You are on page 1of 13

Bài đọc 1

TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

<Giảng viên biên soạn dựa chủ yếu trên các tài liệu tham khảo sau:

Craig VanGrasstek , History of WTO, 2013

Salvatore, International Economics, 2013

Husted Melvin,International Economics, 2012

Cabaugh, International Economics, 2013

Hoekman &Kostecki, The Political Economy Of The World Trading system, 2009

Hoekman & Mavroidis, The World Trade Organization, 2015 >

Mục tiêu, chức năng và một số nguyên tắc cơ bản của WTO

Hiệp định Marakesh thành lập WTO được xem là hiến chương của WTO. Từ hiệp
định này, có thể nhận thấy các mục tiêu cuối cùng của WTO gồm có: nâng cao mức
sống, đạt được công ăn việc làm đầy đủ, tăng thu nhập và nhu cầu thực tế, mở rộng
sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Ngoài các mục tiêu được kế thừa từ GATT
1947 như trên, WTO còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phát triển kinh tế bền
vững và sự hội nhập của các nước đang và kém phát triển vào hệ thống thương mại
thế giới. Ta có thể nhận thấy rằng thương mại tự do không phải là mục tiêu cuối
cùng của WTO. Tuy vậy, WTO kế thừa từ GATT hai mục tiêu trung gian là cắt
giảm các rào cản thương mại và loại bỏ sự phân biệt đối xử nhằm đạt đến các mục
tiêu cuối cùng. So với GATT 1947, WTO hướng đến sự hình thành các nền tảng
cho một hệ thống thương mại đa biên mạnh mẽ hơn.

Thừa nhận các mục tiêu trên, hiến chương WTO xác định chức năng bao trùm của
WTO là: “tạo ra một khuôn khổ chung có tính định chế để triển khai các mối quan
hệ thương mại giữa các thành viên của tổ chức về các vấn đề liên quan đến các
thỏa thuận và các văn bản pháp luật liên quan được nêu trong các phụ lục của Hiệp

1
định này.” Để cụ thể hóa chức năng bao trùm này, có 5 chức năng được tóm tắt như
sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi Hiệp định thành lập WTO và các
phụ lục về các hiệp định đa biên và nhiều bên

- Là diễn đàn đàm phán về quan hệ thương mại đa phương

- Điều hành hệ thống xử lý tranh chấp của WTO

- Giám sát cơ chế rà soát chính sách thương mại của WTO

- Hợp tác với các tổ chức khác như IMF và IBRD

Krugman, Obstfeld & Melitz (2012) đã sử dụng một hình ảnh để giúp ta dễ nhận
thấy các chức năng trên như sau: “hệ thống GATT/WTO cũng giống như một thiết bị
được thiết kế để đẩy một vật nặng, được ví cho nền kinh tế thế giới, di chuyển dần
lên một con dốc dẫn tới thương mại tự do. Để đi được đến đó vừa cần một đòn bẩy
để đẩy vật nặng này theo đúng hướng, vừa cần một cái chốt chặn để cho vật nặng
này không bị tuột dốc.”

Với chức năng là diễn đàn đàm phán, WTO được xem là “đòn bẩy” tạo động lực
thúc đẩy cho tiến trình tự do hóa thương mại. Trong khi đó, với hệ thống các hiệp
định thương mại đa biên, với hệ thống xử lý tranh chấp và cơ chế rà soát chính sách
thương mại, hệ thống thương mại đa biên tạo ra các nghĩa vụ của các thành viên, và
vì vậy, WTO được xem là “chốt chặn” giữ cho tiến trình tự do hóa thương mại
không bị đảo ngược và thụt lùi.

Để thực sự hiểu được các chức năng của WTO, ta cần xem xét 7 khía cạnh và
nguyên tắc cơ bản sau: các cam kết chính sách thương mại (trade policy
commitments), chỉ bảo hộ thông qua thuế quan (protection through tariffs only),
không phân biệt đối xử (nondiscrimination), nguyên tắc tương hỗ (reciprocity), thực
thi các nghĩa vụ (enforcement of obligation), tính minh bạch (transparency) và van
an toàn (safety valve) (Hoekman & Mavroidis, 2015).

