
người
b. Khi hưng phấn xuất hiện tại một điểm trên vỏ não thì các điểm quanh đó liền
xuất hiện quá trình ức chế và ngược lại
c. Sau khi khuếch tán, các quá trình hưng phấn và ức chế sẽ tập trung trở lại điểm
xuất phát và cuối cùng biến mất
d. Các kích thích gây hưng phấn và ức chế đều có điểm đại diện trên vỏ não
Câu 2724. Đặc điểm các vùng cảm giác ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. * Vùng cảm giác thân nằm ở thùy đảo
b. Vùng cảm giác nhìn nằm ở thùy chẩm
c. Vùng cảm giác nghe nằm ở thùy thái dương
d. Mỗi vùng gồm 2 vùng nhỏ: vùng cấp I (vùng sơ cấp) và vùng cấp II (vùng thứ
cấp)
Câu 2725. Đặc điểm các vùng cảm giác ở vỏ não: 
a. Vùng cảm giác thân nằm ở thùy đảo
b. Vùng cảm giác nhìn nằm ở thùy thái dương
c. Vùng cảm giác nghe nằm ở thùy chẩm
d. * Mỗi vùng gồm 2 vùng nhỏ: vùng cấp I (vùng sơ cấp) và vùng cấp II (vùng
thứ cấp)
Câu 2726. Đặc điểm hoạt động tiếp nhận thông tin từ ngoại biên của các
vùng cảm giác ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng cấp I: nhận thông tin từ ngoại biên đưa về
b. Mỗi vùng gồm 2 vùng nhỏ: vùng sơ cấp và vùng thứ cấp
c. Vùng cấp II: có chức năng rút ra nghĩa của tín hiệu cảm giác
d. * Vùng cấp II: có chức năng cho biết các đặc điểm của tín hiệu cảm giác
Câu 2727. Đặc điểm hoạt động tiếp nhận thông tin từ ngoại biên của các
vùng cảm giác ở vỏ não: 
a. Vùng cấp II: nhận thông tin từ ngoại biên đưa về
b. Mỗi vùng gồm 3 vùng nhỏ: vùng cấp I, vùng cấp II, vùng cấp III
c. Vùng cấp I: có chức năng rút ra nghĩa của tín hiệu cảm giác
d.* Vùng cấp I: có chức năng cho biết các đặc điểm của tín hiệu cảm giác
Câu 2728. Một số vùng liên hợp của vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng lời nói Broca
b. *Vùng cảm giác nhìn
c. Vùng tọa độ thân thể
d. Vùng xử lý chữ viết
Câu 2729. Một số vùng liên hợp của vỏ não bao gồm: 
a. Vùng cảm giác thân
b. Vùng cảm giác nhìn
c. Vùng cảm giác nghe
d. * Vùng nhận mặt
Câu 2730. Đặc điểm Một số vùng liên hợp của vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng nhận mặt: nhận diện những người quen biết
331
b. Vùng tên gọi các vật: lưu giữ tên gọi các vật
c. * Vùng liên hợp trước trán: có chức năng hành vi, động cơ và xúc cảm
d. Vùng lời nói Broca: có chức năng tạo lời nói
Câu 2731. Đặc điểm của vùng nhận thức tổng hợp Wernicke, NGOẠI TRỪ:

a. vùng nhận cảm giác cuối cùng sau nhiều lần nâng cấp cho biết những nhận
thức tổng hợp, toàn diện về vật
b. Ở người sự nhận thức này còn được hỗ trợ bởi các kiến thức thu được từ học
tập cho biết thêm các thuộc tính, bản chất của vật
c. Tổn thương vùng nay có một đời sống như mất trí
d. * Kích thích nhiệt vùng này có thể tạo một tư duy phức tạp như ảo thanh, ảo
thị
Câu 2732. Đặc điểm của bán cầu ưu thế, NGOẠI TRỪ: 
a. * Bán cầu ưu thế có chức năng chủ yếu là chức năng vận động
b. Còn gọi là bán cầu minh bạch
c. Có chức năng chủ yếu là chức năng ngôn ngữ
d. 95% bán cầu ưu thế ở người là bán cầu trái
Câu 2733. Đặc điểm của bán cầu ưu thế: 
a. * Bao gồm vùng Wernicke, vùng Broca, vùng nhận thức chữ viết
b. 95% bán cầu ưu thế ở người là bán cầu phải
c. Người thuận tay trái có bán cầu ưu thế ở người là bán cầu trái
d. Bán cầu ưu thế có chức năng chủ yếu là chức năng ngôn ngữ
Câu 2734. Đặc điểm của bán cầu không ưu thế, NGOẠI TRỪ: 
a. Còn gọi là bán cầu biểu tượng
b. Có chức năng chủ yếu là phân tích ý nghĩa truyền cảm
c. Chuyên xử lý những tín hiệu thuộc phạm trù nghệ thuật
d. * 95% bán cầu không ưu thế ở người là bán cầu trái
Câu 2735. Đặc điểm của bán cầu không ưu thế: 
a. Còn gọi là bán cầu minh bạch
b. * Chuyên xử lý những tín hiệu thuộc phạm trù nghệ thuật
c. Bao gồm vùng Wernicke, vùng Broca, vùng nhận thức chữ viết
d. Có chức năng chủ yếu là chức năng ngôn ngữ
Câu 2736. Đặc điểm hoạt động của các vùng liên hợp: 
a. Bán cầu ưu thế còn gọi là bán cầu biểu tượng
b. 95% bán cầu ưu thế ở người là bán cầu phải
c. * Trao đổi thông tin giữa hai bán cầu thông qua hồi thể trai
d. Bán cầu không ưu thế có chức năng chủ yếu là chức năng vận động
Câu 2737. Đặc điểm hoạt động của các vùng liên hợp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Trao đổi thông tin giữa hai bán cầu thông qua hồi hải mã
b. Bán cầu ưu thế (bán cầu minh bạch)
c. Bán cầu không ưu thế (bán cầu biểu tượng)
d. 95% bán cầu ưu thế ở người là bán cầu trái
Câu 2738. Đặc điểm của các trạng thái rối loạn ý thức: 
a. Hôn mê: trạng thái não không còn khả năng có ý thức trở lại được nữa
b. Ngất xỉu: mất ý thức kéo dài không thể dùng kích thích thông thường làm tỉnh
lại như đối với giấc ngủ
c. * Ngất xỉu: mất ý thức tạm thời và chốc lát
332
d. Chết não: mất ý thức tạm thời và chốc lát
Câu 2739. Đặc điểm của các trạng thái rối loạn ý thức, NGOẠI TRỪ: 
a. Hôn mê: mất ý thức kéo dài không thể dùng kích thích thông thường làm tỉnh
lại như đối với giấc ngủ
b. Ngất xỉu: mất ý thức tạm thời và chốc lát
c. Chết não: trạng thái não không còn khả năng có ý thức trở lại được nữa
d. * Hôn mê: trạng thái não không còn khả năng có ý thức trở lại được nữa
Câu 2740. Đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ nhất: 
a. * Hệ thống tín hiệu này chung cho cả loài người và động vật
b. Là những tín hiệu có đặc tính trừu tượng
c. Hệ thống tín hiệu này thuộc về ngôn ngữ
d. Là những kích thích có điều kiện
Câu 2741. Đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ nhất, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những tín hiệu có đặc tính cụ thể
b. * Là tín hiệu của tín hiệu
c. Gồm các kích thích không điều kiện và có điều kiện
d. Hệ thống tín hiệu này chung cho cả loài người và động vật
Câu 2742. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai: 
a. Là những tín hiệu có đặc tính cụ thể
b. Hệ thống tín hiệu này chung cho cả loài người và động vật
c. * Hiểu nghĩa của một chữ
d. Gồm các kích thích không điều kiện và có điều kiện
Câu 2743. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai, NGOẠI TRỪ: 
a. Là những tín hiệu có đặc tính trừu tượng
b. Hệ thống tín hiệu này thuộc về ngôn ngữ: lời nói, chữ viết…
c. Là những kích thích có điều kiện
d. * Hệ thống tín hiệu này chung cho cả loài người và động vật
Câu 2744. So sánh hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai: 
a. Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu có đặc tính cụ thể: sờ, nghe, nếm,
nhìn thấy được
b. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là những tín hiệu có đặc tính trừu tượng
c. * Hệ thống tín hiệu thứ nhất chung cho cả loài người và động vật
d. Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm các kích thích không điều kiện và có điều kiện
Câu 2745. So sánh hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai,
NGOẠI TRỪ: 
a. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là những tín hiệu có đặc tính cụ thể: sờ, nghe, nếm,
nhìn thấy được
b. Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu có đặc tính trừu tượng
c. Hệ thống tín hiệu thứ nhất chung cho cả loài người và động vật
d.* Hệ thống tín hiệu thứ hai gồm các kích thích không điều kiện và có điều kiện
Câu 2746. Đặc điểm khi nói về nguồn gốc của ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. * Ngôn ngữ chỉ nguồn gốc từ xã hội
b. Khi vượn tiến hoá thành người thì bộ máy phát âm phát triển tốt
c. Não phát triển các trung khu Wernicke và trung khu Broca
d. Nhu cầu về trao đổi sản phẩm lao động
Câu 2747. Đặc điểm của một số loại rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ nhận cảm nghe còn gọi là điếc lời
333
b. Mất ngôn ngữ nhận cảm nhìn còn gọi là mù chữ
c. Mất ngôn ngữ cảm giác do tổn thương vùng Wernicke
d. * Mất ngôn ngữ vận động thường sa sút trí tuệ toàn bộ
Câu 2748. Đặc điểm của một số loại rối loạn ngôn ngữ: 
e. Mất ngôn ngữ cảm giác do tổn thương vùng Wernicke
a. Mất ngôn ngữ vận động do tổn thương vùng Broca
b. * Mất ngôn ngữ toàn bộ thường do tổn thương vùng Wernicke và vùng Broca
lan rộng ra xung quanh
c. Mất ngôn ngữ toàn bộ thường sa sút trí tuệ toàn bộ
Câu 2749. Đặc điểm của người bệnh khi mất ngôn ngữ cảm giác: 
a. Do tổn thương các vùng liên hợp nghe hoặc nhìn ở vỏ não
b. Người nói biết mình định nói gì nhưng không điều khiển được hệ phát âm
c. Thường sa sút trí tuệ toàn bộ
d. * Vẫn nghe và nhắc lại được lời nói hoặc đọc và viết lại được chữ viết
Câu 2750. Đặc điểm của người bệnh khi mất ngôn ngữ vận động: 
a. Vẫn nghe và nhắc lại được lời nói hoặc đọc và viết lại được chữ viết
b. * Chỉ phát ra được tiếng ú ớ
c. Không hiểu được lời hoặc chữ đó hàm ý gì
d. Thường sa sút trí tuệ toàn bộ
Câu 2751. Khi nói về hành vi học tập ở động vật: 
a. Điều kiện hoá type I là đáp ứng chủ động theo động cơ và hoàn cảnh riêng của
đối tượng
b. Điều kiện hoá type II là đáp ứng thụ động theo hoàn cảnh chứ không do ý đồ
của đối tượng
c. * Điều kiện hoá kiểu Skinner còn gọi là điều kiện hoá hành động
d. PXKĐK là cơ sở sinh lý của quá trình “học tập”
Câu 2752. Khi nói về hành vi học tập ở động vật, NGOẠI TRỪ: 
a. PXCĐK là cơ sở sinh lý của quá trình “học tập”
b. Điều kiện hoá kiểu Skinner còn gọi là điều kiện hoá hành động
c. Điều kiện hoá kiểu Pavlov có đặc điểm: đáp ứng thụ động theo hoàn cảnh chứ
không do ý đồ của đối tượng
d. * Điều kiện hoá type II là đáp ứng thụ động theo hoàn cảnh chứ không do ý đồ
của đối tượng
Câu 2753. Đặc điểm của trí nhớ, NGOẠI TRỪ: 
a. Hệ limbic quyết định thông tin nào quan trọng thì thuận hoá đường mòn dấu
vết, thông tin nào không quan trọng thì xoá đi
b. * Trí nhớ có liên quan đến việc tạo thêm synap mới
c. Trí nhớ có liên quan đến việc hoạt hoá các synap trước đây không hoạt động
d. Đường mòn dấu vết có liên quan mRNA
Câu 2754. Phân loại trí nhớ, NGOẠI TRỪ: 
a. Trí nhớ tức thì
b. Trí nhớ ngắn hạn
c. * Trí nhớ trung hạn
d. Trí nhớ dài hạn
Câu 2755. Đặc điểm của trí nhớ ngắn hạn: 
a. Nhớ xong quên ngay
b. * Vài phút đến vài tuần
334
c. Vài tuần đến vài năm
d. Vài tháng đến suốt đời
Câu 2756. Đặc điểm của trí nhớ dài hạn: 
a. *Vài tháng đến suốt đời
b. Nhớ xong quên ngay
c. Vài phút đến vài tuần
d. Vài tuần đến vài năm
Câu 2757. Đặc điểm của hành vi và động cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. Hành vi diễn biến dưới tác dụng của động cơ
b. * “Động cơ thúc đẩy hành vi” được kiểm soát bởi đồi thị
c. Động cơ là động lực thúc đẩy cơ thể chọn hành vi này mà không chọn hành vi
khác
d. Kiểm soát hành vi là chức năng của toàn bộ hệ thần kinh
Câu 2758. Đặc điểm của hành vi và động cơ: 
a. * Hành vi là một cách hành động - thường là vận cơ - ứng xử với điều kiện
luôn biến động của môi trường sống
b. Động cơ diễn biến dưới tác dụng của hành vi
c. “Động cơ thúc đẩy hành vi” được kiểm soát bởi đồi thị
d. Kiểm soát hành vi là chức năng của vỏ não
Câu 2759. Cấu trúc hệ viền bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tổ chức cá ngựa
b. Hạnh nhân
c. Vùng vách
d. * Vùng dưới đồi
Câu 2760. Cấu trúc hệ viền bao gồm: 
a. * Hạnh nhân
b. Vùng dưới đồi
c. Đồi thị
d. Tuyến tùng
Câu 2761. Chức năng hành vi của hệ viền đối với hành vi ăn uống, NGOẠI
TRỪ: 
a. Hành vi ăn uống được chi phối bởi hạnh nhân và vùng hạ đồi
b. Tổn thương hai bên hạnh nhân làm mất bản năng ăn uống bình thường
c. Vai trò của hạnh nhân: kích thích gây cử động cắn, nhai, liếm...
