You are on page 1of 9

1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa FDI và FPI?

● Giống nhau: là các hình thức đầu tư tư nhân quốc tế với việc các nhà đầu tư của một nước (pháp
nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các
hoạt động nhất định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội, đều chịu những rủi ro chính trị và
rủi ro tỉ giá hối đoái.
● Khác nhau:
FDI FPI
Hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Quyền Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp không nắm quyền kiểm soát trực
kiểm soát tiếp
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có
định sản xuất kinh doanh và tự chịu toàn quyền chủ động trong kinh
trách nhiệm về lỗ, lãi. doanh

Phương Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng Số lượng chứng khoán mà các
tiện đầu góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn công ty nước ngoài được mua có
tư pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy thể bị khống chế ở mức độ nhất
định của pháp luật từng nước định tùy theo từng nước; thường
là < 10%

Mức rủi Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư Rủi ro ít


ro
Lợi Thu được theo lợi nhuận của công ty và Thu được chia theo cổ tức hoặc
nhuận được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. việc bán chứng khoán thu chênh
lệch.
Mục đích Lợi nhuận và quyền quản lý hoặc kiểm Lợi nhuận, chỉ kỳ vọng về một
soát khoảng lợi nhuận tương lai dưới
dạng cổ tức, trái tức hoặc phần
chênh lệch giá.
Hình thức Vốn đi kèm với hoạt động thương mại, Chỉ đơn thuần là luân chuyển vốn
biều hiện chuyển giao công nghệ và di chuyển từ trực tiếp sang nước tiếp nhận
sức lao động quốc tế. đầu tư.
Xu hướng Từ nước phát triển sang nước đang phát Từ các nước phát triển với nhau
luân triển. hoặc đang phát triển hơn là luân
chuyển chuyển các nước kém phát triển.
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa FDI và ODA?
● Giống nhau: là các hình thức đầu tư quốc tế với việc các nhà đầu tư của một nước (pháp nhân hoặc
cá nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khác sang một nước khác để thực hiện các hoạt động nhất
định nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội, gắn với rủi ro thông thường và rủi ro hối đoái.
● Khác nhau:
FDI ODA
Hình thức Đầu tư tư nhân Đầu tư phi tư nhân
Chủ đầu tư Tư nhân nước ngoài Các chính phủ, các tổ chức tài chính
quốc tế, các NGO
Nhận đầu Các nước phát triển và các nước Các nước đang và kém phát triển, có
tư đang phát triển GDP đầu người thấp
Mục đích Lợi nhuận Phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của
các nước đang phát triển
Tính gây nợ Không Có
Tính ràng Tính khả thi và hiệu quả kinh tế Mua hàng hóa và dịch vụ của nước cho
buộc cao, không có những ràng buộc về vay hoặc chịu ràng buộc chính trị.
chính trị.
Trách Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, Nước nhận ODA trực tiếp quản lý và sử
nhiệm quyết định sản xuất kinh doanh và dụng, nếu sử dụng không hiệu qủa thì
tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. khả năng gây nợ rât cao.
Tính ưu đãi Tính ưu đãi ít hơn so với ODA Tính ưu đãi cao hơn: thời gian cho vay
dài, lãi suất thấp, có thể có khoản không
hoàn lại, có thời gian ân hạn.
Hình thức FDI thường đi kèm chuyển giao Thường tồn tại dưới dạng các dòng vốn
tồn tại chủ công nghệ hỗ trợ (viện trợ không hoàn lại hoặc cho
yếu vay ưu đãi)
3. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư?
a. Tích cực
+ FDI giúp tăng năng lực công nghệ quốc gia và học hỏi trình độ quản lý tiên tiến
- Công ty Lenovo (Trung Quốc) mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty IBM (Mỹ) là
một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM.
- Công ty TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson
Electroincs.
+ FDI giúp tăng ngân sách nhà nước
- Mở rộng các nguồn thu thuế và trở thành nguồn thu ngân sách quan trọng của chính phủ và địa
phương ở các nước nhận đầu tư: ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu
nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
- Nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế TNCN vì FDI tạo các việc làm mới, tạo nguồn thu ngoại tệ.
- So với các nước phát triển thì tốc độ tăng trưởng GDP của các nước đang phát triển cao hơn rất
nhiều nhờ vốn đầu tư nước ngoài: từ năm 2000-2009 GDP Trung Quốc tăng 77%, Việt Nam tăng 62%.