- Các cam kết chính sách thương mại

2
Các vòng đàm phán thực chất là nơi trao đổi giữa các quốc gia về các cam kết về
chính sách thương mại, tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Có thể hệ thống các nghĩa vụ
này theo 2 cấp độ chính: đa biên (multilateral) và nhiều bên (plurilateral). Các nghĩa
vụ đa biên (được quy định trong các hiệp định đa biên) ràng buộc tất cả các thành
viên khi gia nhập WTO. Các nghĩa vụ nhiều bên (được quy định trong các hiệp định
nhiều bên) chỉ ràng buộc những thành viên tham gia vào các hiệp định nhiều bên.
Ngoài 2 cấp độ cơ bản trên, còn có các nghĩa vụ có tính độc nhất và đặc biệt quy
định trong nghị định thư gia nhập của các nước. Ví dụ, nghị định thư gia nhập của
Trung Quốc có một điều khoản tự vệ đặc biệt (special safeguard) cho phép các
thành viên khác có thể áp dụng các biện pháp tự vệ mang tính phân biệt đối xử với
Trung Quốc.

- Chỉ bảo hộ thông qua thuế quan

Ở bài đọc 1 (chương 1), ta đã nêu hai nguyên tắc cơ bản của GATT/WTO liên quan
đến thuế. Với những nguyên tắc này, thuế quan chính là hình thức bảo hộ được
phép duy nhất. Các biện pháp hạn chế định lượng là không được phép sử dụng. Các
biện pháp phi thuế quan khác đều phải tuân theo các quy tắc cụ thể.

- Không phân biệt đối xử

Vẫn giữ nguyên tắc cơ bản của GATT 1947, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most
Favored Nation - MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatment – NT)
cấu thành nguyên tắc không phân biệt đối xử.

MFN đòi hỏi một sản phẩm được sản xuất ở một quốc gia thành viên WTO phải
được đối xử không kém ưu đãi hơn một sản phẩm tương tự có xuất xứ từ bất kỳ một
quốc gia nào khác. Nếu một thành viên dành cho bất kỳ một quốc gia nào một ưu
đãi về tiếp cận thị trường hoặc về một quy định nội địa nào đó, thì ngay lập tức và
vô điều kiện cũng phải dành ưu đãi này cho tất cả các thành viên WTO. Nguyên tắc
MFN cũng được áp dụng đối với thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Một
số ngoại lệ quan trọng của nguyên tắc MFN gồm có: sự hình thành các liên kết kinh
tế khu vực hay các đối xử ưu tiên dành cho các nước đang phát triển.

3
Nguyên tắc MFN giúp cho quá trình đàm phán trở nên hiệu quả hơn. Đàm phán chỉ
thường thực hiện với các nước xuất khẩu chính. Vì một khi kết quả đàm phán đạt
được với một thành viên, kết quả này sẽ được mở rộng áp dụng với tất cả các thành
viên còn lại trong WTO. Nguyên tắc MFN cũng giúp cho các cam kết trong WTO
trở nên đáng tin cậy hơn. Nếu một thành viên muốn tăng thêm rào cản thương mại
với một thành viên khác thì nó cũng phải áp dụng rào cản này đối với tất cả các
thành viên còn lại, dẫn đến cái giá phải trả cho việc tăng các rào cản là rất lớn. Và
nhờ vậy, MFN duy trì được sự hợp tác trong hệ thống thương mại đa biên
(Hoekman & Mavroidis, 2015).

Nguyên tắc NT quy định rằng một sản phẩm nước ngoài một khi đã thỏa mãn bất kỳ
một biện pháp nào được áp dụng tại biên giới phải được đối xử không kém ưu đãi
hơn các sản phẩm tương tự ở trong nước. Nguyên tắc NT đảm bảo rằng một khi một
thành viên đưa ra các giảm nhượng về chính sách thương mại thì các giảm nhượng
này không bị xói mòn do thành viên này tiếp tục áp dụng các khoản thuế nội địa
hoặc các biện pháp khác nhằm nhằm đối xử ưu đãi hơn đối với hàng hóa và dịch vụ
trong nước (Hoekman & Mavroidis, 2015).