d. * Tổn thương một bên hạnh nhân làm con vật ăn mọi thứ mà trước đó nó
không ăn
Câu 2762. Chức năng hành vi của hệ viền đối với hành vi ăn uống: 
a. Hành vi ăn uống được chi phối bởi vùng vách và hồi thể trai
b. * Tổn thương hai bên hạnh nhân làm con vật ăn mọi thứ mà trước đó nó không
ăn
c. Tổn thương một bên hạnh nhân làm mất bản năng ăn uống bình thường
d. Vai trò của hạnh nhân: kích thích gây tăng tiết GnRH và CRH
Câu 2763. Chức năng hành vi của hệ viền đối với hành vi sinh dục, NGOẠI
TRỪ: 
a. Vai trò của hạnh nhân: kích thích gây tăng tiết GnRH và CRH
b. Hành vi sinh dục được chi phối bởi vùng vách và hồi thể trai
c. Vùng vách và hồi thể trai có vai trò kích thích gây cường sinh dục
335
d. * Tổ chức cá ngựa có vai trò gây cương cứng, giao cấu, xuất tinh, phóng noãn,
co tử cung, sổ thai
Câu 2764. Chức năng hành vi của hệ viền đối với hành vi sinh dục: 
a. Vai trò của hạnh nhân: điều hoà tiết kích dục tố, gây cường dương
b. Vai trò của vùng vách và hồi thể trai: kích thích gây tăng tiết GnRH và CRH
c. * Vai trò của tổ chức cá ngựa: điều hoà tiết kích dục tố, gây cường dương
d. Vai trò của vùng hạ đồi: gây cương cứng, giao cấu, xuất tinh, phóng noãn, co
tử cung, sổ thai
Câu 2765. Chức năng thúc đẩy động cơ của hệ viền, NGOẠI TRỪ: 
a. Thông qua việc tạo cảm giác dễ chịu thích thú hay khó chịu muốn lảng tránh
b. Vùng thưởng gồm phần nằm dọc theo bó giữa của não trước, nhân bên và nhân
bụng giữa vùng hạ đồi, vùng vách, một số vùng ở hạnh nhân, đồi thị, hạch nền, não
giữa
c. Vùng phạt nằm quanh rãnh Sylvius, quanh não thất, một số vùng ở hạnh nhân
và hải mã
d. * Những kích thích có tác dụng thưởng hay phạt sẽ mau quên
Câu 2766. Chức năng thúc đẩy động cơ của hệ viền: 
a. Kích thích có tác dụng thưởng hay phạt sẽ mau quên
b. Kích thích “vô thưởng vô phạt” sẽ được nhớ sâu sắc
c. Trung tâm thưởng gồm: quanh rãnh Sylvius, quanh não thất, một số vùng ở
hạnh nhân và hải mã
d. * Hệ viền có vai trò thúc đẩy động cơ thông qua việc tạo cảm giác dễ chịu
thích thú hay khó chịu muốn lảng tránh
Câu 2767. Vùng thưởng bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Nhân bên và hân bụng giữa vùng hạ đồi
b. Vùng vách
c. Đồi thị
d. * Quanh rãnh Sylvius
Câu 2768. Vùng thưởng bao gồm: 
a. * Dọc theo bó giữa của não trước
b. Quanh rãnh Sylvius
c. Quanh não thất
d. Một số vùng ở hạnh nhân và hải mã
Câu 2769. Vùng phạt bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Quanh rãnh Sylvius
b. * Hạch nền
c. Quanh não thất
d. Một số vùng ở hạnh nhân và hải mã
Câu 2770. Vùng phạt bao gồm: 
a. Nhân bên và hân bụng giữa vùng hạ đồi
b. Vùng vách
c. Đồi thị
d. * Quanh rãnh Sylvius
Câu 2771. Những bộ phận sau đây thuộc trung tâm thưởng: 
a. Quanh rãnh Sylvius
b. * Não giữa
c. Quanh não thất
336
d. Một số vùng ở hạnh nhân và hải mã
Câu 2772. Những bộ phận sau đây thuộc trung tâm phạt: 
a. * Quanh não thất
b. Não giữa
c. Hạch nền
d. Nhân bên và nhân bụng giữa vùng hạ đồi
Câu 2773. Chức năng thúc đẩy động cơ của hệ viền: 
a. Kích thích có tác dụng thưởng hay phạt sẽ mau quên
b. Kích thích “vô thưởng vô phạt” sẽ được nhớ sâu sắc
c. Các thuốc an thần chỉ ức chế trung tâm thưởng
d. * Hệ viền có vai trò thúc đẩy động cơ thông qua việc tạo cảm giác dễ chịu
thích thú hay khó chịu muốn lảng tránh
Câu 2774. Chức năng thúc đẩy động cơ của hệ viền, NGOẠI TRỪ: 
a. Kích thích có tác dụng thưởng hay phạt sẽ được nhớ sâu sắc
b. Kích thích “vô thưởng vô phạt” sẽ mau quên
c. * Các thuốc an thần làm tăng hoạt tính tình cảm loại bỏ nhiều hành vi của đối
tượng
d. Các thuốc an thần ức chế cả trung tâm thưởng và phạt
Câu 2775. Xúc cảm là hành vi tình cảm thể hiện bằng, NGOẠI TRỪ: 
a. Sự đáp ứng thân thể
b. Đáp ứng thực vật
c. Đáp ứng có ý thức chủ quan
d. * Đáp ứng vô ý thức
Câu 2776. Đáp ứng thực vật bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Tăng huyết áp
b. * Thở dài
c. Toát mồ hôi
d. Đỏ mặt
Câu 2777. Đáp ứng thân thể bao gồm, NGOẠI TRỪ: 
a. Cười
b. Khóc
c. * Vui
d. Thở dài
Câu 2778. Đáp ứng có ý thức chủ quan, NGOẠI TRỪ: 
a. Khóc
b. Vui
c. Buồn
d. Phấn khởi
Câu 2779. Cụm từ “Não xúc cảm” dung để chỉ: 
a. Vỏ não
b. * Hệ viền
c. Đồi thị
d. Tiểu não
Câu 2780. Có bao nhiêu nhóm xúc cảm: 
a. * 2
b. 3
c. 4
337
d. 5
Câu 2781. Đặc điểm khi nói về xúc cảm: 
a. Có 3 nhóm xúc cảm
b. “ Não xúc cảm” còn gọi là tiểu não
c. * Xúc cảm là hành vi tình cảm thể hiện bằng sự đáp ứng thân thể, đáp ứng thực
vật và đáp ứng có ý thức chủ quan
d. Sự đáp ứng thân thể bao gồm vui, buồn, phấn khởi, thờ ơ
Câu 2782. Đặc điểm phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ:
a. Có tính chất bẩm sinh
b. *Có tính cá thể
c. Có tính chất di truyền
d. Có tính vĩnh viễn suốt đời
Câu 2783. Đặc điểm phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ:
a. Có tính chất bẩm sinh
b. Có tính chất chủng loài
c. *Không tính chất di truyền
d. Có tính vĩnh viễn suốt đời
Câu 2784. Đặc điểm phản xạ không điều kiện: 
a. Có tính chất tập luyện
b. Có tính cá thể
c. Không tính chất di truyền
d. *Có tính vĩnh viễn suốt đời
Câu 2785. Đặc điểm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Có tính chất tập luyện
b. Có tính cá thể
c. Không tính chất di truyền
d. *Có tính vĩnh viễn suốt đời
Câu 2786. Đặc điểm phản xạ không điều kiện: 
a. Có tính chất tập luyện
b. Có tính cá thể
c. *Có tính chất di truyền
d. Có tính chất tạm thời
Câu 2787. Đặc điểm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Có tính chất tập luyện
b. Có tính chất tạm thời
c. Có tính cá thể
d. *Có tính chất di truyền
Câu 2788. Đặc điểm phản xạ không điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ là vùng dưới vỏ
b. *Có tính chất tạm thời
c. Có tính chất chủng loài
d. Có tính chất di truyền
Câu 2789. Đặc điểm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ là vỏ não
b. Có tính chất tạm thời
c. *Có tính chất chủng loài
d. Không có tính di truyền
338
Câu 2790. Đặc điểm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. *Trung tâm phản xạ là vùng dưới vỏ
b. Có tính chất tạm thời
c. Có tính chất cá thể
d. Không có tính di truyền
Câu 2791. Đặc điểm phản xạ có điều kiện, NGOẠI TRỪ: 
a. Trung tâm phản xạ là vỏ não
b. Có tính chất cá thể
c. *Có tính chất vĩnh viễn
d. Không có tính di truyền
Câu 2792. Đặc điểm phản xạ không điều kiện: 
a. Trung tâm phản xạ là vỏ não
b. Có tính chất cá thể
c. *Có tính chất vĩnh viễn
d. Không có tính di truyền
Câu 2793. Đặc điểm phản xạ không điều kiện: 
a. *Trung tâm phản xạ là vùng dưới vỏ
b. Có tính chất tạm thời
c. Có tính chất cá thể
d. Không có tính di truyền
Câu 2794. Các quy luật hoạt động thần kinh cao cấp, NGOẠI TRỪ: 
a. Khi hưng phấn xuất hiện tại một điểm trên vỏ não thì điểm quanh đó liền xuất
hiện ức chế
b. Các kích thích gây hưng phấn và ức chế đều có điểm đại diện trên vỏ não
c. *Cường độ kích thích càng mạnh thì cường độ đáp ứng càng giảm
d. Các quá trình hưng phấn và ức chế xuất hiện trên vỏ não sau khi kết thúc đều để
lại “dấu vết”
Câu 2795. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng lời nói Broca có chức năng tạo lời nói
b. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. *Vùng nhận mặt nhận diện những người chưa quen biết
Câu 2796. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. *Vùng Wernicke có chức năng tạo lời nói
b. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. Vùng nhận mặt nhận diện những người quen biết
Câu 2797. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng liên hợp viền có chức năng hành vi
b. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
c. *Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Broca
d. Vùng nhận mặt nhận diện những người quen biết