+ Tạo công ăn việc làm mới, giúp phục hồi nền kinh tế.
- Mỹ là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới. Tại Mỹ, FDI đã tạo ra khoảng 30%
việc làm trong lĩnh vực chế tạo, chiếm khoảng 12% trong tổng số công việc thuộc ngành chế tạo.Các công ty
nước ngoài còn tạo ra hơn 630000 công việc mới, với số tiền lương được trả cao hơn cả những tập đoàn của
Mĩ. Chính phủ Mỹ đã không ngừng thực hiện chính sách “mở cửa đầu tư” và ngăn chặn xu hướng rút vốn
đầu tư ra khỏi nước Mỹ.
b. Tiêu cực
● Tiếp thu công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
- Hơn 70% thiết bị của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước tư bản phát triển là công nghệ lạc hậu.
Do lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra và định giá chính xác những máy móc được chuyển giao nên các
nước ASEAN gặp khó khăn trong việc tính tỷ lệ góp vốn trong các doanh nghiệp liên doanh và chịu nhiều
thiệt thòi. Ngoài ra, công nghệ lạc hậu còn gây thiệt hại đến môi trường sinh thái của nước tiếp nhận, biến
các nước này thành bãi rác thải công nghệ.
● Hoạt động chuyển giá:
- Thường nảy sinh giữa các doanh nghiệp có mối liên kết, gây ra sự cạnh tranh không công bằng cho
các doanh nghiệp khác và làm giảm nguồn thu thuế của Nhà Nước.
- Ví dụ minh hoạ: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty mẹ tại Nhật và công ty con tại Việt
Nam lần lượt là 35% và 28%. Khi giao dịch với công ty con, công ty mẹ sẽ tính giá hàng hoá thấp hơn giá
thực tế. Doanh thu và lợi nhuận thu từ giao dịch này sẽ thấp và thuế thu nhập phải nộp của công ty mẹ sẽ ít
hơn so với mức giá thực. Ngược lại, công ty con sẽ có chí phí đầu vào thấp, phần lợi nhuận và thu nhập chịu
thuế tăng lên. Tuy nhiên, phần thu nhập này cũng phải chịu mức thuế 28%, thấp hơn so với mức 35% tại
Nhật Bản. Khi hợp nhất báo cáo giữ công ty mẹ và công ty con, tổng lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn so với giao
dịch bằng mức giá thực tế.
● Trở thành nước phụ thuộc về kinh tế, chịu ảnh hưởng về chính trị, văn hóa, xã hội từ các nước chủ
đầu tư: Sự phụ thuộc nhiều FDI làm tăng sự phụ thuộc về vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa…
vào các nước công nghiệp phát triển. Có thể bị ràng buộc về mặt chính trị như phải cải tổ chính sách, điều
chỉnh cơ cấu, tư nhân hóa … do những điều kiện đi kèm với các khoản đầu tư. Tạo nên bong bóng bất động
sản và làm nền kinh tế mất ổn định, như cuộc khủng hoảng châu Á 1997.
4. Tại sao nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong số các nguồn vốn
nước ngoài vào các nước đang phát triển? Liên hệ Việt Nam
● Nguyên nhân:
- Vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp các nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn
của sự nghèo đói:
- Vốn FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển: Do tiếp cận được nguồn vốn lớn và khoa
học công nghệ hiện đại, thông số lao động được sử dụng, năng suất lao động ở các nước này tăng lên, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm nút giúp các nước ĐPT thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo.
(Theo ADB, 1% đầu tư tư nhân nước ngoài tăng lên sẽ kéo nhịp độ tăng trưởng tăng lên 0,12% và tỉ lệ tiết
kiệm tăng 0,03%.)
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua hoạt động FDI: Tạo ra nhiều ngành và lĩnh vực
mới ở nước nhận đầu tư. Thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất
lao động ở những ngành này. Một số ngành được đầu tư sẽ phát triển, nhưng sẽ có một số ngành khác bị mai
một đề phù hợp với sự phát triển chung của thế giới và qúa trì hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số tác động khác của FDI: Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua thuế và tiền
thuê đất … Góp phần cải thiện cán cân thanh toán của nước tiếp nhận thông qua đẩy mạnh xuất khẩu. Tạo ra
nhiều việc làm mới, làm giảm bớt nạn thất nghiệp.