- Nguyên tắc tương hỗ

Cùng với nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc tương hỗ cũng là một
nguyên tắc có từ GATT. Các đàm phán được thực hiện trên cơ sở có đi có lại, chính
là cùng trao cho nhau các giảm nhượng về chính sách thương mại.

Nếu như MFN là nguyên tắc để áp dụng cho các kết quả đàm phán, thì nguyên tắc
tương hỗ được sử dụng trong quá trình đàm phán, làm giảm nhẹ “phạm vi ăn theo”
(free – riding) mà MFN có thể tạo ra. Trong đàm phán, các nước có thể giảm “phạm
vi ăn theo” của các nước không đưa ra giảm nhượng về thuế tương ứng, bằng cách
tăng tỷ lệ phần trăm giữa tổng kim ngạch nhập khẩu của các thành viên có trao đổi
giảm nhượng trên tổng kim ngạch nhập khẩu được áp dụng chính sách giảm
nhượng. Ví dụ, tỷ lệ này của Hoa Kỳ đạt được 90% trong vòng đàm phán Dillon và
Kennedy (Hoekman & Kostecki, 2009).

4
Nguyên tắc tương hỗ cũng thể hiện khi một thành viên mới gia nhập WTO. Để
được hưởng thành quả đàm phán của tất cả các thành viên WTO từ trước, thành
viên mới không những phải tuân thủ Hiệp định thành lập WTO mà còn phải đàm
phán với các thành viên WTO có yêu cầu được thành viên mới đưa ra các giảm
nhượng về chính sách thương mại.

- Thực thi các nghĩa vụ

Hệ thống thương mại đa biên tạo ra các nghĩa vụ cho các thành viên WTO. Vậy cơ
chế để đảm bảo sự thực thi các nghĩa vụ này là gì? WTO thực chất chỉ là tổ chức
liên chính phủ, nó chỉ có thể tạo ra khuôn khổ cho sự thực thi nghĩa vụ. Một sự vi
phạm cam kết có thể sẽ dẫn đến sự trả đũa của các đối tác thương mại. Để hạn chế
những trả đũa đơn phương, WTO quy định các thủ tục xử lý tranh chấp khi một
hoặc một số thành viên khiếu nại về sự vi phạm của một thành viên khác.

- Tính minh bạch

Để có thể đảm bảo thực thi các nghĩa vụ trong WTO, thì thông tin của hệ thống
thương mại phải thực sự minh bạch. WTO chú ý đến nguyên tắc này khi đưa ra các
yêu cầu về công bố thông tin của các thành viên và quy định về cơ chế rà soát chính
sách thương mại.

- Van an toàn

Để đảm bảo tính mềm dẻo cho hệ thống thương mại đa biên, WTO vẫn cho phép ba
trường hợp được sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại: (1) trường hợp cần
bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an ninh quốc gia, (2) trường hợp cần đảm bảo cạnh
tranh công bằng và (3) trường hợp hạn chế thương mại khi có khó khăn về cán cân
thanh toán hoặc khi cần phải bảo hộ cho ngành sản xuất non trẻ. Vấn đề này sẽ
được phân tích kỹ hơn ở bài đọc hệ thống các ngoại lệ trong luật chơi của WTO.

Cấu trúc của WTO

Trong khi GATT 1947 chỉ là một hiệp định tạm thời và bó hẹp trong lĩnh vực
thương mại hàng hóa với nhiều hiệp định phụ không có giá trị ràng buộc, thì WTO

5
là một tổ chức quốc tế với cấu trúc chặt chẽ mở rộng phạm vi sang cả lĩnh vực
thương mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ. Các thành viên chính gồm có các quốc
gia và các lãnh thổ hải quan không phân biệt khu vực địa lý.

