You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÍ NGHIỆM
KHOA CN HOÁ HỌC-THỰC PHẨM
HOÁ HỮU CƠ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

BÀI 5 SẮC KÝ CỘT

Ngày thí nghiệm: 3/11/2022 ĐIỂM CHỮ KÝ GVHD


Lớp: 211282B Nhóm 2
Tên: Nguyễn Ngọc Thảo Vy MSSV: 21128272
Tên: Lê Nguyễn Minh Thư MSSV: 21128245
Tên: Phan Thị Thúy Vy MSSV: 21128274
Tên: Nguyễn Phan Tường Vy MSSV: 21128273

A. CHUẨN BỊ BÀI THÍ NGHIỆM


1. Mục tiêu thí nghiệm
Tách và tinh chế các hợp chất hữu cơ bằng phương pháp sắc ký cột.
2. Tính chất vật lý và tính an toàn của các hoá chất

Tỷ
MW mp bp
Tên hợp chất Cấu trúc trọng Tính an toàn
(g/mol) o
( C) (oC)
(kg/m3)

n-Hexane 86,18 -95 69 655 Độc tính thấp

Ethyl acetate 88,11 -84 77 902 Không độc hại


Acetone 58,04 -94 56 784 Dễ cháy

Methanol 32,04 -97,6 64,7 792 Rất độc

Sodium sulfate 142,04 884 1429 2660 Không độc hại

Silica gel 60,08 1650 2230 2650 Không độc hại

3. Quy trình tiến hành thí nghiệm


a) Liệt kê các bước chính thực hiện sắc ký cột
- Chuẩn bị các vật dụng cần thiết
- Chuẩn bị mẫu nạp cột
- Chọn hệ dung môi giải ly
- Nhồi cột
- Nạp mẫu vào đầu cột
- Giải ly sắc ký cột
- Kiểm tra bằng TLC và gom các phân đoạn

b) Tiến trình thí nghiệm TLC phân tích định tính chi tiết
Nhồi cột:

Nạp mẫu vào cột:


Giải ly:

B. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM:


1. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký cột
Chọn hệ dung môi giải ly là 100% hexan
Sau khi nhồi cột, dùng pipet đưa dịch chiết lá mồng tơi từ từ vào cột rồi thêm dung môi vào đầy
cột và mở khóa để tiến hành giải ly. Trên cột silicagel xuất hiện các dải màu theo thứ tự xanh và
vàng
2. Mô tả hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm sắc ký lớp mỏng sản phẩm tách ra
từ sắc ký cột
Chấm dịch chiết lá mồng tơi và mẫu dịch trích của sản phẩm tách ra từ sắc ký cột lên cùng 1 bảng
TLC.
Sau khi đặt bảng mỏng vào bình sắc ký, dung môi bắt đầu di chuyển dọc trên bảng mỏng. Ta thấy
quãng đường di chuyển của dịch chiết và mẫu dịch trích sản phẩm bằng nhau
3. Kết quả sắc ký cột
a) Chất màu vàng

- Thể tích (ml):20 ml

-Màu sắc: màu vàng nhạt ở 5ml đầu tiên, sau đó đậm dần, ở 5ml cuối cùng thì nhạt dần.
0.7
-Rf = = 0.2
3.5