Liên hệ Việt Nam: Việt Nam có tỷ lệ FDI/GNP là 8.5% năm 1991 và 10% vào năm 1994, chứng tỏ Việt Nam
đã khá thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Hằng năm, khu vực FDI đóng góp vào ngân sách trung
bình là 7% và bình quân giai đoạn 1995-2002, khu vực này đã đóng góp vào GDP một khoản là 9,71%.
Ngoài ra, khu vực FDI còn giải quyết việc làm cho 645000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp,
nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.
19. Nêu những xu thế vận động của FDI trên thế giới hiện nay
Ngày nay, dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển
● Nguyên nhân:
- Làn sóng hợp nhất, thôn tính các công ty quốc tế diễn ra chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển.
- Cuộc các mạng khoa học kĩ thuật: các ngành công nghiệp mũi nhọn tập trung ở các nước tư bản phát
triển, tạo ra lợi nhuận siêu ngạch hấp dẫn dòng vốn đầu tư quốc tế.
- Có thị trường, khả năng tiêu thụ và thanh toán lớn
- Môi trường đầu tư ở các nước này ổn định do chế độ chính trị ổn định, hệ thống phát luật hoàn chỉnh,
hạ tầng cơ sở hiện đại, lao động có trình độ cao, hơn hẳn các nước đang phát triển.
- Chính sách bảo hộ ngày càng chặt chẽ, tinh vi ở các nước phát triển, buộc các nước tư bản phát triển
khác phải xây dựng các “căn cứ” nằm trong lòng các nước này để tránh hang rào bảo hộ mậu dịch.
● Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư
Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực truyền thống như khai thác tài
nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp, nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu giá rẻ và lao động rẻ mạt ở
các nước nhận đầu tư. Ngày nay, lĩnh vực đầu tư đã thay đổi theo các hướng:
● Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành truyền thống như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế
biến, nông nghiệp giảm.
(Do xu hướng giá cánh kéo và việc các nước dần dần tự túc được lương thực làm cho việc đầu tư vào các
ngành này mang lại ít lợi nhuận hơn trước đây -> các nhà đầu tư có xu hướng giảm đầu tư vào các ngành
này.)
● Tỷ trọng vốn đầu tư những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ tăng:
chiếm 60%, tập trung vào các ngành kinh tế mới như tin học, sinh học, công nghệ thông tin…
(Vòng đời của sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, ngày càng rút ngắn lại, đòi hỏi các nhà đầu tư
phải phát triển sản phẩm của họ không ngừng và liên tục. Ngoài ra việc phân công và chuyên môn hóa lao
động cao giúp cho việc đầu tư vào các ngành này mang lại lợi nhuận khổng lồ, là một miếng mồi béo bở cho
các nhà đầu tư.)
● Tuy nhiên vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp khai thác các loại nguyên, nhiên liệu chiến lược
và quý hiếm, nhóm hàng nguyên liệu đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt… đang có chiều hướng gia tăng.
(Đây là các nguyên, nhiên vật liệu rất cần cho các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp then chốt, đặc
biệt là năng lượng è vốn đầu tư vào các ngành này vẫn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu liên tục tăng
của xã hội. Nguyên nhân: sự khan hiếm nguyên liệu, sự phát triển KHCN khai thác, sự phát triển kinh tế của
các nước đang phát triển)
5. Phân biệt FDI theo phương thức thâm nhập thị trường. Cho ví dụ
Theo phương thức thâm nhập thị trường, có thể phân loại FDI thành 2 hình thức:
a. Mua lại và sáp nhập (M&A):
- Phổ biến các nước đang phát triển.
- Hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản
xuất kinh doanh sẵn có.
- Mục tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới.
- Ví dụ: ngân hàng Bank of America mua lại ngân hàng Merrill Lynch vào năm 2008 với giá 50 tỷ
USD.
b. Đầu tư mới GI:
- Phổ biến các nước phát triển.
- Hoạt động đầu tư trực tiếp và các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở
rộng cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại.
- Ví dụ: Intel mở nhà máy sản xuất ở Việt Nam; tập đoàn Nissan mở rộng dây chuyền lắp ráp ô tô tại
Nga …
c. Đầu tư BI (Brownfield investment):
Sự kết hợp giữa GI và M&A: một công ty tiến hành mua lại và sáp nhập qua biên giới, sau đó đầu tư vôn
lớn để thay đổi nhà máy và thiết bị kỹ thuật tại đối tượng đã mua lại/ sáp nhập.
