You are on page 1of 5

B.

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM


1. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký cột
- Sau khi nhồi cột và nạp mẫu, tiến hành giải ly sắc ký cột với
hexan thì trên cột xuất hiện dãy màu: phía dưới là màu vàng
(thực tế màu xanh ánh vàng), phía trên màu xanh.
- Tiến hành thu vào hủ bi dãy màu màu vàng, trong quá trình
thu tuyệt đối không được để dung môi chảy xuống ngang bề
mặt mẫu. Liên tục thêm dung môi đến khi dãy màu vàng đến
xuống cuối cột
- Tiếp đó, đổi hệ dung môi 7 hexan : 3 acetone để thu phân đoạn
màu xanh.
2. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký lớp mỏng sản
phẩm tách ra từ sắc ký cột
- Sử dụng hệ dung môi 7 hexan : 3 acetone cho thí nghiệm sắc ký lớp mỏng
- Hiện tượng:
+ Mẫu dịch trích ban đầu: vệt mẫu đi lên khá rõ, màu vàng ở trên, màu xanh ở
dưới.
+ Mẫu của phân đoạn màu vàng: vệt mẫu đi lên chậm hơn so với mẫu dịch trích
ban đầu.
+ Mẫu của phân đoàn màu xanh: chỉ thấy có 1 vệt màu đi lên.
2. Kết quả sắc ký cột
a) Chất màu vàng
- Màu sắc: màu nhạt hơn so với màu xanh, để dưới đèn có ánh
vàng
- Rf: 0.375
b) Chất màu xanh
- Màu sắc: màu xanh lục đậm
- Rf: 0.325
3. Kết quả sắc ký lớp mỏng trên sản phẩm thu được
Hệ dung môi giải ly: 7 hexan : 3 acetone

Mẫu chấm TLC Dịch trích ban Phân đoạn màu Phân đoàn màu
đầu vàng xanh
Quan sát bằng
mắt thường

Quan sát dưới đèn


UV

d) Nhận xét
-  - carotene (kém phân cực) nên giải ly tốt trong dung môi kém phân cực và ít
tương tác với pha tĩnh, vì thế bị lôi xuống phía cuối cột và đi ra khỏi cột trước
tiên.
- Chlorophyl là chất phân cực hơn nên giải ly tốt hơn trong dung môi phân cực,
tương tác với pha tĩnh nhiều hơn nên bị giữ lại ở phía trên.
- Khi kiểm tra với TLC bằng hệ dung môi 7 hexane : 3 acetone, ta thấy mẫu dịch
trích mẫu phân đoạn màu vàng triển khai tốt hơn so với phân đoạn màu xanh.
Trong mẫu phân đoạn màu vàng là  - carotene (kém phân cực) nên khi dùng
dung môi 7 hexane : 3 acetone vệt màu vàng sẽ được kéo lên tốt so với mẫu phân
đoạn màu xanh (phân cực hơn).

