You are on page 1of 8

BỘ ĐIỀU KHIỂN PID ĐIỀU KHIỂN MỰC NƯỚC TRONG BỒN

Chương 1:

1.1. Mục tiêu đề tài


- Quá trình nghiên cứu này tập trung vào việc xác định và giải quyết các vấn đề trong việc điều
khiển bồn nước đơn sử dụng bộ PID dùng PLC S7-1200 để đảm bảo độ chính xác và ổn định
trong việc điều khiển mức nước. Mục tiêu của đề tài là thiết kế, thi công, giám sát mực nước
trong bồn chứa, xây dựng một hệ thống tự động đo và điều chỉnh mức nước. Toàn bộ các thông
số của quá trình bơm và xả có thể được cài đặt và giám sát từ xa...
1.2. Giới hạn đề tài
- Trong đề tài này, các tham số PID được lựa chọn để hệ có chỉ tiêu chất lượng trong miền thời
gian nhất định (để có thể đáp ứng được các yêu cầu về thời gian quá độ, độ vọt vố, sai số xác
lập ….). Ngoài ra, độ chính xác của các thông số còn có thể phụ thuộc vào chất lượng của các cảm
biến hoặc các phần cứng có liên quan.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đầu tiên: Nhóm đi tìm hiểu về hệ thống và bài toán: tìm hiểu về các thành phần của hệ thống bồn
nước, bao gồm bồn nước, van điều khiển, cảm biến mức nước và PLC S7-1200. Nắm vững về bài
toán điều khiển mức nước trong bồn nước và các yếu tố quan trọng như mục tiêu điều khiển, yêu
cầu độ chính xác và tốc độ phản hồi. Tiếp theo, nhóm đi thiết kế và xây dựng phần cứng của hệ
thống điều khiển. Việc này bao gồm lựa chọn và kết nối các linh kiện như van điều khiển, cảm biến
mức nước và PLC S7-1200. Sau đó, sử dụng phần mềm lập trình của PLC S7-1200 (TIA Portal) để lập
trình logic điều khiển bằng ngôn ngữ lập trình Ladder. VIệc này cũng bao gồm việc xác định các biến
đầu vào (như tín hiệu từ cảm biến mức nước) và biến đầu ra (như tín hiệu điều khiển cho van) và
triển khai thuật toán PID trên PLC. Tiếp theo, trong phần mềm lập trình PLC, nhóm sẽ đi cấu hình
các tham số PID như hệ số Proportional, Integral và Derivative, cũng như các giới hạn và bộ lọc liên
quan. Điều chỉnh các tham số này dựa trên nghiên cứu, kinh nghiệm tham khảo của người đi trước
và thử nghiệm để đạt được hiệu suất tốt nhất trong việc điều khiển mức nước trong bồn. Sau đó,
tiến hành thí nghiệm trên hệ thống thực tế và thu thập dữ liệu về mức nước và phản hồi của hệ
thống. Điều chỉnh các tham số PID và kiểm tra hiệu suất điều khiển trong các điều kiện khác nhau.
Dựa trên dữ liệu thực nghiệm, nhóm phải đánh giá hiệu suất của hệ thống điều khiển PID và phân
tích các chỉ số như độ chính xác, tốc độ phản hồi và ổn định. Để đạt được hiệu suất tốt nhất, có thể
hiệu chỉnh lại các thông số PID.
Quá trình nghiên cứu này tập trung vào việc xác định và giải quyết các vấn đề trong việc điều khiển
bồn nước đơn sử dụng bộ PID dùng PLC S7-1200 để đảm bảo độ chính xác và ổn định trong việc điều
khiển mức nước.
1.4. Đặt vấn đề

Việc xây dựng một hệ thống tự động đo và điều chỉnh mức nước có mức độ quan trọng cao trong
các ứng dụng liên quan đến điều khiển mức nước. Đầu tiên, nó có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp nước,
bồn nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các hệ thống công nghiệp, hộ gia đình,
hay các ứng dụng khác. Đảm bảo mức nước trong bồn ổn định và chính xác là vô cùng quan trọng để đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước một cách hiệu quả. Không những thế, việc duy trì mức nước trong bồn ở một
mức xác định là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống liên quan. Sự
thiếu sót hoặc quá tải nước có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như hỏng hóc thiết bị, sự cố trong quá
trình sản xuất hoặc sử dụng nước.Ngoài ra, sử dụng bộ điều khiển PID và PLC S7-1200 giúp điều khiển
mức nước một cách ổn định và chính xác. Bộ điều khiển PID có khả năng điều chỉnh tỷ lệ, tích phân và vi
phân để tối ưu hóa hiệu suất điều khiển. Sử dụng PLC S7-1200 cung cấp khả năng lập trình linh hoạt và
giao tiếp với các thành phần khác trong hệ thống. Cuối cùng, việc quản lý mức nước trong bồn một cách
chính xác giúp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Việc điều khiển van mở hoặc đóng dựa trên mức
nước thực tế giúp ngăn chặn lãng phí nước và tiết kiệm năng lượng cần thiết để đưa nước vào bồn.