Câu 2798. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng lời nói Broca có chức năng tạo lời nói
b. *Vùng liên hợp viền có chức năng đặc kế hoạch cho hoạt động
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. Vùng nhận mặt nhận diện những người quen biết
339
Câu 2799. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
b. *Vùng liên hợp trước trán có chức năng hành vi, động cơ và cảm xúc
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. Vùng nhận mặt nhận diện những người quen biết
Câu 2800. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
b. Vùng liên hợp trước trán có chức năng đặt kế hoạch cho hành động
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. *Vùng liên hợp trước trán giúp nhận diện những người quen biết
Câu 2801. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
b. *Vùng liên hợp trước trán có có chức năng hành vi, động cơ và cảm xúc
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. Vùng nhận mặt nhận diện những người quen biết
Câu 2802. Đặc điểm các nhận thức ở vỏ não, NGOẠI TRỪ: 
a. Vùng tên gọi các vật lưu giữ tên gọi các vật
b. Vùng liên hợp viền có có chức năng hành vi, động cơ và cảm xúc
c. Vùng xử lý chữ viết xử lý hình ảnh và đưa đến vùng Wernicke
d. *Vùng Wernicke giúp nhận diện những người quen biết
Câu 2803. Đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ nhất, NGOẠI TRỪ: 
a. *Tín hiệu có đặc tính trừu tượng
b. Kích thích không điều kiện
c. Chung cho cả người và động vật
d. Tín hiệu sờ, nghe, nếm
Câu 2804. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. *Mất ngôn ngữ cảm giác do tổn thương vùng Broca
b. Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Wernicke lan ra xung quanh
c. Mất ngôn ngữ cảm giác vẫn nghe và nhắc lại được mà không hiểu ý nghĩa
d. Mất ngôn ngữ vận động không điều khiển được hệ phát âm
Câu 2805. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ cảm giác do tổn thương vùng Wernicke
b. *Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Broca lan ra xung quanh
c. Mất ngôn ngữ cảm giác vẫn nghe và nhắc lại được mà không hiểu ý nghĩa
d. Mất ngôn ngữ vận động không điều khiển được hệ phát âm
Câu 2806. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Wernicke lan ra xung quanh
b. Mất ngôn ngữ vận động vẫn nghe và nhắc lại được mà không hiểu ý nghĩa
c. Mất ngôn ngữ nhận cảm nghe là điếc lời
d. *Mất ngôn ngữ cảm giác do tổn thương vùng Broca
Câu 2807. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Wernicke lan ra xung quanh
b. *Mất ngôn ngữ cảm giác vẫn nghe và nhắc lại được mà không hiểu ý nghĩa
c. Mất ngôn ngữ nhận cảm nghe là điếc lời
d. Mất ngôn ngữ vận động do tổn thương vùng Broca
Câu 2808. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Wernicke lan ra xung quanh
340
b. Mất ngôn ngữ nhận cảm nhìn do tổn thương vùng liên hợp nhìn ở vỏ não
c. *Mất ngôn ngữ vận động do tổn thương vùng Wernicke
d. Mất ngôn ngữ nhận cảm nghe là điếc lời
Câu 2809. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ nhận cảm nhìn do tổn thương vùng liên hợp nhìn ở vỏ não
b. Mất ngôn ngữ vận động do tổn thương vùng Broca
c. Mất ngôn ngữ nhận cảm nghe là điếc lời
d. *Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Broca lan ra xung quanh
Câu 2810. Rối loạn ngôn ngữ, NGOẠI TRỪ: 
a. Mất ngôn ngữ toàn bộ do tổn thương vùng Wernicke lan ra xung quanh
b. *Mất ngôn ngữ cảm giác vẫn nghe và nhắc lại được mà không hiểu ý nghĩa
c. Mất ngôn ngữ nhận cảm nhìn do tổn thương vùng liên hợp nhìn ở vỏ não
d. Mất ngôn ngữ vận động không điều khiển được hệ phát âm

341
SINH LÝ HỆ CƠ
(câu 2811 – câu 2970)

Câu 2811. Thụ thể cho ion Ca++ gắn kết khi bơm từ ngoại bào vào nội bào
trong cơ chế co cơ trơn là: 
a. * Calmodulin
b. Troponin C
c. Troponin I
d. Troponin T
Câu 2812. Thụ thể cho ion Ca++ gắn kết khi bơm từ ngoại bào vào nội bào
trong cơ chế co cơ vân là: 
a. * Troponin C
b. Troponin I
c. Troponin T
d. Calmodulin
Câu 2813. Thụ thể cho ion Ca++ gắn kết khi bơm từ ngoại bào vào nội bào
trong cơ chế co cơ tim là: 
a. * Troponin C
b. Troponin I
c. Troponin T
d. Calmodulin
Câu 2814. Thành phần protein nào sau đây xuất hiện ở băng sáng I trong cấu
trúc của tế bào cơ vân, NGOẠI TRỪ: 
a. * Myosin
b. Actin
c. Tropomyosin
d. Troponin
Câu 2815. Sự khác biệt giữa tế bào cơ vân và các tế bào khác là: 
a. * Xuất hiện hệ thống siêu sợi và hệ thống ống
b. Số lượng ty thể và mạng lưới nội bào cơ kém phát triển
c. Màng tế bào thông nối với nhau
d. Câu a và b đúng
Câu 2816. Các phân tử cấu tạo nên sợi mỏng của tế bào cơ vân, NGOẠI TRỪ:

a. * Myosin
b. Actin
c. Troponin
d. Tropomyosin
Câu 2817. Cấu tạo của mỗi phân tử myosin gồm: 
a. * 2 chuỗi nặng và 4 chuỗi nhẹ
b. 4 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
c. 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
d. 1 chuỗi nặng và 1 chuỗi nhẹ
Câu 2818. Chức năng của các chuỗi nhẹ trong cấu tạo phân tử sợi dày: 
a. * Giúp điều khiển phần đầu của phân tử myosin trong quá trình co cơ
342
b. Giúp gắn kết phân tử myosin và phân tử actin
c. Giúp cố định phần đầu của phân tử myosin trong quá trình co cơ
d. Câu a và b đúng
Câu 2819. Vùng sáng giữa băng tối A khi co giãn là: 
a. * Băng sáng H
b. Băng sáng I
c. Khoảng M
d. Khoảng Z
Câu 2820. Tế bào cơ vân là: 
a. * Sợi cơ
b. Bắp cơ
c. Bó cơ
d. Tơ cơ
Câu 2821. Đặc điểm của tế bào cơ vân, NGOẠI TRỪ: 
a. * Màng tế bào cơ vân thông nối với nhau để đảm bảo các tế bào cơ hoạt động cùng
một lúc
b. Có hình trụ dài
c. Đường kính khoảng 10-100mm
d. Được cấu tạo gồm màng tế bào, và các bào tương
Câu 2822. Loại phân tử Myosin cấu tạo chủ yếu nên sợi dày ở tế bào cơ vân:

a. * Myosin II
b. Myosin I
c. Myosin V
d. Myosin VI
Câu 2823. Đặc điểm hệ thống ống trong cơ vân: 
a. * Gồm các ống ngang - ống dọc – và bể chứa tận cùng
b. Nồng độ Ca++ trong dịch mạng nội cơ tương rất thấp
c. Bể chứa tận cùng có nhiều kênh Ca++ ít nhạy cảm với sự thay đổi điện thế
d. Câu a và b đúng
Câu 2824. Đặc điểm của tế bào cơ trơn, NGOẠI TRỪ: 
a. * Được tạo nên từ phân tử actin, myosin, troponin và tropomyosin
b. Là các tế bào nhỏ, đường kính 5 – 10 µm, dài khoảng 10 -500 µm
c. Được chia làm 2 loại: cơ trơn đa đơn vị, cơ trơn một đơn vị
d. Cơ trơn không có nhục tiết
Câu 2825. Đặc điểm của cơ trơn một đơn vị, NGOẠI TRỪ: 
a. * Có nhiều ở thành động mạch và tĩnh mạch
b. Được tìm thấy ở thành cơ quan nội tạng
c. Ít được điều hòa bởi hệ thần kinh
d. Màng tế bào dính nhiều nơi và có các vị trí thông nối với nhau
Câu 2826. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị: 
a. * Mỗi tế bào cơ đều tiếp xúc với đầu mút tận cùng của hệ thần kinh
b. Được tìm thấy ở thành cơ quan nội tạng
c. Hoạt động như một đơn vị duy nhất
d. Màng tế bào dính nhiều nơi và có các vị trí thông nối với nhau
Câu 2827. Chức năng chính của hệ thống ống T và mạng nội bào cơ tương bao
quanh tơ cơ: 
343
a. * Nơi nhận tín hiệu thần kinh và điều khiển sự di chuyển của ion Ca++ trong quá
trình co cơ
b. Bảo vệ các tơ cơ (myofilament)
c. Giúp gây hiệu ứng mở kênh Ca++
d. Câu a và b đúng
Câu 2828. Sự khác biệt trong cấu trúc giữa cơ tim và cơ xương là: 
a. * Tế bào cơ tim có ống T lớn hơn cơ xương và nằm ở vạch Z
b. Calmodulin được thay thế troponin C trong tế bào cơ tim
c. Không có sợi nhục tiết (Sarcomere)
d. Mạng nội cơ tương trong tế bào cơ tim phát triển hơn tế bào cơ xương
Câu 2829. Chất truyền đạt thần kinh ở nơi tiếp hợp thần kinh – cơ xương là:

a. * Achetylcholin
b. Noradrenalin
c. Dopamine
d. Serotonin
Câu 2830. Điện thế nghỉ ngơi của màng tế bào cơ vân: 
a. * -90mV
b. -70mV
c. -40mV
d. -20mV
Câu 2831. Góc gắn kết ban đầu giữa phân tử myosin vào các vị trí hoạt động
của actin khi chưa giải phóng năng lượng là: 
a. * 900
b. 450
c. 600
d.