C. TRẢ LỜI CÂU HỎI


Câu 1: Nguyên tắc chung của sắc ký cột?
Sắc ký cột có cơ sở lý thuyết trên nền tẳng sắc ký phân bố. Sắc ký phân bố là một
phương pháp phân tách vật lý, trong đó các thành phần pha của hỗn hợp được
phân bố giữa hai pha: pha tĩnh và pha động.
Câu 2: Pha tĩnh trong kỹ thuật sắc ký cột là chất gì? Đặc tính kỹ thuật của
pha tĩnh dùng trong sắc ký cột có gì khác so với kỹ thuật sắc ký lớp mỏng?
- Pha tĩnh trong kỹ thuật sắc ký cột là silica gel (chất hấp phụ)
- Đặc tính kỹ thuật của pha tĩnh trong sắc ký cột khác so với kỹ thuật sắc ký lớp
mỏng: chất phân cực hơn sẽ được giữ lại, chất kém phân cực hơn được đẩy
xuống dưới đáy cột và được giải ly ra khỏi cột trước.
Câu 3: Trong bài thí nghiệm này, vì sao chọn n-hexane làm dung môi giải ly
đầu tiên cho sắc ký cột?
Trong bài thí nghiệm dùng n-hexane làm dung môi giải ly đầu tiên là vì dung môi
n – hexane không phân cực nên sẽ tách dễ dàng chất không phân cực ra khỏi chất
phân cực.
Câu 4: Trong quá trình sắc ký cột với dịch chiết lá mồng tơi, vì sao vạch màu
vàng của β- carotene tách và ra khỏi cột khi giải ly với 100% hexane?
Vì chất màu vàng -  - carotene (kém phân cực) cùng với đó dung môi n – hexane
cũng là dung môi không phân cực nên  - carotene sẽ được đẩy xuống cuối cột
và giải ly ra trước.
Câu 5: Cũng trong thí nghiệm sắc ký cột với dịch chiết lá mồng tơi, sau khi
tách loại β- carotene ra khỏi cột, hãy đề xuất dung môi (hoặc hệ dung môi)
để có thể tách chlorophyll ra khỏi sắc ký cột.
Để có thể tách chlorophyll ra khỏi sắc ký cột ta sử dụng một hệ dung môi có tính
phân cực hơn, chẳng hạn 7 hexane : 3 acetone.
Câu 6: Để chuẩn bị cho quá trình sắc ký cột, cần điều chế dịch chiết acetone
chứa β- carotene và chlorophyll từ lá mồng tơi. Tại sao phải đuổi hết acetone
rồi thêm một ít n-hexane để tạo dạng sệt rồi mới đưa vào đầu cột?
Chất hập phụ trong sắc ký cột là silica gel, là chất phân cực nên muốn tiến hành
giải ly  - carotene (kém phân cực) thì phải loại bỏ acetone (phân cực hơn), cho
thêm hexane (kém phân cực) để giải ly chất kém phân cực.
Câu 7: Hãy cho biết nguyên nhân cột bị “gãy” trong quá trình giải ly và đề
xuất cách khắc phục.
- Hiện tượng cột bị “gãy” trong quá trình giải ly là do sự thay đổi nhiệt độ đột
ngột, sự thay đổi nhiệt độ do sự thay đổi tương tác giữa dung môi và chất hấp
phụ. Nhiệt độ bị thay đổi dẫn đến dung môi tạo thành hơi nước và xuất hiện
bong bong khí ở trong cột, dẫn đến hiện tượng gãy cột.
- Cách khắc phục: làm giảm nhiệt độ tại vị trí gãy cột bằng cách thấm ướt 1
miếng bông bằng acetone rồi quấn quanh vị trí gãy cột, sau một lúc nhiệt độ
giảm, bong bóng khí biến mất.
Câu 8: Sau khi chất hấp phụ được nạp vào cột sắc ký lỏng, điều quan trọng
là mức dung môi không được hạ thấp xuống dưới bề mặt của chất hấp phụ.
Hãy cho biết lý do.
Mức dung môi không được hạ thấp xuống dưới bề mặt của chất hấp phụ là vì:
- Giữ ổn định áp suất trong quá trình sắc ký cột.
- Đảm bảo chất hấp phụ không bị khô nên dung môi phải luôn cao hơn bề mặt
của silicagel, nếu hạ xuống thấp sẽ ảnh đến hiệu suất sắc ký.
- Mức dung môi hạ xuống quá thấp sẽ làm cho sự tiếp xúc dung môi của chất
hấp phụ không được đồng đều ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm.
Câu 9: Những sự cố nào có thể xảy ra trong quá trình nạp cột sắc ký lỏng?
Những sự cố có thể xảy ra trong quá tình nạp cột sắc ký lỏng
- Bề mặt chất hấp phụ không đều, không phẳng.
- Xuất hiện bong bóng khí.
- Cột lắp đặt không thẳng.
Câu 10: Nạp mẫu là hỗn hợp các hợp chất dưới đây vào cột silica gel và giải
ly. Hãy sắp xếp thứ tự các chất ra khỏi cột silica gel:
(a) 2-octanol;
(b) 1,3-dichlorobenzene;
(c) tert-butylcyclohexane;
(d) benzoic acid.
Thứ tự các chất ra khỏi cột là lần lượt là:
1. tert-butylcyclohexane.
2. 1,3-dichlorobenzene.
3. 2-octanol.
4. benzoic acid
Câu 11: Tại sao các cột silica gel với kích thước hạt nhỏ hơn tạo ra sự phân
tách theo thời gian hiệu quả hơn?
Silicagel với kích thước nhỏ thì diện tích bề mặt tiếp xúc sẽ cao, làm tăng sự
tương tác giữa pha tĩnh và pha động làm cho hiệu suất quá trình sắc ký tốt hơn.
Sự tương tác giữa pha tĩnh và pha động tăng dẫn đến độ keo giữ các chất có độ
phân cực khác nhau cũng sẽ được tăng lên nên sự phân tách theo thời gian hiệu
quả hơn.

You might also like