6
Bảng 6.1: Cấu trúc các hiệp định đa biên trong WTO

Hiệp định bao trùm Hiệp định thành lập WTO

Hàng hóa Dịch vụ Quyền sở hữu trí


tuệ

Nguyên tắc cơ bản GATT GATS TRIPS

Các chi tiết bổ sung Cá c hiệp định và Cá c phụ lụ c cho


phụ lụ c bổ sung cá c lĩnh vự c cụ
thể

Các cam kết tiếp Cá c biểu cam kết Cá c biểu cam kết
cận thị trường củ a cá c quố c gia và cá c miễn trừ
MFN củ a cá c
quố c gia

Giải quyết tranh Giải quyết tranh chấp (DS)


chấp

Minh bạch Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM)

Nguồ n : WTO. Understanding the WTO – agreements. Truy cậ p từ


http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_agrm1_e.htm

Hiệp định thành lập WTO là hiệp định bao trùm, chứa đựng các hiệp định còn lại.
Các hiệp định thương mại đa biên GATT, GATS (General Agreement on Trade in
Service) và TRIPS (Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights) quy định
các quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Các biểu cam kết của các quốc gia thể
hiện các cam kết cụ thể về mức độ cho phép hàng hóa và nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài được tiếp cận thị trường trong nước.

7
Hiệp định GATT trong WTO kế thừa từ GATT 1947, được cập nhật trở thành
GATT 1994. GATT 1994 được bổ sung bởi hàng loạt các hiệp định phụ phần lớn
kế thừa từ các quy tắc (code) của vòng Tokyo. Với các nguyên tắc bao quát đã được
quy định ở GATT 1994, các khía cạnh cụ thể được quy định trong các hiệp định
phụ sau: Hiệp định nông nghiệp (AoA), Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ
(SPS), Hiệp định dệt may (ATC), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (TBT), Hiệp định
về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), Hiệp định chống phá
giá (Anti-dumping), Hiệp định trị giá hải quan (ACV), Hiệp định về giám định hàng
hoá trước khi xuống tàu (PSI), Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Rules of Origin), Hiệp
định về giấy phép nhập khẩu (Import Licensing), Hiệp định về trợ cấp và các biện
pháp đối kháng (SCM) và Hiệp định về các biện pháp Tự vệ (AoS).

GATS là hiệp định thương mại đa biên đầu tiên về thương mại dịch vụ, đáp ứng vai
trò ngày càng tăng của lĩnh vực này, hiện chiếm 20% kim ngạch thương mại toàn
cầu (WTO, 2015). GATS nêu lên các nguyên tắc chung điều chỉnh một diện rộng
các lĩnh vực dịch vụ gồm 12 ngành và 155 phân ngành thông qua bốn phương thức
cung cấp: qua biên giới, tiêu dùng ngoài lãnh thổ, hiện diện thương mại và hiện diện
thể nhân. GATS là bước khởi đầu cho các vòng đàm phán tiếp theo về dịch vụ.
TRIPS là hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ, mục đích nhằm dung hòa giữa những lợi ích lâu dài của việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và những chi phí phải trả trong ngắn hạn do sự bảo hộ này mang lại.

Bên cạnh các hiệp định thương mại đa biên, hiện WTO vẫn còn 2 hiệp định thương
mại nhiều bên (plurilateral trade agreement) là: Hiệp định về thương mại máy bay
dân dụng (Agreement on Trade in Civil Aircraft) và Hiệp định về mua sắm chính
phủ (Agreement on Government Procurement).

Để tạo thuận lợi cho việc thực thi các hiệp định trên, WTO có cơ cấu tổ chức tương
ứng với cấu trúc các hiệp định. Đứng đầu trong cơ cấu tổ chức là Hội nghị bộ
trưởng (Ministerial Conference), họp ít nhất hai năm một lần, là đại diện cấp bộ
trưởng của tất cả các thành viên, có thẩm quyền ra quyết định. Giữa các cuộc họp

