You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI KỲ

A. GỢI Ý ÔN TẬP VỀ NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN.


ND1: Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này trong văn
hóa Việt Nam truyền thống.
Gợi ý: Cần nêu được:
 Những đặc điểm nổi bật của địa hình sông nước Việt Nam, có số liệu, dẫn chứng.
 Những biểu hiện của tính sông nước/ hình ảnh sông nước trong các thành tố văn
hóa Việt Nam (Văn hóa vật chất: Ăn- mặc- ở- đi lại, cách ứng xử với môi trường tự
nhiên, với môi trường xã hội cộng đồng; Văn hóa tinh thần: tín ngưỡng, phong tục,
ngôn từ, lối sống, tư duy)
ND2: Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần
Gợi ý: Cần nêu
 Bối cảnh lịch sử thời Lý – Trần (nên tổng hợp)
 Các thành tựu văn hóa về mặt vật chất và tinh thần
 Đánh giá, nhận xét.
ND3: Tín ngưỡng: khái niệm, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Tổ tiên,
tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
Gợi ý: Cần nêu
 Khái niệm, nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng.
 Với từng loại hình tín ngưỡng: Là gì; Những biểu hiện/ đặc điểm của tín ngưỡng
đó; Lấy ví dụ cụ thể minh họa; Ý nghĩa trong đời sống của người Việt; Những tích cực
và hạn chế của việc thực hành những tín ngưỡng đó.
ND4: Đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt và liên hệ thực tế.
Gợi ý:
 Nêu các đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt, phân tích/ giải thích tại
sao lại có đặc trưng đó (nếu có); lấy ví dụ minh họa (trong ca dao, tục ngữ, kết quả
khảo sát điều tra....)
 Liên hệ với văn hóa giao tiếp của dân tộc sv đang học ngoại ngữ.
B. CÁCH TRÌNH BÀY CÂU TỰ LUẬN
- Mọi sự sao chép từ 15% trở lên đều bị tính là đạo văn, trừ các trích dẫn.
- Viết thành 1 bài viết hoàn chỉnh, đủ Mở- Thân – Kết. Tuyệt đối không được viết GẠCH
ĐẦU DÒNG như dạng đề cương. Phần thân bài gồm các đoạn, mỗi đoạn là một luận
điểm để trả lời câu hỏi. Trong đoạn cần nêu đặc điểm của hiện tượng, dẫn chứng/ví dụ
minh họa.
Ví dụ:
Tính linh hoạt của người Việt được thể hiện trong cách tiếp thu biến đổi các yếu
tố văn hóa ngoại lai (Luận điểm). Người Việt không chối từ các ảnh hưởng của văn hóa
ngoại lai nhưng người Việt không sao chép y nguyên mà biến đổi hoặc tiếp thu một phần
nào đó phù hợp với lối sống, điều kiện sống của dân tộc (Luận cứ hay lập luận để làm rõ
luận điểm). Ví dụ như hiện tượng lớp từ Hán- Việt trong tiếng Việt. Đây là thành quả của
quá trình người Việt tiếp thu ngôn ngữ Trung Hoa trong suốt hàng nghìn năm. Từ Hán-
Việt là những từ gốc Hán nhưng đã được người Việt đọc, hiểu theo cách của người
Việt..... Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Nguồn gốc và quá
trình hình thành từ Hán- Việt” đã có nhận xét rằng: “........” (luận chứng: nêu các ví dụ
cụ thể, trích dẫn thực tế để minh chứng)
Bên cạnh ....., thì ....

Ngoài ra, ......


Như vậy, ta có thể thấy, ......

You might also like