16. Trình bày nội dung liên quan đến tự do hóa đầu tư trong GATS, TRIMS, TRIPS và ASCM?
Trả lời:
- GATS (General Agreement on Trade in services) nhằm tự do hoá việc trao đổi dịch vụ quốc tế. Đưa ra
qui định nhằm đảm bảo MNF và tính minh bạch đối với các dịch vụ được cun ứng thông qua “sự hiện diên
thương mại” ở nước ngoài.
- TRIMS (Trade Related Investment Measures) đề cập trực tiếp đến đầu tư, xoá bỏ các hạn chế đối với
hoạt động thương mại hàng hoá của dự àn đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư
quốc tế.
Các yêu cầu sau đối với DN có vốn FDI bị cấm:
(1) phải mua hoặc sử dụng 1 tỉ kệ nhất định hàng hoá có xuất xứ trong nước hoặc từ nguồn cung cấp trong
nước.
(2) chỉ được mua và sử dụng hàng hoá nhập khẩu với số lượng/giá trị ngang bằng số lượng/giá trị hàng hoá
DN đó đã xuất.
(3) thu ngoại tệ từ nguồn XK để đáp ứng nhu cầu NK của mình.
(4) XK hoặc bán 1 mặt hàng XK nhất định, hoặc chỉ được XK hàng hoá tương ứng với số lượng và giá trị
hàng hoá sản xuất trong nước của DN.
- TRIPS (Trade Related aspects of Intellectual Property rights) đề cập đến quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu
chuẩn đối xử và các qui định thủ tục quốc tế liên quan đến vấn đề này. TRIPS có phạm vi áp dụng cả đối với
FDI. Tuy nhiên tác động của TRIPS đối với dòng vốn FDI chưa rõ ràng.
- ASCM (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) cấm một số các biện pháp đầu tư được
coi là biện pháp hỗ trợ theo đúng định nghĩa trong hiệp định này.
17. Theo quan điểm của UNCTAD hãy phân tích định nghĩa TNC. Theo định nghĩa này, đâu là
điểm khác biệt giữa các dạng chính của công ty con ở nước ngoài?
Điểm khác biệt giữa các dạng chính của công ty con ở nước ngoài là tỉ lệ góp vốn (tỉ lệ vốn sở hữu của công
ty mẹ) và tư cách pháp nhân.
Công ty con (subsidiary enterprise) - Có tư cách pháp nhân.T5- Công ty mẹ sở hữu 50%.
Công ty liên kết (associate enterprise) - Có tư cách pháp nhân.- Công ty mẹ sở hữu 10% –
50%.
Chi nhánh (branches) - Không có tư cách pháp nhân.- Công ty mẹ sở hữu
10% trở xuống.
18. Trình bày ngắn gọn vai trò của TNC trong nền kinh tế toàn cầu?
Mạng lưới các TNC ngày càng mở rộng và lớn mạnh
- Với mạng lưới nội bộ được thiết lập do quan hệ FDI + các chiến lược hội nhập đa dạng à TNC là
những nhân tố chính của toàn cầu hóa
- Các TNCs tạo ra 16 nghìn tỉ USD năm 2010, chiếm 25% GDP toàn cầu.
- Xuất khẩu của các chi nhánh cty con nước ngoài đã chiếm >1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
- Sản xuất quốc tế của các TNC chiếm 40% tổng giá trị gia tăng của các TNC năm 2010.
- Tổng nhân viên của các chi nhánh nước ngoài của TNC năm 2010 là >68 triệu người.
- Vai trò của các TNC thuộc sở hữu nhà nước ngày càng tăng.
- Theo Dicken, TNC chính là “những người di chuyển và định dạng” nền kinh tế toàn cầu.
+ Phối hợp và kiểm soát nhiều công đoạn của các chuỗi sản xuất riêng lẻ trong và giữa nhiều quốc gia khác
nhau.
+ khai thác, tận dung những khác biệt về mặt địa lý trong việc phân phối các nhân tố sản xuất.
+ Có độ linh hoạt về mặt địa lý.
TNC thúc đẩy hội nhập quốc tế và chuyển giao công nghệ.
- TNC kiếm soát và chi phối 90% tổng FDI toàn thế giới.
- 4/5 dòng công nghệ được nội bộ hóa trong các TNC.
- TNC là chủ thể của nhiều dự án R&D của thế giới, có tiềm lực tài chính hùng mạnh.