8
của Hội nghị bộ trưởng, WTO được điều hành bởi Đại hội đồng (General Council)
gồm các nhà ngoại giao ở cấp đại sứ. Đại hội đồng cũng sẽ là Cơ quan xử lý tranh
chấp (Dispute Setlement Body – DSB) hoặc Cơ quan rà soát chính sách thương mại
(Trade Policy Review Body –TPRB). Dưới Đại hội đồng là ba Hội đồng (Council)
phụ trách 3 hiệp định đa biên GATT, GATS và TRIPS. Các Ủy ban (Committee) và
các nhóm công tác (working party) phụ trách các vấn đề chuyên môn chi tiết hơn.
Các quyết định trong WTO được ra trên nguyên tắc đồng thuận

(concensus), và chỉ trong những trường hợp không đạt được đồng thuận, thì trong
một số trường hợp nhất định, các quyết định sẽ được đưa ra theo nguyên tắc bỏ
phiếu (voting) trên cơ sở một thành viên một phiếu.

Cấu trúc của các hiệp định cho thấy quá trình thực hiện cả ba hiệp định GATT,
GATS và TRIPS đều được đặt dưới cơ chế rà soát chính sách thương mại và giải
quyết tranh chấp trong WTO.

Giải quyết tranh chấp trong WTO

Các thành viên trong WTO phải thực hiện các nghĩa vụ mà hệ thống thương mại đa
biên mang lại. Tuy vậy, làm thế nào để đảm bảo việc thực thi các nghĩa vụ này.

Ta hãy sử dụng một tình huống để tìm hiểu các thủ tục giải quyết tranh chấp cơ bản.
Brazil cho rằng việc Hoa Kỳ thực hiện biện pháp trợ cấp xuất khẩu đối với mặt
hàng bông là vi phạm các cam kết trong WTO. Giả sử Hoa Kỳ từ chối không dỡ bỏ
biện pháp này, thì điều gì sẽ phải được thực hiện tiếp theo?

Với hệ thống GATT, khó khăn thường gặp là thời gian giải quyết có thể kéo dài
nhiều năm do cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT không có khung thời gian cụ
thể. Và một khi đã có phán quyết, thì GATT không có cơ chế thực thi phán quyết
hiệu quả. Nguyên tắc đồng thuận là nguyên tắc ra quyết định cơ bản trong
GATT/WTO, nhưng đạt được sự đồng thuận về việc thực thi phán quyết là rất khó
khăn vì khả năng nước bị khiếu nại có thể từ chối phán quyết.

9
WTO đã có những bước tiến lớn với cơ chế giải quyết tranh chấp mới, là một kết
quả quan trọng của vòng đàm phán Uruguay. Trong tình huống trên, sau thất bại
trong quá trình tham vấn với Hoa Kỳ, Brazil có thể đề nghị cơ quan xử lý tranh
chấp (DSB) thành lập ban hội thẩm (panel). Ban hội thẩm đưa ra phán quyết về sự
vi phạm nghĩa vụ của Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ không đồng ý với phán quyết này, Hoa
Kỳ tiếp tục đề nghị cơ quan phúc thẩm (Appelate Body) tiếp tục xém xét vụ kiện.
Phán quyết của cơ quan phúc thẩm một khi đã được DSB thông qua sẽ tự động có
hiệu lực (trừ phi có sự đồng thuận không thực thi phán quyết – nguyên tắc đồng
thuận ngược). Những thay đổi này đã hạn chế khả năng ngăn chặn phán quyết
thường gặp ở GATT. Giới hạn về thời gian đưa ra phán quyết cũng được quy định
cụ thể, tối đa là 1 năm nếu không có phúc thẩm. Giả sử cơ quan phúc thẩm giữ
nguyên phán quyết của ban hội thẩm, và giả sử Hoa Kỳ vẫn không điều chỉnh chính
sách thương mại, thì làm thế nào để đảm bảo sự thực thi? Nếu các thỏa thuận về bồi
thường không thể đạt được, WTO sẽ trao cho Brazil quyền được trả đũa.