1200
Câu 2832. Góc gắn kết ban đầu giữa phân tử myosin vào các vị trí hoạt động
của actin khi giải phóng năng lượng là: 
a. * 450
b. 600
c. 900
d.
1200
Câu 2833. Một phân tử troponin C có khả năng gắn kết: 
a. * 04 phân tử ion Ca++
b. 01 phân tử ion Ca++
c. 02 phân tử ion Ca++
d. 03 phân tử ion Ca++
Câu 2834. Một chu kỳ gắn – xoay, cơ vân sẽ rút ngắn lại : 
a. * 1%
b. 2%
c. 3%
d. 4%
Câu 2835. Thời gian trơ tuyệt đối của cơ vân kéo dài: 
a. * 1 – 3ms
b. 1 – 2ms
c. 3 – 5ms
344
d. 1 – 5ms
Câu 2836. Khi cơ vân co, các cấu trúc nào sau đây thay đổi, NGOẠI TRỪ: 
a. * Chiều dài băng tối A
b. Băng sáng H
c. Băng sáng I
d. Khoảng cách 02 đường Z
Câu 2837. Cơ vân dãn ra nhờ các cơ chế: 
a. * Bơm Ca++ hoạt động vận chuyển ion Ca++ trở vào hệ thống ống
b. Giảm ái lực giữa troponin I và actin
c. Vị trí hoạt động của actin bị ức chế bởi tropomyosin
d. Góc gắn kết giữa actin và đâu myosin thay đổi từ 900 về 450
Câu 2838. Trong tế bào cơ trơn, ion Ca++ sẽ gắn kết lên: 
a. * Calmodulin
b. Troponin C
c. MLCK
d. Tropomyosin
Câu 2839. Phức hợp Ca_ protein hoạt hóa hoạt hóa men myosin ligh chain
kinase. Protein trong phức hợp đó là: 
a. * Calmodulin
b. Troponin C
c. MLCK
d. Tropomyosin
Câu 2840. Men nào sau đây phosphoryl hóa chuỗi nhẹ của myosin ở vị trí số
19 trong co cơ trơn: 
a. * Myosin ligh chain kinase
b. Phospholipase C
c. Cholinesterase
d. Achetylcholin transferase
Câu 2841. Co cơ không thay đổi chiều dài sợi cơ nhưng lực co cơ tăng là: 
a. * Co cơ đẳng trường
b. Co cơ đẳng trương
c. Co cứng cơ hoàn toàn
d. Co cứng cơ không hoàn toàn
Câu 2842. Co cơ không thay đổi lực co nhưng chiều dài sợi cơ rút ngắn lại là:

a. * Co cơ đẳng trương
b. Co cơ đẳng trường
c. Co cứng cơ hoàn toàn
d. Co cứng cơ không hoàn toàn
Câu 2843. Khi cơ vân co nhưng không có giãn cơ giữa các kích thích liên tiếp
được gọi là: 
a. * Co cứng hoàn toàn
b. Co cứng không hoàn toàn
c. Co cơ đẳng trương
d. Co cơ đẳng trường
Câu 2844. Khi cơ vân co nhưng không có những giai đoạn giãn không hoàn
toàn giữa các kích thích liên tiếp được gọi là: 
345
a. * Co cứng không hoàn toàn
b. Co cứng hoàn toàn
c. Co cơ đẳng trương
d. Co cơ đẳng trường
Câu 2845. ATP cần cho sự co cơ vân để thực hiện công việc, NGOẠI TRỪ: 
a. * Cần cho bơm ion K+ từ trong ra ngoài màng tế bào để duy trì trạng thái nghỉ
b. Sự trượt lên nhau giữa actin và myosin
c. Cần cho sự bơm ion Ca++ từ cơ tương vào hệ võng nội cơ
d. Cần cho bơm Na+ - K+ - ATPase duy trì điện thế nghỉ của màng tế bào
Câu 2846. Đặc điểm của Phosphocreatin trong cơ thể, NGOẠI TRỪ:
a. * Men xúc tác thủy giải phosphocreatin là Creatinkinase
b. Sản phẩm thủy giải là Creatin và Phospho
c. Là nguồn năng lượng cho sự co cơ
d. Có những cầu nối cao năng lượng giống ATP
Câu 2847. Khi tỳ đè hoặc nằm giữ nguyên một tư thế quá lâu, dễ dẫn đến đau
và mỏi cơ, nguyên nhân: 
a. * Thiếu oxy, dẫn đến glycogen được chuyển hóa theo con đường yếm khi sinh ra
Acid lactic gây độc cho cơ
b. Thiếu ATP, dẫn đến góc gắn giữa sợi myosin và actin giữ nguyên vị trí 450
c. Gây nên hiện tượng nợ oxy của tế bào cơ
d. Câu a và c đúng
Câu 2848. Sản phẩm phân giải Glycogen và Glucose tạo năng lượng cho sự co
cơ là: 
a. * Acid Pyruvic
b. Acid Lactic
c. Acid citric
d. Acid hyaluronic
Câu 2849. Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự co cơ: 
a. * Oxy hóa acid béo tự do
b. ATP
c. Phosphocreatin
d. Glycogen
Câu 2850. Trong điều kiện gắng sức, cơ có khả năng huy động nguồn oxy
gấp….(1)….. mức tiêu thụ oxy cơ bản cần cho cơ, hiện tượng này gọi
là……(2)…….Điền vào chổ trống (1) và (2) lần lượt là: 
a. * 6 lần – hiện tượng nợ oxy
b. 6 lần – hiện tượng vay oxy
c. 2 lần – hiện tượng nợ oxy
d. 2 lần – hiện tượng vay oxy
Câu 2851. Hiện tượng nợ oxy giúp cơ huy động nguồn oxy cần thiết cung cấp
cho cơ trong điều kiện gắng sức, sau gắng sức cơ sẽ tiêu dùng nhiều oxy để:
a. * Loại acid lactic tái lập lại ATP và phosphocreatin
b. Loại bỏ acid lactic tái lập lại ATP
c. Dãn cơ dự trữ lại ATP
d. Câu a và c đúng
Câu 2852. Sự cung cấp năng lượng cho cơ, NGOẠI TRỪ: 
a. * Cơ không dùng acid béo để cung cấp năng lượng
346
b. Trong trường hợp vận cơ nặng, cơ sử dụng năng lượng từ đường yếm khí
c. Sự tiêu dùng oxy, tăng năng lượng tiêu hao
d. Nguồn ATP chính cho cơ là từ ty thể
Câu 2853. Trương lực cơ được điều hòa bởi nhiều trung tâm, NGOẠI TRỪ:

a. * Tủy sống
b. Nhân đỏ
c. Nhân tiền đình
d. Cấu tạo lưới
Câu 2854. Vai trò chính của ion Ca++ trong cơ chế co cơ vân: 
a. * Loại bỏ tác dụng ức chế phản ứng giữa sợi actin và myosin
b. Kích hoạt phân tử myosin gắn vào vị trí hoạt động của actin
c. Kết hợp Calmodulin để khởi động phản ứng thành lập cầu nối
d. Kích hoạt men MLCK
Câu 2855. Vai trò chính của ion Ca++ trong cơ chế co cơ trơn: 
a. * Kích hoạt phân tử myosin gắn vào vị trí hoạt động của actin
b. Gây khử cực màng tế bào cơ
c. Kết hợp Troponin C làm bộc lộ vị trí gắn với đầu Myosin
d. Kích hoạt phân tử actin
Câu 2856. Trong cơ chế truyền xung động qua synap thần kinh – cơ xương,
Achetylcholin có tác dụng:
a. * Gây khử cực màng tế bào cơ sau synap
b. Gắn với thụ thể làm mở kênh, cho Na+ đi ra và K+ đi vào
c. Gây khử cực màng tế bào trước synap
d. Ngăn chặn sự khử cực của tế bào cơ
Câu 2857. Đặc điểm của hiện tượng nợ oxy, NGOẠI TRỪ: 
a. * Năng lượng cung cấp cho hoạt động cơ chủ yếu trong điều kiện ái khí
b. Trong trường hợp cơ gắng sức, nó phải sử dụng năng lượng từ đường yếm khí
c. Khi đó cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều acid lactic
d. Khi cơ nghỉ, sẽ trả nợ oxy, để loại acid lactic
Câu 2858. Đặc điểm của trương lực cơ tim: 
a. * Ở thì tâm thu, siêu sợi myosin kéo actin trượt vào trong nhục tiết
b. Ở tâm trương, đầu myosin không tách khỏi actin hoàn toàn
c. Khi siêu sợi actin trượt ra hoàn toàn, sẽ xuất hiện điện thế hoạt động mới gây co

d. Cơ tim giãn ra hoàn toàn trong thì tâm trương
Câu 2859. Một đơn vị vận động của cơ vân được định nghĩa là: 
a. * Một tế bào thần kinh vận động và tất cả các sợi cơ mà nó chi phối
b. Tất cả các tế bào thần kinh vận động và bó cơ mà nói chi phối
c. Một tế bào thần kinh vận động và một sợi cơ mà nó chi phối
d. Một tế bào thần kinh vận động và một bó cơ mà nó chi phối
Câu 2860. Ở cơ trơn, kênh trên màng tế bào giữ vai trò chính làm phát sinh
điện thế động: 
a. * Kênh Ca++
b. Kênh Na
c. Kênh K++
d. Bơm Na+-K+-ATP
347
Câu 2861. Cơ chế co cơ gây các hiện tượng, NGOẠI TRỪ: 
a. * Ion Ca++ gắn vào phần troponin C của các tơ cơ, làm bộc lộ vị trí gắn với đầu
myosin
b. Phản ứng có chu kỳ giữa các cầu nối của myosin và sợi actin tạo ra cử động
c. Cầu nối được thành lập, ion Phosphat tách khỏi ATP, cung cấp năng lượng cho
co cơ
d. Khi một phân tử ATP được cung cấp gắn vào đầu myosin, cầu nối sẽ tháo gắn
Câu 2862. Vai trò chính của ion Ca++ trong kích hoạt cơ xương: 
a. * Gây loại bỏ tác dụng ức chế phản ứng giữa sợi actin và myosin
b. Kích hoạt men MLCK
c. Kết hợp với Calmodulin để khởi động phản ứng thành lập cầu nối
d. Kích hoạt phân tử myosin đến mức chúng phản ứng với actin
Câu 2863. Vai trò của ống ngang (ống T) trong kích thích co cơ vân: 
a. * Cung cấp con đường để thế động lan truyền vào bên trong
b. Được dùng như nơi dự trữ Ca++
c. Nối các nhục tiết theo kiểu gối đầu (end-to-end)
d. Được dùng như nơi phóng thích Ca++
Câu 2864. Vai trò chính của Ca++ trong kích hoạt cơ trơn: 
a. * Kích hoạt phân tử myosin đến mức chúng phản ứng với actin
b. Kích hoạt phân tử actin
c. Gắn với Troponin C làm bộc lộ vị trí gắn với đầu myosin
d. Loại trừ tác dụng ức chế giữa actin và myosin
Câu 2865. Phức hợp kích thích co cơ xương liên quan đến tất cả sự kiện sau
đây, NGOẠI TRỪ: 
a. * Gắn Calci vào sợi Myosin
b. Gây ra điện thế động
c. Thành lập cầu nối giữ actin và myosin
d. Thủy giải ATP thành ADP
Câu 2866. Điện thế động của tế bào cơ xương: 
a. * Khơi mào hiện tượng co cơ, Ca++ được phóng thích gắn vào Troponin C
b. Có giai đoạn bình nguyên dài
c. Lan vào tất cả các phần của cơ quan ống T
