You are on page 1of 5

C.

TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1:Hãy trình bày nguyên tắc kỹ thuật chiết và thay đổi sự hòa tan bằng phản
ứng acid-base:

-Nguyên tắc chiết: đây là một kỹ thuật tách chọn lọc một hợp chất ra khỏi một
hợp chất khác dựa vào nguyên tắc sự phân bố chất tan của 2 dung môi không hòa tan
vào nhau
-Thay đổi sự hòa tan bằng phản ứng acid-base: để tách chiết các hợp chất hữu cơ
ra khỏi nhau ta cần tìm hiểu kỹ các tính chất acid-base của chúng sau đó thêm vào
các base hay acid mạnh khác để thay đổi sự hòa tan của chúng và xây dựng quy trình
chiết tách phù hợp

Câu 2: Trong một quy trình chiết tách nguyên liệu khỏi dung dịch nước,Nguyên
liệu được chiết hai lần, mỗi lần với 10ml dung môi diethyl ether. Một sinh viên loại
bỏ lớp dưới sau lần chiết đầu tiên và thêm 10ml ether lần thứ hai vào lớp trên còn lại
trong phễu chiết . Sau khi lắc phễu, sinh viên chỉ quan sát thấy một pha lỏng duy
nhất, không có mặt phân cách. Hãy giải thích lý do vì sao chỉ có một pha lỏng duy
nhất

-Sau khi chiết tách lần một sinh viên đã loại bỏ đi pha nước là lớp bên dưới khỏi
hỗn hợp
-Khi thực hiện lần hai sinh viên chỉ thêm vào 10ml ether mà không cung cấp thêm
pha nước cho hỗn hợp trong khi đó ether đổ thêm vào trộn với ether trong phễu khi
lọc lần một và không tách lớp
-Vì vậy khi lắc phễu và quan sát thì chỉ có một pha lỏng duy nhất

Câu 3: Một hỗn hợp sản phẩm không chứa acid được hòa tan trong diethyl ether
có chứa acetic acid . Hãy mô tả một quy trình chiết xuất có thể được sử dụng để loại
bỏ acetic acid trong trường hợp này.

-Thêm vào hỗn hợp dung dịch NaHCO3 khi đó acetic acid sẽ chuyển thành muối
tan trong nước
-Khi đó hỗn hợp chiết sẽ tách thành một lớp nước và một lớp ether
-Tiến hành tách lớp nước bên dưới ra khỏi hỗn hợp ta loại bỏ được acetic acid

Câu 4: Những vấn đề gì cần lưu ý khi sử dụng dung dịch sodium bicarbonate để
chiết xuất dung dịch hữu cơ có lượng vết acid

-Khi sử dụng sodium bicarbonate (NaHCO3) để chiết xuất dung dịch hữu cơ có
lượng vết acid sẽ có khí carbon dioxide thoát ra trong phễu, khi đó ta cần lưu ý xả
lượng khí dư trong bình ra

Câu 5: Khi hai pha được hình thành trong quá trình chiết làm cách nào để biết
dung môi nào nằm trên và dung môi nào nằm dưới khi không biết tỷ trọng của chúng

-Khi đó ta cho một lượng dung môi vào trong một ống nghiệm chứa sẵn một
lượng nước
-Nếu lượng dung môi này hòa tan trong nước không làm vẩn đục nước thì đó là
dung môi pha nước
-Nếu lượng dung môi này không hòa tan trong nước, gây hiện tượng vẩn đục thì
đấy là cơ nhẹ hơn dung môi pha nước và nổi lên trên, ngược lại nếu dung→ môi này
lắng dung môi hữu cơ, khi quan sát nếu lượng dung môi này nổi lên trên dung môi
hữu xuống đáy → dung môi hữu cơ nặng dung môi pha nước và chìm xuống dưới

Câu 6: Cho 100ml dung dịch benzoic acid trong dung dịch được ước tính là 0,30
g. Hệ số phân bố của benzoic acid trong hệ hai pha diethyl ether và nước xấp xỉ 10.
Tính lượng benzoic acid sẽ còn lại trong dung dịch nước sau bốn lần chiết, mỗi lần
với 20ml dung dịch ether.
Khi một chất hữu cơ được phân bố giữa pha hữu cơ và pha nước , khả năng hòa
tan của nó trong hai pha được tính theo hệ số phân bố K , với :
Câu 7: Thực hiện tính toán tương tự câu 6 nếu sử dụng một lần chiết với 80ml ether.
Từ đó xác định phương pháp nào hiệu quả hơn

Câu 8: Hãy cho biết làm thế nào để xác định pha nào là pha hữu cơ trong phễu chiết
-Để xác định pha nào là pha hữu cơ trong phễu chiết thì ta lấy vài giọt dung môi
rồi nhỏ vào ống nghiệm có sẵn nước , nếu các giọt không tan nằm dưới đáy hoặc làm
đục nước thì đó là lớp hữu cơ .

Câu 9: Trong trường hợp nào chất lỏng không thể chảy ra khỏi đuôi chiết khi đã mở
khóa?
Hãy giải thích

-Chất lỏng không thể chảy ra khỏi đuôi chiết khi đã mở khóa trong trường hợp ta
không mở nắp phễu chiết ra trước đó , bởi vì áp suất bên trong cao hơn áp suất bên
ngoài nên nếu không mở nắp để áp suất trong phễu cân bằng với áp suất ngoài thì
chất lỏng sẽ không chảy ra được.

Câu 10: Khi để yên phễu chiết cho sự phân tách ổn định, nhận thấy xuất hiện ba lớp.
Điều đó có thể xảy ra hay không? Hãy giải thích.

-Có thể xảy ra trường hợp xuất hiện 3 lớp phân tách. Đó là do ở giữa đã hình
thành lớp nhũ tương. Nhũ tương là hỗn hợp hệ keo hình thành giữa 2 lớp dung môi
không tan vào nhau.

Câu 11: Trường hợp nào không thể thấy bất kì sự phân tách pha trong phễu chiết?
Hãy giải thích.

Khi không thể thấy bất kì sự phân tách pha nào trong phễu chiết thì có thể là do các
trường hợp sau :

-Khi 2 chất lỏng có chiết suất tương tự nhau, đều không màu thì sẽ khó nhìn thấy
bề mặt phân chia pha. Để nhìn thấy thì ta có thể cầm phễu chếch hướng ra góc ánh
sáng khác nhằm tìm kiếm sự khác biệt.

-Khi thể tích của một lớp dung môi bé hơn rất nhiều so với lớp dung môi còn lại.
Mặt phân cách 2 lớp ở trên cao sẽ khó nhìn thấy.

Khi hai chất lỏng cần chiết có sự chênh lệch độ phân cực không nhiều

Câu 12: Nếu quên dán nhãn các bình hứng, làm thế nào để biết bình nào chứa sản
phẩm của quá trình chiết
-Đầu tiên ta cần xem xét sản phẩm chiết nằm ở pha nước hay pha hữu cơ.Sau đó
chỉ cần xác định được đâu là pha nước đâu là pha hữu cơ thì sẽ biết bình nào chứa
sản phẩm chiết . Có thể thử bằng cách lấy một vài giọt dung môi và nhỏ vào ống
nghiệm có sẵn nước, nếu các giọt không tan nằm dưới đáy hoặc làm đục nước thì đó
là lớp hữu cơ, ngược lại thấy dung dịch trong suốt, đồng nhất thì là lớp nước.

You might also like