Có thấy rằng quy trình nhiều bước trong thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO tạo
nhiều khả năng cho các bên quay trở lại thực thi các nghĩa vụ của mình, là cơ hội
phải xem lại các chính sách và luật lệ trong nước. Ở tình huống trên, Hoa Kỳ có thể
xem lại chính sách thương mại của mình ngay từ bước Brazil yêu cầu tham vấn, từ
bước ban hội thẩm ra phán quyết, và từ bước cơ quan phúc thẩm ra phán quyết cuối
cùng. Quy trình cho phép các bên tìm nhiều cách để giải quyết tranh chấp của mình.
Ngay cả khi WTO phải trao cho Hoa Kỳ quyền được trả đũa thì việc trả đũa này vẫn
khác với việc trả đũa đơn phương vì mức độ và phạm vi trả đũa vẫn được WTO
kiểm soát. Nếu các vòng đàm phán tạo ra hệ thống luật lệ, thì quá trình giải quyết
tranh chấp trong WTO chính là lúc các luật lệ được giải thích và làm rõ hơn cho các
thành viên.

Trong vụ việc Brazil kiện Hoa Kỳ về trợ cấp kể trên, có 4 nước Châu Phi (Benin,
Burkina Faso, Chad và Mali – được gọi là nhóm Cotton 4 trong WTO) cũng có lợi
ích tương tự giống Brazil. Việc Hoa Kỳ trợ cấp xuất khẩu sẽ làm giá bông trên thế
giới giảm trong khi bông đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu của họ.

10
Tuy vậy, khác với Brazil, Cotton 4 không chọn kiện Hoa Kỳ cùng với Brazil khi
cho rằng ngay cả khi thắng kiện khả năng trả đũa của những nước nhỏ này là rất hạn
chế (Craig VanGrasstek, 2013). Nếu nước lớn tăng thuế nhập khẩu, tỷ lệ mậu dịch
(terms of trade) sẽ tăng lên và đem lại lợi ích. Nhưng khác với nước lớn, nếu một
nước nhỏ tăng thuế nhập khẩu để trả đũa thì thiệt hại ròng sẽ tăng lên, vì việc tăng
thuế không thể làm thay đổi tỷ lệ mậu dịch theo hướng có lợi cho họ (Cabaugh,
2013). Trên thực tế, Cotton 4 đã chọn con đường khác để giải quyết vấn đề của
mình, đó là mang vấn đề trợ cấp cho sản phẩm bông ra vòng đàm phán đầu tiên
trong khuôn khổ WTO.

Vòng đàm phán Doha

Vòng đàm phán đầu tiên của WTO được khởi động vào năm 2001 tại Doha, Qatar,
được lấy tên là vòng đàm phán Doha, dự định hoàn tất vào năm 2005 nhưng đến
nay vẫn chưa thể kết thúc. Những vòng đàm phán trước đã đem lại nhiều kết quả
đáng kể, và vì vậy những vấn đề còn lại phải đàm phán là những vấn đề khó khăn.

Vòng đàm phán này đưa rào nhiều vấn đề và mục tiêu là đạt được một “gói cam
kết” ràng buộc tất cả các thành viên. Lĩnh vực nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu
trong vòng đàm phán Doha với muc tiêu là tiếp tục giảm thuế, cắt giảm trợ cấp. Vấn
đề tiếp cận thị trường phi nông nghiệp (Non Agricultural Market Access – NAMA)
được đưa ra khi vẫn còn tồn tại nhiểu mức thuế suất cao (peak rate) đối với hàng dệt
may của nhiều nước phát triển, và nhằm để giảm hơn nữa thuế suất đối với hàng
công nghiệp tại nhiều nước đang phát triển. Vấn đề thắt chặt hơn nữa các luật lệ về
chống bán phá giá và tự vệ cũng được đưa ra. Vòng đàm phán này cũng mong
muốn tự do hóa hơn nữa thương mại dịch vụ.