d. Không cần thiết cho co cơ
Câu 2867. Chức năng của Tropomyosin trong tế bào cơ xương : 
a. * Tác dụng như một “protein giãn cơ” khi nghỉ ngơi bằng cách che vị trí mà
myosin gắn vào actin
b. Trượt lên sợi actin làm cho cơ bị rút ngắn
c. Phóng thích Ca++ sau khi khởi động co cơ
d. Gắn với myosin trong khi co cơ
Câu 2868. Khi thụ thể Nicotinic trên màng tế bào cơ xương bị ức chế, gây hiện
tượng: 
a. * Nhược cơ
b. Co cứng cơ
c. Cơ tăng hoạt động đến một mức nào đó dẫn đến mỏi cơ
d. Không ảnh hưởng đến lực co cơ
Câu 2869. Cầu nối trong sợi nhục tiết trong cơ xương được cấu tạo bởi: 
a. * Actin
348
b. Myosin
c. Troponin
d. Tropomyosin
Câu 2870. Thăm dò chức năng thường được sử dụng để đánh giá tình trạng
hoạt động của cơ: 
a. * Điện cơ đồ
b. Điện tim
c. Điện não
d.Phế thân ký
Câu 2871. Cơ vân chiếm bao nhiêu phần trăm trọng lượng của toàn cơ thể
a. 30%
b. *40%
c. 50%
d. 60%
Câu 2872. Tế bào cơ vân là
a. Bó cơ
b. *Sợi cơ
c. Tơ cơ
d. Bắp cơ
Câu 2873. CHỌN CÂU SAI: Đặc điểm của màng bao cơ vân
a. Là màng tế bào cơ
b. Không có cầu nối giữa các màng tế bào
c. Bên ngoài có thêm một lớp vỏ mỏng với nhiều sợ collagen
d. *Còn gọi là màng chu cơ
Câu 2874. Sự khác biệt giữa tế bào cơ vân so với các tế bào khác
a. Màng tế bào cơ có các cầu nối với nhau
b. *Có hệ thống siêu sợi và hệ thống ống
c. Kích thước tế bào lớn hơn
d. Điện thế kích thích thấp hơn so với tế bào khác
Câu 2875. Sự khác biệt giữa tế bào cơ vân so với các tế bào khác
a. Màng tế bào cơ có các cầu nối với nhau
b. *Có hệ thống siêu sợi và hệ thống ống
c. Kích thước tế bào lớn hơn
d. Điện thế kích thích thấp hơn so với tế bào khác
Câu 2876. Cấu trúc của băng sáng I gồm sợi
a. *Sợi mỏng
b. Sợi dày
c. Siêu sợi myosin
d. Siêu sợi actin
Câu 2877. Băng sáng I (Isotropic) được chia đôi bằng
a. *Đường Z
b. Đường M
c. Băng sáng H
d. Đường I
Câu 2878. Cấu trúc của băng sáng H gồm sợi
a. Sợi mỏng
b. *Sợi dày
349
c. Siêu sợi actin
d. Sợi mỏng và sợi dày
Câu 2879. Băng sáng H được chia đôi bằng
a. Đường Z
b. *Đường M
c. Băng A
d. Đường I
Câu 2880. CHỌN CÂU SAI: Đặc điểm cấu trúc của sợi dày
a. Đường kính gấp đôi sợi mỏng
b. Phân tử myosin được xếp đối xứng hai bên trung tâm nhục tiết
c. *Gồm 4 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ
d. Được cấu tạo bởi nhiêu phân tử myosin type II
Câu 2881. Phân tử Myosin chiếm ưu thế trong cấu trúc sợi dày của cơ vân
a. Type I
b. *Type II
c. Type III
d. Type VII
Câu 2882. CHỌN CÂU SAI: Hai cấu trúc hình cầu trong phân tử sợi dày chứa
các vị trí gắn kết
a. Vị trí gắn với actin
b. *Vị trí gắn với tropomyosin
c. Vị trí xúc tác thủy phân ATP
d. Vị trí gắn 4 chuỗi nhẹ
Câu 2883. Vị trí xúc tác thủy phân ATP trên sợi tơ cơ
a. *Hai cấu trúc hình cầu của phân tử sợi dày
b. Điểm hoạt động trên phân tử actin G
c. Trên chuỗi nhẹ của sợi dày
d. Trung tâm sợi nhục tiết
Câu 2884. Chức năng 4 chuỗi nhẹ trong cấu trúc sợi tơ dày của cơ vân
a. *Giúp điều khiển phần đầu của phân tử myosin trong quá trình co cơ
b. Giúp điều khiển phần thân của phân tử myosin trong quá trình co cơ
c. Là vị trí xúc tác thủy phân ATP
d. Gắn vào điểm hoạt động trên phân tử actin của sợi mỏng
Câu 2885. Cắt ngang qua vùng sáng H sẽ quan sát được
a. *Cấu trúc của phân tử myosin sắp xếp trong sợi tơ dày
b. Cấu trúc của phân tử myosin sắp xếp trong sợi tơ dày và cấu trúc của phân tử actin
sắp xếp trong sợi tơ mỏng
c. Cấu trúc của phân tử actin sắp xếp trong sợi tơ mỏng
d. Cấu trúc của phân tử actin, tropomyosin và troponin sắp xếp trong sợi tơ mỏng
Câu 2886. CHỌN CÂU SAI: Cấu trúc phân tử sợi mỏng gồm
a. *Myosin
b. Tropomyosin
c. Actin
d. Troponin
Câu 2887. Phân tử tạo nên bộ khung của sợi mỏng
a. Myosin
b. Tropomyosin
350
c. *Actin
d. Troponin
Câu 2888. Bộ khung của sợi mỏng gồm
a. *Hai chuỗi F actin
b. Một chuỗi F actin
c. Hai chuỗi G actin
d. Một chuỗi G actin
Câu 2889. Số lượng vị trí hoạt động trên phẩn tử G actin được mỗi phân tử
tropomyosin phủ lên khi cơ dãn
a. *7
b. 5
c. 10
d. 20
Câu 2890. CHỌN CÂU SAI Chức năng của Troponin trong cấu trúc cơ vân
a. Troponin I: ức chế phản ứng giữa actin và myosin
b. Troponin C: là thụ thể của ion Ca2+ để khởi phát sự co cơ
c. Troponin T: gắn với tropomyosin
d. *Bộ ba troponin chứa vị trí thủy giải phân tử ATP
Câu 2891. Chức năng của hệ thống ống bao quanh tơ cơ
a. Vị trí thủy giải ATP
b. Ức chế phản ứng giữa actin và myosin
c. Là thụ thể của chất truyền đạt thần kinh Acetylcholin
d. *Nhận tín hiệu thần kinh và điều khiển sự di chuyển của ion Ca2+ trong quá trình
co cơ
Câu 2892. Hệ thống ống ngang (ống T) mở thông ra bên ngoài, trong lòng ống
chứa
a. *Dịch ngoại bào
b. Dịch nội bào
c. Máu toàn phần
d. Chất truyền đạt thần kinh
Câu 2893. Dịch mạng nội bào cơ tương có nồng độ cao ion
a. *Canxi
b. Natri
c. Clo
d. Kali
Câu 2894. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của bể chứa tận cùng trong hệ thống
ống của cơ vân
a. Là nơi tiếp giáo giữa ống ngang và ống dọc
b. Có nhiều kênh Canxi nhạy cảm với sự thay đổi điện thế
c. *Chứa dịch ngoại bào
d. Dịch trong bể chứa tận cùng chứa nồng độ ion Canxi rất cao
Câu 2895. Bể chứa tận cùng có nồng độ cao ion
a. *Canxi
b. Natri
c. Clo
d. Kali
Câu 2896. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của tế bào cơ trơn
351
a. *Các phân tử actin và myosin sắp xếp thành sợi nhục tiết
b. Là tế bào cơ ở thành các tạng trong cơ thể
c. Không có Troponin
d. Đường kính tế bào 5-10µm, dài khoảng 10-500µm
Câu 2897. Tế bào cơ trơn không có phân tử
a. Actin
b. Myosin
c. *Troponin
d. Tropomyosin
Câu 2898. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của cơ trơn một đơn vị
a. Màng tế bào cơ trơn có vị trí thông nối với nhau
b. Ít được điều hòa bởi hệ thần kinh
c. Chất truyền đạt thần kinh là acetylcholin và noradrenalin (hoặc adrenalin)
d. *Hoạt động như những đơn vị riêng rẽ
Câu 2899. Đặc điểm của cơ trơn một đơn vị
a. Màng tế bào cơ trơn không có vị trí thông nối với nhau
b. Mỗi tế bào cơ trơn đều tiếp xúc với đầu mút tận cùng của hệ thần kinh
c. Chất truyền đạt thần kinh duy nhất là acetylcholin
d. *Hoạt động như một đơn vị duy nhất
Câu 2900. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị
a. *Tất cả màng tế bào cơ trơn có vị trí thông nối với nhau
b. Mỗi tế bào cơ trơn đều tiếp xúc với đầu mút tận cùng của hệ thần kinh
c. Được tìm thấy ở mắt và một số vị trí khác
d. Hoạt động như những đơn vị riêng rẽ
Câu 2901. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị
a. *Màng tế bào cơ trơn không kết dính và rất ít hoặc không có khe nối thông nhau
b. Ít được điều hòa bởi hệ thần kinh
c. Chất truyền đạt thần kinh duy nhất là adrenalin
d. Hoạt động như một đơn vị duy nhất
Câu 2902. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị
a. *Màng tế bào cơ trơn không kết dính và rất ít hoặc không có khe nối thông nhau
b. Ít được điều hòa bởi hệ thần kinh
c. Chất truyền đạt thần kinh duy nhất là adrenalin
d. Hoạt động như một đơn vị duy nhất
Câu 2903. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của tế bào cơ tim
a. Cấu trúc gồm phân tử actin và myosin xếp thành các vân cơ
b. Số lượng ty thể nhiều hơn so với cơ xương
c. *Không hoạt động như một hợp bào
d. Ống T lớn hơn so với cơ xương và nằm ở đường Z
Câu 2904. CHỌN CÂU SAI. Sự khác biệt trong cấu trúc của cơ tim so với cơ
xương
a. Số lượng ty thể trong cơ tim nhiều hơn
b. Cơ tim hoạt động theo kiểu hợp bào
c. Ống T trong cấu trúc cơ tim lớn hơn và nằm ở đường Z
d. *Mạng lưới nội bào cơ tương trong cơ tim phát hiện hơn so với với cơ xương
Câu 2905. Hệ thống ống T của cơ tim nằm ở vị trí
a. *Đường Z
352
b. Chỗ tiếp xúc giữa băng A và băng I
c. Nằm bao ngoài tơ cơ
d. Đường M
Câu 2906. Hệ thống ống T của cơ xương nằm ở vị trí
a. Đường Z
b. *Chỗ tiếp xúc giữa băng A và băng I
c. Nằm bao ngoài tơ cơ
d. Đường M
Câu 2907. Điện thể nghỉ màng tế bào cơ vân khoảng
a. -50mV
b. -70mV
c. *-90mV
d. -110mV
Câu 2908. Vận tốc điện thế động lan dọc theo sợi cơ là
a. 1m/s
b. 2m/s
c. 3m/s
d. *5m/s