Với sự phát triển của kỹ thuật điều khiển tự động hiện nay thì có nhiều cách để điều khiển mức chất
lỏng của hệ thống bồn nước đơn, nhưng ở đây ta sử dụng bộ điều khiển PID kinh điển để điều khiển. Kết
hợp giữa bộ điều khiển PID, PLC S7-1200, cảm biến mức nước và van điều khiển cho phép đạt được điều
khiển chính xác và ổn định của mức nước trong bồn nước đơn.
Chương 2: Lựa chọn thiết bị

2.1. Trạm phần cứng PLC

- PLC Siemen S7- 1200 1214DC/DC/DC

+ Tích hợp 14 ngõ DI 24 VDC , 10 ngõ DO, 2 ngõ AI 0…10V

+ 2 nguồn xung với tần số lên đến 100kHz

+ Tích hợp giao tiếp Ethernet (TCP/IP native, ISO-on-TCP)

+ 6 counter với 3 counter 100 kHz và 3 counter 30 kHz

+ Board tín hiệu mở rộng tương tự hoặc số được cắm trên CPU

+ Tích hợp điều khiển PID, và đồng hồ thời gian thực

2.2. Ngõ vào

- Nút nhấn Start (NO):

+ Kích thước phi 22mm thông dụng trong công nghiệp, chiều dài tổng thể 52.5mm như
hình.

+ Công tắc có một tiếp điểm và hai dây ra được gắn bằng ốc vít

- Nút nhấn Stop ( NC):


+ Kích thước phi 22mm thông dụng trong công nghiệp, chiều dài tổng thể 52.5mm.

+ Công tắc có một tiếp điểm và hai dây ra được gắn bằng ốc vít,

- Level Meter:

• Cảm biến có dãy đo lớn nhất là 10m.


• Cảm biến có thể đo bất kỳ dãy đo từ 10m trở xuống. Hiệu chuẩn thông qua phím nhấn.
• Cảm biến dùng nguồn 24VDC
• Cảm biến có 3 ngõ ra:
• Ngõ ra dạng analog 4-20mA
• Ngõ ra tín hiệu Modbus RTU RS485
• Ngõ ra relay ON/OFF.
• Cảm biến có khả năng chống nhiễu tín hiệu 4-20mA đạt 2000 VAC.
• Khả năng chịu áp suất là 3 Bar. Phù hợp với hầu hết các loại bồn.
• Khả năng kháng bụi và nước đạt IP68
• Độ phân giải tín hiệu là 1mm, sai số tín hiệu 0,2%.
• Tần số phát của cảm biến là 50Khz
• Nhiệt độ làm việc thiết bị trong khoảng từ -20…90 độ C.
• Cảm biến có màng hình hiển thị và cài đặt thông số.
• Kiểu ren của cảm biến là R2″

- Flow Meter:

+ Tốc độ dòng chảy min:1 L / phút

+ Tốc độ dòng chảy max : 60 L / phút

+ Điện áp hoạt động: 5 → 24 V dc

+ Áp lực nước: ≤1.2MPa

+ Dòng điện: 15 mA / 5VDC

+ Đường kính trong: 20mm

+ Đường kính ngoài: 32.5mm


2.3. Ngõ ra

- Động cơ bơm nước:

+ Công suất: 120W

+ Lưu lượng tối đa: 26 lít/phút

+ Đường kính ống hút/thoát: 20 mm/20 mm

+ Kích thước - Khối lượng: Dài 12.5 cm - Rộng 10.5 cm - Cao 16.0 cm - Nặng 2.65 kg
Chương 3:

3.1. Lưu đồ giải thuật

Begin

Yes

No
Nút Start

Yes
Nút Stop

Dùng hệ thống

End

No No
Nút Auto Nút Manual

Yes Yes
- Reset chế độ Manual Reset chế độ Auto
- Khởi tạo PID

No No
Đặt SP, Ti, Ts, Td... Đặt tần số

Yes Yes
- Đọc về giá trị PV Xuất tín hiệu điều
- Gọi và tính PID khiển cho biến tần

Xuất tín hiệu điều Biến tần điều khiển


khiển cho biến tần động cơ

Biến tần điều khiển


động cơ
3.2. Sơ đồ nối dây

Mode
Start

Stop

(Inverter)
+ +

AI2
Level SP
- + - - Sensor Potentiometer
24VDC
+ -

L+ M GND L+ M 1M .0 .1 .2 .3 .4 .5 .6 .7 .0 .1 .2 .3 .4 .5 2M 0 1 2M 0 1
Di a Di b AQ AI
24VDC 24VDC 24VDC INPUTS ANALOG ANALOG
OUTPUTS INPUTS

CPU 1215C/DC/DC/DC ( (6ES7 215-1AG31-0XB0)

24 VDC OUTPUTS
DQ a DQ b
4L+ 4M .0 .1 .2 .3 .4 .5 .6 .7 .0 .1

+
-

Start Light
Stop Light

Valve 1

Valve 2

You might also like