Một số nước phát triển mong muốn đưa vào đàm phán nhiều vấn đề mới: tiêu chuẩn
lao động, môi trường, những khía cạnh liên quan đến thương mại của cạnh tranh,
đầu tư, minh bạch trong mua sắm chính phủ và vấn đề thuận lợi hóa thương mại.
Những vấn đề mới này đã được thảo luận từ Hội nghị bộ trưởng đầu tiên của WTO
tại Singapore. Việc gắn thương mại với các tiêu chuẩn lao động và môi trường

11
không được những nước đang phát triển chấp thuận vì họ cho rằng: các tiêu chuẩn
môi trường có thể sẽ được sử dụng như những hình thức bảo hộ, còn các tiêu chuẩn
lao động làm cho các nước này mất đi lợi thế cạnh tranh về lao động rẻ. Vì vậy, cho
đến khi vòng đàm phán Doha bắt đầu, chỉ còn lại 4 vấn đề mới, được gọi là các vấn
đề Singapore được tiếp tục đưa vào đàm phán: minh bạch hóa trong lĩnh vực đầu tư
và chính sách cạnh tranh, minh bạch hóa trong mua sắm chính phủ và vấn đề thuận
lợi hóa thương mại.

Những bế tắc trong đàm phán liên quan đến nông nghiệp dẫn đến sự trì hoãn đàm
phán cho những vấn đề khác. Các mâu thuẫn giữa nhóm một số nước đang phát
triển với Mỹ và EU là mâu thuẫn nổi bật nhất liên quan đến nông nghiệp. Với việc
đưa thêm vào vấn đề trợ cấp bông mà nhóm Cotton 4 đòi hỏi, mâu thuẫn trong đàm
phán về nông nghiệp tăng lên. Đàm phán bế tắc trong nông nghiệp gây ra hiệu ứng
phản đối đàm phán những vấn đề Singapore, cụ thể khi Cotton 4 và các nước đang
phát triển không đạt được những yêu cầu về giảm trợ cấp thì họ từ chối đàm phán
các vấn đề Singapore. Từ 2004, vòng Doha chỉ giữ lại một vấn đề Singapore cuối
cùng và ít gây tranh cãi nhất là vấn đề thuận lợi hóa thương mại. Những bế tắc trong
đàm phán về nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng lên dù đã có nhiều nỗ lực cứu vãn vào
năm 2008. Những tranh cãi về cơ chế tự vệ đặc biệt cho hàng nông nghiệp (special
safeguard) giữa Mỹ, Ấn Độ và Trung quốc làm tăng thêm mâu thuẫn giữa các bên
trong đàm phán. Những bế tắc trong đàm phán về nông nghiệp dẫn đến các đàm
phán tự do hóa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và vấn đề NAMA và các vấn đề
khác bị ngưng trệ. Tuy vậy, đàm phán cho tới nay đã có một vài bước tiến mới như
việc ký kết Hiệp định về thuận lợi hóa thương mại (Agreement on trade facilitation)
tại Bali năm 2013 (là một hiệp định thương mại đa biên đầu tiên ký kết trong khuôn
khổ WTO) hay những quyết định dỡ bỏ trợ cấp xuất khẩu đạt được tại Nairobi năm
2015.

Krugman, Obsfeld & Meliz (2012) cho rằng những bế tắc của vòng đàm phán này
lại chính là do những thành công của những vòng đàm phán trước. Vì các vòng đàm
phán trước đã cắt giảm đáng kể các rào cản, nên lợi ích tiềm năng còn lại của quá

12
trình tự do hóa sẽ không còn nhiều. Dựa trên một ước tính của WB về phân bổ lợi
ích từ tự do hóa thương mại, các tác giả này cho rằng những lợi ích của tự do hóa
thương mại hàng nông sản chiếm đến 60% tổng lợi ích nhưng thương mại hàng
nông sản chỉ còn chiếm 10% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.

Dù vậy, những bế tắc của vòng đàm phán Doha không thể phủ nhận vai trò của
WTO đối với thương mại thế giới. Như ta đã phân tích về chức năng của WTO,
ngay cả khi “đòn bẩy” đàm phán chưa thể phát huy hiệu quả, thì WTO ( là hệ thống
thương mại dựa trên luật lệ) vẫn còn chức năng là “chốt chặn” giữ cho tiến trình tự
do hóa thương mại không trượt dốc.

13

You might also like