- Phối hợp với chính phủ các nước đầu tư vào những ngành kĩ thuật mũi nhọn, có hàm lượng khoa học
cao à bước nhảy vọt trong nền công nghệ thế giới.
TNC đóng vai trò chủ đạo chi phối thương mại quốc tế.
- Với 3 dòng lưu thông hàng hóa cơ bản: hàng hóa xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hóa bán ra từ
các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hóa trao đổi nội bộ, TNC đã:
+ Chi phối hầu hết các chu trình chuyển hàng hóa giữa các quốc gia,
Thu hút phần lớn các sản phẩm vào các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.
+ Thương mại nội bộ giữa các chi nhánh trong TNC ngày càng chiếm tỉ trọng lớn và trở thành 1 bộ phận
quan trọng của thương mại thế giới.
- Năm 2010, chỉ riêng xuất khẩu của các chi nhánh TNC đã chiếm hơn 1/3 tổng xuất khẩu của thế giới.
Môi trường đầu tư tại Việt Nam
2. Các yếu tố Kinh tế
Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Theo báo cáo “Doing business 2018” của WB, Việt Nam
được tăng 14 bậc xếp hạng 68/190, vượt qua cả Trung Quốc, Indonesia, .... với 8/10 chỉ số được đánh giá là
có cải thiện đáng kể:
❖ Tiêu chí đăng ký giấy phép xây dựng: xếp hạng 20/190 quốc gia, cụ thể: để đăng ký xây dựng ở VN cần
hoàn thành 10 thủ tục, mất tổng cộng 166 ngày, và chi phí TB chiếm 0.7% công trình
❖ Tiêu chí nộp thuế: tăng 14,78 điểm so với năm trước, xếp hạng 86
❖ Tiêu chí tiếp cận nguồn vốn: xếp hạng 29/190
❖ Tiêu chí về việc thực thi tranh chấp hợp đồng: thời gian thực hiện trung bình 400 ngày (so với trung bình
565.7 ngày của châu Á) phí phát sinh 29% trên số tiền bồi thường (so với 47.3% trung bình châu Á)
❖ Tiêu chí đăng ký tài sản: tăng lên vị trí 63 thế giới, cụ thể để đăng ký tài sản ở VN cần hoàn thành 5 thủ
tục, mất tổng cộng 57.5 ngày (so với trung bình 74.5 ngày toàn chấu Á), phí phát sinh chiếm 0.6% tài sản
(so với 4.3% toàn châu Á)
❖ Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ và vừa: tăng mạnh 31 bậc xếp hạng 81 trên thế giới.
❖ Tiêu chí giao thương quốc tế: xếp hạng 93/190
2.1. Thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam:
Đã hình thành, phát triển và được thúc đẩy theo hướng tự do thương mại và đầu tư, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hợp tác và cạnh tranh bình đẳng. Quá trình cải cách tài chính, tiền tệ cũng được đẩy mạnh
thông qua việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, cải cách hệ
thống thuế và đang tích cực đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính.
2.2. Về quy mô thị trường:
Với dân số hơn 90 triệu người, chỉ đứng sau Indonesia trong khu vực ĐNÁ, VN trở thành một thị trường
hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài khi tập trung sản xuất bán hàng trong nước. Mặc dù thu nhập bình quân
đầu người còn thấp và dung lượng thị trường không lớn nhưng yếu tố thị trường của VN cũng có thể được
đánh giá dưới dạng tiềm năng, khi nền kinh tế phát triển đạt tới mức của một nước phát triển công nghiệp
trung bình và thu nhập bình quân đầu người tăng ở mức trung bình của khu vực.
2.5. Về nguồn lao động:
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có trí thức và tương đối trẻ. Dân số VN đứng thứ 13 trên thế giới, đời
sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, VN được đánh giá là quốc gia có tiềm năng về thị trường
lao động. Về chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số phát triền nguồn nhân lực của VN đang ở mức cao hơn trình
độ phát triển kinh tế, có khả năng tiếp thu và thích nghi nhanh với hoạt động chuyển giao công nghệ.
Trong thời gian qua số lượng người lao động làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 28
vạn người. Số lao động của Việt Nam làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn là lao
động trẻ, có khả năng thích ứng nhanh với yêu cầu công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng hạn chế lớn về thể
lực, kinh nghiệm và tay nghề.
2.6. Về cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng của VN còn nhiều yếu kém nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong tương lai.