Câu 2909. Độ lớn điện thế động màng tế bào cơ vân phụ thuộc
a. *Tỷ lệ thuận với cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng và cường độ cực đại
b. Tỷ lệ nghịch với cường độ kích thích nằm giữa ngưỡng và cường độ cực đại
c. Tỷ lệ thuận với đường kính của tế bào cơ
d. Tỷ lệ nghịch vơi đường kính của tế bào cơ
Câu 2910. Sóng điện thế màng tế bào cơ trơn lúc nghỉ còn được gọi là
a. *Sóng chậm
b. Sóng nhọn
c. Sóng nhanh
d. Sóng nghỉ
Câu 2911. Ngưỡng điện thế tạo nên sự khử cực trên màng tế bào cơ trơn
a. -50mV
b. *-35mV
c. -70mV
d. -90mV
Câu 2912. Cơ chế quan trọng trong việc khởi phát điện thế động trên màng tế
bào cơ trơn
a. Mở cổng kênh Ca2+ cho phép lượng lớn ion Ca2+ từ ngoài vào trong màng tế bào
b. Mở cổng kênh Na+ cho phép lượng lớn ion Na+ từ ngoài vào trong màng tế bào
c. *Mở cổng kênh Ca2+ cho phép lượng lớn ion Ca2+ và một lượng nhỏ ion Na+ từ
ngoài vào trong màng tế bào
d. Mở cổng kênh Na+ cho phép lượng lớn ion Na+ và một lượng nhỏ ion Ca2+ từ
ngoài vào trong màng tế bào
Câu 2913. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của hoạt động điện của cơ trơn
a. Tạo thành hai loại sóng điện cơ bản: sóng chậm và sóng nhọn
b. *Sóng chậm là sóng điện thế hoạt động
c. Điện thế ngưỡng khoảng -35mV sẽ tạo nên sự khử cực trên màng tế bào
d. Sóng nhọn tạo ra sự co thắt cơ trơn
Câu 2914. Sóng điện thế hoạt động của màng tế bào cơ trơn còn được gọi là
353
a. Sóng chậm
b. *Sóng nhọn
c. Sóng nhanh
d. Sóng nghỉ
Câu 2915. Đặc điểm của sóng nhọn trong hoạt động điện của tế bào cơ trơn
a. Là sóng điện thế màng tế bào lúc nghỉ
b. *Cơ chế: mở cổng kênh Ca2+ cho phép lượng lớn ion Ca2+ và một lượng nhỏ ion
Na+ từ ngoài vào trong màng tế bào
c. Không trực tiếp tạo ra sự co bóp của cơ trơn
d. Không chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài
Câu 2916. Đặc điểm của sóng chậm trong hoạt động điện của tế bào cơ trơn
a. *Là sóng điện thế màng tế bào lúc nghỉ
b. Cơ chế: mở cổng kênh Ca2+ cho phép lượng lớn ion Ca2+ và một lượng nhỏ ion Na+
từ ngoài vào trong màng tế bào
c. Tạo ra sự co bóp của cơ trơn
d. Phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài
Câu 2917. CHỌN CÂU SAI. Tế bào cơ thuộc tim thuộc loại tế bào đáp ứng
nhanh
a. *Nút xoang
b. Cơ nhĩ
c. Cơ thất
d. Mô dẫn truyền
Câu 2918. Tế bào cơ thuộc tim thuộc loại tế bào đáp ứng chậm
a. *Nút nhĩ – thất
b. Cơ nhĩ
c. Cơ thất
d. Mô dẫn truyền
Câu 2919. Cơ chế quan trọng trong việc khởi phát điện thế động trên màng tế
bào cơ vân
a. Mở cổng kênh Ca2+ cho phép lượng lớn ion Ca2+ từ ngoài vào trong màng tế bào
b. *Mở cổng kênh Na+ cho phép lượng lớn ion Na+ từ ngoài vào trong màng tế bào
c. Hoạt động của bơm Na+- K+-ATP
d. Mở cổng kênh K+ cho phép lượng lớn ion K+ từ trong ra ngoài màng tế bào
Câu 2920. Điện thế nghỉ của màng tế bào cơ tạo nên
a. *Trương lực cơ
b. Sự co thắt cơ
c. Hoạt động của các sóng nhọn
d. Sự trượt lên nhau của sợi actin và myosin
Câu 2921. Thời gian xảy ra co cơ vân sau khi bắt đầu khử cực màng tế bào
a. *2ms
b. 1ms
c. 4ms
d. 6ms
Câu 2922. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của sợi cơ vân co chậm
a. Thời gian co cơ lớn khoảng 100ms
b. *Liên quan đến cử động tinh vi, nhanh, chính xác
c. Chi phối các cử động mang tính chất chống đỡ
354
d. Tạo ra hình thái chuyển động hoặc tư thế khác nhau của cơ thể
Câu 2923. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của sợi cơ vân nhanh
a. *Thời gian co cơ lớn khoảng 100ms
b. Liên quan đến cử động tinh vi
c. Chi phối các cử động mang tính chất nhanh và chính xác
d. Tạo ra hình thái chuyển động hoặc tư thế khác nhau của cơ thể
Câu 2924. CHỌN CÂU SAI. Cơ chế co cơ vân diễn ra theo các bước
a. Giải phóng ion Ca2+ từ các ống dọc và bể chứa tận cùng
b. *Hoạt hóa sợi actin thông qua việc ion Canxi gắn lên thụ thể Calmodulin
c. Hoạt hóa myosin
d. Kết thúc co cơ thông qua việc bơm Ca2+ trên mạng nội cơ tương bắt đầu hoạt động
vận chuyển chủ động Ca2+ trở vào các ống dọc
Câu 2925. CHỌN CÂU SAI. Quá trình hoạt hóa myosin trong cơ chế co cơ
vân
a. Khi sợi mỏng được hoạt hóa, phân tử myosin gắn vào phân tử actin ở góc gắn 900
b. Năng lượng ATP giải phóng được sử dụng để đẩy đầu myosin gập về phía đuôi
thay đổi góc gắn còn 450
c. Khi các sợi mỏng trượt lên các sợi dày, các đường Z tiến lại gần nhau
d. *Mỗi chu kỳ trượt lên nhau giữa sợi dày và sợi mỏng, cơ sẽ rút ngắn lại khoảng
5%
Câu 2926. Cơ chế chính để kết thúc quá trình co cơ vân
a. *Bơm Ca2+ trên mạng nội cơ tương bắt đầu hoạt động vận chuyển chủ động Ca2+
trở vào các ống dọc và dự trữ lại
b. Bơm Na+ trên mạng nội cơ tương bắt đầu hoạt động vận chuyển chủ động Na+ trở
vào các ống dọc và dự trữ lại
c. Bơm Ca2+ trên hệ thống ống bắt đầu hoạt động vận chuyển thụ động Ca2+ trở lại
vào bể chứa tận cùng
d. Bơm Ca2+ trên bể chứa tận cùng bắt đầu hoạt động vận chuyển thụ động Ca2+ trở
vào các ống dọc và dự trữ lại
Câu 2927. Tốc độ co của cơ trơn so với cơ vân
a. *Tốc độ co của cơ trơn chậm hơn so với cơ vân khoảng 100 lần
b. Tốc độ co của cơ vân chậm hơn so với cơ trơn khoảng 100 lần
c. Tốc độ co của cơ trơn chậm hơn so với cơ vân khoảng 200 lần
d. Tốc độ co của cơ vân chậm hơn so với cơ trơn khoảng 100 lần
Câu 2928. Vai trò của ion Canxi trong cơ chế co cơ trơn
a.* Ca2+ gắn kết lên calmodulin dẫn đến hoạt hóa men myosin ligh chain kinase
b. Ca2+ gắn kết Troponin C làm thay đối cấu trúc hóa học của sợi actin
c. Ca2+ gắn kết lên calmodulin dẫn đến giảm ái lực tropomyosin và actin
d. Ca2+ gắn kết Troponin C làm men myosin ligh chain kinase
Câu 2929. Hoạt động đầu tiên để kết thúc quá trình co cơ trơn
a.* Phức hợp Ca2+-calmodulin phân ly
b. Phức hợp Ca2+- troponin C phân ly
c. Phức hợp Na+-calmodulin phân ly
d. Men Myosin ligh chain kinase được hoạt hóa
Câu 2930. Trong cơ chế co cơ trơn, men myosin ligh chain kinase hoạt hóa dẫn
đến
a.* Phosphoryl hóa chuỗi nhẹ của myosin ở vị trí số 19
355
b. Phosphoryl hóa chuỗi nặng của myosin ở vị trí số 19
c. Phosphoryl hóa sợi actin
d. Giải phóng năng lượng từ ATP trên sợi cơ
Câu 2931. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của co cơ đẳng trường
a.* Chiều dài sợi cơ cố định không rút ngắn lại
b. Cơ không tạo ra công bên ngoài
c. Co cơ giúp cố định một vật
d. Co cơ giúp xách một vật
Câu 2932. Đặc điểm của co cơ đẳng lực
a. Chiều dài sợi cơ cố định không rút ngắn lại
b. Cơ tạo ra công bên ngoài
c. Co cơ giúp cố định một vật
d. Co cơ giúp xách một vật
Câu 2933. Đặc điểm của co cơ đẳng trường
a. Chiều dài sợi cơ cố định không rút ngắn lại
b. Cơ tạo ra công bên ngoài
c. *Co cơ giúp cố định một vật
d. Co cơ chủ yếu để nâng tự do một vật lên
Câu 2934. CHỌN CÂU SAI. Khi cơ co hỗn hợp có đặc điểm
a. *Co cơ đẳng lực diễn ra trước khi co cơ đẳng trường
b. Giai đoạn đầu khi co cơ giúp để cố định vật
c. Giai đoạn sau giúp để kéo tải trọng lên
d. Cơ tạo ra công bên ngoài ở giai đoạn sau của quá trình co cơ hỗn hợp
Câu 2935. CHỌN CÂU SAI. Khi kích thích liên tục vào cơ, sẽ dẫn đến hiện
tượng
a. Gây ra sự tổng kế các co cơ
b. *Sức căng phát sinh trong thời gian tổng kế thấp hơn trong một co cơ duy nhất
c. Sức căng phát sinh trong thời gian tổng kế lớn hơn trong một co cơ duy nhất
d. Tùy theo tần số kích thích nhiều hay ít có các loại tổng kế khác nhau
Câu 2936. Hiện tượng xảy ra khi kích thích gây co cơ liên tục
a. Gây nên trường hợp co cứng hoàn toàn khi kích thích liên tiếp nhưng vẫn có giai
đoạn giãn cơ không hoàn toàn giữa các kích thích
b. * Gây nên trường hợp co cứng không hoàn toàn khi kích thích liên tiếp nhưng vẫn
có giai đoạn giãn cơ không hoàn toàn giữa các kích thích
c. Tần số kích thích trên 200 lần/giây sẽ có hiện tượng tổng kế các co cơ
d. Luôn dẫn đến trường hợp tổng kế cơ co cứng hoàn toàn không phụ thuộc và tần số
kích thích
Câu 2937. Hiện tượng Treppe hay còn gọi là hiện tượng bậc thang xảy ra
trong điều kiện
a. *Kích thích cơ với tần số ngang mức gây co cứng và với cường độ cực đại, sức
căng mỗi sợi cơ sẽ tăng, sau nhiều co cơ sẽ đạt đến một sức căng cơ đồng dạng
