You are on page 1of 2

B.

BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM


(Sinh viên hoàn thành phần này theo từng nhóm thí nghiệm)

1. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký cột
- Cho hỗn hợp gồm silica gel và hexane vào cột (gõ nhẹ để không có bọt khí trong cột). Quan sát
thấy có 2 lớp ( silicagel ở dưới, hexane ở trên).
- Thêm hexane liên tục để cột không bị khô.
- Khi thấy hexane di chuyển tới gần sát bề mặt lớp silica gel thì cho dịch chiết lá mồng tơi vào cột
tạo thành một lớp màu xanh bám vào thành cột
- Mẫu mồng tơi tách dịch vàng lắng xuống silicagel.
- Khóa van luôn mở để hexan chảy qua lớp silicagel xuống bình bi.
- Nếu mức dung môi giải ly cao ta dùng bóp cao su để đẩy nhanh quá trình giải ly và hấp thụ của
silicagel.
- Lớp xanh của mồng tơi bị giữ lại khô nhập với silicagel
- Tiến hành giải ly, thu các phân đoạn vào các hủ:
+ Bắt đầu với hệ dung môi hexane 100%, dải vàng chảy tới gần chạm mức silica gel cuối cột: ta thu
được hủ bi chứa β-Carotene ( màu vàng )
Tiến hành đổi hệ dung môi sang Hexane – Acetone (9:1) và tiếp tục tăng dần độ phân cực bằng hệ
dung môi có tỷ lệ Acetone tăng dần.
+ Dải màu vàng chảy hết, dải màu xanh chạm mức silica gel cuối cột: ta thu được dung dịch chứa
xanh – chlorophyll có màu vàng xanh trong hủ bi

2. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký lớp mỏng sản phẩm tách ra từ
sắc ký cột
Chấm mẫu dịch chiết lá mồng tơi và các phân đoạn lên TLC, triển khai bằng hệ Hexane – Acetone
(7:3) và đậy nắp, các vết chấm mẫu ở vạch xuất phát tách ra theo dung môi đi lên phía trên và nhận
thấy:
- Dịch lá mồng tơi có Rf cao nhất và vệt dài nhất.
- Chất màu vàng có Rf thấp nhất và vệt ngắn nhất.
- Chất màu xanh có Rf thấp hơn dịch lá mồng tơi và cao hơn chất màu vàng
2. Kết quả sắc ký cột
a) Chất màu vàng
- Thể tích (mL): khoảng 2ml
- Màu sắc: Vàng
- Rf: 0,4
b) Chất màu xanh
- Thể tích (mL): khoảng 2ml
- Màu sắc: vàng xanh
- Rf: 0,4

3. Kết quả sắc ký lớp mỏng trên sản phẩm thu được
Dán hình TLC của các mẫu: dịch chiết lá mồng tơi, chất màu vàng, chất màu xanh
Hệ dung môi giải ly: Hexane – Acetone (7:3)
d) Nhận xét
- Mỗi hệ dung môi có tỉ lệ khác nhau sẽ cho một giá trị Rf khác nhau. Hệ dung môi Hexane : Acetone
(7:3) có Rf trong khoảng 0,3-0,5 nên thích hợp để phân tích TLC cho các vết
- Khi tăng tỉ lệ acetone trong hệ giải ly sẽ làm tăng tốc độ di chuyển của dải màu do acetone phân
cực cao hơn sẽ kéo chất phân cực kém hơn xuống làm tăng tốc độ di chuyển của dải màu. Tuy nhiên
tốc độ di chuyển của giải màu không liên quan đến tốc độ giải ly.
- Trong quá trình thực nghiệm có sự sai lệch do một số nguyên nhân:
+ Sai số của thiết bị đo và đọc số liệu trong quá trình đo,
+ Sự tinh khiết của pha động không được đảm bảo (dụng cụ thủy tinh không được sạch, sử
dụng chung 1 pipet khi lấy dung môi,…)
Ghi nhận kết quả không chính xác như là: vết màu vàng trong dịch chiết không được khoanh lại
ngay lập tức, để ngoài không khí dẫn đến mất màu → xác đinh sai lệch tâm vết màu, dẫn đến sai
lệch về khoảng cách giữa vạch xuất phát và tâm của vết, tính Rf chưa chính xác

You might also like