❖ Hệ thống giao thông vận tải thì về cơ bản có các tuyến giao thông trọng yếu được nâng cấp mở rộng và
làm mới đảm bải thông suốt trong cả nước.
❖ Về hệ thống điện: có áp dụng các tiêu chuẩn và công nghệ truyền tải điện tiên tiến nhìn chung lưới điện
truyền tải của VN đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, an toàn cho các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn trong
cả nước.
❖ Bưu chính-viễn thông: Lĩnh vực bưu chính-viễn thông của VN tuy còn nhiều yếu kém nhưng trong thời
gian sau khi mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, được giới đầu tư trong và ngoài
nước đánh giá cao
2.7. Các thoả thuận hội nhập khu vực:
Hiện nay VN đã tham gia hiệp định CEPT/AFTA với quy mô thị trường khoảng 500 triệu người, chương
trình thu hoạch sớm (EHP) của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc và khả
năng về Liên kết Đông Á và ASEAN - Đông Á.
3. Các yếu tố Văn hóa Xã hội
❖ Việt Nam đang ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử. Sự phát triển nhanh chóng phong cách
sống hiện đại của những người trẻ - đối tượng khách hàng tiềm năng của cà phê lon: dễ chấp nhận những cái
mới, lỗi sống hiện đại khiến sự tiện dụng của cà phê lon phát huy, từ đó duy trì nhận biết về các loại cà phê,
tạo cơ hội cho việc phân phối các loại sản phẩn tiện lợi như cà phê lon.
❖ Môi trường tự nhiên và những khó khăn: Sự khắc nghiệt của khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng
và các chức năng của sản phẩm. Sản phẩm hoạt động tốt ở khí hậu ôn đới có thể mất giá trị nhanh chóng
hoặc đòi hỏi phải có chế độ bảo dưỡng khác biệt khi hoạt động ở vùng nhiệt đới.
❖ Người Việt đã quá quen thuộc với cà phê phin và đã hình thành được khẩu vị; một bộ phận không nhỏ
giới trẻ không thực sự uống cà phê, mà chủ yêu là mua địa điểm uống.
4. Yếu tố Công nghệ
Chính phủ đưa ra những chính sách công nghệ là thu hút công nghệ, máy móc, thiết bị hiện đại của nước
ngoài để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại háo đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
công nhân lành nghề, thực hiện nội địa hoá công nghệ để tăng năng lực nội sinh của công nghệ. Điều này
được khẳng định trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là thu hút công nghệ hiện đại để đầu tư theo
chiều sâu vào các cơ sở kinh tế hiện có hoặc thu hút công nghệ cao để sản xuất hàng xuất khẩu. Qua thẩm
định các dự án cho thấy, nhiều dự án phát huy tác dụng tốt trong chuyển giao công nghệ tiên tiến, đặc biệt
trong lĩnh vực khai thác dầu khí, viễn thông, các nghành cơ khí nông nghiệp, máy móc công cụ, máy phục
vụ nghành công nghiệp nhẹ...
Samsung toàn cầu
Samsung do Ông Lee Byung-Chul thành lập năm 1938; khởi đầu là một công ty thương mại nhỏ,
nhưng sau ba thập niên đã trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành: dệt may, thực phẩm, bảo hiểm,
chứng khoán, thương mại; từ cuối thập niên 60 của thế kỷ XX đầu tư vào công nghiệp điện tử, sau đó
là đóng tàu và xây dựng.
Năm 1987 Samsung chia thành 4 tập đoàn: Tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập
niên 90 Tập đoàn Samsung có quy mô toàn cầu, đến đầu 2014 hoạt động tại 90 quốc gia với 425
nghìn nhân viên, trong đó Samsung Electronics là công ty điện tử có doanh thu lớn nhất và có giá trị
thị trường lớn thứ tư thế giới (năm 2012), Samsung Heavy Industries là công ty đóng tàu có doanh thu
lớn thứ hai thế giới (năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T là công ty xây dựng lớn thứ
13 và 36 thế giới (2012), Samsung Life Insurance là công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới, Samsung
Techwin là công ty không gian vũ trụ, thiết bị giám sát, bảo vệ và Cheil Worldwide là công ty quảng
cáo có doanh thu lớn thứ 16 thế giới (2011).
Samsung là nhà sản xuất vi mạch lớn thứ hai thế giới sau Intel, là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng
lớn nhất thế giới, đã thành lập Công ty liên doanh với Sony- S-LCD để sản xuất màn hình lớn
TFT-LCD cho cả hai tập đoàn; ngày 26/12/2011, Samsung đã mua lại cổ phần của Sony tại S-LCD.