b. Kích thích cơ với tần số tăng dần đến khi đạt cường độ cực đại sẽ gây nên một
sức căng cơ đồng dạng
c. Kích thích cơ liên tiếp, không có khoảng giãn cơ giữa các kích thích
d. Kích thích cơ liên tiếp, có khoảng giãn cơ giữa các kích thích
Câu 2938. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của cơ trơn một đơn vị
a. *Có trung tâm vận động nằm ở vỏ não
356
b. Giữa các tế bào cơ kế nhau có các kiên kết hở gọi là connexin
c. Hoạt động như một hợp bào
d. Các tế bào cơ đứng cạnh nhau có thể trao đổi nhanh thông tin với nhau
Câu 2939. Đặc điểm của cơ trơn một đơn vị
a. Có trung tâm vận động nằm ở vỏ não
b. Chất truyền đạt thần kinh tại khe synap thần kinh – cơ luôn là Acetycholin
c. *Hoạt động như một hợp bào
d. Các tế bào cơ đứng cạnh nhau không thể trao đổi nhanh thông tin với nhau
Câu 2940. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị
a. Quá trình co cơ không lan rộng giữa các tế bào
b. Chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật
c. Hoạt động riêng lẻ
d. Giữa các tế bào cơ kế nhau không có các connexin giống như cơ trơn một đơn vị
Câu 2941. Đặc điểm của cơ trơn đa đơn vị
a. Giữa các tế bào cơ kế nhau có các kiên kết hở gọi là connexin
b. *Chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật
c. Hoạt động như một hợp bào
d. Giữa các tế bào cơ kế nhau có thể trao đổi nhanh thông tin với nhau
Câu 2942. CHỌN CÂU SAI. Đặc điểm của cơ tim khi co
a. Diễn ra theo một trình tự tâm nhĩ thu - tâm thất thu – tâm trương toàn bộ
b. *Trung tâm vận động nằm ở vỏ não
c. Hoạt động như một hợp bào
d. Chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật
Câu 2943. Đặc điểm của cơ tim khi co
a. *Hoạt động như một hợp bào
b. Trung tâm vận động nằm ở vỏ não
c. Hoạt động riêng lẽ tương tự như cơ vân
d. Diễn ra theo một trình tự tâm nhĩ thu – tâm thất thu - tổng kế các co cơ
Câu 2944. Nồng độ ATP có sẵn trong mỗi sợi cơ vân
a. *4 triệu
b. 1 triệu
c. 2 triệu
d. 3 triệu
Câu 2945. Sản phẩm thủy giải của Phosphocreatin trong co cơ
a. *Creatin và Phosphat
d. ADP và Phosphat
c. Creatin
d. Acid pyruvic
Câu 2946. Năng lượng cung cấp từ ATP và Phosphocreatin đủ để co cơ trong thời
gian
a. *5-8 giây
b. 1-2 giây
c. 8-10 giây
d. >10 giây
Câu 2947. Sản phẩm chuyển hóa Glucose để sử dụng năng lượng theo con
đường yếm khí
a. *Acid lactic
357
b. Acid pyruvic
c. Acid citric
d. Creatin
Câu 2948. Sản phẩm tái lập thu được sau khi sử dụng oxy để loại acid lactic
sau khi gắng sức
a. * ATP và phosphocreatin
b. Acid pyruvic
c. Acid béo tự do
d. Glycogen
Câu 2949. Nguồn năng lượng cung cấp chính cho cơ khi nghỉ ngơi và trong
giai đoạn phục hồi sau khi co
a. Phosphocreatin
b. Acid pyruvic
c. *Acid béo tự do
d. Glycogen
Câu 2950. Nguồn năng lượng cho sự co cơ kéo dài được cung cấp từ
a. Phosphocreatin
b. Acid pyruvic
c. *Acid béo tự do
d. Glycogen
Câu 2951. Định nghĩa trương lực cơ
a. *Là trạng thái co cơ cơ sở khi cơ đang nghỉ ngơi
b. Là trạng thái co cơ gắng sức trên nền co bóp cơ sở của cơ
c. Là trạng thái co cơ đối kháng giữa hai nhóm cơ khi cùng thực hiện một động tác
d. Là trạng thái cơ dãn hoàn toàn sau khi co
Câu 2952. Bản chất của trương lực cơ của cơ vân
a. *Là một phản xạ tủy không có ý thức và được điều hòa bởi nhiều trung tâm dưới
vỏ như nhân đỏ, nhân tiền đình, cấu tạo lưới và tiểu não
b. Là một phản xạ có ý thức có trung tâm nằm ở vỏ não
c. Là một phản xạ tủy không có ý thức và không được điều hòa bởi nhiều trung tâm
dưới vỏ như nhân đỏ, nhân tiền đình, cấu tạo lưới và tiểu não
d. Là một phản xạ tủy có ý thức và được điều hòa bởi nhân đỏ, nhân tiền đình
Câu 2953. Sợi cơ ngoại suốt được chi phối bởi nơron thần kinh
a. * Nơron vận động alpha ở sừng trước tủy sống
b. Nơron vận động alpha ở sừng sau tủy sống
c. Nơron vận động gama ở sừng trước tủy sống
d. Nơron vận động gama ở sừng sau tủy sống
Câu 2954. Bộ phận nhận cảm với tín hiệu căng ở cơ vân để gây nên trương
lực cơ nằm ở cấu trúc
a. * Phần trung tâm của sợi cơ nội suốt
b. Hai phần đầu của sợi cơ nội suốt
c. Phần trung tâm và hai phần đầu của sợi cơ nội suốt
d. Sợi cơ ngoại suốt
Câu 2955. Hai phần đầu của sợi cơ nội suốt được chi phối bởi nơron thần kinh
a. Nơron vận động alpha ở sừng trước tủy sống
b. Nơron vận động alpha ở sừng sau tủy sống
c. *Nơron vận động gama ở sừng trước tủy sống
358
d. Nơron vận động gama ở sừng sau tủy sống
Câu 2956. Ở cơ trơn, kênh ion giữ vai trò chính làm phát sinh điện thế hoạt
động
a. Kênh Na+
b. Bơm Na+ K+ ATP
c. * Kênh Ca2+ nhạy cảm điện thế
d. Kênh K+
Câu 2957. Sóng chậm ở cơ trơn còn được gọi là
a. Sóng hoạt động nền
b. *Sóng tạo nhịp
c. Sóng kịch phát
d. Sóng nhọn
Câu 2958. Các yếu tố gây giãn cơ trơn thành mạch máu, NGOẠI TRỪ
a. *Tăng nồng độ Oxy
b. Tăng nồng độ K+
c. Bradykinin
d. Histamin
Câu 2959. Một đơn vị vận động của cơ vân bao gồm
a. *Một nơron vận động và toàn bộ sợi cơ mà nó chi phối
b. Tất cả các nơron vận động ở cùng một vị trí sừng trước tủy sống và toàn bộ sợi cơ
mà nó chi phối
c. Một nơron vận động tương ứng với một sợi cơ mà nó chi phối
d. Tất cả các nơron vận động ở cùng một vị trí sừng trước tủy sống và một sợi cơ mà
nó chi phối
Câu 2960. Hoạt động của cơ trơn được điều hòa bởi hệ thống, CHỌN CÂU
SAI
a. *Vỏ não
b. Hệ thống thể dịch của cơ thể
c. Thần kinh giao cảm
d. Thần kinh phó giao cảm
Câu 2961. Muối vô cơ trong cấu trúc của xương chủ yếu là thành phần muối
của ion
a. * Ca2+
b. Na+
c. Mg2+
d. Cu2+
Câu 2962. Thành phần chủ yếu của khuôn hữu cơ trong cấu trúc chất căn bản
của xương
a. * Collagen typ I
b. Collagen typ II
c. Protein non-collagen
d. Các sợi vùi
Câu 2963. Tỷ lệ của Collagen typ I ở khuôn hữu cơ trong cấu trúc chất căn
bản của xương
a. * 90%
b. 70%
c. 30%
359
d. 10%
Câu 2964. Tỷ lệ của Protein non-collagen ở khuôn hữu cơ trong cấu trúc chất
căn bản của xương
a. 90%
b. 70%
c. 30%
d. *10%
Câu 2965. Tỷ lệ của khuôn hữu cơ trong cấu trúc chất căn bản của xương
a. 90%
b. 70%
c. *30%
d. 10%
Câu 2966. Tỷ lệ của muối vô cơ trong cấu trúc chất căn bản của xương
a. 90%
b. 70%
c. 30%
d. *10%
Câu 2967. Cấu trúc đảm nhiệm chức năng làm giảm lực cơ học tác động vào
xương là
a. Khuôn hữu cơ
b. Muối vô cơ
c. *Sợi vùi
d. Tế bào xương
Câu 2968. Tế bào có chức năng khử muối khoáng và tiêu hủy khuôn hữu cơ
của chất căn bản trong cấu trúc xương là
a. Tiền tạo cốt bào
b. Tạo cốt bào
c. *Hủy cốt bào
d. Tiền hủy cốt bào
Câu 2969. Tế bào có chức năng tạo ra khuôi hữu cơ và gián tiếp làm lắng đọng
muối khoáng trong cấu trúc xương là
a. Tiền tạo cốt bào
b. *Tạo cốt bào
c. Hủy cốt bào
d. Cốt bào
Câu 2970. Tế bào xương có khả năng thực bào
a. Tiền tạo cốt bào
b. Tạo cốt bào
c. *Hủy cốt bào
d. Cốt bào

360
SINH LÝ XƯƠNG KHỚP
(câu 2971 – câu 3010)

Câu 2971. Thành phần chủ yếu của khuôn hữu cơ trong chất căn bản của
xương: 
a. * Collagen type I
b. Non-collagen
c. Collagen type II
d. Osteocyte
Câu 2972. Muối vô cơ chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trọng lượng của
xương khô: 
a. * 70
b. 50
c. 30
d. 20
Câu 2973. Vai trò các sợi vùi trong chất căn bản trong cấu trúc xương: 
a. * Giảm các lực cơ học tác động vào xương
b. Tạo khuôn hữu cơ cho xương
c. Giúp lắng đọng muối khoáng trong quá trình khoáng hóa xương
d. Câu a và c đúng
Câu 2974. Đặc điểm của các tạo cốt bào (osteoblast), NGOẠI TRỪ: 
a. * Tạo cốt bào tạo ra khuôn hữu cơ và trực tiếp làm lắng đọng muối khoáng lên
đó
b. Là những tế bào nhỏ, đơn nhân
c. Khoảng 15% tạo cốt bào tự vùi mình trong chất căn bản và trở thành tế bào
xương
d. Được biệt hóa từ các tiền tạo cốt bào
Câu 2975. Đặc điểm của các hủy cốt bào (osteoclast), NGOẠI TRỪ: 
a. * Là những tế bào lớn, đơn nhân, phía tiếp xúc với chất căn bản xương có một
diềm bàn chải.
b. Hủy cốt bào thường xuất hiện ở trên mặt xương của các khoảng trống Howship.
c. Khử muối khoáng và làm tiêu hủy khuôn hữu cơ của chất căn bản.
d. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, hủy cốt bào sẽ chết theo chương trình.