4. Kết quả sắc ký lớp mỏng trên sản phẩm thu được

Nhận xét: Beta-carotein tan giải ly tốt trong hexane sẽ bị đưa xuống cuối cột, những chất không
phân cực còn lại trong mẫu (không tan trong hexane) sẽ bị silica gel giữ lại ở đầu cột. Beta-caroten
thu được trong quá trình sắc ký cột sau khi sắc ký lớp mỏng thì 2 chấm màu đều nhau, không có
vết màu xanh trên mẫu sản phẩm thu được chứng tỏ quá trình thu hồi beta-caroten không bị lẫn
chất ban đầu.
C. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Hãy trình bày nguyên tắc chung của sắc ký cột?
- Sắc ký cột là phương pháp tách các hợp chất hữu cơ có độ bay hơi thấp với một lượng lớn
mẫu khác nhau.
- Dựa trên nguyên tắc, chất phân cực sẽ được giải ly ra trước với dung môi phân cực, chất
không phân cực sẽ được giữ lại và giải ly sau với dung môi không phân cực.
Câu 2: Pha tĩnh trong kỹ thuật sắc ký cột là chất gì? Đặc tính kĩ thuật của pha tĩnh dùng
trong sắc ký cột có gì khác so với kỹ thuật sắc ký lớp mỏng?
- Pha tĩnh trong kỹ thuật sắc ký cột là chất được nhồi vào cột.
- Với chất hấp phụ phân cực thì hợp chất kém phân cực được giải ly ra khỏi cột trước tiên
sau đó đến chất phân cực hơn và ngược lại.
Câu 3: Trong bài thí nghiệm này, vì sao chọn n-hexan làm dung môi giải ly đầu tiên cho sắc
ký cột?
- Vì n-hexan là dung môi không phân cực, dùng hexan để có thể giải ly beta-caroten chảy
xuống đầu tiên để thu được beta-caroten. Sau đó nếu muốn giải ly các chất phân cực hơn,
ta giảm dần tỉ lệ hexan và tăng dần tỉ lệ dung môi phân cực.
Câu 4: Trong quá trình sắc ký cột với dịch chiết xuất lá mồng tơi, vì sao vạch màu vàng của
β-carotene tác ra khỏi cột khi giải ly với dung môi là 100% n-Hexane?
Vì β-carotene là chất không phân cực nê sẽ tan trong dung môi không phân cực là n-
Hexane và đi ra ngoài trong quá trình giải ly
Câu 5: Cũng trong quá trình sắc ký cột với dịch chiết xuất lá mồng tơi, sau khi tách β-
carotene ra khỏi cột thì hãy đề xuất dung môi để có thể tách chlorophyll ra khỏi cột?
Toluen-acetone với tỉ lệ 9:1, hexan-acetone với tỉ lệ 9:1
Câu 6: Để chuẩn bị cho quá trình sắc ký cột, cần điều chế dung dịch chiết acetone chứa β-
carotene và chlorophyll từ lá mồng tơi. Tại sao phải đuổi hết acetone rồi thêm một ít n-
Hexane để tạo dung dịch sệt rồi mới đưa vào đầu cột?
Vì acetone phân cực, nếu còn acetone nó sẽ giải ly chất không phân cực lẫn phân cực cùng
lúc
Câu 7: Hãy cho biết nguyên nhân cột bị “gãy” trong quá trình giải ly và đề xuất cách khắc
phục
Nguyên nhân cột bị gãy trong quá trình giải ly là do tăng độ phân cực của dung môi đột
ngột. Cách khắc phục là nên tăng độ phân cực của dung môi từ từ.
Câu 8: Sau khi chất hấp thụ được nạp vào cột sắc ký lỏng, điều quan trọng là mức dung
môi không được hạ thấp xuống dưới bề mặt của chất hấp phụ. Hãy cho biết lí do.
Mức dung môi luôn nằm trên bề mặt chất hấp phụ nhằm tạo dòng chảy liên tục của dung
môi đi qua cột sẽ giải ly các chất tách khỏi silicagel và đi ra khỏi cột nhờ đó các chất tách ra khỏi
hỗn hợp
Câu 9: Những sự cố nào có thể xảy ra trong quá trình nạp cột sắc ký lỏng?
- Nhét bông quá nhiều, quá chặt, dẫn đến thời gian thực hiện thí nghiệm kéo dài và khó khăn
trong việc lây bông ra.
- Chọn chất hấp phụ có kích thước hạt quá to.
- Cho quá nhiều chất hấp phụ.
- Khi nạp dung môi không liên tục, tạo điều kiện cho bọt khí xuất hiện làm gãy cột.
Câu 10: Nạp mẫu là hỗn hợp các chất dưới đây vào cột silica gel và giải ly. Hãy sắp xếp thứ
tự các chất ra khỏi cột?
Thứ tự chất tách ra khỏi mẫu là:
Tert-butylcyclohexane → 1,3-dichlorobenzene → 2-octanol → benzoic acid
Câu 11: Tại sao các cột silica gel với kích thước hạt nhỏ hơn tạo ra sự phân tách theo thời
gian hiệu quả hơn?
Các cột silica gel với kích thước hạt nhỏ hơn tạo ra sự phân tách theo thời gian hiệu quả
hơn là do hạt càng nhỏ, mật độ càng dày, làm thời gian giải ly kéo dài, độ “kéo giữ” của silica gel
đối với các chất có độ phân cực khác nhau càng cao, giúp chất sau giải ly càng tinh khiết, đạt hiệu
quả cao hơn.

You might also like