Quý 1/2012, Samsung Electronics trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, soán
ngôi Nokia đã giữ vị trí này từ năm 1998. Năm 2000, Samsung mở phòng thí nghiệm lập trình máy
tính tại Warszawa, Ba Lan, nghiên cứu công nghệ giải mã tín hiệu truyền hình, sau đó là TV kĩ thuật
số và điện thoại thông minh; đến năm 2011 là trung tâm R&D quan trọng nhất ở châu Âu với khoảng
400 cán bộ nghiên cứu.
Samsung có giá trị vốn hóa 227 tỷ đô la Mỹ (tháng 11 năm 2013), chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa, có doanh thu bằng 17% GDP của Hàn Quốc, là niềm tự hào của xứ sở Kim Chi, góp phần
quan trọng làm nên "Kỳ tích Sông Hàn".
Samsung Việt Nam
Samsung đầu tư tại Việt Nam từ năm 1996 với một liên doanh quy mô nhỏ. Năm 1997 Samsung thực
hiện dự án với vốn đầu tư 650 triệu USD để sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng tiếp đó sản
xuất sản phẩm điện tử gia dụng như tivi, máy điều hóa nhiệt độ, máy giặt.
Tổng vốn đăng ký của Samsung hiện là 17 tỷ USD (vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD), có 6 nhà máy
tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP. HCM, tạo việc làm cho 136.700 lao động với thu nhập bình quân 11
triệu đồng/ tháng, trong đó có hàng vạn kỹ sư, cán bộ quản lý, chuyên gia kinh tế, chưa tính hơn 12
vạn lao động tại các xí nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho Samsung và hàng vạn người làm dịch
vụ cho thuê nhà, ăn uống, giải trí, phục vụ sinh hoạt.
Tại Hà Nội, Samsung đã thành lập Trung tâm R&D quy mô lớn, hiện có trên 1.600 kỹ sư trẻ của Việt
Nam đang làm việc trong điều kiện công nghệ hiện đại, phương thức nghiên cứu tiên tiến và môi
trường làm việc văn minh.
Năm 2017, Samsung dự kiến doanh thu đạt 60 tỷ USD, xuất khẩu ra thị trường 52 nước và vùng lãnh
thổ với kim ngạch 50 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng kim gạch xuất khẩu của Việt Nam.
Báo cáo tài chính của Samsung cho biết, năm 2016 bất chấp sự cố Galaxy Note 7, doanh thu và lợi
nhuận của hãng này vẫn tăng mạnh; Samsung Bắc Ninh đạt doanh thu 408.147 tỷ đồng, lợi nhuận
ròng gần 43.000 tỷ đồng, tăng hơn 5%; tổng cộng 4 công ty của Samsung tại Việt Nam đạt doanh thu
hơn 1,05 triệu tỷ đồng, lợi nhuận gần 100.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của
Samsung Việt Nam trên 457.191 tỷ đồng (20 tỷ USD).
Tổng số tiền nộp thuế của Samsung năm 2014 là 165 triệu USD; năm 2015 tăng lên 186 triệu USD;
năm 2016 là 300 triệu USD 6.750 tỷ đồng) và nửa đầu năm 2017 là 186 triệu USD (4.185 tỷ đồng).
Cần lưu ý rằng, Samsung vận hành nhà máy đầu tiên tại Bắc Ninh vào tháng 4/2009, được hưởng
chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao (thuế thu nhập doanh nghiệp 10%, miễn 4
năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo) nên Samsung Bắc Ninh bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp từ năm 2013, Samsung Thái Nguyên thì từ năm 2018. Do vậy trong những năm tới số thuế
Samsung phải nộp vào ngân sách sẽ tăng lên nhanh chóng khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi thuế.
Samsung dự kiến sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực đầu tư khác tại Việt Nam như Nhà máy Nhiệt điện
Vũng Áng 3 tại Hà Tĩnh có vốn đầu tư dự kiến 2,45 tỷ USD, sân bay Long Thành, công nghệ thông
tin...
Vì sao Samsung chọn Việt Nam để làm cứ điểm sản xuất hàng điện tử cung ứng cho thị trường thế
giới?