Câu 2976. Đặc điểm của tế bào xương (osteocyte): 
a. * Tế bào xương không có khả năng sinh sản
b. Nằm trên mặt xương và các khoảng trống Howship
c. Được biệt hóa từ các tiền tạo cốt bào
d. Có đời sống 120 ngày, sau đó bị thực bào và bị tiêu hóa trong quá trình tiêu
xương.
Câu 2977. Hủy cốt bào sẽ đào những đường hầm gọi là: 
a. * Khoảng trống Howship
b. Ống Havers
c. Buồng tủy rỗng
d. Khoảng trống osteoclast
Câu 2978. Cơ chế giúp tiêu hủy khuôn hữu cơ ở xương trong quá trình tiêu
xương là: 
a. * Bờ bàn chải tiết các enzym của lysosom
361
b. Các acid như acid citric và acid lactic tạo ra môi trường toan chuyên biệt
c. Các hủy cốt bào tiêu hủy trực tiếp theo kiểu ẩm bào
d. Các hủy cốt bào tiêu hủy trực tiếp theo kiểu thực bào
Câu 2979. Cơ chế giúp tiêu hủy muối vô cở ở xương trong quá trình tiêu
xương là: 
a. * Các acid như acid citric và acid lactic tạo ra môi trường toan chuyên biệt
b. Bờ bàn chải tiết các enzym của lysosom
c. Các hủy cốt bào tiêu hủy trực tiếp theo kiểu ẩm bào
d. Câu a và b đúng
Câu 2980. Hoạt động tiêu xương kết thúc khi: 
a. * Ổ tiêu xương đạt đến độ sâu 50m
b. Khoảng trống Howship đạt độ rộng 50m
c. Khuôn hữu cơ của xương bị tiêu hủy hoàn toàn
d. Muối vô cơ của xương bị khoáng hóa hoàn toàn
Câu 2981. Hệ thống Havers gồm: 
a. * Ống Havers cùng các lá xương đồng tâm
b. Mạch máu và các sợi thần kinh
c. Khoảng trống Howship và ống Havers
d. Ống Havers, mạch máu và các sợi thần kinh
Câu 2982. Công việc của tạo cốt bào trong quá trình tạo xương, NGOẠI TRỪ:

a. * Khoảng trống Howship ngày càng dầy lên thành ống Havers
b. Đắp vào thành khoảng trống Howship những lá xương đồng tâm
c. Tạo cốt bào tự vùi mình vào giữa những lá xương trở thành tế bào xương
d. Trong khi hủy cốt bào tiến hành công việc của nó thì tạo cốt bào đi kèm theo
sau
Câu 2983. Giai đoạn hình thành mô dạng xương là giai đoạn tạo cốt bào tổng
hợp và bài tiết: 
a. * Collagen type I
b. Collagen type II
c. Collagen type III
d. Non – collagen
Câu 2984. Hormon tác động đến cốt bào và tế bào xương gây hoạt hóa trực
tiếp hủy cốt bào có sẵn và tạo thành những hủy cốt bào mới: 
a. * PTH
b. Calcitonin
c. Estrogen
d. Insulin
Câu 2985. Các hormon làm tăng quá trình tổng hợp khuôn hữu cơ của
xương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Calcitonin
b.GH
c.Insulin
d.Testosteron
Câu 2986. Nồng độ cortisol tăng cao và kéo dài sẽ dẫn đến: 
a. * Thoái hóa khuôn hữu cơ của xương và ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa
b. kích thích các tạo cốt bào tăng hoạt tính
362
c. Tăng quá trình tổng hợp khuôn hữu cơ
d. Kích thích sự phát triển sụn liên hợp và sự cốt hóa sụn liên hợp
Câu 2987. Sự suy giảm nồng độ hormone estrogen trong máu gây ảnh hưởng
đến cấu trúc xương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hoạt hóa tạo cốt bào
b. Giảm quá trình phát triển xương về cả chiều dài và độ dày
c. Giảm tác dụng cốt hóa sụn liên hợp ở các đầu xương
d. Ức chế hủy cốt bào làm giảm sự tiêu xương
Câu 2988. Sự gia tăng nồng độ hormone testosteron trong máu gây ảnh hưởng
đến cấu trúc xương: 
a. * Tăng tác dụng cốt hóa sụn liên hợp ở các đầu xương
b. Suy giảm hoạt hóa tạo cốt bào
c. Giảm quá trình phát triển xương về cả chiều dài và độ dày
d. Tăng quá trình hủy cốt bào làm tang sự tiêu xương
Câu 2989. Tạo cốt bào thực hiện quá trình tạo xương theo các giai đoạn: 
a. * Giai đoạn hình thành mô dạng xương – giai đoạn khoáng hóa
b. Giai đoạn nội bào hình thành collagen và ngoại bào lắng đọng muối vô cơ
c. Giai đoạn nội bào hình thành khuôn hữu cơ và ngoại bào lắng đọng muối vô cơ
d. Giai đoạn tiền tạo cốt bào – tạo cốt bào – cốt bào
Câu 2990. Chức năng của hệ xương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Tham gia vào hệ thống thăng bằng toan kiềm của cơ thể
b. Tạo máu và trao đổi chất
c. Vận động
d. Bảo vệ các cơ quan
Câu 2991. Thành phần quyết định độ nhớt của dịch khớp: 
a. * Acid hyaluronic
b. Hyalin
c. Acid glucoronic
d. Các protein tương ứng thành phần huyết tương trong dịch khớp
Câu 2992. Thành phần của dịch khớp tương ứng với thành phần: 
a. * Huyết tương
b. Dịch não tủy
c. Dịch nội bào
d. Dịch kẽ
Câu 2993. Đặc điểm của bao khớp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Độ dày bao khớp giống nhay ở các khớp
b. bao xung quanh hai đầu xương tạo thành một khoang kín
c. Gồm hai lớp: bao sợi và bao hoạt dịch
d. Bao sợi được cấu tạo chủ yếu bởi sợi collagen và elastin
Câu 2994. Thành phần có trong lớp nội mạc bao hoạt dịch của bao khớp,
NGOẠI TRỪ: 
a. * Động mạch
b. Mao mạch
c. Mạch bạch huyết
d. Thần kinh
Câu 2995. Khớp giữa răng và xương hàm trên, xương hàm dưới : 
a. * Khớp đóng
363
b. Khớp nối
c. Khớp dây chằng
d. Khớp bất động sụn
Câu 2996. Khớp được tìm thấy giữa xương quay và xương trụ : 
a. * Khớp dây chằng
b. Khớp đóng
c. Khớp nối
d. Khớp bất động sụn
Câu 2997. Khớp được tìm thấy giữa xương chày và xương mác : 
a. * Khớp dây chằng
b. Khớp đóng
c. Khớp nối
d. Khớp bất động sụn
Câu 2998. Khớp có các xương cài vào nhau và được kết nối với nhau bởi màng
hoặc sợi collagen rất ngắn, là dạng khớp : 
a. * Khớp nối
b. Khớp dây chằng
c. Khớp đóng
d. Khớp bất động sụn
Câu 2999. Khớp được tìm thấy ở giữa các đốt sống là dạng khớp : 
a. * Khớp bất động sụn thứ cấp
b. Khớp động
c. Khớp đóng
d. Khớp nối
Câu 3000. Khớp vai là dạng khớp : 
a. * Khớp động – khớp hoạt dịch
b. Khớp dây chằng
c. Khớp nối
d. Khớp bất động
Câu 3001. Sự thay đổi nồng độ Acid hyaluronic gây nên: 
a. * Tác động lên sự bôi trơn và lực ma sát của khớp
b. Mất hoàn toàn khả năng vận động của khớp
c. Tăng lực ma sát của khớp
d. Giảm thể tích dịch khớp
Câu 3002. Chức năng của khớp bất động, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hỗ trợ cho các cử động của cơ thể
b. Hỗ trợ cho những cử động nhỏ
c. Ổn định khớp
d. Ổn định vị trí cơ thể
Câu 3003. Đặc điểm của dịch khớp, NGOẠI TRỪ: 
a. * Dịch khớp trong, có màu hồng nhạt
b. Bao phủ sụn khớp giúp cho bề mặt khớp được bôi trơn
c. Dinh dưỡng cho sụn hyalin và bề mặt khớp
d. Thành phần của dịch khớp về cơ bản giống như huyết tương
Câu 3004. Tầm vận động khớp phụ thuộc các yếu tố, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hệ thống mạch máu trong lớp nội mạc của bao khớp
b. Hình dạng bề mặt khớp
364
c. Bao khớp
d. Cấu trúc dây chằng
Câu 3005. Chức năng quan trọng của khớp động là, NGOẠI TRỪ: 
a. * Hỗ trợ cho các cử động nhỏ của cơ thể
b. Ổn định vị trí cơ thể
c. Ổn định khớp
d. Tham gia vào chuyển động của cơ thể
Câu 3006. Đặc điểm của cung chuyển động của khớp: 
a. * Lớn hơn tầm vận động của khớp
b. Các cấu trúc “hãm” gia tăng cung chuyển động khớp
c. Là thuật ngữ chỉ sự chuyển động của các xương trên trong bao khớp
d. Câu a và b đúng
Câu 3007. Trục quay trước – sau trong chuyển động khớp giúp thực hiện
động tác: 
a. * Dạng – khép
b. Sấp – ngữa
c. Gấp – duỗi
d. Xoay trong – xoay ngoài
Câu 3008. Trục quay trên – dưới trong chuyển động khớp giúp thực hiện động
tác: 
a. * Sấp – ngữa
b. Dạng – khép
c. Gấp – duỗi
d. Xoay trong – xoay ngoài
Câu 3009. Trục quay trái – phải trong chuyển động khớp giúp thực hiện động
tác: 
a. * Gấp – duỗi
b. Sấp – ngữa
c. Dạng – khép
d. Xoay trong – xoay ngoài
Câu 3010. Tác dụng của Cortisol lên chuyển hóa xương, NGOẠI TRỪ: 
a. * Giảm tác dụng của IGF
b. Ức chế sự biệt hóa dòng tạo cốt bào
c. Nồng độ tăng cao và kéo dài sẽ dẫn đến thoái hóa khuôn hữu cơ của xương
d. Nồng độ tăng cao và kéo dài gây loãng xương

365

You might also like