Ngoài những ưu thế của Việt Nam như ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, an toàn cho
nhà đầu tư, Chính phủ thực hiện cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước đẻ tạo lập môi trường kinh
doanh và đầu tư thuận lợi hơn; lãnh đạo Samsung tại Việt Nam còn nhận định rằng, Việt Nam có
nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng được yêu cầu của công nghệ hiện đại.
Bên cạnh đó, các kỹ sư trẻ Việt Nam làm việc tại Trung tâm R&D Hà Nội có trình độ nghiên cứu cao
đáp ứng đòi hỏi của Samsung; công nhân tại các nhà máy đạt năng suất lao động khoảng 80% công
nhân Hàn Quốc (nhưng thu nhập bằng 1/3).
Samsung với doanh nghiệp Việt Nam
Từ năm 2014, Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Cục Đầu tư nước ngoài hợp tác với
Samsung triển khai kế hoạch phát triển CNHT, đã tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp, tổ chức
hội thảo kết hợp triển lãm những chi tiết, linh kiện sản phẩm của Samsung. Năm 2014 và 2015 có 10
doanh nghiệp làm CNHT cho Samsung, nhưng đến năm 2016 và 2017 đã gia tăng nhanh chóng, đến
nay có 225 DNCNHT, trong đó có 25 doanh nghiệp cấp I.
Câu chuyện Samsung là điển hình về việc tham gia chuỗi cung ứng của một tập đoàn hàng đầu thế
giới về công nghiệp điện tử.
Từ tháng 9/2015 đến giữa năm 2016, Samsung đã triển khai chương trình tăng cường năng lực cho
các nhà cung ứng Việt Nam, thông qua việc cử chuyên gia từ Hàn Quốc sang trực tiếp hỗ trợ cho 9
công ty Việt Nam trong ba tháng.
Chuyên gia Hàn Quốc hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến quy trình sản xuất, hoàn thiện các tiêu chuẩn trong
việc cung ứng linh kiện, phụ kiện cho nhà máy của Samsung tại Việt Nam. Kết quả đạt được là rất
đáng khích lệ, lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác có hiệu quả của Samsung.
Sau 3 tháng được chuyên gia Samsung tư vấn, Công ty Goldsun có tỷ lệ hàng tồn kho giảm hơn 60%,
tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác tăng từ 0% lên 94%; Công ty Mida hiệu
suất tổng hợp thiết bị tăng 26%, năng suất vận hành thiết bị tăng 59%, tỷ lệ hàng lỗi giảm 52%, tỷ lệ
hàng tồn kho giảm 54%.
Trao đổi với đại diện Công ty TNHH Nhựa Phước Thành, ông Lee Sang Su, Tổng giám đốc SEHC
chia sẻ: "Samsung chỉ cần nhìn thấy các công ty Việt Nam làm tốt như công ty Hàn Quốc thì sợi dây
liên kết giữa chúng ta sẽ gắn bó hơn. Tuy vậy, chúng tôi vẫn mong muốn, các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp tục nỗ lực hết sức cải tiến sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động".
Từ kinh nghiệm hợp tác thành công giữa DNVN với tập đoàn Samsung có thể khẳng định rằng, DNVN
có đủ điều kiện và năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nếu: Tự tin và chủ động trong việc tìm
kiếm cơ hội để thiết lập quan hệ hợp tác tin cậy với TNCs đang kinh doanh tại Việt Nam; Coi đổi mới,
sáng tạo là định hướng lớn để đầu tư vào công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực trình độ cao theo
lộ trình thích hợp; Doanh nghiệp FDI kết nối với DNVN, hỗ trợ thiết thực về chuyên gia, giải pháp công
nghệ, quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở dó ngày càng có
nhiều DNVN tham gia các khâu có giá trị gia tăng cao..
Samsung muốn được coi là doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm của Samsung là sản phẩm Việt Nam.
Samsung không những trực tiếp mang vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản trị doanh nghiệp,
tạo việc làm và thu nhập cho hàng trăm nghìn người lao động, đóng góp ngày càng nhiều cho kinh tế -
xã hội Việt Nam, mà còn có tác động lan tỏa, kéo theo hàng trăm doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ở
nước ta để làm CNHY, cung ứng vật tư, hàng hóa cho Samsung.
Điều đó có lợi cho Samsung, đồng thời có lợi cho Việt Nam để gia tăng tốc độ phát triển theo hướng
bền vững, đồng thời góp phần vun đắp tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc, hai quốc gia.

You might also like